1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kết thúc môn môn nhập môn ngành quản trị kinh doanh

10 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

MÔN: NHẬP MÔN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LỮ THANH THANHMSSV: 050611231126

LỚP: L30

KHÓA HỌC: 2023 - 2027

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN TIẾN

Trang 2

pháp

Ý 1 Ý 2

Cộng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC……….

LỜI CẢM ƠN……… 1

LỜI MỞ ĐẦU……… 2

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA TƯ DUY KINH DOANH………3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN TƯ DUY KINH DOANH………3

2.1 Khái niệm về kinh doanh và tư duy kinh doanh………

2.1.1 Khái niệm về kinh doanh

2.1.2 Khái niệm về tư duy kinh doanh

2.2 Những biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt

2.3 Chu kì kinh doanh của doanh nghiệp

2.4 Mô hình kinh doanh và các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh

2.4.1 Khái niệm mô hình kinh doanh

2.4.2 Các thành phần của mô hình kinh doanh

Trang 4

Lời cảm ơn

Sau một thời gian học tập, trao đổi kiến thức, tìm tòi và nghiên cứu, em đã hoàn thành đề tài “ Anh (chị) hãy giải thích, trình bày làm rõ tư duy kinh doanh đối với nhà quản trị ? Từ nhìn nhận thực tiễn của bản thân, với suy nghĩ, quan điểm của anh (chị) về thông tin đối với một doanh nghiệp cụ thể mà anh (chị) tìm hiểu, hãy trình bày nhận định của mìnhvề tư duy kinh doanh của doanh nghiệp đó”

Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Tiến, thầy đã tận tình chỉ dạy,truyềnđạt những kiến thức nền tảng cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốt đề tài này

Bởi còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những sai xót và khiếm khuyết.Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp và nhận xét của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Lời mở đầu

“Phi thương bất phú”- Kinh doanh mãi và vẫn luôn là nền tảng tạo ra của cải, tạo ra sựthịnh vượng cho xã hội.Không ai trong chúng ta không liên quan hay không có vai trò nhất định nào trong hệ thống kinh doanh Hơn nữa, phần lớn trong chúng ta làm việc tại các cơ sở kinh doanh,thu nhập, thù lao của chúng ta phụ thuộc vào hiệu quả của tổ chức kinh doanh mà chúng ta đang làm việc Có thể nói kinh doanh là một phần cuộc sống hàng ngày Mỗi người cần và nên có những kiến thức nhất định về kinh doanh và cũng cần phải hiểu vai trò quan trọng của kinh doanh trong cuộc sống Để có doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, việc đào tạo, nuôi dưỡng và phát triển doanh nhân để có những tư duy kinh doanh là điều vô cùng quan trọng.

Tư duy kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc định hướng thành công cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường biến động không ngừng như hiện nay Giống như một la bàn dẫn dắt con thuyền vượt qua giông tố, tư duy kinh doanh giúp nhà quản trị đưa ra quyết định sáng suốt, hoạch định chiến lược hiệu quả và đưa doanh nghiệp tiến đến bờ bến thành công Để hiểu rõ hơn về tư duy kinh doanh em xin phân tích vấn đề sau Tư duy kinh doanh đối với nhà quản trị nghiên cứu cho tiểu luận này.

Trang 6

Chương I - Sự cần thiết của tư duy kinh doanh?

Trong thời kỳ kinh tế thị trường biến đổi liên tục, đan xen thách thức và cơ hội Công nghệ 4.0 phát triển, trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, , biến đổi phương thức kinh doanh Sự cạnh tranh trên thị trường là vô cùng khốc liệt Mỗi công ty, doanh nghiệp và mỗi cá nhân, trong hoạt động kinh doanh của mình luôn phải tìm cách để trở nên thật đặc biệt so với đối thủ, từ đó thu được lợi nhuận về phía mình.Có thể thấy rằng các doanh nghiệp phải chịu sự biến động của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là như nhau Các doanh nghiệp ở trong cùng một nhóm chiến lược có thể hoạch định và lực chọn những chiến lược kinh doanh khác nhau Để giải thích cho điều này đó chính sự nhìn nhận và đánh giá vai trò cá nhân của nhà quản trị Mỗi nhà quản trị khác nhau sẽ có những các nhìn định hướng khác nhau cho doanh nghiệp của mình Mỗi quyết định mà nhà quản trị đưa ra đều có những ảnh hưởng nhất định trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Chính vì thế nhà quản trị cần phải hạn chế ít nhất những sai sót trong những quyết định mà mình đưa ra.Để có được những điều này thì tư duy kinh doanh của nhà quản trị đóng vai trò quyết định và chi phối.Tư duy kinh doanh là yếu tố mà bất kì người quản trị nào cũng cần phải có, là kim chỉ nam dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công.Có tưduy kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị nhìn nhận toàn cảnh và phân tích các vấn đề kinh doanh một cách logic và hiệu quả, nắm được xu hướng của thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc quản trị, điều hành để bảo đảm sự phát triển bền vững củadoanh nghiệp.

Chương II- Cơ sở lí thuyết liên quan tư duy kinh doanh

2.1 Khái niệm về kinh doanh và tư duy kinh doanh

2.1.1 Khái niệm về kinh doanh

Kinh doanh là việc thực thi một hoặc một số hành động nhằm cung ứng hàng hóa,dịch vụ cho khách hàng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi Kinh doanh không chỉ đơn thuần là mua bán hàng hóa,mà còn bao gồm các hoạt động quản lý, tiếp thị, và tương tác với khách hàng.

2.1.2 Khái niệm về tư duy kinh doanh

Tư duy kinh doanh là một thuật ngữ có hàm nghĩa rất rộng Có thể hiểu tư duy kinh doanh là khả năng tư duy chiến lược, nghiên cứu thị trường, am hiếu tâm lý khách hàng, quan hệ công chúng tốt, ngoài ra, tư duy kinh doanh còn là khả năng nhìn xa trông rộngđể có thể dự đoán và lường trước những sự việc có thể xảy ra trong tương lai Chính vì thế tư duy kinh doanh liên quan trực tiếp đến khả năng phân tích, tổng hợp những sự việc, hiện tượng để từ đó khái quát thành các quy luật trong kinh tế và quản trị kinh doanh Tư duy kinh doanh là một phần thiết yếu trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp, cung cấp cho nhà quản trị các công cụ và phương pháp để nhìn nhận và giải quyết các vấn đề kinh doanh một cách hiệu quả.

Trang 7

2.2 Những biểu hiện của một tư duy kinh doanh tốt.

 Dựa trên nền tảng kiến thức tốt, nền tảng kiến thức phải thông qua các nguồn khácnhau

 Hiểu biết các vấn đề kinh tế xã hội, nhận diện được cơ hội và nguy cơ:  Nhận biết, thực hiện và điều chỉnh để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường  Thể hiện tính định hướng chiến lược và rõ ràng

 Thể hiện tính độc lập của tư duy  Thể hiện tính sáng tạo

 Thể hiện ở tính đa chiều và đa dạng

 Tập hợp và phát huy được năng lực của nhân viên dưới quyền  Thể hiện khả năng tổ chức thực hiện

2.3 Chu kì kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều trải qua các giai đoạn giống nhau trong vòng đờihình thành và phát triển, tuy khoảng thời gian của mỗi giai đoạn có thể dài ngắn khácnhau Một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thường gồm các giai đoạn chính sau:

- Giai đoạn hình thành: Đây là giai đoạn khởi nghiệp của các ý tưởng kinh doanh,

thường bắt đầu từ việc lựa chọn ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường mục tiêu vàđánh giá các khả năng hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh Tiếp theo đó là việc cụ thể hóaý

tưởng kinh doanh thành mô hình kinh doanh thông qua việc xác định thị trường mục tiêu,khách hàng mục tiêu và mô tả sản phẩm dịch vụ Trong giai đoạn này doanh nghiệp chưaphải đối mặt với những vấn đề lớn về mặt quản trị nhưng sẽ phải phát sinh nhiều chi phícho việc chứng minh tính khả thi của các ý tưởng, xác lập kế hoạch và tiếp cận các nguồnvốn.

- Giai đoạn bắt đầu phát triển: Đây là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu cung cấp

gia tăng trên thị trường.

- Giai đoạn phát triển nhanh: Đây là giai đoạn doanh nghiệp đã khẳng định được

trường, khách hàng tăng nhanh do đã quen với sản phẩm Doanh nghiệp kinh doanh tốtdo tận dụng được lợi thế kinh tế quy mô, doanh thu không những bù đắp được chi phí màcòn

mang lại lợi nhuận cao và ổn định cho doanh nghiệp Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạnbắt

đầu phát sinh những khó khăn trong quản trị do quy mô gia tăng, phạm vi kiểm soát rộng,đòi hỏi phải chuẩn hóa công tác quản trị Nhiều mâu thuẫn giữa các quan điểm quản trịkhác nhau có thể hình thành, đồng thời cũng phát sinh những mâu thuẫn trong việc phânchia lợi nhuận Nếu vượt qua được giai đoạn này, doanh nghiệp có thể đi nhanh vào giaiđoạn phát triển đỉnh cao.

- Giai đoạn trưởng thành: Trong giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận không tăng

Trang 8

lên mạnh nữa mà sẽ ổn định ở một mức nào đó Tại mức này, thị phần bị chia sẻ bởi đốithủ cạnh tranh trong cùng ngành Giai đoạn này các chủ sở hữu và nhà đầu tư thường hàilòng về tài chính Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đã ổn định Tuy nhiên trong giai đoạnnày, doanh nghiệp phải đối mặt với một số nguy cơ, trong đó quan trọng nhất là nguy cơlạc hậu, lỗi thời của sản phẩm, dịch vụ Nếu không có một chiến lược đúng đắn, doanhnghiệp sẽ phải đối mặt với sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận.

- Giai đoạn suy thoái: trong giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận của doanh

bị giảm dần cho đến khi không còn lợi nhuận Tình hình sẽ đặc biệt khó khăn hơn nếu cósự biến động lớn trong nền kinh tế vĩ mô hoặc sự biến động lớn trong nhu cầu của kháchhàng.

 Các doanh nghiệp dù ở trong các ngành, lĩnh vực khác nhau đều phải trải qua các giaiđoạn phát triển cơ bản này Tuy nhiên, thực tế thì có một tỷ lệ không nhỏ các doanhnghiệp không vượt qua được giai đoạn đầu tiên hoặc chưa kịp phát triển tới giai đoạnđỉnh cao thì đã rơi vào suy thoái Sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp,độ dài của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, khả năng quản trị, táicấu trúc hoặc tái lập doanh nghiệp với những khó khăn trong từng giai đoạn.

2.4 Mô hình kinh doanh và các thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh

2.4.1 Khái niệm mô hình kinh doanh

- Quan niệm 1: Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lýluận kinh doanh của doanh nghiệp đó Nó mô tả doanh nghiệp chào bán cái gì cho kháchhàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua nhữngnguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và cuối cùng là, doanhnghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào

Trang 9

- Quan niệm 2: Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hìnhmẫu mô tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với kháchhàng và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển.

- Quan niệm 3: Mô hình kinh doanh là cách thức để doanh nghiệp tổ chức công việc đểkiếm được lợi nhuận thông qua việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

=> Mô hình kinh doanh là một bản thiết kế tổ chức và quản lý các hoạt động kinhdoanh của một công ty hoặc tổ chức để tạo ra giá trị và mang lại lợi nhuận Mô hình kinhdoanh có thể được xem như một bản đồ chi tiết mô tả cách các yếu tố khác nhau trongdoanh nghiệp hoạt động cùng nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ và cung cấp chokhách hàng Mô hình kinh doanh không chỉ định nghĩa cách công ty kiếm tiền, mà cònxác định các quy trình, cấu trúc tổ chức và mối quan hệ của công ty với khách hàng, đốitác và cộng đồng.

-Ví dụ về mô hình kinh doanh: Công ty Microsoft sản xuất ra phần mềm và bán phần mềm và thu tiền Một công ty khác là Symantec cũng sản xuất ra phần mềm (phần mềm diệt virus nổi tiếng là Norton Antivirus) thì không thu tiền bằng cách bán phần mềm mà miễn phí phần mềm nhưng thu tiền bằng việc cho thuê dữ liệu nhận dạng virus mới Muốn diệt được virus mới lây nhiễm trên máy tính của bạn thì phải cập nhật dữ liệu mới từ Norton Và công ty thu tiền bằng việc bán thuê bao hàng năm để người dùng có thể cập nhật dữ liệu nhận dạng virus mới Một công ty phần mềm khác là Google, công ty này cũng làm ra phần mềm nhưng không phải để bán, cũng chẳng cho thuê mà Google lạicho người dùng sử dụng nó miễn phí Bù lại công ty này kiếm tiền bằng việc bán quảng cáo.

 Chính những cách kiếm tiền khác nhau đó với cùng một công việc giống nhau, cùng đáp ứng những nhu cầu giống nhau của khách hàng Các cách kiếm tiền khác nhau của các công ty đó gọi là các mô hình kinh doanh.

2.4.2 Các thành phần của mô hình kinh doanh

- Một mô hình kinh doanh bao gồm tất cả chín thành tố, chứa đựng trong bốn “khu vực” được đúc kết là cần có trong một mô hình kinh doanh Bốn khu vực chứa đựng chín thành tố đó là:

1 Khu vực cơ sở hạ tầng: bao gồm ba thành tố:

+ Năng lực lõi (core capabilities hay core competencies): là những khả năng hay năng lực cốt lõi, là những điều mà doanh nghiệp có thể làm tốt nhất, giỏi nhất Những năng lực này góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Mạng lưới đối tác (partner network): bao gồm những đơn vị có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp.

+ Cấu hình giá trị (value configuration): cơ cấu của những giá trị mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng (từ sản phẩm, dịch vụ).

2 Khu vực chào bán:bao gồm một thành tố

+ Lời tuyên ngôn hay tuyên bố về giá trị (value proposition): là lời khẳng định giá trị/lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiêp đem lại cho khách hàng.

3 Khu vực khách hàng (customer), bao gồm ba thành tố:

+ Khách hàng mục tiêu (target customer): là đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến

+ Kênh phân phối (distribution channel): là các kênh mà doanh nghiệp thông qua đó để bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

+ Quan hệ khách hàng (customer relationship): là hình thức kết nối, tương tác, là sợi dây tình cảm giữa doanh nghiệp với khách hàng.

4 Khu vực tài chính (finance), bao gồm hai thành tố:

Trang 10

+ Cấu trúc chi phí (cost structure): những thành phần tạo nên chi phí của mô hình kinh doanh.

+ Dòng doanh thu (revenue streams): các luồng tiền vào của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 27/07/2024, 15:56

w