Tiểu luận quá trình môn học quản trị chuỗi cung ứngdự án bao chống sốc sinh học eco

45 1 0
Tiểu luận quá trình môn học quản trị chuỗi cung ứngdự án bao chống sốc sinh học eco

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNHMÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

DỰ ÁN BAO CHỐNG SỐC SINH HỌC ECO

Giảng viên: Hoàng Lâm CườngDANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

I TỔNG QUAN DỰ ÁN 2

1 Giới thiệu về Green logistics - Chuỗi cung ứng xanh 2

1.1Chuỗi cung ứng xanh là gì? 2

1.2Vai trò 3

1.3Lợi ích 3

1.4Thực trạng chuỗi cung ứng xanh ở Việt Nam: 4

2 Giới thiệu về ý tưởng 6

4 Phương án Kinh doanh và Marketing 26

4.1 Chiến lược kinh doanh giai đoạn 1 (6/2025 – 6/2026) 26

4.2 Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2 (6/2026 – 6/2028) 29

4.3 Chiến lược kinh doanh giai đoạn 3 (6/2028-6/2030) 31

III Kế hoạch tài chính: 33

Trang 3

1 Chi phí cố định 33

2 Chi phí Marketing 33

3 Chi phí nhân sự 35

4 Doanh thu dự kiến 36

IV Quản trị rủi ro 37

1 Rủi ro tài chính: 37

2 Rủi ro bên trong: 37

3 Rủi ro chuỗi cung ứng 38

V Nguồn: 41

Trang 4

Lời mở đầu

Hiện nay xu hướng mua hàng hiện nay có tới 95-99% (2022) là khách hàng mua trực tuyến Trong đó, bọc chống sốc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ loại nguyên liệu nilon này đang đặt ra một gánh nặng cho xã hội Phần lớn lượng rác thải này sẽ bị chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường Điều này có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương Bên cạnh đó, quá trình người dùng thay đổi sang các vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường chỉ gói gọn trong việc thí điểm một số mô hình, chưa áp dụng đại trà Giá rẻ, tiện lợi là lý do mà nhiều chuỗi cửa hàng và người tiêu dùng lựa chọn sử dụng vật liệu chống sốc nilon, và thực trạng này đang ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam Vì vậy, để khắc phục vấn đề rác thải bọc chống sốc nilon, nhóm chúng em đã đề xuất sản phẩm Bọc chống sốc sinh học Eco Với ưu điểm là thành phần tự nhiên thân thiện với môi trường, giá cả cạnh tranh, chúng em tin rằng sản phẩm này sẽ góp phần cải thiện tình trạng rác thải nhựa hiện nay.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I TỔNG QUAN DỰ ÁN

1 Giới thiệu về Green logistics - Chuỗi cung ứng xanh1.1 Chuỗi cung ứng xanh là gì?

Chuỗi cung ứng xanh là một cấu trúc chuỗi cung ứng đảm bảo việc sản xuất và phân phối thân thiện với môi trường, bao gồm các hoạt động liên quan đến thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, sản xuất, hậu cần và quản lý cuối vòng đời sản phẩm.

Các hoạt động trong Chuỗi cung ứng xanh có thể kể đến như: Sử dụng nguyên vật liệu tái chế trong quá trình sản xuất Tái sử dụng rác thải hoặc sản phẩm phụ.

Cắt giảm đóng gói, sử dụng vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường Thiết kế lại quy trình: có thể áp dụng công nghệ (IoT, Blockchain, ) để tổ chức quy trình hoạt động tốt hơn.

Tối ưu hoá vận tải nhằm giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường Cho tới thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng Chuỗi cung ứng, tiêu biểu là Toyota với một số hoạt động sau:

Bằng việc giới thiệu về dòng máy Toyota 8-Series trong năm 2007, Toyota đã tạo ra động cơ sạch nhất trên thế giới Bên cạnh đó, Toyota cũng đã cho ra đời dòng máy nâng hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ Hydrogen tại Promat Show ở Chicago.

Toyota Material Handling đã giữ trạng thái không chôn lấp rác thải kể từ năm 2004 Trong năm 2022, công ty đã chuyển 579 tấn chất thải từ các bãi chôn lấp và gửi 7.545 tấn vật liệu để tái chế, thu hồi và tái sử dụng

Kể từ năm 2018, công ty đã giảm 34% lượng khí thải CO2 tại cơ sở sản xuất Columbus, Indiana thông qua việc thực hiện các dự án giảm năng lượng bao gồm chiếu sáng LED, phát hiện và sửa chữa rò rỉ không khí, giám sát năng lượng, hệ thống thu gom khói, đầu tư vào năng lượng gió, nâng cấp và thay thế thiết bị Các dự án này đã góp phần tiết kiệm được hơn 13.000 tấn CO kể từ năm 2018 2

2

Trang 6

Vào năm 2021, Toyota đã đã được Giải thưởng Xuất sắc về Môi trường của Indiana Governor’s Award cho các dự án giảm CO của mình 2

1.2 Vai trò

Đối với môi trường: giảm lãng phí, chất thải và áp lực lên môi trường thông qua việc sử dụng nguyên liệu tái chế, cải tiến sản xuất giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường,

Đối với xã hội: thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, hướng tới giảm tác động xấu đến sức khỏe con người.

Đối với nền kinh tế: giúp cải tiến quy trình sản xuất, giảm chi phí nguyên vật liệu, gia tăng lợi thế cạnh tranh,

1.3 Lợi ích

Bảo vệ môi trường: Một trong những lợi ích chính của Chuỗi cung ứng xanh nằm ở việc giảm đáng kể lượng khí thải carbon của Chuỗi cung ứng Dù là tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô hay vận chuyển hàng hóa thành phẩm, Chuỗi cung ứng xanh nhấn mạnh các chiến lược nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và khí thải Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn gắn kết các doanh nghiệp với các mục tiêu bền vững toàn cầu.

Tiết kiệm chi phí: các hoạt động chuỗi cung ứng xanh có thể giúp tiết kiệm trong dài hạn thông qua việc tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và nguồn lực, giảm rác thải và cải thiện hiệu quả hoạt động, từ đó giảm chi phí vận hành và tăng lợi nhuận.

Nâng cao danh tiếng: hiện nay, người tiêu dùng ngày càng có nhận thức cao về vấn đề bảo vệ môi trường và ảnh hưởng của những sản phẩm đang sử dụng đối với môi trường Thực hiện chuỗi cung ứng xanh là một hành động thể hiện cam kết của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất bền vững của mình, từ đó giúp nâng cao danh tiếng và thu hút người tiêu dùng nhiều hơn.

Lợi thế cạnh tranh: chuỗi cung ứng xanh giúp công ty thu hút được những người tiêu dùng quan tâm đến môi trường, ưu tiên sự bền vững.

3

Trang 7

Quản trị rủi ro: Chuỗi cung ứng truyền thống có thể dễ bị gián đoạn do biến đổi khí hậu, thiếu hụt tài nguyên hoặc các vấn đề môi trường khác Trong khi đó, Chuỗi cung ứng xanh giúp đa dạng hóa các lựa chọn tìm nguồn cung ứng, giúp Chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt hơn trước những rủi ro như vậy

1.4 Thực trạng chuỗi cung ứng xanh ở Việt Nam

Trong nhiều năm trở lại đây, nhận thức về bảo vệ môi trường và các tác động của các hoạt động công nghiệp đến môi trường của người dân và cả các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao đáng kể Người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn trong quyết định tiêu dùng, đòi hỏi thương hiệu phải “xanh hoá” các hoạt động Để đáp lại nhu cầu của khách hàng cũng như xu thế toàn cầu về phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng Green Supply Chain vào chuỗi cung ứng của mình Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã ban hành nhiều quy định, tham gia và ký kết hiệp định liên quan tới vấn đề này

Doanh nghiệp:

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, tỷ trọng bao bì thân thiện với môi trường như bao bì bằng giấy và carton đã được tới 42,9% các doanh nghiệp sử dụng, 1,2% doanh nghiệp sử dụng bao bì bằng gỗ Các loại bao bì kém thân thiện với môi trường hơn xốp, nilon, nhựa tái chế được lần lượt 12,5%, 11,9% và 11,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát sử dụng Khi cần xử lý chất thải từ bao bì hàng hoá, có 54,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát sẽ thuê bên thứ 3 và 41,4% số doanh nghiệp cho biết họ tự xử lý chất thải bao bì theo tiêu chuẩn quy định

Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào vận hành chuỗi cung ứng xanh như:

+ Vinamilk: Chuỗi cung ứng xanh từ nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho tới hết quá trình cung ứng và phân phối Trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, công ty tập trung vào đánh giá vòng đời sản phẩm, dinh dưỡng và tiếp cận 3R – Giảm thiểu (Reduce), Tái sử dụng (Reuse) và Tái chế (Recycle) Trong giai đoạn chăn nuôi, Vinamilk tập trung vào chăn nuôi bền vững và hữu cơ, minh bạch và tuân thủ

4

Trang 8

trong giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, quản lý nguồn đất bền vững, sử dụng năng lượng mặt trời và tạo phúc lợi động vật Công ty cũng đặt mục tiêu sản xuất sạch lên hàng đầu bằng cách hạn chế chất thải và phụ phẩm, sử dụng nguồn nước có trách nhiệm, tối ưu hóa với các công nghệ kỹ thuật cao và tự động hóa chuỗi giá trị và áp dụng năng lượng xanh cho các nhà máy sản xuất Với giai đoạn cung ứng và phân phối, Vinamilk sử dụng các ứng dụng công nghệ cao, tối ưu hóa các tuyến vận chuyển, và chuyển đổi dần nguồn nhiên liệu và chủng loại xe, giảm phát thải.

+ Heineken Việt Nam: nhà máy bia của Heineken ở Vũng Tàu là nhà máy “xanh” nhất của hãng bia Hà Lan tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi sử dụng năng lượng sinh khối để nấu bia, 100% nước được xử lý đạt chuẩn, không có rác thải chôn lấp Heineken Việt Nam đặt mục tiêu sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo, gồm điện năng và nhiệt năng tại nhà máy này.

Quy định và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ:

Tại COP26, Việt Nam là một trong những quốc gia đưa ra các cam kết mạnh mẽ đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050; không xây mới điện than từ năm 2030 và loại bỏ dần điện than từ năm 2040; tuyên bố về rừng và sử dụng đất; tham gia Liên minh thích ứng toàn cầu; giảm 30% khí thải metan vào năm 2030 so với mức năm 2020 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, đồng thời, đưa ra một lộ trình tổng thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu đã cam kết bằng việc tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, các ngành, các địa phương cùng có trách nhiệm giảm phát thải ròng.

Bộ Công Thương cũng theo sát và triển khai những chương trình có liên quan đến xanh hóa các mô hình kinh doanh; trong đó chú trọng đến hoạt động thay thế túi nilon bằng sản phẩm thân thiện môi trường trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.

5

Trang 9

2 Giới thiệu về ý tưởng

Với mục tiêu giảm thiểu tác động tới môi trường thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu xanh, ý tưởng của nhóm là tạo ra sản phẩm bao chống sốc sử dụng trong vận tải hàng hóa từ lõi ngô Sản phẩm có một số ưu điểm sau:

Tận dụng được nguồn nguyên liệu tiềm năng để tạo ra sản phẩm bảo vệ môi trường

Chi phí thấp

Tạo ra thêm nguồn thu nhập cho người nông dân

3 Thực trạng

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Vận tải hàng hóa Quốc tế (FIATA), nhu cầu sử dụng bọc chống sốc bằng nhựa trong vận chuyển hàng hóa trên thế giới đang tăng trưởng với tốc độ trung bình 5% mỗi năm Năm 2022, nhu cầu sử dụng bọc chống sốc bằng nhựa đạt 100 tỷ USD, chiếm khoảng 25% tổng chi phí vận chuyển hàng hóa toàn cầu Thị phần của các ứng dụng của nhựa trong phân khúc đóng gói lớn nhất chiếm 40,1% tổng nhu cầu Bọc chống sốc bằng nhựa được sử dụng trong quy trình logistic trong các giai đoạn như: giai đoạn thu gom hàng hóa, giai đoạn lưu kho, giai đoạn vận chuyển, giai đoạn giao hàng

Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 xảy ra cùng với sự phát triển của thương mại điện tử đã làm thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ các kênh mua hàng truyền thống sang mua hàng online đưa Việt Nam thành nước có tỷ lệ dân số mua sắm online cao nhất Đông Nam Á với 49,3 triệu người, tương đương 41% tỷ lệ dân số Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD nhưng bên cạnh đó nó cũng thải ra một lượng rác thải khổng lồ ra ngoài môi trường - đặc biệt là trong khâu đóng gói hàng hóa Theo tác giả Elizabeth Segran trên trang Fast Company, món hàng ta mua qua mạng dù được "vận chuyển miễn phí" nhưng thật ra chúng mang một chi phí vô hình: tác hại môi trường Phân loại theo cơ cấu sản phẩm thì ngành nhựa bao bì có khoảng 810 doanh nghiệp, chiếm 37%; nhựa gia dụng khoảng 640 doanh nghiệp, chiếm 29% Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hàng hóa Việt Nam, bọc chống sốc

6

Trang 10

bằng nhựa là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong vận chuyển hàng hóa, chiếm khoảng 80% tổng lượng vật liệu chống sốc được sử dụng.

Trong đó, xốp hơi chống sốc (bubble wrap) là loại bọc chống sốc bằng nhựa được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 70% tổng lượng bọc chống sốc bằng nhựa được sử dụng Xốp hơi chống sốc có cấu tạo từ những hạt bong bóng khí được phân bố đều trên bề mặt, giúp hấp thụ lực tác động của va đập, bảo vệ hàng hóa khỏi hư hỏng Bên cạnh đó nó có trọng lượng siêu nhẹ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận tải Hầu hết các đơn vị vận chuyển sẽ thực hiện đóng gói bằng cách bao 1 lớp băng dính hoặc nilon kín để tránh bị ướt, bên cạnh đó là sử dụng màng xốp, bóng nổ để chống sốc Điều này có nghĩa là bất kỳ 1 loại hàng nào cũng phải làm như vậy, dù dễ vỡ hay không, nhưng đôi khi lại thực sự không cần thiết Chính điều này đã tạo ra gánh nặng môi trường từ rác nilon bọc hàng online Trong ngành thương mại điện tử, bọc chống sốc có thể chiếm tới 10% tổng lượng rác thải nhựa.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hóa chi phí của các doanh nghiệp, vừa đảm bảo yếu tố môi trường nhóm chúng em đã nghiên cứu và tìm ra giải pháp thay thế bọc chống sốc bằng túi sinh học với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường ở cả nguồn cung và cầu Việc tận dụng lõi ngô, 1 phụ phẩm nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với một số thành phần thiên nhiên khác sẽ tạo ra bọc chống sốc làm bằng lõi ngô thiện với môi trường Sản phẩm của nhóm còn đem lại giá trị kinh tế cho người nông dân và đáp ứng được nhu cầu về mặt giá cả và chất lượng đối với người tiêu dùng

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Trang 11

Thông tư số 50/2016/TT-BYT của Bộ trưởng bộ Y tế quy định giới hạn tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

Theo Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.

Theo Nghị định 18/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 luật bảo vệ môi trường đơn giản.

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010.

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014.

2 Sản phẩm

2.1 Thông tin về sản phẩm

2.1.1 Mô tả chi tiết “ Bọc chống sốc sinh học Eco ”

Bọc chống sốc Eco từ lõi ngô, tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ đi để tạo ra sản phẩm, là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cho các loại Bọc chống sốc truyền thống Với nhiều ưu điểm như có thể phân hủy sinh học, tiết kiệm chi phí và bền vững, Bọc chống sốc Eco từ lõi ngô với các thành phần như:

Bột lõi ngô (80%) với hàm lượng cellulose 42%, hemicellulose 33%, lignin 18%, tro 1,5%.

Một số thành phần thiên nhiên khác

2.1.2 Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:

Sản phẩm chưa sử dụng bảo quản ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước và tránh côn trùng xâm nhập.

2.1.3 Quy trình sản xuất với quy mô lớn:

Bước 1: Thu mua và tuyển chọn nguyên liệu đầu vào

Thu gom và xử lý lõi ngô: Lõi ngô được thu gom từ các trang trại, nhà máy chế biến ngô hoặc các nguồn khác Sau khi thu gom, lõi ngô được rửa sạch và loại bỏ tạp chất.

Lõi ngô sau đó sẽ được xay bằng máy xay trộn với nước để tạo thành bột lõi ngô Các nguyên liệu còn lại sẽ được cho vào sau.

8

Trang 12

Bước 2: Tạo nhựa sinh học từ lõi ngô

Việc chế biến lõi ngô thành nhựa phân hủy sinh học sẽ dựa trên kỹ thuật nghịch pha (a phase inverse technique) Kỹ thuật này làm bay hơi dung môi đã được in trên tấm kính Theo Safitri (2018), lõi ngô là thành phần chính để sản xuất nhựa phân hủy sinh học có hàm lượng cellulose 42%, hemicellulose 33%, lignin 18%, tro 1,5%, chất dẻo và các thành phần khác 5,5% Chất làm dẻo là một vật liệu bổ sung được sử dụng làm độ bền và tính linh hoạt của nhựa được chế tạo Glycerol là chất làm dẻo được sử dụng phổ biến.

Bột lõi ngô hòa tan trong 100 ml nước cất rồi đun nóng ở 60°C trong 30 phút Thêm 10g bột sắn, 4ml glycerol, 2ml axit axetic và một số nguyên liệu cần thiết In vật liệu lên tấm kính theo kích thước dự kiến, sau đó sấy khô trong lò trong 5 giờ ở nhiệt độ 50°C và ta sẽ có được tấm nhựa lõi ngô cần thiết với các kích thước khác nhau

Bước 3: Cán màng và tạo túi khí

Tiếp theo, cán màng giúp liên kết hai tấm lại với nhau và bắt bọt khí Kéo căng hoặc đục lỗ tấm nền, các bong bóng sẽ được sắp xếp đồng đều trên bề mặt Tấm sẽ giữ không khí và phát triển thành các túi riêng biệt

Khi tấm vẫn còn ấm, nhiệt làm mềm tấm và có thể tạo hình bong bóng bằng cách đặt nó tiếp xúc với bề mặt tạo hình

Sử dụng đai quay làm bề mặt tạo hình để tạo ra các túi khí Lực hút từ chân không đến các khoảng trống trong băng khi tấm nền di chuyển theo băng, kéo dài các lỗ của đai do chênh lệch áp suất không khí và tạo thành một số túi

Bước 4: Ép kín và hoàn thành màng bọc

Bước tiếp theo, tấm nền và tấm thứ hai được kết hợp vào nhau thông qua các con lăn cán mỏng sau khi túi khí được tạo ra Các tấm được ép kín bằng áp suất

9

Trang 13

và nhiệt và bọt khí đều sẽ giữ nguyên tại chỗ Các tấm màng sẽ được làm lạnh nếu cần

Màng chống sốc làm từ lõi ngô sau đó đã sẵn sàng để sử dụng Nó có thể được sử dụng để đóng gói nhiều loại sản phẩm khác nhau, bao gồm đồ điện tử, đồ thủy tinh và đồ nội thất.

2.1.4 Nguồn nguyên liệu và phương án dự phòng:Thứ tựĐịa phương/ Diện

10 tỉnh thành có diện tích, năng suất và sản lượng ngô lớn nhất Việt Nam (số liệu năm 2020)

Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy Đồng Nai là tỉnh thành có diện tích ngô lớn thứ 4 cả nước và Long An là tỉnh thành có năng suất ngô cao thứ 6 cả nước Vì vậy, để phù hợp với kho lưu trữ hàng hóa tại Bình Dương, Eco chọn

Đồng Nai Long An làm nguồn cung nguyên liệu chính, giúp giảm thiểu chi 10

Trang 14

phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển lõi ngô từ nơi cung cấp về kho và đến nơi sản xuất.

Phương án dự phòng:

Trong trường hợp nguồn cung ban đầu không đáp ứng đủ nhu cầu hoặc quá trình bảo quản lõi ngô gặp vấn đề, các nguồn cung khác theo thứ tự là các tỉnh sau (dựa theo khoảng cách, diện tích, năng suất và sản lượng): Đắk Lắk, Đồng Tháp, An Giang, Đắk Nông, Bình Thuận, Gia Lai, Nghệ An.

Các mùa vụ của ngô theo từng vùng miền: Vì nguồn cung sẽ phần lớn ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nên ở mỗi vụ mùa, sản lượng đều không lo bị thiếu hụt Tuy nhiên, cần xem xét dự báo thời tiết để đưa ra các phương án dự phòng để phòng trường hợp cần lõi ngô ở số lượng lớn nhưng thiếu hụt nguồn cung o Vụ Thu : Gieo giữa tháng 6 đến tháng 8 o Vụ Đông: Gieo từ tháng 9 đến giữa tháng 10

2.2 Giá bán, chi phíChi phí cho 1m:

11

Trang 15

Cơ cấu lợi nhuận/sản phẩm:

2.3 Giá trị sản phẩm mang lại2.3.1 Lợi ích xã hội

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Lõi ngô là một nguyên liệu tự nhiên, có thể tái chế và phân hủy sinh học Sau khi sử dụng, vật liệu chống sốc bằng lõi ngô có thể tự phân huỷ hoặc được tái chế thành các sản phẩm khác như phân bón, thức

12

Trang 16

ăn cho gia cầm, gia súc, Điều này giúp giảm thiểu và góp phần bảo vệ môi trường

Tạo ra giá trị bền vững: Việc sử dụng vật liệu chống sốc bằng lõi ngô giúp tạo ra giá trị bền vững cho xã hội, góp phần phát triển ngành logistics xanh nói riêng và toàn ngành kinh tế xanh nói chung.

2.3.2 Lợi ích kinh tế

Giảm chi phí xử lý rác thải: Vật liệu chống sốc bằng lõi ngô có thể tái chế, giúp giảm chi phí xử lý rác thải Sau khi sử dụng, vật liệu này có thể được tái chế thành các sản phẩm khác, tạo ra giá trị kinh tế mới Điều này giúp giảm áp lực lên hệ thống xử lý rác thải, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội.

Tạo ra cơ hội kinh doanh mới: Việc sản xuất và sử dụng vật liệu chống sốc bằng lõi ngô tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp

Tăng tính cạnh tranh: Các doanh nghiệp sử dụng vật liệu chống sốc bằng lõi ngô sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp sử dụng vật liệu chống sốc thông thường Điều này là do vật liệu chống sốc bằng lõi ngô thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.

Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương các vùng trồng ngô

2.4 Điểm khác biệt của sản phẩm

Vật liệu chống sốc được làm từ lõi ngô là một sản phẩm mới, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vật liệu chống sốc thông thường và vật liệu chống sốc sinh học hiện có trên thị trường.

Ưu điểm:

Tận dụng được nguồn nguyên liệu bị bỏ đi: Lõi ngô là nguồn phụ, phế phẩm bị bỏ đi Nó không những gây ra lãng phí mà còn ô nhiễm môi trường.

13

Trang 17

Thân thiện với môi trường: Sản phẩm từ lõi ngô có thể phân hủy sinh học Việc sử dụng vật liệu này giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, góp phần vào phát triển logistics xanh.

Khả năng chống sốc tốt: Lõi ngô có cấu trúc dạng sợi, giúp hấp thụ lực tác động hiệu quả Vật liệu này có thể bảo vệ hàng hóa khỏi bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lưu kho.

Giá thành hợp lý: Lõi ngô là một nguyên liệu có sẵn, giá thành tương đối rẻ Điều này giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp sử dụng vật liệu này.

Điểm khác biệt so với vật liệu chống sốc thông thường: Vật liệu chống sốc thông thường thường được làm từ các vật liệu tổng hợp như nhựa, xốp, mút, Những vật liệu này có khả năng chống sốc tốt, nhưng lại không thân thiện với môi trường Sau khi sử dụng, chúng sẽ bị thải ra môi trường và thường không thể phân hủy sinh học, gây ô nhiễm Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải từ vật liệu này thường tốn kém, gây áp lực lên hệ thống xử lý rác thải Vật liệu chống sốc được làm từ lõi ngô có khả năng chống sốc tương đương với vật liệu chống sốc thông thường, nhưng lại thân thiện với môi trường hơn Ngoài ra, bọc chống sốc Eco còn tạo ra lợi ích về mặt kinh tế cho người nông dân - tác động xã hội cho “người yếu thế" Như vậy, sản phẩm có thể dễ dàng được đón nhận và ủng hộ Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm này.

3 Thị trường, khách hàng mục tiêu3.1 Tổng quan thị trường

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội và hành động của chính phủ

Quốc tế:

Theo đánh giá của UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa - nilon đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, nhưng chỉ dưới 10% con số này được tái chế Ước tính có khoảng 19 - 23 triệu tấn bị thải ra hồ, sông và biển hằng năm Microplastic là các hạt nhựa nhỏ đi vào

14

Trang 18

thức ăn, nguồn nước và không khí Ước tính mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm Bọc chống sốc nilon cũng chiếm một lượng lớn Chúng được sử dụng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái, từ đỉnh núi đến đáy đại dương

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được coi là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nguồn nguyên nhiên liệu ngày càng khan hiếm, tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng biến đổi khí hậu khó lường hiện nay tại nhiều nước trên thế giới Hiện nay, kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa ba yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội Kinh tế xanh là một nền kinh tế cần thiết bởi nó tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường.

Việt Nam:

Trong vòng 30 năm qua, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình gần 7%, dẫn đến tăng thu nhập bình quân đầu người gần gấp 5 lần Nền kinh tế của Việt Nam hiện đang phát triển mạnh và đã giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 7%, so với mức hơn 60% vào cuối những năm 1980 Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với chi phí môi trường gia tăng.

Tốc độ phát thải khí nhà kính đang vượt qua sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, thể hiện chủ yếu ở sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào việc sản xuất điện từ đốt nhiên liệu chứa hàm lượng Carbon cao Theo Chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường do Đại học Yale xây dựng để xếp hạng 180 quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam xếp thứ 132

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Việt Nam đang đứng thứ 4 Thế giới về lượng chất thải nhựa vứt ra môi trường, trong đó bọc chống sốc nilon cũng chiếm một phần lớn.

Trong vài năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến được khuyến khích, tạo mọi điều kiện để phát triển Nhất là sau khi dịch Covid 19 bùng

15

Trang 19

phát và ảnh hưởng kéo dài đã làm thay đổi đáng kể thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn Một trong những vấn đề phát sinh rõ rệt đối với hình thức mua sắm online này chính là lượng rác thải nilon dùng để bọc gói đồ khi vận chuyển ngày một nhiều và tạo gánh nặng lên môi trường Chúng không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường lẫn sức khỏe con người.

Tại hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) hồi tháng 11-2021, Việt Nam cùng gần 150 quốc gia đã cam kết đến năm 2050 đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net zero) Có thể nói đây là quyết tâm và cam kết chính trị của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu về khí hậu, môi trường, suy giảm của các hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu một hành tinh khỏe mạnh; đồng thời tận dụng cơ hội đưa đất nước ta theo con đường xanh, hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Tại Đại hội XIII đã khẳng định, lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

3.1.2 Phân tích thị trường:

Tình hình phát triển: Theo khảo sát mới của QYResearch, thị trường Bọc chống sốc toàn cầu dự kiến sẽ đạt 13720 triệu USD vào năm 2029, tăng từ 7435 triệu USD vào năm 2022, với tốc độ CAGR là 7,8% trong giai đoạn 2022 đến 2029.

Động lực:

Nhu cầu đóng gói bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ, chẳng hạn như thủy tinh và các thiết bị điện tử nhạy cảm khác đã thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp đóng gói Bao bì bọc bong bóng là một phương pháp hiệu quả để

16

Trang 20

đóng gói các mặt hàng dễ vỡ, khiến chúng trở nên phổ biến trên thị trường bao bì bảo vệ, dẫn đến nhu cầu cao trên thị trường toàn cầu.

Sự ưa thích ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với việc mua hàng trực tuyến Việc mở rộng liên tục của hoạt động mua sắm trực tuyến trên toàn cầu đã làm tăng nhu cầu về bọc chống sốc

Sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng thương mại điện tử Số lượng người bán lại trực tuyến ngày càng tăng kích thích người tham gia thị trường đưa ra các lựa chọn đóng gói tốt hơn

Cơ hội:

Nâng cao nhận thức về môi trường dẫn đến mối quan tâm về môi trường ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường như xốp và giấy tăng cao Đây là yếu tố chính làm tăng nhu cầu về vật liệu đóng gói có thể phân hủy sinh học

Sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng trong ngành bao bì là một yếu tố chính khác thúc đẩy tăng trưởng thị trường Bọc chống sốc hai mặt để giảm xóc tốt hơn và bọc chống sốc chống tĩnh điện để đóng gói các mặt hàng điện tử đang trở nên phổ biến hơn trên thị trường Hơn nữa, nhu cầu cao về màng bọc chống sốc có thể tái chế được dự đoán sẽ tạo ra cơ hội sinh lợi cho người tham gia thị trường.

3.1.3 Nhu cầu thị trường

Biểu hiện:

Báo cáo năm 2022 về ngành logistics Việt Nam đã định nghĩa thuật ngữ Logistic xanh là các hoạt động logistics nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực, từ đó cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường Báo cáo cho thấy có tới 73,2% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đã đưa logistics xanh trở thành một phần trong chiến lược kinh doanh của mình.

PwC đã tiến hành một Khảo sát Thói quen Tiêu dùng vào tháng 12/2021, trong đó đã khảo sát 9.370 đáp viên đến từ 26 vùng lãnh thổ và quốc gia,

17

Trang 21

trong đó có Việt Nam Kết quả của khảo sát cho thấy rằng người tiêu dùng ngày nay đã có sự quan tâm ngày càng tăng về môi trường.

Theo khảo sát, hơn 47% người tham gia khảo sát đã ưu tiên sử dụng các sản phẩm có khả năng tự phân hủy Điều này cho thấy rằng những người tiêu dùng này chấp nhận trả giá cao hơn cho các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.

Thông tin từ Công ty Nielsen Việt Nam năm 2017 cũng cho thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến các vấn đề "xanh" và "sạch" Đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm từ các thương hiệu cam kết "xanh" và "sạch", và có 80% người tiêu dùng cũng lo ngại về tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo Việc doanh nghiệp cam kết có trách nhiệm với môi trường cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của 62% người tiêu dùng Việt Nam.

Đánh giá nhu cầu thị trường:

Thương mại điện tử - mua sắm online ngày càng phát triển, đặt ra những yêu cầu khi vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng Nhu cầu vật liệu bảo vệ - bọc chống sốc ngày càng cao về số lượng và chất lượng.

Trước những lo ngại về sự gia tăng của đồ nhựa dùng một lần, hàng loạt các sản phẩm tiện ích được thay thế đang được nhiều người tiêu dùng đón nhận

Người dân ngày càng ý thức được việc cấp thiết phải bảo vệ môi trường sống Nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch”

Người dân ưa chuộng sản phẩm thân thiện với môi trường hơn, một số sản phẩm xanh “cháy hàng” thường xuyên tại các cửa hàng bán lẻ Có thể thấy rằng, nhu cầu thị trường cho sản phẩm bọc chống sốc sinh học, thân thiện với môi trường đang tăng lên do sự quan tâm ngày càng tăng với vấn đề bảo vệ môi trường Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bao bì có tính năng sinh học và thân thiện với môi trường có thể đem lại cơ hội kinh doanh tích cực trong thị

trường ngày nay Chính vì vậy, ta cần mang đến cho khách hàng một sản phẩm thay

18

Trang 22

thế cho loại bao bì ni lông này, vừa đảm bảo sức khoẻ, không ô nhiễm môi trường và

giá cả hợp lý.

3.1.4 Xu hướng thị trường VN

Hiện tại:

Xu hướng chung hiện nay các sản phẩm làm bằng nilon, nhựa đang dần được thay thế bằng các loại nhựa sử dụng nhiều lần và bao bì làm từ thực vật dễ phân hủy.

Trào lưu “Sống Xanh” được lan truyền mạnh mẽ trên toàn cầu và được giới trẻ Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ

Dự báo trong tương lai:

Nhu cầu tăng lên tích cực dựa trên sự quan tâm càng lớn đến môi trường và sự ưu tiên của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện với môi trường

Với sự tăng trưởng của phong trào xanh và các chính sách bảo vệ môi trường được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu, có thể kỳ vọng rằng sản phẩm bao bì sinh học sẽ có vai trò ngày càng quan trọng trong thị trường tiêu dùng.

Để thành công trên thị trường này, các sản phẩm cần đáp ứng được yêu cầu về tính bền vững, hiệu quả và giá cả cạnh tranh Sự phát triển công nghệ cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của bao bì sinh học và thúc đẩy sự chấp nhận của người tiêu dùng.

3.2 Phân khúc khách hàng

Khách hàng cá nhân:

Độ tuổi: 18-34 tuổi Có nhận thức tốt, quan tâm đến môi trường nơi họ sinh sống Có nhu cầu sử dụng bọc chống sốc cao (có cửa hàng kinh doanh online quy mô nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, )

Có ý thức, mong muốn được coi là đang thực hiện trách nhiệm của mình và cập nhật các xu hướng xã hội.

Khách hàng doanh nghiệp:

19

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan