1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận phát triển kỹ năng quản trị tổng quan về động viên

18 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong thời đại ngày nay, môi trường kinh doanh và quản lý đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, nơi mà sự biến động và thách thức ngày càng trở nên phổ biến, việc phát triển các

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINHPHÂN HIỆU VĨNH LONG

TIỂU LUẬN

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Trương Thảo Nguyên

Trang 2

II.Giải thích các công cụ ứng dụng trong kỹ năng: 7

1 Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow: 7

2 Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg: 11

3 Lý thuyết E.R.G của Alderfer: 12

4 Thuyết mong đợi của Victor.H.Vroom: 13

5 Thuyết về bản chất con người của Mc.Gregor: 14

III Chia sẻ cách bạn áp dụng các công cụ để giải quyết các vấn đề hoặc cải thiện/hoàn thiện kỹ năng của mình: 15

KẾT LUẬN 17

LỜI CẢM ƠN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, môi trường kinh doanh và quản lý đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, nơi mà sự biến động và thách thức ngày càng trở nên phổ biến, việc phát triển các kỹ năng quản trị để trang bị cho bản thân là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cá nhân vượt qua những thách thức và định hình được sự phát triển trong sự nghiệp tương lai Kỹ ăng quản trị không chỉ là một công cụ quan trọng để giải quyết các thách thức hàng ngày, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho cơ hội và sự tiến bộ Trức tình hình đó, việc nghiên cứu hiểu rõ bản thân và con đường bản thân sẽ đi trong tương lai hết sức quan trọng, nó sẽ là định hướng để ngay bây giờ bản thân có thể thành lập một lộ trình phát triển các kỹ năng Trong tiểu luận này không chỉ tập trung đề cập tới các lý thuyết quan trọng về kỹ năng quản trị mà nhóm đã thuyết trình mà còn nhấn mạnh sự áp dụng hiệu quả của các công cụ trong việc phát triển và cải thiện các kỹ năng

I.Tổng quan về động viên:

Trang 4

1 Tổng quan về động viên:

- Động viên là một hành động tác động đến tinh thần của con người, nhằm làm cho người

đó phấn khởi, vươn lên và tích cực hoạt động Để có năng suất, công việc mang lại hiệu quả cao, không những quan tâm đến công việc mà còn quan tâm đến con người, động viên tác lực thúc đẩy từ bên trong hay bên ngoài một người nhằm tạo ra sự hăng hái, nhiệt tình và trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện công việc của cấp dưới, qua đó làm cho công việc được hoàn thành một cách có hiệu quả nhất Động viên bao gồm cả động viên về vật chất lẫn động viên về mặt tinh thần.

- Động viên có thể được thể hiện bằng lời nói (ngôn ngữ), hành động, khuyến khích, hay

về mặt tài chính.

+ Về mặt lời nói (ngôn ngữ), khuyến khích: động viên có nghĩa là làm cho phấn khởi làm cho con người có thêm tinh thần, thêm sức mạnh Sử dụng ngôn từ tích cực, lời khen ngợi, động viên có thể tạo ra sự ảnh hưởng tích cực và làm tăng động lực cho người khác, việc thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của họ và thấu hiểu về những nổ lực mà họ đang làm cũng có thể giúp người khác cảm nhận được đánh giá và sự khuyến khích của mình giành cho họ + Về hành động: Thái độ tích cực, lạc quan của người động viên cũng có thể là một nguồn động viên mạnh mẽ. Những hành động, cử chỉ như cười, gật đầu và ánh mắt có thể truyền đạt sự ủng hộ và khích lệ mà không cần phải thể hiện qua lời nói, một nụ cười chân thành hoặc một cái gật đầu tích cực cũng có thể làm người khác cảm nhận được sự động viên mà mình mang lại.

+ Về mặt tài chính: động viên cũng có thể được thể hiện sự cung cấp hỗ trợ thực tế như giúp đỡ trong công việc, sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, hoặc tạo điều kiện thuận lời để họ có thể đạt đến mục tiêu của mình Bên cạnh đó, động viên cũng có thể được thể hiện qua những phần thưởng, khen ngợi cho những thành tựu và sự nỗ lực của người khác, việc này giúp họ cảm thấy được công nhận với những gì bản thân đã bỏ ra và cũng là sự động viên tiếp tục để họ phấn đấu hơn.

2 Các nhóm về động lực: Có 4 nhóm về động lực:

Trang 5

- Động lực nội sinh: là động lực xuất phát từ bên trong bản thân mỗi con người, bao gồm:

+ Niềm tin vào bản thân và khả năng của bản thân mình + Mục tiêu và lý tưởng sống.

+ Niềm đam mê và sở thích.

+ Nhu cầu, mong muốn của bản thân.

- Động lực ngoại sinh: là động lực xuất phát từ bên ngoài của mỗi con người, bao gồm:

+ Sự khen ngợi, khích lệ của người khác + Thưởng, phát.

+ Sự cạnh tranh.

+ Các yếu tố môi trường, xã hội.

 Hai nhóm động lực này có mối quan hệ chặc chẽ với nhau Động lực nội sinh là nền tảng là động lực thúc đẩy các yếu tố chủ yếu thức đẩy con người hành động Động viên lực sinh là sự củng cố lại động lực nội sinh, hoặc có thể làm suy yếu đi động lực nội sinh nếu không biết cách sử dụng hợp lý.

3 Lợi ích của động viên:

Để động viên một cách hiệu quả, trước tiên người động viên phải biết cách động viên và:

- Nắm bắt được tâm trạng, cảm xúc của người được động viên.- Thể hiện sự chân thành, thấu hiểu và lắng nghe.

- Lựa chọn những lời nói, từ ngữ, hành động phù hợp với bản thân với hoàn cảnh và đối

tượng được động viên.

Trang 6

Lợi ích của việc động viên:

- Đối với người được động viên:

+ Tăng cường sự tự tin, tin tưởng vào bản thân và khả năng của bản thân + Họ vượt qua được những khó khăn, thử thách.

+ Thức đẩy sự nỗ lực của họ, cố gắng để đạt được mục tiêu.

- Đối với người động viên:

+ Củng cố mối quan hệ với người được động viên.

+ Thể hiện sự quan tâm, lo lắng của mình đối với người khác.

+ Tạo môi trường tích cực, giúp mội người được phát huy hết khả năng của bản thân mình 4 Các thuyết về động viên:

- Động viên bao gồm các thuyết:

+ Lý thuyết bậc thang nhu cầu (Abraham Maslow): Maslow cho rằng con người có 5 cấp độ nhu cầu, được xếp theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao Bao gồm: như cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu hiện thực hóa Khi nhu cầu ở cấp độ thấp hơn được thỏa mãn thì nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ xuất hiện và trở thành động lực thúc đẩy hành vi của con người.

+ Lý thuyết ERG (Clayton Alderfer): Alderfer cho rằng, nhu cầu của con người được chia làm 3 nhóm:nhu cầu tồn tại (E), nhu cầu liên kết (R), và nhu cầu pát triển (G) Nóm nhu cầu tồn tại tương đương với nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn của Maslow Nhóm nhu cầu liên kết tương đương với nhu cầu xã hội và nhu cầu được tôn trọng của Maslow Nhóm nhu cầu phát triển tương đương với nhu cầu tự hiện thực hóa của Maslow.

+ Lý thuyết hai nhân tố (Herzberg): Herzberg cho rằng có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến động lực của con người, bao gồm: Thứ nhất, nhân tố vệ sinh: là những nhân tố cần thiết để tránh không hài lòng, nhưng không tạo ra động lực Ví dụ: tiền lương, điều kiện làm việc, an toàn,… Thứ hai, nhân tố thúc đẩy: là những nhân tố tạo ra động lưucj, giúp con người hài lòng và tận tâm với công việc Ví dụ: thành tích, sự công nhận, khen thưởng, cơ hội thăng tiến,…

+ Thuyết nhu cầu đạt được (David Mc.Clelland): Mc.Clelland cho rằng con người có 3 nhu cầu cơ bản, bao gồm: Thứ nhất, nhu cầu thành tích: là nhu cầu đạt được mục tiêu, vượt qua thách thức, và thể hiện năng lực của bản thân Thứ hai, nhu cầu liên kết: là nhu cầu được

Trang 7

yêu thương, kết nối, quan tâm và hòa hợp với người khác Thứ ba, nhu cầu quyền lực: là nhu cầu kiểm soát, quản lý, ảnh hưởng đến người khác, và đạt được vị trí cao trong xã hội.

- Ngoài ra, động viên còn:

+ Thuyết thiết lập mục tiêu (Edwin Locke): Locke co rằng mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất trong động viên, mục tiêu càng cao, càng khó đạt được thì động lực càng cao Tuy nhiên, mục tiêu cần phải có tính khả thi nếu không con người sẽ cảm thấy thất vọng và mất động lực.

+ Thuyết về sự công bằng (J Stacy Adams): Adams cho rằng con người sẽ so sánh sự nỗ lực, thành tích và phần thưởng của mình với người khác, nếu họ cảm thấy sự công bằng thì họ sẽ có động lực làm việc hơn Ngược lại, nếu họ cảm thấy bất công thì học sẽ giảm động lực làm việc lại.

+ Thuyết kỳ vọng (Victor Vroom): Vroom cho rằng động lực con người phụ thuộc vào 3 yếu tố Thứ nhất, kỳ vọng về kết quả: con người tin rằng họ sẽ đạt được kết quả mong muốn khi nỗ lực Thứ hai, giá trị kết quả: khi con người đánh giá cao kết quả mong muốn như thế nào so với kết quả công việc họ đem lại có mang lại một giá trị nhất định nào đó hay không Thứ ba, kỳ vọng vào mối quan hệ giữa nỗ lực và kết quả: con người tin rằng nỗ lực của họ sẽ dấn đến một kết quả như mong muốn của họ, khi học nỗ lực hết mình với công việc nào đó họ sẽ gặt hái, đạt được mục tiêu kết quả học đặt ra từ đầu.

II.Giải thích các công cụ ứng dụng trong kỹ năng:

Hiện nay, chúng ta đang sống trong xã hội phát triển, một thời đại đầy thử thách, và để đối mặt với những khó khăn đó, chúng ta cần sự động viên và lý thuyết cơ bản về động viên là một phần quan trọng, không thể thiếu Sau đây là một số công cụ động viên phổ biến đang được các nhà quản trị áp dụng:

1 Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow:

Trang 8

Lý thuyết này cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ những nhu cầu của con người và những nhu cầu được nhận diện qua hệ thống thứ bậc các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ thấy đến cao về tầm quan trọng

- Nội dung: Bao gồm 5 bậc:

+ Nhu cầu sinh lý: Đây được coi là nền tảng cơ bản và rộng nhất của hệ thống nhu cầu nó tập trung vào những yếu tố duy trì cuộc sống của con người, yếu tố này không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và sự sống sót duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, thỏa mãn nhu cầu mà còn là cơ sở để phát triển các lớp nhu cầu cao hơn Để đạt được sự phát triển toàn diện, con người cần có một cơ sở vững chắc về nhu cầu cơ bản này, điều này thể hiện sự quan trọng của việc đảm bảo cung ứng đầy đủ và đáp ứng những nhu cầu nguyên bản để hỗ trợ sự phát triển và hạnh phúc của con người.

Phương pháp áp dụng: Trong môi trường làm việc của một doanh nghiệp hay tổ chức,

nhà quản trị ban hành những quy định về thời gian làm việc hợp lý, công việc phải phù hợp với từng cá nhân, có thời gian tịnh dưỡng và nghĩ ngơi khi làm việc, được đáp ứng môi trường làm việc tích cực, từ đó kích thích được sự đoàn kết và chia sẻ tài nguyên để giảm bớt áp lực trong nhu cầu sinh lý của con người hơn

Trang 9

+ Nhu cầu an toàn: An toàn có nghĩa là một môi trường không có nguy hiểm, có lợi cho sự pát triển liên tục và lành mạnh của con người Sau khi đáp ứng nhu cầu sinh lý, con người cần cảm thấy an toàn và được bảo vệ hơn đây là yếu tố cơ bản và chủ yếu của con người như an toàn lao động, môi trường, nghề nghiệp, kinh tế, ở và đi lại, tâm lý, nhân sự Để giảm thiểu được rủi ro và đảm bảo an toàn con người cần đạt được nhu cầu an toàn, nếu không có sự đảm bảo an toàn các hoạt động hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng với các nhu cầu cao hơn không thể đáp ứng.

Phương pháp áp dụng : Các doanh nghiệp hay tổ chức cung cấp thông tin và định rõ ra

các quy tắc an toàn để giảm thiểu mức độ lo lắng và tăng cảm giác an toàn, tạo môi tường làm việc sạch sẽ và an toàn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động, duy trì công việc ổn định và đối xử công bằng với các nhân viên.

+ Nhu cầu mối quan hệ, tình cảm: Nhu cầu quan hệ cũng là một khía cạnh quan trọng của tâm lý con người, nó xuất phát từ sự cần thiết của mối quan hệ liên kết xã hội, con người không chỉ phát triển trong xã hội mà còn khao khát sự thừa nhận và tình cảm Nhu cầu này xuất phát từ sự lo lăng, cô độc, sợ bị coi thường và mong muốn có một vị trí trong xã hội, nó không chỉ giới hạn ở khía cạnh mối quan hệ xã hội, kinh tế mà còn phức tạp hơn như tình yêu, tình bạn, tình đồng nghiệp, và tình nhân ái Điều này thể hiện rõ sức mạnh của nhu cầu này trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội, đối tác, đồng ngiệp, cấp trên và thường được coi là quan trọng, làm nổi bật tầm quan trọng của tình cảm và sự thừa nhận trong sự phát triển của con người.

Phương pháp áp dụng: Tại các doanh nghiệp hay tổ chức họ luôn khuyến khích nhân

viên của mình tương tác với xã hội và tạo cơ hội xây dựng các mối quan hệ tích cực, sử dụng phương tiện giao tiếp hiệu quả để tạo mối quan hệ đông nghiệp thân thiết, tương tác với khách hàng hiệu quả và đảm bảo truyền tải nội dung một các rõ ràng và nhanh chóng.

+ Nhu cầu được kính trọng: Nhu cầu này được đề cập đến hai khía cạnh: một là lòng tự trọng, hai là sự tôn trọng từ người khác:

 Lòng tự trọng: đề cập đến mong muốn của con người về sự tự tin, độc lập, tự do, khả năng tự biểu hiện Nó bao gồm lòng tin vào bản thân, năng lực, bản lĩnh, thành tích của

Trang 10

bản thân và sự phát triển Nhu cầu này tìm kiếm sự trưởng thành và hoàn thiện bản thân từng ngày trong quá trình phát triển.

 Nhu cầu được người khác tôn trọng: nhu cầu này liên quan đến vệc người khác giành sự tin tưởng, coi trọng, giữ vững danh dự của bản thân mình, còn bản thân mình phải có uy tín, sự thừa nhận và địa vị trong xã hội Sự tôn trọng của người khác không chỉ giúp củng cố vị thế cá nhân mà còn là động lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Nhu cầu này thể hiện sự quan trọng của việc cảm nhận và đánh gia tích cực từ cả bản thân và cộng đồng xã hội, không chỉ nó là nguồn động viên mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển của con người, điều này làm nổi bật lên cấc mối quan hệ, tâm lý và xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.

Phương pháp áp dụng : Sự đánh giá công nhận thành tích và đóng góp ở các nhân viên

là điều đã và đang được các doanh nghiệp hay tổ chức áp dụng và quá trình hoạt động kinh doanh của họ, xây dựng một môi trường làm việc công bằng, không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, sắc tộc hay bất kỳ yếu tố nào từ đó họ có trách nhiệm trong công việc hơn, phấn đấu để được khen thưởng và công nhận cũng là yếu tố động viên để nhân viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao hơn

+ Nhu cầu thể hiện bản thân: nhu cầu này được coi là quan trọng nhất tỏng hệ thống thứ tự ưu tiên phân cấp nhu cầu của Maslow, đây là ham muốn để phát triển và thực hiện sự toàn bộ tiềm năng của bản thân, đạt đến mức độ tối đa và hoàn thnahf mục tiêu cá nhân Nhu cầu này ở đỉnh của kim tự tháp vì nó là giai đoạn mà con người đạt đến sự tự thực hiện và định hình được cuộc sống theo đúng hướng của mỗi cá nhân, nhu cầu phát huy không chỉ là việc đạt được thành công mà còn liên quan đến sự thỏa mãn tinh thần và sự hài lòng của chính bản thân.

Phương pháp áp dụng: Trong môi trường làm việc của các doanh nghiệp hay tổ chức

nào đó, họ luôn cung cấp cơ hội cho nhân viên họ phát triển kỹ năng và kiến thức của mình thông qua việc đào tạo khóa học hay tham gia vào các dự án thú vị mang tính sáng tạo và đổi mới, hỗ trợ và khích lệ sự chủ động trong việc đề xuất ý tưởng và dự án mới, tham gia ra quyết định, thực hiện công việc linh hoạt và độc lập hơn, đã được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi

Trang 11

- Ý nghĩa: Việc áp dụng học thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow trong kỹ năng

động viên của doanh nghiệp mang lại nhiều lười ích đáng kể, bằng cách hiểu rõ được về nhu cầu và động lực cá nhân của nhân viên doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến lược động viên phản ánh đúng từ cấp bậc cơ bản nhất đến cao nhất trong cấp bậc thang Maslow Việc áp dụng học thuyết Maslow vào kỹ năng động viên nhân viên không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất mà còn xây dựng một cộng đồng làm việc tích cực, hiệu quả, tăng cường cam kết của nhân viên đối với doanh nghiệp, tổ chức mang lại lượi ích cho cá nhân và góp phần vào sự thành công, bền vững của doanh nghiệp

- Kết quả: Việc áp dụng thuyết Maslow vào kỹ năng động viên của nhà quản trị mang lại

một kết quả tích cực Bao gồm việc đáp ứng và đảm bảo nhu cầu cơ bản và cấp cao của nhân viên, từ đó nâng cao năng suất làm việc, cải thiện tinh thần và môi trường làm việc, giảm stress, khuyến khích nhân viên sáng tạo, tạo ra môi trường làm việc thoải mái, tích cực

2 Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg:

Thuyết hai nhân tố của Herzberg đã xây dựng động viên bằng cách phân loại yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại nơi làm việc thành hai nhóm chính: các yếu tố duy trì và các yếu tố động viên

- Nội dung : Bao gồm hai yếu tố: các yếu tố duy trì và các yếu tố động viên

+ Các yếu tố duy trì: là nhân tố gây ra sự không hài lòng nơi làm việc, chúng địa diện cho các yếu tố bên ngoài hoặc độc lập với bản chất công việc, bao gồm tiền lương, tính ổn định công việc, chính sách tổ chức, điều kiện làm việc, năng lực của lãnh đạo và mối quan hệ giữa người giám sát, cấp dưới và đồng nghiệp Điển hình như nếu có một nhà quản trị tác động vào yếu tố này không đem lại sự hăng hái trong khi làm việc, nếu như các yếu tố làm việc bình thường không thỏa mãn thì nhân viên sẽ bất mãn và kém hăng hái với công việc đó hơn.

+ Các yếu tố động viên: các yếu tố này liên kết chặc chẽ đến động lực nội tại của nhân viên và phát sinh từ các điều kiện thuộc bản chất của công việc và phụ thuộc vào chính bản thân công việc đó, gồm các yếu tố như trân trọng đóng góp nhân viên, tạo điều kiện cho họ phát triển, cho họ làm nhưng công việc họ thích và ý nghĩa, sự hài lòng của công việc, cơ hội phát triển và thăng tiến Khi các nhà quản trị tác động vào các yếu tố này sẽ đem lại sự hăng

Ngày đăng: 11/04/2024, 13:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w