Ghi chép lại những điểm mạnh, điểm yếu và cảm nhận về bản thân: Tự phát triển và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình Sau khi nhận thức được các điểm yếu của bản thân, em đã tập tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -PHÁT TRIỄN KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
BÁO CÁO ỨNG DỤNG THỰC TIỄN KỸ NĂNG HUẤN LUYỆN TƯ VẤN VÀ
Trang 2Đà Nẵng, ngày 26 tháng 11 năm 2023
Trang 3Chương 1 Tự nhận thức
I Mục tiêu phát triển kỹ năng
- Hiểu rõ hơn về chính bản thân
- Phát triển phong cách học phù hợp với bản thân
- Hiểu rõ và chấp nhận sự khác biệt của bản thân
II Kế hoạch hành động
Hiểu rõ hơn về chính bản thân
Thực hiện bài test MBTI để hiểu rõ tính cách của bản thân
+ Tự lắng nghe và bộc bạch, chia sẻ quan điểm của mình với mọi người xung quanh
- Định hướng phong cách học phù hợp với bản thân
+ Xác định phong cách học qua bài test TN
+ Thực hiện một tiến trình nhằm gia tăng hiệu quả việc học của bạn
- Chấp nhận sự khác biệt của bản thân
+ Tự nhận thức và phân tích bản thân
+ Tự phát triển và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình
III Phương án đánh giá kỹ năng
3.1 Hiểu rõ hơn về chính bản thân
Thực hiện bài test MBTI để hiểu rõ tính cách của bản thân.
Sau khi thực hiện bài test MBTI, em thuộc nhóm tính cách ENFP- Người truyền cảm hứng, là người mang tính cách ENFP thường rất tò mò, hiếu kỳ, duy tâm và khá bí ẩn
- Kết quả trắc nghiệm:
+ Bạn thuộc nhóm tính cách: ENFP
+ Hướng ngoại (E) (89%) hơn Hướng nội (I) (11%)
+ Trực giác (N) (67%) hơn Cảm giác (S) (33%)
+ Tình cảm (F) (71%) hơn Lý trí (T) (29%)
+ Linh hoạt (P) (82%) hơn Nguyên tắc (J) (18%)
Tự lắng nghe và chia sẻ quan điểm của mình với mọi người xung quanh
- Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày: Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, em
đã phải tự nhìn nhận lại bản thân mỗi ngày Em dành 15 phút vào trước lúc đingủ để ngẫm nghĩ về những việc mà mình đã thực hiện trong một ngày vừaqua Xem điều gì chưa làm được hay chưa hoàn thành tốt như mong muốn Sau
đó viết ra giấy những điều đó kèm theo những biện pháp chấn chỉnh bản thân
để dần hoàn thiện hơn
Trang 4- Yêu cầu những nhận xét, phản hồi về bản thân từ bạn bè và những người xung quanh: Sau khi học tập về kỹ năng tự nhận thức bản thân thì em luôn
mong muốn nhận được những đánh giá nhận xét từ thầy cô, bạn bè và nhữngngười thân xung quanh để có cái nhìn khách quan nhất về bản thân mình trongcác buổi tổng kết quá trình làm việc nhóm, em cũng sẽ chủ động yêu cầu cácbạn phản hồi về những điểm mạnh, điểm yếu, thái độ, cách làm việc của mìnhtrong suốt thời gian cùng thực hiện công việc Để bản thân xem xét và cónhững phương án chỉnh sửa kịp thời Và em cũng luôn thẳng thắng hỏi lại bạn
bè những vấn đề đang bàn luận mà mình chưa hiểu hay nhắc nhở những việckhông hài lòng về các bạn trong quá trình làm việc nhóm
3.2 Định hướng phong cách học phù hợp với bản thân
Xác định phong cách học qua bài test TN
Phong cách học phân kỳ ( Diverging):
thường thích tiếp nhận nhiều thông tin và thường xuyên phải đối mặt với sự động não (Brainstorming) Em thích hành động và sáng tạo trong các hoạt động cần sự giải quyết đối với những vấn đề được đặt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau Vì thế nên tôi
có óc tưởng tượng khá tốt và cảm xúc tương đối mạnh Em thích làm việc nhóm hơn
là làm việc một mình , những công việc mà làm họ có thể tương tác thường xuyên với mọi người
Thực hiện một tiến trình nhằm gia tăng hiệu quả việc học của bạn qua định hướng phong cách học
- Vì em có khả năng tập trung vào nhiều ý tưởng khác nhau, em thử nghiệm và
sử dụng nhiều phương pháp học tập khác nhau: tham gia vào các buổi thảo luận nhóm, tìm hiểu qua các nguồn tài liệu đa dạng, thực hiện các dự án cá nhân …
Trang 5- Thay vì chỉ tập trung vào việc học lý thuyết, em kết hợp học tập với thực hành
và ứng dụng kiến thức vào các dự án hoặc bài tập thực tế Điều này giúp em ápdụng những ý tưởng và kiến thức một cách cụ thể
- Sử dụng các phương pháp như mind mapping, viết tự do, hoặc bắt đầu với một câu hỏi tổng quan và khám phá nhiều khía cạnh khác nhau
3.3 Chấp nhận sự khác biệt của bản thân
Tự nhận thức và phân tích bản thân
- Tự quan sát: Em dành thời gian cuối tuần để tự quan sát, chú ý đến cảm xúc,
suy nghĩ và hành vi của mình Ghi chép lại những điểm mạnh, điểm yếu và cảm nhận về bản thân:
Tự phát triển và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình
Sau khi nhận thức được các điểm yếu của bản thân, em đã tập trung học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng để cải thiện và phát triển bản thân:
- Cải thiện việc sử dụng các công cụ kỹ thuật, như phần mềm, thiết bị hoặc các công nghệ mới:
● Em đã tìm hiểu về các khóa học trực tuyến, tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu tham khảo liên quan đến công cụ hoặc công nghệ mà muốn tìm hiểu: word, excel, gg doc,
● Tìm kiếm sự trợ giúp từ người có kinh nghiệm hoặc nhờ bạn bè giúp đỡ
Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình và cung cấp hướng dẫn để giúp bạn vượt qua khó khăn Em đã học hỏi thêm được kỹ năng làm word, dùng gg doc, từ các bạn trong nhóm
● Tham gia các buổi đào tạo hoặc workshop để cải thiện kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật và học hỏi được điều mới
1.4 Báo cáo kế hoạch ứng dụng kĩ năng
Hiểu rõ hơn về chính bản thân
Trang 6Sau khi thực hiện các kỹ năng trên, em đã hiểu rõ tính cách của mình, giúp em tìm ra những cách tiếp cận và phong cách làm việc phù hợp với bản thân Em có thể tận dụng những ưu điểm của tính cách để đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc nhóm và xử lý hiệu quả các tình huống khác nhau Và bằng cách lắng nghe và bộc bạch, em đã xây dựng mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh Việc chia sẻ quan điểm và ý kiến của mình giúp tạo ra sự tương tác và sự tin tưởng trong nhóm.
Định hướng phong cách học phù hợp với bản thân
Dựa vào kết quả của bài test TN, nhận biết phong cách học và tìm ra các phương pháphọc phù hợp Điều này giúp bạn tiếp thu thông tin một cách hiệu quả hơn, do đó cải thiện khả năng học tập của mình Phong cách học phù hợp giúp em tìm ra cách tốt nhất để ghi nhớ và ghi chú thông tin Bên cạnh đó còn tạo ra môi trường học thuận lợi
và giúp tăng cường sự tập trung Khi em tập trung cao độ vào việc học theo cách phù hợp với mình, kết quả học tập sẽ được cải thiện đáng kể
Chấp nhận sự khác biệt
Chấp nhận sự khác biệt của bản thân giúp em nhận ra rằng mỗi người đều có những
ưu điểm và hạn chế riêng Bằng cách chấp nhận và yêu thương bản thân, em đã tăng cường sự tự tin và sẵn sàng thách thức bản thân để phát triển Việc phân tích bản thân giúp em nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình Em đã tập trung phát triển
và tận dụng những khả năng điểm mạnh để đạt được thành công trong các lĩnh vực mà
em quan tâm Và với những điểm yếu, em đã dần khắc phục được và vẫn đang tiếp tục cải thiện bản thân một cách tốt hơn
Chương 2: Quản trị stress
I Mục tiêu phát triển kỹ năng
Là một sinh viên năm 2, việc học trở nên bận rộn hơn rất nhiều Em phải dành thời gian để hoàn thanh tất cả mọi việc khi vừa đi học trên trường song song với việc đi làm thêm bên ngoài ( gia sư ) Công việc trở nên quá tải khiến em gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa việc đi làm và đi học Điều đó đã khiến em stress rất nhiều và đã xác định mục tiêu của mình để khắc phục tình huống trên như sau :
- Hạn chế nguồn gây ra stress
- Học cách giảm bớt stress khi gặp phải
- Phục hồi lại bản thân sau khi gặp stress
II Kế hoạch hành động
- Hạn chế nguồn gây ra stress
Trang 7+ Quản trị thời gian một cách hiệu quả qua việc thiết lập một thời khóa biểu cho bản thân cho học kỳ mới ( học kì 2 năm 2022-2023)
- Học cách giảm bớt stress khi gặp phải
+ Dành thời gian cho việc giải trí: đi xem phim với bạn bè để giải tỏa căng thẳng+ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc nhóm cộng đồng Chia sẻ với họ
về cảm xúc và khó khăn mà mình đang gặp phải
- Phục hồi lại bản thân sau khi gặp stress
+ Tự xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh: ăn đủ bữa, ngủ đúng giờ
III Phương pháp đánh giá kỹ năng
3.1 Hạn chế nguồn gây ra stress
Quản trị thời gian một cách hiệu quả
+ Lập danh sách các công việc trong ngày và trong tuần theo 1 thời khóa biểu:
● Vào mỗi cuối tuần, em đều xem và lên danh sách các công việc cần thiếtcho tuần sau và phân bổ thời gian hợp lý cho các công việc trong tuần
● Vào cuối ngày, em sẽ xem lại các công việc đã thực hiện và đánh dấu hoàn thành sau đó sắp xếp những việc chưa được thực hiện ( vì lý do nào đó đột xuất) theo một trình tự thời gian hợp lý và thực hiện vào hôm sau
+ Thiết lập deadline và phân bổ thời gian học hợp lý:
● Mỗi công việc em đều viết ra một thời hạn cụ thể cho công việc đó, nhờ
đó tránh được việc quên đi thời hạn mà không thực hiện và tránh nhầm lẫn với các công việc khác Khi thiết lập deadline, em đã tự giác làm đúng hạn và hạn chế việc chần chừ ngày qua ngày
● Em sẽ chia thời gian cụ thể cho các công việc, vào những khoảng thời gian có độ tập trung cao thì em sẽ ưu tiên cho các công việc sử dụng tư duy và cần suy nghĩ nhiều và sẽ xếp các công việc còn lại vào những khoảng thời gian còn trống sao cho phù hợp
+ Sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên:
● Em chia các công việc theo mức độ: khẩn cấp, quan trọng và dài hạn
Em sẽ ưu tiên sắp xếp thực hiện các công việc khẩn cấp trước để kịp thời gian và không gặp tình trạng “ chạy nước rút” để mất hiệu quả, sau
đó sẽ dành thời gian cho các công việc quan trọng tiếp theo và cuối cùng
là các việc dài hạn Vì các công việc này cần thời gian dài tìm hiểu nên
sẽ làm dần từng phần theo thời gian và hoàn thiện một cách tốt nhất
Trang 8Và đặc biệt để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót thì em đã sử dụng các phương tiện công nghệ để giúp sắp xếp công việc cũng như nhắc nhở thường xuyên Và phương tiện em dùng để hỗ trợ quản lý thời gian chính là Google calendar.
Học cách giảm bớt stress khi gặp phải
- Dành thời gian cho việc giải trí để giải tỏa căng thẳng
● Dành thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi và giải trí Em thường sắp xếp
1 thời gian rảnh vào cuối tuần để đi xem phim, cafe trò chuyện cùng bạn
bè Điều này giúp sẽ giải tỏa căng thẳng và tạo cân bằng trong cuộc sống
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc nhóm cộng đồng
● Em sẽ chia sẻ với mọi người thay vì kìm nén cảm xúc trong lòng Vào những lúc stress, em thường tâm sự cùng ba mẹ để được nghe những lời khuyên có ích hay vào những lúc buồn thì em thường đi dạo cùng bạn
bè để chia sẻ câu chuyện
Phục hồi lại bản thân sau khi gặp stress
- Xây dựng một lối sống lành mạnh
● Chú trọng đến sức khỏe của bản thân hơn bằng cách duy trì một chế độ
ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn đủ ngày 3 bữa và ăn đúng giờ
● Nghỉ ngơi hợp lý hơn Em thường dành 1 khoảng thời tầm 1 tiếng lúc trưa để nghỉ trưa, nạp năng lượng cho các hoạt động tiếp theo Ngủ sớm,hạn chế việc thức khuya để đủ sức khỏe cho các công việc ngày mai
● Vào những bữa tối rảnh rỗi, em sẽ rủ các các bạn chung trọ đi đạp xe hoặc chạy bộ để tập thể dục và cải thiện sức khỏe của bản thân
IV Báo cáo kế hoạch ứng dụng kĩ năng
Hạn chế nguồn gây ra stress
- Quản trị thời gian một cách hiệu quả
Sau khi áp dụng việc quản lý thời gian hiệu quả, em nhận thấy sự tiến bộ của bản thân trong việc cân bằng cuộc sống :
+ Khi em biết cách quản lý thời gian của mình, em đã có thể tận dụng thời gian một cách tốt nhất Em dễ dàng xác định được những công việc quan trọng nhất cần hoàn thành và ưu tiên làm chúng trước Điều này giúp tăng năng suất làm việc và hoàn thành nhiều công việc hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.+ Em có thể tránh được sự áp lực và căng thẳng do giảm đi việc chồng chất quá nhiều công việc trong một khoảng thời gian ngắn
+ Đã có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân Em đã dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, bạn bè và các hoạt động giải trí mà không phải lo lắng
vì công việc đè nặng lên mình
Trang 9Đặc biệt sự tiến bộ thể hiện rõ rệt như sau: Trước khi áp dụng kĩ năng này, em thườngdạy muộn và tới lớp trễ vì phải thức khuya để kịp hoàn thành bài tập, việc này khiến thành tích học tập của em trở nên tụt dốc và sau khi biết cách quản lý thời gian, em đã hạn chế được việc “chạy nước rút” trong deadline và có thời gian nghỉ ngơi để đi học đúng giờ, bên cạnh đó còn dành thời gian cho bản thân để giải trí, vui chơi Hơn hết việc học của em đã cải thiện rất nhiều nhờ việc này.
Học cách giảm bớt stress khi gặp phải
Trong quá trình thực hiện, em nhận thấy mình có vài điểm tiến bộ:
- Khi dành thời gian cho bản thân, giải trí như đi xem phim hay cafe cùng bạn đãgiúp em đỡ stress hơn rất nhiều Em bớt đi những suy nghĩ tiêu cực và lạc quanhơn, vui vẻ hơn khi trò chuyện và tâm sự cùng bạn
- Và khi em tâm sự cùng ba mẹ về cuộc sống thì sự stress của em cũng được giảm đáng kể khi được bố mẹ an ủi và cho em nhiều lời khuyên có ích Em rất vui khi được bố mẹ lắng nghe và chia sẻ với mình, điều đó giúp em vơi đi bớt
sự buồn phiền và lo âu khi stress
Phục hồi lại bản thân sau khi gặp stress
Trong quá trình thực hiện việc này, em đã gặp vài khó khăn Vì em thường có thói quen “ cú đêm” ngủ trễ, hay thức khuya và vì hay đi làm về trễ nên chế độ ăn uống của em chưa được tốt Và khi thực hiện kỹ năng này, em rất tiếc vì chưa có được nhiều sự tiến bộ vì thói quen rất khó thay đổi:
+ Em không thể dành thời gian cho việc nghỉ trưa vì thời gian học trên trường khiến em khó sắp xếp
+ Em chưa thể ăn đúng giờ ngày ba bữa mà thường ăn trễ hơn
Tuy nhiên, em vẫn đang cố gắng cải thiện dần việc này và có một vài tiến bộ nhỏ:+ Em đã có thể ngủ sớm hơn và dạy sớm hơn một chút để đủ năng lượng cho 1 ngày mới
+ Em đã hạn chế được việc ăn đồ ăn linh tinh và ăn uống lành mạnh hơn
+ Việc đạp xe và chạy bộ đã giúp cải thiện tinh thần cũng như sức khỏa rất đáng
kể Mới ban đầu em chỉ có thể đạp xe 1 vòng quanh khu em ở những lâu ngày
em đã có thể đi xa hơn mà đỡ cảm giác mệt mỏi
Chương 3: Giải quyết vấn đề sáng tạo
I Mục tiêu phát triển kỹ năng
Là một người thụ động trong việc suy nghĩ, thường tìm đến sự giúp đỡ người khác nếu không giải quyết được vấn đề và ít khi vận động não để suy nghĩ các cách giải quyết mới Em nhận rất bản thân gặp một vài vấn đề:
- Bị thụ động trong việc suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề
- Không dám thay đổi bản thân và thường đi theo lối mòn cũ
Và để khắc phục vấn đề trên, em đã đề ra các mục tiêu:
- Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
Trang 10- Cải thiện tư duy sáng tạo bằng cách chinh phục những rào cản cá nhân
II Kế hoạch hành động
- Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
+ Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề trong các trường hợp cần giải quyết
+ Luôn đặt câu hỏi khi gặp vấn đề không chắc chắn về một vấn đề nào đó
- Cải thiện tư duy sáng tạo bằng cách chinh phục những rào cản cá nhân
+ Trì hoãn sự nhận xét và mở rộng ý tưởng
III Phương pháp đánh giá kỹ năng
3.1 Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
- Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề trong các trường hợp cần giải quyết
Hiện tại mỗi khi gặp một vấn đề cần giải quyết, em đã áp dụng 4 bước của mô hìnhgiải quyết vấn đề để đưa ra quyết định Chẳng hạn như khi họp nhóm để bài báo cáo,thuyết trình môn quản trị tài chính, em đã:
+ Xác định vấn đề: Trước khi bắt đầu, cần xác định rõ vấn đề cần giải quyết là gì
Em cùng nhóm tìm kiếm các thông tin liên quan về bài báo cáo, nhận diện toàn
bộ bài báo cáo để nắm vững yêu cầu bài báo cáo hoặc thuyết trình, và
làm theo những hướng dẫn của cô để tránh đi sai hướng và cùng với đó là đưa racác mục tiêu cho bài báo cáo Việc xác định một cách chính xác vấn đề là một bước quan trọng để đảm bảo rằng quyết định sẽ hướng đến mục tiêu
+ Tập hợp các giải pháp: Em và các bạn trong nhóm cùng thảo luận để đưa ra cácphương án từ những mục tiêu cụ thể đã đề ra trước đó Các phương án đưa ra phải giải quyết được yêu cầu nào đó của bài thuyết trình
+ Đánh giá và lựa chọn phương án: Em cùng cả nhóm xem xét các phương án đã được đưa ra trước đó và từ đó chọn lọc để tìm ra những phần nội dung tối ưu, đáp ứng những yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra ban đầu để đưa vào bài báo cáo+ Thực thi phương án: Em cùng cả nhóm chia nhau các phần công việc như viết báo cáo, làm slide và phân công thuyết trình để hoàn thành báo cáo
- Luôn đặt câu hỏi khi gặp vấn đề không chắc chắn về một vấn đề nào đó
Là một người khá nhút nhát nên em rất ít khi tự tin đặt câu hỏi khi gặp
những vấn đề về học tập cũng như trong cuộc sống Em thường tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết nhưng đôi lúc lại lâm vào “ ngõ cụt” Và qua chương học này, em đãnhận thức được việc đặt câu hỏi sẽ mang lại lợi ích cho bản thân nên em đã áp dụng vào trong việc học tập của mình, cụ thể là môn Quản trị tài chính:
Khi đang học về chương lãi suất, thầy đã cho lớp giải bài tập và mời một bạn xung phong lên trình bày Và em gặp phải một vấn đề đó là kết quả của em khác so với kết quả trên bảng ( kết quả đúng) Thay vì bỏ qua và hy vọng rằng sẽ hiểu sau này như trước đây thì em đã áp dụng việc luôn đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề này Em đã đặt câu hỏi với bạn và thầy để tìm ra lỗi sai của mình “ Tại sao bài toán này lại áp dụng công thức như vậy?” và “ Khi nào thì nên áp dụng công thức này” Em đã cùng thảo luận với các bạn trong lớp về vấn đề trên và tìm ra được lỗi sai của mình
Trang 113.2 Cải thiện tư duy sáng tạo bằng cách chinh phục những rào cản cá nhân
- Trì hoãn sự nhận xét và mở rộng ý tưởng
Trong kì này, em và các bạn trong nhóm Phát triển kỹ năng đã tham gia việc lên ýtưởng về dự án cộng đồng Trong quá trình thảo luận, mỗi thành viên đưa ra ý tưởngcủa mình Thay vì đánh giá và nhận xét ngay lập tức, em và nhóm quyết định áp dụngtrì hoãn sự nhận xét và mở rộng ý tưởng:
+ Trì hoãn sự nhận xét:
● Khi mỗi thành viên đưa ra ý tưởng, các thành viên còn lại sẽ lắng nghe vàkhuyến khích mọi người thảo luận một cách tự do mà không đưa ra ngay nhậnxét, sau đó ghi chép lại các ý tưởng đó vào giấy notes Chúng em đã trì hoãnviệc đánh giá hoặc đưa ra bất kỳ ý kiến cá nhân hay nhận xét sớm về các ýtưởng
V Báo cáo kế hoạch ứng dụng kĩ năng
Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
- Áp dụng mô hình giải quyết vấn đề trong các trường hợp cần giải quyết
Sau khi áp dụng mô hình giải quyết vấn đề, em nhận thấy em đã tự tin hơn và có khả năng quyết đoán tốt hơn trong việc đối mặt với các vấn đề phức tạp Em có thể trở nênlinh hoạt hơn trong việc thay đổi chiến lược, đánh giá lại các lựa chọn và thích nghi với môi trường thay đổi nhanh chóng.Từ đó, dẫn đến công việc trở nên hiểu quả hơn,
- Luôn đặt câu hỏi khi gặp vấn đề không chắc chắn về một vấn đề nào đó
Với những vấn đề không chắc chắc, sau khi đặt câu hỏi và nhận được lời giải đáp điều
đó giúp em mở rộng thêm kiến thức và hiểu biết hơn về vấn đề đó Em có thể tìm hiểu thêm về các khía cạnh khác nhau, nghiên cứu và thu thập thông tin để có cái nhìntổng quan và sâu sắc hơn về vấn đề Hơn hết, thông qua việc trao đổi vấn đề, em đã thử nghiệm những ý tưởng khác nhau và suy nghĩ rộng để đưa ra các giải pháp đột phá
và không gặp trong suy nghĩ thông thường, việc đó khuyến khích khả năng tư duy và sáng tạo của em
Cải thiện tư duy sáng tạo bằng cách chinh phục những rào cản cá nhân
Trang 12Kết quả của việc áp dụng Trì hoãn nhận xét và mở rộng ý tưởng là nhóm đã thu thậpđược rất nhiều ý tưởng hay, mới lạ về dự án mà nhóm đang thảo luận Thông qua việc
áp dụng kỹ thuật này cùng với nhóm mình, em đã nghĩ ra được khá nhiều ý tưởng tốt
và được các thành viên trong nhóm đánh giá cao Em đã suy nghĩ linh hoạt và mởrộng ý tưởng tốt hơn Thay vì bị hạn chế bởi những giới hạn ban đầu, em có thể tìm rađưa ra những ý tưởng sáng tạo Hơn hết, qua việc lắng nghe ý kiến và mở rộng ýtưởng, em trở nên hợp tác và tham gia tích cực trong quá trình giải quyết vấn đề Em
có thể thảo luận, đề xuất giải pháp và làm việc nhóm một cách hiệu quả
Chương 4: Huấn luyện, tư vấn và truyền thông hỗ trợ
I Mục tiêu phát triển kĩ năng
Em nhận thấy em là một người khá nóng tính và đôi lúc khi xảy ra vấn đề em thường
ăn nói khá nóng nảy và dễ gây hiểu lầm Và là một gia sư,em gặp vấn đề trong việc giảng dạy để truyền tải kiến thức một cách tốt nhất Để khắc phục các vấn đề trên, em
đã xác định các mục tiêu:
- Tìm cách giao tiếp hiệu quả, duy trì mối quan hệ thông qua việc truyền thông
hỗ trợ
- Cải thiện khả năng huấn luyện trong gia sư
- Cải thiện công việc bằng cách sử dụng phỏng vấn quản lý cá nhân
II Kế hoạch hành động
- Tìm cách giao tiếp hiệu quả, duy trì mối quan hệ trong nhóm thông qua việc truyền thông hỗ trợ
Khi đang giải quyết một vấn đề trong nhóm:
+ Hướng đến vấn đề, không hướng đến cá nhân: Tập trung vào những vấn đề có thể thay đổi thay vì tập trung vào con người và những đặc điểm của họ
+ Khẳng định, không phủ nhận: Tập trung vào những câu nói thể hiện sự tôn trọng, linh hoạt, hợp tác và những vấn đề cam kết
+ Lắng nghe và phản hồi, không lắng nghe một chiều: Tập trung lắng nghe và đưa ra nhiều phản hồi phù hợp với từng trương hợp
Trang 13- Cải thiện khả năng huấn luyện trong làm việc gia sư :
+ Tìm hiểu về học sinh để tìm ra phương pháp và nội dung dạy phù hợp với từng học sinh
+ Xây dựng môi trường học tập tích cực
- Cải thiện công việc bằng cách sử dụng phỏng vấn quản lý cá nhân: Thực hiện
phỏng vấn quản lý cá nhân trong gia đình
III Phương pháp đánh giá kỹ năng
Tìm cách giao tiếp hiệu quả, duy trì mối quan hệ trong nhóm thông qua việc truyền thông hỗ trợ
Em đã thực hiện kỹ năng này qua một cuộc họp nhóm môn Quản trị tài chính để sửa bài và hoàn thành báo cáo giữa kỳ
- Tập trung vào những vấn đề có thể thay đổi thay vì tập trung vào con người và những đặc điểm của họ: Khi cách thành viên trong nhóm đang sửa
bài, đến phần của một bạn trong nhóm thì đã gặp vấn đề đó là phần nội dung đã
bị lệch lạc so với nội dung cô đưa ra, và thay vì ngồi trách móc và đổ lỗi: “ Vấn
đề này sai do bạn đó” hay “ Do m không đọc kĩ đề nên làm sai”, điều đó có thể gây khó chịu và mâu thuẫn trong nhóm hơn là giải quyết vấn đề thì chúng ta cóthể nói “ Bây giờ nên giải quyết vấn đề này thế nào ?” và sau đó cùng nhau đưa
ra ý kiến và tìm giải pháp cho vấn đề trên
- Đưa ra sự khẳng định, không phủ nhận: Trong khi các thành viên đưa ra ý
kiến về một vấn đề trong bài, khi đó đừng nên vội phủ nhận ý kiến của người khác: “ Tôi thấy ý kiến này không ổn” hay “ Nếu bạn hỏi tôi vấn đề này thì tôi
đã giải thích cho bạn rồi” và khi được hỏi một vấn đề thì nên tránh việc trả lời:
“ Tôi không biết” mà nên có một câu trả lời cụ thể cho vấn đề hay khi được đóng góp ý kiến về phần của mình và tránh trả lời: “Tôi biết hết rồi”, điều đó giảm thiểu sự đóng góp của người khác hoặc phủ nhận những ý kiến của người khác
Trang 14- Lắng nghe và phản hồi, không lắng nghe một chiều: Với phần nội dung của
Trung mà bạn chưa thực sự hiểu phần này gặp khó khăn trong việc tìm nội dung, cả nhóm đã ngồi lại và lắng nghe bạn chia sẻ về vấn đề của mình khi làmbài, sau đó cùng đưa ra các phản hồi để giải quyết vấn đề, có thể đưa ra lời khuyên bảo, chỉ dẫn và giải thích cho Trung về nội dung này
Cải thiện khả năng huấn luyện trong làm việc gia sư
- Tìm hiểu về học sinh để tìm ra phương pháp và nội dung dạy phù hợp với từng học sinh: Sau một thời gian dạy 1 bé lớp 5, em thấy bé khá năng động,
thông minh nhưng hơi nhác học, hay quên và thích sự sáng tạo, suy nghĩ hơn làviệc học thuộc Từ đó em đã giảng cho bé các môn học hơi nhàm chán như kể chuyện thông qua các video kể chuyện có sẵn trên mạng để tránh cho bé nhác học và tập trung hơn Và thường xuyên ra bài tập mỗi khi kết thúc môn học để
bé nắm kiến thức và nhớ lâu hơn
- Xây dựng môi trường học tập tích cực: Thay vì la mắng và nạt nộ khi bé làm
bài sai, em sẽ kiên nhẫn giảng lại phần kiến thức đã sai và ra thêm bài tập cho
bé ôn luyện, bên cạnh đó thường khuyến khích việc học tập của bé bằng việc thưởng bánh, kẹo khi làm bài tốt hay thi điểm cao
Thực hiện phỏng vấn quản lý cá nhân trong gia đình:
- Vào cuối tuần, gia đình em đã ngồi lại cùng nhau và chia sẻ với nhau về việc phân chia công việc nhà Em đang trong thời gian ôn thi nên thường ít khi ở nhà Còn ba và mẹ hay làm về trễ và giờ về lại không cố định nên đôi lúc việc dọn nhà hay nấu cơm không được chuẩn bị đều đặn và đúng giờ Cả nhà đã cùng chia sẻ cho nhau về những nguyên nhân của cá nhân dẫn đến việc này và tìm ra cách giải quyết để phân chia việc nhà Và sau đó, em đã đưa ra sự cam kết với ba mẹ là sẽ tranh thủ quét nhà vào buổi sáng trước khi đi, hâm nóng đồ
ăn trưa và rửa chén, phơi đồ vào chiều tối Ba mẹ sẽ phụ trách việc thay nhau nấu cơm cho phù hợp với lịch làm của mỗi người
VI Báo cáo kế hoạch ứng dụng kĩ năng
Trang 15Tìm cách giao tiếp hiệu quả, duy trì mối quan hệ trong nhóm thông qua việc truyền thông hỗ trợ
Trước đây, em là một người khá nóng tính và hay đổ lỗi cho người khác khi gặp lỗi
Vì thế trong nhóm đôi lúc sẽ xảy ra mâu thuẫn và dẫn đến kết quả không như mong muốn Sau khi áp dụng kĩ năng này, hiệu quả công việc nhóm của nhóm đã tăng rõ rệt.Thay vì đổ lỗi cho nhau thì các thành viên đã cùng nhau trao đổi và tìm ra hướng giải quyết phù hợp Điều đó đã khuyến khích sự hợp tác và xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa các thành viên Đồng thời, thay vì phủ nhận ý kiến của người khác và thay vào
đó là việc lắng nghe và đóng góp ý kiến để cùng nhau giải quyết vấn đề, tạo ra một môi trường tôn trọng và khuyến khích sự đóng góp của mọi người Bằng cách lắng nghe và phản hồi, mọi người có cơ hội được nghe và hiểu ý kiến của nhau, từ đó tìm
ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề
Cải thiện khả năng huấn luyện trong làm việc gia sư
Bằng cách tìm hiểu về học sinh và áp dụng phương pháp dạy phù hợp, em đã thấy sự tiến bộ đáng kể trong quá trình học tập của học sinh Từ việc thay đổi cách dạy học,
bé đã tập trung vào việc học hơn, nghe giảng và siêng làm bài tập về nhà hơn Việc làm bài ôn tập thường xuyên đã giúp bé nắm được kiến thức và nhớ bài nhanh, lâu hơn Và bé đã tích cực học tập hơn khi được thưởng xứng đáng với sự cố gắng của mình Từ đó đã tăng rõ sự hiệu quả và đạt kết quả cao trong học tập
Thực hiện phỏng vấn quản lý cá nhân trong gia đình:
Áp dụng các phương pháp quản lý cá nhân đã giúp gia đình em tổ chức và sắp xếp công việc, thời gian một cách hiệu quả hơn Các thành viên trong gia đình có thể tập trung vào công việc quan trọng, đảm bảo rằng công việc được hoàn thành một cách hiệu quả và kịp thời Đồng thời mọi người đã có thời gian rảnh để nghỉ ngơi, thư giãn,chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống bên gia đình Em đã có thể học bài tốt hơn,
mẹ có thời gian xem phim và ba có thời gian chăm sóc cây trong vườn trong khi đã
Trang 16làm tốt các công việc được phân công Điều này giúp giảm stress và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trong gia đình.
Chương 5: Quyền lực và ảnh hưởng
I Mục tiêu phát triển kĩ năng
Trước khi học chương 5, mỗi khi nhắc đến quyền lực là em thường nghĩ đến những cụm từ tiêu cực như “đàn áp" hay “độc đoán" Khi làm việc nhóm, em đôi khi bị áp đặt những công việc không phải nằm trong phạm vi của mình nhưng em thường ít phản đối, từ chối hay đưa ra ý tưởng khác vì em nghĩ mình không có sức ảnh hưởng
Và là một gia sư, khi được giới thiệu một suất dạy mới, em khá áp lực, lo lắng khi giảng dạy Một phần em chưa có kỹ năng sư phạm, tiếp đó em lo cách truyền đạt của mình sẽ khiến học sinh chưa hiểu rõ Nhiều lần em muốn từ bỏ vì nghĩ rằng mình không phù hợp với việc giảng dạy Tuy nhiên, sau khi học xong chương 5, em đã nhận
ra tầm quan trọng của quyền lực và ảnh hưởng.Và em đã đặt mục tiêu cho bản thân:
- Củng cố quyền lực cá nhân trong các hoạt động nhóm môn Quản trị tài chính
- Đầu tư phát triển những kỹ năng then chốt để cải thiện việc giảng dạy khi làm gia sư
- Củng cố quyền lực bằng việc phát triển một lĩnh vực nào đó mà mình được biếtđến như là một chuyên gia
II Kế hoạch hành động
- Củng cố quyền lực cá nhân trong các hoạt động nhóm môn Quản trị tài chính
+ Xác định rõ vai trò lãnh đạo trong nhóm qua việc làm leader
+ Xây dựng niềm tin và mối quan hệ tốt với các thành viên khác trong nhóm+ Đóng góp tích cực vào các hoạt động nhóm và đầu tư vào việc nâng cao kiến thức và khả năng chuyên môn của mình trong lĩnh vực Quản trị tài chính
- Đầu tư phát triển những kỹ năng then chốt để cải thiện việc giảng dạy khi làm gia sư
+ Tập trung phát triển kiến thức chuyên môn
+ Nghiên cứu các cách truyền tải hiệu quả kiến thức đến học sinh
- Củng cố quyền lực bằng việc phát triển một lĩnh vực nào đó mà mình được biếtđến như là một chuyên gia: Cụ thể là kĩ năng làm slide
III Phương pháp đánh giá kỹ năng
Củng cố quyền lực cá nhân trong các hoạt động nhóm môn Quản trị tài chính