1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Đề tài so sánh thể chế chính trị của việt nam với thể chế chính trị của trung quốc

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh thể chế chính trị của Việt Nam với thể chế chính trị của Trung Quốc
Tác giả Lâm Phương Vy
Người hướng dẫn Ths. Hồ Ngọc Diễm Thanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 322,02 KB

Nội dung

Trên cơ sở đó, đề tài này nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra so sánh về thể chế chính trị của hai nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong bối cảnh ha

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI

SO SÁNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM VỚI

THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC

HỌC PHẦN: HIST181401- Chính trị học đại cương và các thể chế chính trị đương đại

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI

SO SÁNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM VỚI

THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC

HỌC PHẦN: HIST1814 - Chính trị học đại cương và các thể chế chính trị

đương đại

Họ và tên: Lâm Phương Vy

Mã số sinh viên: 48.01.608.092

Lớp Học phần: HIST181401 – Chính trị học đại cương và các thể chế chính trị đương đại

Giảng viên hướng dẫn: Ths Hồ Ngọc Diễm Thanh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: Thể chế chính trị của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 4

1.1 Hệ thống chính trị 4

1.1.1 Đặc điểm của hệ thống chính trị 6

1.2 Bộ máy tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam 7

1.2.1 Nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam 8

1.2.2 Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 9

1.2.2 Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 10

CHƯƠNG 2: Thể chế chính trị của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 14

2.1 Hệ thống chính trị 14

2.1.1 Nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc 15

2.1.2 Bộ máy Nhà nước Trung Quốc theo Hiến pháp Trung Quốc 15

Chương 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thể chế chính trị CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa 19

3.1 Điểm tương đồng 19

3.2 Điểm khác biệt 21

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải dài hơn 1000 năm lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ phức tạp, với rất nhiều giai đoạn thăng trầm cả về xung đột lẫn hợp tác Đất nước

ta nằm kề cận một “người láng giềng khổng lồ” Trung Hoa, có chung một đường biên giới dài 1400km, sự giao thoa văn hóa sâu sắc, hơn hết là đất nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền văn hóa Trung Hoa trong suốt mấy nghìn năm bị đô hộ Nhưng không vì lẽ đó mà Việt Nam trở nên lệ thuộc, đồng hóa, mà còn giữ vững nền độc lập và tự tôn dân tộc Ngày 18/1/1950 đã đi vào lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc như một mốc son quan trọng Sau khi được thành lập không lâu, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay

là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước cùng kề vai sát cánh, dành cho nhau sự ủng hộ, những giúp đỡ to lớn và quý báu, góp phần vào thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở mỗi nước Hơn 70 năm qua, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tuy có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính Tình hữu nghị do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước

Trang 5

Trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong tuyên bố chung giữa hai nước về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng và chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược vô cùng sâu sắc Trên cơ sở đó, đề tài này nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra so sánh về thể chế chính trị của hai nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong bối cảnh hai nước coi trọng quan hệ chính trị cao độ

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu về thể chế chính trị của hai nước Việt Nam với Trung Quốc Từ đó, đưa ra những so sánh điểm khác nhau giữa hai thể chế vốn dĩ đã có khá nhiều điểm tương đồng Cuối cùng, đánh giá và kết luận về mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện không ngừng phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc

3 Đối tượng nghiên cứu

Thể chế chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thể chế chính trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Nghiên cứu, tìm hiểu, nhận xét về hệ thống, thể chế chính trị của hai quốc gia Việt Nam

và Trung Quốc, trong đó bao gồm các khía cạnh sau:

• Tìm hiểu và nghiên cứu tổng quan về thể chế chính trị hiện hành của nhà nước Việt Nam

• Tìm hiểu và nghiên cứu tổng quan về thể chế chính trị hiện hành của nhà nước Trung Quốc

Trang 6

• Rút ra nhận xét, so sánh điểm khác nhau và giống nhau trên các tiêu chí giữa hai thể chế chính trị của hai quốc gia

Từ những khía cạnh trên, đưa ra đánh giá và kết luận về thể chế chính trị và mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã dựa trên Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

lý thuyết của các nhà chính trị học phương Đông và phương Tây về các thể chế chính trị Đồng thời, sử dụng các phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp phân loại – hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp nghiên cứu tổng kết

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài này ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, còn có ba phần Bắt đầu từ Chương 1: Thể chế chính trị của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Kế đến là Chương 2: Thể chế chính trị của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Cuối cùng là kết thúc nội dung đề tài với Chương 3: So sánh thể chế chính trị của Việt Nam với thể chế chính trị của Trung Quốc

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Thể chế chính trị của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

ở nước ta hiện nay và lâu dài (Tạp chí Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng lâu dài, anh dũng, vì độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân Năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cách mạng Tháng Tám thành công đã xác lập chế độ chính trị kiểu mới - chế độ chính trị của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ xâm lược, chế độ chính trị này đã được nhân dân ta ủng hộ, bảo vệ và phát triển Từ chế độ dân chủ nhân dân đến chế độ xã hội chủ nghĩa là một bước phát triển mới về nội dung và hình thức tổ chức quyền lực chính trị, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, phù hợp với sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước qua từng thời kỳ Các Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013 đã khẳng

1 Văn bản của Văn phòng Quốc hội: Hiến pháp năm 2013, Điều 1, Chương 1: Chế độ chính trị

Trang 8

định quá trình phát triển cũng như những thành tựu về nhận thức và thực hiện chế độ chính trị mới ở nước ta Sự ra đời, củng cố và phát triển chế độ chính trị kiểu mới ở nước ta gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối đúng đắn của Đảng, với

sự tích cực hoạt động của cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành, với sự tham gia, ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân

Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được thể hiện và thực hiện chủ yếu thông qua:

- Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh

- Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân

- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường gắn bó mật thiết với nhân dân

Chế độ chính trị của nước ta dựa trên 3 trụ cột: Đảng - Nhà nước - Nhân dân với các chức năng khác nhau là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” Muốn chế độ vững bền phải củng cố, xây dựng tốt 3 trụ cột này: Đảng phải trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; Nhà nước cũng phải trong sạch, vững mạnh, chất lượng, hiệu quả, năng động trong quản lý, điều hành; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; nhân dân thực sự là “gốc” của nước, thực sự là người chủ và làm chủ, có sự gắn bó mật thiết với Đảng và Nhà nước; chính sách của Đảng và Nhà nước phải được lòng dân, “được lòng dân là được tất cả, mất lòng

Trang 9

dân là mất tất cả”, thực sự vì lợi ích của nhân dân, dân có yên thì chế độ mới ổn, mới vững bền Làm sao để người dân coi chế độ chính trị này là của họ chứ không phải của ai khác Trong 3 trụ cột đó, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân là nhiệm vụ sống còn để duy trì và giữ vững chế độ chính trị ở nước

ta (Tạp chí Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Nam, 2014)

1.1.1 Đặc điểm của hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức

Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong

hệ thống chính trị Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình - Đảng

là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân

tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta

Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung

dân chủ Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện

Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị

Trang 10

Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và

tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi

Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.2 Bộ máy tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam

Cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc (National Congress of Members of the CPV), đây là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị; bầu ra Ban chấp hành Trung ương (The Central Committee

of the Party) – cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của Đại hội.2

1Hình 1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Xem thêm tại: xi.html

Trang 11

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/3847/11—19-1-2011–dai-hoi-dang-toan-quoc-lan-thu-1.2.1 Nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một, nguyên tắc tập trung dân chủ (có từ khi thành lập Đảng năm 1930);

Hai, nguyên tắc tự phê bình và phê bình (được bổ sung ở Đại hội II năm 1951, tại Kim Bình, Chiêm Hóa, Tuyên Quang)

Ba, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng (bổ sung ở Đại hội III, năm 1960)

Bốn, nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân (bổ sung ở Đại hội X, năm 2006).Năm, nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật (bổ sung ở Đại hội X, năm 2006)

Trong năm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng thì nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định là nguyên tắc tổ chức cơ bản, bởi vì: Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định những nội dung cơ bản,quan trọng nhất, bảo đảm cho Đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động; là cơ sở để phân biệt giữa Đảng Cộng sản và các đảng không phải Đảng Cộng sản Nguyên tắc này được cụ thể hoá và quy định tại Điều 9, Điều lệ Đảng là: Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của cấp đó Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương; ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (đảng ủy, chi ủy) Cấp ủy các cấp phải báo cáo

và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội đảng bộ cùng cấp, trước cấp ủy

3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam Sđd, tr.35

Trang 12

cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động đến các tổ chức đảng trực thuộc; thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức và đảng viên trong toàn Đảng phải phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghị quyết, không được truyền bá ý kiến riêng của mình, trái với nghị quyết của Đảng Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên

1.2.2 Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền là hệ thống những phương pháp, hình thức, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng vận dụng để tác động vào các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân nhằm biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo, qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra

- Nội dung cơ bản của phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 của Đảng, gồm:

+ Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác

+ Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên

+ Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể

+ Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị

Trang 13

+ Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy Đảng liên

hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.4

- Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tôn trọng vai trò của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội Sự lãnh đạo thật sự của Đảng không chỉ thông qua các quyết định, các chỉ thị mà còn bằng uy tín, bằng khả năng thuyết phục trong lời nói, trong hành động, trong phong cách công tác của các tổ chức đảng và của từng cá nhân cán bộ lãnh đạo, đảng viên của Đảng

- Giống như nội dung sự lãnh đạo của Đảng, phương thức lãnh đạo của Đảng có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng luôn là một yêu cầu có tính khách quan, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng

và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Yêu cầu khách quan này luôn được Đảng ta quán triệt và nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (Phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng - Những vấn đề lý luận, 2022)

1.2.2 Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, được

tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước

Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương (Hệ thống chính trị và Bộ máy Nhà nước Việt Nam, 2015)

4 Xem: Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2007, t.51, tr.147

Trang 14

* Quốc hội

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân,

cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ

Ngày đăng: 19/11/2024, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN