1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn tâm lý học sư phạm - Phân Tích Mối Quan Hệ Các Thành Phần Trong Cấu Trúc Tâm Lí Của Hành Vi Đạo Đức.docx

12 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích mối quan hệ các thành phần trong cấu trúc tâm lí của hành vi đạo đức
Chuyên ngành Tâm lý học sư phạm
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 299,01 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU A.ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch HỒ CHÍ MINH có nói :“ Vì lợi ích mười năm thì trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì trồng người” nên việc giáo dục đạo đức cho các sinh viên, thanh niên là vô cùng cấp bách và quan trọng. Nhưng để làm sao để giáo dục tốt đạo đức tốt cho các sinh viên? Và bằng sự tác động nào cho các cá nhân đó thì đây mới là vấn đề cần quan tâm. Các sinh viên, thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước họ phải được đào tạo về mặt giáo dục tốt có như vậy thì mới tiếp thu được các kiến thức văn hóa khác, có như vậy các chủ nhân tương lai của đất nước mới tạo dựng được nền văn minh đi sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Tuy đa phần tất cả các sinh viên, thanh niên đều hiểu và nhận thức được đạo đức, hiểu được lẽ phải, lối sống ứng xử với mọi người nhưng không phải ai cũng có tính tự giác, tính không vụ lợi cho bản thân mình, mặc dù nhiều sinh viên hiểu sống đạo đức là tốt nhưng vẫn phải đợi sự xúc tác từ phí ngoài môi trường chứ không phải bản thân. Bởi vậy, tôi xin chon đề tài “phân tích mối quan hệ các thành phần trong cấu trúc tâm lí của hành vi đạo đức”.Thông qua mối liên quan này tôi sẽ hiểu được phần nào tâm lí cho việc giáo dục đạo đức cho sinh viên .  

Trang 1

MỞ ĐẦU

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH có nói :“ Vì lợi ích mười năm thì trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì trồng người” nên việc giáo dục đạo đức cho các sinh viên, thanh niên là vô cùng cấp bách và quan trọng Nhưng để làm sao để giáo dục tốt đạo đức tốt cho các sinh viên? Và bằng sự tác động nào cho các cá nhân đó thì đây mới là vấn đề cần quan tâm Các sinh viên, thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước họ phải được đào tạo về mặt giáo dục tốt có như vậy thì mới tiếp thu được các kiến thức văn hóa khác, có như vậy các chủ nhân tương lai của đất nước mới tạo dựng được nền văn minh đi sánh vai với các cường quốc trên thế giới Tuy đa phần tất cả các sinh viên, thanh niên đều hiểu và nhận thức được đạo đức, hiểu được lẽ phải, lối sống ứng xử với mọi người nhưng không phải ai cũng có tính tự giác, tính không vụ lợi cho bản thân mình, mặc dù nhiều sinh viên hiểu sống đạo đức là tốt nhưng vẫn phải đợi sự xúc tác từ phí ngoài môi trường chứ không phải bản thân Bởi vậy, tôi xin chon đề tài “phân tích mối quan hệ các thành phần trong cấu trúc tâm lí của hành vi đạo đức”.Thông qua mối liên quan này tôi sẽ hiểu được phần nào tâm lí cho việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

NỘI DUNG

I CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt nguồn từ người giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định chính là thầy cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục

( Khuyến cáo của Unesco về giáo dục)

Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho sinh viên, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục

và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục ý thức đạo đức : giúp cho sinh viên nhận biết các giá trị xã hội,biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội thông qua việc thực hiện các hành vi đạo đức

Gíao dục đạo đức cho sinh viên :-định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên, sống

Trang 2

người khác,hướng cái thiện,có trình độ học vấn, có nghề nghiệp thích hợp, cống hiến cho xã hội,

-thói quen tốt trong học tập chăm chỉ học tập và rèn luyện nghiệp vụ có thái độ trung thực, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện ,

-thói quen tốt trong quan hệ, sinh hoạt giao tiếp ứng xử có văn hóa, kính trọng thầy cô quan hệ bạn bè lành mạnh,tình yêu trong sáng, quan tâm đến tập thể, chấp hành tốt nội quy tập thể

-giáo dục đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên cần được phải rèn luyện các phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp

Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ

dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu

Trong nhà trường, số sinh viên vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng sinh viên kết thành băng nhóm bè phái, không biết ứng xử xã giao với thầy cô và bạn bè trong trường học đáng chú ý thông qua các cử chỉ và lời nói thiếu tế nhị, cùng với đó một số sinh viên không xác định được phương hướng rèn luyện học tập Một số CBQL, giảng viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho sinh viên , chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ vấn đề

về công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên , thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh

II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc tâm lý hành vi đạo

đức vì bởi lẽ giáo dục đạo đức sinh viên là chủ yếu hình thành hành vi đạo đức ở mỗi các thể nên khi hiểu được mối quan hệ đó sẽ góp phần thúc đẩy các cá thể có tính tự giác, tính có ích và tính không vụ lợi

III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1, khái niệm hành vi đạo đức

Hành vi đạo đức là một hành động tự giác, được thúc đẩy bởi một động cơ

có ý nghĩa về mặt đạo đức, hành vi đạo đức được biểu hiện trong cách ứng

xử, trong lối sống, trong giao tiếp, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Trang 3

(Xã hội Việt Nam hiện là xã hội học tập để đáp ứng những nhu cầu về tri thức, đầu tư cho giáo dục là đầu tư bắc cầu, vì thế để hình thành hành vi đạo đức có rất nhiều yếu tố chi phối)

– Trong giáo dục đạo đức cho học sinh cần giáo dục hành vi đạo đức cho sinh viên , hành vi đạo đức ấy phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu

* Tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi đạo đức.

Giá trị đạo đức của một hành vi được xét theo những tiêu chuẩn sau:

+ Tính tự giác của hành vi: Một hành vi được xem là hành vi đạo đức khi hành

vi đó được chủ thể hành động, ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hành vi Chủ thể tự giác hành động dưới sự thúc đẩy của những động cơ của chính chủ thể

Hay nói cách khác là chủ thể hành vi phải có hiểu biết, có thái độ, có ý thức đạo đức

+ Tính có ích của hành vi: Đây là một đặc điểm nổi bật của hành vi đạo đức,

nó phụ thuộc vào thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thể hành vi

Trong xã hội hiện đại, một hành vi được coi là có đạo đức hay không tuỳ thuộc

ở chỗ nó có thúc đẩy cho xã hội đi lên theo hướng có lợi cho công việc đổi mới hay không

+ Tính không vụ lợi của hành vi đạo đức: Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì tập thể vì lợi ích chung, vì cộng đồng xã hội

* Quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức:

– Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu để đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của con người

– Nhu cầu là nguồn gốc, là động lực thúc đẩy hành động

→ Nhu cầu đạo đức nó nằm ngay trong hệ thống nhu cầu cá nhân của con người Trong mỗi một hoàn cảnh nhất định, do những điểu kiện khác nhau quy định mà một số nhu cầu nào đó được nổi nên hàng đầu và dần xác định được đối tượng thoả mãn nhu cầu đó Khi đối tượng của nhu cầu đạo đức được xác định thì động cơ đạo đức được hình thành

Trang 4

→ Một hành vi đạo đức luôn luôn diễn ra trong một hoàn cảnh cụ thể và ngược lại, trong một hoàn cảnh cụ thể thì động cơ đạo đức,ý thức đạo đức được bộc lộ, được thể hiện một cách rõ nhất

Kết luận:

– Động cơ đạo đức được bắt nguồn tư nhu cầu đạo

đức, nó quy định và thúc đẩy hành vi đạo đức chính trong quá trình đó

– Nhu cầu đạo đức quy định hành vi đạo đức và

hành vi đạo đức cũng tác động trở lại nhu cầu đạo đức và làm nó biến đổi

– Động cơ đạo đức có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực về mặt đạo đức

KLSP: Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên phải tiến hành tổ đức khi hành vi

đó trở thành hành vi đạo đức hay hành vi phi đạo đức Chức các hành động, hoạt động trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà ở đó cá nhân có cơ hội để bộc lộ động cơ và ý thức đạo đức tương ứng Bởi vì chỉ có hoạt động mới tạo ra hoàn cảnh có đạo đức, thúc đẩy hành vi đạo đức cũng như có thể cải tạo được những hành vi vô đạo đức

2 Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức

2.1 Tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức

2.1.1 Tri thức đạo đức

Tư duy là một quá trình nhận thức, tư duy mở rộng tầm nhận thức của con người (biết được quá khứ, dự đoán được tương lai), tri thức đạo đức dựa vào quá trình

đó để nhận thức kết quả,hậu quả của hành vi đạo đức và đồng thời khẳng định hành động của con người có tính tự giác hay chỉ là mù quáng

Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức mà nó quy định hành vi của họ trong mối quan hệ của con người với người khác và với xã hội.

– Tri thức đạo đức là yếu tố quan trọng đầu tiên chi phối tới hành vi đạo đức của con người Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa hiểu biết các tri thức đạo đức khác với việc học thuộc lòng các tri thức đạo đức

2.1.2 Niềm tin đạo đức

Trang 5

– Niềm tin đạo đức đó là sự tin tưởng một cách sâu sắc của con người vào tính đúng đắn, tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực đạo đức đó

– Niềm tin đạo đức là cơ sở để con người bộc lộ những phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức của mình

* Các yếu tố để hình thành niềm tin đạo đức:

+ Giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội

+ Mối quan hệ với bạn bè

+ Tìm hiểu từ lý thuyết như sách báo, các kênh

thông tin,…

2.2 Tình cảm đạo đức và động cơ đạo đức

2.2.1 Tình cảm đạo đức

– Tình cảm đạo đức là kim chỉ nam, là cơ sở nền tảng tạo nên những tình cảm khác

– Tình cảm đạo đức là thái độ, là sự rung cảm của cá nhân đối với người khác và với xã hội

→ Trong cấu trúc nhân cách thì tình cảm đạo đức luôn luôn là hạt nhân, nó định hướng nhân cách, chi phối thế giới quan, nhân sinh quan của con người, nó chi phối đến mọi tình cảm khác của cá nhân

2.2.2 Động cơ đạo đức

– Động cơ đạo đức là nguyên nhân bên trong đã được con người ý thức, nó trở thành động lực chính, làm cơ sở cho mọi hoạt động của con người trong mới quan hệ với người khác và với xã hội, từ đó biến hành động của con người thành hành vi có đạo đức

– Động cơ đạo đức vừa bao hàm ý nghĩa về mặt mục đích, vừa bao hàm ý nghĩa

về mặt nguyên nhân của hoạt động

+ Với tư cách là mục đích của hành vi đạo đức, thì động cơ đạo đức sẽ quy định chiều hướng tâm lý của hành động, quy định thái độ của con người đối với hành động của mình

Trang 6

Có thể nói, chính giá trị đạo đức của hành vi được thể hiện ở mục đích của nó và trong thực tế có thể động cơ của hành động mâu thuẫn với bản thân hành động + Với tư cách là nguyên nhân của hành động, thì động cơ đạo đức là động lực tâm lý giúp phát huy tối đa mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của con người, thúc đẩy con người hành động theo tri thức và niềm tin đối với chuẩn mực đạo đức

KLSP: Giáo dục đạo đức cho sinh viên phải xây dựng cho các em động cơ đạo đức bền vững để thúc đẩy hành vi đạo đức của các em

2.3 Thiện chí, nghị lực và thói quen đạo đức

2.3.1 Thiện chí (ý chí đạo đức)

Ý chí đạo đức là ý chí của con người để hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức

2.3.2 Nghị lực đạo đức

Một hành vi đạo đức chỉ có thể thực sự xảy ra khi có một sức mạnh tinh thần nào đó, đó là sức mạnh của thiện chí, và thường được gọi là nghị lực

– Nghị lực là năng lực phục tùng ý thức của con người Nếu không có nghị lực, con người sẽ không vượt quan giới hạn của động vật và hành động của con người khi đó sẽ bị nhu cầu của bản thân chế ước tuyệt đối

– Nghị lực cho phép con người buộc những nhu cầu, nguyện vọng, ham muốn của cá nhân phục tùng ý thức đạo đức, giúp con người vượt qua mọi khó khăn

để hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong cuộc sống

2.3.3 Thói quen đạo đức

Hoạt động tự động hoá bao gồm kĩ xảo và thói quen

Điểm giống và khác nhau giữa kĩ xảo và thói quen:

– Giống nhau: Đều là những hoạt động tự động hoá

– Khác nhau:

+ Kĩ xảo mang tính kỹ thuật và thường gắn với một

hành động cụ thể, kĩ xảo được hình thành qua luyện tập

Trang 7

+ Thói quen mang tính đạo đức và ăn sâu vào nếp

sống con người, thói quen được hình thành từ nhiều con đường khác nhau (như luyện tập, tự phát, rèn luyện,…)

Thói quen đạo đức là những là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành những nhu cầu đạo đức của người đó Nếu như nhu cầu này được thoả mãn thì con người cảm thấy thoải mái dễ chịu và ngược lại.

Thói quen đạo đức được xem là phẩm chất đạo đức trong nhân cách con người

3 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của hành vi đạo đức

Các yếu tố tâm lý trong cấu trúc của hành vi đạo đức có mối tương quan lẫn nhau:

– Tri thức đạo đức soi sáng con đường dẫn đến mục đích của hành vi đạo đức Những tri thức được xét 1 cách biệt lập không thể là cái quyết định có hay

không có hành vi đạo đức

– Không phải tri thức đạo đức mà tình cảm đạo đức, thiện chí đạo đức mới là cái phát động mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của con người.Thiện chí là điều kiện đảm bảo cho con người có hành vi đạo đức nhưng có khi nó cũng không được thực hiện nếu như chưa có sự hiểu biết về hình thức và phương pháp hành

vi đạo đức, trong những tình huống phức tạp của cuộc sống trong những xung đột mâu thuẫn của các quan hệ xã hội thiện chí mà không có tri thức đạo đức đầy đủ sẽ không tránh khỏi những lúng túng,bế tắc trong cách cư xử

– Con người có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức, có tình cảm và động cơ đạo đức, nghĩa là có ý thức đạo đức, có thiện chí,nhưng chưa đảm bảo luôn luôn

có hành vi đạo đức Nói các khác, giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức còn

có một khoảng cách Nhà giáo dục có trách nhiệm nối liền khoảng cách đó làm cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của sinh viên có tính thống nhất cao độ – Yếu tố làm cho ý thức đạo đức được thể hiện trong hành vi đạo đức là thói quen đạo đức.Muốn có thói quen đạo đức thì phải tổ chức của sinh viên sao cho các hành vi đạo đức của chúng được lặp đi lặp lại một cách hệ thống Một trong

Trang 8

những yếu tố tâm lí đảm bảo cho ý thức đạo đức biến thành thói quen trong hành

vi đạo đức là nghị lực của các cá nhân mà nghị lực chì được hình thành khi sinh viên hiểu biết sâu sắc các chuẩn mực đạo đức, có niềm tin đạo đức vững

bền,tình cảm đạo đức mãnh liệt, động cơ đạo đức cao cả

KẾT LUẬN

Tóm lại:

- Giáo dục đạo đức cho sinh viên , thực chất là hình thành những phẩm chất đạo đức cho sinh viên, là tạo ra ở các em một cách đồng bộ các yếu tố tâm lý nói trên

- Như vậy, giáo dục đạo đức, thực chất là hình thành những phẩm chất đạo đức cho sinh viên, là tạo ra ở chúng một cách đồng bộ các yếu tố tâm lí nói trên Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục đào tạo cho sinh viên đại học và sinh viên cao đẳng Quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh là một quá trình phức tạp Mỗi phẩm chất đạo đức của học sinh là kết quả tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ ……… 1

NỘI DUNG I,CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ SỞ THỰC TIỄN ………1

II,MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ………2

III,NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ………3

1, khái niệm hành vi đạo đức ……… 3

2, cấu trúc tâm lí hành vi đạo đức ……….4

2.1, tri thức đạo đức và niềm tin……….4

2.2,tình cảm đạo đức và động cơ đạo đức ………5

2.3, thiện chí, nghị lực và thói quen đạo đức ………6

3 mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc hành vi đạo đức … 7

KẾT LUẬN………8

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 V.A.Cruchétxki - Những cơ sở của tâm lí học sư phạm Nxb GD, T1, 1980.

2 A.V.Pêtrôpxki - Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm Nxb GD, T1,

1982

3 Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng - Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm, Hà Nội, 1995.

4 Lê Văn Hồng - Tâm lí học sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội I,

1994

5 I.X.Côn - Tâm lí học tình bạn của tuổi trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1987.

6 Ph.N.Gônôbôlin - Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên, T1,2 Nxb GD, 1968.

7 Phạm Minh Hạc (chủ biên) - Tâm lí học, Nxb GD, 1997

8 Nguyễn Thạc, Hoàng Anh - Luyện giao tiếp sư phạm,Trường

Trang 11

9 Bùi Ngọc Oánh, Triệu Xuân Quýnh, Nguyễn Hữu Nghĩa - Tâm

lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Trường ĐHSP Tp HCM, 1995.

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA TRIẾT HỌC

- -TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM

Đề tài:

Trang 12

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ CẤU TRÚC TÂM LÝ HÀNH VI

ĐẠO ĐỨC

HỌ VÀ TÊN : ĐỖ LAN ANH

LỚP: TRIẾT K39

MÃ SINH VIÊN :1950010001 TÊN GIẢNG VIÊN:VŨ THÚY HƯỜNG

Ngày đăng: 19/11/2024, 13:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w