1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn tâm lý học sư phạm phẩm chất cần thiết của người giảng viên hiện nay

10 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phẩm chất cần thiết của người giảng viên hiện nay
Chuyên ngành Tâm lý học sư phạm
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 28,78 KB

Nội dung

Giảng viên đại học trong xã hội hiện đại là người thực hiện hoạt động về dạy học, giáo dục và phát triển tiềm năng của sinh viên, hướng dẫn trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM

Đề tài Phẩm chất cần thiết của người giảng viên hiện nay

Trang 2

MỞ ĐẦU

Giảng viên đại học có một vai trò quan trọng, là nhân lực then chốt trong công tác nâng cao dân trí, đặc biệt là bồi dưỡng nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Giảng viên đại học trong xã hội hiện đại là người thực hiện hoạt động về dạy học, giáo dục và phát triển tiềm năng của sinh viên, hướng dẫn trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia vào quản lý và tổ chức các hoạt động của sinh viên trong nhà trường

Điều sinh viên cần ở người giảng viên là uy tín cá nhân, am hiểu về chính trị, năng lực tổ chức phát triển, văn hóa hành vi cao, có kiến thức chuyên môn uyên thâm và biết cách định hướng cho sinh viên Chính vì vậy, giảng viên đại học cần phải có phẩm chất tốt, trở thành nền móng thực hiện thành công vai trò của mình đối với sinh viên và xã hội

Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người giảng viên phải không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới, phải có ý thức quyết tâm đi vào khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục, làm tốt công tác

“dạy chữ, dạy nghề, dạy người” Tập thể giảng viên, cá nhân giảng viên không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa Phải làm sao để mỗi giảng viên không những là nhà sư phạm mà còn là nhà mô phạm Say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động sư phạm, thành công không kiêu căng, thất bại không nản chí, thương yêu, gần gũi học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, gắn bó với nhân dân, thực sự là những “tấm gương sáng cho học sinh noi theo” Nếu sinh viên hoài nghi về phẩm chất của người giảng viên đồng nghĩa với việc người giảng viên đó không bao giờ có được uy tín, sự tín nhiệm của người học

Trang 3

Hội nghị Trung ương hai (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục

và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải có đủ đức, tài, phải được chuẩn hóa về số lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo”

Việc nghiên cứu về nhân cách của người giảng viên trở thành vấn đề quan

trọng, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn Chính vì thế em chọn đề tài “Phẩm chất cần thiết của người giảng viên hiện nay”.

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN 1.1 Thế giới quan khoa học

Trong phẩm chất người giảng viên cần phải có thế giới quan khoa học Thế giới quan vừa là hiểu biết, quan điểm vừa là sự thể nghiệm, vừa là tình cảm, là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm tin chính trị và hành động của con người Thế giới quan của người giảng viên là thế giới quan Mác Lênin, bao hàm những quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật phát triển của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy) Nó được hình thành dưới nhiều ảnh hưởng khác nhau Trước hết là học vấn của người giảng viên, là việc nghiên cứu nội dung giảng dạy, là ảnh hưởng của toàn bộ thực tế đất nước, là do việc nghiên cứu Triết học…Thế giới quan của người giảng viên chi phối nhiều mặt hoạt động cũng như thái độ của họ đối với các mặt hoạt động đó như việc lựa chọn nội dung, phương

Trang 4

pháp giảng dạy và giáo dục Thế giới quan là kim chỉ nam giúp người giảng viên đi tiên phong trong việc xây dựng niềm tin cho sinh viên

1.2 Lý tưởng đào tạo sinh viên

Đây được coi là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người giảng viên Không chỉ định hướng, dẫn dắt người giảng viên đi lên phía trước, thấy hết giá trị lao động của bản thân mà lý tưởng còn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách sinh viên

Biểu hiện của lý tưởng đào tạo sinh viên là niềm say mê nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, hy sinh cho công việc, tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm, lối sống giản dị và thân tình…Vì thế, người giảng viên có thể vượt qua được những khó khăn về tinh thần, vật chất, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo thế hệ sinh viên Đồng thời, sẽ để lại những dấu ấn đậm nét trong sinh viên, có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên

Lý tưởng đào tạo sinh viên không phải là có sẵn, không thể truyền từ người này sang người khác bằng cách áp đặt mà được hình thành và phát triển thông qua một quá trình hoạt động tích cực trong công tác giáo dục Chính trong quá trình đó, nhận thức về nghề nghiệp ngày càng được nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng tỏ rõ quyết tâm cao Việc giáo dục lý tưởng nghề nghiệp cho sinh viên trong các trường sư phạm là cần thiết A.X Macarenco đánh giá nếu không giáo dục lý tưởng trong các trường sư phạm có nghĩa là không giáo dục gì cả

1.3 Lòng yêu nghề

Trang 5

Lòng yêu người và yêu nghề gắn bó chặt chẽ với nhau, lồng vào nhau Càng yêu người bao nhiêu càng yêu nghề bấy nhiêu, có yêu người mới có lòng yêu nghề Bởi yêu người tạo động lực mạnh mẽ để suốt đời phấn đấu vì lý tưởng nghề nghiệp

Lòng yêu nghề của người giảng viên thể hiện ở việc luôn nghĩ đến sự cống hiến cho sự nghiệp đào tạo sinh viên Giảng viên luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn cải tiến nội dung, phương pháp, không tự thỏa mãn với trình độ và tay nghề của mình, có niềm vui khi được giao tiếp với sinh viên Chỉ có người giảng viên nào hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo thế hệ sinh viên, lấy việc hy sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo làm hạnh phúc cao cả của cuộc đời mình thì mới có thể thực hiện chức năng “người kỹ sư tâm hồn” một cách xứng đáng

1.4 Một số phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí của người giảng viên

Trong hoạt động giảng dạy và giáo dục, mối quan hệ thầy trò có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động Người giảng viên giáo dục sinh viên không chỉ bằng những hành động trực tiếp của mình mà còn bằng tấm gương của cá nhân Một mặt người giảng viên phải lấy những quy luật khách quan làm chuẩn mực cho mọi tác động sư phạm Mặt khác, phải có những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí cần thiết Đó là: Tinh thần nghĩa vụ, thái độ nhân đạo, công bằng, tính nguyên tắc, kiên nhẫn…Những phẩm chất đạo đức là nhân tố để tạo ra sự công bằng theo quan điểm trong các mối quan hệ thầy –trò Những phẩm chất ý chí là sức mạnh để làm cho những phẩm chất của người giảng viên thành hiện thực và tác động sâu sắc đến sinh viên

II THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

Trang 6

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam ta được bắt đầu từ phẩm chất trong sáng của nhà giáo- những người làm nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý” Một phần đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu, có năng lực chuyên môn, nghề nghiệp vững vàng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo viên, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách

Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đội ngũ giảng vẫn còn không ít những hạn chế Số lượng giảng viên còn thiếu nhiều , chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học Mặt khác, tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn cao nhưng chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, kỹ năng sư phạm hạn chế, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới Số giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ tin học còn chiếm tỷ lệ thấp Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức Nhất là chế độ, chính sách vẫn còn những bất hợp

lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ giảng viên

Người thầy phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày Nói về động lực chính thúc đẩy người thầy say mê với bục giảng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát - nguyên Thứ trưởng

Bộ GD-ĐT gói gọn trong dòng chữ: “Tin - yêu - tinh thần trách nhiệm” Để có được điều này, điều cần thiết nhất là khi đến với nghề không thể mang theo sự toan tính, không thật tâm khám phá và muốn cống hiến cho công việc Ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này, nhưng với nghề giáo càng đúng hơn Một nhà giáo có trách nhiệm phải tìm được những biện pháp giảng dạy và giáo dục thích hợp nhằm đảm

Trang 7

bảo sự tiến bộ của mỗi học sinh Ai nói rằng làm nghề giáo là nhàn, là có nhiều thời gian nhàn rỗi, thì chỉ đúng với giáo viên nào đó thiếu lương tâm và tinh thần trách nhiệm, giảng dạy bằng cách đọc – chép, nặng về sỉ vả học sinh mà không hiểu gì về hoàn cảnh của từng em Trong lao động của nhà giáo, công việc chấm chữa các bài tập là một công việc đòi hỏi lương tâm và tinh thần trách nhiệm Một nhà giáo có lương tâm không đầy đủ sẽ đọc rất nhanh bài làm, bỏ qua nhiều lỗi và đưa ra một nhận xét rất chung chung và cho một điểm nào đó Học sinh có những sai lầm trong bài làm mà không được sửa chữa sẽ tiếp tục giậm chân tại chỗ

và nản chí trong học tập Tuy nhiên có thể thấy rằng rằng động lực thôi thúc người thầy cống hiến cho công việc còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp lãnh đạo; các chủ trương, chính sách về giáo dục Khi trường không ra trường, lớp không ra lớp thì người thầy cũng khó hoàn thành chức trách Dạy học là một hình thức lao động đặc biệt nên phẩm chất và nhân cách nhà giáo được quy định nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và tình yêu thương học trò Đối với nhà giáo thâm niên hay người mới vào nghề, để tồn tại và phát triển được nghề nghiệp thì buộc họ luôn phải có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp tình yêu thương, trách nhiệm trong giáo dục với thế hệ trẻ Bất kể thời kỳ nào xã hội cũng đòi hỏi năng lực, nhân cách và phẩm chất của người thầy trong cuộc sống

và nghề nghiệp Trong thời kỳ hội nhập, áp lực này càng cao và xã hội yêu cầu thêm người thầy về phẩm chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày Muốn làm cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện”, thì phải lấy mục tiêu người thầy là hàng đầu Từ thầy kém sẽ có một lớp học trò kém kế tiếp Muốn có thầy giỏi thì phải có nhiều chủ trương, chính sách, chế độ nhưng cần nhất là quan điểm giáo dục đúng đắn hay còn gọi là tư duy giáo dục đúng đắn

Trang 8

KẾT LUẬN

Đội ngũ giảng viên luôn phải có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, cơ bản

đủ về số lượng và cơ cấu, có năng lực chuyên môn, nghề nghiệp vững vàng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo viên, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước

Để duy trì và giữ vững những chuẩn mực về đạo đức, phẩm chất nhà giáo trong giai đoạn hiện nay Bản thân một người giảng viên phải luôn tự hoàn thiện mình về

tư tưởng và hành động Điều này rất cần thiết cho các giảng viên trẻ Bên cạnh đó, người giảng viên phải có ý thức tổ chức kỷ luật, sống và làm việc theo pháp luật Cái tâm của nhà giáo là tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương con người, tôn trọng lẻ phải, có tâm hồn trong sáng, thích sự công bằng và đặt biệt là luôn gắn

bó và tâm huyết với nghề nghiệp

Bản thân giảng viên khi đã chọn nghề giáo là phải tự nhận thức được các khó khăn do nghề nghiệp này đem lại Và có lẽ những ai chọn con đường giảng viên

đa phần vì mục đích yêu nghề Vì thế tự bản thân mỗi giảng viên phải biết gìn giữ tình yêu nghề nghiệp của chính mình, yêu nghề tức là yêu trường, yêu lớp, yêu sinh viên không những trên giảng đường mà còn ngoài đời thường để ta có thể hiểu hơn về chính sinh viên của mình

Giảng viên không chỉ rèn luyện phẩm chất cho riêng mình mà cũng cần phải

cương quyết đấu tranh loại trừ những biểu hiện chạy theo thành tích, xúc phạm đến nhân cách và thân thể sinh viên, hoặc các hành vi cố kiếm tiền bằng mọi hình thức, tự đánh mất mình, làm ảnh hưởng chung đến uy tín của nghề giáo, mất lòng tin của xã hội

Phẩm chất của con người không phải ngày một ngày hai mà có, nó phải trải qua quá trình hình thành lâu dài Và để có được phẩm chất của một nhà sư phạm, người giảng viên cần đổi mới cách nhìn nhận đối với sinh viên, sinh viên là người

Trang 9

học nhưng cũng là người mang lại kinh nghiệm và hướng sáng tạo mới cho giảng viên Sinh viên là đội ngũ trẻ, có sức sống, sức sáng tạo mãnh liệt - những năng lực dồi dào này giúp họ có khả năng tốt nhất trong tiếp thu và nhìn nhận hình ảnh của người thầy Thay đổi từ cách nhìn nhận với sinh viên là để người giảng viên đứng trên một khía cạnh khác nhìn vào quá trình giảng dạy Sinh viên giao tiếp với giảng viên để học tốt hơn, tiếp thu kiến thức nhạy và nhiều hơn, giảng viên giao tiếp để

phải nâng cao các kĩ năng , năng lực kết hợp với công nghệ thông tin để buổi học chất lượng hơn

Trang 10

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN 3

1.1 Thế giới quan khoa học 3

1.2 Lý tưởng đào tạo sinh viên 4

1.3 Lòng yêu nghề 4

1.4 Một số phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí của người giảng viên 5

II THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 5

KẾT LUẬN 8

Ngày đăng: 19/11/2024, 13:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w