TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM Đề tài: Bản chất hiện tượng tâm lý người và những lưu ý trong hoạt động dạy học và giáo dục hiện nay... Chủ đề: Bản chất hiện tượng tâm lý người và nhữ
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
Đề tài:
Bản chất hiện tượng tâm lý người và những lưu ý trong hoạt
động dạy học và giáo dục hiện nay.
Trang 2Chủ đề: Bản chất hiện tượng tâm lý người và những lưu ý trong hoạt động dạy học và giáo dục hiện nay
Trong thời đại 4.0 ngày nay, đất nước ta không ngừng vươn lên đổi mới và phát triển, dành hết toàn lực chạy đua với thế giới Để củng cố được địa vị trên trường quốc tế, Đảng và nhà nước luôn chú trọng, dành sự quan tâm lớn đối với một số lĩnh vực ngành nghề nhất định, một trong số đó chính là giáo dục Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” quả đúng như vậy, học sinh, sinh viên chính là mầm non, là nhân tài của đất nước, chính vì thế việc giáo dục, rèn luyện trong nhà trường là rất cần thiết
Để học sinh, sinh viên học tập có hiệu quả, không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên một kiến thức vững chắc, mà hơn hết cần nắm rõ được tâm lý của người học Chính vì thế, một trong những chuyên ngành đào tạo sư phạm không thể nào vắng bóng tâm lý học sự phạm Đây là môn học nhằm củng cố hiểu biết, kỹ năng cho những người giảng viên tương lai, giúp họ hiểu và biết cách nắm bắt tâm lý của học viên một cách hiệu quả nhất, mà đầu tiên chính
là hiểu được bản chất hiện tượng tâm lý người
II NỘI DUNG
1 Bản chất hiện tượng tâm lý người
1.1 Khái niệm
Theo quan điểm duy vật biện chứng: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não thông qua chủ thể, tâm lý người mang bản chất
xã hội- lịch sử
Trang 3Hiện thực khách quan là tất cả sự vật hiện tượng tồn tại xung quanh con người, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Hiện thức khách quan tác động vào não thông qua sự phản ánh, từ đó mà não tạo ra hình ảnh tâm lý (hoạt động tâm lý) Ngược lại Não cũng tác động trở lại với hiện thực khách quan thông qua sự phản ánh
Hiện thực khách quan vừa là nguồn gốc vừa là điều kiện cần để có hình ảnh tâm lý, não là điều kiện đủ Hiện thực khách quan tồn tại ở dạng tinh thần và vật chất, nó rất đa dạng và phong phú
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động, phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất, kết quả
là để lại dấu vết tác động và hệ thống chịu sự tác động
Có bao nhiêu hình thức vận động thì có bấy nhiêu hình thức phản ánh Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau Căn cứ vào các dạng tồn tại cua vật chất có thể chia phản ánh thành các dạng sau:
Phản ánh vật lý: là phản ánh của các vật chất không sống (không
có sự trao đổi chất với môi trường) Đây là loại phản ánh đơn giản, phản ánh nguyên si sự vật hiện tượng
Phản ánh sinh: là phản ánh của các vật chất sống nhưng chưa có hệ điều hành thần kinh phát triển, dạng phản ánh này không còn nguyên si như tác động ban đầu
Phản ánh tâm lý: là phản ánh của các vật chất sống và có hệ thần kinh phát triển
Phản ánh tâm lý là loại phản ánh đặc biệt vì nó phụ thuộc và ý muốn chủ quan của chủ thể phản ánh
Trang 4Não của mỗi cá nhân là một tổ chức vật chất phát triển ở mức độ cao,
là điều kiện đủ để nảy sinh ra các hiện thực khách quan Não bộ là cơ quan phân tích, thực hiện các chức năng bình thường để con người phát triển một cách bình thường Hiện thực khách quan phải qua các giác quan người (cơ quan phân tích, tiếp nhận) thông qua các trung khu thần kinh để đưa lên não
Như vậy, hiện thực khách quan và não bộ là hai điều kiện cần và đủ Chúng ta cần làm phong phú hiện thực khách quan để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mỗi cá nhân Muốn thay đổi hiện thực của tinh thần thì ta cần phải thay đổi hiện thực khách quan, bên cạnh đó cần gìn giữ và bảo vệ bộ não người
1.2 Tâm lý người mang tính chủ thể
Chủ thể trong phản ánh tâm lí chính là con người Phản ánh tâm lý giống như các loại phản ánh khác ở chỗ chúng đều tạo ra những hình ảnh của các sự vật hiện tượng Nhưng hình ảnh tâm lý khác các loại hình ảnh khác ở chỗ bao giờ nó cũng mang dấu ấn riêng của người phản ánh Chính vì vậy, phản ánh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo, không khô cứng, thụ động như phản ánh vật lý Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, hình ảnh tâm lý không những phụ thuộc vào bản thân hiện thực khách quan mà còn phụ thuộc vào người phản ánh Vì thế, tâm lý người mang tính chủ thể, tính chủ thể được thể hiện như sau:
Cùng nhận sự tác động của cùng một sự vật hiện tượng nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau, từ đó ta tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối với sự vật, hiện tượng đó
Trang 5 Cùng một sự vật, hiện tượng tác động tới một chủ thể duy nhất vào những thời điểm khác nhau, vào những hoàn canh khác nhau với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau có thể cho ta những hình hảnh tâm lý khác nhau
Mỗi chủ thể khác nhau sẽ có thái độ và hành vi khác nhau đối với các sự vật, hiện tượng
Chính chủ thể là người cảm nhận, trải nghiệm rõ nét nhất những sắc thái, mức độ biểu hiện tâm lý của bản thân
Có sự khác biệt tâm lý giữa người này người kia là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân về sinh học: sự khác biệt về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh, não bộ,… Đây là nguyên nhân giữ vài trò cơ sở, nền tảng
Nguyên nhân về xã hội: Hoàn cảnh sống, mội trường sống, điều kiện giáo dục, mức độ tích cực hoạt động và giao tiếp… của mỗi cá nhân Đây là yếu tố quyết định
Như vậy, mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới
đã đưa cái riệng của mình vào trong đó, làm cho nó mang đậm màu sác chủ quan
Do tính chủ thể nên tâm lý của con người luôn mang những nét riêng giúp ta phân biệt được người này với người khác Trong đời sống hoạt động, chúng ta cần biết tôn trọng cái riêng của người khác, không thể đòi hỏi học suy nghĩ, mong muốn, hành động như mình Mặt khác, chúng ta cần có cách ứng xử, tiếp cận phù hợp với đối tượng, không nên cứng nhắc, máy móc
1.3 Tâm lý người mang bản chất xã hội- lịch sử
Trang 6- Tâm lý người mang bản chất xã hội: Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan bao gồm cả thể giới tự nhiên và xã hội, trong đó cuộc sống xã hội đóng vai trò quan trọng hơn cả Các mối quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp luật… quy định bản chất con người Sự tồn tại và phát triển của con người luôn gắng liền với sự tồn tại và phát triển của công đồng, xã hội không ai
có thể sống ngoài gia đình, bạn bè, địa phương, dân tộc… Trên thế giới, có những trẻ em sống với động vật và được chúng nuôi Mặc dù
có cấu tạo sinh lý của con người, song do sống tách biệt với loài người nên chúng không có tâm lý như người ningf thường Như vậy, những
gì con người có được khi mới sinh ra chỉ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ Điều kiện tiên quyết để trở thành người là phải sống
và hoạt động theo kiểu người trong cộng đồng Bởi vậy, tâm lý người chỉ hình thành trong môi trường xã hội, nơi con người sống và làm việc với tư cách là một thành viên của xã hội Bằng con đường di truyền sinh học, cá nhân tiếp nhận từ thế hệ trước những đặc điểm về giải phẫu sinh lí cơ thể và hệ thần kinh Tuy nhiện, để trở thành người,
cá nhân cần phải lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các chuẩn mực cần thiết… bằng con đường xã hội thông qua hoạt động, giao tiếp Như vây, trong cuộc sống xã hội, thông qua hoạt động và giao tiếp, con người đã biết kinh ngiệm xã hội- lịch sử thành kinh nghiệm của cá nhân, hình thành nên tâm lý Với tư cách là chủ thể xã hội, con người càng tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động cá nhân thì tâm lý càng phát triển Tâm lý con người mang đầy đủ dấu ấn xã hội
- Tâm lý người mang tính lịch sử: theo sự vận động và phát triển của xã hội, tâm lý con người cũng không ngừng biến đổi và phát triển Khi chuyển sang một thời kỳ lịch sử khác, những biến đổi trong xã hội
Trang 7sớm muộn cũng dẫn tới những thay đổi trong nhận thức, tình cảm , nếp nghĩ, thế giới quan… của con người Tuy vậy những nét tâm lý đã hình thành không hoàn toàn mất đi mà còn để lại những dấu ấn nhất định trong mỗi người và mỗi thế hệ khi thời kỳ lịch sử cũ đã qua đi Tâm lý của mỗi người được hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử cộng đồng và lịch sử dân tộc
Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, hình thành và cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh, nơi mà con người sống và hành động Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học và giáo dục, quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tích cực tổ chức hoạt động và quan hệ giao tiếp hài hòa theo từng lứa tuổi để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm
lý con người
2 Những lưu ý trong hoạt động dạy học và giáo dục hiện nay
Thông qua những tim hiểu ở trên về hiện tượng tâm lý người, ta có thể rút ra được những lưu ý trong hoạt động dạy học và giáo dục hiện nay như sau:
- Người day cần biết biến tấu, làm phong phú nội dung dạy học bằng nhiều hình thức khác nhau, không nên quá cứng nhắc, rập khuôn vào một hình thức Có thể đẽ dàng nhận thấy nhất là ngày nay có một số những giáo viên vẫn còn hạn chế về hình thức giảng dạy, giáo viên chỉ thuyết trình từ một phía, học sinh thì chỉ nghe và ghi chép lại từ đầu đến cuối, hoàn toàn không có sự tương tác giữa người dạy và người học Điều đó khiến cho người học bị ì chệ, không phát huy được hết chức năng của các giác quan, những gì mà người học được tiếp cận
Trang 8chỉ là những lý thuyết khô khan, không có sự liên tưởng phong phú về bài học khiến cho người học dễ chán nản và nghiêm trọng hơn nữa là khiến cho não hộ không được phát triển đầy đủ
- Do tính chủ thể nên tâm lý con người luôn mang những nét riêng, chính vì thế người dạy cần tôn trọng những nét riêng đó của mỗi học sinh Ở trong lớp mỗi người lại có một tính cách khác nhau, có người rụt rè nhưng cũng có người năng động, có người thiên về nội tâm nhưng cũng có người rất hoạt bát hướng ngoại Do đó mà giáo viên cần nắm bắt được tâm lý của từng học sinh trong lớp, khong thể mang
sự nghiêm khắc để ứng xử với những bạn rụt rè nội tâm vì như thế sẽ khiến các bạn càng thu mình lại, ngược lại cũng không thể luôn nhẹ nhàng đối với những bạn năng động vì nó không đủ để tác động tới các bạn
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tích cực tổ chức hoạt động và quan hệ giao tiếp hài hòa theo từng lứa tuổi
để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người Người giáo viên cần tổ chức những hoạt động mang tính giao tiếp cao, ví dụ như đặt cầu hỏi trước khi vào vấn đề bài giảng hay tạo ra các hoạt động nhóm, điều đó sẽ tạo cho người học tâm lý tò mò muốn tìm hiểu cũng như hướng sự chú ý vào vấn đề mà giáo viên chuẩn bị triển khai Bên cạnh đó cần có sự giao tiếp hợp lí đối với từng lứa tuổi, đối với học sinh tiểu học có thể tổ chức hoạt động giao tiếp trông qua các trò chơi, đối với học sinh trung học có thể đặt câu hỏi và đối với đại học thì giảng viên có thể đưa ra bài tập thảo luận nhóm để các bạn trao đổi và
có sự hỏi đáp giữa các nhóm với nhau, giữa giảng viên và sinh viên Không thể tổ chức làm bài tập thảo luận nhóm đối với hộc sinh tiểu
Trang 9học vì lúc này nhận thức của các bạn còn non nớt mộc mạc, cần sự giúp đỡ rất nhiều từ giáo viên
III KẾT LUẬN
Tâm lý học sư phạm là một trong những chuyên ngành quan trọng nhất trong đào tạo sư phạm, để truyền đạt kiến thức hiệu quả nhất một mặt giảng viên cần có kiến thức vững chắc, một mặt cũng cần bồi dưỡng kỹ năng tâm lý sư phạm vì tâm lý tác động trực tiếp tới mỗi người Nền móng cơ sở cho tâm lý học sư phạm chính là hiện tượng tâm lý người, đây cũng như một lời nhấn mạnh tầm quan trong của việc vận dụng kỹ năng tâm lý vào quá trình dạy học
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Tâm lý học sư phạm
Trang 11MỤC LỤC
Contents
I MỞ ĐẦU 2
II NỘI DUNG 2
1 Bản chất hiện tượng tâm lý người 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Tâm lý người mang tính chủ thể 5
1.3 Tâm lý người mang bản chất xã hội- lịch sử 6
2 Những lưu ý trong hoạt động dạy học và giáo dục hiện nay 9
III KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12