MỞ ĐẦU : 1. Lý do chọn đề tài Cũng như những quốc gia dân chủ phương Tây khác, nước Úc đã chứng kiến một sự giảm mạnh số lượng đảng viên chính thức của các đảng phái chính trị. Trong năm 2006, chỉ có 1.3% dân số Úc là đảng viên chính thức của các đảng phái, giảm 10% so với 60 năm trước đó. Trong khi sự quan tâm về chính trị trong dân chúng Úc càng lúc càng suy giảm và các đảng phái càng ngày càng trở nên ít đại diện cho dân chúng Úc, thì các đảng phái đang trở nên càng ngày càng có quyền lực. Một số ít các chính trị gia lãnh đạo các đảng chính trị này trở thành những nhóm rất ít các chính trị gia Úc, nắm toàn bộ vận mệnh nước Úc trong tay mình. Họ quyết định vấn đề tài chính, vấn đề chính sách và quan trọng nhất là lựa chọn những ứng cử viên cho những chức vụ quan trọng nhất của nước Úc. Tuy nhiên sự tuyển lựa các chính khách của các đảng phái tỏ ra không chính xác. Nếu chúng ta theo dõi tư cách của những chính trị gia như Craig Thomsons, Peter Slippers, Geoff Shaws và Robert Furolos, thì rõ ràng những chính khách này đã làm cho cả đảng và quốc hội của Úc mang tiếng xấu. Những tai tiếng của các chính trị gia này có được điều tra tới nơi tới chốn không? Ai điều tra và điều tra như thế nào, kết quả như thế nào? Những câu hỏi đó đều không có câu trả lời rõ ràng. Trong khi đó những dân biểu này vẫn tiếp tục đến quốc hội, tiếp tục nhận những đồng lương hậu hĩ từ tiền đóng thuế của người dân. Những chính khách của đảng Lao Động NSW như Eddie Obeid, Ian Macdonald và Eric Roozendaal, đang bị Ủy ban Độc lập chống Tham nhũng điều tra những vụ bê bối trong thời gian làm việc ở quốc hội. Một ông khác là Bernard Finnigan, cựu dân biểu ở Nam Úc đang bị điều tra đến những cáo buộc liên quan đến việc lưu trữ hình ảnh dâm ô trẻ em.. Người ta nói rằng không có các đảng chính trị như tại Úc, thì không thể có dân chủ. Tuy nhiên để có dân chủ thực sự thì các đảng chính trị nói trên phải chứng tỏ họ là những đảng chính trị có uy tín, bao gồm những đảng viên có tài đức, và sinh hoạt chính trị nội bộ của họ cũng phải có tính chất dân chủ. Một cuộc điều tra của Trường Đại Học Quốc Gia Úc cho thấy một tỷ lệ lớn dân Úc cho rằng các đảng chính trị tại Úc đều không đáng tin cậy. Một trong những bước quan trọng nhất để có một đảng chính trị dân chủ xứng đáng đại diện cho cử tri, đó là việc thu nạp và đào tạo lớp chính khách trẻ có tài năng. Quốc hội liên bang là đấu trường chính của các đảng phái. Những bê bối của các ông Craig Thomson, Peter Slippers, Andre Wilkie, việc bà Gillard lật đổ Kevin Rudd làm cho mọi người nhìn thấy một hậu trường bết bát của sinh hoạt chính trị của các đảng phái tại Úc. Chính những đặc điểm trên của đảng cầm quyền ở Úc mà e đã chọn đề tài “ Đảng cầm quyền Úc và những tác động của nó tới đời sống xã hội” làm đề tài tiểu luận của mình.
MỞ ĐẦU : 1 Lý do chọn đề tài Cũng như những quốc gia dân chủ phương Tây khác, nước Úc đã chứng kiến một sự giảm mạnh số lượng đảng viên chính thức của các đảng phái chính trị Trong năm 2006, chỉ có 1.3% dân số Úc là đảng viên chính thức của các đảng phái, giảm 10% so với 60 năm trước đó Trong khi sự quan tâm về chính trị trong dân chúng Úc càng lúc càng suy giảm và các đảng phái càng ngày càng trở nên ít đại diện cho dân chúng Úc, thì các đảng phái đang trở nên càng ngày càng có quyền lực Một số ít các chính trị gia lãnh đạo các đảng chính trị này trở thành những nhóm rất ít các chính trị gia Úc, nắm toàn bộ vận mệnh nước Úc trong tay mình Họ quyết định vấn đề tài chính, vấn đề chính sách và quan trọng nhất là lựa chọn những ứng cử viên cho những chức vụ quan trọng nhất của nước Úc Tuy nhiên sự tuyển lựa các chính khách của các đảng phái tỏ ra không chính xác Nếu chúng ta theo dõi tư cách của những chính trị gia như Craig Thomsons, Peter Slippers, Geoff Shaws và Robert Furolos, thì rõ ràng những chính khách này đã làm cho cả đảng và quốc hội của Úc mang tiếng xấu Những tai tiếng của các chính trị gia này có được điều tra tới nơi tới chốn không? Ai điều tra và điều tra như thế nào, kết quả như thế nào? Những câu hỏi đó đều không có câu trả lời rõ ràng Trong khi đó những dân biểu này vẫn tiếp tục đến quốc hội, tiếp tục nhận những đồng lương hậu hĩ từ tiền đóng thuế của người dân Những chính khách của đảng Lao Động NSW như Eddie Obeid, Ian Macdonald và Eric Roozendaal, đang bị Ủy ban Độc lập chống Tham nhũng điều tra những vụ bê bối trong thời gian làm việc ở quốc hội Một ông khác là Bernard Finnigan, cựu dân biểu ở Nam Úc đang bị điều tra đến những cáo buộc liên quan đến việc lưu trữ hình ảnh dâm ô trẻ em Người ta nói rằng không có các đảng chính trị như tại Úc, thì không thể có dân chủ Tuy nhiên để có dân chủ thực sự thì các đảng chính trị nói trên phải chứng tỏ họ là những đảng chính trị có uy tín, bao gồm những đảng viên có tài đức, và sinh hoạt chính trị nội bộ của họ cũng phải có tính chất dân chủ Một cuộc điều tra của Trường Đại Học Quốc Gia Úc cho thấy một tỷ lệ lớn dân Úc cho rằng các đảng chính trị tại Úc đều không đáng tin cậy Một trong những bước quan trọng nhất để có một đảng chính trị dân chủ xứng đáng đại diện cho cử tri, đó là việc thu nạp và đào tạo lớp chính khách trẻ có tài năng Quốc hội liên bang là đấu trường chính của các đảng phái Những bê bối của các ông Craig Thomson, Peter Slippers, Andre Wilkie, việc bà Gillard lật đổ Kevin Rudd làm cho mọi người nhìn thấy một hậu trường bết bát của sinh hoạt chính trị của các đảng phái tại Úc Chính những đặc điểm trên của đảng cầm quyền ở Úc mà e đã chọn đề tài “ Đảng cầm quyền Úc và những tác động của nó tới đời sống xã hội” làm đề tài tiểu luận của mình 2 Tình hình nghiên cứu Đã có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu khoa học về nước Úc , như bài :“ Năng suât lao động của Úc hơn hẳn Nga, những thành tựu nghiên cứu khoa học của Úc, được chuyên giao sang ưng dụng hiệu quả hơn Nga” của GS.Nguyễn Đăng Hưng; “ hành trình từ văn học tới chính trị” của Nguyễn Hưng Quốc; và rất nhiều những bài nghiên cứu về nước Úc khác Tuy nhiên về vấn đề ảnh hưởng của Đảng cầm quyền Úc tới xã hội thì chưa có nhà nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể Chính vì thế để làm rõ hơn vấn đề này mà e đã chọn đề tài “ Đảng cầm quyền Úc và những tác động của nó tới đời sống xã hội” để nghiên cứu 3 Mục đích nghiên cứu Về kiến thức: Bài nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở khoa học của Đảng chính trị, Đảng cầm quyền và hoạt động của Đảng cầm quyền Úc Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tiêu chí về nội dung, phương thức cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền Úc Về thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu về hoạt động và chức năng nhiệm vụ của Đảng cầm quyền Úc, luôn cầu thị trong viện tìm hiểu, nghiên cứu thông tin 4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: là phương thức tổ chức và lãnh đạo của Đảng cầm quyền ở Úc - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Trong hộ thống chính trị của Úc Về thời gian: Những năm gần đây -Đối tượng nghiên cứu: Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận : Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận Phương pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như logic lịch sử, phân tích – tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể, hệ thống – cấu trúc, so sánh, tra 6 Đóng góp mới của đề tài Đề tài đưa ra cái nhìn tổng quát về Đảng Cầm quyền tại nước Úc , những đánh giá khách quan về những đóng góp cho đến những hạn chế của Đảng cầm quyền Úc với xã hội 7 Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của tiểu luận được kết cấu gồm 2 chương, 4 tiết B NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Khái niệm, bản chất của Đảng chính trị 1.1.1 Khái niệm Đảng chính trị - Đảng chính trị là một tổ chức chính trị tự nguyện bao gồm những người ưu tú trong giai cấp, tầng lớp, dân tộc, được nhân dân thừa nhận - Có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng lẽ - Được thừa nhận bằng pháp luật, có mục tiêu giành quyền lực Nhà nước, chủ yếu bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử - Đảng chính trị ra đời sau Nhà nước, là sản phẩm của cuộc đấu tranh chính trị Như vậy, Đảng chính trị, về nguyên tắc, là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của gia cấp, bao gồm những phần tử ưu tú nhất; tiêu biểu nhất của giai cấp hoặc của các tập đoàn hợp thành giai cấp, nó là công cụ quan trọng nhất để đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mà nó đại diện Ăngghen đã chỉ rõ: đấu tranh chính trị giữa các giai cấp biểu hiện tập trung nhất trong cuộc đấu tranh giữa các đảng chính trị Vì thế trong thời đại ngày nay, chế độ chính trị xã hội ở mỗi nước có sự khác nhau nhưng dưới chế độ chính trị xã hội nào thì đảng chính trị cầm quyền cũng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi nước Đảng chính trị là một sản phẩm lịch sử, nó là một hiện tượng chính trị đặc biệt ra đời do nhu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đó là sản phẩm tất yếu của giai cấp và đấu tranh giai cấp Đảng chính trị chỉ xuất hiện khi xuất hiện thể chế dân chủ, một thể chế thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của các nhóm lợi ích đối lập cùng các tổ chức đại diện cho nhóm lợi ích đó Đảng chính trị cũng ra đời trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa phụ thuộc 1.1.2 Bản chất Đảng Chính trị Về bản chất, đảng chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp Đảng chính trị là đại biểu cho hệ tư tưởng, cho lợi ích của giai cấp xã hội nhất định, không có đảng chính trị nào là phi giai cấp, siêu giai cấp Dù ở thời đại nào, dù ở nước nào cũng không thể có một đảng chính trị mà lại vừa đại biểu cho lợi ích của giai cấp bóc lột thống trị lại vừa đại biểu cho lợi ích của cac giai cấp, các tầng lớp lao động Muốn xem xét bản chất giai cấp của một đảng chính trị thì phải xem xét trên hệ tư tưởng của nó, xem đảng đó đấu tranh vì ai, bảo vệ lợi ích cho giai tầng nào trong xã hội 1.2 chức năng và vai trò của Đảng Chính Trị 1.2.1.chức năng của Đảng Chính Trị - Hoạch định đường lối, cương lĩnh, mục tiêu để tập hợp lực lượng, dẫn dắt lực lượng của mình đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu chính trị - Xây dựng lực lượng, xây dựng tổ chức bộ máy thông qua công tác tổ chức cán bộ để thực hiện mục tiêu đường lối đã vạch ra - Giáo dục, thuyết phục, vận động các tầng lớp xã hội khác nhau cùng thực hiện mục tiêu của mình - Thông qua cơ chế kiểm tra của Đảng, kiểm tra xử lý đối với các đảng viên và các tổ chức đảng trong hoạt động thực tiễn 2.1.2 Vai trò của Đảng Chính Trị Vai trò của Đảng cầm quyền trong việc xác lập: bộ máy nhà nước, vị trí cán bộ chủ chốt trong bộ máy nhà nước cấp Trung ương và địa phương, vị trí cán bộ chủ chốt thuộc các bộ phận cấu thành hệ thống quyền lực nhà nước: Hoạt động của Đảng cầm quyền luôn gây ảnh hưởng đến đời sống chính trị và hoạt động của bộ máy Nhà nước, làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo quy định của pháp luật và trở nên hình thức, có sự phân chia quyền lực nhà nước giữa các Đảng Ở Cộng hòa Xingapo, Đảng cầm quyền PAP của Xingapo lãnh đạo Chính phủ và chi phối Quốc hội Tuy nhiên giữa chúng có sự phân chia quyền lực: các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng phải được Quốc hội thông qua mới được thi hành, và Chính phủ là cơ quan triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối đó Quốc hội Xingapo là cơ quan lập pháp gồm 51 nghị sĩ do dân bầu Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước do Quốc hội cử, và chỉ định Thủ tướng (người đứng đầu Đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội) Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống sẽ chỉ định các thành viên của Nội các (gồm 14 Bộ trưởng và các quan chức hành chính cao cấp) Một Hội đồng cố vấn được lập ra làm tham mưu cho Tổng thống, các ý kiến của Hội đồng trong các cuộc họp cấp cao có thể được Tổng thống tham khảo, ví dụ như việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt cho nền hành chính của quốc gia Ở Malaysia, bộ máy nhà nước được chia thành 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó, Quốc hội liên bang giữ quyền lập pháp của liên bang (cụ thể là Thượng và Hạ nghị viện), có chức năng làm luật và kiểm soát tài chính của Chính phủ Thượng nghị viện hoạt động dưới sự chủ trì của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, gồm 69 thành viên, trong đó có 40 người được sự chỉ định của Vua Hạ nghị viện gồm 192 thành viên, trong đó 145 thành viên được cử tri bầu trực tiếp từ 104 khu vực bầu cử miền Tây Malaysia, số còn lại được bầu gián tiếp qua bộ phận lập pháp của bang Sabah (20 thành viên) và Sarawak (27 thành viên) Các thành viên được bầu gián tiếp sẽ được thay thế bằng các thành viên được bầu trực tiếp sau kỳ tổng tuyển cử toàn liên bang Chủ trì Hạ viện là người phát ngôn do Viện bầu chọn Hiến pháp Malaysia có quy định một điều đặc biệt là người phát ngôn Hạ viện có thể là người ngoài Viện, khi đó ngừơi được đề cử sẽ được coi là một thành viên thứ 193 của Viện Theo truyền thống lịch sử, Quốc vương Malaysia là ngừơi đứng đầu liên bang, có quyền cao nhất, bảo đảm sự trị vì đất nước, kiểm soát cả 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp Quốc vương có quyền bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thẩm phán và giải tán Quốc hội khi cần thiết Theo quy trình làm luật, dự luật muốn trở thành luật phải được thông qua từ Hạ viện đến Thượng viện và cuối cùng là Vua, do đó Vua là người ký ban hành các đạo luật Ngoài ra, Vua còn một số đặc quyền khác như: ân xá, bảo vệ quyền lợi cho các dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền đặc biệt của người Mã lai… Trong hoạt động của Chính phủ, Vua là nguyên thủ quốc gia nắm quyền hành pháp Việc điều hành công việc hàng ngày của đất nước được giao cho Nội các Để tránh tình trạng độc đoán, Hiến pháp quy định: Vua quyết định trên cơ sở tư vấn của Thủ tướng và Nội các, trừ trường hợp bổ nhiệm Thủ tướng, giải tán Quốc hội và triệu tập Hội nghị 9 tiểu vương quốc Tuy nhiên trong thực tế, Vua vẫn có sự tham khảo ý kiến của Thủ tướng và các thành viên Nội các Theo quy định và Hiến pháp, Thủ tướng là người đứng đầu Đảng chiếm đa số ở Quốc hội, nắm quyền lãnh đạo Chính phủ và đứng ra thành lập Nội các Trong trường hợp không có Đảng nào giành được đa số ghế tại Quốc hội thì Vua sẽ phải chọn Thủ tướng Sau khi được Vua bổ nhiệm chính thức và được giao quyền thành lập Chính phủ, Thủ tướng sẽ phải xem xét đến số ghế tương quan giữa 3 Đảng lớn Mã lai – Hoa – Ấn và số ghế giữa các Bang để tránh tình trạng có nhiều thành viên Nội các là người của một Đảng hay một Bang nào đó Bộ trưởng được chọn trong số đại biểu của 2 Viện, nhưng chủ yếu là của Hạ nghị viện Hiện nay, Malysia có 27 Bộ trưởng, trong đó có 4 Bộ trưởng không Bộ nằm trong Văn phòng Thủ tướng Thủ tướng có đặc quyền kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng ở bất kỳ Bộ nào, không hạn chế Hiến pháp Nhật Bản quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp duy nhất của đất nước Điều đó cho thấy, Quốc hội được công nhận về tầm quan trọng của mình cao hơn các cơ quan khác như Nội các và Tòa án Vì vậy, nền chính trị nhà nước hoạt động theo nguyên tắc Quốc hội là trung tâm Nhật Bản cơ cấu Quốc hội theo chế độ 2 viện được tổ chức hết sức công phu, dù tổ chức 2 viện khác nhau nhưng phải phù hợp với mục đích của Quốc hội Ngoài quyền lập pháp, hai viện của Quốc hội còn có quyền giám sát tài chính quốc gia và điều tra các hoạt động chính trị của đất nứơc Do áp dụng chế độ Nội các Nghị viện nên Thủ tướng Nhật Bản được chỉ định trong số các nghị sĩ bằng quyết nghị của Quốc hội Thực tế, nghị sĩ là Chủ tịch Đảng chiếm đa số ghế tại Hạ nghị viện làm Thủ tướng Thủ tướng có quyền bổ nhiệm các Bộ trưởng và hơn nửa số Bộ trưởng phải được chọn trong số các nghị sĩ Quốc hội (thực tế thì đa số ghế Bộ trưởng trong Nội các thuộc Đảng cầm quyền) Nội các gồm Thủ tướng và khoảng 20 Bộ trưởng, cơ quan giúp việc cho Nội các là Văn phòng Nội các và các cơ quan của Cục pháp chế Nội các Ngoài công việc hành chính nói chung, Nội các còn thực thi và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về các công việc hành chính như chấp hành pháp luật, tổng hợp các công việc của quốc gia, xử lý các quan hệ ngoại giao, ký kết các hiệp ước, ban hành các sắc lệnh thi hành Hiến pháp, pháp luật và có đặc quyền về ân xá như đại xá, đặc xá Các Bộ trưởng được phân công phụ trách các công việc hành chính như Phủ Thủ tướng, các Bộ và các vị trí quan trọng như: Đổng lý văn phòng Nội các (tức Bộ trưởng Văn phòng chính phủ), Chủ tịch Uy ban an ninh quốc gia, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề chung, Cục trưởng Cục phòng vệ … Tại nước Anh, theo quy định của pháp luật, Nữ hoàng được quyền bổ nhiệm Thủ tướng – người đứng đầu bộ máy hành pháp – với điều kiện người đó là thủ lĩnh của Đảng cầm quyền (tức Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện), các Đảng viên cũng phải biểu quyết theo ý chí của Đảng mình Tuy Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện (vì được thành lập trên cơ sở Nghị viện), nhưng thực tế Đảng cầm quyền có quyền đứng ra thành lập Chính phủ và thao túng toàn bộ tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước và hoạt động của Hạ nghị viện Anh Mọi hoạt động của Chính phủ đều thể hiện ý chí của Đảng cầm quyền thông qua ý chí của người lãnh đạo Ở Mỹ, Đảng chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bộ máy nhà nước Chủ tịch Hạ viện bao giờ cũng là Đảng viên của Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện, và là người có nhiều quyền lực nhất trong Quốc hội Với tư cách là người lãnh đạo Đảng, ông ta là một trong những người phát ngôn chủ chốt về các chính sách của Đảng, thực hiện sự kiểm soát của Đảng đối với mọi hoạt động của Hạ viện, đồng thời gây áp lực đối với việc phân công các thành viên vào các Ủy ban Ngoài ra, còn có các tổ chức Đảng ở Thượng viện và Hạ viện rất có quyền thế can thiệp sâu vào mọi hoạt động lập pháp của Quốc hội, Đảng Cộng hòa gọi là Hội nghị, còn Đảng Dân chủ gọi là phiên nhóm, không những đề cử Đảng viên vào các chức vụ quan trọng mà còn lựa chọn Chủ tịch Ủy ban chính sách và điều hành, người này phụ trách chiến lược của Đảng ở diễn đàn Quốc hội và có quyền quyết định nghị sĩ - đảng viên nào sẽ được nói cũng như nói vào lúc nào Bên cạnh đó, sự chi phối của Tổng thống đối với Quốc hội cũng rất đáng kể Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, chịu trách nhiệm về hành động của mình trước cử tri toàn quốc theo quy định, nhưng do là một Đảng viên của Đảng cầm quyền và cũng là để thực hiện quyền lợi của Đảng, giữ uy tín cho Đảng, đồng thời cũng là đặt nền móng cho việc tái cử trong nhiệm kỳ sau nên mọi hoạt động của Tổng thống thường đi theo đường lối chính sách của Đảng đã hứa với cử tri khi vận động bầu cử Tổng thống chỉ định tất cả các quan chức cao cấp liên bang và có toàn quyền trong việc bổ nhiệm các thành viên Nội các – một trong những cơ quan giúp việc quan trọng nhất của Tổng thống, và các thành viên này là cộng sự đắc lực có ảnh hưởng lớn trong việc điều hành đất nước của Tổng thống Để nhận được sự ủng hộ lâu dài của Đảng, Tổng thống thường bổ nhiệm các Đảng viên cùng Đảng đã có sự ủng hộ tích cực trong chiến dịch bầu cử vào các chức vụ quan trọng Bên cạnh đó, Tổng thống cũng bổ nhiệm một vài chức vụ cho Đảng viên đối lập nhằm củng cố thêm mối quan hệ trong Bộ máy Nhà nước Tổng thống thực hiện quyền lực của mình với sự trợ giúp của trên 100 cơ quan khác nhau, trong đó quan trọng nhất là Hội đồng an ninh quốc gia, Cơ quan quản lý ngân sách, Hội đồng đối nội, Cục Tình báo Trung ương, Cục điều tra liên bang, Hội đồng cố vấn kinh tế, Nội các… Đứng đầu cơ quan tư pháp Malaysia là Ủy ban tư pháp Đây là cơ quan độ lập, chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà vua và Hoàng gia Người đứng đầu Ủy ban do Vua bổ nhiệm Thành phần Ủy ban gồm các luật gia, thẩm phán Toà án Tối cao và Toà án cấp I, II Thẩm phán do Vua bổ nhiệm trên cơ sở tham khảo ý kiến của Thủ tướng và người đứng đầu ngành Tư pháp Các Thẩm phán được bổ nhiệm đều phải xuất phát từ Ủy ban tư pháp và đi lên từ Tòa án huyện Hiến pháp Mỹ quy định: Tổng thống có quyền đề cử và với ý kiến cùng sự thoả thuận của Thượng nghị viện, bổ nhiệm các đại sứ, công sứ và các lãnh sự, các thẩm phán Tòa án tối cao liên bang và tất cả công chức liên bang khác… Theo đó, những người có chức vụ cần được bổ nhiệm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (do nhân dân chọn lựa), các thẩm phán liên bang được nhân dân chọn lựa gián tiếp qua những người đại diện cho họ Quốc hội cũng quy định thủ tục như vậy đối với việc lựa chọn thẩm phán cho các Tòa án liên bang khác Như vậy, việc Tổng thống và Thượng nghị viện cùng quyết định chọn ai là thẩm phán liên bang không phụ thuộc vào cấp Tòa án tối cao hay cấp dưới, số lượng thẩm phán của các tòa án liên bang do Quốc hội quy định Trong trường hợp có ghế khuyết trong bất kỳ Tòa án liên bang nào trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống có thể đề cử và bổ nhiệm thẩm phán vào vị trí khuyết đó Tuy nhiên, như vậy cũng không có nghĩa là Tổng thống và Thượng nghị viện có quyền tuỳ tiện bổ nhiệm những người mà công chúng hay các nhóm Đảng cho là không đủ khả năng, không phù hợp Điều đó rất dễ làm họ bị giảm sút uy tín chính trị và có thể sẽ không tiếp tục được tái cử Chính vì vậy khi bổ nhiệm, Tổng thống và Thượng nghị viện phải làm thỏa mãn 2 yêu cầu: thứ nhất là phù hợp với quan điểm chính trị của họ, thứ hai là không làm cho công chúng và các tổ chức liên quan khác mất lòng Thường là Tổng thống bổ nhiệm người cùng Đảng với mình, cụ thể trong gần 200 năm lịch sử của Tòa án tối cao, có chưa đến 1/7 trong tất cả các thẩm phán là thuộc Đảng đối lập với Tổng thống Ở Pháp, 9 thành viên của Tòa án tối cao được Tổng thống và Chủ tịch Hai viện bổ nhiệm Ở Italia, trong 15 thành viên thì có 1/3 do người đứng đầu Nhà nước lựa chọn, 1/3 do 2 viện bổ nhiệm và 1/3 do các Tòa cấp dưới chỉ định Ở Đức, Nghị viện liên bang chỉ định 8/16 thành viên, số còn lại do Hội đồng liên bang chỉ định Ở Nhật Bản, Tòa án tối cao gồm 1 Chánh án và 14 thẩm phán, Chánh án do Vua bổ nhiệm trên cơ sở nội các chỉ định, 14 thẩm phán do nội các bổ nhiệm Ở những nước có hệ thống lưỡng Đảng như Anh, Mỹ,… thì một trong hai Đảng thay nhau cầm quyền Còn ở những nước có hệ thống đa Đảng như Pháp, Ý, Đức…, nếu không có Đảng nào chiếm đa số ghế trong Quốc hội thì buộc phải thành lập Chính phủ liên minh các Đảng Ngoài ra còn có hệ thống một Đảng nắm quyền tuyệt đối Vai trò của Đảng cầm quyền trong việc tác động quá trình hình thành chính sách Nhà nước: Một Đảng chính trị sau khi thắng cử trở thành Đảng cầm quyền, thông qua các nghị sĩ là Đảng viên của Đảng, nắm quyền kiểm soát các hoạt động của Bộ máy Nhà nước Hoạt động của Nhà nước luôn tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền, cụ thể hóa các mục tiêu, cương lĩnh cũng như quyền lợi của Đảng vào chính sách của quốc gia Một điều có ý nghĩa quyết định của đảng cầm quyền đối với Nhà nước là đưa tư tưởng của đảng thâm nhập vào chính sách, quyết sách của Nhà nước Con đường cơ bản để Đảng cầm quyền củng cố, duy trì vị trí cầm quyền của mình là người đại diện cho Đảng cầm quyền đang giữ vai trò lãnh đạo trong bộ máy cơ quan Nhà nước phải thực hiện các chương trình hành động cũng như làm tròn trách nhiệm đối với các cam kết của Đảng mình trong chiến dịch tranh cử đối với nhân dân Nguồn lực để Đảng cầm quyền duy trì hoạt động của mình là công tác đào tạo sử dụng cán bộ Công tác này phải được làm một cách thường xuyên, liên tục, có kế hoạch, hiệu quả và chất lượng cao Chương II PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở USTRAYLIA 2.1 Đặc điểm chung về nước Úc 2.1.1 Vị trí địa lí của nước Úc Australia là một quốc gia đảo nằm ở phía Nam châu Á Với diện tích rộng 7.682.300 km2 Australia là một trong 6 nước lớn nhất thế giới: sau Nga, Canada, Trung Quốc, Mỹ, Brasil Australia là một trong những vùng đất lâu đời nhất, có lịch sử địa chất Tây Âu mới 3.500 triệu năm Con người có mặt tại Tây Âu đây cũng khá sớm theo các nhà khảo cổ học thì con người xuất hiện ở đây trên dưới 50.000 năm Song lịch sủ quốc gia này lại bắt đầu muộn Từ thế kỷ 16-17 Châu Âu đã và đang trên con đường phát triển mạnh mẽ về kinh tế- xã hội, khi nhu cầu thị trường và nguyên liệu ngày càng thôi thúc thì sự can đảm đã đồng hành với những cuộc phiêu lưu dài ngày trên biển để tìm ra những vùng đất hứa mà người ta gọi đó là những phát kiến địa lý Australia được biết đến trong một hoàn cảnh như vậy Những người Châu Âu đã tới đây thích thú và bị cuốn hút bởi vùng đất xinh đẹp với thiên nhiên đa dạng và phong phú, khí khậu tuyệt vời và chính họ là những người đầu tiên đánh thức lục địa này dậy sau một giấc ngủ dài, đồng thời mở ra một trang sử mới cho quá trình di cư và định cư sau đó Trong thành phần những người đến định cư thời kỳ đầu đa số là những người tù khổ sai đồng thời là những lời mời gọi hấp dẫn cho những người tự do từ khắp nơi ở Châu Âu đến đây Dòng người di dân từ Anh sang cùng con cái các thế hệ di dân trước đã làm cho dân số Australia một ngày đông đúc Đến giữa thế kỷ 19 đã hình thành các thuộc địa của Anh tại Australia Trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của các thuộc địa, ngày 1 tháng 1 năm 1901 Liên bang Australia được thành lập bao gồm 6 bang: New South Wales, Victorya, Southern Australia, Western Australia và Tasmania cùng với hai lãnh thổ ( Australia Capital Territory( ACT)) và các vùng lãnh thổ phía bắc- Northern Territory Quá trình thành lập Liêng bang Australia là một quá trình lâu dài và phức tạp do đó tìm hiểu về sự ra đời của Liêng bang Australia có ý nghĩa thực tiễn cũng như khoa học cao 2.1.2 Đặc điểm chính trị tại Úc Ở Úc, khi số lượng đảng viên càng lúc càng suy giảm, các đảng phái chính trị tại Úc càng không muốn công khai số lượng đảng viên của mình cho dư luận biết Chính vì thế hiện nay rất khó mà biết chính xác số lượng đảng viên của từng đảng phái chính trị tại Úc Đảng Quốc gia Queensland trước kia nay sát nhập với đảng Tự do, đã từng chứng kiến một số lượng lớn đảng viên giã từ đảng sau khi ông John Howard được bầu vào chức vụ lãnh tụ của liên đảng Tự do-Quốc gia vào năm 1996 Trong một bản báo cáo nội bộ chưa từng được công khai trước dư luận, đảng Quốc gia Queensland nhận định rằng việc các đảng viên từ bỏ đảng là do chủ trương bài trừ súng ống của ông Howard sau vụ thảm sát tại Port Arthur ở tiểu bang Tasmania Đảng nói trên đã cố gắng hết sức để vấn đề này không dẫn đến sự mất đoàn kết nội bộ của liên đảng Quốc gia – Tự do Tuy nhiên trên thực tế đảng Quốc gia Queensland đã bị khai tử và không bao giờ hồi phục lại được vị thế chính trị của mình như trước Nhiều đảng viên của đảng này trở thành đảng viên của đảng One Nation và ủng hộ những chính sách đi ngược lại với chính sách của đảng Quốc gia Queensland Tại tiểu bang Victoria, nơi mà đảng Tự do đã có một truyền thống vững mạnh từ lâu, những báo cáo nội bộ của đảng cho thấy một tương lai ảm đạm đang chờ đón đảng này Báo cáo này cho thấy trong năm 1950 tổng số đảng viên của đảng Tự do tại Victoria là 46 ngàn người Thì trong năm 2008 tổng số đảng viên của đảng Tự do tại tiểu bang này chỉ còn có 13 ngàn! Thêm vào đó độ tuổi trung bình của đảng viên đảng Tự to Victoria là 62 trong khi đó độ tuổi trung bình của tiểu bang Victoria là 43 Như thế chứng tỏ rằng đã không có đảng viên trẻ gia nhập đảng Tự do trong những thập niên vừa qua Những con số thống kê cũng chẳng tốt đẹp gì hơn cho đảng Lao Động Trong năm 2005 trong một cuộc bầu cử chủ tịch đảng liên bang, các viên chức đảng phát ra 39 ngàn phiếu bầu, nhưng trong thùng phiếu chỉ có tổng cộng 19 ngàn phiếu Chứng tỏ rằng số đảng viên thực sự quan tâm đến chính trị chỉ có chừng đó thôi Một báo cáo khác của đảng tại tiểu bang New South Wales cho thấy chỉ có 8000 đảng viên trong tiểu bang này, bao gồm những đảng viên về hưu Trong khi đó tổng số người Lao Động của tiểu bang này là 3.25 triệu! Cứ cho rằng một phần ba số đảng viên này là thành viên công đoàn và số hai phần ba còn lại là sinh viên, thì rõ ràng đảng Lao Động này không thể nói là đại diện cho một số lớn dân Úc tại tiểu bang này được Thậm chí những con số gần đây nhất, lấy từ những đơn vị gọi là tuyệt đối an toàn của đảng Lao Động từ xưa đến nay, cũng cho thấy số đảng viên giảm mạnh Tờ báo Newcastle Herald trích dẫn một nguồn tin đáng tin cậy liên quan đến danh sách đảng viên Lao Động cho thấy con số đảng viên giảm với một tốc độ chóng mặt Trong cuộc tiền bầu cử năm 2007, đảng chỉ có 200 đảng viên đủ tư cách để bỏ phiếu! Từ đó trở đi, đã có hai phân bộ đảng chấm dứt sinh hoạt Điều này cho thấy con số đảng viên trong hai đơn vị này có thể chưa đến 100, so với con số 300 đảng viên trong năm 2006 và 500 trong năm 1986 Dĩ nhiên các đảng phái sẽ mãi mãi có một vai trò quan trọng trong quốc hội và chính phủ Nhưng một khi số đảng viên giảm, chứng tỏ đảng phái đó không được sự tín nhiệm của người dân nữa Nếu như thế đảng phái không còn vai trò đại diện cho cử tri nữa Các đảng phái chỉ còn là những tổ chức cần thiết cho ai muốn trở thành dân biểu hay nghị sĩ chứ không còn là tổ chức chính trị của cử tri Số lượng đảng viên giảm sẽ làm đảng phái không còn là nơi tụ tập và tuyển lựa những tài năng lãnh đạo của đảng phái và của quốc hội, chính phủ trong tương lai Sự giảm thiểu số đảng viên cũng sẽ làm quyền hành tập trung vào một số thành viên nòng cốt và lớn tuổi của đảng Điều này sẽ làm mất đi tính dân chủ của các đảng chính trị Úc và càng làm cho uy tín của các đảng phái chính trị suy giảm nghiêm trọng Sự suy giảm số đảng viên cũng sẽ làm đảng phải giải tán các đơn vị sinh hoạt tại địa phương và do đó dần dần dẫn đến việc tập trung quyền hành vào các đơn vị đảng lớn hay các đơn vị trung ương Điều này hiện đang xảy ra với cả hai đảng lớn của Úc là Lao Động và Tự do Mặc dầu hai đảng lớn nói trên đang phát triển theo khuynh hướng trung ương tập quyền, đảng Quốc gia vẫn đang cố gắng duy trì tính độc lập của các đơn vị đảng tại địa phương Thậm chí đảng Quốc gia đang đối phó lại tình trạng giảm số lượng đảng viên bằng cách áp dụng hình thức sinh hoạt đảng của Hoa Kỳ, tức là cho phép sinh hoạt đảng cả đảng viên và cả những người không phải đảng viên, miễn là họ ủng hộ đảng Quốc gia Tình trạng trung ương tập quyền có thể thấy rõ hơn trong nội bộ đảng Lao Động Tuy nhiên do tình trạng trung ương tập quyền và số đảng viên giảm, những chính khách Lao Động trung ương của đảng Lao Động sẽ có thể đưa ra những ứng cử viên theo sự lựa chọn riêng của mình chứ không để cho đơn vị đảng địa phương lựa chọn nữa Mặc dù một số đảng viên thâm niên của đảng Lao Động tin rằng điều này khó xảy ra do truyền thống dân chủ từ xưa đến nay của đảng Lao Động, không ai có thể biết trước rằng liệu đảng bộ trung ương quốc gia của đảng Lao Động có dành quyền đưa người ra ứng cử tại địa phương trong tương lai hay không 2.2 Phương thức tổ chức và lãnh đạo của Đảng cầm quyền Ustraylia Australia theo chế độ quân chủ lập hiến Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng là Nữ hoàng của Australia và là người đứng đầu Nhà nước Nữ hoàng chỉ định đại diện của mình trên toàn lãnh thổ Australia gọi là Toàn quyền Ngài Peter Cosgrove (2014) hiện là Toàn quyền đương nhiệm; đứng đầu mỗi bang là Thống đốc Toàn quyền Úc là một chức vụ có tích cách nghi thức trong tổ chức chính phủ Úc Chức vụ này do Nữ hoàng Anh bổ nhiệm, để thay mặt Nữ hoàng chính thức bổ nhiệm nhiều chức sắc trong chính phủ như đại sứ, nghị sỹ, chánh án và đóng dấu hoàng gia chấp thuận các nghị luật hành pháp và lập pháp Đồng thời, vì hiện nay lãnh thổ Bắc Úc chưa chính thức trở thành tiểu bang, Toàn quyền sẽ đảm nhận tư cách "quan kinh lược" lãnh thổ này Trên thức tế, chức vụ Toàn quyền thường do Thủ tướng Úc đề nghị, sau khi bàn thảo với cá nhân, hoặc đảng phái chính trị, hoặc với hoàng gia Anh Sau đó, Thủ tướng sẽ đệ đơn xin Nữ hoàng bổ nhiệm người này Đơn này có thể bị bác, nhưng xưa nay hiếm có hiện tượng này Chức vụ Toàn quyền Úc hiện nay hoàn toàn mang tính chất lễ nghi, đại diện cho nữ hoàng Anh tại Úc Theo Hiến pháp của Australia, quyền lập pháp được giao cho Quốc hội, Chính phủ nắm quyền hành pháp và các cơ quan tư pháp Cơ cấu này được tổ chức ở cả cấp Liên bang và Bang Quốc hội Liên bang: Là cơ quan lập pháp cao nhất bao gồm 2 viện: Hạ viện và Thượng viện Quốc hội mỗi bang cũng gồm 2 viện: Hạ viện gồm 150 Hạ nghị sĩ đại diện cho các bang, được bầu theo hệ thống phổ thông đầu phiếu Chủ tịch Hạ viện là người của Đảng cầm quyền Thủ lĩnh của đảng hoặc liên đảng chiếm đa số trong Hạ viện được bầu là Thủ tướng Nhiệm kỳ Hạ nghị sĩ là 3 năm Thượng viện gồm 76 Thượng nghị sĩ được bầu theo hình thức đại diện tỷ lệ Mỗi bang cử 12 Thượng nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm); Lãnh thổ Thủ đô và Lãnh thổ Bắc Australia, mỗi lãnh thổ có 2 Thượng nghị sĩ (nhiệm kỳ 3 năm) Hiện nay có hai Đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội là Đảng Tự do (hiện là Đảng cầm quyền trong liên minh với Đảng Quốc gia) và Công Đảng (Đảng đối lập) Bên cạnh đó còn có một số đảng khác như: Đảng Dân chủ, Đảng Xanh… Chính phủ: Đảng hoặc liên minh đảng nào chiếm đa số phiếu trong Hạ viện thì có quyền thành lập chính phủ Người đứng đầu Chính phủ Liên bang là Thủ tướng, có nhiệm kỳ 3 năm và có quyền chỉ định các Bộ trưởng trong nội các Người đứng đầu chính quyền các bang là Thủ hiến Bang Dưới cấp bang có các chính quyền địa phương Tòa án: Được tổ chức ở 2 cấp Liên bang và Bang Ở cấp Liên bang, cơ quan tư pháp cao nhất là Tòa án Tối cao và ở các Bang là Tòa án bang Chính phủ liên bang được phân thành ba nhánh: Cơ quan lập pháp: lưỡng viện Quốc hội, được quy định tại điều 1 của hiến pháp mà theo đó gồm có Nữ vương (đại diện là Toàn quyền), Thượng nghị viện, và Hạ nghị viện; Cơ quan hành pháp: Hội đồng Hành pháp Liên bang, thi hành theo Toàn quyền với cố vấn của Thủ tướng và các bộ trưởng; Cơ quan tư pháp: Tòa Cao đẳng Úc và các tòa án liên bang khác, các thẩm phán do Toàn quyền bổ nhiệm theo cố vấn của Hội đồng Tham nghị viện (thượng nghị viện) có 76 nghị sĩ: mỗi bang có 12 nghị sĩ, mỗi lãnh thổ ở đại lục (Lãnh thổ thủ đô Úc và Lãnh thổ phương Bắc) có hai nghị sĩ Chúng nghị viện (hạ nghị viện) có 150 thành viên được bầu theo hình thức mỗi đại biểu đại diện cho một khu vực bầu cử, được phân bổ cho các bang dựa theo dân số, với mỗi bang được đảm bảo tối thiểu là năm ghế Bầu cử lưỡng viện theo thường lệ được tiến hành mỗi ba năm, và đồng thời; các thượng nghị sĩ từ các bang có các nhiệm kỳ 6 năm so le, còn thượng nghị sĩ từ các lãnh thổ không có nhiệm kỳ cố định mà phụ thuộc vào vòng bầu cử hạ nghị viện; do đó chỉ có 40 trong số 76 ghế tại Thượng được bầu trong các cuộc bỏ phiếu trừ khi vòng bị gián đoạn theo một quyết định giải tán lưỡng viện Hệ thống bầu cử của Úc sử dụng bầu cử thay thế trong toàn bộ các cuộc bầu cử hạ nghị viện ngoại trừ tại Tasmania và Lãnh thổ Thủ đô Úc, bầu cử hạ nghị viện tại hai nơi này cũng như bầu cử thượng nghị viện liên bang và thượng nghị viện của hầu hết các bang là kết hợp bầu cử thay thế và đại diện tỷ lệ trong một hệ thống bầu cử có thể chuyển di đơn phiếu (single transferable vote) Bầu cử là bắt buộc đối với các công dân 18 tuổi và lớn hơn trong mỗi khu vực thuộc phạm vi quyền hạn, như là ghi danh (ngoại trừ Nam Úc) Đảng nhận được sự ủng hộ của đa số tại Hạ nghị viện sẽ thành lập chính phủ và lãnh tụ của họ trở thành Thủ tướng Trong trường hợp không đảng nào giành được đa số ủng hộ, Toàn quyền có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, và nếu cần thiết thì bãi truất người để mất tín nhiệm của Nghị viện Có hai phe chính trị lớn thường xuyên thành lập chính phủ ở cấp liên bang và cấp bang: Đảng Lao động Úc (Công đảng Úc) và Liên minh- về chính thức là một nhóm gồm có Đảng Tự do và đối tác nhỏ là Đảng Quốc gia Các thành viên độc lập và của một vào đảng nhỏ cũng có đại diện trong lưỡng viện quốc hội Úc Nhìn chung môi trường chính trị của Australia cơ bản ổn định Australia có hệ thống pháp lý và các thể chế chính trị mở, hiệu quả và minh bạch KẾT LUẬN Sinh hoạt đảng phái tại Úc càng ngày càng trở nên hết sức chuyên nghiệp Do đó việc đảng đưa một đảng viên sáng giá hơn từ đơn vị khác ra ứng cử thay vì dùng các đảng viên không có tài năng tại các đảng bộ địa phương, hay phải tuân theo thể thức chọn lựa ứng viên của các phe nhóm trong đảng cũng là một chuyện dễ hiểu Tuy nhiên việc này sẽ khiến cho nguyên tắc dân chủ bị vi phạm Thêm vào đó các đảng viên từ những nơi khác đến không phản ảnh được nguyện vọng của người dân địa phương và vì thế có thể sẽ không được bầu Nếu điều này xảy ra thì có thể những đơn vị từ xưa đến nay vẫn là đơn vị an toàn của đảng, sẽ có tình trạng cử tri nhảy sang bầu cho đảng khác Việc đảng bộ trung ương tham gia việc tuyển chọn ứng viên ra ứng cử tại các đơn vị địa phương trong khi có một số ưu điểm như đã nói, có thể làm quyền hành tập trung vào một thiểu số quyền lực Thêm vào đó có ảnh hưởng nhiều đến khả năng sáng tạo, có những hoạt động thích nghi hơn với môi trường sinh hoạt chính trị của địa phương của đảng Ví dụ có một đảng viên địa phương có sự hiểu biết sâu sắc về đơn vị của mình, có những sáng kiến chính trị xuất sắc và được cử tri địa phương ủng hộ mạnh mẽ, nhưng lại có những ý kiến đối nghịch lại những chính sách chung của đảng, hay thậm chí chống đối ban lãnh đạo của đảng Các đảng viên như thế có thể sẽ bị đảng bộ trung ương dùng quyền phủ quyết để loại bỏ ra khỏi danh sách ứng viên được chọn Những hoạt động chính trị trong một quốc gia dân chủ có cần đòi hỏi các đảng chính trị trong quốc gia đó cũng phải có những cách thức sinh hoạt dân chủ hay không? Trong bối cảnh của nước Úc, người đóng thuế đài thọ ngân sách vận động tranh cử cho các đảng chính trị Chính vì thế cử tri có quyền đòi hỏi các đảng chính trị phải thể hiện tính dân chủ ngay từ trong nội bộ Như vậy, chính trị nước Úc nhìn chung vẫn đang khá yên ổn, cơ quan tư pháp hoạt động một cách hiệu quả và nghiêm chỉnh, dân chủ được nâng cao DANH MỤC THAM KHẢO 1 http://123doc.org/document/2397174-qua-trinh-thanh-lap-lien-bang- australia.htm 2 http://chiasetailieu.vn/ nc-ban-chat-chuc-nang-vai-tro-cua-dang-chinh-triva-dang-cam 3.www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/ /ns061117151241 ... hậu trường bết bát sinh hoạt trị đảng phái Úc Chính đặc điểm đảng cầm quyền Úc mà e chọn đề tài “ Đảng cầm quyền Úc tác động tới đời sống xã hội” làm đề tài tiểu luận Tình hình nghiên cứu Đã... nước Úc khác Tuy nhiên vấn đề ảnh hưởng Đảng cầm quyền Úc tới xã hội chưa có nhà nghiên cứu đề cập cách cụ thể Chính để làm rõ vấn đề mà e chọn đề tài “ Đảng cầm quyền Úc tác động tới đời sống xã. .. Đảng nắm quyền tuyệt đối Vai trò Đảng cầm quyền việc tác động trình hình thành sách Nhà nước: Một Đảng trị sau thắng cử trở thành Đảng cầm quyền, thông qua nghị sĩ Đảng viên Đảng, nắm quyền kiểm