Và trong quá trình học đại học nói chung và tham gia lớp học phần “Lý thuyết xác suất” thống kê nói riêng, bài thảo luận về học phần này giúp chúng ta biết cách áp dụng những kiến thức đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
- 🙡🕮🙡 -
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ TOÁN
Đề tài PHÂN TÍCH SỰ PHÂN BỔ THỜI GIAN GIỮA HỌC TẬP VÀ GIẢI TRÍ CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Lớp Học Phần: 241_AMAT0111_02
Nhóm: 07
GV hướng dẫn: Lê Thị Thu Giang
Hà Nội – 2024
Trang 2BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM 7
61 Phạm Văn Mạnh 23D280039 Chương I
62 Trịnh Hồng Minh 23D270074 Chương IV
63 Vũ Tuấn Minh 23D270028 Bài toán kiểm định
64 Đoàn Thị Trà My 23D270029 Bài toán ước lượng trung bình
Bài toán kiểm định
65 Nguyễn Thanh Nga 23D270075 Bài toán ước lượng tỉ lệ
66 Phan Thị Kim Ngân
(Nhóm trưởng)
23D270030 Dàn ý, Mở đầu, Kết luận
Thuyết trình
67 Tạ Kim Ngân 21D190184 Tổng hợp Word, Thư kí
68 Nguyễn Thị Minh Ngọc 23D270031 Chương II
69 Nguyễn Uyên Nhi 23D270078 PPT
70 Trần Yến Nhi 23D190238 Chương II
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“Lý thuyết xác suất và Thống kê” giữ vai trò quan trọng trong cả hai lĩnh vực lý thuyết và thực hành Bản thân LTXS & TK đã có thể tự giải quyết được nhiều bài toán đặt trong đời sống kinh
tế, xã hội nói chung và trong sản xuất kinh doanh nói riêng
Thống kê có thể được hiểu như là khoa học kỹ thuật hay nghệ thuật của việc rút ra thông tin từ dữ liệu quan sát nhằm giải quyết các bài toán thực tế cuộc sống Việc rút ra thông tin đó có thể là kiểm định một giả thiết khoa học, ước lượng một đại lượng chưa biết hay dự đoán một sự kiện trong tương lai
Các phương pháp ước lượng, kiểm định hiện nay vẫn đang được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống thực tế trong mọi lĩnh vực nghiên cứu Chúng ta không thể có được những con số đo lường chính xác, cụ thể do việc nghiên cứu trên đám đông quá lớn và tốn quá nhiều chi phí Vì vậy, những giả thuyết ước lượng hay kiểm định thường mang tính chất đúng sai về các trường hợp xảy
ra của biến cố
Các phương pháp này giúp chúng ta đánh giá các tham số trong trường học cũng như các vấn đề
về xã hội, kinh tế Và trong quá trình học đại học nói chung và tham gia lớp học phần “Lý thuyết xác suất” thống kê nói riêng, bài thảo luận về học phần này giúp chúng ta biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tế, biết thực hành, sử dụng các công thức để kiểm định, ước lượng một số các vấn đề gần gũi với ta.Vì vậy, nhóm đã nghiên cứu đề tài:” Phân tích
sự phân bổ thời gian giữa học tập và giải trí của sinh viên Đại học Thương Mại.”
Trang 4Mục Lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU 5
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2 Mục đích nghiên cứu 5
1.3 Đối tượng nghiên cứu 5
1.4 Phạm vi nghiên cứu 5
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 5
PHẦN II: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 6
2.1 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu 6
2.2 Mẫu phiếu điều tra 6
PHẦN III: BÀI TOÁN 15
3.1 Bài toán ước lượng 15
3.1.1 Bài toán ước lượng ti lệ: 15
3.1.2 Bài toán ước lượng trung bình: 15
3.2 Bài toán kiểm định 17
3.2.1 Bài toán kiểm định 1: 17
3.2.2 Bài toán kiểm định 2: 18
PHẦN IV KẾT LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19
4.1 Tính ứng dụng của đề tài 19
4.2 Thực trạng và nguyên nhân sinh viên Thương Mại tham gia hoạt động ngoại khóa: 20
4.3 Kiến nghị và giải pháp: 20
Trang 5PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta có một ngân hàng thời gian và đó là một thứ tài nguyên quý giá nếu như chúng
ta biết khai thác tối ưu cho cuộc sống của mình Trên thực tế không phải ai cũng có khả năng quản
lí và tận dụng hiệu quả nguồn lực thời gian của bản thân, đặc biệt là giới trẻ Đối với sinh viên, việc cân đối thời gian giữa học và giải trí; học và làm thêm, học và kết nối các quan hệ xã hội không phải là điều dễ thực hiện Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, sinh viên được trang
bị rất nhiều kĩ năng nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi và phát triển của chương trình giáo dục và đào tạo Trong đó kĩ năng quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng Vì thế hình thành được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả là cần thiết, giúp sinh viên thành công trong học tập, rộng mở cánh cửa vào tương lai
Việc học ở đại học mang tính chuyên sâu đòi hỏi sinh viên phải đầu tư nhiều thời gian để làm quen và thích nghi Nắm bắt được cách học và cách sử dụng quỹ thời gian phù hợp, sinh viên
sẽ có thêm thời gian để nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng và hoàn thiện bản thân, đáp ứng với nhu cầu phát triển cao của xã hội hiện đại Tuy vậy, không phải sinh viên nào cũng biết cách sử dụng thời gian hợp lý để đạt được hiệu quả cao Đa số sinh viên đang lãng phí thời gian sau khi lên lớp vào những hoạt động như: mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Tik Tok…, chơi game online, đi phượt,… thay vì tìm kiếm kiến thức chuyên môn, đọc sách hay lên thư viện tự học Bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên quá ham mê học tập mà quên những nhu cầu hoạt động
xã hội hay vui chơi giải trí cần thiết trong cuộc sống Phân tích sự phân bổ thời gian giữa học tập
và giải trí của sinh viên Đại học Thương Mại là cần thiết
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên trường đại học Thương Mại
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian : trường Đại học Thương Mại
Thời gian : tháng 10 - tháng 11 năm 2024
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu “Phân tích sự phân bổ thời gian giữa học tập và giải trí của sinh viên Đại học Thương mại” có ý nghĩa quan trọng trong nhiều khía cạnh Trước hết, nó giúp cải thiện chất lượng học tập bằng cách cung cấp dữ liệu cho giảng viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy, từ
đó tạo ra môi trường học tập hiệu quả hơn Bên cạnh đó, nghiên cứu hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục trong việc phát triển chương trình học và hoạt động ngoại khóa phù hợp, khuyến khích sinh viên cân bằng giữa học tập và giải trí, đồng thời nâng cao sức khỏe tâm lý của họ bằng cách nhận
Trang 6thức rõ tầm quan trọng của việc thư giãn Thêm vào đó, nghiên cứu có thể dẫn đến việc phát triển các chương trình giáo dục kỹ năng quản lý thời gian, giúp sinh viên xây dựng thói quen tốt trong việc phân bổ thời gian Cuối cùng, kết quả nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa thói quen học tập, giải trí và thành tích học tập, góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của sự cân bằng trong cuộc sống
PHẦN II: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
2.1 Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu
Với đề tài: " Phân tích sự phân bổ thời gian giữa học tập và giải trí của sinh viên trường Đại học Thương Mại" Đưa ra các bài toán ước lượng và kiểm định có ý nghĩa thực tế, nhóm nghiên cứu phải khảo sát tất cả sinh viên ở trường Nhưng điều này không thể thực hiện được vì
số lượng sinh viên trường Đại học Thương mại quá lớn Vì vậy, nhóm chúng em quyết định điều tra ngẫu nhiên, chọn ngẫu nhiên không hoàn lại 200 sinh viên từ các khoa, các ngành khác nhau
để đại diện cho tất cả sinh viên của trường
Ở đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng em sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn gián tiếp Phương pháp phỏng vấn gián tiếp là phương pháp thu thập tài liệu ban đầu thông qua phiếu điều tra Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả so với phỏng vấn trực tiếp và trao đổi mạn đàm Người được hỏi nhận phiếu điều tra, tự mình điền câu trả lời vào phiếu điều tra rồi gửi lại cho nhóm nghiên cứu
• Đặc điểm cơ bản của phương pháp: người hỏi và người trả lời không trực tiếp gặp nhau Quá trình hỏi - đáp diễn ra qua vật trung gian là phiếu điều tra
• Ưu điểm phương pháp: dễ tổ chức, tiết kiệm chi phí và điều tra viên Ngoài ra phương pháp phỏng vấn gián tiếp còn dễ thu hút được số lượng đông người tham gia, các ý kiến trả lời dễ
xử lý bằng phương pháp toán học thống kê
• Nhược điểm của phương pháp: khó có thể kiểm tra, đánh giá được độ chính xác của các câu trả lời, tỷ lệ thu hồi phiếu trong nhiều trường hợp là không cao, nội dung điều tra bị hạn chế Phương pháp này cũng chỉ có thể sử dụng được trong điều kiện trình độ dân trí cao
Sau khi hoàn thành việc thiết kế bảng câu hỏi, để tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu thập
dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã tạo bảng câu hỏi thông qua Google Form và gửi đường link cho các sinh viên thông qua các ứng dụng mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo) để sinh viên trả lời trực tuyến Dữ liệu sẽ được tổng hợp sẵn thông qua Google Form Nhóm nghiên cứu đã sàng lọc lại dữ liệu và rút ra được tất cả các mẫu phù hợp với yêu cầu
2.2 Mẫu phiếu điều tra
Phiếu khảo sát
Sự phân bổ thời gian giữa việc học và giải trí của sinh viên ĐHTM
Chúng tôi đang điều tra về sự phân bổ thời gian giữa việc học và giải trí của sinh viên Đại học Thương Mại
Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của bạn
Chúng tôi hứa sẽ sử dụng thông tin chúng tôi thu nhập chỉ cho mục đích nghiên cứu và không cho bất kỳ mục đích cá nhân nào khác
Trang 7Toàn bộ nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự hợp tác của bạn
Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy?
Không dành thời gian cho việc giải trí
Câu 7: Bạn thường dành thời gian cho những hoạt động giải trí nào ?
Chơi game
Mua sắm
Thể thao
Trang 8Đọc sách
Xem phim
Đi cafe, ăn uống
Lướt web, truy cập các trang mạng xã hội
Câu 8: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giải trí của bạn?
Áp lực học tập
Stress công việc
Do không có kinh tế
Do không có thời gian
Câu 9: Theo bạn, việc cân bằng giữa học tập và giải trí có quan trọng không?
Câu 1: Bạn là sinh viên năm mấy?
Trang 9
Theo điều tra khảo sát 100 bạn sinh viên trường đại học Thương Mại đa phần các bạn là sinh viên năm hai chiếm 49% tiếp đến là sinh viên năm ba 24 bạn chiếm 24% sau đó là 21 bạn sinh viên năm tư chiếm 21% còn lại là 6 bạn sinh viên năm nhất chiếm 6%
Câu 2: Bạn dành khoảng bao nhiêu thời gian cho việc tự học trong một ngày sau thời gian học trên lớp?
Đa số học sinh tự học 2 tiếng với 32% học sinh chọn 2 tiếng, đây là mức thời gian tự học phổ biến nhất Điều này cho thấy nhiều học sinh có xu hướng dành khoảng thời gian trung bình
để ôn bài Tỷ lệ tự học giảm dần theo thời gian học dài: như 3 tiếng (16%) và trên 3 tiếng (15%)
có tỷ lệ thấp hơn, cho thấy ít học sinh dành thời gian lâu hơn cho việc tự học trên lớp Tỷ lệ học dưới 1 tiếng chiếm phần nhỏ 26% học sinh tự học 1 tiếng, 8% tự học 30 phút, và chỉ có 3%
không tự học
Câu 3: Bạn thường học vào thời điểm nào?
Trang 10
Khảo sát cho thấy phần lớn học sinh (70%) chọn thời gian tự học vào buổi tối Học sinh ít
tự học vào các thời gian khác, với buổi chiều 14%, buổi sáng 9%, và buổi trưa chỉ 7% Điều này cho thấy buổi tối là thời điểm được ưu tiên để học tập
Câu 4: Bạn có thường xuyên lập kế hoạch học tập không ?
Khảo sát cho thấy sự cân bằng giữa hai nhóm học sinh: 50% học sinh thường xuyên lập
kế hoạch học tập, trong khi 50% còn lại không làm điều này Kết quả này cho thấy có một nửa số học sinh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập hoặc chưa có thói quen này
Câu 5: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc học tập của bạn?
Trang 11Yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên gồm có: kỳ thi (74%), bài tập (64%), môi trường học tập (45%), và hoạt động ngoại khóa (38%) Trong đó, kỳ thi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất
Câu 6: Bạn thường dành bao nhiêu thời gian cho việc giải trí trong một ngày?
Thời gian dành cho giải trí mỗi ngày khá phân bổ đều: 23% dành 2 tiếng, 24% dành 1 tiếng, 22% dành 3 tiếng, và 26% dành hơn 3 tiếng Rất ít người không dành thời gian cho giải trí
Trang 12Câu 7: Bạn thường dành thời gian cho hoạt động giải trí nào?
Các hoạt động giải trí phổ biến nhất là lướt web (60%) và xem phim (58%) Các hoạt động khác như chơi game (44%), đọc sách (30%), và đi cafe (40%) cũng được nhiều người lựa chọn
Câu 8: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giải trí của bạn?
Áp lực học tập là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất Với 77% số phiếu bầu, áp lực học tập được cho là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc giải trí của sinh viên Do không có thời gian cũng là một yếu tố đáng kể, 44% sinh viên cho biết do không có thời gian nên họ không thể tham gia nhiều hoạt động giải trí như mong muốn Các yếu tố khác như stress công việc, không có kinh phí cũng ảnh hưởng đến việc giải trí tỷ lệ thấp hơn, nhưng các yếu tố như stress công việc (54%)
và không có kinh phí (44%) cũng được một số sinh viên đề cập đến
Câu 9: Theo bạn, việc cân bằng giữa học tập và giải trí có quan trọng không?
Trang 13
Biểu đồ tròn cho thấy 89% (89 trên 100 người) cho rằng cân bằng giữa học tập và giải trí
là quan trọng, trong khi chỉ 11% cho rằng không quan trọng
Câu 10: Bạn có cho rằng sự phân bổ thời gian giữa học tập và giải trí có liên quan đến nhau không?
Biểu đồ tròn khác cho thấy 90% (90 trên 100 người) cho rằng có mối liên hệ giữa phân bổ thời gian cho học tập và giải trí, trong khi 10% cho rằng không có mối liên hệ nào giữa học tập
và giải trí
Trang 14Câu 11: Bạn có cảm thấy hài lòng về sự phân bổ thời gian giữa học tập và giải trí của bản thân không? (Nếu câu trả lời là "Không" vui lòng trả lời câu 12
Biểu đồ tròn cuối cùng cho thấy 52% người tham gia hài lòng với sự phân bổ thời gian hiện tại, trong khi 48% cảm thấy không hài lòng Mặc dù nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của việc cân bằng, họ vẫn gặp khó khăn trong việc phân bổ thời gian thỏa đáng giữa học tập và giải trí
Câu 12: Bạn gặp khó khăn gì khi cố gắng cân bằng giữa học tập và giải trí ?
Thiếu động lực là vấn đề phổ biến nhất với 45 người (53,6%) gặp phải, cho thấy nhiều người thiếu sự thúc đẩy khi phải cân bằng giữa học và chơi Mải chơi là lý do phổ biến thứ hai với 43 người (51,2%), chứng tỏ một số người có xu hướng dành quá nhiều thời gian cho giải trí thay vì học tập Không biết cách sắp xếp là khó khăn của 42 người (50%), điều này cho thấy sự thiếu kỹ năng quản lý thời gian Lịch học quá dày là lý do ít gặp nhất với 36 người (42,9%), nhưng vẫn là một yếu tố đáng kể khiến việc cân bằng trở nên khó khăn
Trang 15PHẦN III: BÀI TOÁN
3.1 Bài toán ước lượng
3.1.1 Bài toán ước lượng ti lệ:
Điều tra ngẫu nhiên 100 sinh viên trường Đại học Thương Mại thì thấy có 24 sinh viên dành khoảng 2 tiếng trong một ngày cho việc giải trí Với độ tin cậy 96%, ước lượng tỉ lệ tối thiểu sinh viên dành khoảng 2 tiếng trong một ngày cho việc giải trí ở trường Đại học Thương Mại
Bài làm
n=100; 𝑛𝐴=24; 𝛾 = 1 − 𝛼 = 0,96
Gọi f là tỷ lệ sinh viên dành khoảng 2 tiếng trong một ngày cho việc giải trí trên mẫu
p là tỷ lệ sinh viên dành khoảng 2 tiếng trong một ngày cho việc giải trí trên đám đông
Do kích thước mẫu n=100 khá lớn => f ≃ N(p, 𝑝𝑞
𝑛) Xét thống kê U = = 𝑓−𝑝
3.1.2 Bài toán ước lượng trung bình:
Khảo sát 100 sinh viên Trường Đại học Thương mại thu được kết quả thời gian học tập trong một ngày sau thời gian học trên lớp như bảng sau:
Thời gian
(giờ)
Trang 16Gọi X là thời gian sinh viên học tập trong một ngày sau thời gian học trên lớp
𝑋 là thời gian trung bình sinh viên học tập trong một ngày sau thời gian học trên lớp trên mẫu
m là thời gian trung bình sinh viên học tập trong một ngày sau thời gian học trên lớp trên đám đông
) = 1 – α
Do 𝛾 = 1 − 𝛼 = 0,95 lớn, ta coi biến cố ∈ (𝑋 - 𝜎
√𝑛𝑢𝛼 2
; 𝑋 + 𝜎
√𝑛𝑢𝛼 2
) luôn xảy ra trong một lần thử
Ta có 𝛾=0,95 => 𝛼 = 1 − 𝛾= 0,05 Suy ra 𝑢𝛼 2⁄ =𝑢0,025=1,96
=> ∈ (2,02- 1,155
√100.1,96 ; 2,02 + 1,155
√100.1,96) = (1,79 ; 2,25)Với độ tin cậy 95%, số giờ sinh viên ĐH Thương Mại học tập trong một ngày sau thời gian học trên lớp trung bình là từ 1,79 đến 2,25 giờ