Nhân tố thuộc về cá nhân người lao động...8 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINGROUP 9 3.1.. Nếu doanh nghiệp có
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠP VI NGHIÊN CÚU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ CHO NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINGROUP 3
1.1 Khái niệm về đãi ngộ người lao động 3
1.2 Vai trò của đãi ngộ người lao động 3
1.2.1 Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.2.2 Đối với việc thỏa mãn nhu cầu của lao động 4
1.2.3 Đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực 4
1.3 Các nội dung đãi ngộ người lao động trong doanh nghiệp 4
1.3.1 Đãi ngộ tài chính 5
1.3.2 Đãi ngộ phi tài chính 6
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đãi ngộ người lao động trong doanh nghiệp 6
1.4.1 Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 6
1.4.2 Nhân tố thuộc về môi trường bên trong 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINGROUP 7
2.1 Thực trạng hoạt động đãi ngộ nhân lực của Công ty Cổ phần VinGroup 7
2.1.1 Đãi ngộ tài chính 7
2.1.2 Đãi ngộ phi tài chính 7
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đãi ngộ lao động của Công ty Cổ phần Vingroup 7
2.2.1 Nhân tố bên ngoài 7
2.2.1.1 Thị trường lao động 7
2.2.1.2 Luật pháp và các quy định của chính phủ 7
2.2.1.3 Tình trạng của nền kinh tế 7
2.2.2 Nhân tố bên trong 7
Trang 22.2.2.1 Nhân tố thuộc về tổ chức – doanh nghiệp 7
2.2.2.2 Tổ chức công đoàn 7
2.2.2.3 Nhân tố thuộc về công việc 7
2.2.2.4 Nhân tố thuộc về cá nhân người lao động 8
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ LAO ĐỘNG CHO NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINGROUP 9 3.1 Đánh giá hoạt động đãi ngộ lao động cho nhân viên của Công ty Cổ phần VinGroup 9
2.3.1 Ưu điểm 9
2.3.1.1 Chính sách đãi ngộ tài chính 9
2.3.1.2 Chính sách đãi ngộ phi tài chính 9
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại 10
2.3.2.1 Áp lực công việc 10
2.3.2.2 Môi trường làm việc cạnh tranh, áp lực 10
2.3.2.3 Tính dân chủ cao thái quá 11
3.2 Đề xuất giải pháp cho hoạt động đãi ngộ lao động cho nhân viên của công ty cổ phần vingroup 11
3.2.1 Nâng cao kỹ năng quản lí 11
3.2.2 Tăng cường giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa ban lãnh đạo, quản lý và người lao động 11
3.2.3 Cải thiện môi trường làm việc 11
3.2.4 Nâng cao nhận thức cho nhân viên 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3DANH MỤC HÌN Hình 1 1:Đãi ngộ lao động trong doanh nghiệp 5
Y
Hình 2 1:Các chế độ đãi ngộ của Vingroup 11
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập và đời sống người lao động chủ yếu còn ở mức trung bình Tuy nhiên nhu cầu sống thì càng ngày càng nâng cao, chính
vì vậy đãi ngộ lao động được xem là có tác động và ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả làm việc của người lao động trong doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có hệ thống đãi ngộ người lao động hợp lý thì sẽ khuyến khích người lao động luôn cố gắng nỗ lực trong công việc, giữ chân họ làm việc lâu dài với doanh nghiệp, thu hút được lao động có trình độ, tay nghề cao, nhân tài trong và ngoài nước Ngược lại, nếu doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề này sẽ làm người lao động ỷ lại, không quan tâm đến công việc, không có ý thức gắn nó với doanh nghiệp Từ đó ảnh hưởng không tốt đến năng suất lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không đạt được mục tiêu đã đề ra Có thể coi đãi ngộ người lao động là công cụ hữu hiệu để tạo động lực cho người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Tuy nhiên, muốn khích lệ và tạo được lòng trung thành của đội ngũ lao động, doanh nghiệp cần phải có chính sách đãi ngộ nhân sự phù hợp để giữ chân được nhân tài và khai thác tối đa sự sáng tạo của nhân viên, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Để có được nguồn nhân lực ổn định, vững mạnh cả về
số lượng và chất lượng cùng với sự trung thành của người lao động thì doanh nghiệp phải luôn coi trọng và thực hiện tốt đãi ngộ nhân sự Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về Công ty Cổ phần Vingroup, tôi nhận thấy đãi ngộ lao động tại công ty phần nào
đã phát huy được ưu điểm của chính sách nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục Nhận thức được tầm quan trọng của đãi ngộ lao động đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp nên tôi đã chọn “Phân tích hoạt động đãi ngộ lao động cho nhân viên của các Công ty Cổ Phần Vingroup” làm đề tài bài tiểu luận kết thúc học phần
Trang 52 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở của lý luận về Đãi ngộ lao động, tìm hiểu thực trạng đang diễn ra về đãi ngộ tại doanh nghiệp Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động giúp ban lãnh đạo công ty nhìn nhận và nắm bắt một cách tường tận vấn
đề để có chiến lược quản trị nhân sự và những chính sách đãi ngộ lao động phù hợp với công ty trong xu thế hội nhập
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠP VI NGHIÊN CÚU
Đối tượng nghiên cứu: phân tích hoạt động đãi ngộ lao động cho nhân viên của
Công ty Cổ phần Vingroup
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ tháng 3 năm 2024 đến tháng 4 năm 2024
Không gian: Tp Hồ Chí Minh
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiểu luận được viết dựa trên nghiên cứu lý luận quản trị doanh nghiệp nói chung
và quản trị nhân sự nói riêng, kết hợp với những nghiên cứu thực tiễn các hoạt động đãi ngộ lao động tại các doanh nghiệp Với phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tham khảo tài liệu, thu thập các nguồn thông tin qua sách báo, internet và các tài liệu số liệu của các doanh nghiệp từ đó phân tích làm
rõ vấn đề
5 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài báo cáo gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết hoạt động đãi ngộ lao động cho nhân viên của Công
ty Cổ phần Vingroup
Chương 2: Thực trạng hoạt động đãi ngộ lao động cho nhân viên của Công ty Cổ phần Vingroup
Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp cho hoạt động đãi ngộ lao động cho nhân viên của Công ty Cổ phần Vingroup
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ CHO NHÂN VIÊN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINGROUP 1.1 Khái niệm về đãi ngộ người lao động
Đãi ngộ người lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân lực bởi nó ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động Theo
Vũ Thùy Dương và Hoàng Văn Hải “Đãi ngộ nhân lực là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần NLĐ để NLĐ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua
đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp” Ở đây hai tác giả đã không sử dụng thuật ngữ đãi ngộ lao động mà sử dụng thuật ngữ đãi ngộ nhân lực Và đưa ra hai nội dung của đãi ngộ nhân lực gồm đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính, hai loại đãi ngộ này cần được kết hợp một cách hài hòa để có được một chính sách đãi ngộ hiệu quả Đây là quá trình, mà trong đó thể hiện những quan hệ nhân lực cơ bản nhất của doanh nghiệp: quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên dưới quyền
Trong doanh nghiệp đãi ngộ lao động thể hiện dưới hai hình thức cơ bản là: Đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính
Đãi ngộ tài chính: Là đãi ngộ được thực hiện bằng các công cụ tài chính thông
qua tiền lương, tiền thưởng trả cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội Điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao nhờ sự tích cực, sáng tạo, tận tụy và trung thành của người lao động với sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua các hình thức đảm bảo quyền lợi cho các nhu cầu của người lao
động, các chế độ nghỉ mát tham quan, đào tạo chuyên môn văn hóa, tặng quà nhân ngày lễ… với các hình thức sẽ giúp cho người lao động có tinh thần thoải mái, an tâm công tác
Trang 71.2 Vai trò của đãi ngộ người lao động
1.2.1 Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đãi ngộ người lao động là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để phát huy mọi năng lực và tiềm năng của mỗi
cá nhân thì việc đãi ngộ kể cả vật chất và tinh thần là cách giải quyết tốt nhất để khai thác động lực cá nhân và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả doanh nghiệp
1.2.2 Đối với việc thỏa mãn nhu cầu của lao động
Trong quá trình làm việc, người lao động được thừa hưởng những thành quả thông qua việc đãi ngộ lao động, được thỏa mãn nhu cầu, điều đó thúc đẩy họ làm việc
có năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn Đãi ngộ người lao động tạo điều kiện để người lao động không ngừng nâng cao đời sống vật chất, giúp họ hòa đồng với đời sống xã hội ngày càng văn minh hiện đại Đãi ngộ người lao động mang lại niềm tin cho người lao động đối với doanh nghiệp, công việc và những người xung quanh, đó là
“sức mạnh tinh thần” để họ làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn và trung thành với doanh nghiệp hơn
1.2.3 Đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực
Đãi ngộ người lao động góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và lớn hơn là nền kinh tế có được lực lượng lao động hùng hậu, đáp ứng nhu cầu về “sức lao động” cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 81.3 Các nội dung đãi ngộ người lao động trong doanh nghiệp
Đãi ngộ lao động trong doanh nghiệp được thực hiện qua hai nội dung cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính
Nguồn: Hoàng Văn Hải và Vũ Thùy Dương, 2009
Hình 1 1:Đãi ngộ lao động trong doanh nghiệp
Trang 91.3.1 Đãi ngộ tài chính
Đãi ngộ tài chính trong doanh nghiệp là đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính bao gồm nhiều loại khác nhau: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, cổ phần…
Tiền lương: Tiền lương là một công cụ đãi ngộ tài chính quan trọng nhất. Tiền lương cơ bản được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về độ phức tạp và mức tiêu hao sức lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề, công việc Tiền lương có thể trở thành công cụ đãi ngộ hữu hiệu, các doanh nghiệp cần tìm cách gắn tiền lương với thành tích công tác của người lao động Trong thực tiễn hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng một hoặc hai hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm
Tiền thưởng: Đây là những khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động
do họ có những thành tích và đóng góp vượt lên mức độ mà chức trách quy định Tiền thưởng cùng với tiền lương tạo nên khoản thu nhập bằng tiền chủ yếu của người lao động Từ đó có thể thấy, tiền thưởng là công cụ khuyến khích vật chất có hiệu quả nhất đối với người lao động, nhất là những người còn tiềm ẩn nhiều năng lực làm việc
Cổ phần: Cổ phần là công cụ đãi ngộ nhằm làm cho người lao động gắn bó lâu
dài với doanh nghiệp cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường sử dụng công cụ này dưới dạng ưu tiên mua cổ phần
và chia cổ phần cho người lao động
Phụ cấp: Phụ cấp là một khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ đảm
nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong các điều kiện không bình thường Phụ cấp
có tác dụng tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế Doanh nghiệp có thể có các loại phụ cấp như: Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động,…
Trợ cấp: Trợ cấp được thực hiện nhằm giúp người lao động khắc phục được
những khó khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thể Vì vậy, nếu có nhu cầu trợ cấp thì doanh nghiệp mới chi trả Trợ cấp có nhiều loại khác nhau như: Bảo hiểm, trợ cấp y tế, trợ cấp giáo dục, trợ cấp đi lại, trợ cấp ở nhà, trợ cấp đắt đỏ, trợ cấp xa nhà…
Trang 10Phúc lợi tài chính: Trong cuộc sống bất kỳ ai cũng có thể gặp phải các rủi ro, các
rủi ro này có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới đời sống hằng ngày của người gặp phải rủi
ro và gia đình của họ Chính vì vậy, các tổ chức hầu hết đều nhận thấy tầm quan trọng của việc phải cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan đến sức khỏe, sự an toàn, các bảo hiểm và các lợi ích khác cho người lao động
1.3.2 Đãi ngộ phi tài chính
Đãi ngộ thông qua công việc: một công việc có tác dụng đãi ngộ với họ phải đảm
bảo các yêu cầu sau: Mang lại thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra; Có một
vị trí và vai trò nhất định trong hệ thống công việc của doanh nghiệp; Phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động; Có cơ hội thăng tiến
Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc: Tạo dựng không khí làm việc; Quy định
và tạo dựng các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong nhóm làm việc; Đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn lao động; Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; Quy định thời gian và giờ giấc làm việc linh hoạt; Tạo cơ hội để phát triển nghề nghiệp
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đãi ngộ người lao động trong doanh nghiệp
1.4.1 Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài
Thị trường lao động
Các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục và tập quán
Luật pháp và các quy định của chính phủ
Tình trạng của nền kinh tế
Các đối thủ cạnh tranh
1.4.2 Nhân tố thuộc về môi trường bên trong
Nhân tố thuộc về tổ chức – doanh nghiệp
Tổ chức Công Đoàn
Nhân tố thuộc công việc
Nhân tố thuộc về cá nhân người lao động
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÃI NGỘ LAO ĐỘNG CHO
NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINGROUP 2.1 Thực trạng hoạt động đãi ngộ nhân lực của Công ty Cổ phần VinGroup
2.1.1 Đãi ngộ tài chính
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: Vingroup thực hiện chính sách lương,
thưởng phù hợp với từng vị trí công việc, kỹ năng và trình độ chuyên môn của CBNV nhằm ghi nhận đúng mức năng lực và kết quả công việc của từng cá nhân, đồng thời tạo động lực khuyến khích CBNV phát huy năng lực, trách nhiệm để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc
Ngoài ra Vingroup còn có các loại hình khen thưởng như: Khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng thành tích khi kết thúc dự án/chiến dịch, khen thưởng sáng kiến, khen thưởng tấm gương “Người tốt, việc tốt, khen thưởng thành tích định kỳ
Bảo hiểm và phúc lợi: Khi làm việc tại VinGroup, người lao động sẽ được tham
gia tất cả các loại hình bảo hiểm gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn,… Chế độ thai sản dành cho cán bộ nhân viên sẽ được tập đoàn thực hiện theo quy định của pháp luật CBNV sẽ được kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần tại các bệnh viện uy tín trên cả nước hoặc tại bệnh viện Vinmec thuộc tập đoàn VinGroup Đây chính là chìa khóa vàng trong chiến lược nhân sự của Vingroup, giúp nhân viên cống hiến tốt nhất và hoạt động lâu dài với Tập đoàn Mọi nhân viên tại Vingroup đều được đảm bảo chế độ bảo hiểm và nghỉ phép theo quy định của Luật Lao động Tùy theo từng ngành nghề mà Vingroup sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về đồng phục, dụng cụ lao động, thiết bị bảo hộ lao động,…
Về chế độ phụ cấp: Vingroup hỗ trợ nhân viên đầy đủ các khoản phụ cấp như:
tiền cơm trưa, tiền phương tiện đi lại, tiền điện thoại, hỗ trợ xe đưa đón nhân viên ở xa,
…
Chính sách phúc lợi khác cho nhân viên: quà tặng các dịp đặc biệt (sinh nhật,
kết hôn,…); du lịch và nghỉ dưỡng định kỳ cho nhân viên; lập quỹ tương thân tương
ái, hỗ trợ CBNV có hoàn cảnh khó khăn,…
Trang 122.1.2 Đãi ngộ phi tài chính
Chế độ làm việc: Vingroup tổ chức làm việc 8h/ngày, 5.5 ngày/tuần, nghỉ trưa 1h
(nghỉ Lễ, Tết, ốm đau, thai sản … theo quy định của Nhà nước) Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất, kinh doanh, Vingroup có thể yêu cầu CBNV làm thêm giờ và thực hiện các chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động ngoài việc đảm bảo quyền lời cho người lao động theo quy định của Nhà nước
Không gian làm việc: Môi trường làm việc ở Vingroup được thiết kế với sự tiện
nghi và thoải mái đặt lên hàng đầu Với văn phòng hiện đại, không gian mở, và cơ sở vật chất tốt, nhân viên có môi trường làm việc tốt để tập trung vào công việc một cách hiệu quả
Thời gian làm việc quy củ: Sự rõ ràng, quy củ về quản lý thời gian làm việc là
một trong những yếu tố quan trọng tạo ra hiệu quả trong môi trường làm việc ở Vingroup Sự linh hoạt trong việc quản lý thời gian giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân Vingroup luôn đề cao tính kỷ luật trong văn hóa làm việc được thể hiện rõ qua 6 giá trị cốt lõi: Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân Đây là những giá trị mà bất kỳ nhân viên nào tại Vingroup cũng nằm lòng và là kim chỉ nam trong hoạt động của doanh nghiệp
Văn hóa đặt nhân viên làm trung tâm: Vingroup coi trọng văn hóa tử tế và tôn
trọng con người Nhân viên không chỉ được coi là nhân viên, mà còn là thành viên trong một cộng đồng Tập đoàn tạo ra môi trường làm việc đoàn kết và thân thiện, giúp mọi người cảm thấy có giá trị và được tôn trọng Ngoài ra, môi trường làm việc ở Vingroup luôn đề cao về sự phụ hợp lẫn nhau giữa các nhân viên và cộng đồng doanh nghiệp Trong việc tuyển dụng, ngoài những yếu tố về chuyên môi Vingroup luôn hướng đến những ứng viên phù hợp với văn hóa công ty
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đãi ngộ lao động của Công ty Cổ phần Vingroup
2.2.1 Nhân tố bên ngoài
2.2.1.1 Thị trường lao động
Khi thị trường lao động thiếu hụt nhân lực, Vingroup sẽ phải tăng mức lương và chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài Trong giai đoạn 2018 - 2020, khi thị trường lao