1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học luật dân sự 2 tiểu luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp Đồng

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 261,14 KB

Nội dung

Điều kiện để phát sinh trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 – Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ phát sinh trách

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH

 -MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ 2

Tiểu luận: Trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng

Giảng viên: Ths Nguyễn Thị Hằng Sinh viên:

Nguyễn Hoàng Như Ý- 33221025329 Dương Phong Thuần – 33221025369 Trần Thị Vân Anh – 33221025386

Nguyễn Phương Hiếu – 33221025271

TP.Hồ Chí Minh , ngày 21 tháng 11 năm 2023

Trang 2

Mục lục

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 PHẦN BÁO CÁO LÝ THUYẾT 1

1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1

1.2 Điều kiện để phát sinh trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1

1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 1

1.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2

1.5 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3

1.6 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt 3

2 PHẦN NGHIÊN CỨU RIÊNG CỦA NHÓM 3

2.1 Nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

3

2.1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ 3

2.1.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 4

2.1.2.1 Phải có thiệt hại xảy ra 4

2.1.2.2 Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 4

2.1.2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra 4

2.1.2.4 Lỗi 4

2.1.3 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường 4

2.1.3.1 Đối với chủ sở hữu 5

2.1.3.2 Đối với người chiếm hữu, sử dụng 5

2.1.4 Về trách nhiệm liên đới trong bồi thường thiệt hại: 5

2.2 Điểm mới trong BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 6

3 PHẦN ỨNG DỤNG THỰC TIỄN 6

3.1 Tình huống 1 6

3.2 Tình huống 2: 7

3.3 Kiến nghị khắc phục: 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một khía cạnh quan trọng của pháp luật dân sự, xuất phát từ thời kỳ xã hội trước khi có sự hiện diện của nhà nước và pháp luật Trong quá khứ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thường dựa trên các phong tục tập quán của từng bộ tộc hoặc nhóm người Tuy nhiên, khi xã hội phát triển và pháp luật ra đời, việc điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa trên quy định của bộ luật dân sự đã gặp phải nhiều vấn đề Điều này thường xảy ra do qui định về bồi thường thiệt hại thường chỉ ở mức

"định tính" mà không đi sâu vào phần "định lượng", tạo ra sự khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tế Các trường hợp liên quan đến bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, oan sai, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thường gây tranh cãi lớn về căn cứ pháp lý và mức độ bồi thường Điều này tạo ra sự đối lập tâm lý giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại, làm gia tăng sự phản đối và kháng cáo trong các vụ án liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại Với sự tranh cãi và khó khăn trong việc xác định cụ thể các yếu

tố định tính và định lượng, cùng với sự đối lập tâm lý giữa các bên liên quan, việc giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại trở nên phức tạp hơn và thường dẫn đến việc tăng cường

sự kháng cáo từ phía đương sự Trước những vấn đề trên nhóm em thực hiện nghiên cứu tiểu luận về chủ đề “ Trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng” cho bài kiểm tra môn luật dân sự 2

Trang 4

1 PHẦN BÁO CÁO LÝ THUYẾT.

1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triểncủa pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam Kế thừa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, pháp luật dân sự ngày nay đã

có những quy định khá chi tiết về vấn đề này, cụ thể tại Điều 275 BLDS 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX BLDS 2015 về “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng” Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm,…

Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại TNDS Khái niệm về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng chỉ được xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi

nhận chính thức trong bất cứ một văn bản pháp luật nào Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài

hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó, người có hành vi trái pháp luật dân sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại

1.2 Điều kiện để phát sinh trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 – Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

“ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”1

Cụ thể như sau: Có thiệt hại xảy ra; Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; Có lỗi của người gây ra thiệt hại; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra

1.3 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

- Xuất phát từ đặc điểm các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh cũng như địa vị pháp lí các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự, những điều kiện khách quan cũng như chủ quan của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại, tính khả thi của quyết định bồi thường ,

Bộ luật dân sự đã quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 585 Nguyên tắc chung

1Luật Dân sự 2015

1

Trang 5

là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời Bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành

vi trái pháp luật gây ra là nguyên tắc công bằng, hợp lí phù họp với mục đích cũng như chức năng phục hồi của chế định pháp luật này Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại, tạo điều kiện cho họ khắc phục tình trạng tài sản khi bị thiệt hại Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của cá nhân bị xâm hại Việc quyết định bồi thường kịp thời có ý nghĩa to lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại, bởi các chi phí cho việc cứu chữa bệnh nhân trong điều kiện này nhiều khi vượt quá khả năng của nạn nhân Cho nên việc quy định

về thủ tục tố tụng để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này là rất cần thiết trong Bộ luật tố tụng dân sự

- Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi của bản án, quyết định của toà án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự quy định:

- “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kỉnh tế của mình ”

- Quy định này chỉ định hình mà không quy định về định tính việc giảm mức bồi thường bao nhiêu? Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ) Toà án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường

1.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau:

- Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường

- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại;

Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại

có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;

Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường

Trang 6

1.5 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015, quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm

1.6 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết:

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

Trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm hại:

Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra:

Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra:

Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra:

Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra:

Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân

sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý:.

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:

Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra: chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được

giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể:

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.2

2 PHẦN NGHIÊN CỨU RIÊNG CỦA NHÓM

2.1 Nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

2.1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ

Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Nguồn nguy hiểm

cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định” Khái niệm này không định nghĩa thế

nào là “nguồn nguy hiểm cao độ” mà chỉ liệt kê các đối tượng được xem là “nguồn nguy hiểm cao độ” Tuy nhiên, để xác định đâu là nguồn nguy hiểm cao độ thì ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 còn phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp

2Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập II

Trang 7

luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó

2.1.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm hiểm cao độ gây ra phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

2.1.2.1 Phải có thiệt hại xảy ra

Nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng, nhưng thường không gây tổn thất về danh dự và nhân phẩm Pháp luật đặt trách nhiệm bồi thường cho mọi người bị ảnh hưởng bởi nguy cơ này, kể cả những người không liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ 3

2.1.2.2 Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ đối với các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp thì phải đang trong trạng thái hoạt động Nếu những đối tượng này đang ở trạng thái “tĩnh” thì không thể xem là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Như vậy, khi các nguồn nguy hiểm cao độ được liệt kê tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 “đang hoạt động” mà gây thiệt hại thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường

2.1.2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra

Hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại, theo nguyên tắc Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ phát sinh khi hành động của nguồn nguy hiểm này gây ra trực tiếp thiệt hại

2.1.2.4 Lỗi

Theo quy định tại khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 thì: "chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật

có quy định khác"

Như vậy, có thể thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra phát sinh ngay cả khi không tồn tại yếu tố lỗi của chủ sở hữu Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển Tuy nhiên, lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành

vi của người điều khiển, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này

3Mai, N N (2023, March 20) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì và 05 điều cần lưu ý Tin Tức Pháp Luật https://lawnet.vn/thong-tin-phap-luat/tu-van-luat/boi-thuong- thiet-hai-ngoai-hop-dong-la-gi-va-05-dieu-can-luu-y-113356.html

Trang 8

2.1.3 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường

Căn cứ theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là: (1) chủ sở hữu; (2) người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng

2.1.3.1 Đối với chủ sở hữu

Pháp luật dân sự quy định buộc chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại Theo quy định tại khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân

sự năm 2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật” Chủ sở hữu là người được thực hiện toàn bộ các quyền dân sự như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, trong đó có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản Vì vậy, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường khi đang chiếm hữu, sử dụng ngay cả khi mình có lỗi hay không có lỗi

Ngoài ra, trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng mà người này gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Và những thỏa thuận khác này không vi phạm điều cấm của luật, không vi phạm đạo đức xã hội

2.1.3.2 Đối với người chiếm hữu, sử dụng

Khi chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải có trách nhiệm bồi thường khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại Trường hợp chủ chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, khi thuộc một trong các trường hợp sau thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường:

- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

2.1.4 Về trách nhiệm liên đới trong bồi thường thiệt hại:

Trong trường hợp có nhiều người cùng gây thiệt hại, điều 587 BLDS năm 2015 qui

định như sau : “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên

đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương tứng với mức độ lỗi của mỗi người Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”

Trách nhiệm liên đới và bồi thường liên đới chỉ phát sinh khi nhiều người cùng gây

ra thiệt hại cho người khác Phần bồi thường của mỗi người được xác định trên cơ sở mức

Trang 9

độ lỗi của từng người Tuy nhiên trong trường hợp không xác định được mức độ lỗi của từng cá nhân thì mỗi người gây hại phải có trách nhiệm bồi thường theo mức độ bằng nhau Trong vấn đề BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì “Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ

bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” (Điểm d mục 1 phần III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP)

2.2 Điểm mới trong BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra

Phạm vi chủ thể được quy định theo BLDS năm 2015 rộng hơn so với phạm vi chủ thể theo quy định của BLDS năm 2005, Điều 623 BLDS năm 2005 quy định những người

có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gồm: Chủ sở hữu; người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật Đối với những chủ thể chiếm hữu có căn cứ pháp luật nhưng không phải theo sự chuyển giao của chủ sở hữu tài sản Điều luật này chưa đề cập đến Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chủ thể bồi thường tại khoản

3, khoản 4 Điều 601 là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, mở rộng phạm

vi chủ thể so với quy định tại Điều 623 BLDS năm 2005 Những chủ thể chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể theo sự chuyển giao của chủ sở hữu hoặc của một chủ thể khác hoặc do họ tự chiếm hữu, sử dụng thông qua một sự kiện nhất định

3 PHẦN ỨNG DỤNG THỰC TIỄN

Mặc dù hệ thống luật pháp đã có qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tuy nhiên trong áp dụng thực tế đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khiến cơ quan tiến hành tố tụng gặp khá nhiều lúng túng sau đây xin đơn cử một số trường hợp điển hình thường gặp :

3.1 Tình huống 1

+ Việc xảy ra tại TP Cà Mau : Anh TVA mua một xe ô tô tải sau đó cho anh NVB thuê lại theo một hợp đồng dài hạn, (việc cho thuê không trái với qui định của pháp luật) anh NVB không trực tiếp lái xe mà thuê một tài xế là LVC Vào một ngày, anh C đang điều khiển phương tiện giao thông này trên đường một chiều (không phạm luật) Trong lúc đó D

đi xe đạp ngược chiều nên bị xe anh C va phải gây thương tích Sau sự việc xảy ra D khởi kiện yêu cầu A và B liên đới trách nhiệm bồi thường

+ Quan điểm 1: Căn cứ điều điểm a khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 thì trường hợp người bị thiệt hại không có lỗi thì chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu sử dụng phải bồi thường Nói cách khác, trách nhiệm này chỉ được miễn trừ khi nếu

Trang 10

thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại Theo quan điểm này A và B phải có trách nhiệm liên đới bồi thường

+ Quan điểm 2: Người lái xe hoàn toàn không có lỗi, trong vụ tai nạn nên không đủ yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường, theo quan điểm 1 là bất công Bởi D không thể xem là vô ý đi ngược đường một chiều, D là người có lỗi trong tình huống này

Từ tình huống trên cơ quan tiến hành tố tụng cảm thấy lúng túng :Diễn biến trên cho thấy luật pháp chưa thể bao quát hết các tình huống có thể xảy ra Chẳng hạn với tình huống trên chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện được xem là

có lỗi không trong việc quản lý sử dụng phương tiện? Người điều khiển phương tiện có thể

có lỗi trong việc tuân thủ các quy tắc giao thông (đi ngược chiều) nhưng chưa chắc có lỗi trong việc xảy ra tai nạn thì sao ? cụ thể nếu trong trường hợp trên người tài xế đã có hành động không giữ khoảng cách an toàn do đó đã dẫn đến va chạm thì thực tế thiệt hại không thể nói là do lỗi của người bị thiệt hại Hơn nữa cũng cần lưu ý quy định của BLDS 2015 (khoản 3 điểm a Điều 601) cụ thể là “Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại” Do vậy, cần hiểu là nếu có một phần lỗi của người bị thiệt hại như trên thì trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường

3.2 Tình huống 2:

Vào khoảng 20 giờ, ngày 12/8/2017 anh Hoàng Xuân Th điều khiển xe chuyển hướng không nhường đường cho anh Phạm Tuấn M nên xảy ra tai nạn Tại kết luận điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông của Công an thành phố B xác định nguyên nhân vụ tai nạn là do anh Th điều khiển xe chuyển hướng không nhường đường cho xe anh M đi theo hướng ngược chiều nên gây tai nạn giao thông Tai nạn xảy ra gây thiệt hại như sau: Anh M

bị thương “vết thương bàn tay (T), chấn thương đầu mặt” tỉ lệ là 10%; hư hỏng xe mô tô biển số 47B2-2004 thiệt hại là 7.891.000 đồng Gia đình anh M đã chi phí cứu chữa, điều trị vết thương, làm lại răng cho anh M hết tổng số tiền là 5.093.000 đồng; chi phí sửa xe mô

tô là 8.602.000 đồng.4

Sau khi xảy ra tai nạn, anh Th và bà Nguyễn Thị C là chủ xe mô tô gây tai nạn không đồng ý bồi thường nên anh M khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà C và anh

Th phải liên đới bồi thường thiệt hại cho anh M các khoản tiền cụ thể sau: Chi phí cứu chữa, điều trị vết thương, làm răng: 5.093.000 đồng; tiền bồi dưỡng sức khỏe: 1.000.000 đồng; tổn thất tinh thần: 5 tháng lương cơ sở x 1.300.000 đồng = 6.500.000 đồng; chi phí sửa xe mô tô: 8.602.000 đồng; tổng số tiền là: 21.195.000 đồng

4Đỗ, V Đ (2016) Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam: bản án và bình luận bản án Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ 3, có cập nhật BLDS 2015

Ngày đăng: 17/11/2024, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w