1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong bộ luật dân sự việt nam hiện nay dưới góc nhìn kinh tế học pháp luật

15 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn kinh tế học pháp luật
Tác giả Lê Ngọc Khánh Hòa
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế học pháp luật
Thể loại Bài Luận Hết Môn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 261,82 KB

Nội dung

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI LUẬN HẾT MÔN KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT ĐỀ BÀI : Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay dưới

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI LUẬN HẾT MÔN

KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT

ĐỀ BÀI : Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn kinh tếhọc pháp luật

Hà Nội, năm 2024

Họ và tên: Lê Ngọc Khánh Hòa

Trang 2

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 Khái niệm của Kinh tế học pháp luật 12 Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học pháp luật 13 Tính hợp lý của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay 3

3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo góc nhìn của Kinh tế học pháp luật 33.2 Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay 4

3.2.1 Ưu điểm của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay 43.2.2 Một số tồn tại và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Khái niệm của Kinh tế học pháp luật

Kinh tế học (economics) là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất,

phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ Kinh tế học cũng nghiêncứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên thông minh (nguồn lực) khanhiếm của nó.1

Việc ứng dụng lý thuyết và mô hình kinh tế để nghiên cứu quá trình phátsinh, phát triển và tác động thực tế của bản thân quy phạm pháp luật và các thiếtchế thực thi pháp luật đã hình thành nên một trường phái lý luận có tên là “Luậtvà Kinh tế học” (Law and Economics), thường được gọi một cách khái quát là

“Kinh tế học pháp luật” Kinh tế học pháp luật (law and economics), được địnhnghĩa là “một bộ môn khoa học chủ trương thực hiện phân tích pháp luật dướigóc độ kinh tế theo đó các quy tắc pháp lý được đánh giá chi phí/lợi ích để xemliệu một sự thay đổi pháp luật từ trạng thái này sang trạng thái khác sẽ làmtăng hay giảm hiệu quả sử dụng và phân bổ nguồn lực, tăng hay giảm sự giàucó của xã hội”.2

1 N Gregory Mankiw, Mason (2009), Sách Principles of economics, Nhà xuất bản OH: South-Western Cengage Learning, trang 4.

2 Robert Cooter and Thomas Ulen (1988), Sách Law and economics, Nhà xuất bản Scott, Foresman and Company, trang 12-13.

Trang 5

2 Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học pháp luật

Theo một số nhà nghiên cứu về Kinh tế học pháp luật, nhìn chung, Kinhtế học pháp luật muốn tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:3

Thứ nhất, làm cách nào để dự đoán, đo lường được tác động thực tế của

mỗi quy phạm pháp luật? (Việc ban hành một quy phạm pháp luật mới sẽ có khảnăng thay đổi, tác động đến xã hội như thế nào? Hệ quả kinh tế của các quyphạm pháp luật ấy ra sao?)

Thứ hai, mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật và mức độ hiệu quả

trong việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực khan hiếm trong xã hội như thế nào?(Quy phạm pháp luật tác động đến tình trạng hiệu quả của xã hội như thế nào?)

Như vậy, có thể thấy, kinh tế học pháp luật nghiên cứu pháp luật (quyphạm hoặc nhóm quy phạm pháp luật) và thiết chế pháp luật trong trạng tháiđộng và tập trung vào các khía cạnh cơ bản sau:

- Kinh tế học pháp luật nghiên cứu tương tác giữa pháp luật với hành vicủa con người trong xã hội: khi ban hành một quy phạm pháp luật mới, thiết lậpmột thiết chế pháp luật mới, quy phạm ấy, thiết chế ấy sẽ tác động như thế nàođối với xã hội và dự báo ứng xử của con người trước sự thay đổi đó (dự báo theohướng, nếu quy phạm mang tính chất thưởng thì sẽ khuyến khích hành vi, vànếu quy phạm mang tính chất phạt thì sẽ ngăn ngừa những hành vi được coi làkhông mong muốn như thế nào? Cách thức mà các cá nhân, tổ chức trong xã hộiđối phó với những biến động của pháp luật ra sao?)

3 Louis Kaplow và Steven Shavell (1999), Sách Economic analysis of law (Phân tích kinh tế đối với pháp luật),

Nhà xuất bản NBER WORKING PAPER SERIES, Link truy cập http://www.nber.org/papers/w6960

2

Trang 6

- Kinh tế học pháp luật không chỉ dự báo tác động đã được dự kiến củaquy phạm bởi nhà lập pháp khi ban hành mà còn dự báo cả những tác độngngoài mong muốn (tác dụng phụ), ngoài dự định của nhà lập pháp Nói cáchkhác, kinh tế học pháp luật nghiên cứu “hiệu lực tác động thực tế” (real effect)của các quy phạm pháp luật.

- Kinh tế học pháp luật cũng nghiên cứu quy luật hình thành, phát sinh,phát triển của các quy phạm, nhóm quy phạm pháp luật nhưng được nhìn từ gócđộ lôgíc kinh tế của những sự thay đổi đó Nói cách khác, Kinh tế học pháp luậtsẽ nghiên cứu vấn đề quy phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới hiệu quả phân bổnguồn lực trong xã hội như thế nào Kinh tế học pháp luật cố gắng đưa ra nhữngtiêu chí đánh giá thế nào là một quy phạm tốt và thế nào là một quy phạm tồinhìn từ góc độ đóng góp của chúng đối với việc cải thiện hiệu quả phân bổnguồn lực trong xã hội

- Kinh tế học pháp luật cũng kế thừa các tri thức được chứng minh làđúng của kinh tế học và luật học, chính trị học, xã hội học phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu của mình

- Kinh tế học pháp luật không có ý định chứng minh các phương phápnghiên cứu khác (chẳng hạn xã hội học pháp luật hoặc các cách tiếp cận nghiêncứu pháp luật khác) là sai mà chỉ mong muốn cùng hướng tới việc tiếp cận chânlý một cách tốt hơn, tiếp cận tới các quy luật khách quan một cách tốt hơn

Trong cách nhìn của Kinh tế học pháp luật, pháp luật không chỉ điềuchỉnh hành vi của con người (như mọi người vẫn thường nhắc tới), mà ý nghĩa

Trang 7

của nó còn sâu xa hơn thế bởi thông qua việc điều chỉnh hành vi của con người,pháp luật để lại những hệ quả, hậu quả, đó là pháp luật làm ảnh hưởng sự dịchchuyển nguồn lực trong xã hội Pháp luật có thể điều tiết dòng dịch chuyểnnguồn lực (vật chất hoặc trí tuệ hoặc thông tin) trong xã hội (trong nền kinh tế).Kinh tế học pháp luật nghiên cứu xem pháp luật có tác động như thế nào đối vớiviệc dịch chuyển các nguồn lực trong nền kinh tế (tới sự phân bổ các nguồn lựctrong nền kinh tế) và con người phản ứng như thế nào trước sự thay đổi củapháp luật.

3 Tính hợp lý của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay

3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo góc nhìn của Kinhtế học pháp luật

Kinh tế học pháp luật cho rằng, nếu người bị thiệt hại phải gánh chịu thì đây quả là giải pháp sai lầm vì như thế pháp luật đã vô tình khuyến khích những hành vi vô trách nhiệm trong xã hội Tất nhiên, nếu nạn nhân cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì việc buộc nạn nhân chịu phần thiệt hại tương ứng với lỗi của mình lại là giải pháp hợp lý Đối với giải pháp người gây thiệt hại phải gánh chịu việc bồi thường, nói chung, kinh tế học pháp luật coi giải pháp này là hợp lý Sở dĩ như vậy là vì theo phương án này, thông điệp của pháp luật đối với

người vi phạm trở nên rất rõ ràng, đó là “trong các ứng xử, cá nhân, tổ chức phải cẩn trọng với hành vi của chính mình” Tất nhiên, nếu người gây thiệt hại

4

Trang 8

thuộc vào trường hợp họ không có tự do trong việc chọn lựa khả năng ứng xử (ví dụ bị cưỡng bức tới mức tê liệt ý chí để buộc phải gây thiệt hại) thì người gây thiệt hại có thể được miễn trách nhiệm bồi thường Giải pháp buộc bên thứ ba đứng ra bồi thường trong nhiều trường hợp cũng được kinh tế học pháp luật coi là hợp lý khi mà việc bên thứ ba đứng ra bồi thường đó có tác dụng có lợi hơn cho phía nạn nhân Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế học pháp luật, bên thứ ba đứng ra bồi thường chỉ là giải pháp có tính chất tình thế và ngoại lệ vì nếu không cẩn thận pháp luật sẽ vô tình ủng hộ các ứng xử thiếu cẩn trọng, thiếu trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng xã hội.

Như vậy, mục đích của việc ban hành và thực thi pháp luật về trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhìn từ góc độ kinh tế là: Các quy định vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ thúc đẩy cả bên gây thiệt hại và bên bịthiệt hại thực hiện các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt độngcủa mình để phúc lợi kết hợp của cả hai chủ thể này được tối ưu Nói cách khác,

pháp luật phải quy định theo hướng để “nội sinh hóa” những rủi ro/thiệt hại do

hành vi vô trách nhiệm cho chủ thể gây ra hành vi

3.2 Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay

Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trongnhững chế định quan trọng và có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung nhất trong Bộ luậtdân sự (BLDS) năm 2015 Việc quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hạitrong pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm

Trang 9

quyền giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi phát sinh tranh chấp.Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm cho chế định bồi thường thiệt hại pháthuy hiệu quả trong thực tế đời sống, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển củaxã hội, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng xã hội Có thể nói, việc pháp luậtquy định trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng nói riêng co ý nghĩa vô cùng quan trọng.

3.2.1 Ưu điểm của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngtrong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ý

nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảođảm an toàn và trật tự xã hội Trong đời sống hàng ngày thiệt hại về tài sản, tínhmạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức do hành vi tráipháp luật diễn ra khá nhiểu Trong nhiều trường hợp, phải sử dụng các biện phápdân sự, đó là những biện pháp được áp dụng một cách độc lập không phụ thuộcvào việc người gây thiệt hại có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không Nếuhành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản thì phải khôi phục lại tình trạng tàisản của người bị thiệt hại như: đền bù giá trị tài sản đã bị hư hỏng hay mất bằngmột số tiền, thay thế tài sản hư hỏng hay mất bằng một tài sản khác, sửa chữa tàisản đã bị hư hỏng để khắc phục giá trị sử dụng của nó như khi chưa bị hư hỏng Nếu hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhânphẩm, uy tín của cá nhân hoặc tổ chức thì phải chịu trách nhiệm bồi thườngnhững chi phí mà người bị thiệt hại bỏ ra để phục hồi sức khỏe và những thu

6

Trang 10

nhập người đó không thu được Đối với thiệt hại về tính mạng thì phải chịu tráchnhiệm về chi phí cứu chữa người đó trước khi chết, cấp dưỡng Đối với thiệt hạido xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì người gây thiệt hại phải chịu tráchnhiệm về chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại Ngoài ra, trong một sốtrường hợp, người gây thiệt hại còn bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bịthiệt hại hoặc nhân thân người bị thiệt hại (trường hợp xâm phạm về tính mạng)bằng một khoản tiền nhất định và buộc người gây thiệt hại phải xin lỗi, cải chínhcông khai Những quy định này góp phần bảo vệ tài sản, quyền nhân thân củangười bị hại một cách triệt để hơn.

Thứ hai, những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng có hiệu quả trong việc giáo dục pháp luật, phòng ngừa những hành vi tráipháp luật, phòng ngừa những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Sự điều chỉnhxã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước phápluật) làm cho mọi thành viên trong xã hội có thể tự do phát huy khả năng sángtạo của mình trong môi trường lành mạnh – môi trường vận hành có trật tự, nềnnếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển và văn minh Đó cũng chínhlà nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dântrong giai đoạn mới Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữuhiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làmlành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của phápluật được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều đó không chỉ nhằm mục đích

Trang 11

xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến sự bảovệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức Đối với sựđiều chỉnh của pháp luật với hành vi trái pháp luật với hành vi trái pháp luật gâythiệt hại, mục đích giáo dục khi xây dựng nên chế định này vẫn là một trongnhững mục đích quan trọng hàng đầu Vì vậy bất kỳ ai có hành vi trái pháp luậtđều có trách nhiệm bồi thường Đặc biệt, trách nhiệm bồi thường đều là nhữnghậu quả bất lợi mà người có hành vi trái pháp luật phải gánh chịu Từ đó, nhữngquy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽbuộc mọi người trước khi hành động đều phải có suy nghĩ về hành động củamình, về hậu quả có thể xảy ra của hành vi đó để lựa chọn hành vi xử sự đúngpháp luật của người dân.

Thứ ba, những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng là cơ sở pháp lý vững chắc để cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết cáctranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.BLDS năm 2015 đã quy định khá cụ thể và chi tiết, về căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nguyên tắc bồi thường thiệt hại,năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, căn cứ để xác định thiệt hại, thờihiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Xác định đúng chủ thể có tráchnhiệm bồi thường thiệt hại, giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, đảm bảonguyên tắc bồi thường thiệt hại

8

Trang 12

3.2.2 Một số tồn tại và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Thứ nhất, quy định số tiền được giảm bồi thường tối đa một cách cụ thể.

Theo Điều 585 BLDS năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại có quy định về mức giảm bồi thường khi do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so vớikhả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình Tuy nhiên, quy định này còn rấtchung chung, chưa cụ thể hoá số tiền được giảm là bao nhiêu, điều này có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật ở các nơi không thống nhất Do đó, cần hoàn thiện nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bằng cách quy định số tiềnđược giảm bồi thường tối đa một cách cụ thể Tuy nhiên, cũng cần tính đến sự khác biệt về mức thu nhập sống của mỗi địa phương để có thể áp dụng đồng bộ và thống nhất trên thực tiễn trong phạm vi cả nước

Thứ hai, cần củng cố thống nhất lại về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015 quy định về căn cứ phát sinhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện: i) Có thiệt hạixảy ra; ii) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; iii) Có mối quan hệnhân quả giữa hành vi pháp luật và thiệt hại xảy ra Tuy nhiên, qua khảo sát cáccông trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo khác nhau, một số nhà nghiên cứu lậppháp cho rằng lỗi vẫn là yếu tố cần phải xem xét khi xác định trách nhiệm dânsự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng Đặc

biệt, vấn đề mới của BLDS năm 2015 là “lỗi suy đoán”, có nghĩa là gây thiệt

Trang 13

hại là có lỗi mà không cần phải chứng minh Người gây thiệt hại chứng minhrằng do bất khả kháng, do lỗi cố ý của người bị hại có nghĩa là họ không có lỗinên không phải bồi thường Tác giả ủng hộ quan điểm trên của các nhà nghiêncứu lập pháp.

Theo quan điểm của tác giả, bố cục của Điều 584 về căn cứ phát sinhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần được kết cấu lại để đi đếnthống nhất trong việc nghiên cứu và xác định căn cứ rõ ràng, cụ thể khoản 2 cầnđược tách riêng thành một điều luật riêng về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng Bên cạnh đó, về điều kiện phát sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thiệt hại, nên chưa có sự thống nhấtvề nội dung trong các trường hợp bồi thường thiệt hại do cac tài sản cụ thể gâyra như: (i) Không rõ vấn đề có lỗi hay không có lỗi của chủ sở hữu khi cây cối,súc vật, nhà cửa, cồng trình xây dựng khác gây ra trong khi Điều 601 quy địnhcụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây rakhông cần yếu tố lỗi; (ii) Không quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm bồithường thiệt hại do cây cối gây ra nếu thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả khánggiống như quy định đối với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, do súc vật vàdo nhà cửa, công trình xây dựng xây ra Do vậy, BLDS năm 2015 cần có quyđịnh về nguyên tắc chung để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trườnghợp gây ra thiệt hại và những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệthại để đảm bảo tính thống nhất trong mọi trường hợp khi tài sản là nguyên nhângây ra thiệt hại

10

Ngày đăng: 23/09/2024, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w