1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chế định kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014

27 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Định Kết Hôn Theo Quy Định Của Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ngà, Trần Doanh Doanh, Lương Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Tài Thiện, Võ Quốc Bảo
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hà Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Khái niệm kết hônTheo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, hôn nhân là mối quan hệ giữa nam và nữ sau khi áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân để cùng chung sống, xây dựng gia đình thịn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

- Khoa Lý luận Chính trị

CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ

3 Lương Nguyễn Phương Uyên 23126154

4 Nguyễn Tài Thiện 23126130

Tp HCM, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN 3

1.1 Khái niệm, mục đích và bản chất của kết hôn 3

1.1.1 Khái niệm kết hôn 3

1.1.2 Mục đích và bản chất của kết hôn 3

1.2 Ý nghĩa của chế định kết hôn 4

1.3 Quy định của pháp luật về kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 5

1.3.1 Điều kiện kết hôn 5

1.3.1.1 Tuổi kết hôn 5

1.3.1.2 Sự tự nguyện kết hôn 6

1.3.1.3 Các trường hợp cấm kết hôn 7

1.3.2 Đăng ký kết hôn 9

1.3.2.1 Thẩm quyền đăng ký kết hôn 9

1.3.2.2 Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký kết hôn 9

1.4 Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn 11

1.4.1 Xử hủy việc kết hôn trái pháp luật 12

1.4.2 Xử lý hành chính 14

1.4.3 Xử lý hình sự 15

Trang 3

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CHẾ ĐỊNH KẾT HÔNTRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 HIỆN NAY VÀ NHỮNGGIẢI PHÁP BẢO ĐẢM 172.1 Tình hình vận dụng thực tiễn chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân

và gia đình 2014 hiện nay 172.2 Trách nhiệm của sinh viên trong việc góp phần hoàn thiện và thihành hiệu quả chế định kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 182.3 Giải pháp đảm bảo việc thực hiện hiệu quả chế định kết hôn trongLuật Hôn nhân và gia đình 2014 19KẾT LUẬN 21

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

7 VKSNDTC Viện kiểm soát nhân dân

tối cao

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là cơ sở cần thiếttrong việc hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, duy trì vàphát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, xây dựng vàbảo vệ đất nước xứng đáng là chủ nhân tương lai cho đất nước Với sự nhậnthức một cách rõ ràng và sâu sắc về vấn đề trên, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn

đề hôn nhân và gia đình đảm bảo việc xây dựng gia đình bền vững, là cơ sở hìnhthành nền móng nước nhà Từ đó ta nhận thấy Chế định kết hôn trong LuậtHN&GĐ năm 2014 là cơ sở pháp lý xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, là tếbào lành mạnh của xã hội Chế định kết hôn cũng được chú trọng nghiên cứu đểcho ra đời các văn bản quy phạm pháp luật Ở đó Nhà nước không chỉ mang lại

sự công bằng, hạnh phúc mà còn hướng đến lợi ích lâu dài cho người dân Tuynhiên, một số quy định về chế định kết hôn còn chưa thống nhất, chưa đảm bảotính đồng bộ, còn bất cập trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay Vìvậy, việc làm rõ, tìm hiểu những khía cạnh về lý luận và cơ sở thực tiễn của chếđịnh kết hôn dưới góc nhìn pháp lý là yêu cầu vô cùng cấp bách, cần thiết đốivới tình hình nước ta trong bối cảnh hiện nay Đó cũng chính là lí do đề tài “Chếđịnh kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” đượcchúng tôi lựa chọn nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về chế định kết hôn Đồngthời nghiên cứu, phân tích nội dung, ý nghĩa của chế định kết hôn và đánh giáviệc áp dụng chế định này trong thực tiễn nhằm phát hiện kịp thời những bấtcập, hạn chế của trong quá trình thực thi và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị phùhợp

1

Trang 6

Để thực hiện được những mục tiêu này thì đề tài nghiên cứu sẽ giảiquyết 03 nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm cơ bản về chế định kết hôn

Thứ hai, phân tích các yếu tố của chế định kết hôn theo quy định LuậtHN&GĐ2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

Thứ ba, đánh giá việc thi hành các quy định của pháp luật về chế địnhkết hôn trong thực tiễn nhằm làm rõ những điểm bất cập, chưa tính khả thi vàchỉ ra những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi nhằm góp phần hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật về chế định này

2

Trang 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN

1.1 Khái niệm, mục đích và bản chất của kết hôn.

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, hôn nhân là mối quan hệgiữa nam và nữ sau khi áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân để cùng chungsống, xây dựng gia đình thịnh vượng, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.Kết hôn là sự xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ với nhau theoquy định của Luật hôn nhân và Gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kếthôn

- Mặt xã hội của quan hệ hôn nhân thể hiện ở việc sự tồn tại mối quan hệlâu dài ở mỗi cặp vợ chồng, Vợ chồng, con cái, nhà nước và xã hội đều quantâm đến việc xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân làm sao để xây dựng mộtgia đình bền vững, hòa thuận và hạnh phúc Lợi ích của xã hội còn được thể hiệnqua việc đảm bảo quyền lợi cho con cái trong hôn nhân

Căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các nguyêntắc cơ bản của hôn nhân ngày nay:

3

Trang 8

- Hôn nhân dựa trên sự tự nguyện của cả nam và nữ: hai bên tự quyếtđịnh việc kết hôn, không bị ép buộc, không bị lừa dối hay cản trở Sau khi kếthôn, việc duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng dựa trên tinh thần tựnguyện của mỗi bên vợ chồng.

- Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng hoàn toàn bình đẳng trước phápluật: hai bên có nghĩa vụ và quyền như nhau về mọi mặt Hôn nhân của côngdân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo

và người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoàiđược tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

- Trong quan hệ hôn nhân, các bên phải tuân thủ các quy định của phápluật: khi kết hôn các bên phải tuân thủ các quy định về việc đăng ký kết hônquyền và nghĩa vụ trong hôn nhân; Trong trường hợp chấm dứt hôn nhân (lyhôn) thì phải xác lập cơ sở pháp lý mà pháp luật quy định (ví dụ do ly hôn do vợhoặc chồng chết hoặc do vợ hoặc chồng bị Tòa tuyên bố là đã chết)

1.2 Ý nghĩa của chế định kết hôn

Chế định kết hôn là khía cạnh của pháp luật và xã hội điều chỉnh hônnhân và quan hệ vợ chồng Ý nghĩa của thể chế hôn nhân nhìn chung bao gồmcác luật và quy định liên quan đến việc hình thành và duy trì mối quan hệ pháp

lý giữa hai người thông qua hôn nhân Dưới đây là một số điểm chính về ý nghĩacủa thể chế hôn nhân:

Hợp pháp hóa mối quan hệ: Thể chế hôn nhân thường đặt ra các điềukiện và quy tắc để mối quan hệ trở nên hợp pháp và được pháp luật công nhận.Điều này bảo vệ quyền và trách nhiệm của cả hai bên trong hôn nhân

Quy định về quyền và trách nhiệm: Luật hôn nhân thường quy định rõràng quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân Điều này có

4

Trang 9

thể bao gồm quyền tài chính, quyền nuôi con và các vấn đề khác liên quan đếncuộc sống gia đình.

Quy định về quyền và trách nhiệm: Luật hôn nhân thường quy định rõràng quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân Điều này cóthể bao gồm quyền tài chính, quyền nuôi con và các vấn đề khác liên quan đếncuộc sống gia đình

Bảo vệ quyền lợi cá nhân: Chế định kết hôn bảo vệ quyền lợi cá nhâncủa cả hai bên trong mối quan hệ, bao gồm quyền lợi tài chính, quyền sở hữu tàisản và quyền lợi trong trường hợp ly hôn

Xác định điều kiện ly hôn: Chế định kết hôn thường quy định các điềukiện và quy tắc liên quan đến việc ly hôn, bao gồm quy định về phân chia tài sản

và quyền lợi hậu ly hôn

Những điều này có lợi cho việc tạo nền tảng pháp lý cho quan hệ hônnhân, bảo vệ quyền và trách nhiệm của các bên, giúp duy trì ổn định xã hội Tuynhiên, các chi tiết cụ thể của các thể chế hôn nhân có thể khác nhau giữa cácquốc gia

1.3 Quy định của pháp luật về kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

1.3.1 Điều kiện kết hôn

1.3.1.1 Tuổi kết hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014,nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được phép kết hôn Điềunày có nghĩa là chỉ được phép kết hôn khi nam giới đạt đến hoặc vượt qua tuổi

20 và nữ giới đạt đến hoặc vượt qua tuổi 18 Quy định áp đặt một giới hạn về độ

5

Trang 10

tuổi và nam, nữ giới chỉ được phép thực hiện hôn nhân khi đạt đến ngưỡng tuổinày.

Việc quy định về độ tuổi kết hôn ở Việt Nam, được xây dựng dựa trênnhiều yếu tố văn hóa, xã hội và sức khỏe Kết hôn đúng độ tuổi theo quy địnhcủa pháp luật đem lại nhiều ưu điểm đối với cả hai bên trong mối quan hệ Quyđịnh giúp bảo vệ quyền lợi và phúc lợi của người tham gia, đặc biệt là đối vớitrẻ em Nó giúp đảm bảo rằng mọi người đều đủ trưởng thành về mặt tinh thần

và thể chất để đối mặt với trách nhiệm gia đình Đồng thời, việc tuân thủ đúng

độ tuổi còn tạo nền tảng pháp lý cho mối quan hệ, giảm nguy cơ xung đột vàtăng tính ổn định Quy định này còn hỗ trợ xã hội trong việc thúc đẩy giáo dục

về quyền và trách nhiệm trong hôn nhân, góp phần xây dựng một cộng đồng vănminh và phát triển bền vững

1.3.1.2 Sự tự nguyện kết hôn

Một hôn nhân hạnh phúc cần có sự tự nguyện giữa nam và nữ, căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết địn h, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợpnam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ ” Như vậy,tự nguyện kết hôn là khi cả hai bên đều tham gia vào mối quan hệ vớimong muốn và quyền tự quyết của bản thân Họ hiểu rõ và đồng thuận với quyếtđịnh kết hôn mà không bị gây sức ép hay áp đặt từ bên ngoài

Sự tự nguyện không những liên quan đến quá trình quyết định kết hôn

mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển mối quan hệ hôn nhân theo thờigian Nó mang lại lợi ích cho các thành viên trong gia đình, đồng thời cũng đónggóp vào sự phát triển của xã hội toàn cầu Chính vì vậy, việc đảm bảo sự tựnguyện trong kết đem đến một số giá trị to lớn như sau:

6

Trang 11

Trước hết, khi cả hai bên nam, nữ đều tự nguyện tham gia kết hôn thìviệc duy trì hạnh phúc và ổn định trong hôn nhân có khả năng cao hơn Nó giúpgiảm nguy cơ xung đột vợ chồng, đồng thời tạo ra cơ sở tốt hơn cho sự hiểu biết

và hỗ trợ lẫn nhau

Thứ hai, khi người ta tự nguyện kết hôn, họ thường có xu hướng chấpnhận trách nhiệm gia đình một cách tích cực hơn Điều này có thể bao gồm cáccông việc chăm sóc con cái, quản lý tài chính gia đình và đối mặt với các tiểuthức trong cuộc sống hôn nhân

Thứ ba, sự tự nguyện giúp giảm nguy cơ ly hôn, vì cả hai bên đều đãđược chấp nhận và cam kết với mối quan hệ do chính họ lựa chọn Điều này đãtạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ kéo dài

Cuối cùng, các gia đình có mối quan hệ hôn nhân dựa trên sự tự nguyệnthường có xu hướng đóng góp tích cực cho xã hội Những gia đình ấy thườngxuyên hỗ trợ sự phát triển và giáo dục của con cái, đồng thời có thể tạo ra một

xã hội ổn định hơn

Do đó, tự nguyện kết hôn theo quy định của pháp luật không chỉ là việcthực hiện nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội để xây dựng những mối quan hệhôn nhân có ý nghĩa và tích cực cho tất cả các bên liên quan

1.3.1.3 Các trường hợp cấm kết hôn

Tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quyđịnh về những trường hợp bị cấm kết hôn như sau:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo: Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn

để nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế

độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt mục đích khác mà không nhằm mục đíchxây dựng gia đình

7

Trang 12

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn: Quy địnhcấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn Một trongnhững nguyên tắc cơ bản trong Luật Hôn nhân và gia đình là hôn nhân tựnguyện, tiến bộ Tự nguyện hoàn toàn trong việc hai bên tự mình quyết địnhviệc kết hôn và thể hiện ý chí mong muốn của mình Sự tự nguyện của các bêntrong việc kết hôn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâudài và bền vững Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chungsống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ:

- Việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà khôngĐKKH cũng không được pháp luật công nhận là vợ, chồng (tại Điều 8,Luật HNGĐ 2014) Người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống hoặc kếthôn với người khác hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng với người đang có chồng, có vợ là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hônnhân một vợ một chồng – nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đìnhđược ghi nhận trong Hiến pháp và Luật HNGĐ)

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòngmáu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôivới con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng vớicon dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêngcủa chồng: Quy định này phù hợp với các nghiên cứu khoa học và truyền thốngđạo đức con người Theo nghiên cứu y học, con cái của những cặp hôn nhân cậnhuyết có nguy cơ mắc các bệnh tật di truyền Khi trưởng thành, những đứa trẻđược sinh ra từ những ông bố bà mẹ có quan hệ anh em họ cũng dễ có nguy cơsẩy thai hoặc vô sinh Đây đang là nguyên nhân làm suy giảm dân số của các

8

Trang 13

dân tộc thiểu số ở nước ta, và chính vì nhận thức hậu quả của việc kết hôn giữanhững người cận huyết.

1.3.2 Đăng ký kết hôn

1.3.2.1 Thẩm quyền đăng ký kết hôn

- Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Văn phòng UBND xã, phường, thị trấn,thành phố nơi cư trú của một trong hai vợ chồng sinh sống là cơ quan đăng kýkết hôn

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự quán Việt Nam ở nướcngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa các công dân Việt Nam với nhau ở nướcngoài

1.3.2.2 Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký kết hôn

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

* Kết hôn ở trong nước

Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nam nữ khi đăng ký kết hônphải chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);

- Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh Lưu ý rằngtất cả giấy tờ này đều phải đang còn hợp lệ;

- Giấy chứng nhận độc thân do UBND cấp xã nơi bạn sinh sống cấp

- Bản án hay quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếutrước đó đã từng kết hôn và đã ly hôn

* Kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì phải lập các giấy tờ sau theoĐiều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

9

Trang 14

- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân còn hợp lệ do cơ quan có thẩmquyền nước ngoài cấp, trong đó thể hiện nội dung: Người nước ngoài này hiệnnay không có vợ/chồng Nếu quốc gia đó không cung cấp thì hãy thay thế bằnggiấy tờ khác chứng minh rằng người này có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn.

- Giấy chứng nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác và có đủkhả năng nhận thức, kiểm soát hành vi của mình (có xác nhận của cơ quan y tếcủa thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận)

- Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay hộ chiếu (bản sao)

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, sau khichuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, vợ chồng cần đến UBND xã, phường,thị trấn, thành phố nơi cư trú của một trong hai vợ chồng để đăng ký kết hôn.Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, trong nhữngtrường hợp sau đây, nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp vợ chồng làUBND cấp huyện:

- Công dân Việt Nam với người nước ngoài

- Công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài

- Công dân Việt Nam cùng sống ở nước ngoài với nhau

- Công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài cùng với công dân ViệtNam hoặc với người nước ngoài

Riêng trường hợp hai người nước ngoài cùng có nhu cầu đăng ký kết hôntại Việt Nam thì phải đến UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai vợchồng để thực hiện đăng ký kết hôn (Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch)

Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn

Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định rõ khi đủ điều kiện kết hôn, thì cán

bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch Cả hai vợ chồng đều phải ký tênvào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và Sổ Hộ Tịch

10

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w