Khái niệm và ý nghĩa xác định cha, mẹ, con1.1 Khái niệm xác định cha, mẹ, con.Theo quy định của pháp luật, việc xác định cha, mẹ, con được hiểu ở cả haichiều: xác định cha, mẹ cho con và
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN:
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ
BÀI SỐ 02: “Xác định cha, mẹ con tại tòa án nhân dân - thực
trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện”
Hà Nội, năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
A) MỞ ĐẦU 1
B) NỘI DUNG 1
I) Những vấn đề lý luận về xác định cha, mẹ con tại tòa án nhân dân 1
1) Khái niệm và ý nghĩa xác định cha, mẹ, con 1
2) Căn cứ xác định cha, mẹ, con tại TAND theo quy định của Luật HN&GĐ 2
3 Thẩm quyền, trình tự , thủ tục giải quyết vụ việc xác định cha, mẹ, con 3
II) Thực trạng áp dụng Pháp luật xác định cha mẹ con tại tòa án nhân dân 5
1 Những vướng mắc, khó khăn trong việc xác định cha, mẹ, con tại tòa án 5
2 Nguyên nhân của những vướng mắc khó khăn 7
III) Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định cha mẹ con 8
1 Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xác định cha mẹ con 8
2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật giải quyết xác định cha, mẹ con 10
C) KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Danh mục từ ngữ viết tắt:
HN&GĐ: Hôn nhân và Gia đình UBND: Ủy ban nhân dân TAND: Tòa án nhân dân
Trang 3A MỞ ĐẦU
Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời đã đánh dấu đã đánh dấu bước phát triển lớn, hoàn thiện hơn so với các luật thời kì trước Theo đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định khá đầy đủ về việc xác định cha, mẹ, con trong các trường hợp sinh con thông thường và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định cha, mẹ, con còn có nhiều vướng mắc, bất cập Để làm rõ vấn đề này,
nhóm 2 xin chọn đề bài: “Xác định cha, mẹ con tại tòa án nhân dân - thực trạng pháp
luật và giải pháp hoàn thiện” làm chủ đề cho bài tập nhóm của mình.
B NỘI DUNG
I Những vấn đề lý luận về xác định cha, mẹ con tại tòa án nhân dân
1 Khái niệm và ý nghĩa xác định cha, mẹ, con
1.1 Khái niệm xác định cha, mẹ, con.
Theo quy định của pháp luật, việc xác định cha, mẹ, con được hiểu ở cả hai chiều: xác định cha, mẹ cho con và xác định con cho cha, mẹ.1
Dưới góc độ pháp lý có thể đưa ra khái niệm xác định cha, mẹ con như sau:
"Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và điều chỉnh nhằm nhận diện mối quan hệ huyết thống hoặc mối quan
hệ pháp lý giữa cha, mẹ, con; căn cứ, thủ tục pháp lý và các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con.”
Dưới góc độ sinh học – xã hội: Việc xác định cha, mẹ và con là việc nghiên cứu,
so sánh quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ thông qua việc xét nghiệm ADN hoặc sự kiện sinh đẻ,…
1.2 Ý nghĩa xác định cha, mẹ, con
Về mặt xã hội: Ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng và các mối
quan hệ ngoài xã hội nói chung Đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng trong một tổ ấm đầy đủ tình yêu thương, được bảo đảm quyền được nuôi dưỡng và giáo dục, xoá bỏ sự phân biệt đối xử, đảm bảo bình đẳng của những đứa trẻ trong gia đình với nhau
Về mặt pháp lý: Việc xác định cha, mẹ và con trong pháp luật Việt Nam phù
hợp với những Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đảm bảo cho trẻ em môi trường ổn định, an toàn và bền vững cho sự phát triển của trẻ Từ việc xác định mối quan hệ giữa cha, mẹ và con, cơ quan nhà nước sẽ có đủ những cơ sở giải quyết các tranh chấp, vướng mắc của các chủ thể có thể phát sinh từ quan hệ này, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong
1Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội - 2021,
Trang 4trang 246.
Trang 5mối quan hệ của cha, mẹ và con.
2 Căn cứ xác định cha, mẹ, con tại TAND theo quy định của Luật HN&GĐ
2.1 Con sinh ra mà cha và mẹ có hôn nhân hợp pháp
Theo Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định, căn cứ để xác định cha, mẹ, con bao gồm: căn cứ vào thời kỳ hôn nhân, căn cứ vào thụ thai, sự kiện sinh đẻ và căn
cứ vào sự thừa nhận của cha mẹ và con
Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân: Theo khoản 1 Điều 88 quy định “ Con sinh ra
trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng” Thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày hai bên nam, nữ
thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và được công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào sổ đăng
ký kết hôn UBND cấp giấy chứng nhận kết hôn Nếu người vợ sinh con trong thời kỳ hôn nhân thì nguyên tắc được xác định là con chung của vợ chồng
Căn cứ vào thụ thai và sự kiện sinh đẻ: theo khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ,
việc xác định cha, mẹ, con pháp luật còn chú trọng tới “ thời điểm sinh con” và “thời
điểm có thai” Thời điểm người vợ sinh con trong thời hạn 300 ngày chấm dứt hôn
nhân được suy đoán là có thai trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ vào sự kiện thừa nhận của cha mẹ về con chung của vợ chồng: khoản
1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được
cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng” Trong trường hợp này, người phụ nữ đã
thực hiện toàn bộ quá trình sinh đẻ trước khi kết hôn Sự thừa nhận của vợ chồng đối với con chung phải được thể hiện bằng văn bản khi làm thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con và ghi thông tin của người cha trong giấy khai sinh của người con được quy định
Trong trường hợp người chồng không thừa nhận con do người vợ có thai hoặc sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con của người chồng: Thì phải có chứng cứ
và phải được tòa án xác định theo khoản 2 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014
2.2 Con sinh ra mà cha và mẹ không có hôn nhân hợp pháp
Con sinh ra trong trường hợp mà cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp được hiểu là con của hai bên nam nữ không có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ hôn nhân không được Nhà nước công nhận Các trường hợp này bao gồm:
Hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn, trong thời gian chung sống có con chung
Người phụ nữ có quan hệ tình dục với người khác và sinh con
Người phụ nữ có chồng nhưng có con với người khác không phải chồng
Trang 6Để chứng minh tư cách cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp rất phức tạp, phải dựa trên những cơ sở nhất định và nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự
2.3 Con sinh ra thông qua việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
a Đối với cặp vợ chồng vô sinh
Theo khoản 1 điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “1 Trong trường hợp người vợ
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này” Như vậy đứa trẻ sinh ra là con chung vợ chồng.
Trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà việc người vợ có thai nhờ kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản lại trước thời kỳ hôn nhân thì không được áp dụng khoản này Con sinh
ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung, cũng không được áp dụng Trong trường hợp sau khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, hôn nhân của vợ chồng bị chấm dứt thì con được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
b Đối với phụ nữ độc thân.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “2 Trong trường
hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ
nữ đó là mẹ của con được sinh ra”.
Theo đó, người phụ nữ độc thân đương nhiên là mẹ của đứa trẻ Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra
2.4 Sinh con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về việc xác định con sinh ra trong
trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: “Con sinh ra trong trường hợp mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”.Đứa trẻ được coi là con chung của vợ chồng từ thời điểm đứa
trẻ được sinh ra Người mang thai hộ vẫn được công nhận là mẹ của đứa trẻ cho đến khi nó ra đời Trong trường hợp phôi mà người mang thai hộ là do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ thì pháp luật cũng không quy định về mối quan hệ giữa người mang thai hộ và đứa trẻ
3 Thẩm quyền, trình tự , thủ tục giải quyết vụ việc xác định cha, mẹ, con
3.1 Người có quyền yêu cầu xác định cha mẹ con
Luật HN&GĐ 2014 đã quy định những người có quyền yêu cầu xác định cha,
mẹ, con được quy định cụ thể tại Điều 102 Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 102 Luật HN&GĐ năm 2014 thì cha, mẹ, con có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác
Trang 7định cha, mẹ,
Trang 8con cho mình trong trường hợp việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp; và có quyền yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ, con cho mình trong trường hợp việc nhận cha,
mẹ, con có tranh chấp
3.2 Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con
3.2.1 Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp
Theo khoản 1 Điều 101 Luật HN&GĐ 2014, Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp
Luật hộ tịch 2014 quy định Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm: Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (UBND cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện) Như vậy, cơ quan hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không
có tranh chấp thuộc về:
UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con
UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời
có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam
3.2.2 Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp
Theo khoản 2 Điều 101 Luật HN&GĐ 2014, Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người thân thích của người người yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết có yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
3.3 Trình tự, thủ tục xác định cha, mẹ, con
Trong trường hợp không có tranh chấp hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con:
+ Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 15/2015/TT-BTP
Trang 9+ Một trong các giấy tờ sau: văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc
cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con hoặc thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em
là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng Nếu việc nhận cha, mẹ, con là đúng, không có tranh chấp thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Trường hợp có tranh chấp, hồ sơ gồm có: Đơn khởi kiện; bản sao công chứng
chứng minh minh nhân dân, hộ khẩu của bạn; giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con;
Thời gian giải quyết: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ Tòa án sẽ tiến hành điều tra xác minh và xét xử Thời gian giải quyết vụ án cho đến khi có Bản án sơ thẩm theo
khoản 1 điều 203 BLTTDS 2015 là khoảng từ 04 – 06 tháng
II Thực trạng áp dụng Pháp luật xác định cha mẹ con tại tòa án nhân dân
1 Những vướng mắc, khó khăn trong việc xác định cha, mẹ, con tại tòa án
Thứ nhất, về thẩm quyền xác định cha, mẹ con:
Theo điều 101 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ con thuộc về UBND hoặc TAND tùy vào trường hợp cha, mẹ con
có tranh chấp hay không Tuy nhiên, hiểu như thế nào là có “tranh chấp” hiện có nhiều tranh cãi liên quan đến hình thức biểu hiện của “tranh chấp” 2
Bên cạnh đó, quy định phân chia thẩm quyền xác định cha, mẹ con cho UBND
và TAND là chưa hợp lý Vì, trong trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ con của công dân Việt Nam đối với công dân nước láng giềng thì thẩm quyền thuộc về UBND
xã theo quy định của Luật hộ tịch 2014 và Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP 3 Việc thay đổi quan hệ huyết thống quá đơn giản - chỉ bằng sự thỏa thuận, điều này đi ngược lại với mối quan hệ tự nhiên của cha, mẹ con Và sự thừa nhận của các bên chỉ là yếu tố mang tính tham khảo chứ không mang tính quyết định trong việc xác nhận cha, mẹ con Vì vậy, với trường hợp này nên là cơ quan chuyên trách trong việc xem xét và đánh giá chứng cứ do người yêu cầu phải cung cấp - Tòa án
2 trang 63, Ngô Thị Hường, luận văn thạc sĩ luật học “Xác định cha, mẹ, con và thực tiễn giải quyết tại Tòa án: luận văn thạc sĩ luật học”, hướng dẫn khoa học, TS Ngô Thị Hường.
3 “1 Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là
công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó còn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn
vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân
Trang 10Việt Nam thường trú”
Trang 11Ngoài ra, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định ba trường hợp xác định cha, mẹ con thuộc thẩm quyền của TAND là không hoàn toàn hợp lý Đối với trường hợp xác định cha, mẹ con theo Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn có thể xếp vào trường hợp
có tranh chấp Do đó, cần xác định cụ thể trường hợp nào là yêu cầu xác định cha, mẹ con, trường hợp nào là tranh chấp xác định cha, mẹ con và cũng để phân định thẩm quyền giải quyết được rõ ràng hơn.4
Theo khoản 1 Điều 90 Luật HN&GĐ 2014 quy định “Con có quyền xin nhận
cha mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết” Tuy nhiên người đưa ra
yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh, trên thực tế đây không phải là vấn đề đơn giản
Công tác yêu cầu thu thập chứng cứ cũng khá khó khăn Trong thực tế, có những trường hợp người bị yêu cầu không hợp tác hoặc không muốn hợp tác khi Tòa
án ra quyết định trưng cầu giám định để có cơ sở giải quyết Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác minh của Tòa án Vì nhiều lý do mà họ không muốn nhận người con đó là con của mình nữa nên tìm cách để từ chối hợp tác Từ đó Tòa án khó
có thể xác định và đưa ra quyết định buộc người yêu cầu phải đi giám định gen hay giao nộp chứng cứ
Cũng có trường hợp khi mà xác định cha, mẹ con thì người bị yêu cầu lại chết không có đối chứng Hoặc nếu có các giấy tờ chứng minh thì tính thuyết phục cũng không cao, và muốn xác định quan hệ huyết thống thông qua giám định gen của người trong dòng họ thì cần phải có sự đồng ý mới thực hiện được
Chính vì vậy, công tác xác minh chứng cứ và thu nhập chứng cứ cần có sự hướng dẫn thống nhất để áp dụng
Thứ hai, về xác định con trong thời kỳ hôn nhân hay con ngoài giá thú:
Khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ
hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.” Tuy nhiên, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về quy định này Thực tế, có trường
hợp, người vợ ngoại tình, đứa con mà người vợ đang mang không phải là con của người chồng nhưng người chồng không quyền ly hôn theo Khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 20145 Việc người chồng không được phép ly hôn trong trường hợp này là không thỏa đáng Điều này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như bạo lực gia đình Chưa kể đến việc khai sinh cho con vẫn phải lấy tên cha là người chồng Trong khi đó, cha thật lại là người khác, dẫn đến sau này giải quyết thay đổi hộ tịch cho đứa con rất phức tạp Quy định này đã thể hiện sự chưa toàn diện, chưa triệt để trong việc điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội
4 Trang 48, Nguyễn Chí Tùng, Luận văn thạc sĩ luật học: “xác định cha, mẹ con theo Luật hôn nhân và gia đình