1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992
Tác giả Đặng Hải Yến
Người hướng dẫn TS. Vũ Công Giao
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 26,77 MB

Nội dung

Nguồn gốc tư tưởng của chế định về quyền và nghĩa vụ củacông dân trong Hiến pháp 1946 Khái quát sự phát triển tư tưởng hiến định về quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam trước 1946

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

DANG HAI YEN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

DANG HAI YEN

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Ma số : 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Công Giao

HÀ NOI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính

xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn ch a từng d oc ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

TÁC GIA LUẬN VAN

Đặng Hải Yến

Trang 4

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu dé

MỞ DAU

Chương 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN, THUC TIEN VE CHE ĐỊNH

QUYEN CON NGUOI, QUYEN CONG DAN TRONG HIEN PHAPTHE GIỚI

Mỗi quan hệ giữa Hiến pháp và nhân quyềnKhái niệm Hiến pháp và nhân quyền

Tác động qua lại giữa Hiến pháp và nhân quyền

Cách thức hiến định, khuôn khổ va lich sử phát triển của các

quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp trên thế giới

Cách thức hiến định các quyền con người, quyền công dân

trong Hiến pháp trên thế giới

Khuôn khổ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến

pháp trên thế giới

Sự phát triển của các quyền hiến định trong Hiến pháp trên

thế giới

Chương 2: CHE ĐỊNH QUYEN VÀ NGHĨA VỤ CUA CONG DAN

TRONG HIẾN PHÁP 1946 CUA VIỆT NAM

Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Hiến pháp 1946

Trang

10 17

Trang 5

Nguồn gốc tư tưởng của chế định về quyền và nghĩa vụ của

công dân trong Hiến pháp 1946

Khái quát sự phát triển tư tưởng hiến định về quyền con

người, quyền công dân ở Việt Nam trước 1946

Những nguồn tư tưởng của chế định quyền và nghĩa vụ của

công dân trong Hiến pháp 1946

Khuôn khổ các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến

pháp 1946 trong mối tương quan với các Hiến pháp trên thế

giới và luật nhân quyên quôc tê

Giá trị lịch sử, chính trị và pháp lý của chế định quyền vànghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1946

Giá trị lịch sử Gia trị chính tri Giá trị pháp lý

Chương 3: SỬA DOI, BO SUNG CHE ĐỊNH QUYEN VÀ NGHĨA VU

CONG DAN TRONG HIẾN PHAP 1992: NHỮNG GOI Ý

RUT RA TU HIEN PHAP 1946

Khái quát về chế định về quyền và nghĩa vu của công dântrong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 của Việt Nam

Những hạn chế của chế định về quyền con người, quyền công

dân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001)

58

63

63 67 70

Trang 6

3.4.1.

3.4.2.

Những tiến bộ và hạn chế trong chế định quyền con người,

quyền công dân của Hién pháp 1992 sửa đổi năm 2013: phân

tích so sánh với Hiến pháp 1946Những điểm tiến bộ

Những điểm hạn chế

KET LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

76

76 81 88 91 95

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiến pháp 1946 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thôngqua ngày 09-11-1946 Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến

của nước ta Bản Hiến pháp này gồm 7 chương và 70 điều.

Trong số các bản Hiến pháp của nước ta từ trước tới nay, Hiến pháp

1946 được đánh giá là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ bậc nhất, là sự kết tinh

những giá trị cao cả của thời đại, thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủtịch Hồ Chí Minh Bản Hiến pháp này đã đáp ứng khát vọng của nhân dân

Việt Nam trong thời kỳ đó về bảo vệ nền độc lập của dân tộc, bảo toàn lãnh thé, đoàn kết toàn dân, bao đảm các quyền tự do dân chủ và xây dựng chính quyên nhân dân mạnh mẽ, sáng suốt.

Nhận xét về bản hiến pháp năm 1946, Chủ tịch H6 Chí Minh cho rang:

Bản Hiến pháp chưa hoàn toàn, nhưng nó đã được làm nêntheo một hoàn cảnh thực tế Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới,nước Việt Nam độc lập Hiến pháp đó đã tuyên bồ với thé giới biết

dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do Hién pháp đó đã tuyên

bố với thé giới: phụ nữ đã được đứng ngang hàng với đàn ông dé hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân Hiến pháp đó

cũng đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc ViệtNam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các dân tộc [25]

Hiến pháp 1946 có nhiều quy định về quyền con người, quyền công dân

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm Nội dung của quyền và

nghĩa vụ pháp lý co bản của công dân nhằm mục tiêu bảo toàn lãnh thổ, giành

độc lập hoàn toàn và kiên thiệt quôc gia trên nên tảng dân chủ "Con người

Trang 8

không phải là một sinh vật trừu tượng ấn nau đâu đó ở ngoài thế giới Conngười chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội" [24] Con người cũng

như quyền con người phải được thừa nhận ở một quốc gia, một khu vực, hay

trên phạm vi quôc tê, phải được bảo vệ bởi cơ chê quôc gia, khu vực hay quôc tê.

Nội dung, tư tưởng của Hiến pháp 1946 được thé hiện ở các giá trị

lịch sử, chính tri, pháp ly và tính nhân văn cao cả, đặc biệt trong việc ghi nhận

các quyền con người, đó là những giá trị lớn và bền vững nhất được tiếp thu

và kế thừa trong các bản hiến pháp sau này.

Trong bối cảnh nước ta đang ra sức thực hiện công cuộc đôi mới, hội

nhập nhằm xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tiếp

tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, thì việc nghiên cứu, nhìn nhận lại giá trị

của Hiến pháp 1946 trong việc ghi nhận quyền con người là việc làm rất cầnthiết Ở đây, sự nghiệp đôi mới của nước ta hiện đã đi vào chiều sâu, đòi hỏi

các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992 cần được sửa đôi,

bổ sung và thực thi một cách đầy đủ, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của người dan - trong đó có nhiều điều có thé học hỏi được từ chế định quyền

công dân của Hiến pháp 1946

Xuất phát từ những lý do phân tích nêu trên, tác giải đã mạnh dạn chọn đề tài: "Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp

1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bỗ sung chế định này

trong Hiến pháp 1992" đề làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và lịch

sử nhà nước và pháp luật.

2 Tình hình nghiên cứu

Ở nước ta từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về

Hiến pháp 1946, trong đó tiêu biểu là những công trình sau:

1 Văn phòng Quốc hội (2009), Phá huy những giá trị lịch sử, chính trị,

pháp lý của Hiển pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội Cuốn sách này phân tích chỉ tiết bối cảnh lịch sử cùng những

Trang 9

nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946 Tác phẩm đánh giá cao ý nghĩa về các

phương diện lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 và khang định rằng

bản hiến pháp này van còn giá trị tham khảo với sự nghiệp đổi mới của nước ta

hiện nay.

2 GS.TS Vũ Dinh Hòe (1998), "Hién pháp năm 1946 của nước Việt

Nam: Một mô hình mới - Hiến pháp dân tộc và dan chủ", trong cuốn Hién pháp

năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiễn pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Bài viết của tác giả tập trung phân tích thé chế chính tri

trong Hiến pháp 1946, khang định rằng đó là một mô hình chính trị hoàn toàn

mới, phản anh tư tưởng dan tộc, dân chủ và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh

của đất nước ta thời kỳ đó Tác giả cũng cho rằng mô hình thê chế trong Hiến

pháp 1946 hiện vẫn còn một số giá trị tham khảo cho đất nước ta trong giai

đoạn hiện nay.

3 ThS Bùi Ngọc Son, Lai bàn về bài học từ Hiến pháp 1946, Nguồn:

http:/www.nclp.org.vn/nha nuoc va phap_

luat/phap-luat/to-chuc-bo-may-nha-nuoc/lai-ban-ve-bai-hoc-tu-hien-phap-1946 Bai viết liệt kê một số bài hoc rút

ra từ việc xây dựng Hiến pháp 1946, trong đó nhân mạnh những đặc điểm về

thé chế và quyền con người Tác giả đánh giá cao mô hình thé chế và chế định quyền, nghĩa vụ công dân của bản hiến pháp này và cho rằng những kinh

nghiệm xây dựng Hiến pháp 1946 là rất hữu ích cho việc sửa đổi hiến pháp

1992 của nước ta.

4 GS.TS Trần Ngọc Đường, Tw tưởng lập hiển của Hồ Chí Minh về

một bản Hiến pháp dân chủ, Nguồn: vienkhpl.ac.vn/index.php?cid=274 Bài

viết phân tích tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua quátrình xây dựng và nội dung của Hiến pháp 1946 Tác giả bài viết khang địnhrằng Hiến pháp 1946 thé hiện rõ nét tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về

một thể chế dân chủ, pháp quyền, về việc xây dựng nhà nước của nhân dân,

do nhân dân và vì nhân dân Vì vậy, Hiến pháp 1946 là một nguồn tham khảo

Trang 10

có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và thực thi các bản hiến

pháp về sau của nước ta.

5 TS Nguyễn Si Dũng, Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyển,

Nguồn: www.tutuonghochiminh.vn, ngày 10-10-2011 trong mục Tư tưởng

Hồ Chí Minh về Nhà nước Bài viết khang định Hiến pháp 1946 đã phản ánhmột cách toàn diện, sâu sắc những tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Chủtịch Hồ Chí Minh và đó là những tư tưởng tiến bộ trên thế giới Tác giả bài

viết cho rằng một số tư tưởng pháp quyền trong Hiến pháp 1946 đã không được kế thừa trong các hiến pháp về sau của nước ta, và việc này cần được

xem xét trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992

6 Loạt bài đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh điện tử tháng 8/2010: Hién pháp 1946- Thành tựu độc đáo về tư tưởng, của các tác giả

Nghĩa Nhân - Thu Nguyệt Loạt bai này tập trung phân tích những giá tri tư

tưởng, đặc biệt là tư tưởng pháp quyên, được thé hiện trong Hiến pháp 1946 Các tác giả loạt bài viết này cho rằng Hiến pháp 1946, mặc dù vẫn còn những

hạn chế do điều kiện lịch sử, song đã thé hiện đỉnh cao tư tưởng lập hiến dânchủ, pháp quyền ở nước ta - hơn cả các hiến pháp về sau Các tác giả cũng chorằng những thành tựu độc đáo về tư tưởng của Hiến pháp 1946 cần đượcnghiên cứu dé kế thừa trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992

Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin

lớn về Hiến pháp 1946 Nhiều tri thức, thông tin trong các công trình đã nêu

được kế thừa, trích dẫn trong luận văn này.

Mặc dù vậy, các công trình nêu trên đều chưa tập trung phân tích

toàn diện chế định quyền và nghĩa vụ công dân của Hiến pháp 1946, và đặc

biệt là chưa chỉ ra những kinh nghiệm cụ thê trong việc sửa đôi chế định

quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992 Chính vì vậy, việc thực hiện luận văn này vẫn là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh sửa đổi

Hiến pháp 1992

10

Trang 11

3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu

Mục đích của luận văn là làm rõ những nội dung và gia tri tiến bộ của

chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, từ đó rút ra

những bài học kinh nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung chế định này của Hiến

pháp 1992.

Luận văn chỉ tập trung phân tích chế định quyền con người, quyềncông dân của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1992 mà không mở rộng sang các

chế định khác của hai bản hiến pháp này.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối, chính sách của

Đảng, Nhà nước Việt Nam về nhà nước, pháp luật và quan điểm của Liên hợp

quôc về nhân quyên.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn nàybao gồm: Phương pháp phân tích, tông hợp, thống kê, và so sánh

5 Tính mới và những đóng góp của luận văn

Như đã đề cập, ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hiến pháp 1946 nhưng chưa có công trình nào phân tích một

cách toàn diện những giá trị tiến bộ của chế định quyền và nghĩa vụ của công

dân trong bản Hiến pháp này, và đặc biệt là đưa ra những đề xuất, khuyến

nghị áp dụng những giá trị tiến bộ đó cho việc sửa đổi, bố sung Hiến pháp

1992 Luận văn này góp phần khỏa lap khoảng trống đó

Luận văn có thể dùng làm tải liệu tham khảo cho việc xây dựng, sửađổi Hiến pháp 1992 Ngoài ra, luận văn còn có thể sử dụng như là tài liệu

tham khảo trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu về luật hiến pháp và luật

nhân quyền ở Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đảo tạo

khác ở Việt Nam.

11

Trang 12

6 Kêt cầu của luận văn

Ngoài phan mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn gôm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chế định quyền con

người, quyền công dan trong trong Hién pháp trên thế giới

Chương 2: Ché định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp

1946 của Việt Nam.

Chương 3: Sửa đôi, bỗ sung chế định quyền và nghĩa vụ công dân

trong Hiến pháp 1992: Những gợi ý rút ra từ Hiến pháp 1946

12

Trang 13

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN, THỰC TIEN

VE CHE ĐỊNH QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN CONG DAN

TRONG HIEN PHAP TREN THE GIOI

1.1 MOI QUAN HỆ GIỮA HIẾN PHAP VA NHÂN QUYEN

1.1.1 Khai niệm Hiến pháp và nhân quyền

1.1.1.1 Hiến pháp

Có nhiều định nghĩa về Hiến pháp (constitution), tuy nhiên, ở góc độchung nhất, có thé hiểu Hiến pháp là: " hệ thống quy định cơ bản về nhữngnguyên tắc chính trị của quyền lực nhà nước và về việc thiết lập kiến trúcthượng tầng, quyền hạn và trách nhiệm của tô chức bộ máy nhà nước, sự bảo

nA

đảm các quyên va tự do co ban của con người va của công dan" [11].

Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, hiến pháp là đạo luật có hiệu

lực pháp lý cao nhất Tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với hiến pháp Vị trí tối cao của hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, Quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu ý dân) Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do Quốc hội (nghị viện) gồm những người đại điện do dân bầu và ủy quyền xây dựng [7, tr 7].

Lịch sử tồn tại và phát triển của hiến pháp gắn liền với lịch sử pháttriển của loài người Do nhu cầu chung sống, duy trì sự tồn tại và phát triển,

con người cần có nhà nước Các nhà nước cần được xây dựng dựa trên những

quy tắc tô chức dé bảo đảm rằng bộ máy cơ quan của nó có thé quản lý được

mọi hoạt động trong xã hội một cách hiệu quả Vì vậy, ngay từ thời cô đại, ở

phương Đông và cũng như phương Tây, đã có những văn bản đề cập đến

những quy tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước mà đôi khi được coi như là

13

Trang 14

hiến pháp, ví dụ như ở Hy Lạp Tuy nhiên, phải đến thời kỳ Cách mạng Tư

sản, do nhu cầu hoàn thiện các quy định về cách thức tô chức bộ máy nhà nước

và phi nhận các quyền tự do của người dân dé hạn chế việc lạm dụng của chínhquyền mới dẫn đến sự ra đời của hiến pháp theo cách hiểu hiện đại [7, tr 8]

Trong thời đại ngày nay, sự hiện điện của Hiến pháp, thành văn hoặckhông thành văn, là một tiêu chí không thể thiếu của chế độ dân chủ Hiếnpháp có tác dụng khăng định tính chính đáng của nhà nước, bảo đảm quyền

lực nhà nước thuộc về nhân dân, xác định những phương thức nhân dân thực

hiện quyền lực nhà nước và ngăn chặn sự xâm phạm của chính quyền lực nhà

nước đến các quyền và tự do của người dân Hiến pháp, do đó, rat cần thiết

cho sự phát triển của một đất nước cũng như mỗi người dân [7, tr 8]

Hiến pháp gắn liền với sự thành lập, tồn vong và thịnh suy của một

quốc gia, đúng như Daniel Webster (1782-1852) từng nhận định: "Một quốc

gia, một Hiến pháp, một vận mệnh" Vai trò quan trọng đó của Hiến pháp mộtphan lớn nhờ vào việc Hiến pháp xác lập nên khuôn khổ pháp lý dé tổ chức vakiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền con người - điều mà các vănbản pháp luật khác không thé làm thay được Chính vì vậy, nghiên cứu về Hiến

pháp không thể không nghiên cứu về chế định về quyền trong nội dung của nó.

1.1.1.2 Nhân quyền

Nhân quyên (hay quyền con người - human rights) là thành tựu chung của cả loài người, là kết tỉnh của nền văn minh nhân loại Vẫn đề bảo vệ, thúc đây quyền con người trên phạm vi quốc tế được các nước trong phe Đồng

Minh (Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp ) nêu ra trong nhiều đềxuất ngay từ khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 còn chưa kết thúc, sau đóđược chính thức đưa vào Hiến chương Liên hợp quốc năm 1948 (Charter of

the United Nations) Day là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of High Commissioner for

14

Trang 15

Human Rights - OHCHR) thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu.

Theo định nghĩa này, quyên con người là những bảo đảm pháp lý toàn cẩu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc

sự bỏ mặc mà làm tồn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tu do cơ

ban cua con người [19].

Bên cạnh định nghĩa kê trên, một định nghĩa khác cũng thường đượctrích dẫn, theo đó, quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành

viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo,

địa vị xã hội ; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người.Định nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên [11]

Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa về quyền con người do một số

cơ quan nghiên cứu và chuyên gia từng nêu ra Những định nghĩa này cũng

không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường đượchiểu là những nhu câu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận

và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế [19].

1.1.1.3 Chủ nghĩa hiễn pháp

Chủ nghĩa Hiến pháp - gọi theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung - hoặc chủ nghĩa hợp hiến theo Giáo sư Đào Trí Úc trong tiếng Anh đều viết là

constitutionalism Day là một khái niệm khởi xướng bởi John Locke, hiện có

nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, nhận thức chung cho rằng, chủ nghĩahién pháp dé cập và giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực của nhân dân và

quyền lực của nhà nước bằng cách xác lập các nguyên tac: (i) Quyén lực (tuyét đối) thuộc về nhân dân; (11) Quyén lực nhà nước là do nhân dân trao cho, có giới hạn và phải chịu sự kiểm soát; (iii) Những hành động tùy tiện của nhà nước phải bị ngăn chặn Bên cạnh đó, chủ nghĩa hiến pháp - như tên gọi

của nó - nhấn mạnh vai trò của văn bản pháp luật quan trọng nhất của nhà

nước có tên là Hiến pháp trong việc xác lập, quy định, từ đó nhằm bảo đảm

thực hiện các nguyên tắc ké trên trong thực tế [11]

15

Trang 16

1.1.2 Tác động qua lại giữa Hiến pháp và nhân quyền

1.1.2.1 Tác động của quyền con người là nền tảng cho sự phát triển

của Hiến pháp

Quyền con người, quyền công dân là cốt lõi của mối quan hệ giữa các

nhà nước và người dân ở một quốc gia, CÓ tầm quan trọng đặc biệt với sự ồnđịnh, phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội của các dân tộc, vì vậy, nó là mộttrong hai chế định cơ bản nhất (cùng với chế định về chế độ chính trị) trong

mọi bản hiến pháp Nói cách khác, quyền con người/quyền công dân và hiến

pháp có mối quan hệ không thé tách rời Về vấn dé này, cố Giáo sư Hoang

Văn Hảo từng viết:

Chính vai trò giá trị của quyền con người, quyền công dân

mà trong tư duy chính trị của nhân loại, van đề quyền con người,

quyền công dân trở thành một nội dung chính của lịch sử lập hiến

Luật về các quyền của Anh sau Cách mạng 1689, Tuyên ngôn độc

lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyềncủa Pháp, hiến pháp của tất cả các nước, dù ở chế độ xã hội nào (tư

bản, xã hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển) đều có chế định

quyền con người, quyền công dân Đó là nội dung cơ bản nhất của

mỗi hiến pháp, nội dung quan trọng đến mức nếu không có chế định quyền con người, quyền công dân thi cũng không thé có bản thân

hién pháp, nội dung đó chi phối kết cấu của bản hiến pháp, chế định

quyền công dân thường được đặt lên hàng đầu trong hiến pháp của

nhiều nước [11]

Về mặt nguồn gốc, quyền con người gắn liền với tư tưởng về luật tự

nhiên (còn được gọi là luật của tự nhiên - natural law/law of nature, nguyên

gốc từ tiếng La-tinh: lex naturalis) Luật tự nhiên là phạm trù chung của cảtriết học và luật học, chỉ những qui tắc trong tự nhiên ton tại độc lập với luật

16

Trang 17

lệ được đặt ra bởi một nhà nước Nội hàm cốt lõi của nó là một trật tự và hành

xử đúng với tự nhiên mà mọi sự vật, hiện tượng và con người phải tuân theo

như là một quy luật Day là một trong những tư tưởng xa xưa và phổ quátnhất của loài người, vì nó tồn tại như là một nguyên lý chính yếu trong mọi

nền văn hóa và mọi trường phái tư tưởng lớn, bao gồm các tôn giáo và học

thuyết triết học nỗi tiếng ở cả phương Đông và phương Tây như Hindu giáo

và Phật giáo ở An Độ, Thiên chúa giáo ở La Mã, Hồi giáo ở Trung Đông va

Nho giáo ở Trung Quốc Trong triết học Hy Lạp cô đại, Platon đồng nghĩa

luật tự nhiên với sự "công bang" trong cách ứng xử của con người Aristotle

-học trò của ông - cho rằng trong tự nhiên đã có sẵn những quy luật, luật lệ và

công lý mà con người phải tuân thủ khi hành xử cũng như khi xây dựng và

thực thi pháp luật Học thuyết luật tự nhiên sau đó được tiếp tục phát triển bởimột loạt nhà tư tưởng cô va trung đại, bao gồm Thomas Aquinas, Francisco

Suarez, Richard Hooker, Thomas Hobbes, Hugo Grotius, Samuel von Pufendorf, John Locke, Francis Hutcheson, Jean Jacques Burlamaqui, va Emmerich de

Vattel, trong đó nổi bật nhất là Hugo Grotius va Thomas Hobbes Tuy nhiên,luật tự nhiên không chỉ dừng lại ở những tu tưởng triết hoc Những nguyêntắc của nó từ lâu đã được đề cập một cách hàm ý hay công khai trong các văn

kiện pháp luật nổi tiếng của nhân loại về nhân quyền, bao gồm Bộ luật

Hammurabi (1810 - 1750 TCN) ở Babylon; Đại Hiến chương Magna Carta(the Magna Carta, 1251) và Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1689)

của nước Anh; Tuyên ngôn Độc lập (the Declaration of Independence, 1776)

của nước Mỹ; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (the

Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, 1789) của nước Pháp

Những văn kiện này đều ghi nhận các quyền con người, một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp, ở các mức độ và góc độ khác nhau, như là những quyền tự

nhiên Các văn kiện kế trên đồng thời được coi như là Hiến pháp (bộ luậtHammurabi), một câu phần của Hiến pháp (Đại Hiến chương Magna Carta,

17

Trang 18

Bộ luật về các quyền của nước Anh), hoặc tạo cảm hứng mạnh mẽ cho sự ra đời của Hiến pháp ở nhiều quốc gia (Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Tuyên

ngôn nhân quyền va dân quyền của Pháp) Không chỉ vậy, những tư tưởng vềquyền tự nhiên của con người còn được thê hiện trực tiếp trong Hiến pháp của

nhiều quốc gia Tu chính án (điều sửa đổi, bồ sung) thứ 14 của Hiến pháp Hoa

Kỳ có thé coi là một vi dụ điển hình cho việc đó Theo Khoản 1 Điều này:

Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ

đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm

phạm của công dân Hoa Ky Cũng không một bang nao có thé tước

đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cá nhân mà không theo

một quy trình do luật định Cũng không thể phủ nhận quyền đượcpháp luật bảo vệ một cách bình đăng của một cá nhân trong phạm vithâm quyền tai phán của bang đó [39]

Trong quy định này, các cụm từ "đặc quyền, quyền bat khả xâm phạm,sinh mệnh, tự do và tài sản" đều phản ánh ảnh hưởng của tư tưởng và lý

thuyết về các quyền và luật tự nhiên Một vi dụ điển hình nữa ở thời kỳ sau

này đó là Hiến pháp Nam Phi 1996 Bản Hiến pháp này chứa đựng cả một Bộluật Nhân quyền ở Chương II với những quy định cụ thê hóa Tuyên ngôn toảnthế giới về nhân quyền 1948, ngoài ra, nó còn có những quy định tuyên bố rõ

ràng rằng luật tập quán quốc tế về nhân quyền sẽ được áp dụng ở Nam Phi.

Những phân tích ở trên chứng tỏ rằng, tư tưởng về các quyền con

người nói chung, các quyên tự nhiên của con người nói riêng không chỉ là nền

tảng cho các cuộc cách mạng xã hội của nhân loại nham lật đồ ach thống tri

chuyén ché, bat cong, bắt dau từ các chế độ chiếm hữu nô lệ, sang đến chế độ

phong kiến, chế độ thực dân - dé quốc và cả các chế độ chuyên chế về saunày, mà còn có mỗi liên hệ rõ ràng và trực tiếp đến sự hình thành và phát triểncủa Hiến pháp và chủ nghĩa Hiến pháp trên thế giới

18

Trang 19

Nhận định trên có thể chứng minh qua những kết quả nghiên cứu thựctiễn lịch sử lập hiến của nhân loại (nghiên cứu, phân tích các bản Hiến pháp

đã được các quốc gia thông qua trên thế giới từ trước tới nay) Những nghiên

cứu này, mặc dù kết quả có ít nhiều khác nhau, song đều cho thấy một xu hướng đó là: cùng với thời gian, các Hiến pháp trên thế giới ngày càng ghi

nhận các quyền con người một cách rộng rãi và cụ thé hơn Hai biểu đồ dưới

đây cho thấy rõ điều đó:

Biểu đồ 1.1: Số lượng các quyền được ghỉ nhận bởi Hiến pháp các quốc gia

trong giai đoạn từ 1800 đến 2000 Nguồn: [44].

Theo biểu đồ trên, số lượng các quyền con người được các Hiến pháp

trên thế giới quy định đã tăng liên tục từ không vào thời điểm năm 1800 đếntrên 60 quyền vảo thời điểm năm 2000 Số quyền này thậm chí đã vượt qua

tổng số các quyền (theo cách tính của nhiều chuyên gia) được ghi nhận trong

các văn kiện quốc tế (hoặc mang tính quốc tế) tiêu biểu nhất về nhân quyền

Cụ thể xem bảng sau:

19

Trang 20

Bảng 1.1: Số lượng các quyền được ghỉ nhận

trong một số văn kiện quốc tế tiêu biéu về nhân quyên

Tên văn kiện Số quyền Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (Pháp, 1789) 13

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948) 34

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) 34

Công ước châu Mỹ về nhân quyền (1969) 36

Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc (1981) 30

Nguồn: [11]

Từ một cách tiếp cận khác, biéu đồ dưới đây cho thấy nội dung của các

Hiến pháp trên thế giới ngày càng tương thích hơn với những văn kiện quốc

tế tiêu biểu về nhân quyền đã nêu ở bảng trên {tính từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (Pháp,

1789); Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948); Công ước quốc tế về các

quyền dân sự, chính trị (1966); Công ước châu Mỹ về nhân quyền (1969) va

Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc (1981)}

French Declaration of Rights 1788 Universal Declaration of Human Rights, 1945 ICCPE:, 1966

Year

Biểu đồ 1.2: Mức độ tương thích giữa các Hién pháp trên thế giới

với các văn kiện quốc tế tiêu biểu về nhân quyền

(xét trong giai đoạn từ 1800 đến 2000) Nguồn: [44].

20

Trang 21

1.1.2.2 Hiến pháp là nguồn của luật nhân quyền quốc tế

Có nhiều định nghĩa khác nhau về luật nhân quyền quốc tế (international

human rights law), song từ một góc độ chung nhất, có thé hiểu đó là mét hệ

thong các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế xác lập, bảo vệ và

thúc đẩy các quyên và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại Về mặt hình thức, Luật nhân quyền quốc tế được thể hiện qua hàng trăm

văn kiện pháp lý quốc tế, bao gồm những văn kiện mang tính ràng buộc (các

công ước, nghị định thư) và các văn kiện không mang tính ràng buộc (các

tuyên bố, tuyên ngôn, khuyến nghị, hướng dẫn )

Nghiên cứu luật nhân quyền quốc tế có thê thấy, ở thời kỳ đầu, pháp luật quốc gia là cơ sở thúc đây sự hình thành và phát triển của Luật nhân quyền quốc tế Thực tế cho thấy, các văn kiện quốc tế cơ bản về nhân quyền

đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những văn bản pháp luật quốc gia nỗi tiếng thégiới như Hiến chương Magna Carta của nước Anh, Tuyên ngôn độc lập củanước Mỹ, Tuyên ngôn về nhân quyền va dân quyền của nước Pháp mà

trong đó chứa đựng những quy phạm rất tiến bộ, được cộng đồng quốc tế thừa

nhận như là những giá trị phổ biến, chung cho toàn nhân loại, vượt ra khỏiphạm vi mọi biên giới quốc gia Nhiều nguyên tắc cơ bản của Luật nhânquyền quốc tế như nguyên tắc về bình đăng, tự do, suy đoán vô tội, xét xửcông bang, quyên dân tộc tự quyết đều xuất phát từ pháp luật quốc gia, màđặc biệt là từ Hiến pháp

Sự tác động của Hiến pháp với sự phát triển của luật nhân quyền quốc

tế thê hiện qua sự phát triển của tư tưởng nhân loại về Hiến pháp

Bắt đầu từ thời cổ Hy lap, lý luận cổ điển về Hiến pháp đầu tiên xoay quanh những tư tưởng về tự do của Aristotle, sau đó gắn liền với lý luận về khế ước xã hội của các nhà triết học Khai sáng thé ky XVII mà nỗi bật là John Locke và Jean - Jacques Rousseau Theo lý luận các nhà triết học này thì bản khế ước quy định những vấn đề này được gọi là Hiến pháp.

21

Trang 22

Như vậy, Hiến pháp là cơ sở pháp lý nền tảng dé thành lập một chính

quyền "của dân, do dan, vì dân", có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của toàn thé

nhân dân, đồng thời tôn trọng và bảo vệ các quyền của mỗi cá nhân Theonghĩa đó, Hiến pháp là thành quả của phong trào đấu tranh giải phóng nhân

loại khỏi chế độ phong kiến chuyên chế và là kết tinh của những tư tưởng triết

học pháp lý đầy tính nhân văn của nhân loại, bao gồm tư tưởng về pháp luật

và các quyên tự nhiên cũng như về pháp tri

Với ý nghĩa là đạo luật gốc của các quốc gia trong đó chứa đựng những quy phạm pháp ly co bản về nhân quyền, một số bản Hiến pháp nổi tiếng đóng vai trò là nguồn tham khảo trực tiếp cho việc hình thành hệ thống

văn kiện của luật nhân quyền quốc tế Có thé ké đến hai văn bản tiêu biểu:Hiến chương Magna Carta - một cấu phan trong Hiến pháp bat thành văn củanước Anh và Hiến pháp Hoa Kỳ - bản văn được coi là Hiến pháp thành văn

hiện đại đâu tiên của nhân loại.

Hiến chương Magna Carta (còn gọi là Đại Hiến chương về các quyền

tự do ở nước Anh) được ban hành năm 1215, được đánh giá là "một Hiến

pháp tuyệt vời nhất của moi thời đại" Những đánh giá kê trên chủ yếu xuất

phát từ giá trị bat hủ của những nguyên tắc và tiêu chuẩn về nhân quyền lần

đầu tiên được xác lập trong Hiến chương Magna Carta Những nguyên tắc và tiêu chuẩn này không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các Hiến pháp trên thế giới, trong đó bao gồm Hiến pháp Hoa Kỳ 1787, mà còn đến luật nhân quyền quốc tế về sau này Có thé dé dàng nhận thấy hai nguyên tắc nổi tiếng nhất của Hiến chương Magna Carta là habeas corpus (quyền của một người bị bắt giam được yêu cầu tòa án xem xét tinh hợp pháp của việc bắt giữ họ) và due process of law (quyền được tòa án xét xử theo đúng trình tự, thủ tục tố tung)

được thể hiện dưới hình thức quyền tự do cá nhân và các quyền con ngườitrong hoạt động tố tụng mà được ghi nhận trong rất nhiều văn kiện quốc tế và

khu vực về nhân quyền, tiêu biểu như ở các Điều 9 Tuyên ngôn toàn thế giới

về nhân quyền 1948 (UDHR), Điều 9(1) Công ước quốc tế về các quyền dân

22

Trang 23

sự, chính tri 1966 (ICCPR), Điều 6 Hiến chương Nhân quyền châu Phi, ĐiềuXXV Tuyên ngôn châu Mỹ về nhân quyền, Điều 7(2,3) Công ước châu Mỹ vềnhân quyên, Điều 5(1) Công ước châu Âu về nhân quyền, Điều 55(1,d) Quy

chê Rôm về Tòa án Hình sự quôc tê.

Hiến pháp Hoa kỳ được soạn thảo bởi học giả - chính trị gia James Madison vào năm 1787 Bản Hiến pháp này cho đến nay bao gồm bảy điều (gốc) và 27 Tu chính án (những điều bé sung, sửa đôi về sau), là một văn kiện pháp lý cốt yếu, tồn tại song song với lịch sử của nước Mỹ và được áp dụng trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày Không chỉ vậy, Hiến pháp Hoa Kỳ còn được nghiên cứu, trích dẫn và sử dụng như một mô hình cho các Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới Mười điều bổ sung (tu chính án) đầu tiên của bản Hiến pháp này còn được gọi chung là Bộ luật (hoặc đôi khi là Tuyên

ngôn) Nhân quyền của nước Mỹ

Mặc dù một số tu chính án khác về sau cũng đề cập đến nhân quyền,

nhưng Bộ luật về quyền của nước Mỹ, đặc biệt là các tu chính án số

1,4,5,6,7,8,9) có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành luật nhân quyền quốc

tế Rất nhiều quy định của luật nhân quyền quốc tế, đặc biệt là của UDHR và

ICCPR, đã được kế thừa từ Bộ luật về quyền của nước Mỹ

1.2 CÁCH THỨC HIÉN ĐỊNH, KHUÔN KHỔ VÀ LICH SU PHÁT TRIEN CUA CÁC QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN CONG DÂN TRONG HIẾN PHÁP TREN THE GIỚI

1.2.1 Cách thức hiến định các quyền con người, quyền công dân

trong Hiến pháp trên thế giới

Trên thế giới có ba cách hiến định quyền con người:

Cách thứ nhất, quyền con người được quy định trong một văn bản

riêng, ví dụ như Tuyên ngôn nhân quyền năm 1689 của nước Anh và Tuyênngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp năm 1789 Mặc dù các ban

tuyên ngôn này không năm trong bản văn hiến pháp, nhưng chúng được thừa

23

Trang 24

nhận là một phần của nội dung hiến pháp Tuyên ngôn nhân quyền năm 1689

là một nguồn quan trọng của hiến pháp bất thành văn của nước Anh Trongkhi đó, Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1958 của Pháp trịnh trọng tuyên bố:

"Nhân dân Pháp trung thành với bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền

1789" Điều đó có nghĩa bản tuyên ngôn này như là một nội dung chính của

hiến pháp

Cách thứ hai, nhân quyền được quy định thành chương, điều trong nội dung của hiến pháp, ví dụ, Chương 5 Hiến pháp nước CHXNCH Việt Nam

năm 1992; Chương 2 Hiến pháp Trung Quốc và Hiến pháp Liên bang Nga

Cách thứ ba, nhân quyền không được quy định thành bản tuyên ngônriêng rẽ, cũng không thành một chương mà nằm trong bản phụ trương củahién pháp, vi dụ như mười Tu chính án (điều sửa đổi, bổ sung) của Hiến pháp

Hoa Kỳ 1787.

1.2.2 Khuôn khé các quyền con người, quyền công dân trong Hiến

pháp trên thế giới

Dù quy định theo cách nào, các quốc gia đều coi quyền con người là

nội dung quan trọng của hiến pháp Phạm vi các quyền con người, quyền côngdân trong hiến pháp trên thé giới được thé hiện qua bang tổng hợp dưới đây:

Bảng 1.2: Khuôn khổ các quyền con người, quyền công dân

trong Hiến pháp trên thế giới

Tỷ lệ ghi ;

TT | Tên quyền/quy định liên quan ue pháp Quy định _ 9 nhân quyền

trên thê giới

1 |Quyén sống 47% Điều 3 UDHR, Điều 6 ICCPR

2 |Tu do biểu đạt 83% Điều 19 UDHR, Điều 18, 19 ICCPR

3 |Tự do tôn giáo, tín ngưỡng 80% Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR

4 |Tu do hội họp 76% Điều 20 UDHR, Điều 21, 22 ICCPR

5 |Tu do lập hội 76% Điều 20 UDHR, Điều 21, 22 ICCPR

24

Trang 25

6 | Tự do báo chí 50% Điều 19 UDHR, Điều 18, 19 ICCPR.

7 |Tự do tư tưởng, ý kiến, quan điểm 73% Điều 18 UDHR, Điều 18 ICCPR

8 |Cam kiêm duyệt 33% Điều 18, 19 ICCPR

9 no rene tin lập hoặc gia) 1sz | id 8 ICESCR

10 |Tự do đi lại 67% Điều 13 UDHR, Điều 12, 13 ICCPR

11 |Quyền bảo vệ đời tư 61% Điều 12 UDHR, Điều 17 ICCPR

12 |Quyền sở hữu tài sản 66% Điều 17 UDHR

13 | Quyền được lựa chọn nghề nghiệp 38% Điều 13 UDHR, Điều 12, 13 ICCPR.

14 cm s bức lao động nô dịch hoặc| 1s, |Điều4UDHR, Điều 8 ICCPR

15 |Quyền có quốc tịch 40% Điều 15 UDHR, Điều 24 ICCPR

16 | Cấm hồi tố 62% Điều 11.2 UDHR, 15 ICCPR

17 whoa quy định lệ Thun luat) 6Q |Điều 11 UDHR, Điều 15 ICCPR

18 cánh tay te bi tước tự do mot} so, ig 9 UDHR, 9 ICCPR

19 |Quyén được suy đoán vô tội 36% Điều 11 UDHR

Quyền được im lặng hoặc không ;

20 |phai tự chứng minh minh không 38% Diéu 14 ICCPR

phạm tội

21 | Quyền được yêu câu xem Xét Iai) szư id I4ICCPRviệc bat giữ minh

22 |Quyền được kháng cáo 21% Điều 14 ICCPR

23 |Quyền được xét xử công khai 47% Điều 10 UDHR

24 | Quyền không bị xét xử hai lân vi) 2x2 |Điều 14 ICCPRcùng một hành vi phạm tội

25 “am no hon a bu bao, Vo} 130 |Điều5UDHR, Điều7ICCPR

26 | Quyền có luật sư bào chữa 40% Điều 14 ICCPR

27 Quyền được tại ngoại chờ xét xử 21% Điều 9 ICCPR.

28 |Quyền được xét xử công bằng 20% Điều 10 UDHR

20 Quyền được đên bù khi bị xét xử 20% Điều 9 ICCPR

30 |Quyền được sử dụng ngôn ngữ 19% Điều 14 ICCPR

25

Trang 26

của dân tộc mình trong tố tụng

Quyên được có và thâm vân

31 han chứng 16% Điều 14 ICCPR

32 |Quyền được xét xử nhanh chóng 15% Điều 14 ICCPR

Quyền không bị bỏ tù vì không hoàn 0 cà

33 thành được nghĩa vụ theo hợp đồng 13% Điêu 11 ICCPR

34 |Các quyền của trẻ em 30% Điều 25 UDHR, Điều 24 ICCPR

35 Các quyền của người không 20% Công ước về vị thế của người

quôc tịch ° không quôc tịch

36 Nema i của nha nước phải tạo 12% |Didu 7 ICESCR

37 |Quyén được trả thủ lao cong) 2s, ig 7ICESCRbang va thich dang

3g | Quyên được có thời gian nghingol,| — 470, | i&u 7.9 ICESCRgiải trí van được hưởng lương

39 |Quyền được tự do kinh doanh 27% (hàm chứa trong) Điều 6 ICESCR

40 |Quyền được đình công 25% Điều 8 ICESCR

41 |Quyên được dam bảo điều kién} 1s, |Điều7ICESCRlàm việc an toàn, lành mạnh

42 | Các quyền về sở hữu trí tuệ 26% (hàm chứa trong) Điều 15 ICESCR

43 | Quyền được chăm sóc y tế 23% Điều 12 ICESCR

44 cee ấp dich v avid miền ph 9% (hàm chứa trong) Điều 12 ICESCR

45 |Quyền được kết hôn 20% Điều 16 UDHR, Điều 10 ICESCR

46 |Quyền được lập gia đình 18% Điều 16 UDHR, Điều 10 ICESCR.

47 ch thích tine U chuân mực 17% — |Điều 11 ICESCR

Điều 32 CRC, Điều 10 ICESCR,

48 | Câm sử dụng lao động trẻ em 17% Công ước sô 138 và Công ước sô

182 của ILO

49 | Cấm trừng phạt thé chat 18% Điều 5 UDHR, Điều 7 ICCPR.

kay oy Nghị định thư tùy chon thứ nhất bổ 0, H Ỹ v

50 | Câm hình phạt tử hình 21% sung ICCPR

51 |Các quyên đặc biệt của trẻ em) 0s |Điều6ICCPRtrong tô tụng hình sự

52 |Quyền được có nơi ở 13% (hàm chứa trong) Điều 11 ICESCR

53 |Quyền tự quyết dân tộc 10% Điều I ICCPR, Điều 1 ICESCR

26

Trang 27

Quyên tiêp cận thông tin do các

cơ quan nhà nước năm giữ

(hàm chứa trong) Điều 19 UDHR,

+4 Điêu 18, 19 ICCPR8%

Quyền được hưởng những thành

55 quả của khoa học 6% Điều 15 ICESCR

56 |Quyền thừa kế 18% (hàm chứa trong) Điều 17 UDHR

x (ham chứa trong) Điều 12 UDHR,9 `

57 |Quyên được bảo vệ danh dự 18% Điều 17 ICCPR

58 | Quyền được chuyên nhượng tai sản 13%

(hàm chứa trong) Điều 15 UDHR,

59 |Quyền được xin thôi quốc tịch 1% Điều 24 ICCPR

60 | Quyền được di chúc dé lại tài sản 7%

61 Quyền thay thế nghĩa vụ quân sự 1% (ham chứa trong) Điều 18 UDHR,

vi ly do lương tâm Điêu 18 ICCPR

62 |Quyén được sở hữu vũ khí 3%

63 |Quyền của người tiêu dùng 5%

64 Quyền được có thị trường tự do 1%

65 Một số quyền của lao động chưa 17%

thành niên

Nguồn: [11].

Về mặt cấu trúc, các bản Hiến pháp hiện đại thường có Lời nói đầu và

ba phan lớn đó là: (i) Các nguyên tắc cơ bản; (ii) Quyền con người, quyền

công dân (hoặc quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) và (iii) Bộ máy nhà

nước Trong ba phần này, chế định về quyền con người, quyền công dân

thường được đặt ở vị trí trang trọng ngay sau chế định về các nguyên tắc nền

tang của Hiến pháp Ví dụ, Hiến pháp 1982 của Trung Quốc (sửa đổi, bồ sung

1988, 1993, 1999 và 2004); Hiến pháp Liên bang Nga 1993

1.2.3 Sự phát trién của các quyền hiến định trong Hiến pháp trên thế giới

Các biểu đồ dưới đây cung cấp một cái nhìn tông thé về sự phát triển

của các quyền con người, quyền công dan trong Hiến pháp trên thế giới tính

từ năm 1850 đến năm 2000 [44].

27

Trang 28

SLAVE: Slavery probited

PETITION: Right of petition

1850 1900 1950 2000

ASSOC: Freedom of association

1850 1900 1950 2000

CENSOR: Censorship prohibited

Ký hiệu các quyén trong Biểu đô 1.3:

+ OPPINION: Tự do ngôn luận

- ARMS: Quyền sở hữu vũ khí

- SLAVE: Quyền không bị bắt làm - nô lệ, nô dịch + CENSOR: Quyén không bi kiểm - duyệt

- INFORACC: Quyên tiếp cận thông tin + LIBEL: Quyén được bao vệ danh dự

- PRAVACY: Quyền được bảo vệ đời tư

Biểu do 1.3: Sự phát triển của các quyền dân sự, chính trị

trong Hiến pháp trên thế giới (từ năm 1850 đến năm 2000) Nguồn: [44].

28

Trang 29

Từ Biêu đô 1.3, có thê rút ra một sô nhận xét như sau:

Thứ nhất: Ngoại trừ quyền được sở hữu vũ khí, ké từ cuối thé kỷ XIX,quy định về các quyên và tự do về dân sự, chính trị trong Hiến pháp trên thế giới

đều theo xu hướng gia tăng Điều này phù hợp với Biểu đồ 1 (về số lượng các quyền được ghi nhận bởi Hiến pháp các quốc gia trong giai đoạn từ 1800 đến 2000).

Thứ hai: Trong SỐ các quyền và tự do dân sự, chính trị, những tự do

chính trị cơ bản (Tự do ngôn luận, Tự do biểu đạt, Tự do báo chí, Tự do hội

họp, Tự do lập hội) có sự gia tăng mạnh và ôn định nhất Ngoài ra, quyền vềđời tư cũng như vậy Điều đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng quốc tế

đên các quyên và tự do này.

Thứ ba, các quyền dân sự như quyền khiếu nại, tố cáo; quyền không bịbắt làm nô lệ, nô dịch; quyền không bị kiểm duyệt; quyền tiếp cận thông tin;

quyền được bảo vệ danh dự có mức gia tang chậm, thiéu 6n dinh va it hon

sánh (CCP), ở thời điểm năm 2000, chỉ có Hiến pháp của ba nước là Hoa Kỳ,

Guatemala và Mexico quy định quyền sở hữu súng) Điều đó cho thấy đây

không phải là một quyền dân sự phô biến

1.2.3.2 Các quyền kinh té

Từ Biểu đồ 1.4 (trang 24), có thé rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất: Nhóm quyền kinh tế, ngoại trừ quyền gia nhập, thành lập

công đoàn và quyền sở hữu tư nhân về tai sản, nhìn chung kém phát triển hơn

so với nhóm quyền dân sự Sự yếu kém thê hiện ở tỷ lệ Hiến pháp ghi nhận

nhóm quyên này niin chung không cao và phát triển không 6n định

29

Trang 30

REMUNER: Equal work equal pay JOINTRDE: Right to join trade union STRIKE: Right to strike

EISURE: Rig leisure STANDLIV: Rig tequate si wing TRANSFER: Rig! Sfer property

TESTATE: Right to testate INHERIT: Innentance rights BUSINES: Right to conduct/establisn business

RIGHT: Prote sumer rigl PROPRGHT: Rig property INTPROP: Rigi ellectual property

~ ~ L ¬

FREECOMP: Right to a free market SCIFREE: Right to benefits of scientific progress OCCUPATE: Right to choose occupation

~

SAFEWORK: Right to safe working conditions CHILWRK: Some nght= for child workers PROVWORK: State duty to provide work/employment

Ký hiệu các quyền trong Biểu đô 1.4:

* PROPRGHT: Quyền sở hữu tài sản * TRANSFER: Quyén được chuyển nhượng tài sản

+ OCCUPATE: Quyền được lựa chọn nghề nghiệp * TESTATE: Quyền được di chúc để lại tài sản

* PROVWORK: Nghĩa vụ của nhà nước phải + FREECOM: Quyền được có thị trường tự do

tạo việc làm

* REMUNER: Quyền được tra thù lao công * CHILDWORK: Một số quyền với trẻ em lao động bằng và thích đáng

* JOINTRE: Quyên được gia nhập công doan * INHERIT: Quyền được thừa kế tai sản

* LEISURE: Quyền được có thời gian nghỉ + SCIFREE: Quyền được hưởng những thành

ngơi, giải tri van được hưởng lương quả của khoa học

* BUSINES: Quyền được tự do kinh doanh * CONRIGHT: Quyén của người tiêu dùng

+ STRIKE: Quyền được đình công + SAFEWORK: Quyền được đảm bảo điều kiện

; ; lam viéc an toan, lành mạnh

* STANDLIV: Quyên được hưởng chuân mực * INTPROP: Các quyên về sở hữu trí tuệ

sông thích đáng

Biểu đỗ 1.4: Sự phát triển của một số quyền kinh tế

trong Hién pháp trên thế giới (từ năm 1850 đến năm 2000) Nguồn: [44].

30

Trang 31

Thứ hai, trong nhóm quyền kinh tế, ngoại trừ quyền sở hữu tư nhân về tài sản, hầu hết các quyền còn lại chỉ thực sự phát triển sau khi Liên hợp quốc được thành lập Điều này cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của luật nhân quyền

quôc tê đên Hiên pháp của các quôc gia.

1.2.3.3 Các quyên xã hội, văn hóa

Các quyền xã hội, văn hóa có vị trí rất quan trọng trong hệ thống quyền con người Đây cũng là những quyền chiếm một số lượng khá lớn

trong chế định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp của

nhiều quốc gia Biểu đồ dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng thê về sự phát triển của một số quyên xã hội, văn hóa trong Hiến pháp trên thế giới tinh từ

năm 1850 đến năm 2000

Từ Biểu đồ 1.5 (trang 26), có thé rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất: Giỗng như nhóm quyền kinh tế, nhìn chung các quyền xãhội, văn hóa kém phát triển hơn so với nhóm quyền dân sự Sự yếu kém thê

hiện ở tỷ lệ Hiến pháp ghi nhận nhóm quyền này nhìn chung không cao và tốc

độ phát triển nhiều quyền không ổn định

Thứ hai, trong nhóm quyền xã hội, văn hóa, ngoại trừ hai quyền tự do

đi lại và tự do tôn giáo, các quyên còn lại chỉ có sự phát triển sau khi Liên hợp

quốc được thành lập Điều này cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của luật nhân

quyền quốc tế đến việc ghi nhận nhóm quyên này trong Hiến pháp của các

Trang 32

SHELTER: Right to shelter HEALTHE: Right to free health care

MARRIAGE: Right to marry SAMESEXM: Rignt to marry tor same sex panne: FNOFANM: Right to TounG a ramuy

MATEQUAL: Provision for matrimonial equanty SHILDPRO: Guarantee rights or cnidren LIFE: Right to tte

FREEMOVE: Freedom or movement DEVLPERS: RIght to develop personality GULTRGHT: State auty to protect or promote cumure

SELEDET: Right to (group) sel determination FREEREL: Freedom of religion SEPREL: Separation of church ana state

Ký hiệu các quyén trong Biểu đô 1.5:

* SHELTER: Quyền có nơi ở * CHILDPRO: Bảo dam các quyền của trẻ em

* HEALTHF: Quyền được chăm sóc sức + LIFE: Quyền sống

khỏe miễn phí

* PROVHLTH: Nghĩa vụ của nhà nước trong * FREEMOVE: Tự do di lại

việc bảo đảm chăm sóc y tế cho người dân

* HEALTH: Quyền về sức khỏe * DEVLPERS: Quyền được phát triển tính cách

* MARRIAGE: Quyền được kết hôn * SELFDET: Quyền tự quyết (của nhóm)

*° SAMESEXM: Quyền kết hôn đồng giới * FREEREL: Tự do tôn giáo

* FNDFAM: Quyền được xây dung gia đình + SELPREL Tach biệt giữa nhà nước và

giáo hội

* MATEQUAL: Quyền bình đăng trong hôn nhân

Biểu đồ 1.5: Sự phát triển của các quyền xã hội, văn hóa trong Hiễn pháp trên thế giới (từ năm 1850 đến năm 2000) Nguồn: [44].

32

Trang 33

Chương 2

CHE ĐỊNH QUYEN VÀ NGHĨA VU CUA CÔNG DAN

TRONG HIEN PHAP 1946 CUA VIET NAM

2.1 HOAN CANH RA DOI VA Y NGHIA CUA HIEN PHAP 1946

2.1.1 Hoan canh ra doi

Ngày 2-9-1945, Chu tịch Hồ Chi Minh doc bản Tuyên ngôn độc lập

khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Vừa mới ra đời, nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa đã ở vào một tình thế "ngàn cân treo sợi toc", vận

mệnh của Tổ quốc, nền độc lập của dân tộc vừa mới giành được đứng trước

nguy cơ một mat một còn Vì vậy, ngày 03-9-1945, trong phiên hop dau tiên

của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã xác định, một trong những nhiệm vụ cấp báchcủa Chính phủ là phải xây dựng cho được một bản Hiến pháp Người chỉ rõ:

"Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực

dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp Nhân dân

ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một Hiến pháp

dân chủ" [25].

Tháng 11-1945, bản Dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủcộng hòa đã được Chính phủ xây dựng và đã được công bố để lấy ý kiến cácchính giới Ủy ban kiến quốc của Chính phủ cũng đã tự nghiên cứu xây dựng

và đưa ra một Dự thảo Hiến pháp thứ hai.

Tuy nhiên, ngày 02-3-1946, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I,Quốc hội đã bau Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người 1a: Trần Duy Hưng,

Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá

Nhung, Trần Tan Tho, Nguyễn Cao Hach, Đào Hữu Duong, Pham Gia Đỗ,Nguyén Thi Thuc Vién Nhiém vu cua Ban la tiép tục nghiên cứu các Du thao

33

Trang 34

Hiến pháp đã được xây dựng dé phiên họp sau đem trình Ban Thường trực dé Ban Thường trực trình Quốc hội Trong phiên họp ngày 29-10-1946, Ban Dự

thảo Hiến pháp của Quốc hội được mở rộng thêm I0 vị đại biểu cho cácnhóm, đại biểu trung lập, đại biểu Nam Bộ, đại biểu đồng bào dân tộc thiểu

số.Căn cứ vào bản Dự thảo của Chính phủ, đối chiếu với bản Dự thảo của Ủy

ban kiến quốc, đồng thời tập hợp những kiến nghị phong phú của toản dân và

tham khảo kinh nghiệm soạn Hiến pháp của các nước ở châu Á, châu Âu, Ban

Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội đã hoàn tat một Dự thảo Hiến pháp mới dé

trình Quôc hội.

Tai ky họp thứ hai Quốc hội khóa I (từ ngày 28-10 đến ngày 09-11-1946),

lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện quyền lập hiến Ngày 02-11-1946,

Quốc hội bắt đầu thảo luận về Dự thảo Hiến pháp do Ban Thường trực trình

lên Sau nhiều buổi thảo luận và tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến sửa đổi,

bổ sung cho từng điều cụ thể, ngày 09-11-1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 với sự nhất trí

của 240/242 đại biểu dự họp

Tuy bản Hiến pháp 1946 đã được thông qua nhưng do hoàn cảnh

chiến tranh đang lan rộng nên Quốc hội đã biêu quyết chưa ban hành băngmột sắc lệnh và chưa thi hành Hiến pháp ngay Việc bầu Nghị viện nhân dântheo quy định của Hiến pháp do đó cũng chưa thê tổ chức được Vì vậy, Quốchội đã nhất trí giao cho Ban Thường trực Quốc hội phối hợp với Chính phủquy định việc thi hành Hiến pháp, theo đó trong thời gian chưa thé thi hànhHiến pháp thì Chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã hiến định dé ban

hành các văn bản pháp luật.

2.1.2 Cấu trúc, ý nghĩa

Hiến pháp 1946 có kết cấu rất ngắn gọn, súc tích, bao gồm Lời nói

đầu, 7 chương và 70 điều, cu thé như sau:

34

Trang 35

Bảng 2.1: Cấu trúc của Hién pháp 1946

TT Tên chương Số lượng điều ChuongI |Chính thé 03 điều (từ Điều thứ 1 đến Điều thứ 3) Chương II |Nghia vụ và quyền lợi của công dân | 18 điều (từ Điều thứ 4 đến Điều thứ 21) Chương III |Nghị viện nhân dân 21 điều (từ Điều thứ 22 đến Điều thứ 42) Chương IV |Chính phủ 14 điều (từ Điều thứ 43 đến Điều thứ 56) Chương V_ |Hội đồng nhân dân và Uy ban hành chính | 06 điều (từ Điều thứ 57 đến Điều thứ 62) Chương VI |Cơ quan tư pháp 7 điều (từ Điều thứ 63 đến Điều thứ 69) Chương VII | Sửa đổi Hiến pháp 01 điều: Điều thứ 70)

Nguôn: Tác giả tự tổng hợp từ Hiến pháp năm 1946

Mặc dù được soạn thảo và thông qua trong một thời gian rất ngắn, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, trong điều kiện còn muôn van khó

khăn, nhưng Hiến pháp 1946 đã hội tụ đầy đủ những yếu tố của một bản Hiến

pháp dân chủ, mà mức độ tiến bộ không kém hiến pháp của các quốc gia tiên

tiến trên thế giới ở thời điểm đó Hiến pháp 1946 kết tinh những giá trị cao cảcủa thời đại, thê hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp

ứng khát vọng của nhân dân về bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo toàn lãnh thổ,

đoàn kết toàn dân, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ và xây dựng chính

quyền nhân dân mạnh mẽ, sáng suốt Bản hiến pháp này phản ánh bối cảnh

chính trị và những nhận thức, mong muốn của người dân Việt Nam vào thời

điểm đó về những giá trị của dân chủ, là kết quả của cả một quá trình vận động

hiến pháp lâu dai gần 40 năm (từ đầu thế kỷ 20 đến thời điểm đó) của nhiều

nhà chí sĩ, nhà cách mạng Việt Nam với những khuynh hướng khác nhau.

Một trong những nội dung tạo nên giá trị nổi bật của Hiến pháp 1946

là chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân Bản Hiến pháp chỉ có 70 điều,

nhưng đã dành cho chương quy định các quyền, nghĩa vụ công dân đến 18 điều Các điều này được đặt tại một vi trí quan trọng- tại Chương II, chi sau Chương I quy định về chính thể Cùng với chế định về thể chế chính trị, chế

định quyên và nghĩa vụ của công dân phản ánh tâm lý đôi đời của toàn xã hội

35

Trang 36

Việt Nam mà cuộc cách mạng tháng Tám vừa mang lại, cái trạng thái tâm lý

mà đã được một trong những vi đại biểu Quốc hội, một chí sĩ lão thành cách

mạng, cụ Huỳnh Thúc Kháng thê hiện trong hai câu thơ như một lời reo mừng

sảng khoái:

Sướng ôi là sướng!

Thoát thân nô mà làm chủ nhân ông [23 |.

Do những đặc điểm kể trên nên mặc dù không được thi hành trong thực tế, Hiến pháp 1946 vẫn đóng vai trò là nền tang tư tưởng chính trị, pháp

lý cho việc tô chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam moi - một nhà nước độc lập, dân chủ nhân dân Từ đó đến nay, tư tưởng và nhiều nội dung của bản Hiến pháp 1946 đã được liên tục tiếp thu và kế thừa trong quá trình xây dựng các bản hiến pháp tiếp theo của nước ta.

2.2 NGUON GÓC TƯ TƯỞNG CUA CHE ĐỊNH VE QUYEN VÀ NGHĨA

VỤ CUA CÔNG DÂN TRONG HIEN PHÁP 1946

2.2.1 Khái quát sự phát triển tư tưởng hiến định về quyền con

người, quyền công dân ở Việt Nam trước 1946

Trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra kỷ nguyên độc

lập chủ quyền cho dân tộc, người dân Việt Nam đã phải sống hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm dưới chế độ thực dân nửa phong kiến Trong suốt thời gian đó, Việt Nam không có hiến pháp, người dân không được hưởng các quyền con người và quyền công dân Tuy nhiên, kể từ

cuối thế kỷ 19, tư tưởng về lập hiến và về quyền con người, quyền công dân

đã xuất hiện gắn liền với một số sĩ phu yêu nước và nhà cách mạng, trong đó

có thé kế đến các tên tuổi tiêu biểu là Cụ Phan Bội Châu, Cụ Phan Chu Trinh

và Nguyễn Ai Quốc (Hồ Chí Minh).

Phan Bội Châu - nhà yêu nước, nhà cách mạng tiêu biêu, người lãnh

đạo phong trào Đông Du cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - từng viết: "Dân

36

Trang 37

quyên mà được đê cao thì nhân dân được tôn trọng ma nước cũng mạnh Dân quyên bị xem nhẹ thì dân bị coi khinh mà nước yêu Dân quyên hoàn toàn mât

thi dan mat, mà nước cũng mất" [3].

Dân sống lâu bởi quyền tôn trọngDân không quyền dân sống được đâuKhông quyền là ngựa là trâu

Dân đã đến thế nước đâu được còn! [4].

Miệng có quyên nói, óc có quyền suy

Chân có quyền đi, tay có quyền day Mắt có quyền thấy, tai có quyền nghe

Đất nọ xứ kia có quyền đời ở

Viết sách làm vở quyền bút mặc lòng Hội hè việc chung có quyền nhóm họp

Thợ thuyền giúp đáp, quyền được chung nhau

Buôn bộ ban tau, thông thương tùy tiện

Trải xem pháp hién các nước văn minhQuyền lợi rành rành, của dân dân được [4]

Cùng thời với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng là người đặc biệt

đề cao và thúc đây vấn đề dân quyền Tuy nhiên, khác với Phan Bội Châu,ông chủ trương đấu tranh nghị viện, dựa vào nước Pháp - một nước mà vớibản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 bat hủ, được ông đánh giá là

"đẻ ra dân quyền cho thế giới" - dé thúc day nhân quyền, dân quyền cho dân tộc Việt Nam Theo hướng đó, trong một bức thư gửi Toàn quyền Paul Beau,

sau khi tố cáo những tội ác vi phạm nhân quyền của thực dân Pháp đối với

37

Trang 38

nhân dân Việt Nam, Phan Chu Trinh đã có gắng thuyết phục ông ta thay đổichính sách với người Việt bằng cách gắn những lợi ích của việc bảo vệ nhân

quyên và dân quyên với tình trạng an ninh ở thuộc địa Cụ viet:

Nếu Chính phủ (Pháp) sẵn lòng đổi hết chính sách đi, kén

chọn người hién tài trao quyền binh cho, lấy lễ mà tiếp, lay thành

mà đãi, cùng nhau lo toan việc dây lợi trừ hại ở trong nước, mởđường sinh nhai cho dân nghèo, rộng quyền ăn nói cho thân sĩ, báo

quán cho mở rộng để thông đạt tình dân, thưởng phạt cho nghiêm

minh dé khuyên ran quan lại, còn đến những việc đổi pháp luật, bỏ

khoa cử, mở trường học, đặt tòa tu thư, dậy lớp sư phạm, cho đến

học công thương, học kỹ nghệ và các ngạch sưu thuế đều cải lươngdần dần, thế thì dân được yên nghiêm làm ăn, sĩ thì vui lòng giúp

việc cho chính phủ, chỉ sợ người Pháp bỏ nước Nam mà di, ai toan

mưu việc chống cự nữa? [35].

Bên cạnh hai nhà chí sĩ yêu nước kể trên, tư tưởng về một nền lập

pháp gan lién voi quyén con người đã nay sinh từ rất sớm ở Chủ tịch Hồ Chí

Minh Điều này thé hiện ở việc trong bức thư tám điểm (bản Yêu sách củanhân dân An Nam) gửi đến Hội nghị Vécxay (Pháp) năm 1919 với bút danh

Nguyễn Ai Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đòi quyền tự do dân chủ - quyền

cơ bản nhất của con người cho nhân dân Việt Nam Người đồng thời cũng nêu

rõ, nêu Việt Nam được độc lập thì sẽ: " xếp đặt Hiến pháp theo tư tưởng

dân quyền", tức là Hiến pháp gắn liền với quyền con người, quyền công dân,

hay nói cách khác, quyền con người, quyền công dân là một nội dung tưtưởng trong Hiến pháp của một nước Việt Nam mới Bản Yêu sách này đã

đưa ra những yêu cau cụ thé về quyền cho dân tộc Việt Nam, bao gồm:

1 Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

2 Cải cách công lý ở Đông dương bằng cách cho dân bản xứ

cũng được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu;

38

Trang 39

xóa bỏ hoàn toàn và triệt đê các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ

khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

3 Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

4 Tự do lập hội và hội họp;

5 Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương:

6 Quyền tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật vàchuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;

7 Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8 Doan đại biểu thường trực của người ban xứ, do người

bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp dé giúp cho Nghị viện biết được

những nguyện vọng của người bản xứ [28].

Theo tác giả Phan Đăng Thanh, Bản yêu sách kể trên có dang dap ban

đầu của một "Tuyên ngôn về quyền con người của Việt Nam" [34] Điều đó xuất phát từ tính toàn điện của những quyền con người cơ bản được Nguyễn

Ái Quốc nêu ra trong bản yêu sách Đây cũng chính là những quyền dân sự,

chính trị cơ bản nhất được đề cập trong luật nhân quyền quốc tế về sau và

Hiên pháp của các quôc gia hiện nay.

Như vậy, có thé khang định, Chủ tịch Hồ Chi Minh là một trong những người Việt Nam đi tiên phong, đồng thời là người có cách tiếp cận mối quan

hệ giữa hiến pháp và nhân quyền một cách toàn điện và khoa học Tư tưởng

Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa nhân văn, nhân quyền,

chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa yêu nước, giải quyết quan hệ "nhân quyền",

"dan quyền" và Hiến pháp một cách mẫu mực, hài hòa.

Tư tưởng nhân quyền gan liền với độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí

Minh được thê hiện rõ ràng và sâu sắc nhất thông qua bản Tuyên ngôn Độc

lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945 Trong bản tuyên

bố nổi tiếng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết nhắc tới quyền con người,

39

Trang 40

rồi suy rộng ra quyền tự quyết dân tộc dé từ đó khang định tính chất chính

nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam Theo

Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, việc gắn kết giữa quyền con người với quyền

độc lập của dân tộc có thể coi là một sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Điều này cho thay Người không chỉ là một nhà cộng sản quốc tế, một nhà yêu

nước chân chính mà còn là một nhà tư tưởng xuât sắc vê quyên con người [11].

Như đã đề cập, xuất phát từ nhận thức về mối quan hệ không thé táchrời giữa nhân quyền và hiến pháp, sau khi Cách mạng tháng Tám vừa thành

công, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên càng sớm, cảng tốt với mục

dich dé nhân dân thực hiện quyền tự do chính trị quyền dân chủ, quyền công dâncủa mình là bầu ra Quốc hội, qua đó Quốc hội sẽ thông qua một bản Hiếnpháp ghi nhận các quyên tự do, dan chủ cho nhân dân Người chỉ rõ: "Nước ta đã

bị chế độ quân chủ cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế

nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do

dân chủ Chúng ta phải có hiến pháp dân chủ" [25] Như vậy, trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyền con người luôn gắn liền với hiến pháp.

Hiến pháp không những chỉ là văn bản quy định việc tổ chức nhà nước, màcòn bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền công dân Tư tưởng nàycủa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam chi phối việc soạn thảo

và thông qua không chỉ bản Hiến pháp năm 1946 mà còn các bản Hiến pháp

sau này của Việt Nam Điều đó thé hiện ở tat cả các bản Hiến pháp Việt Nam(Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp

năm 1992) đêu có một chương riêng vê quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

2.2.2 Những nguồn tư tưởng của chế định quyền và nghĩa vụ của

công dân trong Hiến pháp 1946

2.2.2.1 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh

nhân văn hóa thế giới Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm

40

Ngày đăng: 05/05/2024, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Số lượng các quyền được ghỉ nhận - Luận văn thạc sĩ luật học: Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992
Bảng 1.1 Số lượng các quyền được ghỉ nhận (Trang 20)
Bảng 1.2: Khuôn khổ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp trên thế giới - Luận văn thạc sĩ luật học: Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992
Bảng 1.2 Khuôn khổ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp trên thế giới (Trang 24)
Bảng 2.1: Cấu trúc của Hién pháp 1946 - Luận văn thạc sĩ luật học: Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992
Bảng 2.1 Cấu trúc của Hién pháp 1946 (Trang 35)
Bảng sau đây so sánh khuôn khổ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp trên thé giới. - Luận văn thạc sĩ luật học: Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992
Bảng sau đây so sánh khuôn khổ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp trên thé giới (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w