1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế định pháp luật về hình thức sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2005

186 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 42,36 MB

Cấu trúc

  • I. VE CAC HINH THUC SỞ HỮU TRONG GIAI DOAN TỪ 1960 DEN 1980 (0)
    • 1. Giai đoạn từ 1960 đến 1975............................---- kề 211211211211 11111 1111111111111 1e xe 83 2. Giai đoạn 1976 — 198().........................-- ¿5c E1 11211211111111111 111111 111111111111 1111 tyr 89 3. Về các hình thức sở hữu trong giai đoạn từ năm 1980 đến 1992 (91)
    • 4. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay ...........................-- ¿2° 2S SE SE 2E EEE1717111121 111 1 1e 91 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN CUA VIỆC SUA DOI, BO SUNG CHE ĐỊNH SỞ HỮU (99)
    • 3. Sở hữu của hợp tác xã theo qui định của pháp luật hiện hành (154)
    • 4. Bình luận và một vài khuyến nghị............................-- 2-2 + S+SeEEeEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrree 150 SỞ HỮU CHUNG VÀ CÁC HÌNH THUC SỞ HỮU CHUNG........................--2-©5z©5z+cs+cse: 157 I. VAN DE SỞ HỮU NHIN TỪ GIAC DO QUAN HE KINH TE .......................- ¿55552 157 II. SỞ HỮU CHUNG THEO QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT DÂN SU VIET NAM... 158 1. Về mối quan hệ giữa các đồng chủ sở hữu ..........................--2- 2 5 esses eeeeeeeeeeeees 158 2. Về việc phân chia sở hữu chung ...........................- 2-2 ¿+2s+2x+Ex+EE£E£EEerxerxerrezrxerxee 159 3. Về việc chấm dứt sở hữu ehung.........................--- 2: + 2++2+EE£Ex£EEEEESEEEEEerkrrkrrrkerkee 160 II. CÁC HÌNH THUC SỞ HỮU CHUNG THEO QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAMM......................-- -- 52k Sk+EEEEE11215112151101121111111111111 1111111111111 111111120111 10 160 1. Sở hữu chung theo phầYn.......................... --- 2-2 S2 2+EE£EEE2E211271711711211211 212121. re. 160 2. Sở hữu chung hợp nhất ......................... .-- - 2c sSs9SE+EESEE2EE2EE2E7EE71E71 211111111. 1ec cre. 161 II. MỘT SO VUGNG MAC TRONG THUC TIEN KHI ÁP DUNG CAC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VE SỞ HỮU CHUƯNG..........................-¿- 2-2 2 E+SE+EE£E£EE+E£EE£EE+EeEEzErEerxzed 162 (158)

Nội dung

VE CAC HINH THUC SỞ HỮU TRONG GIAI DOAN TỪ 1960 DEN 1980

Giai đoạn từ 1960 đến 1975 kề 211211211211 11111 1111111111111 1e xe 83 2 Giai đoạn 1976 — 198() . ¿5c E1 11211211111111111 111111 111111111111 1111 tyr 89 3 Về các hình thức sở hữu trong giai đoạn từ năm 1980 đến 1992

Giai đoạn này, nhân dân ta đồng thời phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Ở miền Bắc, phong trào hợp tác xã phát triển và theo đó hình thức sở hữu tập thể được hình thành Tại Điều 9 Hiến pháp năm 1960 qui định như một định hướng chiến lược phát triển đất nước: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến dan từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nên kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nên kinh tế lạc hậu thành một nên kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa hoc và ky thuật tiên tiễn.

Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ”.

Với những định hướng này, các hình thức sở hữu ở miền Bắc nước ta đã được xác định Tại Điều 11 Hiến pháp năm 1960 qui định: “Ở „ước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của

83 nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu cua nhà tư sản dân lộc `”

Như vậy, các hình thức sở hữu ở nước ta trong giai đoạn này đã được xác định rõ. a Hình thức sở hữu Nhà nước

Hình thức sở hữu của Nhà nước đối với các ham mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật qui định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 12 Hiến pháp) Sở hữu toàn dân được xác định đối với những tư liệu sản xuất chính Nhung đất đại là khách thé không những thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, mà các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu khác cũng có quyền sở hữu đối với đất đai Riêng đối với đất hoang, đất chưa được khai phá, sử dụng thì Nhà nước có quyền sở hữu.

Nhà nước có quyền sở hữu đối với tài nguyên, khoáng sản dưới lòng đất và thêm lục địa, sở hữu sông ngòi và những rừng cây nguyên sinh Hình thức sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu cơ bản và chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Theo qui định tại Điều 12 Hiến pháp thì: “Thi kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nên kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển wu tiên ” Như vậy, hình thức sở hữu toàn dân được ưu tiên phát triển, và hình thức này là cơ bản, có vai trò quan trọng trong việc thúc đây các quan hệ xã hội phát triển và là hạt nhân của nên kinh tế nước nhà Đồng thời hình thức sở hữu toàn dân về tư liệu san xuất là một cơ sở vững chắc, nhằm bảo đảm cho việc phát triển kinh tế và hỗ trợ, giúp đỡ các hình thức sở hữu khác tồn tại và phát triển, giải quyết hài hòa các lợi ích của các chủ thé trong xã hội và ngăn chặn có hiệu quả và triệt dé những thế lực bóc lột nhân dân lao động Hình thức sở hữu của Nhà nước đã phản ánh đầy đủ bản chất của một Nhà nước dân chủ nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời là sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miên Bac và là cho dựa vững chắc về mọi mặt trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm ở miền Nam, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. b Hình thức sở hữu của hợp tác xã

Sở hữu hợp tác xã là một hình thức sở hữu của tập thể nhân dân lao động, được triển khai trên mọi lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, thủ công, mỹ nghệ, làm muối, lâm nghiệp, thủy sản, gia công, chế biến lương thực, thực phẩm, duoc liệu Với hình thức sở hữu này, đã tập trung được đại đa số người lao động tham gia vào hợp tác xã theo phương thức cùng góp vốn ban đầu và cùng lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất và làm dịch vụ.

Việc hưởng thành quả lao động dựa trên nguyên tắc làm theo năng lực và hưởng theo lao động.

Theo qui định tại Điều 13 Hiến pháp thì: “Kinh tế hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tap thể của nhân dân lao động Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dan và giúp đỡ sự phát triển của kinh tế hop tác xã”.

Nhăm củng cố hơn nữa vị trí, vai trò của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, vào năm 1969 Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp được ban hành.

Hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức sản xuất ra nhiều thóc gạo và thực phẩm dé đáp ứng sự ôn định về lương thực và thực phẩm trong xã hội, góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm cho chiến trường chống Mỹ Hình thức sở hữu hợp tác xã trong giai đoạn này đã là những cơ sở sản xuất có hiệu quả, tập trung được trí tuệ và sức lực cao nhất của người lao động ở hậu phương tạo ra nhiều lương thực thực phẩm để nuôi quân đánh Mỹ, đồng thời tổ chức hợp tác xã cũng là cơ sở để sử dụng người lao động mang tính chuyên nghiệp, giúp cho những gia đình, hộ nông dân có người tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm Cung cấp tối đa sức người, sức của cho chiến trường chéng Mỹ - Ngụy.

Có thể nhận định rằng, hình thức sở hữu tập thé của nhân dân lao động trong giai đoạn này đã phát huy được sức mạnh của tập thê và lợi ích của mỗi cá nhân lao động trong các loại hợp tác xã được giải quyết trên nguyên tắc tập

85 trung, dân chủ và công bằng Ngoài ra, sở hữu tập thể còn là chỗ dựa vững chắc cho những người già, yếu, cho những gia đình có con, em tham gia bộ đội chống giặc ngoại xâm và những trẻ em, người không có sức lao động có được mức sống tương tự như những người còn trong độ tuổi lao động khác.

Sở hữu tập thé là sức mạnh tổng hợp của nhân dân lao động, thé hiện tinh thần làm chủ khoa học, kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, làm mối, vận tải, thủ công, mỹ nghệ , góp phan to lớn vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Hình thức sở hữu hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động về tư liệu sản xuất Hợp tác xã là chủ sở hữu đối với ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác thuộc sở hữu của hợp tác xã Như vậy, mỗi một hợp tác xã là một đơn vị khinh tế và là chủ thé trong quan hệ về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã Những tài sản thuộc sở hữu hợp tác xã là những tư liệu sản xuất trong đó có đất đai Hợp tác xã có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình trên nguyên tắc tập trung dân chủ Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên là cơ quan quyền lực cao nhất của hợp tác xã giữa hai kỳ đại hội Ban chủ nhiệm, Ban quản trị hợp tác xã là cơ quan đại diện cho hợp tác xã Hình thức sở hữu hợp tác xã là hình thức sở hữu của tập thé nông dân lao động Lần đầu tiên trong lịch sử ở

Việt Nam, mô hình sở hữu hợp tác xã là hạt nhân và là một bộ phận quan trọng, là lực lượng không thê thiếu được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Với tư cách là chủ thể trong quan hệ xã hội và là chủ thể của quyền sở hữu tập thé, hợp tác xã là một tổ chức chặt chẽ có tính chuyên môn của nhân dân lao động trên nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ Việc phân chia những lợi ích của hợp tác xã dựa trên cơ chế dân chủ, do người lao động quyết định Do vậy, sở hữu của các loại hợp tác xã được hình thành và phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn này là thật sự cần thiết. c Hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ

Sau thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc, phong trào tô đổi công phát triển trong nhân dân dé tập trung sức lao động, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp là phong trào hợp tác hóa được vận động hình thành Tính đến cuối năm 1960, hơn 90 % hộ nông dân tham gia hợp tác hóa nông nghiệp và phong trào sản xuất phát triển như những ngày hội lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chi viện sức người sức của cho miền Nam chiến dau chống dé quốc Mỹ Tuy nhiên, tham gia hợp tác xã là cả quá trình vận động lớn trong nhân dân, nhưng vẫn còn một số hộ gia đình với những hoàn cảnh và lý do khác nhau, không tham gia vào hợp tác xã, mà vẫn sản xuất riêng lẻ Trong hoàn cảnh như vậy, pháp luật của chế độ mới vẫn có những qui định bảo hộ hình thức sở hữu cá thé Tại điều 15 Hiến pháp qui định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyên sở hữu về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác.

Nhà nước ra sức hướng dan, giúp đỡ những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác cải tiễn cách làm ăn và khuyến khích họ tổ chức hop tác xã sản xuất và hợp tác xã mua bán theo nguyên tắc tự nguyện ”.

Giai đoạn từ năm 1992 đến nay ¿2° 2S SE SE 2E EEE1717111121 111 1 1e 91 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN CUA VIỆC SUA DOI, BO SUNG CHE ĐỊNH SỞ HỮU

Trong thời kỳ đôi mới, các hình thức sở hữu ở Việt Nam được qui định mở rộng hơn các giai đoạn trước đó Tại Điều 16 Hiến pháp năm 1992, qui định: “Muc đích chính sách kinh té của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cau vật chất và tỉnh than của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tu bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiễu hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất — kỹ thuật, mở rộng họp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thé giới ”.

Lần đầu tiên trong lịch sử thành lập Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp xác định rõ mục đích xây dựng nên kinh tế xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, tình hình đổi mới toàn diện cả tư tưởng và tư duy kinh tế Do vậy, Hiến pháp năm 1992, được coi là Hiến pháp phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam, phù hợp với tiễn trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Các hình thức sở hữu hiện nay ở nước ta được bảo đảm phát triển bình dang, không phân biệt giữa nền kinh tế này với nền kinh tế khác và bảo đảm sự bình đăng giữa các hình thức sở hữu về tài sản, không phân biệt, ưu tiên hình thức sở hữu này với hình thức sở hữu khác.

Từ Điều 18 đến Điều 21 Hiến pháp năm 1992, qui định về các hình thức sở hữu gồm:

- Sở hữu tư bản tư nhân;

Việc thực hiện quyền sở hữu trong các hình thức sở hữu trên được Nhà nước qui định rất cụ thé Kinh tế quốc doanh được củng có và phát triển trong các lĩnh vực then chốt và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Hình thức sở hữu của Nhà nước là hình thức công hữu hóa về tư liệu sản xuất và tài sản thuộc sở hữu toàn dân cho nên, hình thức sở hữu này được coi trọng phát triển trong công cuộc đổi mới mọi mặt của đất nước Hình thức sở hữu Nhà nước có sức mạnh điều tiết các hình thức sở hữu khác trong xã hội và là hình thức sở hữu cơ bản nhất, mà Nhà nước là chủ sở hữu.

Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ đổi mới mọi mặt của Nhà nước, những định hướng phát triển kinh tế đất nước đã được xác định rõ tại Điều 15 Hiến Pháp Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với cơ cau nền kinh tế đa thành phần hiện nay ở nước ta, các hình thức tổ chức sản xuất cũng đa dạng trên chế độ sở hữu toàn dân Những hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thé, sở hữu tư nhân, trong đó hình thức sở hữu Nhà nước và tập thể là nền tảng Xuất phát từ tư tưởng và quan điểm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là sở hữu toàn dân Tuy pháp luật có qui định bảo vệ các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa là sở hữu tư nhân, sở hữu cá thể nhưng hai hình thức sở hữu Nhà nýớc (sở hữu toàn dân) và sở hữu tập thé là nền tảng và ðýợc chú trọng phát triển Xét về bản chất sở hữu xã hội chủ nghĩa, thì sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể của nhân dân lao động là hai hình thức cơ bản Hai hình thức sở hữu này không thé tồn tại hiện tượng người bóc lột người, không có quan hệ giữa chủ và tớ, mà là quan hệ bình đăng giữa các thành viên trong tập thé người lao động,trên nguyên tắc làm theo năng lực và hưởng theo lao động Hai hình thức sở hữu mang bản chất của chủ nghĩa xã hội được củng cô và phát huy sự ảnh hưởng đến các hình thức sở hữu khác, như sở hữu cá thé, sở hữu tư bản tư nhân.

- Về hình thức sở hữu tập thể, tài sản thuộc hình thức sở hữu này do công dân đóng góp vốn ban đầu và góp công sức tạo lập tài sản với mục đích sản xuất, kinh doanh Hình thức sở hữu tập thể được xác lập dựa trên nguyên tac tự nguyện, dân chủ của các chủ thé và cùng có lợi Với những chính sách phù hợp, Nhà nước tạo điều kiện dé củng cỗ và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

- Về hình thức sở hữu cá thể, sở hữu tư bản tư nhân: hai hình thức sở hữu này xét về bản chất không phải là hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa, mà thuộc hình thức sở hữu của hộ gia đình và cá nhân sản xuất tư bản tư nhân, cá thể Quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển các hình thức sở hữu này là:

“kinh tế cá thé, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tô chức sản xuất, kinh doanh, dược thành lập doanh nghệp không bị hạn chế về qui mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh” Những hình thức sở hữu này được pháp luật bảo đảm thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh hợp pháp và tạo ra nhiều việc làm mới, theo đó thu nhập của người lao động được bảo đảm Nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu phát huy tối đa năng lực trong sản xuất, kinh doanh và nhằm đảm bảo cho các thành phần kinh tế an tâm trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư sản xuất, Điều 23 Hiến pháp là một đảm bảo đó: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tô chức không bị quốc hữu hóa Trong trường hop thật can thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bôi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định `.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CUA VIỆC SỬA DOI, BO SUNG

CHE ĐỊNH SỞ HỮU TRONG BỘ LUAT DAN SỰ

Theo qui định của Bộ luật dân sự năm 2005, các hình thức sở hữu được qui định tại Chương XIII thuộc Phan thứ hai, gồm: Sở hitu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, sở hữu của tô chức xã hội, sở hữu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Nhìn chung, những hình thức sở hữu được qui định trong Bộ luật dân sự năm 2005 đã /iét kê day du hiện tượng sở hữu có trong xã hội, nhưng nếu xét về tính khái quát va tính phù hợp với các quan hệ xã hội thì còn nhiều van đề cần phải được bàn luận, để qua đó có cơ sở khoa học pháp lý trong việc sửa đổi, bố sung những qui định về hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự cho phù hợp hơn với đời sống xã hội đương thời.

Hiến pháp năm 1992 của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thừa nhận chế độ kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm 06 thành phần kinh tế cùng tồn tại và bình đăng trong các quan hệ pháp luật nói chung và trong quan hệ pháp luật dân sự nói riêng, đó là: Kinh tế Nhà nước,kinh tế tập thé, kinh tế cá thé, kinh tế tiêu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài Những thành phần kinh tế tồn tại hợp pháp ở Việt Nam luôn có địa vị bình đăng trước pháp luật và được bảo hộ phát triển nhằm giải phóng mọi năng lực của toàn dân trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo Tuy nhiên không nên hiểu răng, thành phan kinh tế nào thi có hình thức sở hữu đó? Nói đến thành phần kinh tế là đề cập đến ai là người đại diện, vì loi ích của ai và đều được pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tô chức,mục đích và phạm vi hoạt động, phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của chủ thé thuộc thành phan kinh tế đó và đều do chế độ kinh tế của một quốc gia chi phối trong việc xác lập, hoạt động, phát triển trong mối quan hệ với quyên, nghĩa vu và bảo đảm sự bình dang về quyền và các lợi ích của các chủ thé thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội Như vậy, thành phần kinh tế không thể nằm ngoài chế độ kinh tế và không thể đảo ngược chế độ kinh tế, không thể thay thế chế độ kinh tế của một quốc gia Bên cạnh thành phần kinh tế là các hình thức sở hữu, khi đề cập đến hình thức sở hữu là đề cập đến nội dung của quan hệ trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của một chủ thể nhất định theo một cơ chế nào và đặc điểm pháp lý của hình thức sở hữu đó có yếu t6 nào mang tính chủ đạo và yêu tố nào đóng vai trò thứ yếu Như vậy, hình thức sở hữu không tương đồng với thành phan kinh tế Có nhiều chủ thể cùng thuộc một thành phần kinh tế nhất định, nhưng không đồng nghĩa là các chủ thể đó đều thuộc về một hình thức sở hữu nhất định Hơn nữa, hình thức sở hữu cũng không thé làm thay đổi chế độ sở hữu, vì chế độ sở hữu mang bản chất giai cấp sâu sắc và phản ánh bản chất của nhà nước, của một chế độ xã hội Hình thức sở hữu chi là các yếu tố của một chế độ sở hữu và không thể thay thế chế độ sở hữu Pháp luật qui định về hình thức sở hữu phải dựa vào tiêu chí chủ thể của quan hệ xã hội về tài sản và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó trong các quan hệ xã hội hiểu theo nghĩa rộng, nhưng chủ thể của quan hệ xã hội không phải là tiêu chí để xác định hình thức sở hữu Hình thức sở hữu được xác định trên những căn cứ chủ thể thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dung và định đoạt tài sản của mình theo nguyên tắc nao, trong phạm vi nào là van dé cần phải được coi trong trong kỹ thuật lập pháp Với những luận điểm này, chúng tôi có một số ý kiến về hình thức sở hữu được qui định trong Bộ luật dân sự:

1 Về các hình thức sở hữu

Căn cứ vào tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự để qui định về các hình thức sở hữu, theo chúng tôi hình thức sở hữu được qui định trong

Bộ luật dân sự chỉ gồm: Sở hitu nhà nước, sở hữu của pháp nhân, sở hữu tư nhân và sở hữu chung.

2 Nội dung các qui định về hình thức sở hữu a Hình thức sở hữu nhà nước:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chủ thé có sức mạnh tổng hợp trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao , và là chủ thé của quan hệ tài sản trong xã hội Hình thức sở hữu nhà nước xác định nhà nước là chủ sở hữu đối với những tài sản của mình, đặc biệt hơn nữa nhà nước có quyền sở hữu những loại tài sản đặc biệt mà các chủ thé khác không thé có Tai sản thuộc sở hữu nhà nước theo qui định tại Điều 17 Hiến pháp. b Chỉ nên qui định về hình thức sở hữu của pháp nhân, mà không nên cá biệt hoá một nhóm tổ chức nhất định nào là một hình thức sở hữu:

Về sở hữu của các tô chức, Bộ luật dân sự năm 2005 có qui định tại mục 5 gồm sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tại mục 6 qui định sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Sở hữu của hợp tác xã theo qui định của pháp luật hiện hành

Một trong những yếu tô quyết định sự phát triển của kinh tế tập thé va HTX là quan điểm của Nhà nước về tài sản và sở hữu của HTX Nó là khâu then chốt để nhận diện bản chất chủ thể của HTX, giải quyết vốn và tài sản cho HTX hoạt động và thực hiện các giao dịch, qui định mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa HTX và xã viên, giữa HTX với các chủ thê khác Điều 15 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Nhà nước phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phan theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phan với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thé, sở hữu tu nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nên tảng ” Điều 20 Hiến pháp 1992 cũng qui định “Kinh tế tập thé do công dân góp vốn, góp sức hop tác sản xuất, kinh doanh được tô chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tac tự nguyện, dân chủ và cùng có loi.Nha nước tạo diéu kiện đê củng co và mở rộng các họp tác xã hoạt động có hiệu quả ”.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục khang định đường lối phát triển nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; đồng thời nhấn mạnh là phải "tong kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thé da dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bao gôm các tổ hop tác, hợp tác xã kiểu moi”.

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, BLDS năm 2005 đã qui định hình thức sở hữu tập thể là một trong năm hình thức sở hữu cơ bản được nghị nhận từ các Điều 208 đến Điều 210 Luật HTX năm 2003 cũng có qui định từ Điều 31 đến Điều 38 về tài sản và tài chính của HTX Theo đó, hình thức sở hữu tập thé được hiểu là sở hữu HTX hoặc các hình thức kinh tế tập thể ồn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh nhăm thực hiện mục đích chung được qui định trong Điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình dang, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.

3.1 Chủ thể của sở hữu tập thể Chủ thể của sở hữu tập thể là các HTX được thành lập theo các điều kiện và đăng ký được qui định trong Luật HTX năm 2003 HTX tham gia quan hệ sở hữu tập thé với tư cách là một chủ thé riêng biệt, một chủ sở hữu đối với tài sản của mình.

3.2 Khách thể của sở hữu tập thể Khách thể của quan hệ sở hữu tập thê là tài sản của HTX được hình thành từ vốn hoạt động của HTX Vốn hoạt động của HTX có thể được huy động từ các nguồn sau:

- Vốn góp của xã viên bao gồm các tư liệu sản xuất, công cụ lao động, các vốn khác Mức vốn, mức vốn tối thiểu, thời điểm góp vốn, vức vốn góp lần đầu, thời hạn góp đủ vốn của xã viên căn cứ vào điều lệ của HTX và qui định của pháp luật;

- Vốn tích lũy thuộc sở hữu của HTX, ví dụ, vốn tích lũy từ lợi tức thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Vốn hỗ trợ từ Nhà nước Nhà nước có thê hỗ trợ vốn cho HTX dưới hai hình thức vốn không hoàn lại và vốn có hoàn lại (thực chất là khoản nợ không lãi hoặc có lãi với lãi suất ưu đãi của HTX đối với Nhà nước);

- Các qui nhàn rỗi của HTX;

- Các nguồn vốn khác, như vốn vốn huy động từ các tổ chức tin dung, von do được tài trợ, thừa ké, tặng cho

Nói một cách khác, tài sản của HTX được hình thành từ vốn gop của xã viên, tài sản được hình thành trong quá trình thành lập và phát triển của HTX.

Tài sản của HTX cũng bao gồm các công trình phục vụ sản xuất, công trình phúc lợi văn hoá, xã hội, kết cầu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư được hình thành từ quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi của hợp tác xã, các nguồn vốn do Nhà nước trợ cấp, quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

Trong số tài sản chung nói trên, được chia làm hai loại: tài sản chung không chia và tai sản chung chia được.

- Tài sản chung không chia là những tài sản được vốn trợ cấp từ Nhà nước Khi HTX bị giải thé tài sản này sẽ chuyên giao cho chính quyền dia phương quản lý, sử dụng vào mục đích công hoặc chuyền giao cho HTX khác thuộc diện nhận hỗ trợ của Nhà nước;

- Tài sản chung chia được là tài sản còn lại không thuộc tài sản không được chia (tài sản hình thành từ các nguồn vốn và công sức của xã viên, quả biếu, tặng của các tô chức, cá nhân trong nước và ngoài nước ) việc chia tài sản cho xã viên thì do đại hội xã viên quyết định Đối với vốn góp và tài sản là quyền sử dụng đất được xử lý theo qui định của pháp luật về đất đai

3.3 Nội dung sở hữu tập thể Như đã phân tích ở mục 1 của bài viết này, HTX có tính chất là một tổ chức kinh tê có sự tham gia của nhiêu cá nhân người là chính - Tô chức kinh tế đối nhân (hộ gia đình hay các chủ thé là tổ chức tham gia HTX thông qua người đại diện của mình là cá nhân) HTX trên nguyên tắc tự nguyện, hoạt động hiệu quả, tối đa hoá lợi nhuận/thặng dư/chênh lệch thu-chi và mọi lợi ích đều thuộc xã viên.Việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản của HTX phải dựa trên qui định tại Điều lệ của HTX và các qui định của pháp luật Do vậy, nội dung của sở hữu tập thê mang các đặc điểm sau:

- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thé bao gồm cả việc mua, bán, chuyển nhượng, tặng, cho hoặc các hình thức phải thực hiện theo qui định của điều lệ HTX , qui chế tài chính của HTX, nghị quyết của đại hội xã viên và các qui định của pháp luật có liên quan (ví dụ, chiếm hữ, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất là vốn của HTX phải tuân thủ pháp luật về đất đai );

- Căn cứ vào điều lệ, qui chế tài chính và nghị quyết của đại hội xã viên Ban quản trị HTX giao tài sản của HTX cho các thành viên trực tiếp khai công dụng bằng công sức lao động, sản xuất, kinh doanh phù hợp với lĩnh vực ngành nghề đã đăng ky;

Trong trường hợp cần chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của HTX cho chủ thé khác, thì xã viên là chủ thé được quyền ưu tiên mua, thuê, thuê khoán.

Bình luận và một vài khuyến nghị 2-2 + S+SeEEeEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrree 150 SỞ HỮU CHUNG VÀ CÁC HÌNH THUC SỞ HỮU CHUNG 2-©5z©5z+cs+cse: 157 I VAN DE SỞ HỮU NHIN TỪ GIAC DO QUAN HE KINH TE .- ¿55552 157 II SỞ HỮU CHUNG THEO QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT DÂN SU VIET NAM 158 1 Về mối quan hệ giữa các đồng chủ sở hữu 2- 2 5 esses eeeeeeeeeeeees 158 2 Về việc phân chia sở hữu chung - 2-2 ¿+2s+2x+Ex+EE£E£EEerxerxerrezrxerxee 159 3 Về việc chấm dứt sở hữu ehung . - 2: + 2++2+EE£Ex£EEEEESEEEEEerkrrkrrrkerkee 160 II CÁC HÌNH THUC SỞ HỮU CHUNG THEO QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT DAN SỰ VIỆT NAMM 52k Sk+EEEEE11215112151101121111111111111 1111111111111 111111120111 10 160 1 Sở hữu chung theo phầYn - 2-2 S2 2+EE£EEE2E211271711711211211 212121 re 160 2 Sở hữu chung hợp nhất - 2c sSs9SE+EESEE2EE2EE2E7EE71E71 211111111 1ec cre 161 II MỘT SO VUGNG MAC TRONG THUC TIEN KHI ÁP DUNG CAC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VE SỞ HỮU CHUƯNG -¿- 2-2 2 E+SE+EE£E£EE+E£EE£EE+EeEEzErEerxzed 162

Qua nghiên cứu về đặc trưng của HTX, chính sách của Nhà nước về HTX, sự phat triển của HTX ở Việt Nam và các qui định về tài sản, sở hữu của HTX theo pháp luật Việt Nam hiện hành, có thể bình luận về những vấn dé sau:

- Thứ nhất, pháp luật về HTX ở Việt Nam đã bộc lộ những khiếm khuyết cần phải khắc phục;

- Thứ hai, bản chat của HTX là doanh nghiệp hay không phải là doanh nghiệp?

- Thứ ba, nên hay không nên thừa nhận hình thức sở hữu tập thé trong pháp luật dân sự và pháp luật về HTX hiện hành?.

4.1 Những khiếm khuyết từ qui định của pháp luật hiện hành về HTX và sở hữu HTX (sở hữu tập thé) trong thực tiễn áp dụng Luật HTX năm 2003 và BLDS năm 2005

- Môi trường pháp luật đối với HTX là chưa cụ thé, rõ ràng phù hợp với đặc trưng mang tính bản chất của HTX và mô hình kinh tế tập thể Vì vậy, khung pháp luật hiện tại thực sự chưa thành điểm tựa cho HTX phát triển tự chủ, vững chắc.Thực tế này đã buộc người ta phải đặt ra có nên qui định về HTX hay không, trong khi nó dường như mang những đặc điểm chung của một loại hình doanh nghiệp (về vấn đề này sẽ bàn luận ở mục 4.2 của bài viết) Theo quan điểm của chúng tôi, các nhà làm luật và hoạch định chính sách phải qui định rõ những đặc trưng và nguyên tắc tôn trọng những đặc trưng đó của HTX (xem mục 1 của bài viết này) cần được đặt ra Công nhận và bảo hộ về pháp lý mang tính đặc thù cho việc thành lập, tô chức, hoạt động và chấm dứt HTX, đảm bảo cho HTX hoạt động và phát triển một cách tự chủ, vững chắc.

- Luật chưa qui định rõ về sở hữu tập thé, về quan hệ giữa xã viên với HTX liên quan đến tài sản của HTX, vé tài sản chung của HTX và về tổ chức, quản lý HTX Việc qui định xã viên cùng “góp vốn, góp sức” là qui phạm mang tính chất định tính, có thé hiểu ở nhiều nghĩa khác nhau Bản chat của van dé đã là xã viên thì vừa phải góp vốn, vừa phải góp sức Nếu tách biệt

“sóp vốn” và “gop sức”, thì bản chất của HTX đã có sự thay đổi Nếu xã viên chỉ góp vốn mà không góp sức thì xã viên thực chất chỉ là người góp vốn, cổ đông của doanh nghiệp Nếu xã viên chỉ góp sức mà không góp vốn, thì xã viên không thê được coi là thành viên của HTX mà chỉ lao động làm thuê cho

HTX, tương tự như người lao động trong doanh nghiệp.

Mặt khác, qui định của pháp luật về chủ thé có thé là xã viên của HTX còn nhiều Vướng mắc Theo Luật HTX năm 2003, cán bộ, công chức, pháp nhân có thể là xã viên của HTX Tuy nhiên, nếu cán bộ, công chức tham gia HTX với tư cách là chủ thể góp vốn và góp sức thì mâu thuẫn với pháp luật

151 về cán bộ, công chức Trong đó, pháp luật về cán bộ, công chức chỉ cho phép cán bộ, công chức góp vốn mà không được góp sức lao động cho HTX.

Từ thực tế trên, buộc những người muốn góp vốn, nhưng không muốn hoặc không có đủ khả năng góp sức sẽ phải lựa chọn vào HTX hay đầu tư vào doanh nghiệp Xét về lợi ích kinh tế, thì đầu tư hưởng lợi nhuận từ vốn góp trong doanh nghiệp có lợi hơn rất nhiều góp vốn vào HTX Dé tôn tại và dé lôi cuốn xã viên, nhiều HTX đã thành lập và tổ chức hoạt động chủ yếu có bản chất doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mà không mang bản chất của HTX (Theo kết quả khảo sát năm 2008, trong tổng số 14.500 HTX có tới 4.744 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có dấu hiệu nay).”

- Tính chất phục vụ xã viên là chính của HTX chưa được qui định rõ ràng trong pháp luật hiện hành Từ đó, luật chưa giải quyết được lợi ích và vai trò làm chủ của xã viên khi tham gia HTX, chưa qui định rõ ràng về mục tiêu của HTX, về mỗi quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích của xã viên và của HTX;

- Quan hệ phân phối lợi ích và rủi ro trong HTX chưa được qui định rõ ràng, đồng thời cũng chưa phù hợp với qui định pháp luật khác có liên quan

Bản chất của HTX chia lãi theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX mà không căn cứ vào vén góp Tuy nhiên, Luật không qui định cụ thé lãi trước hết ưu tiên cho xã viên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX Do vậy, trên thực tế, hầu hết HTX chia lãi theo tỷ lệ vốn góp, thực chất là cơ chế chia lãi của doanh nghiệp.

- Như đã phân tích ở phân khách thê của sở hữu HTX (mục 3.2 ), tài sản của HTX có thé là vốn hỗ trợ của Nhà nước dưới hai hình thức vốn không hoàn lại và vốn hoàn lại Tuy nhiên, trong BLDS năm 2005 lại chưa qui định cu thể chế định vật quyên, trong đó có những vật quyền rất quan trọng liên quan đếnHTX trong trường hợp này (quyền thu lợi, quyền bề mặt, quyền sử dụng đất ), Luật HTX năm 2003 cũng không qui định rõ ràng quyền của HTX đối với tài sản được Nhà nước hỗ trợ HTX có tự chủ kinh doanh hay không? Đơn cử ví dụ về quyền của HTX đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước hỗ trợ Theo Điều 109 Luật Dat dai năm 2003 “to chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, không có quyên chuyển đổi, chuyển nhượng, tang cho, cho thuê quyên sử dụng dat; thé chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyên sử dụng dat” Với qui định này, HTX đang cần vốn để kinh doanh nhưng không được được dùng quyên sử dụng đất dé thế chấp vay vốn tại các tô chức tin dụng là rất bat cập trong khi HTX không có tài sản gì khác hoặc có nhưng tài sản rất hạn chế.

Vướng mắc trên cho thấy, Nhà nước phải có sự đổi mới về chính sách hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng theo hướng thúc đây sự tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của HTX, đồng thời đảm bảm sự bình đăng, cạnh tranh lành mạnh giữa HTX với các thành phần kinh tế khác.

4.2 Bản chất của HTX có phải là doanh nghiệp hay không?

Vấn đề HTX là doanh nghiệp hay không phải là doanh nghiệp đang được tranh luận hiện này, đặc biệt trong quá trình sửa đôi, bố sung Luật HTX năm 2003 Luật HTX năm 2003 qui định nguyên tắc hoạt động của HTX

“hoạt động như một loại hình doanh nghiệp ” Từ đó, có quan điểm cho rằng, đương nhiên HTX là một loại hình doanh nghiệp Về nguyên tắc, HTX và doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp tư nhân) đều là các chủ thé kinh tế có tư cách pháp nhân trong tham gia các giao dịch dân sự, thương mại, cũng như trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khác.

Ngày đăng: 27/05/2024, 13:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w