1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ Việt – Mỹ và việc giải quyết vấn đề tự do, dân chủ nhân quyền sau chuyến thăm hữu nghị của thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Đặc Điểm Nổi Bật Trong Quan Hệ Việt – Mỹ Và Việc Giải Quyết Vấn Đề Tự Do, Dân Chủ Nhân Quyền Sau Chuyến Thăm Hữu Nghị Của Thủ Tướng Phan Văn Khải Năm 2005
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2005
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 310,74 KB

Nội dung

Trang 1 Tiểu luận Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ Việt – Mỹ và việc giải quyết vấn đề tự do, dân chủ nhân quyền sau chuyến thăm Trang 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .... Chuyến thăm cũng là

Trang 1

Tiểu luận

Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ Việt – Mỹ và việc giải quyết vấn đề tự do, dân chủ nhân quyền sau chuyến thăm

hữu nghị của thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ VIỆT NAM-HOA KỲ 3

1 Quan điểm của Việt Nam Error! Bookmark not defined 2 Ý đồ của Mỹ 3

3 Hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ 4

a Về chính trị 4

b Về kinh tế 5

c Về Khoa học - Công nghệ, Giáo dục - Đào tạo, Y tế và Lao động 5

d Về các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại 5

e Về an ninh - quân sự 6

II VẤN ĐỀ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN 6

1 Nguyên nhân Mỹ gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ và nhân quyền 6

2 Quan điểm của Việt Nam 6

3 Vấn đề dân chủ và nhân quyền trong nhận thức của hai quốc gia 7

4 Đâu là giải pháp 7

* Đằng sau chuyến thăm của thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005 8

1 Dư luận thế giới hết lời khen ngợi 8

2 Những hạt sạn 9

LỜI KẾT Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nhận lời mời của Tổng thống G.W.Bush, tháng 6 năm 2005 thủ tướng Phan

Văn Khải đã thăm chính thức nước Mỹ Đây là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử, vì

là lần đầu tiên Thủ tướng nước Việt Nam thống nhất sang thăm Mỹ sau 30 năm kết

thúc chiến tranh Chuyến đi lại diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan

hệ ngoại giao giữa hai nước Do vậy, đây là một mốc mới, một thông điệp rõ ràng

về sự phát triển quan hệ giữa hai nước Chuyến thăm cũng là “ Một thông điệp về

một đất nước Việt Nam đang lớn mạnh và chủ động hội nhập vào kinh tế thế

giới”.1 Trong khi thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở, với

phương châm sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng

đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, thêm bạn bớt thù, ta đã

nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Mỹ Với việc đó, chúng ta đã khẳng định và

tăng cường hơn nữa vị thế của đất nước Việt Nam Từ chỗ bị bao vây cấm vận,

quan hệ kinh tế thương mại bị hạn chế, ngày nay cùng một lúc chúng ta đã có quan

hệ bình thường và ngày càng phát triển với tất cả các nước lớn và trung tâm thế

giới và với đại đa số các nước khác Nước ta đã trở thành thành viên bình đẳng,

tham gia tích cực vào các quan hệ quốc tế, có vai trò không nhỏ trong việc giải

quyết các vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới và là đối tác và bạn hàng lớn

của nhiều nước, trong đó có Mỹ Đây là cục diện chưa từng có

Trong chuyến thăm hữu nghị, hai bên đã trao đổi tình hình hợp tác sâu rộng

trên nhiều lĩnh vực, đạt được một số kết quả đáng mừng Tuy nhiên, trong quan hệ

Việt Nam- Hoa Kỳ vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhanh chóng và

triệt để, đặc biệt là vấn đề tự do, dân chủ và nhân quyền

Do vậy, bài tiểu luận sẽ đi sâu vào 2 nội dung chính: những đặc điểm nổi bật

trong quan hệ Việt – Mỹ và việc giải quyết vấn đề tự do, dân chủ nhân quyền

sau chuyến thăm hữu nghị của thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005

Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận có nhiều thiếu sót Kính mong Thầy

đóng góp thêm ý kiến để bài của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

1

http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20050617011447)

Trang 4

I ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ ( từ sau chuyến thăm

của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Mỹ tháng 6/2005)

Hai bên đã khẳng định nét đặc trưng của quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là tôn trọng lẫn nhau, tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, cùng chia sẻ mối quan tâm về hòa bình, sự phồn vinh và an ninh ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, gia tăng hợp tác trên hàng loạt vấn đề hai bên cùng quan tâm, nhấn mạnh hai nước có lợi ích chung trong việc tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong khuôn khổ một mối quan hệ đối tác ổn định và bền vững, do vậy chủ trương đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới thông qua việc phát triển mối quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi Và đồng thời cũng khẳng định ý

1 Quan điểm của Việt Nam

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách rộng mở, đa

phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng

làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển Nhiệm vụ đặt ra là làm sao cải thiện và tăng cường hợp tác hữu

nghị với Mỹ lớn mạnh hơn nữa để thiết lập một môi trường hòa bình, ổn định nhằm phát triển kinh tế đất nước và tăng cường vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế

2 Ý đồ của Mỹ

 Tất cả vì lợi ích : vì lợi ích lâu dài của mình trong thế kỷ XXI, vì sự lớn mạnh

của một cường quốc muốn làm bá chủ thế giới  Mỹ cần thúc đẩy hợp tác với Việt Nam

Việt Nam - một trong những nền kinh tế năng động nhất và phát triển nhanh nhất của thế giới Giờ đây được cả thế giới biết đến với tư cách là một quốc gia an

2

http://vietnamnet.vn/10namvietmy/chuyenthammy/2005/06/459129/

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/jointstatement171106.html

Trang 5

toàn và ổn định - với một môi trường kinh doanh hấp dẫn và đầy triển vọng…Do

đó, hình ảnh và uy tín của Việt Nam ở khu vưc Đông Nam Á đang được khẳng định mạnh mẽ và tiếng nói của Việt Nam trên các diễn đàn cấp khu vực và quốc

tế cũng ngày càng lớn hơn Tuy không chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với các nước ASEAN, Mỹ cần có Việt Nam làm cầu nối Trong bối cảnh hiện nay, việc hợp

tác để cùng phát triển là điều quan trọng đối với cả Mỹ và Việt Nam

3 Hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ

Trước hết, quan hệ này được triển khai với phương châm “khép lại quá khứ,

hướng tới tương lai.” Phương châm này thể hiện tinh thần mong muốn vượt qua

những trở ngại để lại từ cuộc chiến tranh Việt Nam và cùng bắt tay vào một trang mới trong quan hệ mà trọng tâm là phát triển kinh tế, thương mại, và các lĩnh vực cùng mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ hướng tới tương lai.3

a Về chính trị

thắn giữa các cấp, các ngành, các tổ chức Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn quan chức cấp cao của chính quyền, quốc hội về tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, thương mại Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng có các tiếp xúc thường xuyên tại các diễn đàn quốc tế và khu vực Quá trình này giúp khẳng định mong muốn chung về quyết tâm xây dựng một khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài Chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Mỹ năm 2005 trên cương vị người đứng đầu chính phủ nước Việt Nam thống nhất được coi là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước sau 30 năm chiến tranh và kỉ niệm 10 năm kể từ khi tiến hành bình thướng hóa Từ sau chuyến thăm đó, hai bên đã tiến hành các cuộc viếng thăm cấp cao của các nguyên thủ quốc gia, đó là chuyến thăm của Tổng thống Bush đến Việt Nam năm 2006 nhân dịp tham dự hội nghị APEC, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Hoa Kỳ tháng 6 năm 2007, trao đổi nhiều đoàn cấp Bộ trưởng, Phó Thủ tướng kiêm BTNG Phạm Gia Khiêm tới Mỹ (3/2007) Chủ tịch Hạ viện D Hastert tới Việt Nam (tháng 4/2006); Bộ trưởng Quốc phòng D.Rumsfeld (6/2006); Đại diện Thương mại S Schwab (5/2006); Bộ

3 http://www.mofa.gov.vn/vi/cs_doingoai/pbld/ns050607085946

Trang 6

trưởng Tài chính H Paulson (9/2006), Ngoại trưởng C Rice và chuyến thăm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhằm tăng cường sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, trao đổi thông tin, và thúc đẩy hợp tác, giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới

b Về kinh tế

Ngày càng được mở rộng và phát triển trên nhiều phương diện, tạo tiền đề cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển Gần đây, hai nước đã ký kết thêm một số mới như Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005), Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005), hiệp định khung về thương mại và đầu tư TIFA Hơn nữa, Mỹ còn ủng hộ việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngày 9/12/2006, Quốc hội

Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam Quan hệ buôn bán giữa hai nước tăng nhanh kể từ khi HĐTM có hiệu lực: kim ngạch buôn bán 2 chiều năm 2005 đạt 7,8 tỉ USD, tăng gấp hơn 5 lần năm 2001; năm 2006 đạt 9,7 tỷ USD

c Về Khoa học - Công nghệ, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, lao động và văn hóa

Các mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực : khoa học-kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, y tế, lao động, văn hóa, cũng có những bước tiến tích cực Đáng chú ý, trong lĩnh vực giáo dục, hai bên đã thỏa thuận và ký văn bản về những nguyên tắc hợp tác thực thi Quỹ giáo dục dành cho Việt Nam Trong lĩnh vực y tế, nhiều dự án và chương trình đã được nỗ lực xây dựng và có hiệu quả như chương trình 15 triệu USD phòng chống HIV/AIDS, hợp tác phòng chống dịch bệnh SARS, dự án Giáo dục vệ sinh và dinh dưỡng học đường, hiệp định hợp tác y tế và khoa học y học Việt Nam - Mỹ (7/2006) Mỹ tiếp tục thực hiện Đề án Quỹ giáo dục của Mỹ dành cho Việt Nam, cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Mỹ đào tạo về các

4

(Bài viết của Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên đăng trên Đặc san quan hệ Việt - Mỹ của Thời báo Kinh tế Việt Nam nhân kỷ niệm 10 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao)

Trang 7

d Về các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại

Hai bên đã có nhiều cố gắng hợp tác giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang làm hết sức mình giúp Hoa Kỳ kiểm kê các trường hợp binh sỹ Mỹ mất tích trong chiến tranh Phía Hoa Kỳ cũng đã có một số biện pháp đáp ứng những nhu cầu nhân đạo của Việt Nam trong việc khắc phục những hậu quả chiến tranh như xử lý bom mìn, tẩy độc

Hiện tại, phía Việt Nam đã và đang cố gắng hết sức mình, trong đó đã trao cho Mỹ hơn 800 bộ hài cốt Phía Mỹ rất cảm kích và cũng đang từng bước giải quyết hậu quả của chất độc màu da cam Ngày 25/5/2007, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản chi 3 triệu USD hỗ trợ bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam Đây là sự hợp tác mang đậm tinh thần trách nhiệm của hai quốc gia sau chiến tranh, hai nước đã khép lại quá khứ đau thương để cùng nhau giải quyết hậu quả và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn trong quan hệ

e Về an ninh - quân sự

Trước chuyến thăm của thủ tướng Phan Văn Khải, bộ trưởng quốc phòng hai nước đã thăm viếng nhau vào các năm 2000 và 2003 Kể từ năm 2003, hàng năm tàu quân sự Hoa Kỳ đều vào thăm cảng Việt Nam Quân đội hai nước cũng có hợp tác hiệu quả trong vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn, tẩy độc, v.v Ngoài ra, hai nước đã và đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ thông tin chống khủng bố Điều này cho thấy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước phát triển ngày càng toàn diện hơn

Hơn nữa, trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực quan hệ khá nhạy cảm này Tháng 6/2006, Bộ trưởng Quốc phòng

D Rumsfeld thăm Việt Nam Ngày 29/12/2006, Tổng thống G Bush ra quyết định

5

http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/america/nr040819114015/ns071015160913/newsitem_prin t_preview

Trang 8

II VẤN ĐỀ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN

Bên cạnh những thành tựu kể trên, hai bên vẫn còn tồn tại những bất đồng

về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo cũng như những tranh chấp thương mại mới nảy sinh gần đây… Đây cũng là các diễn biến thường xẩy ra trong quá trình phát triển quan hệ giữa hai quốc gia có sự khác biệt về văn hóa, chế độ chính trị, trình độ phát triển, đặc biệt về đặc điểm lịch sử như Việt Nam và Hoa Kỳ

1 Nguyên nhân Mỹ gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ và nhân quyền

Một thực tế cho thấy, hiện nay tại Mỹ có hơn 1,3 triệu người là người Mỹ gốc Việt, trong đó có không ít người đã từng tham gia trong chính quyền của chế

độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn mang nặng tâm lý hận thù cộng sản sâu sắc Một

số quan chức của Mỹ vì số phiếu cử chi đã đứng sau giật dây và làm chiều lòng họ, bằng cách đứng lên bảo vệ dân chủ nhân quyền cho họ

Hơn thế, Mỹ mang tư tưởng của một nước lớn - luôn quan niệm rằng tự do, dân chủ và nhân quyền kiểu Mỹ là hình mẫu lý tưởng để các nước khác học tập và noi theo  Mỹ đứng ra bảo hộ và kêu gọi tự do, dân quyền cho kiều bào Việt Nam

Ngoài ra, sự khác biệt trong nhận thức về giá trị dân chủ, nhân quyền của hai nước khiến phía Mỹ thường xuyên gây sức ép đối với Việt Nam như xuyên tạc, bóp méo, đưa tin sai lệch về tình hình ở Việt Nam

2 Quan điểm của Việt Nam

Việt Nam luôn giữ lập trường kiên định và chắc chắn sẽ trừng trị nghiêm

minh đối với những kẻ có ý đồ phản bội Tổ Quốc

Trong chuyến thăm Mỹ năm 2007, Chủ tịch nước ta Nguyễn Minh Triết

khẳng định:“Hai nước có điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, có luật pháp khác

nhau, vì vậy cách nhận thức vấn đề có khác nhau” Phía Mỹ thường xuyên đặt câu

hỏi, gây sức ép và bày tỏ cái gọi là quan ngại về tình hình dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, những vấn đề về việc Việt Nam “bắt bớ và bỏ tù” những người mà họ

Trang 9

cho là những “nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam” như Nguyễn Văn Lý, Đoàn Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài…, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thẳng thắn không

né tránh bất kì câu hỏi nào của Mỹ và luôn khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc xét xử và giam giữ những phần tử chống đối chế độ và gây kích động bạo lực

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thừa nhận việc chưa giải thích đầy đủ quan

điểm về nhân quyền của Việt Nam Song đồng thời, chúng ta cũng không ngần ngại lên án các hành động của Mỹ trong việc đưa ra các báo cáo hàng năm không đúng sự thật về tình hình tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam  Việt Nam tuy là nước nhỏ bé hơn, nhưng đã, đang và sẽ đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình tới cùng

3 Vấn đề dân chủ và nhân quyền trong nhận thức của hai quốc gia

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, chúng ta đã tạo được bước chuyển biến quan trọng trong cộng động người Việt ở Hoa Kỳ Việc về thăm lại quê hương đã trở thành việc bình thường Nhiều người Việt ở Hoa Kỳ đang tham gia xây dựng quê hương thông qua các dự án đầu tư, các chương trình nhân đạo, và thông qua chuyển giao tri thức Đây cũng đồng thời là bước chuyển mình trong nhận thức của hai quốc gia Cả hai đều xác định dân chủ và nhân quyền là vấn đề nhạy cảm và còn nhiều bất đồng chưa được giải quyết

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã từng phát biểu: “Tuy hai bên vẫn còn một số bất đồng, nhất là vấn đề dân chủ, nhân quyền, nhưng tôi tin rằng những khác biệt này là rất nhỏ so với lợi ích chung của hai nước và cần được giải quyết thông qua đối thoại.”

4 Đâu là giải pháp???

Ngay trong câu nói của chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ẩn chứa một đề xuất- giải quyết vấn đề dân chủ, nhân quyền thông qua đối thoại Muốn làm được điều

đó, chính chúng ta phải có hình thức chuyển tải thông tin đúng đến kiều bào Việt

Trang 10

Nam tại Hoa kỳ cũng như thành lập một cơ quan chuyên trách nhằm trao đổi thông tin thường xuyên về tình hình dân chủ và nhân quyền

Hơn nữa, chúng ta cần tăng cường cung cấp thông tin cho giới báo chí để họ làm chiếc cầu nối cho Việt Nam với kiều bào Tích cực bảo vệ an ninh quốc gia khỏi những luận điệu xuyên tạc của bọn phản động Xây dựng hình ảnh của một đất nước đang thay da đổi thịt từng ngày, lấy lại lòng tin của nhân dân vào Đảng nhất là Kiều bào Do đó, phải xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh

 Đằng sau chuyến thăm của thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005

1 Dư luận thế giới hết lời khen ngợi

Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phan Văn Khải được giới truyền thông quốc tế đặc biệt chú ý - ngày 21/6, nhiều hãng thông tấn trên thế giới tiếp tục đăng tin và bài viết về chuyến thăm lịch sử này và nhận định đây là dấu mốc của sự thay

đổi trong quan hệ hai nước

Ngày 21/6, hãng CNN (Mỹ) đưa tin về cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Bush tại Nhà Trắng, cho rằng đây là một dấu mốc của sự thay đổi trong quan hệ Mỹ-Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc cách đây 30 năm Việc Thủ tướng Phan Văn Khải trước đó ghé thăm nhà máy của Boeing, thăm tập đoàn phần mềm Microsoft, dự kiến rung chuông tại sàn chứng khoán New York, thăm Đại học Havard và Viện Công nghệ Massachusette là những biểu tượng của mối quan hệ nồng ấm đáng được hoan nghênh Theo nhận định của CNN, cả Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Bush đều sẵn sàng khép lại quá khứ và mở ra một chương mới trong thương mại và hợp tác Mỹ đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam kể từ sau khi hai nước bình thường hóa

6

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Du-luan-quoc-te-ve-chuyen-tham-My-cua-Thu-tuong/45159219/157/

Ngày đăng: 29/02/2024, 01:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w