1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chế Định 1 khái quát về luật lao Động luật lao Động Điều chỉnh các quan hệ xã hội nào lấy một ví dụ cụ thể cho mỗi quan hệ xã hội Đó

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái quát về Luật Lao động
Tác giả Đỗ Hải Anh, Phạm Trần Thái Bảo, Nguyễn Kim Chi, Phan Hương Giang, Huỳnh Quang Khánh, Nguyễn Bình Nguyên
Người hướng dẫn ThS. GVC. Đoàn Công Yên
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao động
Thể loại Bài tập nhóm
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 385,62 KB

Nội dung

Để một công dân Việt Nam được tham gia vào quan hệ lao động cá nhân với tư cách là một người lao động phải xem xét các yếu tố: năng lực pháp luật lao động, năng lực hành vi lao động và đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Khoa Luật Quốc tế Lớp: Luật Thương mại Quốc tế 48.1 -********** -

CHẾ ĐỊNH 1

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT LAO ĐỘNG

Môn học: Luật Lao động

Giảng viên hướng dẫn: ThS GVC Đoàn Công Yên

Nhóm: 06

DANH SÁCH THÀNH VIÊN:

2 Phạm Trần Thái Bảo 2353801090012

3 Nguyễn Kim Chi 2353801090017

4 Phan Hương Giang 2353801090024

5 Huỳnh Quang Khánh 2353801090041

6 Nguyễn Bình Nguyên 2353801090059

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ THUYẾT 3

Câu 1 Luật lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội nào? Lấy một ví dụ cụ thể cho mỗi quan hệ xã hội đó 3

Câu 2 Phân tích đặc điểm của quan hệ lao động cá nhân 4

Câu 3 So sánh quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động của viên chức 4

Câu 4 Phân tích các điều kiện để một công dân Việt Nam có thể tham gia vào quan hệ lao động cá nhân với tư cách người lao động 5

Câu 5 Phân tích các điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam? Anh/chị đánh giá như thế nào về những điều kiện này? 6

Câu 6 Tại sao pháp luật lao động lại điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể? 7

II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 7

1 Tình huống 1 7

2 Tình huống 2 9

3 Tình huống 3 11

4 Tình huống 4 14

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

LÝ THUYẾT

Câu 1 Luật lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội nào? Lấy một ví dụ cụ thể cho mỗi quan hệ xã hội đó

Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động cá nhân, quan hệ lao động tập thể, các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động

- Về quan hệ lao động cá nhân: QHLĐ cá nhân là QHLĐ được thiết lập trên cơ sở HĐLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ Các quan hệ cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động bao gồm:

+ QHLĐ giữa NLĐ và NSDLĐ là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức Đảng, đoàn thể, có thuê mướn lao động bằng hình thức hợp đồng lao động Ví dụ: Chú bảo vệ ở Trường đại học Luật TP.HCM ký hợp đồng lao động với Trường đại học Luật TP.HCM + QHLĐ trong các doanh nghiệp tổ chức có yếu tố nước ngoài,bao gồm: QHLĐ giữa NLĐ Việt Nam và người sử dụng lao động là doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc quốc

tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam Ví dụ: NLĐ Việt Nam ký kết hợp đồng lao động với công ty TNHH Lotte Việt Nam

+ QHLĐ giữa người nước ngoài với các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam được phép sử dụng lao động là người nước ngoài Ví dụ: Huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo ký hợp đồng với đội tuyển quốc gia Việt Nam + QHLĐ của người Việt Nam đi làm ở nước ngoài Ví dụ: NLĐ Việt Nam

đi XKLĐ, ký kết HĐLĐ với công ty Samsung tại Hàn Quốc

- Về quan hệ lao động tập thể: QHLĐ tập thể được hiểu là QHLĐ giữa tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở với NSDLĐ; hoặc giữa tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở với

tổ chức đại diện NSDLĐ Ví dụ: Quan hệ giữa tổ chức công đoàn xí nghiệp X với chủ xí nghiệp X

- Về các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động:

+ Quan hệ việc làm và học nghề Ví dụ: Quan hệ giữa anh A đang tìm kiếm việc làm và trung tâm tìm kiếm việc làm quận X

+ Quan hệ về BHXH Ví dụ: Quan hệ giữa anh A bị tai nạn lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội

+ Quan hệ về bồi thường thiệt hại Ví dụ: Anh A, 20 tuổi, làm công nhân nhà máy Y, trong quá trình làm việc thì làm hỏng máy móc, thiết bị Quan

hệ về bồi thường thiệt hại giữa anh A (NLĐ) và chủ nhà máy Y (NSDLĐ)

+ Quan hệ về tranh chấp lao động và đình công Ví dụ: Anh B, 30 tuổi, làm công nhân xí nghiệp M tại quận X Ông E tăng giờ làm của anh B nhưng không tăng lương dẫn đến tranh chấp lao động giữa các bên

Trang 5

+ Quan hệ về quan hệ Nhà nước về lao động Ví dụ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Y

Câu 2 Phân tích đặc điểm của quan hệ lao động cá nhân

Quan hệ lao động cá nhân có những đặc điểm sau:

- Về tính chất, quan hệ lao động cá nhân vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội Quan hệ này được thiết lập trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc dịch

vụ Quá trình đó được thực hiện nhằm hướng tới những lợi ích kinh tế Hệ quả của lợi ích vật chất là những đảm bảo về đời sống tinh thần của người lao động nói riêng và cho xã hội nói chung

- Về quy mô, quan hệ lao động cá nhân vừa là một quan hệ cá nhân, vừa là một quan hệ tập thể Quan hệ lao động được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể nhưng thường được thực hiện dưới hình thức lao động của xã hội tồn tại trong một tập thể nhất định

- Về pháp lý, quan hệ lao động cá nhân được hình thành trên cơ sở tự nguyện bình đẳng giữa các chủ thể Tuy nhiên sau khi hợp đồng lao động được giao kết thì vị thế của các chủ thể có sự khác nhau

- Về lợi ích, quan hệ lao động cá nhân vừa thống nhất vừa mâu thuẫn mâu thuẫn khi mà người sử dụng lao động luôn hướng tới việc thu nhiều lợi nhuận còn người lao động luôn mong muốn có thu nhập ngày càng cao hơn

Câu 3 So sánh quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động của viên chức

- Điểm giống:

+ Đều liên quan đến việc quản lý, tổ chức nguồn nhân lực trong một tổ chức + Đều xuất phát trên cơ sở hợp đồng, xác định rõ các nhiệm vụ,trách nhiệm

và quyền lợi của người lao động

- Điểm khác:

Tính linh hoạt Có thể thương lượng và thỏa

thuận các điều kiện làm việc theo nhu cầu của cả hai bên

Thường có nhiều quy định và ràng buộc hơn, do chúng thường dựa vào các quy tắc và quy định chung của tổ chức

Chế độ bảo vệ

và quyền lợi Thường phải tự bảo vệ quyền lợi cá nhân và ít có sự bảo vệ từ pháp

luật

Thường được hưởng nhiều quyền lợi hơn và có các chính sách bảo vệ rõ ràng từ pháp luật

và tổ chức

Phát triển Có thể tự do chọn lựa con đường Thường có các quy tắc và tiêu

Trang 6

sự nghiệp phát triển sự nghiệp và thường có

sự linh hoạt cao hơn chuẩn rõ ràng về con đường phát triển sự nghiệp, có thể yêu

cầu người lao động tuân thủ theo các bậc lương và vị trí nhất định

Trách nhiệm và

chịu trách

nhiệm

Có thể có mức độ trách nhiệm và

tự quản lý công việc cao hơn Thường đi kèm với mức độ trách nhiệm và chịu sự giám sát

cao hơn từ phía quản lý hoặc tổ chức

Nguồn lương Tiền lương do người sử dụng lao

động trả cho người lao động (Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLLĐ 2019)

Tiền lương tính theo Đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước quy định

(Cơ sở pháp lý: Điều 12 Luật Viên chức 2010)

Hình thức

tuyển dụng Tùy theo sự lựa chọn của người tuyển dụng Thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển

Câu 4 Phân tích các điều kiện để một công dân Việt Nam có thể tham gia vào quan

hệ lao động cá nhân với tư cách người lao động

Để một công dân Việt Nam được tham gia vào quan hệ lao động cá nhân với tư cách là một người lao động phải xem xét các yếu tố: năng lực pháp luật lao động, năng lực hành vi lao động và độ tuổi

Trong pháp luật lao động, năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng

mà pháp luật quy định hay ghi nhận cho công dân có quyền lao động, được hưởng quyền

và có thể tự mình thực hiện nghĩa vụ của người lao động Năng lực pháp luật lao động

về cơ bản không có ngay khi con người sinh ra như năng lực pháp luật dân sự, bởi pháp luật lao động chỉ điều chỉnh trong phạm vi điều chỉnh đối với người lao động đủ tuổi lao động theo luật định

Về năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật lao động cá nhân, tự hoàn thành mọi nghĩa vụ, tạo ra và thực hiện quyền, hưởng mọi quyền lợi phát sinh từ quan hệ đó Muốn có năng lực hành vi lao động, con người phải đạt đến độ tuổi nhất định Pháp luật lao động hiện hành quy định độ tuổi này là đủ 15 tuổi Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ là nhóm người lao động chưa thành niên

Về độ tuổi:

- Độ tuổi tối thiểu: Theo khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019: “Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này”

Trang 7

- Độ tuổi tối đa: BLLĐ 2019 không quy định độ tuổi tối đa đối với người lao động, tuy nhiên có quy định về tuổi nghỉ hưu tại Điều 169 Những người đã về hưu, cao tuổi vẫn có thể trở thành người lao động cao tuổi theo Điều 148 BLLĐ 2019

Câu 5 Phân tích các điều kiện để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam? Anh/chị đánh giá như thế nào về những điều kiện này?

Căn cứ theo Điều 151 BLLĐ 2019, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Điều này đảm bảo rằng người lao động nước ngoài có đủ tuổi và năng lực pháp lý để tham gia vào các giao dịch và quyết định liên quan đến công việc của mình, hạn chế những hành

vi sai trái pháp luật đối với người lao động nước ngoài tại nước Việt Nam

- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Điều này đảm bảo rằng người lao động có đủ sức khỏe, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện công việc mà họ đang xin

- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam: Vì người lao động nước ngoài tại Việt Nam trước hết phải là người không vi phạm pháp luật tại nước ngoài hay pháp luật Việt Nam bởi cho người lao động đang chấp hành hình phạt hay vi phạm pháp luật được phép lao động tại Việt Nam thì điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới an ninh trật tự cũng như xã hội tại Việt Nam

- Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp: Giấy phép lao động đối với người nước ngoài được coi là cơ sở pháp lý cao nhất đảm bảo điều kiện người lao động có quốc tịch nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam

- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn: Nhằm đảm bảo điều kiện người lao động có quốc tịch nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam

- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác: Đây là điều quan trọng vì trên tinh thần khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì họ phải tôn trọng pháp luật Việt Nam vì đó cũng là điều kiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nước ngoài

Theo quan điểm của nhóm tác giả, những điều kiện này rất cần thiết và hợp lý Các điều kiện này không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động nước ngoài tại

Trang 8

Việt Nam, mà còn đảm bảo rằng họ có đủ năng lực và sức khỏe để thực hiện công việc một cách hiệu quả Đồng thời, việc yêu cầu giấy phép lao động cũng giúp chính phủ Việt Nam kiểm soát và quản lý nguồn lao động nước ngoài một cách hiệu quả

Câu 6 Tại sao pháp luật lao động lại điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể?

Pháp luật lao động điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể vì một số lý do sau:

- Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động: Quan hệ lao động không chỉ phát sinh từ quan hệ lao động mà khi giải quyết mối quan hệ đó, người có thẩm quyền còn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động, những thỏa thuận hợp pháp giữa các bên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ

- Điều chỉnh quan hệ lao động phù hợp với tính chất và mục đích của quan hệ lao động: Luật lao động điều chỉnh quan hệ này cho phù hợp với tính chất và mục đích của quan hệ lao động

- Tham gia vào các hoạt động công đoàn: Phương pháp thông qua các hoạt động công đoàn, tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động được sử dụng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình lao động có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

- Đại diện các bên trong quan hệ lao động: Sự xuất hiện đại diện các bên quan hệ lao động là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường và phản ánh sự thay đổi về chất của hoạt động giải quyết mâu thuẫn kinh tế trong quan hệ lao động hiện đại

Vì vậy, việc điều chỉnh mối quan hệ lao động tập thể trong pháp luật lao động là cần thiết và quan trọng

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1 Tình huống 1

a) Tóm tắt Bản án số 13/2020/LĐ-ST ngày 29-09-2020 V/v tranh chấp bồi thường tai nạn lao động và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nguyên đơn: Ông Trần Xuân T

Bị đơn: Công ty P

Nội dung: Ông T làm việc cho công ty P, hai bên không xác lập hợp đồng lao động mà chỉ thỏa thuận “bằng miệng” về lương Dù vậy, từ các tài liệu, chứng cứ cho thấy ông T là người lao động thuộc công ty P với hợp đồng lao động không xác định thời hạn Khoảng 15 giờ ngày 06/02/2016, khi ông T đang thử máy chuyền nhựa thấy vật liệu bị kẹt trong máy và máy cuốn luôn cánh tay phải của ông T Tỷ lệ thương tật được giám định là 65% Ông T yêu cầu công ty P bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn lao động theo quy định, thanh toán tiền lương từ khi công ty cho ông T nghỉ việc, do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật Bên công ty P không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông T vì: Ông T không phải là nhân viên của công ty P; tự ý vào công ty, tự ý vận hành thử máy đã môi giới bán cho chúng tôi, không được người có

Trang 9

thẩm quyền của công ty P yêu cầu vì ngày xảy ra tai nạn thì công ty đã nghỉ tết, không còn làm việc; Công ty P đã hỗ trợ tiền viện phí, thuốc men, thuê người chăm lo và động viên tinh thần, vật chất cho ông T với số tiền là 16.400.000 đồng

Quyết định của Toà án:

● Toà án nhận thấy Trần Xuân T là người lao động thuộc công ty P với hợp đồng lao động không xác định thời hạn

● Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn có nghĩa vụ thanh toán bồi thường thiệt hại tai nạn lao động tương ứng với tỷ lệ mức suy giảm khả năng lao động 65% là 141.000.000 đồng

● Không công nhận yêu cầu bồi thường của ông T với công ty P về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

b) Những đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Lao động được thể hiện trong bản án là:

- Quan hệ giữa Nhà nước và người lao động: Quan hệ này được thể hiện ở chỗ

nhà nước là người tổ chức, xác lập, ban hành, thực hiện các chính sách việc làm, nhà nước có trách nhiệm tham gia cùng với người sử dụng lao động giải quyết việc làm cho người lao động, nhà nước ban hành các quy định pháp luật, chế độ chính sách và giám sát việc thực hiện các quan hệ đó, cùng với đó là việc ban hành các chế tài nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động và bên sử dụng lao động

- Quan hệ lao động cá nhân về chủ thể: Bắt buộc một bên là người lao động cá

nhân đích danh bán “sức lao động” với người sử dụng lao động Ở đây người lao động cá nhân đích danh là ông T với người sử dụng lao động là công ty P Về hình thức: xác lập trên cơ sở thỏa thuận bằng miệng, không xác định thời hạn Được xác định theo Tòa do căn cứ theo bảng chấm công của ông T tại công ty P

và danh sách nhận lương đủ 12 tháng, từ đó tòa căn cứ theo Điều 15, 16, 18, 22,

23, 26, 27 và Điều 29 của BLLĐ năm 2012; Hội đồng xét xử xét thấy có cơ sở xác định ông Trần Xuân T là người lao động thuộc công ty P với hợp đồng lao động không xác định thời hạn Hậu quả pháp lý công ty P phải có trách nhiệm đảm bảo việc làm theo thỏa thuận và ông T có trách nhiệm làm việc cho công ty

P

- Quan hệ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người lao động: Quan

hệ này được phát sinh khi ông T gặp tai nạn lao động liên quan trực tiếp đến quá trình lao động Cụ thể, khi ông T đang sửa chữa, vận hành máy chuyển nhựa thì tai nạn lao động xảy ra đối với ông T, tỷ lệ thương tật được giám định là 65%, đồng thời còn có lời khai của nhân chứng về việc công ty có yêu cầu ông Trần Xuân T vào khu xưởng sản xuất vận hành thử máy ép nhựa để đảm bảo máy chạy tốt Tai nạn nghề nghiệp xảy ra trong phạm vi công ty và trong quá trình ông T làm theo sự chỉ đạo của công ty Căn cứ vào khoản 3 Điều 13 Nghị định số

Trang 10

45/2013/NĐ-CP, người sử dụng lao động là công ty P phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến sức khỏe và tính mạng cho ông T theo đúng quy định của pháp luật

- Quan hệ về BHXH, BTTH: Các quan hệ này sẽ được phát sinh khi bên sử dụng

lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động, nhưng ở đây quan hệ này không được phát sinh do nguyên nhân ý chí chủ quan của ông T, nguyên nhân khách quan là sự chủ quan của bên sử dụng lao động Từ đó xác định hợp đồng lao động giữa ông T và công ty P không đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích cho cả hai bên là bên người lao động và sử dụng lao động Hậu quả dẫn đến khi có rủi

ro về tính mạng, sức khỏe là việc ông T bị tai nạn lao động dẫn đến thương tật 65%, từ đó phát sinh những tranh chấp về mặt pháp lý gây thiệt hại cả về tài sản lẫn công sức của cả đôi bên Ngoài ra còn có thể dẫn đến hậu quả pháp lý đối với bên sử dụng lao động do không bảo hợp đồng lao động do pháp luật quy định

- Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động

2 Tình huống 2

a) Tóm tắt phần “Nhận định của Tòa án” trong Bản án số 39/2022/LĐ-ST ngày 30/6/2022 của TAND Quận 1, Tp.HCM V/v Tranh chấp về tiền lương, bảo hiểm xã hội:

- Nguyên đơn: ông Nguyễn Xuân

- Bị đơn: Công ty TNHH T

- V/v: Tranh chấp về tiền lương, bảo hiểm xã hội

- Nội dung:

Ông Xuân yêu cầu Công ty T thanh toán 653.000 đồng, đóng bảo hiểm xã hội cho ông và bồi thường số tiền tổng cộng là 159.603.240 đồng Tuy nhiên, ông chỉ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền được bản photo hợp đồng thử việc, bảng kê danh sách các chuyến xe ông chạy cho Công ty T và chi phí phát sinh Bên cạnh đó, tài liệu về biểu thưởng và lương các tháng do ông đưa ra có chữ ký của ông Trần Trung của Công ty TS, đây không phải tên của Công ty T và ông ông Trung cũng không phải nhân viên công ty

Phía bị đơn, Công ty T có giao xe cho ông Xuân để vận chuyển khách du lịch và thanh toán lợi nhuận trực tiếp cho ông Xuân bằng tiền mặt ngay sau khi kết thúc lộ trình Công ty T chưa lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho ông Xuân và cũng chỉ cung cấp các chuyến xe ông Xuân đã làm việc công ty chứ không có thêm giấy tờ, tài liệu khác vì công ty không biết và không

ký nên không lấy thêm được thông tin nào

- Quyết định của Tòa:

Tòa nhận định những tài liệu, chứng cứ không đủ để chứng minh quan hệ lao động giữa ông Xuân và Công ty T nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w