- Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.. Tính chất chung của quy p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
MÃ ĐỀ: 08
ĐỀ TÀI:
NHÀ NƯỚC ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI BẰNG CÁC QUY PHẠM NÀO CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI
Họ và Tên : QUÁCH NGỌC SƠN
Mã sinh viên : 18810310017
Hà Nội, 12/2021
Trang 2PHIẾU CHẤM ĐIỂM
ST
T
Họ và tên sinh
viên
Nội dung thực hiện Điểm Chữ
ký
1 Quách Ngọc Sơn Tìm hiểu về quy phạm pháp luật,
chức năng, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
Giảng viên chấm 1:
Giảng viên chấm 2:
Trang 3Mục Lục
Khái niệm, đặc điểm của Quy phạm pháp luật 5
Phân biệt các Quy phạm pháp luật với các Quy phạm xã hội 11 Chức năng, vai trò của Quy phạm pháp luật trong đời sống xã hội 14
Trang 4A.MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng Nó là phương tiện không thể thiểu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và nhà nước nói riêng Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội hữu hiệu của nhà nước, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một yếu tố khách quan Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị tốt đẹp, điều chỉnh, ngăn chặn và làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do con người gây ra và một trong số đó là những hành vi vi phạm pháp luật Như chúng ta đã biết vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội Do vậy, việc tìm hiểu vấn
đề vi phạm pháp luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong xã hội
Trang 5B.NỘI DUNG
Khái niệm, đặc điểm của Quy phạm pháp luật
Khái niệm
Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến, bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật vừa mang những đặc tính của pháp luật vừa có những đặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó Nghiên cứu lí luận về quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lí luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật được chính xác, khoa học Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội Vì những
lẽ đó mà lí thuyết về quy phạm pháp luật cần được nghiên cứu chi tiết, đầy đủ
Đe tồn tại và phát triển con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng Tính cộng đồng của đời sống loài người xuất hiện nhu cầu cần phải phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá nhân riêng rẽ theo những hướng nhất định, để đạt được những mục đích nhất định, nghĩa là, nhu cầu điều chỉnh những mối liên hệ giữa con người với con
người, về nhu cầu này c Mác đã nhấn mạnh: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay
lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cả nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khỉ quan độc lập của nó” Như vậy, điều chỉnh mối quan hệ giữa con người là nhu
cầu cần thiết, tất yếu của đời sống con người, đặc biệt là khi tính chất xã hội hoá các hoạt động của con người ngày càng được mở rộng về quy mô và sự phức tạp
Việc phối hợp (điều chỉnh) hoạt động của các cá nhân riêng rẽ có thể được thực hiện dựa vào những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng cách mẫu hoá cách xử sự của con người, nghĩa
Trang 6là, đưa ra những quy tắc xử sự làm mẫu để bất kỳ ai khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu cũng phải thực hiện theo quy tắc xử sự mẫu đó
Việc mẫu hoá cách xử sự của con người phải là kết quả nghiên cứu nhiều cách xử sự cá biệt cụ thể khác nhau rồi khái quát hoá để tạo ra một cách xử sự mẫu sao cho phù hợp với
đa số để dùng chung cho nhiều người Các quy tắc xử sự mẫu hình thành để điều chỉnh quan hệ xã hội và được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống gọi là quy phạm (chuẩn mực)
xã hội Các quy phạm xã hội là những hiện tượng không thể thiếu trong đời sống xã hội, chúng là những phương tiện để quản lí xã hội, phối hợp ý chí và quy tụ có mục đích hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ lại nhằm đạt được những lợi ích và mục đích mong muốn tạo điều kiện cho xã hội ổn định và phát triển
Trong xã hội có nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau cùng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm của các tổ chức chính trị - xã hội, quy phạm (tín điều) tôn giáo và quy phạm pháp luật Các quy phạm xã hội khác nhau thì có những đặc tính khác nhau, nhưng chúng luôn liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và cùng tác động lên các quan hệ xã hội Trong xã hội
có giai cấp thì quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng nhất đối với việc duy trì trật tự
xã hội, tạo điều kiện cho xã hội ổn định và phát triển
- Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy cũng như các quy phạm xã hội khác nó là quy tắc xử sự của con người Quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho hành
vi của con người, nó chỉ dẫn cho con người cách xử sự (được làm gì, không được làm gì, hoặc phải làm gì, làm như thế nào) trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định Điều này cũng có nghĩa là quy phạm pháp luật đã chỉ ra cách xử sự và xác định các phạm vi xử sự của con người, cũng như những hậu quả bất lợi gì nếu như không thực hiện đúng hoặc vi phạm chúng
- Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh Mọi tổ chức,
cá nhân ở vào những hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định đều phải
Trang 7thực hiện hành vi thống nhất như nhau Tính chất chung của quy phạm pháp luật còn thể hiện ở chỗ nó được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, nghĩa là, từng quan hệ xã hội cụ thể bên cạnh những điểm chung thì cũng có rất nhiều những điểm riêng biệt, nhưng quy phạm pháp luật đã thống nhất tất cả chúng lại và thiết lập ra quy tắc xử sự có tính chất chung cho tất
cả những chủ thể tham gia quan hệ xã hội chung đó Chẳng hạn, giữa những người mua
và những người bán khác nhau có thể thiết lập nên rất nhiều những quan hệ mua bán cụ thể với những đặc điểm riêng của từng mối quan hệ, song tất cả những quan hệ giữa người mua và người bán đều phải tuân theo các quy tắc có tính chất chung đã được quy định trong pháp luật dân sự
- Quy phạm pháp luật là kết quả hoạt động có lí chí và ý chí của con người Quy phạm pháp luật không hình thành một cách tự nhiên mà nó phụ thuộc vào ý chí nhà nước, ý chí của những người tạo ra nó
- Quy phạm pháp luật có thể tác động rất nhiều lần và trong thời gian tưong đối dài cho đến khi nó bị thay đổi, hoặc bị mất hiệu lực Nó được sử dụng ữong tất cả mọi trường hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu
- Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người Không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi, quy phạm pháp luật còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh Nghĩa là, thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi nào của các chủ thể có ý nghĩa pháp lí, hành vi nào không có ý nghĩa pháp lí, hành vi nào phù hợp với pháp luật, hành vi nào trái pháp luật Chẳng hạn, để biết được đâu là hành vi tình cảm, đâu là hành vi pháp luật của cá nhân chúng ta phải căn
cứ vào các quy phạm pháp luật hay để đánh giá hành vi nào là vi phạm hành chính, hành
vi nào là vi phạm hình sự (tội phạm) thì phải căn cứ vào các quy phạm của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự
Trang 8- Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, do vậy quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị - pháp lí của nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những đối tượng (tổ chức, cá nhân) nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật, những quyền
và nghĩa vụ pháp lí mà họ có và cả những biện pháp cưỡng chế nào mà họ buộc phải gánh chịu Bằng việc chỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh tức là nhà nước đã nhận trách nhiệm bảo vệ chúng và bảo đảm cho chúng được thực hiện bằng quyền lực nhà nước Thuộc tính do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện
sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác
- Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc, nghĩa là, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó chỉ
ra các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh Trong quy phạm pháp luật thường chứa đựng những chỉ dẫn về khả năng và các phạm vi
có thể tiến hành hành vi, cũng như những nghĩa vụ mà các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực hiện Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quy phạm pháp luật có vai trò thực hiện chức năng thông báo của nhà nước đến các chủ thể tham gia quan hệ xã hội về nội dung ý chí, mong muốn của nhà nước để họ biết được cái gì có thể làm, cái gì không được làm, cái gì phải làm, cái gì phải tránh không làm trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định nào đó
Không chỉ dừng ở đó, quy phạm còn xác định rõ những hoàn cảnh, điều kiện tác động của mình, đồng thời còn chỉ ra những hậu quả pháp lí đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã được thiết lập trong quy phạm
Trang 9Tóm lại: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định
Các quy phạm pháp luật có thể là những quy tắc xử sự của công dân, của những người có chức vụ, quyền hạn, là những quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, là những quy định về địa vị pháp lý của các đoàn thể, tổ chức quần chúng và các chủ thể pháp luật khác
Đặc điểm
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của một quy phạm xã hội như: là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người
Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào không có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào phù hợp với pháp luật, hoạt động nào tráI với pháp luật.v.v Ví dụ : Để biết được đâu là hoạt động tình cảm, đâu là hoạt động pháp luật chúng ta phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật Để đánh giá hành vi nào là trộm, hành vi nào là cướp… phải căn cứ vào các quy phạm của luật hình sự
– Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước Chúng do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp
– Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước
– Quy phạm pháp luật được đặt ra không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh Vì vậy, quy
Trang 10phạm pháp luật được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà
để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung
* Nội dung mỗi quy phạm pháp luật thường thể hiện hai mặt: cho phép hoặc bắt buộc
Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp Giữa các quy phạm pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất cùng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
Trang 11Phân biệt các Quy phạm pháp luật với các Quy phạm xã hội
Sự giống nhau đó là:
Nó đều là những quy tắc xử sự chung được được một nhóm người, một cộng đồng dân cư công nhận và định hướng hành vi theo đúng những quy tắc này
- Sự khác biệt cơ bản:
Quy phạm pháp luật :
K/niệm : Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thẻ phải tuân thủ , được biểu thị bằng hình thức nhất định do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận Được nhà nước đảm bảo thực hiện và có thể có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội
Nguồn gốc :
- Các quy phạm của tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó
- Không tổ chức , cá nhân bảo ban hành ra luật chỉ trong trường hợp được nhà nước đồng ý ủy quyền
- Là kết quả của hoạt động ý thức của con người do điều kiện kinh tế xã hội quyết định
Nội dung :
- Là quy tắc xử sự ( việc được làm , việc phải làm , việc không được làm )
- Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người
- Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
- Mang tính quy phạm chuẩn mực , có giới hạn , các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
Mục đích : Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí Nhà nước
Trang 12Đặc điểm :
- Quy phạm pháp luật dễ thay đổi
- Có sự tham gia của Nhà nước , do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
-Cứng rắn , không tình cảm , thể hiện sự răn đe
Phạm vi : Rộng , bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng khác nhau với mọi thành viên trong xã hội
Hình thức thể hiện : Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung rõ ràng , chặt chẽ
Phương thức tác động : Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước
Quy phạm xã hội :
k/n : Là các quy phạm do các tổ chức xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức xã hội đó
Nguồn gốc :
- Chỉ mang tính chất bắt buộc với một tổ chức nào đó hay một nhóm người và một đơn vị cộng đồng dân cư
- Hình thành từ đời sống , bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội trên các quan niệm về đạo đức , lối sống
Nội dung :
Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần , tình cảm của con người
- Không mang tính bắt buộc
- Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế mà được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện , tự giác
- Không có sự thống nhất , không rõ ràng , cụ thể như quy phạm pháp luật
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người Mục đích : Dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người
Trang 13Đặc điểm :
- Không dễ thay đổi
- Do tổ chức chính trị xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội
- Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên
tổ chức
Phạm vi : Phạm vi hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt
Hình thức thể hiện : Trong nhân thức tình cảm của con người
Đặc điểm :
- Không dễ thay đổi
- Do tổ chức chính trị , xã hội , tôn giáo quy định hay tự hình thành trong xã hội
- Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên
tổ chức
Phạm vi : Hẹp , áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt
- Trong nhận thức tình cảm của con người
Phương thức tác động : Dư luận xã hội
Tóm lại : Qua phân biệt giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác ta thấy
rõ một đặc điểm của quy phạm pháp luật :
- Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ
- Được biểu thị bằng hình thức nhất định , do Nhà nước ban hành và thừa nhận
- Được Nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể có cả biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
- Nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội