1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận thanh tra khiếu lại tố cáo_Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính. Đánh giá thực tiễn việc giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huy

31 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 284,48 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. Những vấn đề chung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính (10)
    • 1.1. Các khái niệm có liên quan (10)
      • 1.1.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính (10)
      • 1.1.2. Khái niệm quyết định hành chính (10)
      • 1.1.3. Khái niệm hành vi hành chính (10)
    • 1.2. Đặc điểm của giải quyết khiếu nại hành chính (11)
    • 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính (11)
  • Chương 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính. Đánh giá thực tiễn ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (17)
    • 2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền (17)
    • 2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính (18)
      • 2.2.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của các chức danh trong bộ máy hành chính ở địa phương (19)
      • 2.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của các chức danh trong bộ máy hành chính ở trung ương (20)
    • 2.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính ở một số nước trên thế giới (22)
    • 2.4. Đánh giá thực tiễn việc giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (23)
    • 3.1. Một số bất cập về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính (26)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính (27)

Nội dung

Tiểu luận thanh tra khiếu lại tố cáo_Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính. Đánh giá thực tiễn việc giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi anh/ chị cư trú: Chương 1. Những vấn đề chung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính Chương 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính. Đánh giá thực tiễn ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Chương 3. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính

Những vấn đề chung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính

Các khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính

Khiếu nại hành chính là khiếu nại về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là những sự việc phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính.

Vậy giải quyết khiếu nại hành chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đơn khiếu nại của cá nhân, cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước và những tài liệu có liên quan, trên cơ sở đó đưa ra quyết định phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, khắc phục sai sót trong hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức

1.1.2 Khái niệm quyết định hành chính

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

1.1.3 Khái niệm hành vi hành chính

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm của giải quyết khiếu nại hành chính

Chủ thể giải quyết khiếu nại hành chính gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại, cũng như thủ trưởng trực tiếp của họ Do vậy, khi giải quyết khiếu nại, chủ thể phải đảm bảo công bằng, khách quan, không bao che cấp dưới hoặc cá nhân liên quan để ban hành quyết định giải quyết không đúng quy định Điều này đòi hỏi chủ thể giải quyết phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu chủ trương, chính sách nhà nước và pháp luật; trung thực, khách quan khi giải quyết vụ việc Phạm vi khiếu nại hành chính rất rộng, bao gồm mọi lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, với đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, và quyết định đối với cán bộ, công chức Quá trình giải quyết khiếu nại hành chính tuân thủ thủ tục hành chính.

Khi thực hiện giải quyết khiếu nại hành chính phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Bắt đầu từ khâu thụ lý hồ sơ đến khi có kết luận và ban hành quyết định giải quyết, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực.

Trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước đối với người khiếu nại trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quản lý hành chính nhà nước.

Kết quả của quyết định giải quyết khiếu nại hành chính chưa được coi là kết quả cuối cùng để ra quyết định đúng hay sai của quyết định hành chính.

Cơ quan nhà nước sẽ ban hành bằng văn bản để trả lời cho các cá nhân, tổ chức khi có kết quả giải quyết khiếu nại hành chính và được đảm bảo thực hiện bằng chính hệ thống cơ quan nhà nước.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính

Hệ thống thể chế giải quyết khiếu nại

Hệ thống thể chế là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính Nếu hệ thống thể chế đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp thì việc thực hiện quy trình sẽ thông suốt, hiệu quả Ngược lại, nếu hệ thống chồng chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp thì việc thực hiên quy trình sẽ vướng mắc, không thống nhất, kém hiệu quả Hiện nay hệ thống thể chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam là cấu trúc và cơ chế vận hành của cơ quan hành chính và Toà án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính Khi phát sinh khiếu nại hành chính thì trước hết thẩm quyền giải quyết khiếu nại là của cơ quan hành chính Nếu không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan hành chính thì người khiếu nại có quyền khỏi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân với những điều kiện nhất định.

Những bất cập của thể chế giải quyết khiếu nại hành chính

- Thứ nhất, số vụ khiếu nại hành chính tăng mạnh, phức tạp, khiến cơ quan hành chính "quá tải", trong khi Tòa án lại ít việc xét xử do người dân không nộp đơn kiện.- Hiệu quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính thấp, nhiều quyết định bị sửa, hủy, đặc biệt là quyết định cuối cùng.- Hiệu lực xét xử vụ án hành chính của Tòa án thấp, số vụ kiện nộp rất ít so với số vụ khiếu nại.- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại chồng chéo, theo Luật Khiếu nại thủ trưởng cơ quan ra quyết định hành chính là người giải quyết khiếu nại là không hợp lý.- Thủ tục giải quyết khiếu nại mang tính "hành chính", khép kín, thiếu minh bạch.

6 tính chuyên nghiệp trong giải quyết khiếu kiện hành chính, bị chi phối bởi hoạt động chấp hành và điều hành, cho nên hiệu quả giải quyết không cao.

Có thể thấy, những tồn tại, bất cập nêu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính.

Tổ chức bộ máy hành chính

Tổ chức bộ máy giải quyết khiếu nại hành chính là hệ thống cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết và tham mưu giải quyết khiếu nại hành chính Để hình thành tổ chức bộ máy pháp luật quy định rõ, cụ thể thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của từng người, bộ phận, đơn vị, cơ quan, mối quan hệ giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người tham mưu, quan hệ giữa các bộ phận tham mưu, cơ chế phối hợp, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.… Tổ chức bộ máy giải quyết khiếu nại là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính.

Tổ chức bộ máy giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính: Ở cấp Trung ương: Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại hành chính Tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác giải quyết khiếu nại là Thanh tra Chính phủ, ngoài ra các

Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ tướng giải quyết những vụ việc khiếu nại thuộc phạm vi quản lý nhà nước Ở các Bộ,ngành: Tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết khiếu nại là Thanh tra Bộ và một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Ở cấp tỉnh: Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại là Thanh tra tỉnh và các sở, ngành chức năng (Sở Tài nguyên vàMôi trường, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, sở Tài chính, ) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại để giao ChánhThanh tra cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giao Chánh Thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại Ở các Sở, ngành, đơn vị tham mưu cho Giám đốc Sở giải quyết là Thanh tra sở và các đơn vị phòng, ban chuyên môn. Ở cấp huyện: Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện giải quyết khiếu nại là Thanh tra huyện và các Phòng, ban chuyên môn (như Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, ) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại để giao Chánh Thanh tra cấp huyện hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc giao Chánh Thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại. Ở cấp xã: Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết khiếu nại là cán bộ chuyên môn: cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp

Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong giải quyết khiếu nại mang tính chất thứ bậc, thể hiện qua việc cấp trên có quyền kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại của cấp dưới Điều này nhằm đảm bảo tính khách quan, công tâm và hiệu quả trong giải quyết khiếu nại, đồng thời tạo điều kiện để cấp dưới học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực giải quyết khiếu nại.

Luật Khiếu nại, tố cáo quy định cơ quan Thanh tra nhà nước có chức năng tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan hành chính giải quyết khiếu nại là phù hợp với vị trí, vai trò của cơ quan này trong tổ chức bộ máy nhà nước Tuy nhiên, cơ quan thanh tra không thể am hiểu chuyên sâu trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước như các quan chuyên môn Do đó, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ vào nội dung, tính chất của vụ việc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện sẽ giao cơ quan nào tham mưu, giải quyết. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, thì giao cơ quan thanh tra chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác tham mưu, giải quyết Tuy nhiên, cơ quan chuyên môn tuy có lợi thế về chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể, nhưng lại không có “tính toàn cục” như cơ quan thanh tra, hơn nữa dễ có tính “bảo thủ” khi tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính

8 giải quyết những khiếu nại mà trước đó mình đã tham mưu để ban hành quyết định hành chính.

Nghiên cứu thực trạng tổ chức bộ máy làm công tác giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam cho thấy, bộ máy tổ chức chưa chặt chẽ, thiếu tính chuyên nghiệp; mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính - người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với bộ phận tham mưu chưa rõ trách nhiệm, còn tình trạng thủ trưởng cơ quan hành chính “khoán trắng” cho cơ quan tham mưu từ khâu tiếp nhận đơn, đến kiểm tra, xã minh, tổ chức đối thoại, họp liên ngành… Mối quan hệ giữa các cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại thiếu chặt chẽ, thường xuyên, cơ chế phối hợp không rõ ràng Những tồn tại nêu trên đã và đang ảnh hưỏng trực tiếp đến hiệu qảu giải quyết khiếu nại hành chính. Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại

Yếu tố con người có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong các cuộc cách mạng xã hội và trong quản lý nhà nước Trong thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”,

“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Trong hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước thì yếu tố cán bộ đóng vai trò then chốt, quyết định đến chất lượng, hiệu quả tính đúng đắn của hoạt động này Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước Tuy nhiên để giải quyết khiếu nại đúng pháp luật, có hiệu quả thì thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước phải dựa vào đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại Chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước phụ thuộc phần lớn vào năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu Khác với hoạt động xét xử chuyên nghiệp củaToà án, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ngoài nhiệm vụ giải quyết khiếu nại còn có nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu là chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại hiện nay đang tăng về số lượng, một bộ phận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ Tuy nhiên, trước tình hình khiếu nại đang diễn ra hiện nay và yêu cầu quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước thì đội ngũ cán bộ làm công tác này còn nhiều tồn tại, bất cập: Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại bố trí chưa ổn định, chưa có tính chuyên nghiệp, còn kiêm nhiệm nhiều việc khác Trình độ, năng lực chưa ngang tầm với nhiệm vụ, phần lớn đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo bài bản, hệ thống kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật, quản lý nhà nước và kỹ năng giải quyết khiếu nại hành chính.

Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ chưa cao, còn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu, với nhân dân trong quá trình thực thi công vụ.

Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài Việc bố trí cán bộ ở nhiều cấp, nhiều ngành, cơ quan, đơn vị chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu của công việc, đội ngũ cán bộ này chủ yếu tập trung ở các cơ quan Thanh tra nhà nước Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại chưa hợp lý, chưa có những chính sách thoả đáng để tạo động lực khuyến khích cán bộ đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Những tồn tại và bất cập nêu trên đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính. Điều kiện vật chất Điều kiện vật chất như: Tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chất, mức độ ứng dựng công nghệ hiện đại Điều kiện vật chất phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại hành chính bao gồm các nguồn lực về vật chất như: tài chính, trang thiết bị, cơ

10 sở vật chất, mức độ ứng công nghệ hiện đại Đây là các kiện cần thiết bảo đảm hoạt động giải quyết khiếu nại có hiệu quả Nếu phí về vật chất cao, dù không đem lại hiệu quả về kinh tế nhưng có hiệu quả to lơn về chính trị- xã hội, tư tưởng, niềm tin của quần chúng nhân dân với chính quyền Việc đầu tư thích đáng, phù hợp trang thiết bị, cơ sở vật chất, ứng dụng những công nghệ hiện đại và việc sử dụng tối đa công năng, công suất của trang thiết bị cũng là yếu tố bảo đảm hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính.

Vậy qua phân tích các khái niệm, đặc điểm và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại hành chính đã được nêu trên ta đã hiểu rõ các vấn đề chung của thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính từ đó có cơ sở để đi sâu phân tích thêm về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính ở chương 2.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính Đánh giá thực tiễn ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Nguyên tắc xác định thẩm quyền

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là yếu tố then chốt trong Luật Khiếu nại, xác định những đối tượng có thẩm quyền giải quyết cũng như loại hình khiếu nại họ có thể xử lý Việc thiết lập rõ ràng và khoa học quy trình giải quyết khiếu nại góp phần ngăn chặn tình trạng thoái thác trách nhiệm, chồng chéo trong giải quyết, tạo thuận lợi cho người dân và các cơ quan thẩm quyền, qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính Thẩm quyền này có sự thay đổi qua các giai đoạn khác nhau, thậm chí có thời điểm, người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước được trao quyền giải quyết.

Việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại trước hết phải bảo đảm các yêu cầu của việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính, đồng thời phải phù hợp với các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước của nước ta, phù hợp cả quy định về phân cấp trong quản lý nhà nước và bảo đảm tính khả thi, hiệu lực pháp luật và hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính Việc xác định thẩm quyền về giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính trước hết phải do người có quyết định, hành vi đó xem xét, xử lý, đồng thời đảm bảo quyền tự do, dân chủ trong việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân Căn cứ vào các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 về thẩm quyền giải quyết, có thể khái quát nguyên tắc xác định thẩm quyền như sau:

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là người đã ra quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hoặc người đứng đầu cơ quan có hành vi hành chính bị khiếu nại Việc quy định như vậy tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại được nhanh chóng, kịp thời; vì người có quyết định hành chính, hành vi đó là người hiểu rõ vụ việc và họ phải có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng khiếu nại của công dân Đồng thời, tạo điều kiện cho người có quyết định hành chính, hành vi hành chính tự sửa chữa những sai sót trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, tránh gây mất thời gian cho các cơ quan khác của nhà nước.

Việc giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính do Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu Việc quy định thủ trưởng cơ quan cấp trên trực triếp của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính giải quyết lần hai đối với quyết định hành chính đã được người có quyết định hành chính, hành vi hành chính giải quyết lần đầu còn khiếu nại là tạo điều kiện cho việc giải quyết khiếu nại được công khai, khách quan hơn Luật khiếu nại cũng xác định rõ trách nhiệm giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của chủ tịch ủy ban nhân cấp tỉnh, bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính

Thẩm quyền giải quyết nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính được quy định tại các điều ở mục 1 Chương 3 Luật Khiếu nại năm 2011 có các nội dung được thể hiện như sau:

2.2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của các chức danh trong bộ máy hành chính ở địa phương

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo đối với:

Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Thẩm quyền Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 17 Luật Khiếu nại năm 2011.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền :

- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Thủ trưởng, cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền :

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp (Điều 19 Luật Khiếu nại năm 2011).

Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền:

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của mình (Khoản 1 Điều 20 Luật Khiếu nại năm 2011); Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp (Khoản 1 Điều 20 Luật Khiếu nại năm 2011) ; Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết hạn nhưng chưa được giải quyết ( Khoản 2 Điều 20 Luật Khiếu nại năm 2011).

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền:

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình (Khoản 1 Điều 21 Luật Khiếu nại năm 2011); Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính của chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết (Khoản 2 Điều 21 Luật Khiếu nại năm 2011); Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình ( Khoản 3 Điều 21 Luật Khiếu nại năm 2011).

2.2.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của các chức danh trong bộ máy hành chính ở trung ương

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với:

Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính; Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp (Điều 22 Luật Khiếu nại năm 2011).

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:

Giải quyết khiếu nại cấp một đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại cấp một đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp (Khoản 1 Điều 23 Luật Khiếu nại năm 2011) Giải quyết khiếu nại cấp hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết cấp một nhưng còn khiếu nại; hoặc khiếu nại cấp một đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết (Khoản 2 Điều 23 Luật Khiếu nại năm 2011) Giải quyết khiếu nại cấp hai đối với quyết định hành chính của chủ tịch UBND cấp tỉnh có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết cấp một nhưng còn khiếu nại.

14 nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết (Khoản 3 Điều 23 Luật Khiếu nại năm 2011); Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình ( Khoản

4 Điều 23 Luật Khiếu nại năm 2011).

Tổng thanh tra có thẩm quyền:

Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật( Khoản 1 Điều 24 Luật Khiếu nại năm 2011).

Trong trường hộ phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì Tổng thanh tra có quyền kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm ( Khoản 2 Điều 24 Luật Khiếu nại năm 2011).

Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền:

Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp; Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ ( trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Khiếu nại năm 2011 là thẩm quyền của Tổng thanh tra) Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh (Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 26 Luật Khiếu nại năm 2011) Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giải quyết; Những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.

Vậy có thể rút ra kết luận người có thẩm quyền do pháp luật quy định có trách nhiệm giải quyết khiếu nại hành chính đối với:

Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có trách nhiệm, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; Khiếu nại mà cấp dưới trực tiếp đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính ở một số nước trên thế giới

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính ở Hoa Kì:

Hoa Kì là một nước liên bang có sự phân chia thẩm quyền giữa các nhà nước liên bang và các bang, nên pháp luật bang và liên bang cũng có những nét khác nhau nên mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước cũng không đồng nhất đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính Cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính của Hoa Kì bao gồm: cơ quan tài phán hành chính độc lập với cơ quan hành chính, cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính được tổ chức trong chính cơ quan quản lý đó nhưng được chuyên trách hóa, có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý; cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính không độc lập cũng không chuyên trách mà là một bộ phận chịu trách nhiệm về vấn đề pháp luật của ngành như: Hải quan Hoa Kì, cơ quan giải quyết khiếu kiện kỉ luật công chức

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính ở Pháp:

Việc giải quyết khiếu nại hành chính ở Pháp được thực hiện bằng cơ chế tài phán hành chính Hệ thống tài phán hành chính của nước này độc lập với hệ thống tài phán tư pháp, Chính phủ và độc lập với quyền lực chính trị Tòa án hành chính ở Pháp có quyền giải quyết khiếu nại hành chính liên quan đên hoạt động công như việc giải quyết yêu cầu đòi hủy bỏ quyết định hành chính khi quyết định hành chính bị khởi kiện là một văn bản pháp lý đơn phương do cơ quan hành chính ban hành Ngoài ra Tòa án hành chính ở Pháp còn giải quyết khiếu nại liên quan đến các vụ đòi bồi thường Đây là khiếu nại mà người đi khiếu nại chứng minh quyền

16 và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm không chỉ yêu cầu hủy bỏ quyết định hành chính mà còn đòi bồi thường thiệt hại.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính ở Thụy Điển:

Thụy Điển tồn tại hai cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại hành chính đó là Tòa án hành chính và Thanh tra Quốc hội Trong đó Thanh tra Quốc hội có thẩm quyền quan trọng nhất là giải quyết khiếu nại hành chính Thanh tra Quốc Hội sẽ không xem xét vụ việc đang chờ Tòa án giải quyết, tại một cấp hành chính hoặc có khả năng kháng cáo Bất cứ Tòa án hoặc cấp hành chính nào và bất cứ cán bộ và công chức nào dù là công dân Thụy Điển hay nước ngoài đang sống ở Thụy Điển hay nước khác đều có quyền khiếu nại hành chính miễn người đó tin chắc rằng cơ quan công qu yền đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người được pháp luật bảo vệ Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy định này làm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ và bất kì quyết định, hành vi nào của cơ quan công quyền cũng chịu sự giám sát của mọi người.

Đánh giá thực tiễn việc giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Hình 2.1 huyện Vân Đồn (Quảng Ninh)

Theo quyết định số 4335/QĐ - CT ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịchUBND huyện Vân Đồn về việc giải quyết khiếu nại của ông Trần Văn Oanh, trú tại khu 5, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Nội dung khiếu nại như sau: ông Trần Văn Oanh, khu 5, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khiếu nại quyết định số 4272/QĐ- UBND ngày

29 tháng 9 năm 2020 của UBND huyện Vân Đồn về việc phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ ông, bà Trần Văn Oanh - Dư Thị Xin trú tại thôn Khe Mai, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo hình thức BOT( trước đây là cảnh hàng không Quảng Ninh tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) Cụ thể đề nghị bồi thường theo giá đất ở tại thời điểm lập phương án bổ sung tháng 9 năm 2020 cho gia đình thay vì giá đất phương án bồi thường năm 2015 là 1.125.000 đồng/mét vuông.

Qua quá trình xác minh, lập luận, căn cứ và đối thoại, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn - Trương Mạnh Hùng đã quyết định chấp thuận nội dung đơn khiếu nại của ông Trần Văn Oanh về việc yêu cầu bồi thường.

Theo Quyết định số 4272/QĐ-UBND của UBND huyện ngày 29/9/2020, UBND huyện đã phê duyệt bổ sung 200 mét vuông đất cho gia đình ông Trần Văn Oanh, với giá đất ở tại thời điểm lập phương án bổ sung (tháng 9/2020) Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện sẽ chủ trì xây dựng lại và trình thẩm định, phê duyệt giá đất ở năm 2020 Sau đó, đơn vị này sẽ lập và trình phê duyệt phương án bồi thường phần diện tích đất ở theo giá đất ở được phê duyệt năm 2020 cho ông Trần Văn Oanh theo đúng quy định.

Vậy với quyết định hành chính trên của Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn -Trương Mạnh Hùng đã ký và đóng dấu ta thấy được việc giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, tỉnhQuảng Ninh là trung thực, khách quan, có công khai, minh bạch và đối thoại Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn đã tiếp nhận, xử lý, giải quyết đối với đơn khiếu nại hành chính đảm bảo về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết, chất lượng và nội dung giải quyết đạt yêu cầu Thực hiện tốt việc tổ chức đối thoại trực tiếp với công dân Ở quyết định số 4335/QĐ - CT ngày 27 tháng 8 năm 2021 có thể thấy rằng các quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai mà UBND các cấp ban hành theo thẩm quyền về quản lý đất đai thường liên quan đến khiếu nại về giao đất, cho thuê đất, bồi thường, Do đó Chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu

18 nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của mình, khiếu nại mà chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế bất cập trong việc giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn như: trả lời quyết định hành chính bị khiếu nại không được thể hiện dưới hình thức văn bản như việc ngày 4 tháng 11 năm 2015, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn đã ban hành kết luận số 1623/KL-UBND trả lời khiếu nại hành chính của ông Hoàng Ngọc Ứng, trú tại thôn 13, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn là không có cơ, không thể thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh Hà Ngọc Hưng và chị Hà Thị Mai, vì cả hai đã chuyển nhượng mảnh đất trên cho một bên thứ ba từ năm 2007 Xét về mặt hình thức thì Chủ tịch UBND huyện phải trả lời bằng quyết định giải quyết khiếu nại chứ không phải bằng tờ kết luận, cho thấy sự sai phạm trong hình thức trả lời đối với cá nhân ông Hoàng Ngọc Ứng, không những thế kết luận không đúng cả về nội dung lẫn hình thức đã gây bức xúc cho người khiếu nại Ngoài ra Chủ tịch UBND huyện còn ra kết luận không có cơ sở, việc giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính còn chậm trễ hoặc đùn đẩy cho các cơ quan khác giải quyết.

Nhìn chung thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính đã được quy định rất rõ và cụ thể trong Luật Khiếu nại năm 2011 Qua các phân tích trên về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và có sự liên hệ với nước ngoài, liên hệ thực tiễn trong nước cụ thể ở huyệnVân Đồn tỉnh Quảng Ninh đã giúp ta hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính Từ đó đưa ra những bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật ở chương 3.

Chương 3 Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính

Một số bất cập về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính

Từ những quy định đã phân tích làm rõ ở chương 2, xét thấy việc phân cấp thẩm quyền giải quyết khiếu nại ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau với những nội dung, cách thức và quan điểm lập pháp không thống nhất, cụ thể:

Thứ nhất, không phân định rõ giữa đối tượng của khiếu nại lần đầu với đối tượng của khiếu nại lần hai làm cho các chủ thể lúng túng khi thực hiện quyền khiếu nại, điều này gây khó khăn cho các chủ thể khi xác định quyền giải quyết khiếu nại.

Thứ hai, phân cấp thẩm quyền giải quyết khiếu nại thiếu nhất quán, không triệt để và bất hợp lí không những có nguy cơ làm gia tăng áp lực công việc giải quyết tranh chấp hành chính mà còn hạn chế quyền khiếu nại hành chính.

Ví dụ: đối với QĐHC, HVHC của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được khiếu nại lần hai và do Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính Nhưng, đối với khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, sẽ do Bộ trưởng thụ lý giải quyết lần đầu, Luật không quy định trường hợp khiếu nại lần hai thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về chủ thể nào? Cũng không quy định cơ chế lựa chọn quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nếu người khởi kiện không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng.

Thứ ba, Luật Khiếu nại năm 2011 không quy định rõ trường hợp 1 quyết định xử phạt liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, khi bị khiếu nại thì xử lý thế nào

Ví dụ: Chủ tịch UBND tỉnh Đ ra quyết định xử phạt ông Nguyễn Văn B đối với hai hành vi: Gây ô nhiễm môi trường; Xây dựng không phép, ông Nguyễn Văn

B khiếu nại QĐHC lần đầu lên Chủ tịch UBND tỉnh Đ, khiếu nại lần đầu bị bác, ông B sẽ gửi khiếu nại lần hai đến ai?

Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể, nhưng nguyên tắc là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vụ việc sẽ là đơn vị thụ lý vụ việc đó Trên thực tế, để thuận tiện giải quyết, vụ việc thường được tách thành hai nội dung tương ứng và chuyển khiếu nại lên hai vị Bộ trưởng liên quan.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đều từ các cơ quan quản lý hành chính, điều đó cho thấy giải quyết khiếu nại hành chính là phương thức giải quyết tranh chấp hành chính có tính chất thuần tuý hành pháp Do đó, nhược điểm vốn có của thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính là không bảo đảm được sự khách quan và bình đẳng giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại; không bảo đảm được tính “chuyên trách” trong quá trình giải quyết tranh chấp hành chính Ngược lại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính lại có khá nhiều ưu điểm cần phát huy, như: có khả năng giải quyết nhanh chóng, toàn diện tranh chấp hành chính ở cả phương diện hợp pháp và hợp lí; góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí hành chính nhà nước; góp phần tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nền hành chính quốc gia.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính

Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, từ thực tiễn giải quyết và những bất cập trong việc xác định thẩm quyền ta có thể rút ra các giải pháp như sau:

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính cho phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm.

Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính, trong đó có việc xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật là giải pháp quan trọng và cần thiết.

Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, tập trung vào những vấn đề sau: quy định cơ chế linh hoạt trong việc tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại lần hai (trường hợp nào được ủy quyền cho cơ quan thẩm tra xác minh tổ chức đối thoại; trường hợp nào giao cho cấp phó đối thoại; trường hợp nào người giải quyết khiếu nại phải trực tiếp đối thoại….); quy định thời hạn tiến hành giải quyết khiếu nại theo hướng tăng thời gian giải quyết đối với những vụ việc phức tạp, những vụ việc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan cần phải tiến hành thẩm tra, xác minh, giám định; quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào từng công đoạn của quá trình giải quyết nhằm xác định rõ đâu là trách nhiệm của cơ quan tham mưu, đâu là trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết, đâu là trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật,

…, nhằm xác định được đúng trách nhiệm của từng chủ thể trong hoạt động giải quyết khiếu nại.

Cần bổ sung quy định cụ thể về việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại và chế tài xử lý đối với các nhóm chủ thể vi phạm.

Cần đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm người đứng đầu thực thi Luật Khiếu nại, minh định rõ ràng trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc, kịp thời cán bộ, công chức vi phạm, vô trách nhiệm.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, đồng thời đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong việc tiếp công dân, đối thoại, giải quyết kịp thời và hiệu quả ngay tại cấp cơ sở.

Bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu nại có tâm huyết, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng hướng dẫn, giải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ sở Định kỳ đánh giá hiệu quả để kịp thời rút kinh nghiệm, biểu dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo.

22 triển khai tại trụ sở tiếp công dân Trung ương và mở rộng tại một số tỉnh, thành phố nhằm tăng cường sự tham gia của luật sư và giám sát của các tổ chức đoàn thể đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, đặc biệt là khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính

Bài tiểu luận “Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính Đánh giá thực tiễn việc giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi anh/ chị cư trú” được hoàn thành được thể hiện qua các nội dung sau:

Chương 1 Những vấn đề chung về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính

Nêu các khái niệm liên quan đến khiếu nại hành chính, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại hành chính Trên cơ sở đó, phân tích thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chương 2.

Chương 2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính Đánh giá thực tiễn ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Trình bày thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của các chức danh trong bộ máy hành chính ở địa phương và bộ máy hành chính ở trung ương qua đó liên hệ với thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính ở một số nước trên thế giới Từ đó đánh giá thực tiễn việc giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nơi tôi cư trú cụ thể là huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, làm nền tảng để đưa ra một số bất cập và giải pháp ở chương 3.

Ngày đăng: 03/10/2024, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w