1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích chính sách đối ngoại của liên bang nga từ 1991 đến nay theo hai hướng chính chính sách đối với mỹ phương tây và chính sách xoay trục sang phương đông

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nước Nga đã được lãnh đạo bởi các đời tổng thống sau: Boris Yeltsin1991-1999,Vladimir Putin 1999-2008, 2012-nay, và Dmitry Medvedev2008-2012.Trong giai đoạn đầu những năm 1990, Nga đã th

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: NGHIÊN CỨU NGA ĐỀ TÀI:

“Phân tích chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ 1991 đến nay theo hai hướng chính: chính sách đối với Mỹ - Phương Tây và chính sách “xoay trục

sang Phương Đông”

Sinh viên thực hiện : Trần Thu Diễm – QHQT48C10855

Lớp : NCN-QHQT48CLC - lớp 1

Trang 2

MỤC LỤC

B Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây từ năm 1991 đến nay2

1 Chính sách của Nga đối với Mỹ phương Tây dưới thời Tổng thống Yeltsin (1991

2 Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây dưới thời Tổng thống Putin (1999-2008)7

3 Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây dưới thời Tổng thống Medvedev

4 Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây dưới thời Tổng thống Medvedev

C Chính sách “xoay trục sang Phương Đông” của Liên Bang Nga15

1.2 Những khó khăn từ nội tại của Nga do Mỹ và phương Tây gây ra, buộc Nga

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Nga đã phải đối mặt với nhiều tháchthức trong việc định hình lại chính sách đối ngoại của mình trong bối cảnh trật tựthế giới mới Nước Nga đã được lãnh đạo bởi các đời tổng thống sau: Boris Yeltsin(1991-1999),Vladimir Putin (1999-2008, 2012-nay), và Dmitry Medvedev(2008-2012).Trong giai đoạn đầu những năm 1990, Nga đã theo đuổi một chínhsách "thân phương Tây", hướng tới việc xây dựng quan hệ đối tác với Mỹ và cácnước phương Tây, hy vọng được sự hỗ trợ từ phương Tây trong quá trình chuyểnđổi nội bộ.Tuy nhiên, sang giai đoạn sau, khi những kỳ vọng về sự hỗ trợ từphương Tây không đạt được, Nga đã dần có sự "xoay trục" trong chính sách đốingoại của mình Sự "xoay trục sang Phương Đông" này của Nga đã diễn ra từnhững năm 1994 và ngày càng được Nga đẩy mạnh trong những năm gần đây, đặcbiệt là sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine Điều này phản ánh sự thay đổi lớn trongđịnh hướng và ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga, khi coi Trung Quốc và cácquốc gia Á Đông là những đối tác chiến lược quan trọng hơn so với Mỹ và cácnước phương Tây.

Việc "xoay trục sang Phương Đông" và “rời xa phương Tây” của Nga đượcgiải thích là do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan Một mặt, khu vực châu Á -Thái Bình Dương là vực quan trọng tại Viễn Đông, có tầm quan trọng chiến lượcvà đặc biệt nhạy cảm về địa chính trị, dễ bị tổn thương về mặt an ninh - quốcphòng Đây là khu vực diễn ra những vấn đề an ninh nóng bỏng ở Đông Bắc Á,như căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tranh chấp ở biển HoaĐông Đặc biệt, vùng này tiếp giáp với 03 cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ,Trung Quốc, Nhật Bản và những nước này đều đã hoặc đang có những mâu thuẫnkhông dễ hóa giải với Nga Việc tiến hành chính sách Đông tiến giúp Nga tránh sựlệ thuộc quá nhiều vào phương Tây và tìm kiếm những đối tác ở khu vực Á-Âu đểcân bằng ảnh hưởng Mặt khác, Nga cảm thấy bị phương Tây, đặc biệt là Mỹ,không được tôn trọng như một cường quốc, điều này dẫn đến sự xa cách và hiềmkhích trong quan hệ song phương Chính sách "xoay trục" này của Nga cũng gópphần làm gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Moscow và Washington, đồng thờikhiến quan hệ Nga - phương Tây ngày càng trở nên phức tạp.

Bài tiểu luận “Chính sách đối với Mỹ - Phương Tây và chính sách “xoaytrục sang Phương Đông” của Liên Bang Nga từ năm 1991 - nay” sẽ đi phân tíchyếu tố tác động, mục tiêu và tiến trình triển khai của chính sách “xoay trục sang

Trang 4

Phương Đông” và chính sách đối với Mỹ - Phương Tây trong suốt giai đoạn này.Qua đó, bài tiểu luận sẽ đưa ra đánh giá so sánh hai chính sách, nguyên nhân dẫnđến tình trạng quan hệ của Nga với Trung Quốc và Mỹ và đưa ra kết luận.

Cuối cùng, sinh viên xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ĐS NguyễnNgọc Bình, giảng viên học phần Nghiên cứu Nga, lớp NCN-QHQT48CLC - lớp 1 Những bài giảng, định hướng, gợi ý và góp ý của thầy là nguồn trợ lực lớn nhấtgiúp sinh viên hoàn thành bài kết thúc học phần của mình Sinh viên chân thànhcảm ơn thầy vì đã tạo điều kiện để sinh viên hoàn thành bài làm một cách trọn vẹn.Sinh viên kính chúc thầy sức khỏe và thành công!

Trang 5

B Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây từ năm 1991 đến nay

1 Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây dưới thời Tổng thống Yeltsin(1991 - 1999)

1.1 Bối cảnh

Cuối năm 1991, lịch sử thế giới đương đại chứng kiến “cơn lốc” địa chínhtrị, Liên Xô - thành trì vững chắc của hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tạihơn 70 năm đã hoàn toàn sụp đổ Sau khi Liên Xô tan rã, Nga là nước kế thừa phầnlớn di sản để lại, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, xã hội rối ren, anninh, trật tự rối loạn Đặc biệt là vị thế, uy tín của Nga sau khi Liên Xô tan rã đãsuy giảm hết sức nghiêm trọng Trong bối cảnh sau sụp đổ “đầy hoảng loạn”, Ngamà người đứng đầu là Tổng thống Boris Yeltsin đã tiến hành cải cách đất nước trênnhiều phương diện Về thể chế chính trị, Nga hoàn toàn từ bỏ chế độ xã hội chủnghĩa theo mô hình Liên Xô, thay đổi trở thành quốc gia theo chế độ liên bang dânchủ với hình thức quản lý của nước cộng hòa Về thể chế kinh tế, từ thể chế củanền kinh tế kế hoạch hóa của Liên Xô, Nga đã chuyển sang mô hình thể chế kiểumới với sự kết hợp giữa chỉ đạo kế hoạch hóa của Chính phủ và cơ chế kinh tế thịtrường.

1.2 Quá trình triển khai chính sách

Khi Nga trở thành một quốc gia độc lập về nhiều mặt và là quốc gia kế thừaLiên Xô, vào giai đoạn đầu nhiệm kỳ tổng thống Yeltsin, Ngoại trưởng NgaKozyrev và tổng thống Boris Yeltsin đã đẩy mạnh quan hệ đối tác với phương Tâytrong môi trường thế giới hậu Chiến tranh Lạnh Sự thay đổi trong cán cân so sánhlực lượng buộc Nga phải tìm cách khai thác tối đa lợi ích của mình từ Mỹ vàphương Tây để phục vụ cho việc phục hồi, thoát ra khỏi khủng hoảng và từng bướcvươn lên, phát triển.1 Qua đó, chính sách đối ngoại Nga lúc bấy giờ tìm cách hộinhập vào nền kinh tế toàn cầu và xác định lợi ích quốc gia của Nga trong việc hìnhthành quan hệ đối tác với phương tây thay vì xung đột, xem Mỹ và phương Tây là“những đồng minh chiếm vị trí ưu tiên” trong chính sách đối ngoại của mình tậptrung chủ yếu vào Hoa Kỳ.2

2"Российско-Американские отношения в 1992-1996 годах Справка," RIA Novosti, 04/04/2011,

1Roger E Kanet and Alexander V Kozhemiakin, “The Foreign Policy of the Russian Federation,” Palgrave

Macmillan UK (2017): 4, DOI 10.1007/978-1-349-25440-8.

Trang 6

Giai đoạn 1991 - 1993 được coi là giai đoạn hướng Tây mạnh mẽ của Nga,Ngay sau khi nhậm chức, Yeltsin đã thể hiện mong muốn đưa Nga hội nhập vớiphương Tây Để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình, Liên Bang Nga đã đề rachính sách “Định hướng Đại Tây Dương” nhằm cải cách kinh tế và thể chế chínhtrị theo mô hình các quốc gia tư bản, theo đó, Nga cần nguồn viện trợ vốn đầu tư,khoa học, công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến của các nước Mỹ vàPhương Tây Theo chủ trương đó, ngày 17/6/1992 trong chuyến thăm chính thứcvà phát biểu trước cả hai viện của Quốc hội Mỹ, Tổng thống B Yeltsin tuyên bố:“Nước Nga đã lựa chọn con đường phát triển tự do và dân chủ, thời kỳ mà Mỹ vàNga đưa lãnh thổ của nhau vào tầm ngắm trước họng súng có thể sẵn sàng xả đạnbất cứ lúc nào, đã kết thúc Giờ đây, thế giới trở nên bình yên hơn Tôi tới đây cònlà để đảm bảo với các quý vị rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ không bao giờ hồi sinhtrên đất nước chúng tôi”.3 Qua đó, Nga đã mời các chuyên gia về dân chủ và kinhtế thị trường của Mỹ và các nước châu Âu trực tiếp tham gia xây dựng phương áncải cách chính trị và kinh tế, chủ trương tiến hành chương trình cải cách theo “liệupháp sốc” nhằm đưa nước Nga hội nhập về kinh tế và chính trị với phương Tây.4

Về chính trị - ngoại giao, hai bên đã tổ chức các chuyển thăm, trao đổi và kýkết các hiệp định hợp tác Hai bên đã tổ chức các chuyến thăm, trao đổi và ký kếtcác hiệp định hợp tác Hai nhà lãnh đạo Bush (cha) và Yeltsin đã có nhiều cuộc gặpgỡ vào tháng 2/1992 tại Mỹ và ký kết tuyên bố về những nguyên tắc về mối quanhệ mới, trong đó, nguyên tắc quan trọng nhất được đề ra là từ đây trở đi Nga và Mỹkhông phải là đối thủ tiềm năng nữa, xóa bỏ tàn dư của chiến tranh Lạnh và tăngcường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.5Tiếp theo đó, tháng 7 năm 1992, Nga tiến hànhchuyến thăm Mỹ và kí kết Hiến chương Nga - Mỹ về hợp tác và hữu nghị, nhằm cụthể hóa tuyên bố trong chuyến thăm vào tháng 2, tăng cường hợp tác với nhau trêncác lĩnh vực như môi trường, giáo dục, an ninh Tiếp sau đó, hai bên đã gặp nhauvà ký kết thành công Hiệp ước START II vào tháng 1/1993, quy định về loại bỏcác hệ thống vũ khí hạt nhân tầm xa,6 START II vừa là kết quả của sự cải thiện

6Vân Khanh, Nguyễn Hữu Ân, “Thăng trầm Hiệp ước New START,” Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 19 tháng 2,

Trang 7

trong quan hệ chính trị giữa hai siêu cường vừa là động cơ cho các biện pháp xâydựng thêm lòng tin giữa hai bên Tiếp theo đó, Nga Mỹ đã ký tuyên bố về nâng cấpquan hệ lên mức dối tác chiến lược Có thể thấy, Nga và Mỹ có lợi ích song trùngtrong lĩnh vực an ninh quốc tế, trong việc ổn định cán cân lực lượng quân sự toàncầu, không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, đặc biệt là vấn đề giải trừ quân bịsau khi Liên Xô tan rã Vì vậy, trong giai giaiddoanj này, ngay cả khi có những tàndư về mâu thuẫn cũ, nhưng hai bên vẫn có thể ngồi xuống đàm phán và đạt đượcđồng thuận.

Tuy nhiên, sau hơn hai năm thực hiện, những kết quả đạt được trong chínhsách “Định hướng Đại Tây Dương” của Nga khá khiêm tốn so với mục tiêu đặt ra.Thành công đáng kể nhất là Nga bình thường hòa và thiết lập quan hệ với Cácnước công nghiệp phát triển (G7) và tham gia vào Tổ chức Hợp tác và Phát triểnKinh tế (OECD) Bên cạnh đó, Nga cũng thành công ký Chương trình đối tác vìhòa bình với NATO vào ngày 22/6/1994 cùng với đại diện của 16 nước thành viênNATO ký Định ước cơ bản về quan hệ Nga-NATO Theo đó, Nga và NATO khôngcòn coi nhau là kẻ thù, cùng nhau xây dựng nền hòa bình toàn diện và bền vữngtrong khu vực châu Âu - Đại Tây Dương dựa trên nguyên tắc dân chủ, an ninh trêncơ sở hợp tác.7 Dù Nga được kết nạp vào quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàngTái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) rồi sau đó được nhận viên trợ, nhưng nhữngkhoản tài chính này luôn đi kèm với những điều kiện khắt khe, ngặt nghèo Cáckhoản viện trợ về cơ bản không đảm bảo phục hồi duy thoái của chính trị Nga.Trước đó 7 nước phương Tây hứa giúp Nga 24 tỷ USD, song trên thực tế chỉ quyếtđịnh ứng trước 1 tỷ USD Giả sử 24 tỷ USD được giao cho nước Nga, ngoài nghĩavụ trả nợ thì nước Nga còn 12 tỷ USD.8Ngoài ra, khoản đầu tư 7,7 tỷ đô la của Mỹđầu tư vào Nga là quá ít đối với một đất nước có diện tích rộng lớn như vậy Kếhoạch Liệu pháp sốc bắt nguồn từ Mỹ, đã không đạt kết quả ở Nga, khiến tình hìnhkinh tế của Nga ngày một suy thoái Sau 3 năm sản xuất giảm đi một nửa, mứcsống của tầng lớp nhân dân giảm 1/3 (mức lương trung bình của công nhân viênchức là 257 Rúp/tháng, thấp hơn Mỹ 25 lần) Tình trạng lạm phát tăng đến mứcchóng mặt năm 1992 là 1355% Năm 1992 giá tiêu dùng và dịch vụ tăng 26 lần.9

9Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại - quyển 1 (Hà Nội: NXb Đại học Sư phạm, 2008): 144.

8Bùi Thị Kim Thu, “Chính sách đối ngoại của nước Nga dưới thời tổng thống Enxin: Xa phương Tây và gần

Trung Quốc (1992-1993),” Tạp chí Khoa học Công nghệ (2017): 34.

7NATO, “Javier Solana: NATO Secretary General 1995 – 1999,” Cập nhật lần cuối ngày 7 tháng 4, 2022,

http://m.tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/thang-tram-hiep-uoc-new-start-16721.html

Trang 8

Sau những sự thất vọng về triển vọng hội nhập với phương Tây, Liên BangNga đã đưa ra chính sách “Cân bằng Đông - Tây”, nhằm ưu tiên tránh “nhất biênđảo”, tạo sự cân bằng mối quan hệ đa phương Qua đó, Nga đã đạt một số cải thiệnnhất định như trở thành thành viên chính thức của Hội đồng châu Âu (1997), câulạc bộ Paris và Câu lạc bộ London (1997), tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửaOPEC (1997) và được mời gia nhập nhóm G7 (1997) Tuy nhiên, những tín hiệulạc quan trong quan hệ của Nga với phương Tây trong giai đoạn này vẫn thể bùđắp cho những rạn nứt trong quan hệ Nga - Mỹ Thứ nhất, bất đồng giữa Nga vàMỹ trở nên nghiêm trọng khi khi từ lâu Bộ Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố: khôngloại trừ khả năng Mỹ sẻ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) nếu nhưMỹ và Nga không nhất trí được trong vấn đề này Đối với Nga, hiệp ước ABM cóvai trò quan trọng và việc Mỹ có ý định rút khỏi hiệp ước này sẽ phá vỡ nền tảngổn định chiến lược trên thế giới, dẫn đến phá vỡ sự cân bằng đã giữ cho hai siêucường thoát khỏi một cuộc chiến tranh hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.10

Điều này đã gây nên sự mất lòng tin của Nga đối với Mỹ, từ đó đưa ra những phảnđối quyết liệt, tuy nhiên, vào thời điểm đó, tình hình khủng hoảng trong nước đãkhông cho phép Nga đưa ra các biện pháp cụ tể nhằm bày tỏ sự trả đũa hành độngcủa Mỹ, và sau cùng phải nhân nhượng.11Thứ hai, việc Mỹ - NATO bắt đầu chiếndịch ném bom 78 ngày tại Nam Tư, nhằm tấn công người Serbia (có quan hệ thânthiết với Nga, thuộc gốc Slav) và gạt ảnh hưởng của Nga tại khu vực Balkan, đãđẩy quan hệ Nga - Mỹ đến tình trạng căng thẳng mới Mọi chính trị gia Nga đềuđồng ý phải ngăn chặn sự can thiệp của NATO vào Nam Tư Ông Leonid Ivashov -Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Quốc phòng Nga - trả lời phỏng vấn trên kênhtruyền hình công của Nga vào ngày 13/10 (1998) rằng chiến dịch chống lại NamTư là một khiêu khích đối với nước Nga; việc này sẽ tạo ra một tiền lệ để sau nàycác nước châu Âu khác, các nước trong khối SNG hoặc thậm chí là Nga cũng cóthể là mục tiêu tiếp theo Nga cho biết nếu NATO tấn công Nam Tư, họ sẽ hủy bỏmọi thỏa thuận hợp tác với NATO và nối lại viện trợ quân sự cho Nam Tư (các hệthống tên lửa phòng không hiện đại…), bất chấp lệnh cấm vận quân sự được đưa ratrước đó.Tuy nhiên, NNguyễn Mạnh Đứcga đã đưa ra ván bài bằng việc đổ 200lính dù bất ngờ vào khu vực sân bay Pristina, khiến cán cân lực lượng nghiêng theohướng thuận lợi hơn cho Nga, biến lập trường từ vị trí “đồng minh của Nam Tư”sang vị trí “trung gian hòa giải” và trở thành “can dự trực tiếp” vào tiến trình giải

11Hoàng Vân, “Nhìn lại quan hệ Nga - Mỹ từ đầu 1999,” Nghiên cứu Quốc tế, số 30, 28/03/2012.

10Hoàng Vân, “Nhìn lại quan hệ Nga - Mỹ từ đầu 1999,” Nghiên cứu Quốc tế, số 30, 28/03/2012.

Trang 9

quyết khủng hoảng Nam Tư Cuộc khủng hoảng ở Nam Tư đã cho thấy đường lốiphát triển chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai gần: Nga quyết tâm kiểmsoát lại vùng ảnh hưởng truyền thống của mình Thông qua việc phản đối NATOcũng như xích lại gần các nước SNG, nước Nga đang trên con đường trở lại với vịthế to lớn trong quá khứ.12 Cuối cùng là, việc NATO đưa quyết định Đông tiến làlý do chia rẽ lớn nhất trong quan hệ Nga- Mỹ, khi NATO không ngừng mở rộng vềphía Đông, đỉnh điểm là liên minh này kết nạp thêm ba ước đồng minh cũ của LiênXô là Ba Lan, Hungary, Séc (1999), khiến niềm tin của Nga dành cho phương Tâytrở nên rạn nứt Nga coi việc NATO và Mỹ có mặt ở khu vực là một sự bội ướccam kết tuy nhiên, vì điều kiện hạn chế, Nga tránh không sa vào một tranh chấpcông khai với NATO.13

Tóm lại, trong giai đoạn nhiệm kỳ tổng thống Yeltsin, quan hệ Nga -phươngTây diễn biến trên cơ sở bất đối xứng, khi đó, Mỹ bước ra từ chiến tranh Lạnh làsiêu cường thế giới, còn Nga ở tình thế khó khăn khi mới ra đời và kế thừa di sảntừ Liên Xô Tình hình đó khiến cho Nga có xu hướng điều chỉnh chính sáchnhượng bộ đối với Mỹ, trong nhiều thời điểm và trên nhiều vấn đề Tuy nhiên,trong đó vẫn xuất hiện những mâu thuẫn mang tính căn bản giữa hai bên, khiếnmối quan hệ hai bên rơi vào căng thẳng.

2 Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây dưới thời Tổng thống Putin(1999-2008)

2.1 Bối Cảnh

Sau khi Boris Yeltsin từ chức vào tháng 12/1999, Vladimir Putin trở thànhTổng thống Nga trong tình trạng kinh tế Nga suy thoái nghiêm trọng ngay từ khimới là quyền tổng thống Nga, Putin đã liên tục đưa ra nhiều chính sách thiết thực,tận dụng, phát triển hiệu quả các nguồn lực của Nga, đồng thời tiến hành hội nhậpquốc tế nhằm giúp đất nước vượt qua khó khăn Nga vượt qua Tây Ban Nha và Ýđể trở thành nền kinh tế lớn thứ tám thế giới.14 Bên cạnh đó, điện Kremlin cũng

14Nguyễn An Hà, Liên Bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, 2011, tr.43.

13Svetlana Savransky & Tom Blanton, “NATO Expansion: What Yeltsin heard,” National Security Archieve, 16

tháng 3, 2018,

12Nguyễn Mạnh Đức, “Nước Nga: Cuộc hành trình từ Yeltsin đến Putin và cuộc cọ xát Nga - Mỹ,” Trung tâm

nghiên cứu chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế, Truy cập ngày 12 tháng 7, 2024,

http://cssd.vn/tu-lieu/NUOC-NGA-CUOC-HANH-TRINH-TU-YELTSIN-DEN-PUTIN-VA-CUOC-CO-XAT-NGA MY.htm?page=1.

Trang 10

định hướng tới các mối quan hệ cân bằng và “có đi có lại”, điều này cũng thể hiệntư duy độc lập, cứng rắn hơn của tổng thống Putin.15

2.2 Quá trình triển khai chính sách

Trong Khái niệm Chính sách đối ngoại năm 2000 nhấn mạnh rằng Nga đãtrở thành một bên tham gia tích cực vào quan hệ quốc tế và có ảnh hưởng đến việchình thành chương trình nghị sự thế giới mới Bên cạnh đó, khái niệm năm 2008nêu rõ rằng vai trò nhà nước của Nga trong quan hệ quốc tế được tăng cường, nhànước đã tích cực tham gia vào việc hình thành và thực hiện chương trình nghị sựquốc tế, và Nga có trách nhiệm đối với các quá trình đang diễn ra trên thế giới.Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại Nga là hình thành 1hệ thống thế giới đa cực.16 Điều này thể hiện mục tiêu của Nga trong việc mở rộngảnh hưởng, đặc biệt là trong các vùng ảnh hưởng truyền thống, duy trì và phát triểnảnh hướng với Mỹ và các nước phương Tây một cách có chọn lọc, tăng cườngquan hệ với các khu vực khác.

Trong chính sách của mình, Nga cũng thể hiện sự chủ động của mình khigọi điện cho Tổng thống Mỹ Bush (con ) để gửi lời chia buồn, bày tỏ tạo mọi điềukiện hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện khủng bố11/9/2001, và ông không chỉ bày tỏ sự cảm thông mà còn nhấn mạnh rằng Nga sẽsát cánh cùng Mỹ trong cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế Putin đã đưa rahình thức cụ thể cho liên minh mới trong một buổi phát sóng truyền hình vào ngày24 tháng 9, trong đó ông vạch ra 5 lĩnh vực hợp tác với phương Tây Nga sẽ cungcấp thông tin theo ý mình về các căn cứ khủng bố và các cơ quan bí mật của nướcnày sẽ hợp tác với các đối tác phương Tây; Nga sẽ mở không phận của mình chocác máy bay chở hàng cứu trợ nhân đạo đến các khu vực đang diễn ra các hoạtđộng chống khủng bố; các căn cứ không quân ở Trung Á sẽ được cung cấp chomáy bay phương Tây; Nga trong trường hợp cần thiết sẽ tham gia hoạt động tìmkiếm cứu nạn; và Nga sẽ hỗ trợ quân sự và các nguồn cung cấp khác cho chính phủđược quốc tế công nhận ở Afghanistan.17 Trong mối quan hệ Nga - NATO, mốiquan hệ vẫn diễn ra tốt đẹp, lập ra Uỷ ban Nga - NATO để xử lý các vấn đề hợp tácchống khủng bố, hợp tác quân sự, các cơ chế làm kinh tế, thương mại, đặc biệt là

17Roi Medvedev, Vladimir Putin - Deistvuyushchii Prezident (Moscow, Vremya, 2002), p 345.

16Amiran Khevtsuriani, “FOREIGN POLICY CONCEPTS OF RUSSIA," European Political and Law

Discourse 5, No.1 (2018): 44-45.

15Fenghua Liu, “Russia’s Foreign Policy Over the Past Three Decades: Changes and Continuity,” Chinese

Journal of Slavic Studies, vol 2, no 1, 2022, p 6-99.

Trang 11

về dầu khí, khi Nga cung cấp cho châu Âu, điển hình là Đức và Pháp những nguồncung dầu khí dồi dào.

Tuy nhiên, mối quan hệ Nga - Mỹ dần rơi vào giai đoạn ăn miếng trả miếngsau chính quyền Bush cho rằng Nga đã lôi kéo Đức, Pháp và tập hợp lực lượngchống Mỹ xâm lược Iraq.18 Qua đó, Washington đã tiến hành các cuộc cách mạngmàu ở những khu vực “sân sau” của Nga, bao gồm: “Cách mạng hoa hồng” ởGruzia, “Cách mạng cam” ở Ukraine (2004), “Cách mạng hoa Tulip” ởKyrgyzstan Bên cạnh đó, EU và NATO mở rộng về phía Đông, tiến hành kết nạpmột loạt các nước Đông Âu và Baltic Đứng trước hành động của Mỹ, tại Hội nghịquốc tế thường niên diễn ra ở Munich năm 2007, tổng thống Putin đã hiện thái độchỉ trích của Nga đối với những hành động, động thái, chính sách của Mỹ vàNATO nhằm mục đích là bao vây Nga.19 Ông Putin đã thẳng thắn bày tỏ rằng:“Mỹ đã thực hiện vai trò bá chủ thế giới, sử dụng vũ lực khắp mọi nơi, tạo nên 1cuộc chạy đua vũ trang mới, kể cả chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, làm chothế giới trở nên nguy hiểm hơn, mô hình thế giới đơn cực như vậy là không thểchấp nhận được, cần có một mô hình thế giới đa cực để có một thế giới cân bằng,hài hoà hơn; tiến trình mở rộng của NATO làm giảm mức độ tin cậy lẫn nhau giữaNga và Mỹ cùng các nước phương tây Trên thực tế, việc mở rộng NATO là nhằmchống Nga” Đồng thời, nhằm đáp trả kế hoạch mở rộng của EU và NATO, Ngatiến hành tấn công Gruzia để trả đũa cho hành vi của Mỹ và phương Tây, qua đóthể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của mình và sự sẵn sàng sử dụng vũ lực bên ngoàilãnh thổ để bảo vệ lợi ích quốc gia.20

3 Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây dưới thời Tổng thống Medvedev(2008-2012)

3.1 Bối cảnh

Tổng thống D Medvedev bắt đầu nhiệm kỳ lãnh đạo nước Nga với nhiềuthuận lợi từ sự kế thừa những thành quả của chính quyền Tổng thống V Putin đểlại Về đối nội, dưới sự lãnh đạo của V Putin, tình hình chính trị - an ninh của nướcNga cơ bản duy trì được sự ổn định, kinh tế tăng trưởng liên tục, GDP tăng khoảng

20Bạch Dương, “Nhìn lại cuộc chiến Nga - Gruzia,” Báo Nhân dân, 13 tháng 8, 2020,

Trang 12

70%, trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới Về đối ngoại, chính sáchvừa cứng rắn, vừa mang tính thực dụng của chính quyền Putin đã đưa nước Ngalên một vị thế mới trong cộng đồng quốc tế Cựu Thủ tướng Anh T Blair nhận xét:“Nước Nga dưới thời Putin đã mạnh lên rất nhiều, khiến thế giới phải tính đến họtrong mọi vấn đề, dù là vấn đề nhỏ nhất”21 Những điều kiện thuận lợi này giúp choTổng thống D Medvedev tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại “tự chủ và có địnhhướng ưu tiên phát triển quan hệ với các láng giềng gần”, và “Định hướng cơ bảncủa chính sách đối ngoại (thông qua năm 2000) vẫn là những nguyên tắc chỉ đạocho hoạt động đối ngoại của Liên Bang Nga”.

3.2 Quá trình triển khai chính sách

Tháng 7/2008, Tổng thống D.Medvedev công bố bản “Định hướng chínhsách đối ngoại mới” trong đó nội dung chủ yếu của nó dựa trên luận điểm “nướcNga giờ đây đã vươn dậy” Trong thời gian cầm quyền, D.Medvedev đã làm chậmquá trình mở rộng về phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO), ngăn chặn Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG) tham gia vào quá trìnhnày Ông Medvedev cũng đã thành công trong việc điều chỉnh quan hệ Nga - Mỹ,Nga - Châu Âu, khẳng định sự tập trung vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dươngvà tiếp tục củng cố hình ảnh, tiếng nói của Nga trên trường quốc tế Việc quan hệNga - Mỹ nồng ấm trở lại cũng làm cho quan hệ giữa Nga với Liên minh Châu Âu(EU) từng bước được cải thiện Sáng kiến về một hiệp định an ninh mới với EU đãmở ra một giai đoạn đối thoại bình đẳng giữa Nga và EU, đồng thời giúp Nga kếtthúc 18 năm đàm phán và trở thành thành viên thứ 154 của Tổ chức Thương mạithế giới (WTO) vào tháng 12/2011 Đây được coi là một thành công lớn trongchính sách đối ngoại của Tổng thống Medvedev Do đó có thể thấy, Tổng thốngMedvedev vẫn duy trì chính sách “ngoại giao hai cánh” trước đó của Putin, cânbằng giữa phương Đông và phương Tây, đồng thời tiếp tục duy trì thái độ ngoạigiao cứng rắn.

Tại Diễn đàn kinh tế Sankt Peterburg lần thứ 12 (6/2008), Tổng thốngMedvedev đã tỏ rõ thái độ của Nga trước những vấn đề quốc tế như khủng hoảngtài chính, chính sách kinh tế năng lượng và nguy cơ lương thực Ông khẳng định,là một nước lớn, Nga sẽ cố gắng tham gia vào việc đề ra những quy tắc mới vềkinh tế của thế giới Trong cuộc hội đàm với lãnh đạo của Ukraina và Gruzia tại

21Đỗ Sơn Hải (2012), "Liệu chính sách đối ngoại của Nga có thay đổi?" Tạp chí Cộng sản (2012).

Trang 13

thời gian diễn ra diễn đàn này, Medvedev còn cảnh báo nếu hai nước này tham giavào khối NATO thì sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực cũng như quanhệ giữa các nước này với Nga Nga cho rằng, mâu thuẫn giữa Nga với các nướcláng giềng có thể giải quyết bằng con đường đàm phán, không cần thêm sự thamgia của các nước phương Tây.

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời D.Medvedev ngày càngđược thể hiện rõ nét nhờ nước này đã khôi phục lại sức mạnh của mình Conđường và phương thức trỗi dậy của Nga có những đặc trưng riêng Thứ nhất, Ngangừng mô phỏng mô hình phương Tây, bắt đầu áp dụng phương thức chính trị độcquyền (tập trung quyền lực, chính trị) để kiểm soát và sắp xếp cục diện chính trịtrong nước, điển hình là áp dụng chế độ tập trung quyền lực vào Tổng thống đểkiểm soát xã hội.

4 Chính sách của Nga đối với Mỹ - phương Tây dưới thời Tổng thống Medvedev(2008-2012)

Nếu tại thời tổng thống tiền nhiệm Nga Medvedev, mối quan hệ ngoại giaoNga - Mỹ được coi là thời kỳ êm đềm ngắn ngủi lần thứ hai trong mối quan hệMoscow - Washington kể từ chiến tranh Lạnh22, thì chỉ nhanh sau đó, mối quan hệnày một lần nữa rơi vào khủng hoảng Điều này bắt đầu từ việc Washington việndẫn vấn đề dân chủ và nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Nga vàcáo buộc chính quyền Putin - Medvedev làm sai lệch kết quả bầu cử.23 Đỉnh điểmcăng thẳng bắt đầu khi Nga tiến hành chiến dịch can sáp nhập Crimea, Mỹ vàphương Tây liên tiếp áp các lệnh cấm vận, trừng phạt kinh tế lên Nga Đáp trả lại,Nga kiên quyết thực hiện chính sách ngoại giao cứng rắn, sẵn sàng đối đầu vớimục tiêu là chống trả trước những áp lực từ phía Mỹ.24 Trong Học thuyết quân sựNga 2014, chỉ rõ việc tăng lượng quân sự của khối NATO và sự mở rộng phạm vihoạt động của khối quân sự do Mỹ đứng đầu về phía biên giới của Nga là mối đedọa chính từ bên ngoài đối với an ninh Nga.25 Còn năm 2015, Chiến lược An ninh

25Polina Sinovets and Bettina Renz, “Russia's 2014 military doctrine and beyond: threat perceptions, capabilities

and ambitions,” Research Division - NATO Defense College, no 117 (6/2015): 2,

24Dmitri Trenin, “A Five-Year Outlook for Russian Foreign Policy: Demands, Drivers, and Influences,”

Carnegie Russia Eurasia Center, 18 tháng 3, 2016,

23“Putin reveals details of Crimea operation,”DW, 9 tháng 3, 2015,

22TS Lê Ngọc Hân (chủ biên), Quan hệ giữa các nước lớn sau Chiến tranh Lạnh (Hà Nội: NXB Thế giới,

2022): 63.

Trang 14

quốc gia Nga giai đoạn 2016 - 2020 đã công khai vạch rõ, Mỹ và các đồng minhđang cản trở Nga thực hiện chính sách đối ngoại độc lập26

Trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục gặpsóng gió và theo chiều hướng xấu Điển hình là cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ vềviệc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã ảnh hưởng nhiềulĩnh vực của cặp quan hệ này Cuộc chiến ngoại giao giữa hai bên đã nổ ra kịch liệtkhi liên tiếp những nhân viên ngoại giao của cả Washington mà Moscow bị trựcxuất Nga đáp trả lại Mỹ bằng việc cấm cửa tất cả các nhà báo làm việc chophương tiện truyền thông đại chúng Mỹ đến tác nghiệp tại Hạ viện Nga Bên cạnhđó, những cuộc khẩu chiến gay gắt ở cấp độ song phương và trên trường quốc tế đãkhiến quan hệ giữa hai bên sói mòn nghiêm trọng.27Những cuộc gặp hai bên trongnhiệm kỳ tổng thống Donald Trump cũng không mấy thuận lợi, đều bị gián đoạnvà đẩy lùi khi xuất hiện những bất đống liên quan đến vấn đề Syria, Ukraine.

Đối với NATO, mối hệ giữa Nga và NATO vốn đã rạn nứt từ lâu, khi Mỹ và

NATO đi ngược lại với cam kết sẽ “không tiến về phía Đông dù chỉ một inch”(1990) và ký cam kết NATO không được phép bố trí lực lượng chiến đấu thườngtrực trên lãnh thổ các thành viên mới của mình (1997), ráo riết đẩy mạnh kế hoạch“Đông tiến”, tạo thành một “ma trận” quân sự vây quanh Nga Mối quan hệ nàyrơi xuống mức thấp nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh sau sự kiện Nga sáp nhậptrở lại Bán đảo Crimea và cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine Các hợp tác giữaNga và NATO đã bị ngừng ttháng 4-2014 liên quan đến cuộc khủng hoảngUkraine Đứng trước sư trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây, đồng thời là sựgia tăng hiện diện của NATO ở biên giới phía Đông của mình và hàng loạt cáccuộc tập trận, ngày 16/6/2015, tổng thống nga Putin tuyên bố đe dọa rằng Moscowsẽ tăng cường kho vũ khí hạt nhân và triển khai thêm 40 tên lửa liên lụa địa mangđầu đạn hạt nhân ngay trong năm Bên cạnh đó, đáp lại việc NATO thiết lập hệthống phòng thủ tên lửa ở Romania vào tháng 5/2016, thủ tướng Nga Medvedevcũng nêu rõ Moscow có thể sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở Kaliningrad hay ởCrimea Bên cạnh đó, Nga cũng tiếp tục các cuộc tập trận chớp nhoáng ở phầnchâu u của Nga, gây bất an cho Ukraine và một số thành viên thuộc khu vực phíaĐông của NATO, đồng thời tăng cường sự hiện diện tại Kaliningtad - khu vực nằm

27Dmitry Solovyov, “Moscow steps up war of words in diplomatic row with U.S,” Reuters, 12 tháng 7, 2017,

26Nguyễn Khánh Kinh, “Chiến lược an ninh quốc gia Nga năm 2016 và một số đánh giá,” Quan hệ Quốc

phòng, số 34, (Quý II/2016): 60.

Trang 15

lọt giữa vùng lãnh thổ của NATO Nga cũng đã xây dựng ở đây các hệ thống tênlửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, nhằm cảnh báo với Mỹ và NATOrằng vị trí của họ ở Ba Lan có thể bị đe dọa Nga đồng thời phát thông điệp cảnhbáo bằng các máy bay ném bom chiến lược bay trên các vùng biên giới các nướcthành viên NATO.

Đối với EU, trong bản Khái niệm chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

được Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin phê duyệt ngày 30 tháng 11 năm2016, Nga cũng khẳng định EU vẫn là đối tác thương mại - kinh tế và đối ngoạiquan trọng Nga quan tâm đến tạo dựng quan hệ hợp tác mang tính xây dựng, ổnđịnh và có thể dự đoán với các nước EU trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng quyềnlợi của nhau Bên cạnh đó, Nga cũng bày tỏ dự định duy trì đối thoại sâu rộng vàcùng có lợi vói EU về các vấn đề chính trong chương trình nghị chính sách đốingoại cũng như phát triển hơn nữa hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực đối ngoạivà quân sự-chính trị Kích hoạt tiềm năng trong công việc chung giữa Nga và EUvề chống chủ nghĩa khủng bố, di cư không kiểm soát và bất hợp pháp, cũng như tộiphạm có tổ chức, bao gồm cả các biểu hiện như buôn người, lưu thông bất hợppháp ma túy, chất hướng thần, tiền chất của chúng, vũ khí, vật liệu nổ, tội phạmmạng Trong giai đoạn này, nhìn chung quan hệ Nga - EU vừa là đối tác truyềnthống, vừa là đối thủ của nhau trên chính trường quốc tế, nhưng hai bên đều hyvọng tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề song phương và đap hương, đồngthời giảm bớt bất đồng Tuy nhiên, yếu tố mang tính bước ngoặt trực tiếp, địnhhình nên sự căng thẳng trong mối quan hệ song phương kéo dài giữa Nga và EUđến nay chính là sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea trong năm 2014.

Tuy nhiên, về mặt tích cực, trong bản Khái niệm chính sách đối ngoại của

Liên bang Nga (được Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin phê duyệt ngày

30 tháng 11 năm 2016), Moscow cũng thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với Mỹ tronggiải quyết các vấn đề quốc tế mặc dù hai bên luôn tồn tại những bất đồng sâu sắc,dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau Nga cũng thể hiện sự ủng hộsự hợp tác mang tính xây dựng với Mỹ trong việc kiểm soát vũ khí, có tính đếnmối liên hệ không thể tách rời giữa chiến tranh tấn công và phòng thủ chiến lược,cũng như sự cấp thiết phải biến việc giải trừ vũ khí hạt nhân trở thành một tiếntrình đa phương Liên bang Nga tin rằng các cuộc đàm phán về việc cắt giảm hơnnữa vũ khí tấn công chiến lược chỉ có thể thực hiện được khi tính đến tất cả cácyếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định chiến lược toàn cầu, không có ngoại lệ Bên cạnh

Trang 16

đó, về hợp tác, hoạt động hợp tác song phương Mỹ - Nga chống IS tại Syria mặcdù có nhiều gián đoạn, vướng mắc do những quan điểm căng thẳng, trái trái ngượcnhau về hành động quân sự của đối phương tại Syria nhưng cũng đạt được một sốthành tựu đáng kể, tiêu biểu là thành công tiêu diệt trùm khủng bố al-Baghdadi.

Khi tổng thống Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ, cuộc gặp ít ỏi vàotháng 1/2021 không thể nào khiến quan hệ giữa hai nước bớt lạnh giá ngoài camkết hạt nhân Đỉnh điểm, quan hệ giữa Nga và phương Tây trở nên chững lại khingừng mọi tiếp xúc, liên lạc trực tiếp khi Nga mở chiến dịch quân sự nhằm vàoUkraine ngày 24 tháng 2, 2022 Các cuộc sát phạt ngoại giao, chính trị và kinh tếđược Nga đưa ra hàng loạt theo nguyên tắc “có đi có lại” Trước những đòn trừngphạtoàn diện và hà khắc hơn nữa từ Mỹ và phương Tây, Nga đáp lại bằng các đòntrả đũa về ngoại giao, kinh tế và năng lượng Điển hình là, những người mà Ngacho là tham gia vào việc tạo nên “chủ nghĩa bài Nga” ở Mỹ sẽ bị cấm nhập cảnhNga vô thời hạn.28 Cú đòn mạnh nhất mà Nga liên tiếp đưa ra là quyết định cắtgiảm khí đốt - thứ vũ khí kinh tế lớn nhất mà Nga đưa ra khi đối đầu với phươngTây Hệ quả, châu Âu buộc phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng và Mỹ buộcphải đưa ra các biện pháp ứng cứu Có thể nói, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịchquân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, mối quan hệ giữa Moskva và phương Tây đãxuống mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, với việc Mỹ và các đồngminh tăng cường viện trợ tài chính và vũ khí cho Kiev nhằm đẩy lùi các lực lượngNga Trong động thái mới đây vào ngày 6 tháng 5, 2024, Bộ Ngoại giao Nga chobiết trong một tuyên bố rằng các đồng minh phương Tây "đang cố tình dẫn dắt tìnhhình theo hướng leo thang hơn nữa liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, nguycơ dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa các nước NATO và Nga".29

Đồng thời, nhà ngoại giao Nga nói rằng việc viện trợ vũ khí cho Ukraine và nỗ lựctịch thu tài sản của Nga ở nước ngoài làm suy yếu tiềm năng đối thoại trong cáclĩnh vực khác, chẳng hạn như kiểm soát vũ khí Qua đó, ngày 27 tháng 6, 2024,Ông Sergey Ryabkov - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga cho biết rằng Nga sẽ xemviệc quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao với phương Tây.30

30Quỳnh Chi, “Nga xem xét hạ cấp quan hệ ngoại giao với phương Tây,” VTV, 28 tháng 6, 2024,

29Vũ Thanh, “Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây 'nóng lên' về vấn đề can dự ở Ukraine,” Báo Tin

tức, 7 tháng 5, 2024,

28Jonathan Vanian, “Russia just retaliated against the U.S by sanctioning Mark Zuckerberg and

Kamala Harris,” Fortune, 22 tháng 4, 2022,

https://fortune.com/europe/2022/04/21/russia-sanctions-mark-zuckerberg-kamala-harris/.

Trang 17

C Chính sách “xoay trục sang Phương Đông” của Liên Bang Nga1 Những nhân tố thúc đẩy Nga “Đông tiến”

1.1 Tình hình khu vực phía Đông của Nga

Là quốc gia nằm trải dài trên hai lục địa Á - Âu, Nga có lợi ích chính trị,kinh tế, quân sự lâu dài trong khu vực Trong đó, lãnh thổ phía Đông là khu vực cónguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, với khả năng phát triển, tăng cường mọitiềm lực của Nga Nga dần quan tâm hơn tới hướng Đông, trong đó, khu vực châuÁ - Thái Bình Dương trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Trong thập niên đầu thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhữngbiến đổi sâu sắc do tác động của quá trình quốc tế hóa và khu vực hóa Khu vưcnày trở thành khu vực năng động và là trung tâm của hợp tác, liên kết, nhưng cũngtiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, bao gồm các thách thức an ninh truyềnthống và an ninh phi truyền thống và nổi lên tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủquyền biển đảo, tài nguyên Tại khu vực này, quan hệ giữa các nước lớn cũng có sựchuyển biến mạnh mẽ với các chiến lược phát triển phù hợp với tình hình mới.31

Về mặt chính trị, cán cân quyền lực đang thay đổi, mâu thuẫn và cạnh tranhgiữa các nước trở nên sâu sắc, khó điều hòa hơn tạo nên mối quan hệ phức tạp, đặcbiệt giữa các nước lớn trong khu vực Các cặp quan hệ song phương và tam giácliên quan tới Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đều có lịch sử quan hệ thăngtrầm: các liên minh tan và hợp Sự cạnh tranh về lợi ích chiến lược và ý đồ chiếmưu thế của Mỹ, Nga và Trung Quốc - ba cường quốc có vũ khí hạt nhân là nguyênnhân tạo ra môi trường căng thẳng và xung đột của khu vực Châu Á-Thái BìnhDương.

Về khía cạnh kinh tế, liên kết kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dươngngày càng trở nên chặt chẽ, các nước trong khu vực đẩy mạnh quan hệ đầu tư vàthương mại, từ đó cúng cố các thể chế hợp tác kinh tế khu vực xuyên Châu Á-Thái

31Lê Viết Duyên, “Xu thế hợp tác và cạnh tranh nước lớn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh

mới,” Tạp chí Cộng sản, 3 tháng 4, 2023,

“https://vtv.vn/the-gioi/nga-xem-xet-ha-cap-quan-he-ngoai-giao-voi-phuong-tay-20240628053804705.htm.

Trang 18

Bình Dương như APEC, PECC cũng như các FTA khu vực và song phương Dựavào sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, cộng với sức mạnh của các nền kinh tếlớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, sức mạnh kinh tế của Châu Á đang tăng lênmạnh mẽ Theo nhiều dự đoán, trung tâm quyền lực kinh tế thế giới đang dần dịchchuyển từ phương Tây sang phương Đông.32

Về an ninh, tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhiều điểm nóng nổi lênvới tình hình phức tạp Các dạng điểm nóng bao gồm: tàn dư của chiến tranh lạnh,tranh chấp lãnh thổ song phương hoặc đa phương, các phong trào ly khai, khủngbố, tôn giáo cực đoan, và đấu tranh nội bộ giữa các phe phái, bùng nổ các vấn đềan ninh phi truyền thống.33 Tranh chấp lãnh thổ đang làm cho quan hệ trong khuvực này trở nên căng thắng, đặc biệt phải nhắc đến các cuộc tranh chấp về biển,đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông, giữa Trung Quốc với cácnước ASEAN ở Biển Đông, giữa Nhật Bản và Nga ở bờ biển Nam Kuril cũng nhưtranh chấp về lãnh hải ở Eo biển Bering giữa Nga và Mỹ Ngoài tranh chấp lãnhthổ, vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên đang đe dọa đến sự ổn định về an ninhcủa nhiều nước trong khu vực, nhiều khả năng có thể xảy ra những cuộc xung độtvũ trang Trong khi đó, các cuộc hợp đàm phán sáu bên về vấn đề này vẫn chưa điđến thống nhất và có một giải pháp triệt để.34

Do tính liên kết ngày càng cao giữa các nước, bất ổn có thể lây lan từ mộtnước sang các nước khác Có thể nói, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễnra cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt giữa các nước lớn Cùng với sựđiều chỉnh chiến lược quốc gia và sự thay đổi không ngừng về tương quan lựclượng của các nước liên quan trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cục diệnkhu vực này đang có những thay đổi mạnh mẽ Trong bối cảnh mới của khu vực,Liên bang Nga nhận thấy sự cần thiết phải mở rộng quan hệ với Châu Á - TháiBình Dương, duy trì chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng hơn trong quan hệĐông - Tây.35

35Nhật Linh, “Phân tích chính sách Châu Á-Thái Bình Dương của Nga,” Nghiên cứu biển Đông, 30 tháng 1,

33Phạm Bình Minh, Cục diện thế giới đến năm 2020, 221.

32Phạm Bình Minh, Cục diện thế giới đến năm 2020, (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, 2010): 220.

Ngày đăng: 16/07/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w