KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
BÀI THUYẾT TRÌNH LUẬT BIỂN
ĐỀ TÀI: VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BẮT GIỮ BA TÀU HẢI QUÂNUKRAINE (UKRAINE VÀ LIÊN BANG NGA), CÁC BIỆN PHÁP TẠM THỜI
Giảng viên: ThS Lê Minh Nhựt 3 Lê Thị Trang Nhung 2053801014200 4 Trần Mai Diễm Quỳnh 2053801014229 5 Trần Phương Thảo 2053801014248 6 Nguyễn Việt Tân (nhóm trưởng) 2053801014234
8 Nguyễn Trần Xuân Quyên 2053801014225 9 Hồ Trần Anh Thư 2053801014255 10 Nguyễn Thị Anh Thư 2053801014259
Trang 2MỤC LỤC
1 Tóm tắt vụ việc 1
1.1 Tóm tắt sự kiện 1
1.2 Lập luận của các bên 1
1.2.1 Lập luận của nguyên đơn (Ukraine) 1
1.2.2 Lập luận của bị đơn (Liên bang Nga) 3
1.3 Lập luận và phán quyết của Tòa án 4
1.3.1 Lập luận của Tòa án 4
1.3.2 Tòa đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp như sau 5
2 Trình bày quan điểm của nhóm 5
2.1 Quan điểm của các học giả về vụ án 5
2.2 Quan điểm của Tòa án hoặc đương sự về vụ việc tương tự 6
2.2.1 Lập luận của các bên 7
2.2.2 Phán quyết của Tòa 7
2.3 Quan điểm của nhóm 8
2.4 Bài học kinh nghiệm 10
Trang 3Công ước Liên hợp quốc về Luật
Tòa án Quốc tế về Luật biển ITLOS
Trang 41 Tóm tắt vụ việc
1.1 Tóm tắt sự kiện
Ngày 25 tháng 11 năm 2018, 3 tàu hải quân của Ukraine bao gồm: Berdyansk, Nikopol và Yania Kapu cùng 24 thủy thủ đoàn đã bị Liên bang Nga bắt giữ tại eo biển Kerch 1
Theo Ukraine, khi các tàu này vào cửa eo biển vào tối ngày 24 tháng 11 thì được Bộ phận dịch vụ biên giới của Nga thông báo đóng cửa eo biển và yêu cầu các tàu của Ukraine chờ tại cửa eo biển Sau 8 giờ (đến ngày 25 tháng 11) khi các tàu này không thể chờ được nữa thì đã đi khỏi eo biển Kerch, ngay sau đó tàu cảnh sát biển của Nga đã yêu cầu họ dừng lại Mặc dù vậy các tàu của Ukraine đã khước từ tuân theo lệnh này, dẫn đến việc tàu cảnh sát biển của Nga đuổi theo và bắn vào tàu Beryansk làm bị thương 3 thủy thủ và hư hại tàu Sau đó cả 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine đều bị Nga bắt giữ.
Đến ngày 16 tháng 4 năm 2019, Ukraine đệ đơn lên ITLOS để yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (provisional measures) trong tranh chấp giữa nước này và Nga liên quan đến việc Nga đã bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine, đồng thời yêu cầu Tòa ra quyết định buộc Nga phải thả tự do cho các tàu và thủy thủ.
Trong thư trả lời cho ITLOS vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, Nga cho rằng Tòa Trọng tài được lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 không có thẩm quyền xử lý vụ kiện giữa Ukraine và Nga về vấn đề này Đồng thời Nga cho rằng ITLOS cũng không có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời lên Nga và Nga đã không xuất hiện trong các buổi điều trần Tuy nhiên Nga vẫn cung cấp các tài liệu pháp lý có liên quan đến vụ kiện cho ITLOS.
Giữa Ukraine và Liên bang Nga đã có những quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về vấn đề giải thích chuỗi hành động của Nga khi bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy quân của Ukraine là hoạt động quân sự hay là hoạt động thực thi pháp luật Ukraine cho rằng chuỗi hoạt động đó là hoạt động thực thi pháp luật và không thuộc ngoại lệ được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982, còn về phía Nga thì lập luận ngược lại.
Đến ngày 2 tháng 5 năm 2019, Ukraine vẫn giữ vững lập trường và yêu cầu ITLOS tiếp tục xử lý vụ kiện này Như vậy, ITLOS vẫn tiếp tục quy trình làm việc của mình cho dù không có sự tham gia của Nga Ngày 25 tháng 5 năm 2019 ITLOS đã ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời lên Liên bang Nga.
1.2 Lập luận của các bên
1.2.1 Lập luận của nguyên đơn (Ukraine)
Ukraine cho rằng hành vi của Nga đã vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982 và các luật tục quốc tế, bởi lẽ quyền miễn trừ của tàu chiến là quyền miễn trừ chủ quyền cốt lõi trong hệ thống quốc tế Theo đó, 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine không thể bị bắt bởi các cơ quan thực thi pháp luật của các Quốc gia nước
Eo biển Kerch là eo biển nối liền giữa Nga và Crimea tại Biển Đen.
Too long to read onyour phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5ngoài và không phải chịu các biện pháp tài phán của Tòa án nước ngoài (cụ thể trong tình huống này là Nga).
Cơ sở pháp lý mà Ukraine dẫn ra bao gồm: Điều 95, Điều 96, Điều 58, Điều 32 và Điều 30 UNCLOS 1982 Từ những cơ sở này, Ukraine cho rằng tàu chiến và tàu phụ trợ của hải quân đều được hưởng đầy đủ quyền miễn trừ hoàn toàn đối với tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Ukraine Ukraine cho biết thêm: Crimea là một phần của lãnh thổ Ukraine và vùng biển mà vụ bắt giữ xảy ra đã bị thực hiện ngay trong lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Ukraine Tuy nhiên, các hành động của Nga vẫn sẽ vi phạm UNCLOS 1982 ngay cả khi chúng xảy ra trong lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Nga Cho dù các tàu của Ukraine đang ở trong vùng nào thì Nga cũng không có quyền bắt giữ Rõ ràng, mặc dù Nga tuyên bố đã tuân thủ UNCLOS 1982, nhưng trên thực tế thì nước này đã vi phạm nghiêm trọng quyền miễn trừ của các tàu hải quân và thủy thủ đoàn trên tàu của Ukraine bằng cách bắt giữ họ, thực hiện quyền tài phán của mình đối với họ và tiếp tục làm như vậy cho đến ngày nay.2
Đối với việc Nga cáo buộc các tàu hải quân Ukraine về “hành động khiêu khích”3, thì Ukraine giải thích rằng Phó Đô đốc Tarasov và các thủy thủ của mình không tìm thấy được các cảnh báo của Nga về việc tạm thời đình chỉ quyền đi lại vô tội của các tàu hải quân khi tiếp cận lối vào eo biển Kerch do một dự kiến có một cơn bão Đồng thời, Phó Đô đốc Tarasov cho rằng việc các tàu di chuyển với pháo không che đậy là hoàn toàn phù hợp với quy trình vận hành tiêu chuẩn của Ukraine cũng như của Nga Và ngay khi các tàu Cảnh sát biển của Nga áp sát thì việc thủy thủ của Ukraine nâng súng lên cao 45 độ đã được các tàu báo hiệu là không có ý định gây hấn, vì nếu pháo được bắn ở độ cao đó thì các quả đạn sẽ bay xa hơn và vượt xa các tàu của Nga ở khu vực lân cận.
Ngoài ra, theo Ukraine thì việc Nga viện dẫn ngoại lệ cho các hoạt động quân sự được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982 là không phù hợp với hai lý do Thứ nhất, Nga đã nhiều lần tuyên bố việc bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine là các vấn đề thuộc hoạt động thực thi pháp luật của Nga Thứ hai, tranh chấp mà Ukraine đưa ra không hề liên quan đến các hoạt động quân sự, thay vào đó chúng liên quan đến việc thực thi quyền tài phán trong bối cảnh thực thi pháp luật Rõ ràng, ngay khi các tàu của Ukraine bỏ đi thì lực lượng cảnh sát biển của Nga vẫn bắt giữ lại vì cho rằng các tàu này vi phạm pháp luật của Nga Hơn nữa, nhiều quốc gia vẫn sử dụng hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển của họ để thực thi pháp luật trên biển, vì vậy việc xác định tranh chấp có liên quan đến các hoạt động quân sự hay không sẽ không phụ thuộc vào tên gọi của các tàu cụ thể đã có mặt, mà phụ thuộc vào loại hoạt động đã diễn ra vào thời điểm đó Ukraine cho rằng từ hai lý do trên đã đủ để loại bỏ nỗ lực của Nga nhằm viện dẫn ngoại lệ cho hoạt động quân sự trong tình huống này Như vậy, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 sẽ được thành lập và có thẩm quyền xét xử vụ kiện, đồng thời
2 Thời điểm Ukraine đang tham gia buổi điều trần tại ITLOS.
3 Memorandum of the Russian Federation, đoạn 16.
Trang 6Ukraine cũng khẳng định ITLOS có thẩm quyền ban hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với Nga.
Cuối cùng, Ukraine đưa ra 3 yêu sách:
1 Trả tự do cho các tàu hải quân Ukraine lần lượt bao gồm: Berdyanskn, Nikopol và Yani Kapu;
2 Đình chỉ các thủ tục tố tụng hình sự đối với 24 thủy thủ của Ukraine bị giam giữ và không tiến hành các thủ tục tố tụng mới đối với họ;
3 Trả tự do cho 24 thủy thủ của Ukraine bị giam giữ và cho phép họ trở về Ukraine.
1.2.2 Lập luận của bị đơn (Liên bang Nga)
Trong lưu ý bằng lời nói của Nga tại Cộng hòa Liên bang Đức, Nga cho rằng không có cơ sở để ITLOS ra Quyết định các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Ukraine yêu cầu Đồng thời tuyên bố rằng các vấn đề về chủ quyền không thể là đối tượng của bất kỳ thủ tục tố tụng nào trước Tòa án.
Đại diện Nga - Tổng thống Vldadimir Putin cho rằng sự cố ở eo biển Kerch là một hành động khiêu khích đã được chuẩn bị trước của Tổng thống Ukraine (lúc đó là ông Petro Porosheko), như một cái cớ để ban bố tình trạng thiết quân luật ở Ukraine Cụ thể, 2 tàu Nikopol và Beryansk đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với súng được phát hiện đang nâng cao, ngoài ra các tàu của Ukraine cũng không chấp hành mệnh lệnh của Cảnh sát biển Nga khi được yêu cầu dừng lại Tiếp theo, Nga cho rằng Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 không có thẩm quyền tài phán để đưa ra phán quyết về các yêu sách của Ukraine, dựa trên các bảo lưu quan điểm được đưa ra bởi cả Nga và Ukraine theo điểm b khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982 Để làm sáng tỏ hơn quan điểm này, Nga chỉ ra bằng chứng rằng nhiệm vụ của 3 tàu hải quân của Ukraine là “xâm nhập bí mật vào những vùng biển không được phép (non-permitted secret incursion)” trong lãnh hải của Nga và các Cảnh sát biển của Nga đã ngăn chặn hành động này bằng cách bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine Theo Nga, đây là chuỗi hành động của các nhân viên quân sự, được trang bị các thiết bị quân sự cho nên rõ ràng đây là các hoạt động quân sự, chứ không phải là hoạt động thực thi pháp luật Vì vậy trong tình huống này, ngoại lệ của điểm b khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982 được áp dụng.
Nga đã sử dụng các cơ sở pháp lý bao gồm: Khoản 3 Điều 322 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và Điều 30 UNCLOS 1982 để lập luận cho hành vi của Nga sau sự cố ngày 25 tháng 11 năm 2018 là hoàn toàn phù hợp với bản chất quân sự của vụ việc, khẳng định lại một lần nữa hành động vượt biên của 3 tàu hải quân của Ukraine đã vi phạm pháp luật hình sự của nước mình Tuy nhiên, Nga vẫn bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Ukraine, nhưng Ukraine đã chọn từ chối tham gia vào các cuộc tham vấn song phương.
Cuối cùng, Nga muốn nhấn mạnh sự bất đồng mạnh mẽ của mình với những yêu cầu của Ukraine vào ngày 16 tháng 4 năm 2019 liên quan đến tình trạng eo biển Kerch và lãnh hải tiếp giáp với Crimea Đồng thời, Nga cũng thông báo đến cho
Trang 7ITLOS về quyết định sẽ không tham gia các phiên điều trần về các biện pháp tạm thời do Ukraine khởi xướng Tuy nhiên để hỗ trợ ITLOS thì Nga vẫn sẽ cung cấp những tài liệu pháp lý có liên quan đến vụ kiện và đệ trình những quan điểm của mình đối với vụ kiện Nga bày tỏ hy vọng Tòa án sẽ xem xét kỹ lưỡng các lập luận của mình.
1.3 Lập luận và phán quyết của Tòa án1.3.1 Lập luận của Tòa án
Về câu hỏi liệu điểm b khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982 có được áp dụng và từ đó có thể loại trừ vụ kiện ra khỏi thẩm quyền của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 hay không, thì Tòa án cho rằng cần phải giải quyết vấn đề là liệu tranh chấp được đệ trình lên Tòa án trọng tài theo Phụ lục VII có liên quan đến các hoạt động quân sự hay không Tòa quan điểm rằng sự phân biệt giữa các hoạt động quân sự và thực thi pháp luật không thể chỉ dựa trên việc các tàu hải quân hoặc tàu thực thi pháp luật có được sử dụng trong các hoạt động được đề cập hay không, cũng như không thể xem sự phân biệt này chỉ dựa trên đặc điểm của các hoạt động được đề cập bởi các bên tranh chấp Sự phân biệt như vậy chủ yếu phải dựa trên sự đánh giá khách quan về bản chất của các hoạt động được đề cập và có tính đến các hoàn cảnh liên quan trong từng trường hợp Theo đó, Tòa án xem xét ba trường hợp như sau:
Thứ nhất, từ thông tin và bằng chứng do các bên trình bày trước Tòa án cho thấy tranh chấp cơ bản dẫn đến vụ bắt giữ là liên quan đến việc các tàu hải quân Ukraine đi qua eo biển Kerch Tòa nhận xét, rất khó để tuyên bố rằng việc đi qua của các tàu hải quân này là vì mục đích quân sự và theo Công ước thì các chế độ qua lại, chẳng hạn như lối đi vô tội hoặc quá cảnh sẽ được áp dụng cho tất cả các tàu.
Thứ hai, các dữ kiện chỉ ra rằng cốt lõi của tranh chấp là cách giải thích khác nhau của các bên về chế độ đi qua eo biển Kerch và tranh chấp như vậy không có bản chất quân sự.
Thứ ba, không thể bàn cãi rằng Liên bang Nga đã sử dụng vũ lực trong quá trình bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine Tuy nhiên, Tòa cho rằng bối cảnh mà vũ lực được sử dụng có liên quan cụ thể và những gì đã xảy ra là sử dụng vũ lực trong bối cảnh của một hoạt động thực thi pháp luật chứ không phải là một hoạt động quân sự.
Tòa án cho biết thêm rằng các tình tiết nêu trên của vụ việc ngày 25 tháng 11 năm 2018 cho thấy việc Liên bang Nga bắt giữ và giam giữ các tàu hải quân Ukraine diễn ra trong bối cảnh hoạt động thực thi pháp luật Các thủ tục tố tụng tiếp theo và các cáo buộc chống lại các quân nhân đã làm rõ hơn nữa cho bản chất thực thi pháp luật của Liên bang Nga Dựa trên thông tin và bằng chứng có sẵn, Tòa án cho rằng điểm b khoản 1 Điều 298 UNCLOS 1982 không được áp dụng trong trường hợp hiện tại.
Đối với các yêu cầu theo Điều 283 của Công ước liên quan đến trao đổi quan điểm, Tòa án đề cập đến công hàm của Ukraine ngày 15 tháng 3 năm 2019, trong đó
Trang 8thể hiện rõ ràng Ukraine sẵn sàng trao đổi quan điểm với Liên bang Nga về cách thức giải quyết của họ và tranh chấp được giải quyết trong một khung thời gian cụ thể Sau đó, Tòa án đề cập đến phản ứng của Liên bang Nga vào ngày 25 tháng 3 năm 2019 và tuyên bố rằng phản ứng này có tính chất đến mức Ukraine có thể kết luận một cách hợp lý trong các trường hợp là khả năng đạt được thỏa thuận đã hết Theo đó, Tòa án cho rằng việc đề cập trên là đủ để có thể thấy được các yêu cầu của Điều 283 đã được thỏa mãn trước khi Ukraine tiến hành tố tụng Trọng tài.
Cuối cùng, từ những lập luận trên ITLOS đã khẳng định chuỗi hành động của Liên bang Nga khi bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine là hoạt động thực thi pháp luật, vì vậy Tòa Trọng tài Phụ lục VII UNCLOS 1982 hoàn toàn có thẩm quyền xét xử vụ kiện và ITLOS cũng có thẩm quyền ra Quyết định áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1.3.2 Tòa đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp như sau
Trong khi chờ phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982, Tòa án ra Quyết định các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại khoản 5 Điều 290 UNCLOS 1982 như sau:
1 Liên bang Nga sẽ thả ngay các tàu hải quân của Ukraine bao gồm: Berdyansk, Nikopol và Yani Kapu, và trao trả nó cho Ukraine;
2 Liên bang Nga sẽ ngay lập tức trả tự do cho 24 quân nhân Ukraine bị giam giữ và cho phép họ trở về Ukraine;
3 Ukraine và Liên bang Nga sẽ kiềm chế không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể làm trầm trọng thêm hoặc kéo dài tranh chấp được đệ trình lên Tòa trọng tài theo Phụ lục VII.
2 Trình bày quan điểm của nhóm
2.1 Quan điểm của các học giả về vụ án
Về phía các nhà phân tích, họ cho rằng vụ việc lần này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nguy hiểm mới giữa hai quốc gia láng giềng Ukraine - Nga vốn đang trong tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” suốt bấy lâu nay Vụ việc xảy ra được cho là sự cố hàng hải nghiêm trọng nhất giữa Nga và Ukraine kể từ năm 2014 tới nay, có thể làm gia tăng căng thẳng đáng kể giữa hai nước Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng không quá bất ngờ đối với sự kiện này bởi căng thẳng xung quanh eo biển Kerch đã âm ỉ từ lâu, khi các quan chức Ukraine cáo buộc Nga phong tỏa cửa ngõ duy nhất để tàu Ukraine tiến vào các cảng trên bờ biển Azov, còn Nga thì tố Ukraine liên tục xâm phạm lãnh thổ một cách hung hăng 4
Những nhà chính trị gia đại diện cho các quốc gia hầu hết đều lên tiếng ủng hộ Ukraine, như: Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết London sẽ đứng về phía Ukraine trong căng thẳng giữa Kiev và Moscow gần 1 tháng qua Cụ thể, Anh đã điều tàu chiến hải quân Hoàng gia HMS Echo tới Biển Đen như là động thái cho thấy sự ủng hộ của London với Ukraine Phát biểu khi đến Odessa phía
4 T Minh, “Vì sao Nga bắt giữ 3 tàu quân sự của Ukraine trên Biển Đen?”, [https://cand.com.vn/The-gioi-24h/Chi-tiet-dien-bien-vu-Nga-bat-giu-3-tau-quan-su-cua-Ukraine-i500619/], (truy cập ngày 18/11/2022).
Trang 9nam Ukraine ngày 21/9, ông Wiliamson cho biết: “Lý do HMS Echo xuất hiện ở đâynhằm thể hiện tinh thần đoàn kết của Anh với Ukraine và Kiev không đứng đơn độcmột mình”5; Phát biểu tại phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 26/11/2018, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã chỉ trích việc Nga bắt giữ tàu hải quân Ukraine ở eo biển Kerch là vi phạm pháp luật, đồng thời kêu
gọi Moscow thả các tàu và thủy thủ của Ukraine Cụ thể Đại sứ Haley nói: “Nhữnggì chúng tôi chứng kiến cuối tuần qua là một hành động liều lĩnh nữa của Nga Mỹsẽ tiếp tục ủng hộ người dân Ukraine trước các hành động gây hấn của Nga”; Thủ
tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Macron cho rằng 24 thủy thủ trên ba tàu
chiến Ukraine đang bị Nga giam để xét xử “cần được đón năm mới cùng gia đình”.Họ cũng bày tỏ lo ngại về cái gọi là “việc Nga dùng sức mạnh quân sự ở eo biểnKerch và kiểm soát quá mức Biển Azov”.6
Ngoài ra, những cá nhân đại diện cho các tổ chức lớn trên thế giới cũng bày tỏ quan điểm lên án hành động của Nga, đơn cử như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng việc Nga sử dụng vũ lực đối với các tàu hải quân Ukraine là
“hoàn toàn không thể chấp nhận được” Ông cũng nêu rõ ở họp báo trong khuôn
khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở thủ đô Buenos Aires (Argentina) rằng:
“Châu Âu đoàn kết trong việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.Đây là lý do vì sao tôi chắc chắn EU sẽ gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga trongtháng 12”.
2.2 Quan điểm của Tòa án hoặc đương sự về vụ việc tương tự
Ngày 6 tháng 5 năm 2019, Thụy Sĩ gửi cho Nigeria thông báo khởi kiện Nigeria theo thủ tục tại Phụ lục VII UNCLOS 1982 liên quan đến việc Nigeria bắt giữ tàu M/T San Padre Pio mang cờ Thụy Sĩ hơn một năm trước đó Ngày 21 tháng 5 năm 2019, Thụy Sĩ viện dẫn Điều 290 UNCLOS 1982 đề nghị ITLOS áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.7
2.2.1 Lập luận của các bên
Về phía Thụy Sĩ, họ đã đưa ra những lập luận sau đây:
Tàu San Padre Pio bị bắt tại vị trí cách bờ biển Nigeria 32 hải lý – tức là khả năng cao là nằm ngoài lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của Nigeria, và không nằm trong phạm vi vùng an toàn của bất kỳ công trình nhân tạo nào, Thụy Sĩ cho rằng
5 Đức Hoàng, “Anh điều tàu chiến đến Biển Đen ủng hộ Ukraine đối phó Nga”, [https://dantri.com.vn/the-gioi/anh-dieu-tau-chien-toi-bien-den-ung-ho-ukraine-doi-pho-nga-20181222101302802.htm], (truy cập ngày 18/11/2022).
6 Khánh Lynh, “Lãnh đạo Đức, Pháp yêu cầu Nga thả các thủy thủ tàu chiến Ukraine”, [https://vnexpress.net/lanh-dao-duc-phap-yeu-cau-nga-tha-cac-thuy-thu-tau-chien-ukraine-3861115.html], (truy cập ngày 18/11/2022).
7 Trần H D Minh, “[143] Quyết định ngày 06.07.2019 của Tòa ITLOS áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Vụ M/T San Padre Pio giữa Thụy Sĩ và Nigeria”, [https://iuscogens-vie.org/2019/07/08/143/], (truy cập ngày 19/11/2022).
Trang 10Nigeria đã xâm phạm quyền tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của họ.
Thuyền trưởng cùng 3 cán bộ của Thụy Sĩ đã được tại ngoại sau khi nộp bảo lãnh, tuy nhiên họ vẫn bị Nigeria buộc ở lại tàu, không được tham gia các phiên tòa, không được rời tàu kể cả trong trường hợp khẩn cấp y tế Thụy Sĩ yêu cầu Nigeria cung cấp nhiên liệu và thả tàu San Pdre Pio, thả thuyền trưởng và 3 cán bộ, và cho phép họ rời khỏi Nigeria, và yêu cầu Nigeria tạm dừng mọi biện pháp tố tụng và hành chính hiện nay.
Về phía Nigeria, họ cũng đưa ra những quan điểm của mình:
Lý giải cho việc ngày 23 tháng 1 năm 2018 tàu San Padre Pio mang cờ của Thụy Sĩ bị Hải quân Nigeria bắt giữ trên vùng đặc quyền kinh tế của Nigeria là bởi
vì họ cho rằng tàu này có “dính líu đến một trong các vụ việc sang mạn dầu khí từtàu sang tàu (ship-to-ship ‘STS’ transfers of gasoil)”;
Tàu San Padre Pio không có đủ giấy tờ cho phép thực hiện việc sang mạn dầu khí theo quy định của Nigeria Tàu này được chuyển về cảng biển của Nigeria và nhân viên trên tàu bị tạm giữ để điều tra.
Cơ quan chức năng của Nigeria cáo buộc thuyền trưởng, 3 cán bộ và tàu San
Padre Pio: “… đã thông đồng với nhau thực hiện hành vi vi phạm về phân phối,kinh doanh sản phẩm dầu khí mà không có giấy phép hợp pháp, cung cấp giấy tờkhông chính xác cho Hải quân”.
2.2.2 Phán quyết của Tòa
ITLOS cho rằng các quyền mà Thụy Sĩ muốn bảo vệ bao gồm quyền tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác theo Điều 58 trên vùng EEZ của Nigeria là có cơ sở để xác lập.
Mặc dù tranh chấp giữa Thụy Sĩ và Nigeria được đệ trình lên Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982, đồng nghĩa với việc Tòa trọng tài sẽ có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tuy nhiên việc thành lập Tòa trọng tài cần một thời gian nhất định, vì vậy trong giai đoạn chờ thành lập Tòa thì thẩm quyền này sẽ thuộc về ITLOS - một Tòa án thường trực theo quy định tại khoản 5 Điều 290 UNCLOS 1982.
ITLOS quyết định: Về phía Nigeria, nước này sẽ thả và cho phép rời khỏi Nigeria đối với tàu, hàng hóa, thuyền trưởng và các thủy thủ của tàu San Padre Pio; về phía Thụy Sĩ, nước này phải ký bảo lãnh trị giá 14 triệu USD và bảo đảm rằng thuyền trưởng và thủy thủ của tàu sẽ quay lại Nigeria để bị xét xử nếu Tòa trọng tài kết luận Nigeria không vi phạm UNCLOS 1982.
2.3 Quan điểm của nhóm
Theo nhóm, việc Ukraine đệ trình vụ việc Nga đã bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ của Ukraine lên ITLOS là hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS 1982, có thể giải quyết được một cách công bằng cho cả hai bên Điều đó đồng nghĩa với việc Liên bang Nga cho rằng ITLOS không có quyền đưa ra các biện pháp khẩn cấp tạm thời là hoàn toàn không đúng Cuối cùng, nhóm có thể khẳng định rằng ITLOS hoàn toàn có thẩm quyền để giải quyết vụ tranh chấp giữa Ukraine