1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công trình quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam liên bang nga 2012 2022

175 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga (2012 – 2022)
Tác giả Trần Ngô Trường Phúc, Nguyễn Trung Nam, Lê Hoàng Huy, Nguyễn Nhựt Minh, Hồ Văn An
Người hướng dẫn ThS. Trần Như Bắc
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại công trình nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 314,82 KB

Nội dung

Kể từ khi nâng cấp quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga lênthành Đối tác Chiến lược toàn diện, mặc dù phải chịu nhiều tácđộng của bối cảnh quốc tế và khu vực, cũng như tình hình giữahai nước

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Sinh viên thực hiện:

Chủ nhiệm: Trần Ngô Trường Phúc, lớp 22CLS, Khóa 2022

Trang 2

Người hướng dẫn: ThS Trần Như Bắc, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

Trang 3

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ ngoại giao, Việt Nam vàLiên bang Nga luôn coi nhau là đối tác lịch sử, thân cận Mốiquan hệ giữa hai nước đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ĐặngMinh Khôi vào năm 2021 đánh giá là sâu sắc, tin cậy, thực chất

và rất chân thành trên nhiều lĩnh vực Trước đó, tình hữu nghịViệt Nam – Liên Xô đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chíIosif Vissarionovich Stalin – Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xôđặt nền móng Sau khi Liên Xô tan rã, trong một khoảng thờigian nhất định quan hệ hai nước gặp một số khó khăn, trở ngạinhưng với quyết tâm của lãnh đạo cấp cao và nỗ lực của ngườidân hai nước, quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã sớmđược khôi phục, củng cố, tăng cường và phát triển Cho đếnhiện tại, hai bên đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vàonăm 2001 và nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàndiện vào năm 2012 Những điều này đã phản ánh sự phát triểnsâu rộng và hiệu quả của quan hệ Việt Nam – Liên bang Ngahòa mình vào dòng chảy của lịch sử thế giới, cùng nhau đạtđược nhiều thành tựu, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định, hợptác, phát triển trên thế giới

Kể từ khi nâng cấp quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga lênthành Đối tác Chiến lược toàn diện, mặc dù phải chịu nhiều tácđộng của bối cảnh quốc tế và khu vực, cũng như tình hình giữahai nước, song hai bên vẫn tiếp tục củng cố và mở rộng hợp táctrên nhiều lĩnh vực như chính trị - ngoại giao, văn hóa, kinh tế,

Trang 4

thương mại, đầu tư đến quốc phòng – an ninh, khoa học côngnghệ, giáo dục, du lịch,… về cả chiều rộng lẫn chiều sâu Với sựtin cậy và chia sẻ nhiều lợi ích chung, hai nước đã triển khai vàthực hiện có hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, đaphương trên các diễn đàn khu vực, quốc tế Đặc biệt, Việt Namđược coi là đối tác quan trọng của Liên bang Nga trong chínhsách châu Á – Thái Bình Dương Đây cũng là một trong nhữngđộng lực chính, giúp thúc đẩy mối quan hệ thân thiết giữa hainước ngày càng được nâng cao.

Trong quá trình hơn 10 năm kể từ khi nâng lên Đối tác Chiếnlược toàn diện, giữa hai nước tuy đã đạt được những bước tiếnđáng kể trong các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên khác với mốiquan hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây được coi là “Liên minh”không thể bị phá vỡ thì ngày nay mối quan hệ hai nước trongtình hình mới phải được tính toán trong phạm trù lợi ích quốcgia và cũng không loại trừ một bên thứ ba tác động, hơn nữatrong tình hình thế giới ngày nay phức tạp tại các điểm nóngcác hành động của hai nước trên trường quốc tế đôi khi ảnhhưởng đến chính sách đối ngoại của hai bên đối với khu vực vàtrên thế giới và đòi hỏi giữa Việt Nam và Liên bang Nga phải cónhững hành động ứng xử ngoại giao khôn khéo của chính bảnthân mình, vì vậy chọn đề tài này cũng là để làm rõ những thựctrạng của hơn 10 năm kể từ khi ký kết “Đối tác chiến lược toàndiện Việt Nam - Liên bang Nga” cũng như nêu rõ những khókhăn trong mối quan hệ hai nước không chỉ là do chính bảnthân hai nước, mà còn do tác động của tình hình thế giới cũngnhư không loại trừ một bên thứ ba

Trang 5

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ Đối tácchiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga từ năm 2012đến 2022 vẫn còn một số hạn chế nhất định Do đó, trong thờigian sắp tới, hai nước tiếp tục phát huy những thành tựu, khắcphục những hạn chế để mở ra những cơ hội mới, hướng tới sựphát triển bền vững Điều này hứa hẹn sẽ tạo nên những bướcđột phá mạnh mẽ, sâu rộng, thực chất và hiệu quả hơn nữatrong tương lai.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quan

hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga (2012 – 2022)” để viết bài nghiên cứu khoa học.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga được hình thành và phát triển qua hơn 70năm, cho nên không khó khi có thể nhận thấy rằng quan hệ của hai nước đãđược nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm với những công trìnhnghiên cứu khác nhau Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số công trình

- Sách “Quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập trong những năm gần đây”, Vũ Thụy Trang, Nguyễn Thanh

Hương, Nguyễn Thanh Lan (Chủ biên, 2021), Nxb Khoa Học Xã Hội.Nội dung chủ yếu nghiên cứu về lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam vàcác nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô, trong đó có Liên bang Nga

- Sách “Quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI”, Nguyễn Thị Quế (Chủ biên,2019), Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự

Thật Cuốn sách trình bày về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối vớicác nước lớn vào những năm đầu thế kỷ 21 trong đó có Liên bang Nga

- Sách “Chặng đường vẻ vang quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga”, Ngô

Đức Mạnh (Chủ biên, 2022), Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Cuốn

Trang 6

sách ra mắt nhằm chào mừng sự kiện 72 năm ngày thiết lập quan hệ ngoạigiao giữa hai nước, nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứuthành tựu lịch sử quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga, được trình bày mộtcách khái quát từ những năm 50 của thế kỷ 20 cho đến thế kỷ XXI.

- Sách “70 năm quan hệ Việt - Nga và đôi điều về nước Nga”, Vũ Dương Huân (Chủ biên, 2020), Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Nội dung cuốn

sách chủ yếu nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga cuốnsách được chia ra làm hai phần Phần đầu cuốn sách trình bày lịch sử 70năm quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga Qua mỗi giai đoạn lịch sử trongquan hệ hai nước, tác giả đều cố gắng giải mã các hiện tượng của đờisống quốc tế, những tác động trong cạnh tranh chiến lược nước lớn đốivới quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga Phần thứ hai, cuốn sách tập trungphân tích những thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Liên bang Ngatrong 30 năm đầu thế kỷ XXI

- Sách “Hợp tác chiến lược Việt - Nga Những quan điểm, thực trạng và triễn vọng.” Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên, 2008), Nxb

Chính Trị Quốc Gia Nội dung cuốn sách chủ yếu nghiên cứu về mốiquan hệ Việt Nam – Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã cho đến tháng3/2001 nhân chuyến thăm của tổng thống Putin đã xác lập thành côngquan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga theo khuôn khổ pháp lý mới

- Sách “Về mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Hữu Cát (Chủ biên, 1997), Nxb

Chính Trị Quốc Gia Cũng đã khái quát lại mối quan hệ Việt Nam – Liênbang Nga sau khi Liên Xô tan rã

Ngoài ra còn có sách báo, tạp chí và luận án mà chúng tôi tiếp cận được như:

Vũ Thị Hồng Chuyên (2018), “Chính sách của Việt Nam đối với Liên bang Nga( 1991 - 2017) - Một số đặc điểm chủ yếu”; Nguyễn Thanh Lan (2022), “Quan

hệ Việt Nam - Liên bang Nga: Thành tựu, Hạn chế và Triển vọng”; Ngô

Trang 7

Phương Anh (2015), “Thực trạng quan hệ Việt – Nga trên các diễn đàn khu vực

và quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số (11); Nguyễn Sinh Cúc (2010),

“Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga (2001 – 2010), Tạp chí Nghiêncứu châu Âu, số (11); Lê Văn Cương (2011), “Về vai trò của Việt Nam trongkhu vực châu Á – Thái Dương”, trích trong Kỷ yếu Hội thảo Vai trò của ViệtNam châu Á – Thái Bình Dương, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, NXBThế giới, Hà Nội; Đặng Minh Đức (2015), “Hội thảo Liên bang Nga – ViệtNam: hợp tác song phương và triển vọng hợp tác trong hội nhập khu vực”, Tạpchí Nghiên cứu châu Âu, số (4); Hà Mỹ Hương (2020), “Bảy mươi năm quan hệViệt Nam - Nga: Mãi còn đó một tình hữu nghị thân thiết, thủy chung, sâu sắc”,Tạp chí Cộng sản; Trung Hiếu (2021), “Quan hệ Việt - Nga: Sâu sắc, tin cậy,thực chất và chân thành trên mọi lĩnh vực”, Báo Tuổi Trẻ, Nguyễn Đình Luân(2021), “Dấu ấn quan trọng trong quan hệ Việt – Nga” Báo Quốc tế; MạnhHùng (2021), “Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt – Nga”,Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Thị trường Nga - cơ hội mới cho xuấtkhẩu của Việt Nam” (2015) Tạp chí tài chính; Lê Vân (2022), “Việt Nam là đốitác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN”, Tạp chí Kinh tế và

Dự báo, Viễn Sự (2021), “Việt Nam - Nga ra tuyên bố chung tầm nhìn quan hệĐối tác Chiến lược toàn diện đến 2030”, Báo Tuổi Trẻ; Hà Mỹ Hương (2010),

“Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga qua 60 năm thăng trầm của Lịch Sử”, Tạpchí Cộng sản; Thanh Bình (2021), “Quan hệ Việt - Nga: Cao hơn cả Đối tácChiến lược toàn diện”, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Thái Hòa (2021)

- Các bài viết tiếng Anh như: Hannah Beech (2023), “Vietnam ChasesSecret Russian Arms Deal, Even as It Deepens U.S Ties”, The New YorkTimes, Richard Javad Heydarian (2022), “Russia, Vietnam slowly butsurely parting strategic ways”, Asia times; Reuters Staff (2018),

“Vietnam, Russia aim to nearly triple trade to $10 billion by 2020”,Reuters; Celina Pham (2022), “Vietnam - Russia Trade: New Links

Trang 8

Between Sea and Rail Route”, VIETNAM BRIEFING; Nate Fischler(2022), “Why Vietnam can’t and won’t leave Russia’s side”, Asia Times;David Hutt (2022), “Russia - Vietnam ties put US in a sanctionsdilemma”, Asia Times; Kenan AĞAZADE (2021), “The MilitaryRelationship between Vietnam and Russia”, The Asia Today; FrancescoGuarascio and Khanh Vu (2022), “Analysis: Vietnam shifts gears onarms trade as it loosens ties with Russia”, Reuters…

Như vậy, điểm lại một số công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam –Liên bang Nga, chúng tôi nhận thấy, hầu hết đều trình bày một hay một vài lĩnhvực chủ yếu từ kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao chưa có công trình nàonghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện quan hệ Đối tác Chiến lược toàndiện Việt Nam – Liên bang Nga từ năm 2012 đến năm 2020 Vì thế, nhữngnguồn tài liệu quý trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi hình thành ý tưởng, cógiá trị tham khảo quan trọng, cung cấp luận cứ, luận chứng trong việc triển khai

và thực hiện đề tài nghiên cứu

3 Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài:

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bangNga từ năm 2012 đến năm 2022 nhằm đánh giá thực trạng quan hệ hợp tácgiữa hai bên trên các lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế đến quốcphòng - an ninh, khoa học, văn hóa, giáo dục trong thời gian này; nhậnđịnh xu hướng vận động của quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trong thờigian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt mục đích trên, nhóm nghiên cứu tập trung thực hiện các nhiệm vụsau:

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Đối tác Chiến

Trang 9

lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga.

- Làm rõ bước phát triển của mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàndiện Việt Nam – Liên bang Nga trên các lĩnh vực chính trị - ngoạigiao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, khoa học, văn hóa, giáo dục từnăm 2012 đến năm 2022

- Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế, đặc điểm củaquan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga và

dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tiếp theo

4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Quá trình phát triển mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nướcViệt Nam và Liên bang Nga trên nhiều phương diện từ năm 2012 đến năm2022

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi của đề tài được giới hạnnhư sau:

- Về thời gian, đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2012 đếnnăm 2022 Sở dĩ chúng tôi chọn năm 2012 làm khởi điểm cho công trìnhnghiên cứu của mình, bởi trong chuyến thăm Liên bang Nga của Chủtịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 26 - 30/7 hai nước đã thống nhấtnâng cấp quan hệ song phương từ Đối tác chiến lược (2008) lên Đối tácChiến lược toàn diện (2012)

- Về không gian, đó là những vấn đề, sự kiện chính trị - ngoại giao, kinh

tế, quốc phòng - an ninh, khoa học, văn hóa, giáo dục diễn ra trên lãnhthổ hai nước Việt Nam và Liên Bang Nga Đồng thời những nghiên cứucủa đề tài còn mở rộng trong không gian khu vực Đông Nam Á, châu Á

Trang 10

- Thái Bình Dương, châu Âu , các diễn đàn cũng như các nước trên thếgiới có tác động đến quan hệ của hai nước.

- Về nội dung, đề tài nghiên cứu quan hệ Đối tác chiến lược toàn diệngiữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga trên nhiều phương diện từchính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh đến khoa học, vănhóa, giáo dục từ năm 2012 đến năm 2022

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước về đối ngoại nói chung; những chính sách triển khai trong quan hệViệt Nam – Liên bang Nga nói riêng Bên cạnh đó, đề tài cũng kế thừa nhữngquan điểm lý luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đối với một số nộidung liên quan

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận duyvật biện chứng, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ ChíMinh về công tác đối ngoại Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương phápnghiên cứu Chính trị học, phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợphai phương pháp này để phục dựng bức tranh quan hệ Đối tác Chiến lược toàndiện Việt Nam – Liên bang Nga

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: phươngpháp nghiên cứu tài liệu và xử lý thông tin, phương pháp nghiên cứu lý thuyết,phân tích, tổng hợp lý thuyết

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài hoàn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:

Trang 11

Đề tài trình bày một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể về quan hệ Đối tácchiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga trên lĩnh vực chính trị -ngoại giao, kinh tế, quốc phòng - an ninh, khoa học, văn hóa, giáo dục (2012– 2022) Qua đó thấy được, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bangNga không ngừng phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, góp phần khẳng địnhtính hiệu quả, bền vững, sự tin cậy chính trị và sự hội tụ chiến lược trong bàn

cờ thế giới của hai nước, tạo ra các cơ hội hợp tác không giới hạn

Góp phần cung cấp những cứ liệu, luận chứng thuyết phục để làm tàiliệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền về đường lối đốingoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam với Liên bang Nganói riêng và Việt Nam với các quốc gia trên thế giới nói chung

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu của

đề tài được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ Đối tác Chiến lượctoàn diện Việt Nam – Liên bang Nga (2012- 2022)

- Chương 2: Thực trạng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam –Liên bang Nga

- Chương 3: Tác động và triển vọng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diệnViệt Nam – Liên bang Nga đến năm 2030

Trang 12

Mục LụcChương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga (2012- 2022)

1.1 Cơ sở lý luận về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

1.1.1 Quan hệ đối tác chiến lược

1.1.2 Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

1.2 Cơ sở thực tiễn về quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam –

Liên bang Nga

1.2.1 Khái quát quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trước năm 2012

1.2.1.1 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô (1950-1991) 1.2.1.2 Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga (1992-2012) 1.2.2 Bối cảnh quốc tế và khu vực

1.2.3 Tình hình và nhu cầu hợp tác giữa hai nước

Tiểu kết chương 1

Chương 2: Thực trạng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga (2012-2022)

2.1 Trên lĩnh vực chính trị - đối ngoại

2.1.1 Ngoại giao Nhà nước

2.1.2 Đối ngoại Đảng

2.1.3 Đối ngoại nhân dân

2.2 Trên lĩnh vực kinh tế

2.2.1 Về thương mại

2.2.2 Về đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.3 Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh

2.3.1 Về quốc phòng

2.3.2 Về an ninh

Trang 13

2.4 Trên các lĩnh vực văn hóa – giáo dục

3.1 Đặc điểm mối quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga

3.2 Tác động của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liênbang Nga

Trang 14

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang

Nga (2012 - 2022)1.1 Cơ sở lý luận về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

1.1.1 Quan hệ đối tác chiến lược

Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghịđặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ Sau một thời gian bị giánđoạn trước những biến động tại Liên Xô và Nga đầu thập niên 90 của thế kỷtrước, bằng quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệViệt - Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, tiếp nối xứng đáng truyền thốngquan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc

Từ quan hệ giữa hai đồng minh chiến lược cho đến khi thiết lập quan hệĐối tác Chiến lược, quá trình phát triển của mối quan hệ này đã thể hiện nguyệnvọng giữ gìn mối liên kết mà thế hệ đi trước để lại, cũng như quyết tâm gắn chặttình hữu nghị vốn đã nồng thắm và sâu sắc ngày càng bền vững và lâu dài hơncủa các nhà lãnh đạo hai nước Việt Nam và Liên bang Nga

Đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và cógiá trị lâu dài với thời gian Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triểncùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng) có thể có cả lĩnh vực an ninh quânsự

Với Việt Nam, khái niệm đối tác chiến lược là mối quan hệ chiến lược gắn

với ngoại giao, kinh tế Theo TS Lê Hồng Hiệp (Học viện Ngoại giao): “Quan

hệ đối tác chiến lược mà Việt Nam quan niệm bao gồm hợp tác về an ninh,thịnh vượng và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam” [Đinh Công Tuấn

(2013), Vài nét về quan hệ đối tác chiến lược, Tạp chí Cộng sản, link bài viết:

ve-quan-he-doi-tac-chien-luoc.aspx]

Trang 15

https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/22829/vainet An ninh: quan hệ đối tác chiến lược đó sẽ giúp cho Việt Nam củng cố nềntảng ngoại giao và quốc phòng, hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong việc giữ gìn

an ninh, bảo toàn chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ

- Thịnh vượng: mối quan hệ kinh tế với đối tác đó phải góp phần quantrọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Nó thể hiện trên các lĩnhvực: quan hệ thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển (ODA) và chuyển giaocông nghệ Ví dụ như: thương mại song phương phải đạt kim ngạch tối thiểu 10

tỷ USD, đầu tư song phương đạt từ 5 tỷ USD trở lên,… Nếu các tiêu chí đóchưa đạt được thì phải xét đến quy mô và mức độ phát triển của quốc gia đó

- Nâng cao vị thế của Việt Nam: quốc gia đối tác chiến lược phải là nhữngnước lớn, hoặc cường quốc hạng trung tiêu biểu; có vị thế và ảnh hưởng quantrọng, đáng kể đối với đời sống chính trị thế giới và khu vực

Ngoài 3 tiêu chí trên, cần phải có những tiêu chí khác nữa như quan hệ lâudài, cùng có lợi (mức độ lợi ích có thể chia đều, hoặc hơn kém do hai nước quyđịnh), có niềm tin tưởng vào nhau…

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới quan hệ đối tác chiến lượcbao gồm 17 nước: Liên bang Nga (năm 2001), Ấn Độ (năm 2007), Trung Quốc(năm 2008), Nhật Bản (2009), Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (năm2011), Indonesia (năm 2013), Thái Lan (năm 2013), Singapore (năm 2013),Italia (năm 2013), Pháp (năm 2013), Malaysia (năm 2015), Philippines (năm2015), Australia (năm 2018), New Zealand (năm 2020), Hàn Quốc (năm 2022).Trong các quan hệ đối tác chiến lược này, có một số mối quan hệ đã được nânglên tầm “đối tác chiến lược toàn diện” như với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,

Mỹ, Nhật Bản, Australia và đặc biệt hơn cả đó chính là với Liên bang Nga.Trước khi nâng tầm quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga lên Đối tác Chiếnlược toàn diện, vào năm 1994, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệgiữa Việt Nam và Liên bang Nga, lãnh đạo hai bên đã đi đến quyết định ký kết

Trang 16

Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Đây là tiền đề cho

việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước vào ngày 1/3/2001 nhândịp Tổng thống Liên bang Nga V Putin sang thăm Việt Nam từ ngày 28/2 đến2/3/2001 Trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước đã ký kết nhiều văn kiện

hợp tác quan trọng, trong đó có Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược

giữa Việt Nam và Liên bang Nga Với việc ký Tuyên bố chung, hai nước mộtlần nữa khẳng định sự tương đồng về nhu cầu hợp tác và quyết tâm chính trịnhằm đưa quan hệ đôi bên tiến triển theo hướng hợp tác chặt chẽ, ổn định lâudài ở tầm chiến lược dài hạn

Bất luận những thăng trầm, biến thiên của lịch sử, quan hệ hữu nghị truyềnthống giữa Việt Nam và Liên bang Nga vẫn được duy trì tốt đẹp, được nâng lêntầm cao mới, đáp ứng nhu cầu của cả hai bên, phù hợp với xu thế hòa bình, ổnđịnh, hợp tác phát triển của thời đại ngày nay Đặc biệt, trong gần 10 năm đầuthế kỷ XXI, quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga đã có được tính ổn định và kếthừa Có được kết quả này là do nỗ lực của cả hai phía trong việc gìn giữ, vunđắp mối quan hệ Với Nga, việc nâng tầm mối quan hệ này là nhằm đáp ứng cáclợi ích nhiều mặt của Nga không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả khu vực ĐôngNam Á và châu Á - Thái Bình Dương, bởi Việt Nam là một trong không nhiềunhững đối tác thủy chung và tin cậy nhất của Nga hiện nay tại khu vực

Tuy nhiên, nói một cách khách quan thì quan hệ hai nước chưa thực sựngang tầm đối tác chiến lược, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cảhai nước, nhất là trong kinh tế - thương mại Nhìn chung, kể từ năm 1991 đếnnay, hợp tác về lĩnh vực này giữa hai bên mới chủ yếu ở dừng lại ở khai thácdầu khí, năng lượng và trao đổi thương mại Trong các mối quan hệ quốc tếhiện nay, quan hệ kinh tế - thương mại là rất quan trọng, nhưng không phải làyếu tố quyết định tất cả Dĩ nhiên, sẽ là mối quan hệ đối tác chiến lược lý tưởngnếu tính chất đối tác được thể hiện rõ ràng trên mọi lĩnh vực hợp tác và trongcác tổ chức quốc tế mà hai nước là thành viên Đó cũng là điều chúng ta mong

Trang 17

muốn và đang nỗ lực cùng phía Nga đạt tới trong tương lai gần, để mối quan hệnày đáp ứng được lợi ích lâu dài của cả hai nước.

1.1.2 Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Sau hơn 10 năm, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga được đặt trong khuônkhổ đối tác chiến lược, thì vào ngày 27/7/2012, Việt Nam và LB Nga ra Tuyên

bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Với Việt Nam, Đối tác Chiến lược toàn diện hay còn gọi là Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu

dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả cáclĩnh vực mà các bên cùng có lợi Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫnnhau ở cấp chiến lược

Đặc điểm của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam gồm 6

lĩnh vực hợp tác lớn: Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác chính trị, quốc phòng, anninh và tư pháp; thúc đẩy gắn kết kinh tế; xây dựng tri thức và kết nối nhân dân;tăng cường hợp tác về khí hậu, môi trường và năng lượng; hỗ trợ khoa học côngnghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; củng cố hợp tác khu vực và quốc tế.Tính đến năm 2022, Việt Nam đã có 4 nước có quan hệ Đối tác Chiến lượctoàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), HànQuốc (2022)

Liên bang Nga trở thành một trong những đối tác chiến lược đầu tiên củaViệt Nam với những mối liên kết song phương ngày càng khăng khít về chínhtrị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng Quan hệ Đối tác Chiến lược toàndiện giữa Liên bang Nga và Việt Nam cũng tạo điều kiện để hai nước phối hợpchặt chẽ với nhau trên trường quốc tế Hai nước đồng quan điểm về nhiều vấn

đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc

tế như: Liên hợp quốc, APEC, ARF ; đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổASEAN - Nga Cấp cao ASEAN - Nga lần hai đã diễn ra thành công tại Hà Nội

Trang 18

vào tháng 10/2010 Việt Nam đã hỗ trợ tích cực để Nga chính thức được kết nạpvào ASEM tháng 10/2010 và tham gia Cấp cao Đông Á từ năm 2011.

Sau khi nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, quan hệ Việt –

Nga đã đạt được những thành quả to lớn

Về chính sách và cơ chế hợp tác, hai Bên thực sự coi trọng và có nhu cầuhợp tác với nhau trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, vị trí của mỗi nước trongchính sách đối ngoại của nhau tăng đáng kể Nét nổi bật của quan hệ chính trịViệt - Nga có độ tin cậy cao với các hình thức hợp tác đa dạng

Kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2001 và Đối tác Chiếnlược toàn diện năm 2012 đến nay, quan hệ hợp tác Việt - Nga ngày càng pháttriển tốt đẹp cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế -thương mại, đầu tư, năng lượng, dầu khí, điện hạt nhân, an ninh - quốc phòng,giáo dục - đào tạo…, đồng thuận trong các vấn đề quốc tế và khu vực mà haiBên cùng quan tâm; phối hợp thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các địaphương hai nước, hoạt động giao lưu hữu nghị vì lợi ích của nhân dân hai nước.Hợp tác kinh tế Việt - Nga ngày càng được tăng cường với bốn lĩnh vực trụcột gồm: thương mại, đầu tư, dầu khí và năng lượng điện Kim ngạch songphương từ mức 500 triệu USD năm 2001, đã đạt gần 3 tỷ USD năm 2014 Tiếntrình đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hảiquan gồm: Nga - Kazakhstan và Belarus đang tiến triển thuận lợi Hai Bên đã

ký Tuyên bố chung kết thúc đàm phán Hiệp định tháng 12/2014, hợp tác tronglĩnh vực đầu tư có nhiều khởi sắc Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí không ngừngphát huy hiệu quả đối với nền kinh tế mỗi nước Không chỉ dừng lại ở hướngtruyền thống là thăm dò và khai thác, hai Bên đang mở rộng hợp tác sang cáclĩnh vực mới là lọc hóa dầu, sản xuất nhiên liệu cho động cơ chạy khí và Ngacung cấp dầu thô dài hạn cho Việt Nam Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

đã tạo khuôn khổ cho các doanh nghiệp của hai nước đẩy mạnh hợp tác đầu tư

Trang 19

[Phạm Bình Minh (2015), Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga: 65một chặng đường, link bài viết: https://baochinhphu.vn/quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nga-65-nam-mot-chang-duong-102178337.htm]

Nói đến quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga không thể không nói tới tầmquan trọng của hợp tác quốc phòng - an ninh và kỹ thuật quân sự Trong bốicảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng, hai Bên đanghợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này, đóng góp thiết thực vào việc duy trì môitrường hòa bình và ổn định, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế ở mỗi nước.Hàng trăm ngàn du khách Nga và Việt Nam cùng gần 10 ngàn người Việt hiệnđang sinh sống, làm ăn kinh doanh tại Nga chính là sợi dây bền chặt gắn kết haiquốc gia; góp phần không ngừng củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diệnViệt - Nga Hợp tác giữa Hội hữu nghị hai nước Việt - Nga hoạt động tích cực,giữ vai trò là cầu nối gắn kết hai dân tộc

Năm 2015, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bangNga tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường quan hệ chính trị tin cậy thôngqua trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao thường niên; trao đổi đoàn cấp cao; tiếp tụcủng hộ lẫn nhau và phối hợp lập trường chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế.Nhìn lại một quá trình đã qua, quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Ngađược xây dựng và phát triển trên nền tảng của tình hữu nghị gắn bó giữa hai dântộc và đã được kiểm chứng qua những biến động của lịch sử Tiếp tục củng cố

và không ngừng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam –Liên bang Nga, phát huy truyền thống tương trợ và luôn ủng hộ lẫn nhau trongbất cứ hoàn cảnh nào chính là nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân hai nước,góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trêntoàn thế giới

1.2 Cơ sở thực tiễn về quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga

Trang 20

1.2.1 Khái quát quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga trước năm 2012

1.2.1.1 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (1950-1991)

Mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã được hìnhthành từ rất sớm và trải qua hai giai đoạn Người đã có công kiến tạo và đặt nềnmóng vững chắc cho mối quan hệ này không ai khác chính là lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc Cách đây 112 năm, ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Nhà Rồng, Chủ tịch HồChí Minh - lúc này mang tên Nguyễn Tất Thành, bắt đầu cuộc hành trình ranước ngoài đi tìm con đường giải phóng dân tộc Trải qua nhiều gian nan, vất

vả, với hai bàn tay trắng của mình, vào ngày 30/6/1923, Người đã đặt chân đượctới nước Nga Xô Viết – quốc gia đứng đầu của khối xã hội chủ nghĩa lúc bấygiờ, khi tìm ra chân lý thời đại, rằng “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đườnggiải phóng cho các dân tộc và cả loài người”, trong đó có dân tộc Việt Nam Từđây, hành trình giải phóng dân tộc của Bác đã được chủ nghĩa Mác – Lênin soisáng, cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ ChíMinh đã giúp nhân dân nước Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Và kết quả cuối cùng là khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam

Qua đó, ta có thể thấy được mối liên hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga

là vô cùng sâu sắc Ngoài ra, quan hệ song phương này còn được thể hiện quanhiều giai đoạn lịch sử trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác như: ngoại giao,kinh tế, quốc phòng,…

Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, việc phát triển quan hệ với Liên

Xô luôn là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều cách khác nhau

đã bày tỏ mong muốn “làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù oánvới một ai”, trước hết là với Liên Xô Song việc tìm kiếm “bạn đồng minh” củanhà nước Việt Nam non trẻ không hề dễ dàng Có nhiều lý do bên trong và bên

Trang 21

ngoài khiến Liên Xô chưa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Namtrong nửa sau những năm 40 của thế kỷ XX và phải mất gần 5 năm thì mối quan

hệ giữa Việt Nam và Liên Xô mới được xác lập Từ đó mở ra nhiều cơ hội hợptác và phát triển trên nhiều lĩnh vực cho cả hai nước

Trên lĩnh vực ngoại giao, trong khi nhân dân Việt Nam đang căng mình

chống thực dân Pháp xâm lược, vào ngày 14/1/1950, Chính phủ nước Việt NamDân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giaovới các nước trên thế giới Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Việt Nam,tháng 1/1950, Liên Xô cũng như các nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã lầnlượt công khai thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, góp phần khẳng địnhđịa vị pháp lý chính đáng của chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân lần đầu tiênđược xác lập ở Việt Nam Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với cục diện kháng chiến chống thực dân xâm lược đang trong giai đoạnquyết định của nước ta Đánh giá ý nghĩa của sự kiện này, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nói: “Thắng lợi chính trị đó sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sựsau này”

Sau khi quan hệ Việt Nam – Liên Xô được thiết lập, hai bên đã ra sức xâydựng và phát triển mối quan hệ hào hữu này trên nên tảng quan hệ về chính trị,thông qua việc hai bên đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao này vào ngày30/1/1950 Đây là một dấu mốc quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng

ta nói riêng và của Việt Nam ta nói chung Trong giai đoạn này, với việc đượcTrung Quốc lẫn Liên Xô là những nước đầu tiên, sau đó là các nước xã hội chủnghĩa khác lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã phá

vỡ được thế bao vây cô lập về mọi mặt của thế lực đế quốc thực dân, nhất là vềchính trị Tại các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, với tư cách là mộtcường quốc ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, một đồng chủ tịch Hội nghịGeneva về Việt Nam, Liên Xô đã quyết lên án hoạt động phá hoại Hiệp địnhcủa bọn đế quốc và tay sai, yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của

Trang 22

Hiệp định, tiến tới Tổng tuyển cử và thống nhất đất nước Mối quan hệ chặt chẽđặc biệt giữa hai nước được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, kĩ thuật, kinh

tế, quân sự, giáo dục, đặc biệt là việc nhân dân Việt Nam và toàn thế giới đềucoi Liên Xô như người anh cả, nhà viện trợ lớn đối với công cuộc kháng chiếngiành độc lập và xây dựng đất nước của Việt Nam nói riêng và các nước khác

đã và đang trong quá trình giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung

Sau khi thắng lợi quân xâm lược Pháp, Việt Nam còn phải đối mặt với một

kẻ thù còn hùng mạnh hơn trước gấp bội, đó là đế quốc Mỹ Đây là một trongnhững thời kỳ diễn ra nhiều biến động phức tạp nhất trong quan hệ quốc tế Đó

là sự bất đồng ngày càng lớn giữa các đảng phái cầm quyền trong các nước xãhội chủ nghĩa về chiến lược và sách lược cách mạng, sự phát triển mạnh mẽ củaphong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào không liên kết trongkhung cảnh căng thẳng của chiến tranh lạnh Đông – Tây Bối cảnh quốc tế đó

đã tác động sâu rộng tới quan hệ Việt Nam – Liên Xô Song, nhờ những nỗ lựcchung của lãnh đạo hai nước, đặc biệt là từ phía Việt Nam, quan hệ Việt Nam –Liên Xô từng bước được xây dựng vững chắc và phát triển ngày càng toàn diệntrên cơ sở các hiệp định, hiệp ước và nghị định song phương Ngày 12/7/1955,Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm hữu nghị chính thức Liên Xô lần đầu tiên với tưcách là một nguyên thủ quốc gia Trong dịp này, hai nước đã ký các hiệp địnhhợp tác, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho các quan hệ hợp tác cụ thể nhiều mặt củaViệt Nam với Liên xô Về phía nước bạn, đã có nhiều chuyến thăm Việt Namlần lượt của Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Vorosilov năm 1957, chuyếnthăm của Bộ trưởng Liên Xô A.N Kosyghin ngày 6/2/1965… Trong khoảng 20năm, từ tháng 7 năm 1955 đến hết năm 1975, Chính phủ Liên Xô đã ký với phíaViệt Nam tổng cộng 19 Hiệp định, 1 Hiệp ước và 1 Nghị định thư Trong đó cótrên 50% là hiệp đinh về việc Liên Xô viện trợ, giúp đỡ Việt Nam trong hầu hếtcác lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật,…

để Việt Nam thực hiện các kế hoạch khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, tăng

Trang 23

cường tiềm lực quốc phòng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước điđến thắng lợi.

Trong những năm sau đó, Việt Nam đã nhiều lần cử các đoàn đại biểu cấpcao của Đảng, Chính phủ, Quốc hội sang thăm hỏi Liên xô để bàn thảo nhữngvấn đề quan hệ song phương và quốc tế, ký kết nhiều văn bản hợp tác trên cáclĩnh vực khác nhau Về phía Liên Xô, vào tháng 2/1965, Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng Liên Xô A.N Kosygin thăm chính thức Việt Nam, “góp phần quan trọngvào việc củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác anh em giữa Liên Xô vàViệt Nam”

Năm 1975, Việt Nam hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,chính thức xây dựng nên một nhà nước Việt Nam thống nhất theo con đường

Xã hội Chủ nghĩa Lúc bấy giờ, quan hệ Việt Nam – Liên Xô vẫn không ngừngđược củng cố và phát triển Ngay sau khi giải phóng được miền Nam, Bí thư thứnhất Đảng Lao động Việt Nam lúc bấy giờ là Lê Duẩn đã sang thăm hữu nghịchính thức Liên Xô để cảm ơn sự giúp đỡ to lớn mà Liên Xô đã dành cho Việt

Nam Ngày 31/11/1978, hai nước đã đi đến quyết định ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện Xô – Việt Đây được coi là đỉnh cao của sự hợp tác giữa hai

nước và đánh dấu một sự kiện quan trọng trong chính sách đối ngoại của ViệtNam Hiệp ước này có ý nghĩa đặc biệt trong hoàn cảnh quan hệ Việt Nam –Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia đang xấu đi nghiêm trọng và chiến tranhvới hai nước đó đã xảy ra Sau sự kiện ký kết hiệp ước trên, quan hệ hai nướcphát triển về mọi mặt: quan hệ giữa hai Nhà nước, hai Đảng, quan hệ kinh tếthương mại, hợp tác về khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo… Hiệp ước này, xét

về khía cạnh sâu xa, nhằm bảo vệ cho Việt Nam với tư cách là đồng minh chiếnlược của Liên Xô Cũng theo đó, Việt Nam đã cho Liên Xô thuê cảng CamRanh trong 25 năm, cho đến năm 2004 để làm căn cứ quân sự, trạm theo dõitrên biển, duy trì sự có mặt chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, đây được coi làđối trọng của các căn cứ quân sự của Mỹ tại Philippin Đối với Việt Nam, sự

Trang 24

hiện diện của lực lượng hải quân Liên Xô trên lãnh thổ của mình đã giúp ViệtNam đảm bảo an ninh trên biển, chống lại những mối đe dọa quân sự từ Mỹ,Trung Quốc,…

Đến giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, do tình hình quốc tế và mỗi nước,những nhân tố mới bắt đầu xuất hiện trong quan hệ Việt – Nga Năm 1985, Đạihội Đảng lần thứ XXVII của Đảng Cộng sản Liên Xô chính thức thông quađường lối cải tổ Ở Việt Nam, Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng Cộng sản ViệtNam cũng thông qua đường lối đổi mới Trong khi cả hai nước đang tiến hànhđổi mới, trong chuyến thăm Liên Xô của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vào

tháng 5/1987, hai Bên đã ra Tuyên bố chung khẳng định sẽ duy trì về phát triển

hợp tác Sau tuyên bố này, mặc cho có những lần Liên Xô ra tay viện trợ lớncho Việt Nam như trong khủng hoảng kinh tế (1986-1990), nhưng do sự thayđổi trong chủ trương đối ngoại của mỗi nước và khó khăn về kinh tế của Liên

Xô, cả hai Bên đã nhận định “đã tới lúc phải chuyển sự hợp tác kinh tế - thươngmại theo chiều hướng dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung” theo như Đại sứLiên Xô Khamidumin phát biểu vào tháng 12/1990 khi nhậm chức tại ViệtNam Tuy nhiên, với thực tế là Liên Xô đã tan ra vào năm 1991, hai Bên đãkhông có cơ hội nào để thực hiện chủ trương mới

Trên lĩnh vực kinh tế, quan hệ Việt - Xô giai đoạn 1975 - 1991 có quy mô

lớn hơn nhiều so với thời kỳ 1950 - 1975 Trao đổi hàng hóa tăng nhanh về sốlượng Trong những năm 1976 - 1980, xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng 2,5lần so với những năm 1971 - 1975 Tính đến năm 1982, kim ngạch xuất nhậpkhẩu tăng 60 lần so với năm 1958 Từ năm 1981 đến 1985 trao đổi hàng hóatheo hiệp định thương mại đạt 5400 triệu rúp, từ 1986 đến 1990 đạt 7800 triệurúp Liên Xô cung cấp cho Việt Nam những mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất

và đời sống của nhân dân như: kim loại, sản phẩm dầu mỏ, phân bón, máy mócthiết bị và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác Đổi lại, Việt Nam xuất sang Liên Xômột số khoáng sản, các sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng

Trang 25

gia công…Bên cạnh hoạt động trao đổi hàng hóa, hai bên còn mở rộng và pháttriển các hình thức hợp tác khác Ngày 19/6/1981, Việt Nam và Liên Xô ký hiệpđịnh thành lập xí nghiệp liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địaphía nam Việt Nam (Vietsopetro) Liên doanh này bắt đầu khai thác dầu từ năm

1986 Tháng 1/1985, hai bên ký hiệp định hợp tác sản xuất rau quả Ngoài ra,quan hệ trực tiếp giữa bạn hàng hai nước cũng được khuyến khích Năm 1989,kim ngạch trao đổi hàng hóa trực tiếp đạt khoảng 30 triệu rúp Ngoài hoạt độngtrao đổi hàng hóa, từ năm 1975 đến 1990, Liên Xô tiếp tục dành cho Việt Namnguồn viện trợ to lớn để khôi phục và phát triển kinh tế Chỉ trong 5 năm (1976

- 1980), khối lượng viện trợ đã bằng cả 20 năm trước đó (1955 - 1975) Viện trợcủa Liên Xô bao gồm lương thực, máy móc, dầu mỏ…Ngoài ra, Liên Xô còngiúp Việt Nam vốn và kỹ thuật để xây dựng hàng loạt công trình, xí nghiệpphục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Có thể kể ra đây các côngtrình tiêu biểu như nhà máy thủy điện Hoà Bình, thủy điện Trị An, nhà máynhiệt điện Phả Lại, nhà máy xi măng Bỉm sơn… Trong năm 1985 những xínghiệp được xây dựng với sự trợ giúp kỹ thuật của Liên Xô đã sản xuất được47% tổng số điện năng của cả nước, khai thác 85% sản lượng than đá, 52% sảnlượng thiết, 100% apatit, 100% axit sunfuaric, 50% xi măng, 37% sản lượng chè

và các sản phẩm khác Từ những số liệu nêu trên, có thể thấy rằng quan hệ kinh

tế Việt –Xô từ sau năm 1975 có sự phát triển vượt bậc Các hình thức hợp táccũng phong phú hơn Đáng chú ý là, Liên Xô tiếp tục dành cho Việt Nam nguồnviện trợ kinh tế to lớn (dưới hình thức cho vay hoặc viện trợ không hoàn lại).Trong điều kiện Việt Nam vừa phải tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh,vừa phải chịu sự bao vây, cấm vận từ phía Mỹ, sự trợ giúp của Liên Xô có ýnghĩa hết sức lớn lao Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế theo “cơ chế kế hoạch tậptrung cứng nhắc” và dựa trên sự giúp đỡ thương mại của Liên Xô đối với ViệtNam cũng bộc lộ nhiều hạn chế Nó không đem lại sự khởi sắc cho nền kinh tếcủa mỗi nước cũng như không kích thích được sức sản xuất Những năm cuốithập niên 1980, khi Việt Nam và Liên Xô đang tìm cách thoát ra khỏi khủng

Trang 26

hoảng, hai nước cũng đồng thời nhận thấy cần có sự thay đổi trong hợp tác kinh

tế Ông Khamidulin-vị Đại sứ Liên Xô được cử sang Việt Nam tháng

12/1990-đã phát biểu: “Liên Xô và Việt Nam chia sẻ quan điểm cho rằng 12/1990-đã tới lúc phảichuyển sự hợp tác kinh tế-thương mại theo chiều hướng dựa trên các chuẩn mựcquốc tế chung.” Trên thực tế, do sự tan rã của Liên bang Xô viết vào năm 1991,hai bên không có cơ hội để thực hiện sự thay đổi đó [Lâm Anh (2019), Hợp tácDầu khí: Điểm sáng trong quan hệ hữu nghị Việt Nam – LB Nga, Tạp chí HộiDầu khí Việt Nam, link bài viết: https://petrovietnam.petrotimes.vn/hop-tac-dau-khi-diem-sang-trong-quan-he-huu-nghi-viet-nam-lb-nga-537167.html]

Trên lĩnh vực quốc phòng, kể từ khi ký hiệp định Hữu nghị và hợp tác năm

1978, ngoài các điều khoản về hợp tác kinh tế, văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹthuật trong hiệp định, còn chú trọng đến việc hợp tác quốc phòng - an ninh củanhau Trong các điều khoản của hiệp định, điều 6 quy định rằng “Các bên ký kết

sẽ tham khảo ý kiến của nhau về tất cả các vấn đề quốc tế lớn ảnh hưởng đến lợiích của cả hai nước Trong trường hợp một trong các bên trở thành đối tượngcủa một cuộc tấn công hoặc đe dọa tấn công, các bên ký kết sẽ ngay lập tức bắtđầu tham vấn lẫn nhau để loại bỏ mối đe dọa đó và thực hiện các biện pháp hiệuquả phù hợp đảm bảo hòa bình và an ninh cho quốc gia của hai bên.” [Hà MỹHương(2019), Từ Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Liên Xô đến Hiệpước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nga: Điềucòn mãi và điều thay đổi cùng làm nên giá trị, Tạp chí Cộng sản, Link bài viết:https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/-oi-ngoai2/-/2018/504356/]

Thông qua hiệp ước này, Việt Nam được bảo đảm về mặt an ninh từ Liên

Xô để đối phó lại một loạt xung đột căng thẳng trong những năm 1980, khiTrung Quốc tiến hành chiến tranh biên giới 1979 Liên Xô dựa trên những cânnhắc lợi hại đã tiến hành các hoạt động viện trợ vũ khí khẩn cấp, cử một đoàntướng lĩnh cố vấn sang Việt Nam, cùng với đó là tiến hành tập trận trên đất liềncác quân khu Viễn Đông và lãnh thổ Mông Cổ và trên biển của hạm đội Thái

Trang 27

Bình Dương nhờ sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô mà Việt Nam có thể vừa mộtlúc đối đầu với Trung Quốc ở phía Bắc vừa truy quét quân Khmer đỏ ở phíaNam.[ [Trịnh Thái Bằng (2013), Giải mật cuộc tập trận quy mô chưa từng cónăm 1979, Báo Tiền phong, Link bài viết: https://tienphong.vn/giai-mat-cuoc-tap-tran-quy-mo-chua-tung-co-nam-1979-post615751.]

Đến những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục giành những khoảnviện trợ quân sự dồi dào hàng năm cho Việt Nam giúp Việt Nam xây dựng quânđội chính quy hiện đại hơn đây là giai đoạn mà Liên Xô giúp Việt Nam xâydựng mô hình sư đoàn bộ binh cơ giới theo mô hình của Liên Xô Những khoảnviện trợ quân sự hằng năm có trị giá hơn 1 tỷ USD được kéo dài cho đến khiLiên Xô giải thể [Hồ Trung Nghĩa (2016), Liên Xô đã giúp Việt Nam cho đếnkhi “lực kiệt” như thế nào?, Báo Vietnamnet, Link bài viết:https://infonet.vietnamnet.vn/lien-xo-da-giup-viet-nam-cho-den-khi-luc-kiet-nhu-the-nao-141842

Giai đoạn này các trang bị trong biên chế quân đội Việt Nam được Liên

Xô viện trợ thay mới giúp tăng cường đáng kể khả năng quân sự của Việt Namtrước các mối đe doạ bên ngoài, Liên Xô tiếp tục tiếp nhận các cán bộ Việt Namsang học tập vận hành trang thiết bị quân sự tiên tiến Số lượng cố vấn Liên Xôtăng lên đáng kể chỉ trong giai đoạn 1979-1980 đã có hơn 8000 cố vấn Liên Xôtại Việt Nam và con số này tăng lên cho đến trước khi Liên Xô giải thể [TrịnhThái Bằng(2013), Liên Xô "chia lửa" với Việt Nam trong chiến tranh biên giớithế nào?, Báo Dân Việt, Link bài viết: https://dantri.com.vn/the-gioi/lien-xo-chia-lua-voi-viet-nam-trong-chien-tranh-bien-gioi-the-nao-1368336169

Đến những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục giành những khoảnviện trợ quân sự dồi dào hàng năm cho Việt Nam giúp Việt Nam xây dựng quânđội chính quy hiện đại hơn đây là giai đoạn mà Liên Xô giúp Việt Nam xâydựng mô hình sư đoàn bộ binh cơ giới theo mô hình của Liên Xô Những khoảnviện trợ quân sự hằng năm có trị giá hơn 1 tỷ USD được kéo dài cho đến khiLiên Xô giải thể.[ [Hồ Trung Nghĩa(2016), Liên Xô đã giúp Việt Nam cho đến

Trang 28

khi “lực kiệt” như thế nào?, Báo Vietnamnet, Link bài viết:

nhu-the-nao-141842.]

https://infonet.vietnamnet.vn/lien-xo-da-giup-viet-nam-cho-den-khi-luc-kiet-Giai đoạn này các trang bị trong biên chế quân đội Việt Nam được Liên

Xô viện trợ thay mới giúp tăng cường đáng kể khả năng quân sự của Việt Namtrước các mối đe doạ bên ngoài, Liên Xô tiếp tục tiếp nhận các cán bộ Việt Namsang học tập vận hành trang thiết bị quân sự tiên tiến Số lượng cố vấn Liên Xôtăng lên đáng kể chỉ trong giai đoạn 1979-1980 đã có hơn 8000 cố vấn Liên Xôtại Việt Nam và con số này tăng lên cho đến trước khi Liên Xô giải thể [Trịnh

Thái Bằng (2013), Liên Xô "chia lửa" với Việt Nam trong chiến tranh biên giới thế nào?, Báo Dân Việt, Link bài viết: https://dantri.com.vn/the-gioi/lien-xo-chia-lua-voi-viet-nam-trong-chien-tranh-bien-gioi-the-nao-1368336169.]

Ngoài các hoạt động viện trợ, cố vấn Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựngcác cơ sở, xí nghiệp quốc phòng nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng sảnxuất và bảo dưỡng vũ khí, trang thiết bị hiện đại

Năm 1979, Chính phủ hai nước ký quyết định sử dụng chung căn cứ quân

sự tại Vịnh Cam Ranh, hiệp định có thời hạn 25 năm đến năm 2004 và tự độnggia hạn thêm 10 năm Sau khi ký kết hiệp định các quân nhân thuộc hạm độiThái Bình Dương, Liên Xô bắt đầu đổ bộ lên Vịnh Cam Ranh tiến hành xâydựng cơ sở vật chất phục vụ cho các nhu cầu hoạt động của hạm đội, từ giaiđoạn này Vịnh Cam Ranh chính thức làm căn cứ quân sự hải ngoại của Liên Xôsuốt 24 năm [Tiến Thưởng (2014), Cam Ranh - 24 năm làm căn cứ quân sự của Liên Xô, Báo Vnexpress, Link bài viết: https://vnexpress.net/cam-ranh-can-cu-quan-su-lung-lay-mot-thoi-2930501-p2.html]

Vào những năm cuối 80 của thế kỉ XX, khi Trung Quốc tiến hành đánhchiếm các đảo tại Quần đảo Trường Sa, Liên Xô tuy đóng quân ở Vịnh CamRanh nhưng vì bầu không khí Liên Xô vào giai đoạn này thay đổi nên không cóhoạt động nào giúp lực lượng hải quân Việt Nam chống chọi lại hải quân Trung

Trang 29

Quốc tại Quần đảo Trường Sa Tuy vậy, Liên Xô với tình hình khó khăn về mặtkinh tế ở trong nước vẫn giúp xây dựng hoàn thiện cho Việt Nam lực lượngKhông quân - Hải quân với chi phí hoàn toàn do Liên Xô tài trợ không hoàn lại,đây là một trong những lực lượng đóng vai trò bảo vệ biển đảo của Việt Namtrong những năm về sau Đến khi Liên Xô giải thể vào năm 1991, hợp tác quân

sự Việt - Xô cũng chấm dứt hoàn toàn, các hoạt động viện trợ Liên Xô nhằmxây dựng hoàn chỉnh quân đội Việt Nam phải kết thúc trong dang dở

Trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo, từ năm 1955-1975, nhiều văn bản liên

quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được ký kết giữa Việt Nam và Liên

Xô Ngày 27/8/1955, Hiệp nghị giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vàChính phủ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết về vấn đề học tập củacông dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại các trường trung và cao cấp củaLiên Xô được ký kết Chính phủ Liên Xô đồng ý tiếp nhận lưu học sinh ViệtNam sang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp của Liên Xô và chucấp hoàn toàn mọi kinh phí cho lưu học sinh Ngày 15/2/1957, Việt Nam vàLiên Xô ký Hiệp định hợp tác văn hóa, thỏa thuận những điều khoản hợp tácgiữa hai nước trên các lĩnh vực: khoa học và giáo dục, văn học, nghệ thuật, điệnảnh, thông tin, báo chí, phát thanh Ngày 7/3/1959, Hiệp định về hợp tác khoahọc - kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô được ký kết, trong đó quy định việctrao đổi trên tất cả các lĩnh vực khoa học, gửi chuyên gia, trao đổi những thànhtựu trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật Ngày 23/6/1964, Việt Nam và Liên Xô

ký Kế hoạch hợp tác văn hóa và khoa học kỹ thuật, trong đó quy định nhữngđiều khoản trao đổi giữa hai nước về các lĩnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục

năm 1964 Ngày 27/10/1966, hai nước ký Biên bản kết quả hội đàm về việc tiếp

nhận cán bộ kỹ thuật và công nhân Việt Nam sang học tập và thực tập tại cáctrường dạy nghề, các xí nghiệp và công trường của Liên Xô Từ năm 1964-

1975, hằng năm hai nước Việt Nam - Liên Xô đều ký các Kế hoạch hợp tác văn hóa và khoa học kỹ thuật Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng làm nền tảng

Trang 30

cho sự giúp đỡ, viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo những năm 1955-1975 [Elena Nikulina(2020), Sự giúp đỡ của Liên Xô đặt nền móng cho những thành công của Việt Nam ngày hôm nay, Sputnik Việt

-Nam, Link bài viết: lien-xo-dat-nen-mong-cho-nhung-thanh-cong-cua-viet-nam-ngay-hom-nay-9623204.]

https://sputniknews.vn/20201022/su-giup-do-cua-Từ năm 1978 đến năm 1991, sau khi ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàndiện giữa Liên Xô và Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công tác giúp

đỡ Việt Nam đào tạo các chuyên gia trên các lĩnh vực, Chính phủ Liên Xô giànhmột hướng ưu tiên cho công tác thực tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cácnghiên cứu sinh và đội ngũ cán bộ quản lý ở tất cả các cấp, các ngành ở ViệtNam, đáp ứng nhu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi

cả nước Thực hiện mục tiêu đó, trong khuôn khổ hiệp ước hữu nghị và hợp táctoàn diện giữa Liên Xô và Việt Nam, chính phủ hai bên đã ký kết nhiều hiệpđịnh, nghị định thư về hợp tác giáo dục và đào tạo Trong đó có Hiệp định về sựhợp tác đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn củaViệt Nam trong lĩnh vực quản lý kinh tế các năm từ 1981 đến 1985 Theo hiệpđịnh này, hàng năm, ngoài các thực tập sinh, các sinh viên Việt Nam được vàonghiên cứu và học tập trong các học viện, các trường đại học và cao đẳng ởLiên Xô, từ năm 1980 đến năm 1981, Chính phủ Liên Xô còn tiếp nhận 10 bộtrưởng, thứ trưởng và 70 cán bộ lãnh đạo trung cao cấp khác của Việt Nam sangLiên Xô để tập, bồi dưỡng, thời gian từ 4 tháng đến 22 tháng Từ năm 1982 –

1985, số lượng này được gia tăng hơn, mỗi năm có 30 bộ trưởng, thứ trưởng vàtương đương, cùng 300 cán bộ lãnh đạo trung cao cấp khác của Việt Nam sangLiên Xô để bổ túc, nâng cao trình độ, thời gian từ 10 đến 22 tháng [Cục văn thư

và lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III: Hợp tác Việt Nam và Liênbang Nga trong lĩnh vực đào tạo – qua triển lãm tài liệu lưu trữ, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2011, tr 227.]

Trang 31

Chỉ trong 41 năm, từ năm 1950 đến năm 1991, Liên Xô đã tiếp nhận vàđào tạo gần 50.000 công dân Việt Nam Trong đó có khoảng 30.000 người ởtrình độ đại học, ngót 3.000 phó tiến sĩ, khoảng 200 tiến sĩ khoa học và hàngchục vạn công nhân kỹ thuật, giáo viên dạy nghề, thực tập sinh Riêng tronglĩnh vực quân sự, có hơn 13.000 quân nhân Việt Nam được Liên Xô đào tạo khábài bản.

Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, việc đào tạo cán bộ Việt Nam trênquê hương Cách mạng tháng Mười vẫn được Liên Bang Nga – quốc gia kế tụcLiên Xô duy trì trên một cơ sở mới Hằng năm Nga cấp cho Việt Nam trên 250suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học theo tinh thần các Hiệp định vềhợp tác trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo giữa Việt Nam và Liên bang Nga.Tóm lại, quan hệ Việt Nam - Liên Xô (1950 – 1991) có thể coi là hình mẫucủa quan hệ quốc tế giữa các nước trong khối Xã hội Chủ nghĩa trong giữa haithế kỉ XX, XXI Đặc biệt là trong hoàn cảnh Việt Nam đang gặp nhiều khókhăn, sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình và đầy hiệu quả về chính trị, kinh tế và quân

sự của nhân dân Liên Xô dành cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấutranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước đã góp phần quan trọng giúpnhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng với Đại thắng mùa Xuân năm

1975 Trong công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, Việt Nam tiếp tụcnhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, to lớn và toàn diện của Liên Xô Hàng chụcngàn cán bộ, chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô đã trở thành lựclượng nòng cốt trong công cuộc đổi mới của Việt Nam Với sự hỗ trợ của Liên

Xô, các ngành chủ chốt của nền kinh tế quốc dân Việt Nam như năng lượng,công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật, văn hóa – giáo dục,… đã đượcxây dựng và không ngừng phát triển, phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến thiếtđất nước Bước vào những năm cuối của thập niên 80, do những sai lầm trongđường lỗi lãnh đạo của Gorbachev đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ởLiên Xô Sự kiện này đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến mối quan hệ giữa hai nước

Trang 32

Tuy nhiên, mối quan hệ thủy chung, nghĩa tình giữa Việt Nam và Liên Xô vẫnmãi mãi khắc sâu trong lòng nhân dân của hai nước và cũng là nền móng chomối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga sau này.

1.2.1.2 Quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga (1991-2012)

Bước vào cuối năm 1991, Liên Xô giải thể, 15 nước cộng hòa thành viêncủa Liên Xô bước ra vũ đài quốc tế với tư cách những quốc gia độc lập, có chủquyền, chủ thể pháp lý quốc tế được các nước khác thừa nhận Riêng Liên bangNga với tư cách “quốc gia kế tục”, trở thành nước kế thừa Liên Xô trong cácmối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam Nhưng cũng từ đâytính chất quan hệ Việt - Nga thay đổi sâu sắc Đây là thời kỳ khó khăn nhấttrong quan hệ hai nước, khi mối quan hệ này rơi vào trạng thái ngưng trệ, suygiảm mạnh trên tất cả các lĩnh vực Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn trước hết từviệc cả hai bên đều xác định lại các lợi ích quốc gia và các ưu tiên đối ngoại.Những năm này, Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “Định hướng Đại TâyDương”, coi việc cải thiện và phát triển quan hệ với Mỹ và các nước tư bản pháttriển phương Tây là ưu tiên số một Việt Nam đã điều chỉnh chính sách đốingoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, trong đó đặt ưu tiên hàng đầucho việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực.Ngoài ra, sự thụ động của cả hai nước trước những thay đổi quá nhanh của tỉnhhình quốc tế, mà hệ quả là trong khi cơ chế quan hệ truyền thống bị đổ vỡ thì cơchế mới chưa kịp thiết lập đã cản trở quan hệ hai bên phát triển

Hơn nữa, trong bối cảnh nước Nga rơi vào tình thế gần như bị cô lập trêntrường quốc tế, Việt Nam vẫn là một đối tác thủy chung với Nga Việt Nam chorằng, bất luận những thay đổi trong không gian “hậu Xô viết”, việc duy trì quan

hệ với Nga và các nước khác từng là thành viên của Liên Xô là cần thiết, là đápứng lợi ích nhiều mặt của Việt Nam

Trang 33

Trong lĩnh vực ngoại giao: Để khôi phục mối quan hệ hợp tác truyền thống

này, việc đầu tiên là tạo dựng một khuôn khổ, một nền tảng pháp lý mới choquan hệ Việt Nam - Nga “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệhữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga”, đãđược hai nước ký kết ngày 16/6/1994 Đây là văn bản pháp lý thay thế Hiệp ướchữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam ký năm 1978, xác định cácnguyên tắc mới cho quan hệ Việt Nam - Nga, đó là: Tôn trọng chủ quyền quốcgia, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp công việc nội bộ của nhau;bình đẳng và cùng có lợi Kể từ thời điểm lịch sử này, quan hệ Việt Nam - Ngabắt đầu có những tiến triển tích cực, ngày càng được nâng lên tầm cao mới vềchất

Tháng 8/1998, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã thăm chính thức Liênbang Nga Hai bên đã khẳng định sự mong muốn phát triển quan hệ songphương và đã ký Tuyên bố chung Nga - Việt

Từ ngày 28/2 đến ngày 2/3/2001, đã diễn ra chuyến thăm chính thức HàNội của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin Đã ký Tuyên bố chung vềquan hệ đối tác chiến lược, nghị định thư liên chính phủ về việc rà soát cơ sởđiều ước - pháp lý và hiệu lực các hiệp ước và hiệp định song phương, và cácvăn kiện ngành khác Từ đây, khuôn khổ quan hệ Việt Nam – Liên bang Ngatrong thế kỷ XXI đã được chính thức hóa

Tháng 3/2001, Việt Nam và Nga đã xác lập mối quan hệ song phương lêntầm đối tác chiến lược nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống VladimirPutin Nga là nước đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Các chuyến thăm cấp cao được hai nước thực hiện khá thường xuyên, tạo

ra những chuyển biến quan trọng: hơn 40 hiệp định, hiệp ước, văn bản thỏathuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết, tạo điều kiện cho việc xúc tiếnmạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược đôi bên cùng có lợi đi vào chiều sâu Hoạt

Trang 34

động ngoại giao được triển khai tích cực trên cả 3 kênh (ngoại giao nhà nước,ngoại giao chính đảng và ngoại giao nhân dân), lĩnh vực hợp tác cũng ngày càngđược mở rộng Cơ chế đối thoại chiến lược Việt - Nga được thiết lập và bắt đầu

đi vào hoạt động, mở đầu bằng cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao của hai nướcvào tháng 11/2008 Đáng chú ý là ngoài những vấn đề quan hệ song phương,lãnh đạo hai nước thông qua các cuộc gặp chính thức tại mỗi nước và bên lề cáchội nghị, các diễn đàn, tổ chức quốc tế cùng bàn thảo về những vấn đề chính trị

- an ninh quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, tạo nên sự đồng thuận cao Tạicuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 17 (tổ chức ở Singapore,tháng 11/2009), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Đ Medvedev

đã thảo luận về những định hướng và biện pháp đưa quan hệ đối tác chiến lượcViệt - Nga lên tầm cao hơn trong thời gian tới

Ngày 27/7/2012, hai nước ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan

hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại: Sau khi Liên Xô tan rã (tháng

12/1991), quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi giữa Việt Nam và Liên bangNga tiếp tục được coi trọng và phát triển Quan hệ hai nước dần phục hồi vàngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện

Khối lượng buôn bán Việt - Nga tụt giảm một cách chưa từng thấy, năm

1992 còn gần 10% so với kim ngạch mậu dịch Việt - Xô năm 1990, năm 1993đạt 135,4 triệu USD

Trong tình hình đó, lãnh đạo các cấp hai nước Việt Nam và Liên bang Nganhận thức được tính cấp bách của việc khôi phục mối quan hệ hợp tác truyềnthống này, song việc đầu tiên phải làm là tạo dựng một khuôn khổ, một nền tảngpháp lý mới cho quan hệ Việt Nam - Nga Bởi nếu căn cứ Hiệp ước năm 1978(Điều 9), thì Hiệp ước “có giá trị trong 25 năm và sẽ được mặc nhiên gia hạnthêm từng mười năm một nếu một trong hai Bên không tuyên bố muốn chấm

Trang 35

dứt hiệu lực của Hiệp ước bằng cách thông báo cho Bên kia biết 12 tháng trướckhi Hiệp ước hết hạn”, nghĩa là trên danh nghĩa Hiệp ước năm 1978 vẫn tồn tại,song trên thực tế đã không còn hiệu lực trong quan hệ Việt - Nga Do đó, hainước đã soạn thảo một văn bản pháp lý khác thay thế Hiệp ước năm 1978 Kếtquả là, ngày 16/6/1994, “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữunghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga” đã được haiBên ký kết tại Thủ đô Moskva, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng VõVăn Kiệt sang Nga Bản Hiệp ước năm 1994 gồm 12 Điều, là văn kiện hợp tácViệt Nam – Liên bang Nga ở cấp độ cao nhất và rất toàn diện, thậm chí toàndiện hơn so với Hiệp ước năm 1978.

Ngoài quan hệ kinh tế, các mối quan hệ khác giữa hai nước cũng chỉ đượcxúc tiến ở mức thấp và nhiều khi mang tính hình thức Trên diễn đàn quốc tế, sựphối hợp giữa các nỗ lực ngoại giao và việc tham khảo quan điểm lẫn nhau vềcác vấn đề quốc tế và khu vực cũng bị gián đoạn và ngưng trệ Thậm chí, trongquan hệ chính trị đôi lúc có những trở ngại Một số thế lực thù địch chống ViệtNam, lợi dụng địa bàn Nga hòng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” vớiViệt Nam, kích động gây chia rẽ cộng đồng người Việt tại Nga

Tuy vậy, ngay ở giai đoạn này cả Việt Nam và Nga đều đã nhận thấy sựbất cập và bất lợi do mối quan hệ bị ngưng trệ Cho nên, đã bắt đầu xuất hiệnnhững nỗ lực đầu tiên từ hai phía nhằm khôi phục quan hệ

Bắt đầu là chuyến thăm Nga của Phó thủ tướng Trần Đức Lương năm1992; cuối tháng 7/1992, Phó Thủ tướng Nga Makharadze sang thăm Việt Nam

và đã chuyển thư của Tổng thống B Yelstin gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấnmạnh Nga tiếp tục mọi cam kết của Liên Xô với Việt Nam Tháng 5/1993, PhóThủ tướng Nga Y Iarov sang Việt Nam, dự khóa họp lần thứ 2 Ủy ban liênchính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, kĩ thuật Hai bên ký hiệpđịnh về việc Nga kế thừa Hiệp định hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí mà Liên

Xô ký với Việt Nam năm 1981 và các hiệp định về hàng không, hàng hải và

Trang 36

đánh thuế hai lần Tháng 10/1993, Bộ Trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầmsang thăm Nga, hai bên đã ký các hiệp định về hợp tác văn hóa, khoa học kỹthuật và đi lại của công dân Trong thời gian này, Nga đang bắt đầu điều chỉnhchính sách đối ngoại, chú trọng hơn đến hướng Châu Á - Thái Bình Dương vàcác bạn hàng cũ tại khu vực.

Nhờ lực đẩy của hợp tác chính trị - ngoại giao, quan hệ kinh tế Việt - Ngangày càng có những tiến triển tích cực, nhất là những năm gần đây Về thươngmại, nếu như trong năm 2000, kim ngạch ngoại thương hai chiều chỉ đạt363,117 triệu USD, thì từ năm 2005 đến nay đã vượt mức 1 tỉ USD; đặc biệtnăm 2008 lên đến hơn 1,6 tỉ USD (tăng 62,4% so với năm 2007), trong đó ViệtNam xuất khẩu sang Nga 671,9 triệu USD (tăng 46,4%), nhập khẩu từ Nga969,6 triệu USD (tăng 75,5%) [Thanh Thủy(2009),Đoàn kết hữu nghị, hợp tác

và phát triển, Báo Đà Nẵng, Link bài viết:https://www.baodanang.vn/channel/5399/200906/viet-nam-lien-bang-nga-doan-ket-huu-nghi-hop-tac-va-phat-trien-1988479/]

Tháng 9 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Nga, kýcác hiệp định liên Chính phủ về giải quyết nợ của Việt Nam vay trước đây trướcNga, về hợp tác liên khu vực, Năm 2000, chính phủ Nga quyết định xóa 85%khoản nợ trị giá 11 tỷ USD mà Việt Nam còn nợ Liên Xô 15% còn lại (1,65 tỷUSD) được Nga ưu đãi, cho chi trả dần trong 23 năm, dưới hình thức các khoảnđầu tư.[Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hoàng Giáp (2008), Hợp tác chiến lược Việt- Nga Những quan điểm, thực trạng và triễn vọng, Nxb Chính Trị Quốc Gia,tr50-

tr60]

Thương mại song phương hai nước đã đạt tới 550 triệu USD vào năm2001; Nga xuất khẩu sang Việt Nam máy móc và thép; trong khi Việt Nam xuấtkhẩu sang Nga lúa gạo và vải vóc Hai nước cũng giữ vững mối quan hệ tronglĩnh vực năng lượng với việc liên doanh Vietsovpetro khai thác dầu thô tại mỏdầu Bạch Hổ [ Sở ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, Quan hệ đối tác chiến lược

Trang 37

toàn diện Việt-Nga: 65 năm một chặng đường, link bài viết: https://sngv.thuathienhue.gov.vn/?gd=13&cn=232&tc=1852]

Từ ngày 26 đến ngày 28/3/2002, Thủ tướng Liên bang Nga MikhailKasyanov thăm chính thức Hà Nội, hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải vàTổng Bí thư Nông Đức Mạnh

Hai nước duy trì cơ chế “Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học - kỹ thuật” đồng thời thành lập “Hội đồng Doanhnghiệp Việt Nam – Liên Bang Nga” nhằm trao đổi biện pháp tăng cường hợptác và hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp hai nước

-Vào ngày 20/11/2006, nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết,Tổng thống Liên bang Nga V Putin đã thăm chính thức Việt Nam sau khi tham

dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14 Hai nhà lãnh đạo đã ký Tuyên

bố chung về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thácdầu khí; và chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, gồm thỏathuận về hợp tác chiến lược giữa Công ty cổ phần mở GAZPROM và TổngCông ty Dầu khí Việt Nam; thỏa thuận hợp tác về giám sát hoạt động ngân hànggiữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga;thỏa thuận khung về hợp tác giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngânhàng Tiết kiệm Liên bang Nga; chương trình hành động chung giai đoạn 2007 -

2008 về việc triển khai Hiệp định hợp tác du lịch giữa Chính phủ Việt Nam vàChính phủ Liên bang Nga

Năm 2007, Việt Nam và Nga đã công nhận lẫn nhau có nền kinh tế thịtrường, tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp của nhau thâm nhập thị trường.Gần 5% con số chính thức người Việt tại Nga là sinh viên theo học bằng họcbổng của chính phủ Nga [Thông Tấn xã Việt Nam (2018), Quan hệ Việt Nam -Nga tiếp tục phát triển thực chất, bền vững, Tạp chí Cộng sản, Link bài viết:https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/

Trang 38

2018/53144/quan-he-viet-nam -nga-tiep-tuc-phat-trien-thuc-chat%2C-ben-Về đầu tư, năm 2008, Nga có 59 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 376,36triệu USD (vốn thực hiện đạt trên 233 triệu USD), tập trung vào các lĩnh vựctrồng và chế biến cao su, vận tải biển, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,dầu khí Còn Việt Nam có 11 dự án đầu tư vào Nga với tổng số vốn trên 34 triệuUSD, tập trung vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm, may mặc, giày dép, sảnxuất đồ gỗ Đặc biệt, chỉ 6 tháng đầu năm 2009, Nga đã có 2 dự án đầu tư mớivào Việt Nam với số vốn đăng ký lên tới 329,8 triệu USD, đứng thứ 5 trongtổng số 35 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian này [Hà

Mỹ Hương(2010), Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga qua 60 năm thăng trầmcủa lịch sử,Tạp chí Cộng sản,Link bài viết: https://tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/225/quan-he-viet-nam -lien-bang-nga-qua-60-nam-thang-tram-cua-lich-]

Trong lĩnh vực quốc phòng: Là lĩnh vực hợp tác có bề dày truyền thống

giữa hai, những năm gần đây có bước phát triển về chất Quan hệ hợp tác quốcphòng và kỹ thuật quân sự Việt – Nga được đánh giá là ổn định, vững chắc, đạthiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc tăng nhiều hiểu biết và tin cậy lẫnnhau

Quan hệ Việt – Nga trên các lĩnh vực khác nhau như khoa học – kỹ thuật,văn hóa - giáo dục cũng càng ngày càng sôi động hơn, đạt hiệu quả cao hơnthông qua các cơ quan như Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Trung tâm Khoahọc và văn hóa Nga tại Việt Nam, Hội hữu nghị Việt – Nga, Hội hữu nghị Nga– Việt…

Là một đất nước đang hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế, Việt Namthực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác vàphát triển với chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các

Trang 39

mối quan hệ quốc tế theo phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy vớitất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.

Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước,mục tiêu của đối ngoại quốc phòng là thiết lập và phát triển quan hệ về quốcphòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nhằm gópphần vào công cuộc xâu dựng đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cốquốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ vững hòa bình và an ninh ởkhu vực và trên thế giới

Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, an ninh của Việt Namkhông thể tách rời an ninh khu vực nói riêng và an ninh của thế giới nói chung.Hợp tác quốc phòng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì hòa bình,

ổn định trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng

để thực hiện các mục tiêu quốc phòng của Việt Nam Chính vì thế, Việt Namchủ trưởng mở rộng đối ngoại quốc phòng, tham gia ngày một tích cực vào cáchoạt động hợp tác quốc phòng, an ninh của khu vực và của cộng đồng quốc tế.Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quảcác mối quan hệ quốc phòng song phương, đồng thời tích cực tham gia vào cáchoạt động hợp tác quốc phòng đa phương Việt Nam đẩy mạnh quan hệ đốingoại quốc phòng dưới mọi hình thức như trao đổi các đoàn quân sự các cấp,tham vấn – đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế…nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin vàngăn ngừa xung dột

Trên nền tảng của Hiệp ước hợp tác mới năm 1994 và với những điều kiệnthuận lợi trong tình hình mỗi nước cũng như những nỗ lực bền bỉ của lãnh đạo

và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã được nâng lênmức cao hơn vào tháng 3/2001, khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lượcnhân chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Vladimir Putin Liên bang

Trang 40

Nga là nước đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và trongkhuôn khổ mới đó, quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga đã và đang phát triểnmột cách toàn diện.

Quan hệ chính trị Việt – Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng

cố Trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việcphát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Từ năm 2008, hai nước đã thiết lập cơ chế Đối thoại chiến lược Ngoại giao– Quốc phòng – An ninh thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao.Ngoài ra, trong giai đoạn trước 2012 Việt Nam tiến hành việc hiện đại hóaquân đội thông qua các hợp đồng mua sắm vũ khí từ Nga, vào năm 1994 để đặtmua 6 tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27SK và Su-27UBK(phiên bản 2 chỗ ngồi) Đơn hàng đã bàn giao đầy đủ trong năm 1995 Sau đóđến năm 1996, Việt Nam và Nga lại ký hợp đồng cung cấp 6 chiếcSu-27SK/UBK tiếp theo, chúng được giao hàng trong giai đoạn 1997 -1998.Đây là một trong những bước khởi đầu cho việc hiện đại hóa quân đội với

ưu tiên là lực lượng hải quân và không quân phục vụ cho công cuộc đấu tranhchủ quyền biển đảo về sau Từ năm 2004 đến năm 2012 Việt Nam đã đặt mua

và đã nhận được hơn 20 chiếc theo hợp đồng đã ký [Dmitry Shorkov (2021),

“Hiện đại hóa Su 27.Tại sao Việt Nam chọn Belarus?”, Sputnik Việt Nam, link

bài viết: nam-chon-belarus-8513852.] https://sputniknews.vn/20200122/hien-dai-hoa-su-27-tai-sao-viet-nam-chon-belarus-8513852.]

https://sputniknews.vn/20200122/hien-dai-hoa-su-27-tai-sao-viet-Thông qua những hợp đồng mua sắm vũ khí cho thấy hai nước luôn coi trọngmối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, gắn bó từ lâu Bộ Quốc phòng ViệtNam luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Bộ Quốc phòng LB Nga,tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga, phùhợp với Tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ViệtNam-LB Nga Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Ngày đăng: 21/05/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w