1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao giai đoạn 2016 2020

155 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong khoảng thời gian

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

DƯƠNG THANH HẰNG

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM-

ẤN ĐỘ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

DƯƠNG THANH HẰNG

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM -

ẤN ĐỘ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Dương Thanh Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SƠ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO 11

1.1 Một số khái niệm liên quan 11

1.2 Cơ sở hình thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Ấn Độ 13

1.3 Những yếu tố tác động đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao 35

Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRÊN LĨNH CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO GIAI ĐOẠN 2016-2020 56

2.1 Hoạt động đối ngoại Đảng trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 2016-2020 56

2.2 Hoạt động ngoại giao Nhà nước trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 2016-2020 62

2.3 Hoạt động đối ngoại nhân dân trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 2016-2020 77

Chương 3: ĐÁNH GIÁ, TRIỂN VỌNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 84

3.1 Đánh giá về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 2016-2020 84

3.2 Triển vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong thời gian tới 100

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian tới 107

KẾT LUẬN 114

TÓM TẮT LUẬN VĂN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 124

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADMM+ ASEAN Defence Ministers'

ASEM The Asia-Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN

BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ

CIVETS Colombia, Indonesia,

Vietnam, Egypt, Turkey, and South Africa

Sáu quốc gia thị trường mới nổi được ưa chuộng - Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập,

Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi CPI Communist Party of India Đảng Cộng sản Ấn Độ

CPI-M Communist Party of India

(Marxist)

Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít

EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á

FEALAC Forum for East Asia-Latin

America Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh

UN United Nations Liên hợp quốc

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 6

Từ lâu, hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã hình thành mối quan hệ hữu nghị truyền thống dựa trên sự tương đồng về lịch sử, văn hóa Mối quan hệ Việt Nam và Ấn Độ được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng, sau này được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước cùng nhau dày công vun đắp Hai dân tộc luôn chia sẻ và ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước

Đặc biệt, tháng 7-2007 đánh dấu cột mốc lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với sự tin cậy và chia sẻ lợi ích chung Kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, quan hệ hợp tác Việt - Ấn đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng, khoa học - công nghệ, kinh tế - thương mại Trong đó, chính trị - ngoại giao vẫn là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ Tiếp đó, tháng 9-2016, quan

hệ song phương Việt Nam và Ấn Độ nâng cấp từ Đối tác chiến lược lên thành Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Ấn Độ tích cực hợp tác trên các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo

Trải qua gần 50 năm kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1972), quan hệ Việt Nam - Ấn Độ không ngừng phát triển qua 5 trụ cột:

Trang 7

2 chính trị, kinh tế, năng lượng, an ninh - quốc phòng, văn hóa - giáo dục - du lịch

và hiện đang đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ kinh tế để tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp mà hai nước vốn có Quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng gắn bó và phát triển thông qua các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao các cấp, trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đều đến thăm Ấn Độ Việt Nam cũng đã đón Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ tới thăm Việt Nam

là một trụ cột chính và là đối tác quan trọng trong chính sách Hướng Đông của

Ấn Độ Ngược lại, Ấn Độ cũng có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung

Bước sang thế kỷ XXI, thế giới có nhiều biến chuyển sâu sắc, cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, sự gia tăng về thương mại, đầu tư, Các quốc gia buộc phải tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới Đặc biệt, đầu năm 2020, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona (Covid-19) không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh của các quốc gia trên thế giới,

mà còn làm xáo trộn chương trình nghị sự của các quốc gia và quan hệ quốc

tế, báo hiệu những thay đổi về vị thế, mối quan hệ và sự hợp tác giữa các quốc gia trong tương lai

Bên cạnh kết quả và những lợi ích mà hai bên đạt được, quan hệ Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước khó khăn, thách thức khi đặt vào bối cảnh chung của các mối quan hệ quốc tế mang tính ràng buộc lẫn nhau Hiện nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cũng chịu sự tác động của chính sách “Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương” của Mỹ cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc; sự thay đổi chính sách của EU, Nga, Nhật Bản, Trung Đông, các quốc gia vùng Đông Bắc Á và ASEAN

Trang 8

3 Nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là vấn đề lớn, quan trọng, do đó đã có những công trình đề cập đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên phương diện hợp tác song phương Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong khoảng thời gian từ năm 2016 - tức là từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược cho đến năm 2020 - thời điểm có nhiều sự biến chuyển trong quan hệ quốc tế Với những lý do trên, để nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về quan hệ

đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ, luận văn lựa chọn vấn đề

“Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 2016-2020” làm chủ đề nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn

Độ dưới nhiều góc độ khác nhau Có thể chia các công trình đó thành các nhóm sau:

2.1 Sách, đề tài khoa học

Cuốn “Lịch sử Ấn Độ”, do tác giả Vũ Dương Ninh (Chủ biên) Nội

dung chủ yếu của cuốn sách đề cập đến lịch sử Ấn Độ nên quan hệ Việt - Ấn

từ khi hai nước có quan hệ đến những năm 90 của thế kỷ XX

Cuốn “Ấn Độ xưa và nay” của tác giả Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý

(Chủ biên) Cuốn sách giới thiệu một cách khái quát về đất nước, con người, lịch sử Ấn Độ xưa và nay; về quan hệ Ấn - Việt thời kỳ lịch sử Cổ - Trung đại đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX

Cuốn “Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2000” do tác giả Trần Thị Lý (Chủ biên) Bằng việc phân tích những

nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ, cuốn sách đã làm rõ thành tựu mà Ấn Độ đạt được trên lĩnh vực: Kinh tế và đối ngoại thập niên cuối của thế kỷ XX Cuốn sách cũng đề cập đến chính

Trang 9

4 sách Hướng Đông và sự tăng cường hợp tác về mọi mặt của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á từ 1991 đến 2000

Cuốn “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI đến nay” của tác

giả Đỗ Thanh Hà Trên cơ sở khái quát, đánh giá khách quan về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những giai đoạn lịch sử cụ thể, cuốn sách làm rõ: mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI; những nhân tố tác động đến sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: từ sự tương đồng về văn hóa, lịch sử, những tiền đề lịch sử, sự biến chuyển của bối cảnh quốc tế và khu vực cho đến quá trình chuyển biến tư duy đối ngoại của hai nước

Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới, tầm nhìn mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa

học quốc tế, gồm 2 tập Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học, trong đó tập 1 gồm các bài đề cập đến: Những vấn đề chung, bối cảnh mới, tầm nhìn mới tác động đa chiều đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; Tập 2 gồm các bài

đề cập đến: Bối cảnh, tầm nhìn mới trong quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ Việt Nam - Ấn Độ

Việt Nam - Ấn Độ 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế gồm 2 tập Cuốn sách tập hợp nhiều

bài viết của các nhà khoa học, trong đó đề cập đến nhiều lĩnh vực: Vấn đề chung, chính trị, ngoại giao, kinh tế - thương mại, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội, giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ, truyền thông

Cuốn Thông tin đối ngoại Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn do tác giả Phạm Minh Sơn (Chủ biên) Cuốn sách làm rõ: Thực trạng

hoạt động thông tin đối ngoại của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay

Cuốn Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại

của tác giả Lưu Thúy Hồng Trên cơ sở cung cấp những kiến thức cơ bản về

Trang 10

Cuốn Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế do Lê Hoài Trung (Chủ biên)

Tổng hợp những công trình đã công bố cho thấy: phần lớn các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trong tổng thể đường lối chính sách đối ngoại của Đảng, đề cập đến những nét lớn về quan

hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung

2.2 Một số luận văn, luận án:

Đã có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ ở chuyên ngành Quan hệ quốc tế và chuyên ngành Lịch sử Đảng nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam -

Ấn Độ:

"Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (2001-2012)", luận án tiến sĩ của Đỗ Thanh

Hà, nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2001 đến năm 2012 trên các lĩnh vực cụ thể: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ Luận án cũng khái quát lại những thành tựu cũng như phân tích nhũng hạn chế của mối quan hệ Việt Nam - Ấn

Trang 11

2017 trên các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ Nhận xét về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực giai đoạn 2007 - 2017 Đồng thời dự báo triển vọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đến năm

2026, từ đó dự báo triển vọng và khuyến nghị

“Mối quan hệ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ấn Độ từ

1991 đến 2002”, luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thu Hiền Luận văn làm rõ

mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật từ năm 1991 đến năm 2001

“Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1986 đến năm 2004”, luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hoàng Thị Điệp…

Các luận văn, luận án trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 2001

2.3 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài:

Đã có một số công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, được tổng hợp trên trang thông tin điện tử của: Nhóm Nghiên cứu Nam Á (www.southasiaanalysis.org); mạng quốc phòng

Ấn Độ (www.india-defence.com); Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột

Trang 12

7 (www.ipcs.org); Viện Nghiên cứu và Phân tích quốc phòng Ấn Độ (http://www.idsa.in) Trong đó có một số công trình, bài viết tiêu biểu như:

Cuốn “India foreign policy: Challanges and Opportunities” Atish Sinha,

Madhup Mohta (2007) [Error! Reference source not found.5] Công trình

nghiên cứu sâu về quan hệ đối ngoại và giới hạn trong chính sách đối ngoại của

Ấn Độ Trong phần Regional foreign policy, cuốn sách đã trình bày có hệ

thống về chính sách đối ngoại của Ấn Độ với các nước láng giềng, đặc biệt là chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, sự hội nhập kinh tế rộng lớn hơn ở châu

Á, mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á

Các bài viết được đăng tải và được dịch ra tiếng Việt: “Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Việt Nam: Sự hội tụ các lợi ích”, (India - Vietnam Strategic

Partnership: The Convergence of Interests), Subhash Kapila (2001);

“Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Việt Nam cần có động lực chính trị từ Ấn Độ” (India - Vietnam strategic partnership needs political impetus

from India - 2005);

“Việt Nam - Ấn Độ: đã đến lúc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược thực sự” (Vietnam - India: Time to make partnership truly strategic - 2007);

“Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: Sự cần thiết phải tăng cường hợp tác” (India

- Vietnam relations: Need for enhanced cooperation - 2008), Pankaj K Jha;

“Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: Chặng đường phía trước, (India -

Vietnam relations: The road ahead - 2007), Yogendra Singh;

Có thể khẳng định, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Trong các công trình khoa học nói trên, quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ nói chung được phản ánh ở nhiều mức độ Các công trình đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trên các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

Trang 13

8 Tuy nhiên, các công trình này đề cập đến những vấn đề lớn và dừng lại

ở vấn đề chung, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể về từng lĩnh vực Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy, đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -

Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao Do đó, đây là cơ sở và là nguồn tư liệu quý giúp tác giả tham khảo và định hướng về nội dung trong quá trình thực hiện đề tài

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 2016-2020, luận văn đưa ra dự báo về triển vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đề xuất những khuyến nghị nhằm củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian tiếp theo

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ và những nhân tố tác động đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 2016- 2020

- Phân tích làm rõ thực trạng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quan hệ hai nước trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao giai đoạn 2016- 2020

- Đưa ra dự báo triển vọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ và đề xuất những khuyến nghị nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian tiếp theo

Trang 14

9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn 2016-2020

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ song phương Việt

Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao Luận văn giới hạn nghiên cứu về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên 3 kênh chính là Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước và Đối ngoại Nhân dân

Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm

2016-2020 và dự báo triển vọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam -

Ấn Độ tới năm 2030 Luận văn chọn mốc thời gian năm 2016 làm khởi điểm cho công trình nghiên cứu vì tháng 9 - 2016 Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện nhân thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế và các quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối đối ngoại được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới của Đảng (đại hội VI-XIII) và các văn kiện pháp lý mà Ấn Độ ký với Việt Nam và ASEAN làm cơ sở để nghiên cứu đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành: lịch sử và logic; phân tích tổng hợp; thống kê; so sánh; đối chiếu; dự báo, để làm rõ những vấn đề lý luận và khoa học trong quá trình thực hiện

đề tài

Trang 15

10 Trong đó, phương pháp phân tích được áp dụng nhằm nghiên cứu, phân tích những tiền đề xây dựng và phát triển chính sách đối ngoại của Ấn Độ qua các thời kỳ, đặc biệt trong giai đoạn trước 2016 Đồng thời phương pháp phân tích được vận dụng để tìm hiểu về tác động từ nền tảng quan hệ song phương

và đa phương tới vị thế của Ấn Độ và Việt Nam trong khuôn khổ chính sách Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá về những tác động trong quan hệ giữa hai nước và đối với tình hình an ninh khu vực

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập, tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói riêng và quan hệ quốc tế thời kỳ hiện đại của Việt Nam nói chung ở các trường đại học, các viện nghiên cứu chuyên ngành

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 16

11

Chương 1

CƠ SƠ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN

HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - ẤN ĐỘ

TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO

1.1 Một số khái niệm liên quan

Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện là cụm từ chỉ quan hệ ngoại giao giữa hai nước với nhau Quan hệ từ đối tác song phương, đối tác khu vực tới đối tác toàn diện, đối tác chiến lược

Đối tác: trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia là thuật ngữ dùng để

chỉ mối quan hệ cộng tác, hợp tác nhưng ở mức độ cao hơn và cụ thể hơn Đối tác bao gồm hai hoặc nhiều bên cùng hành động nhằm: Tăng cường hợp tác, hướng đến những mục tiêu chung; xây dựng những kênh cơ bản, cơ chế giải quyết bất đồng, tranh chấp; triển khai các biện pháp thúc đẩy quan hệ; thỏa thuận phương hướng đánh giá mức độ tiến bộ; chia sẻ thành tựu hợp tác Mối quan hệ đối tác thể hiện sự gần gũi, bình đẳng, có đi có lại Các quan hệ đối tác khá linh hoạt về hình thức, tùy thuộc mức độ phát triển quan

Chiến lược: Không phải là một lĩnh vực mà là một tầm vóc quan trọng

cấp cao Nó thường đòi hỏi có thêm cơ chế và chính sách/kế hoạch để thực hiện Hai bên có thể hợp tác cấp thấp và không cần thiết lập cơ chế

Trang 17

12 (institution) để hợp tác, mà chỉ cần qua các chính quyền địa phương hay sở, cục trung ương

Đối tác chiến lược: Là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt

và có giá trị lâu dài với thời gian Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau có thể cả lĩnh vực an ninh quân sự Nếu hợp tác ở tầm vóc chiến lược thì thường phải có phần cứng (institution) và phần

mềm (policy)

Quan hệ đối tác chiến lược: Trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc

gia, người ta thường phân định ra thành 4 cấp độ từ thấp đến cao: Đối tác (partnership) - đối tác toàn diện (comprehensive partnership) - đối tác chiến lược (strategic partnership) và mức cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership)

Quan hệ đối tác chiến lược là thuật ngữ chỉ mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian Mối quan hệ này gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi

có thể bao gồm cả lĩnh vực an ninh quân sự

Về nguyên tắc, quan hệ đối tác chiến lược phải có cơ chế và chính sách

để thực hiện, các hoạt động hợp tác không nhất thiết phải ở cấp cao, mà có thể diễn ra ở từng ngành hoặc địa phương chỉ cần thông qua hệ thống chính quyền hoặc sở, ban, ngành

Đối tác chiến lược toàn diện: hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược

toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi, đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược

Đến năm 2020, Việt Nam có quan hệ với 3 đối tác chiến lược toàn diện là: Trung Quốc (2008), Nga (2012) và Ấn Độ (2016); 17 đối tác chiến lược (bao

gồm cả 3 nước là đối tác chiến lược toàn diện) trong đó có 5 đối tác là các quốc

Trang 18

13 gia chủ chốt trong ASEAN, gồm: Nga (2001), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức và Italy (2011), Thái Lan, Indonesia, Singapore và Pháp (2013), Malaysia và Philippines

(2015), Úc (2018), New Zealand (2020); 13 đối tác toàn diện là: Nam Phi

(2004), Chile, Brazil, Venezuela (2007), Argentina (2010), Ukraine (2011), Hoa

Kỳ, Đan Mạch (2013); Myanmar, Canada (2017), Hungary (2018), Brunei, Hà Lan (2019)

Đối với các nước trong khối ASEAN, hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với toàn bộ 9/9 nước thành viên (không tính Việt Nam) với 5 nước là đối tác chiến lược và 2 nước là đối tác toàn diện; 2 nước: Campuchia và Lào là quan hệ đặc biệt

1.2 Cơ sở hình thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-

Ấn Độ

1.2.1 Sự tương đồng giữa Việt Nam và Ấn Độ

* Tương đồng về địa lý:

Việt Nam và Ấn Độ là hai nước cùng nằm ở khu vực châu Á, có đường

bộ nối liền với Myanmar và đường biển kéo dài đến Indonesia và Thái Lan Hai nước có đặc điểm chung là đường bờ biển kéo dài, chiều dài lãnh thổ giáp biển và có bán đảo dọc theo đường biển chính nối liền Tây Á và Đông Á Đây được xem là một lợi thế quan trọng của Việt Nam và Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia châu Á thuộc khu vực Nam Á, phần lớn Ấn Độ nằm

ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương, là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích Với vị trí địa chính trị quan trọng ở châu Á nói riêng, thế giới nói chung, Ấn

Độ được coi là trục trung chuyển giữa phương Tây và phương Đông Với quy

mô lãnh thổ, vị trí địa lý như vậy, Ấn Độ có vai trò địa - chính trị quan trọng không chỉ đối với lục địa Á châu mà còn đối với cả thế giới

Việt Nam là quốc gia ở châu Á, khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế quan trọng Nằm trong khu vực Biển Đông, Việt Nam

Trang 19

14 được coi là một quốc gia biển Hầu hết các tuyến hàng hải đều đi qua vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của Việt Nam Vùng biển và ven biển của Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực

Ở Việt Nam cũng có sự tương đồng với địa lý Ấn Độ, Việt Nam có địa hình đa dạng với nhiều đồi núi, đồng bằng màu mỡ và được bồi đắp bởi hệ thống sông ngòi, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên nền nông nghiệp lúa nước

* Tương đồng về văn hóa:

Từ sự tương đồng về vị trí địa lý, Ấn Độ đã mở rộng ảnh hưởng của mình đến các nước Đông Dương bằng con đường truyền bá văn hóa Ấn Độ là cường quốc số một ở Nam Á, là nước có nền văn hóa phát triển lâu đời và đã trở thành một trong 4 cái nôi văn minh của nhân loại Đây cũng là nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới bao gồm: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo Ở Ấn Độ với nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó Ấn Độ giáo là tôn giáo chính, đạo Phật và đạo Hindu chiếm số đông

Việt Nam là đất nước trải dài bên bờ Biển Đông Do điều kiện tự nhiên

và lịch sử hình thành quốc gia - dân tộc cùng điều kiện kinh tế - xã hội, Việt Nam sớm có xu thế giao lưu, hội nhập, tiếp biển Việt Nam có nền văn hóa đa ngôn ngữ, giàu bản sắc Nền văn minh Đại Việt được xếp là một trong 34 nền văn minh đầu tiên của nhân loại

Cùng với sự tương đồng, gần gũi về vị trí địa lý, ngay từ những năm đầu thế kỷ, Việt Nam và Ấn Độ đã có mối giao lưu về văn hóa và thương mại Thời đó, các thương nhân và giáo sĩ từ Ấn Độ đến truyền giáo, giao thương và định cư ở Vương quốc Chămpa (nay là miền Trung Việt Nam) Đạo Phật và đạo Hindu đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giao lưu văn hóa giữa hai nước Văn hóa Chămpa mang đậm dấu ấn Hindu giáo Tiếp đó, đạo Phật

Trang 20

15

từ Ấn Độ được du nhập vào miền Bắc Việt Nam và sau đó trở thành một phần của văn hóa Việt Nam ngày nay Sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam là biểu tượng của giao thoa văn hóa, tôn giáo giữa hai nước Chính vì vậy, Việt Nam, Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng về văn hóa Hai nước cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Ấn Độ như tôn giáo, kiến trúc…Văn hóa Ấn Độ đã trở thành một

bộ phận của văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam Quá trình giao thoa văn hóa cũng chính là nền tảng của mối quan hệ truyền thống và lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ, hình thành nên cơ

sở vững chắc, ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu

* Quá trình phát triển mối quan hệ Việt Nam và Ấn Độ:

Cùng những tương đồng về địa lý và văn hóa, theo chiều dài lịch sử, Việt Nam và Ấn Độ vốn có quan hệ lịch sử từ hơn hai thế kỷ nay Mối quan

hệ này tiếp tục phát triển theo từng thời kỳ lịch sử Trong nửa đầu thế kỷ XX, quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ xích lại gần nhau hơn vì có sự tương đồng

về lịch sử Hai dân tộc đều trải qua ách nô lệ của thực dân phương Tây, cả hai nước cùng là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân và phải tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành độc lập dân tộc Việt Nam giành độc lập từ thực dân Pháp vào năm 1945 và nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2-9-1945 Ấn Độ giành được độc lập từ thực dân Anh vào năm 1947, sau đó là sự ra đời của nước Cộng hòa Ấn Độ ngày 26-1-1950

Sự tương đồng trong tư tưởng ngoại giao trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ được lãnh tụ Hồ Chí Minh, M.Gandhi, J.Nehru đặt nền tảng và được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, phát triển Quan hệ đối tác Việt Nam - Ấn Độ bắt đầu bước sang một trang mới, trong đó một dấu mốc quan trọng đó là cuộc gặp của hai nguyên thủ quốc gia của hai nước đã diễn ra tại Hà Nội năm 1945 ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, mở ra cơ hội cho quan hệ song phương Đặc biệt, trong tư

Trang 21

16 tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh và Nehru có nhiều điểm tương đồng và chính những điểm tương đồng này khiến cho hai dân tộc đã sớm tìm đến nhau Cùng trải qua hai thế kỷ làm thuộc địa, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng, luôn sẵn sàng tìm kiếm con đường hợp tác trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, thời gian này, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ có khuynh hướng thiên về kinh tế và kỹ thuật và từ những năm 1950, hợp tác chính trị bắt đầu

Đối với Việt Nam, sau một thời gian ngắn khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng, tháng 10-1954, Đoàn đại biểu cấp cao của Nước Cộng hòa Ấn Độ do Thủ tướng J.Nehru dẫn đầu đến thăm Việt Nam Đây là một một vinh dự lớn,

vì lần đầu tiên Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đón đoàn ngoại giao cao cấp quốc tế Chuyến thăm không chỉ là minh chứng về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đối với cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, mà quan trọng hơn là đã đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ giữa hai nước Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng J.Nehru

đã mở ra một bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hữu nghị Việt Nam -

Ấn Độ Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng lãnh sự quán tại Hà Nội Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu Đê-li Đến đây, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Tổng Lãnh sự vào năm 1956

Để đáp lại tình cảm và thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa Việt Nam -

Ấn Độ, tháng 2-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam sang thăm và làm việc tại Ấn Độ Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, nhất là trong việc giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định Geneve về việc chấm dứt chiến tranh xâm lược và công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, mà Ấn Độ có vai trò quan trọng là Chủ tịch Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định Geneve

Trang 22

Độ “luôn bên cạnh Việt Nam”

Cùng chung lý tưởng giải phóng dân tộc, hòa bình và phát triển, Ấn Độ

đã ủng hộ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước Ở Ấn Độ, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra đòi Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và công nhận Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; đồng thời chấm dứt ngay việc ném bom ở miền Bắc Việt Nam, đã thể hiện thái độ và sự ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam Tại Calcutta của Ấn Độ, phong trào ủng hộ Việt Nam chống

Mỹ xâm lược diễn ra ở khắp mọi nơi Nhân dân Ấn Độ hô vang khẩu hiệu

“Việt Nam - Ấn Độ là anh em” Đặc biệt, năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Chính phủ Cộng hòa Ấn Độ đã quyết định treo cờ tang một ngày trong cả nước và cử đoàn đại biểu do Ngoại trưởng Dinesh Singh dẫn đầu đến

Hà Nội dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh Ở nhiều địa phương của Ấn Độ cũng đã tổ chức lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh Khi Mỹ ném bom B.52 xuống Hà Nội, Ấn Độ là nước đầu tiên ngoài hệ thống XHCN tố cáo mạnh

mẽ Chính phủ Hoa Kỳ Chính phủ Ấn Độ cũng tuyên bố ủng hộ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam gia nhập Phong trào Không liên kết

Ngày 7-1-1972, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ bước sang một giai đoạn mới khi hai nước quyết định nâng tầm quan hệ ngoại giao lên cấp Đại sứ và chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ

Trang 23

18 Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, Thủ tướng Indira Gandhi đã gửi điện mừng tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam và cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ công cuộc thống nhất đất nước của Việt Nam Ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, ngay sau đó, Ấn Độ đã công nhận quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam Chính phủ Ấn Độ quyết định chuyển giao trụ sở Tổng Lãnh sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho đại diện của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Bên cạnh đó, Ủy ban Đoàn kết Việt - Ấn cũng được thành lập (1970), Hội hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam được thành lập (1977) và Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ (1982) đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển

Quan hệ chính trị giữa hai nước càng trở nên tốt đẹp hơn khi Ấn Độ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu biên giới Ấn Độ ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến đấu ở biên giới phía Tây Nam

và cứu dân tộc Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng 1979-1989 Đặc biệt, Ấn

Độ đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (2-1979) khi Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam Đồng thời Ấn Độ cũng ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán và các lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sự ra đời của Phong trào Không liên kết

- dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình mà Ấn Độ là một trong những nước đồng sáng lập và Việt Nam là một thành viên, đã tiếp tục củng cố nền tảng vững chắc cho mối quan hệ giữa hai nước Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại gắn với các nước XHCN, bạn bè truyền thống, trong đó Ấn Độ được xem là quốc gia quan trọng Chính sách đối ngoại của Ấn Độ cũng vì mục tiêu liên kết, hòa bình, chống chủ nghĩa thực

Trang 24

19 dân, luôn gắn bó ủng hộ Việt Nam Do vậy, sự tương đồng trong chính sách đối ngoại của hai nước là cơ sở để thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục được củng cố và phát triển

Giữa những năm 80, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Ấn Độ đều có sự điều chỉnh trong chính sách phát triển của mình, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước, Ấn Độ tiến hành cải cách để phát triển Cả hai nước Việt Nam - Ấn Độ đã có những bước phát triển mạnh

mẽ với cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế - xã hội và đường lối đối ngoại phù hợp với những chuyển biến của tình hình khu vực và thế giới

Việt Nam và Ấn Độ đều có quan điểm chung về những vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế, nhất là vấn đề chính trị - an ninh, chính sách đối ngoại, trật tự thương mại thế giới, an ninh phi truyền thống…Hiện nay, hai nước cùng chủ trương đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tạo môi trường hòa bình để tập trung phát triển kinh tế, mong muốn Đông Nam Á

và Nam Á hòa bình, phát triển; coi trọng thúc đẩy quan hệ với Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); có quan tâm chung về Biển Đông và sự trỗi dậy của Trung Quốc Mỗi nước đều mong muốn nước kia mạnh lên để tạo sự cân bằng, ổn định tại khu vực Lãnh đạo và nhân dân hai nước tin cậy lẫn nhau, có quyết tâm lớn thúc đẩy quan hệ song phương

Việt Nam và Ấn Độ có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực Hai nước đều là thị trường thương mại và đầu tư nhiều tiềm năng, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú, gần gũi về địa lý Nhiều ngành, lĩnh vực là thế mạnh của nước này là điểm hạn chế của nước kia, tạo ra nhu cầu hợp tác, liên kết với nhau Hiện nay, với tiềm lực dồi dào và vị thế ngày càng lớn mạnh, Ấn Độ mong muốn muốn vươn lên trở thành cường quốc tầm cỡ toàn cầu Trong bối cảnh đó, Việt Nam được Ấn Độ coi là một trong những nhân

tố quan trọng trong chính sách Hướng Đông sang Hành động hướng Đông của mình Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ còn chia sẻ những lợi ích tương đồng,

Trang 25

20 điều đó tạo thành nền tảng cho hai nước duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự đến khoa học và công nghệ

Ấn Độ đã ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo với tư cách một nước lớn và là quốc gia có trách nhiệm đối với khu vực Bởi

cả hai nước Ấn Độ và Việt Nam đều có lợi ích địa - chiến lược, địa - chính trị

ở Biển Đông Do vậy, hai nước đều có nhu cầu phát huy quan hệ đối tác chiến lược, nhằm góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết hòa bình mọi tranh chấp về lãnh thổ trên Biển Đông trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó

có Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ đặc biệt Hai nước mặc dù không cùng ý thức hệ và chế độ chính trị - xã hội cũng không phải là những nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”, nhưng hai quốc gia đã tạo dựng được mối quan hệ mang tính hữu nghị và sự tin tưởng chân thành Những nền tảng đã tạo lập nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ, như: giá trị chung về văn hóa, tôn giáo; quan hệ hữu nghị, sự tin tưởng chân thành và nhu cầu bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông sẽ tiếp tục là những động lực phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian tiếp theo Chính nhờ nền tảng vững chắc dựa trên cơ sở hòa bình mà quan hệ giữa hai nước được không ngừng bồi đắp qua các thời kỳ và ngày càng được củng cố vững chắc

1.2.2 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Ấn Độ

Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam qua các thời kỳ, mối quan hệ Việt Nam và Ấn Độ được đánh giá cao Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất trước đây, cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển hiện nay Việt Nam luôn coi trọng phát

Trang 26

21 triển mối quan hệ đối với các nước Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ, một nước với nhiều tiềm năng phát triển

Cùng với đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam từng bước đổi mới tư duy về đối ngoại Đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được khẳng định trong các

kỳ Đại hội của Đảng

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng, chính sách đối ngoại được điều chỉnh theo hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa” các quan

hệ quốc tế, đưa các mối quan hệ đối tác đi vào chiều sâu Đảng chỉ rõ:

“Không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước Cộng hòa Ấn Độ, nước có vị trí đặc biệt quan trọng ở châu Á và trên thế giới, người bạn lớn đã luôn luôn dành cho nhân dân ta những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình” [200, tr.113] Có thể nói, Đại hội VI là Đại hội đổi mới, mở đầu cho sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại với các nước lớn trong khu vực và thế giới Trong số đối tác truyền thống, Ấn Độ vẫn giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam ĐCSVN khẳng định tiếp tục duy trì mối quan hệ bạn bè gắn bó trên cơ sở nền tảng lịch sử đã có trong

quan hệ giữa hai nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Đại hội nêu rõ: “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn là bạn với tất

cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát

triển” [177, tr.147]

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (6-1992) ra

Nghị quyết về đối ngoại, Đảng chủ trương rộng mở, đa dạng hóa, đa phương

Trang 27

22 hóa quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, về đối ngoại Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, gìn giữ và phát huy những truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996) xác định đường lối đối ngoại là:

“Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam luôn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, hợp tác nhiều mặt, đa phương và song phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng” [188, tr.41-42]

Đến Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001), đường lối đối ngoại của Đảng được cụ thể hóa rõ ràng và toàn diện hơn: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng

đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [19, tr.42]

Bước vào thế kỷ XXI, trên cơ sở của chính sách đối ngoại trước đó, Việt Nam đã xây dựng đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế hội nhập trong thời đại mới, trong đó hội nhập kinh tế được xem là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hội nhập quốc tế

Với chính sách đối ngoại rộng mở, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế

độ chính trị - xã hội, khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình Chính sách đối ngoại đúng đắn đã giúp Việt Nam vượt qua khó khăn, phát triển đất nước và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế Bên cạnh

đó, việc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, truyền thống tiếp tục

Trang 28

23 được duy trì, phát huy, trong đó Ấn Độ chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI

Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) nêu rõ: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế” [21, tr.112] Đại hội đề ra mục tiêu, đường lối, phương châm chỉ đạo hoạt động đối ngoại Nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững củng cố môi trường hòa bình, tạo các điều kiện kinh tế quốc tế thuận lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hoá, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đối ngoại phù hợp với tình hình mới Đại hội chỉ rõ mục tiêu đối ngoại là:

“nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” [222, tr.83] Về nhiệm vụ công tác đối ngoại, Đảng chủ trương tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình; nguyên tắc đối ngoại phải “bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”[222, tr.84]; phương châm của đường lối đối ngoại có điểm mới là hội nhập quốc tế “và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” [222, tr.83-84]; định hướng của chính sách đối ngoại được nêu thêm định hướng về giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ, ưu tiên đối tác và định hướng quan hệ ASEAN, đối ngoại Đảng, ngoại giao nhân dân

Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) chủ trương: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”[233, tr.153] “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục

Trang 29

24 đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương… Chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, thúc đẩy quan hệ với các đối tác lớn, đối tác quan trọng Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh Mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân” [233, tr.153-154]

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển đã được bổ sung và phát triển từ Đại hội VIII đến Đại hội XII một cách đồng bộ

và toàn diện với tư duy mới là chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia Trong đó, mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ được xây dựng, phát triển không chỉ trên cơ sở lợi ích địa - kinh tế, địa - văn hóa, địa - chính trị mà còn từ nền tảng tình cảm hữu nghị truyền thống giữa hai nước Điểm đáng chú ý là: mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chịu tác động

rõ nét của các nhân tố, khu vực buộc các nước phải có những điều chỉnh đường lối, chính sách đối ngoại cho phù hợp Khu vực châu Á- Thái Bình Dương nổi bật lên như một khu vực phát triển năng động nhất thế giới Trong

đó, khu vực Đông Nam Á cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự hợp tác của khu vực châu Á- Thái Bình Dương cũng như các nước trong ASEAN

Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã chủ động điều chỉnh chính sách đối ngoại; đẩy mạnh Chính sách Hướng Đông, từ khu vực Đông Nam Á, mở rộng ra khu vực Đông Á (thêm khu vực Bắc Á) xu hướng mở rộng ra châu Á- Thái Bình Dương Trong sự phát triển mới, Việt Nam có vị trí quan trọng

Trang 30

25 trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ Với vị thế địa - chính trị, địa - chiến lược của quốc gia và được coi là vị trí trung tâm trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, Việt Nam có điều chỉnh quan trọng trong đường lối

và chính sách đối ngoại của mình trên cơ sở đẩy mạnh xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đưa các quan hệ có vị trí quan trọng của Việt Nam đi vào chiều sâu hợp tác cùng phát triển Việt Nam ủng hộ Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và chủ trương không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác với Ấn

Độ cả về song phương cũng như trên các diễn đàn đa phương

Trên một tầm nhìn mới và sâu sắc hơn, có thể nhận thấy, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và sự tin tưởng chân thành giữa Việt Nam và Ấn Độ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển nhất là trong thời gian gần đây Các chuyến thăm của

lãnh đạo Đảng, Nhà nước được diễn ra thường xuyên Khuôn khổ quan hệ hai

nước được nâng lên thành hợp tác toàn diện nhân chuyến thăm Ấn Độ của

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5-2003) Hai bên ra Tuyên bố chung về khuôn

khổ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ, vì lợi ích chung của hai nước

Tiếp đó, năm 2007 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước Ngày 7-7-2007, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn

Dũng, hai bên ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -

Ấn Độ, đánh dấu bước đột phá mới cho quan hệ song phương trên các lĩnh

vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh- quốc phòng, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục

Quan hệ hai nước tiếp tục được duy trì và tăng cường thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao Thủ tướng hai bên thường xuyên tiếp xúc song phương tại các hội nghị cấp cao ASEAN, EAS, ASEM Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pratibha Patil (11-2008) và Thủ tướng Manmohan Singh (nhân dịp dự EAS và Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ tại Hà Nội, tháng 10-2010); chuyến thăm Ấn Độ của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị

Trang 31

26 Doan (9-2009) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2-2010) Tiếp đó, sau chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng và Tổng thống Ấn Độ trong tháng 8 và tháng 9, tháng 10-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm

và hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Các chuyến thăm cấp nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như thể hiện tiềm năng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Trong “Chính sách Hướng Đông”, Ấn Độ tập trung thúc đẩy nhiều hoạt động Đối với Việt Nam, Ấn Độ tập trung thúc đẩy hợp tác trong ngành dược phẩm, dệt may, nông nghiệp, chế biến nông sản, chế tạo hàng hóa những lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác

Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ tạo cơ sở để thúc đẩy hai nước cùng phát triển Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi tất cả các nước lớn đều quan tâm xác định lợi ích của mình Với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, ASEAN là 6 cực của khu vực và thế giới Trong số các cường quốc nổi lên ở châu Á, sự phát triển của Ấn Độ - một quốc gia tiêu biểu

và có ảnh hưởng ở khu vực châu Á được xếp sau sự phát triển của Trung Quốc

và đã thu hút sự quan tâm hợp tác của nhiều nước, trong đó có Việt Nam Đặc biệt với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc, thì Việt Nam luôn xem Ấn Độ - một cường quốc mới ở châu Á đang trở thành đối trọng của Trung Quốc - là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Có thể nói, phát triển quan hệ với Ấn Độ tiếp tục là một định hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Phát triển quan hệ song phương với Ấn Độ, góp phần giúp Việt Nam tạo được thế cân bằng trong ảnh hưởng của Trung Quốc, nâng cao vị thế trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ khi quan hệ Hoa Kỳ và Ấn Độ ngày càng cải thiện và xích lại gần nhau Cũng như Ấn Độ, Việt Nam cũng quan tâm, lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực Biển Đông Trên cơ sở đó, Việt

Trang 32

27 Nam đã chủ trương thực hiện tốt chính sách cân bằng giữa các nước lớn, bảo

vệ nền hòa bình bền vững cho đất nước Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng Từ nhận thức đó, Việt Nam tăng cường quan hệ với Ấn Độ sẽ tạo ra

vị thế cao hơn trong quan hệ với các nước khác, nhất là đối với các nước lớn

Do đó, Việt Nam coi Ấn Độ là nhân tố quan trọng trong chính sách cân bằng nước lớn của mình, “vì thực tế Ấn Độ có đủ khả năng đóng vai trò cân bằng với các nước lớn”

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, phát triển quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ sẽ là bước đi an toàn cho Việt Nam Do đó, Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Ấn Độ - một nước có vị trí ngày càng quan trọng ở khu vực và trên thế giới và được dự báo trong tương lai là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Cộng hòa Ấn

Độ Narendra Modi (9-2016), lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước thành Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam luôn khẳng định ủng

hộ Ấn Độ triển khai chính sách “Hành động phía Đông” và đóng vai trò lớn hơn ở khu vực và trên thế giới Thủ tướng Ấn Độ khẳng định, Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và trong phát triển quan hệ của Ấn Độ với ASEAN, tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới

Như vậy, với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, từng bước thoát khỏi thế cô lập; phát triển quan hệ với EU, Nhật Bản; thiết lập quan hệ bình thường với các tổ chức quốc

tế (Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới ), các cường quốc trên thế giới; từng bước gia nhập các tổ chức khu vực và trên thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO Nhờ vậy, Việt Nam đã giữ vững sự ổn định chính trị trong

Trang 33

28 nước, tạo được môi trường quốc tế thuận lợi chưa từng có để giữ vững hòa bình, an ninh và mở rộng hợp tác, tranh thủ vốn, kỹ thuật, tri thức, kinh nghiệm

để phát triển đất nước Vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế

Với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trong thực tế đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Đặc biệt, Việt Nam không ngừng củng

cố quan hệ với các bạn bè truyền thống, trong đó mối quan hệ hợp tác toàn diện với Ấn Độ chiếm một vị trí quan trọng và nhiều tiềm năng Việt Nam luôn đánh giá cao chính sách cải cách kinh tế, đường lối ngoại giao không liên kết, đa dạng hóa quan hệ của Ấn Độ và vị thế của Ấn Độ ở khu vực và trên thế giới Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp và hữu nghị giữa Việt Nam -

Ấn Độ cũng như Việt Nam với các nước Nam Á khác giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới, đồng thời góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại Hiện nay, Việt Nam cùng với Ấn Độ và các nước Nam Á khác đã cùng nhau hợp tác nhằm đối phó với các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại, quan hệ Việt Nam và Ấn Độ ngày càng được củng cố và phát triển Từ quan hệ song phương được nâng cấp lên “Đối tác chiến lược toàn diện” (9-2016), phản ánh sự phát triển sâu rộng, tin cậy và hiệu quả của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

1.2.3 Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam

Ấn Độ và Việt Nam và có quan hệ ngoại giao từ lâu đời Trong thời kỳ

1947-1958, quan hệ chính trị và thương mại Việt Nam - Ấn Độ được thiết lập

Năm 1953, Ấn Độ đưa ra “Đề nghị hòa bình 6 điểm” cho Đông Dương, tham gia

Ủy ban Giám sát quốc tế thi hành Hiệp định Giơnevơ; lập trụ sở đại diện tại Việt

Trang 34

29 Nam Dân chủ cộng hòa (1954) Thời kỳ này, Ấn Độ thực hiện chính sách cân bằng giữa hai miền Việt Nam Năm 1956, Ấn Độ đã thỏa thuận lập Tổng Lãnh

sự quán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền Sài Gòn Hiệp định thương mại đầu tiên giữa hai nước được ký kết vào năm 1956 Hai bên bắt đầu trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước: Thủ tướng Jawaharlal Nehru thăm Việt Nam (1954), Phó Tổng thống (1957) và Tổng thống (1959) thăm Việt Nam

Tháng 1-1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Chính phủ Việt Nam ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước

Năm 1977, Ấn Độ nâng quan hệ với Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lên cấp đại sứ, ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, thành lập Hội Hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam Ấn Độ ủng hộ Việt Nam đưa quân vào Camphuchia và phản đối Trung Quốc gây chiến tranh ở biên giới phía Bắc Việt Nam (1979) Hai bên tiếp tục trao đổi nhiều đoàn cấp cao: Thủ tướng R.Gandhi thăm Việt Nam (1985, 1988)

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi, Ấn Độ tiến hành công cuộc cải cách và mở cửa kinh tế mạnh mẽ, sâu rộng Tại khu vực Đông Nam Á, sau gần ba thập niên ra đời và phát triển, ASEAN ngày càng chứng tỏ

là một tổ chức hợp tác khu vực năng động và thành công, có quan hệ đối ngoại với nhiều nước lớn ở châu Á và thế giới Đây cũng là khu vực có vị trí địa - chiến lược quan trọng trên con đường giao thương quốc tế Trong khi đó, Trung Quốc đã và đang nổi lên mạnh mẽ, có quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN Về phía Ấn Độ, đây là khu vực vốn có mối quan hệ gần gũi trong lịch

sử Do đó, có nhiều lý do khiến Đông Nam Á trở thành khu vực được Ấn Độ quan tâm đặc biệt và muốn tăng cường quan hệ ở thời kỳ sau chiến tranh lạnh

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và ảnh hưởng sâu sắc của nước này ở khu vực Đông Nam Á tác động không nhỏ đến sự thay đổi chính sách của Ấn

Trang 35

tế mới tương xứng với tiềm lực của mình trong một trật tự thế giới mới đang hình thành

Từ tháng 6-1991, ngay sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao đã tiến hành một loạt điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ Theo thứ tự ưu tiên được Ấn Độ vạch ra từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, nhóm đối tác đầu tiên là các quốc gia thuộc khu vực Nam Á- khu vực láng giềng của Ấn Độ Nằm ở vị trí thứ hai là các cường quốc và các liên minh lớn như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, sau

đó, xếp thứ ba là các khu vực láng giềng mở rộng, bao gồm khu vực Tây Á, Trung Á, Đông Nam Á và các quốc gia ở Ấn Độ Dương Mục tiêu tổng quát của chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kỳ mới là: “nâng cao vai trò và

vị thế của Ấn Độ trong khu vực và thế giới, đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc châu Á và thế giới vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, giành vị trí xứng đáng trong trật tự thế giới mới”

Cùng với việc hoạch định và thực hiện đường lối đối nội, Ấn Độ đã đề

ra chính sách đối ngoại khoa học, hiệu quả, trong đó có Chính sách Hướng Đông (Look East Policy) Đây là một trong những điều chỉnh có ý nghĩa quan

trọng trong chính sách đối ngoại, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ nâng cao vị thế ở khu vực và quốc tế

Sự ra đời của Chính sách Hướng Đông (năm 1992) nhằm mục đích tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và lợi ích an ninh lâu dài của Ấn Độ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ bao

Trang 36

31 gồm 4 mục tiêu chính là: cải cách kinh tế, duy trì sự phát triển nhanh, hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và phát triển bền vững Trong Chính sách Hướng Đông, Việt Nam với vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, đã trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách này của Ấn Độ ở khu vực châu Á Việt Nam được Ấn Độ xác định là “cửa ngõ” để Ấn Độ vươn ra mở rộng với các nước trong khu vực

Song, thuật ngữ Chính sách Hướng Đông được sử dụng lần đầu tiên trong văn bản chính thức của Nhà nước Ấn Độ vào năm 1996 Những điều chỉnh cụ thể trong chính sách đối ngoại đã giúp Ấn Độ đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế và là một khả năng về hạt nhân, góp phần đưa Ấn Độ thoát khỏi khủng hoảng, phát triển mạnh mẽ, từng bước hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và được xem là “cường quốc đang lên” Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ được mở rộng ra cả khu vực Đông

Á Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Yashwant Sinha khẳng định “Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ không chỉ hạn chế 10 nước ASEAN mà đã mở rộng tới cả khu vực Đông Bắc Á - Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc” Mặc dù được mở rộng ra khu vực Đông Á, nhưng ASEAN vẫn được xác định là trọng tâm của chính sách, trong đó Việt Nam, vốn có sự ổn định cao về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng và có vị trí địa chính trị quan trọng đóng vai trò là mắt xích chiến lược trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ

ở Đông Nam Á, nhằm mục đích tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và lợi ích an ninh của Ấn Độ tại khu vực này

Trong xu thế hội nhập với khu vực châu Á, Ấn Độ xem Đông Nam Á như một cửa ngõ quan trọng Trong đó, Việt Nam giữ một vai trò quan trọng nhằm kết nối tính chiến lược của mối quan hệ giữa Ấn Độ và các quốc gia khác trong ASEAN và nâng mối quan hệ đó lên một tầm cao mới, nhằm mục đích tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và lợi ích an ninh của Ấn Độ tại khu vực này Ngoài ra, Việt Nam còn là một nhân tố quan trọng trong chiến

Trang 37

32 lược của các nước lớn tại khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản Do đó,

Ấn Độ xem Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là Chính sách Hướng Đông (và sau này là Chính sách Hành động hướng Đông)

Triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa nhưng có trọng tâm, trọng điểm trong mỗi giai đoạn, Ấn Độ đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản ); tăng cường quan hệ với châu Á đặc biệt là với các nước láng giềng Ấn Độ ưu tiên cho việc trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tạo lập các quan hệ với các nước có tiềm năng, chuyển trọng tâm ngoại giao từ chính trị sang ưu tiên phát triển kinh tế, tranh thủ thị trường và nguồn lực bên ngoài Ấn Độ tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường, ưu tiên giúp các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như công nghệ thông tin, dầu khí, cơ khí chế tạo, mở rộng hợp tác, đầu tư, Ngoài ra, Ấn Độ cũng chủ trương ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và tự do khai thác nguồn tài nguyên theo luật quốc tế, phản đối chính sách dùng vũ lực áp đặt, xâm chiếm lãnh thổ của nước khác, chống chính sách đe dọa nước nhỏ

Thực tế cho thấy, quá trình triển khai Chính sách Hướng Đông của Ấn

Độ, quan hệ Ấn Độ - ASEAN có bước chuyển biến tích cực Sau 20 năm quan

hệ đối thoại, ASEAN và Ấn Độ đã quyết định đưa mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược từ năm 2012 Quan hệ đối tác chiến lược đã thể hiện một nội hàm mới, rộng và sâu sắc hơn, nổi bật là hai bên quyết tâm xây dựng khu vực mậu dịch tự do toàn diện và Ấn Độ sẽ thể hiện vai trò của mình như là một nhân tố đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tuy nhiên, Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ vẫn chưa đạt được những mong muốn trong các vấn đề của khu vực Đông Nam Á

Từ thực tế trên, sau khi lên cầm quyền, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đã quyết định chuyển “Chính sách Hướng Đông” sang “Hành

Trang 38

33 động hướng Đông” Sự thay đổi này được nêu trong bản tuyên bố chung sau cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Modi với Tổng thống Mỹ Barack Obama (9-2014) Đặc biệt, ngày 5-10-2014, Chính phủ liên minh Dân chủ quốc gia

(NDA), do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu quyết định lấy tên “Hành động hướng Đông” thay cho “Chính sách Hướng Đông” Chính sách này về

cơ bản là sự tiếp nối Chính sách Hướng Đông, nhưng trong thế chủ động hơn

Chính sách Hành động hướng Đông (Act East Policy) với mục tiêu cơ

bản là nâng cao vị trí chiến lược của Ấn Độ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, trong đó có ASEAN và Việt Nam Một trong ba hướng ưu tiên về quan hệ đối ngoại nhằm tạo cho Ấn Độ đóng vai trò chiến lược lớn hơn qua Chính sách Hành động hướng Đông, đó là: đẩy mạnh quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông và Đông Nam Á Về kinh tế, Ấn Độ đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thông qua phát triển mạnh quan

hệ kinh tế với khu vực châu Á - Thái Bình Dương; mục tiêu thứ ba mà Ấn

Độ quan tâm là phát huy ảnh hưởng của các giá trị văn hóa tinh thần, tôn giáo của Ấn Độ

Thủ tướng Modi quan tâm xúc tiến các chương trình kinh tế với các nước Đông Nam Á để thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thúc đẩy kết nối các điểm thương mại trong khu vực Trong Chính sách Hành động hướng Đông, Ấn Độ dành sự ưu tiên nhất định cho các nước CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) vốn là những nước có tăng trưởng đầu tư nước ngoài cao nhất ở khu vực Điều này sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho khu vực Đông Bắc Ấn Độ Sự điều chỉnh chính sách này

là do Ấn Độ đã có một thực lực lớn hơn để có thể bảo vệ được lợi ích quốc gia ở hướng Đông trước các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng, nhất là những tham vọng về Biển Đông của Trung Quốc - cửa ngõ phía Đông của Ấn

Độ và hướng tới củng cố quan hệ chiến lược, mở rộng quan hệ kinh tế với các

Trang 39

34 nước Đông Nam Á - một trong những mắt khâu quan trọng của tiến trình mở rộng vai trò toàn cầu của Ấn Độ

Sự điều chỉnh từ Chính sách “Hướng Đông”, sang “Hành động hướng Đông” là bước tiến quan trọng thúc đẩy Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Chính sách này đang góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách tự do hóa ở trong nước đi đôi với việc mở cửa thực thi chính sách hội nhập khu vực và quốc tế, cải thiện vai trò vị thế của Ấn Độ, trở thành đối tác tin cậy của các nước Đông Nam Á, có tiếng nói quan trọng trong APEC và mở rộng quan hệ với nhiều đối tác ở khu vực Với những kết quả đạt được có thể thấy Chính sách Hướng Đông sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội giúp Ấn Độ vừa đảm bảo được an ninh để phát triển, vừa mở rộng tầm ảnh hưởng, góp phần vào sự phát triển chung vì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực và thế giới

Trong Chính sách Hướng Đông hay Chính sách Hành động hướng Đông, Ấn Độ đặt trọng tâm vào mối quan hệ với Việt Nam với kỳ vọng, Việt Nam sẽ là cầu nối giúp Ấn Độ thâm nhập sâu hơn nữa vào khu vực Đông Nam Á nhằm gia tăng vị thế địa - chính trị của mình

Trong Chính sách Hành động hướng Đông, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng: “Việt Nam là một thành viên không thể thiếu của ASEAN và là một trụ cột rất quan trọng trong Chính sách Hành động hướng Đông của chúng tôi” [73] Việt Nam là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ trong giai đoạn 2015-2018 và cả hai nước đều cam kết tăng cường mối quan hệ đối tác trong các khuôn khổ hợp tác Ấn Độ - ASEAN và MêKông - sông Hằng Sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, từ “Chính sách Hướng Đông” (1992) sang “Chính sách Hành động hướng Đông” (2014) đã mang lại nhiều cơ hội trong hội nhập và phát triển cho cả Ấn Độ và ASEAN

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam đã có định hướng mang tính chiến lược Tháng 9-2016, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Trang 40

35 tới thăm Việt Nam Đây là cột mốc quan trọng của mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã được nâng lên thành Đối tác chiến lược toàn diện Thủ tướng N.Modi coi Việt Nam là “trụ cột quan trọng” của Ấn Độ trong “Chính sách Hành động hướng Đông” Chính định hướng này đã tạo ra

sự cân bằng và tiềm năng phát triển trong tương lai của mối quan hệ Việt - Ấn với việc tăng cường mối quan hệ trở thành “Đối tác chiến lược toàn diện”

1.3 Những yếu tố tác động đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

1.3.1 Bối cảnh tình hình thế giới

Bước vào thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và

có tác động đến việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam -

Ấn Độ:

Thứ nhất, sự chuyển dịch tương quan sức mạnh giữa các cường quốc

và cạnh tranh ảnh hưởng ở những khu vực có cùng lợi ích và sự hình thành trật tự thế giới đa cực

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy đang nổi lên; việc điều chỉnh chiến lược và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn khiến các nước nhỏ luôn phải ứng phó với những biến động khó lường Song, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Các nước lớn tiếp tục đóng vai trò chi phối, chủ đạo đối với công việc của thế giới; tận dụng mọi

cơ hội tập hợp lực lượng để củng cố sức mạnh tổng hợp, vị thế của mình trên trường quốc tế; lợi dụng các thể chế quốc tế để thực hiện lợi ích dân tộc, khi cần sẵn sàng hành động bất chấp luật pháp quốc tế Sự đan xen giữa hợp tác

và đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau trong quan hệ giữa các nước ngày càng đa dạng, phức tạp Một trật tự thế giới đa cực đang được hình thành, trong đó các cường quốc đóng vai trò là các cực cấu thành: Hoa Kỳ- EU- Nhật Bản - Nga- Trung Quốc và Ấn Độ

Ngày đăng: 20/04/2023, 06:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w