1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam liên bang nga

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

QUAN H€ ĐỒI TAC CHI€N lược TOAN DIỄN việT NAM UỂN BANG NGA Lê Thị Kim Oanh* * Ths , Viện Nghiên cứu Châu Âu ** TS , Trường ĐHCN Việt Hung Nhận bài ngày 2/3/2022 Phản biện xong 14/3/2022 Chấp nhận đăng[.]

Trang 1

QUAN H€ ĐỒI TAC CHI€N lược TOAN DIỄN

việT NAM - UỂN BANG NGA

Lê Thị Kim Oanh *

* Ths., Viện Nghiên cứu Châu Âu

** TS., Trường ĐHCN Việt - Hung

Nhận bài ngày: 2/3/2022

Phản biện xong: 14/3/2022

Chấp nhận đăng: 24/3/2022

Ngô Sỹ Tiệp **

Tóm tắt: Quan hệ Đổi tác chiến lược toàn diện giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga dựa trên nền tảng hữu nghị truyền thống lâu đời và hợp tác cùng có lợi, được vun đắp bởi nhiều thế hệ đi trước, trải qua thử thách bởi thời gian, đứng vững trước các biến động và là hình mẫu cho họp tác tôn trọng lẫn nhau, đáp ứng lợi ích cơ bàn của nhân dân hai nước Đặc biệt, năm 2022 hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đôi tác chiến lược toàn diện Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích quan hệ giữa Việt Nam

- Liên bang Nga trên mọi lĩnh vực và triển vọng phát triển trong tương lai.

Từ khóa: Việt Nam, Liên bang Nga, quan hệ

Abstract: The comprehensive strategic partnership between the Socialist Republic of Vietnam and the Russian Federation is based on a long-standing tradition of friendship and mutually beneficial cooperation, cultivated by many previous generations tested by time, standing firm in the face of changes and serving as a model for cooperation, respecting each other and meeting the fundamental interests of the two peoples In particular, in 2022, the two countries will celebrate the 10th anniversary of the establishment of a comprehensive strategic partnership Within the scope of this article, the author will analyze the relationship between Vietnam - Russia in all fields and the development prospects in future.

Keyword: Vietnam, Russian Federation, relations

Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ

hữu nghị truyền thống lâu đời Ngày

30/1/1950, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Xô viết (Liên Xô) là một trong những

nước đầu tiên công nhận và chính thức thiết

lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Quan

hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay đã kế

thừa quan hệ những giá trị tốt đẹp của mối

quan hệ Việt Nam Liên Xô trước kia

Sự kiện được coi là dấu mốc đầu tiên trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Nga là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga V Putin (tháng 3/2001) Trong cuộc gặp này, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nga

Nga là nước đầu tiên mà Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược Tuyên bố chung đã xác định khung khổ pháp lý mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Nga Với văn bản pháp lý này cùng quyết tâm chính trị cao của hai nước, hợp tác chiến lược Việt Nam - Nga ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại những thành công rất đáng khích lệ

Trang 2

Quan hị đôi tóe, 5

Nhằm mục tiêu đưa quan hệ Việt Nam -

Nga phát triển toàn diện và sâu sắc hon, hai

nước quyết định nâng tầm quan hệ đối tác

bàng việc xác lập khuôn khổ hợp tác mới là

Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng

7/2012 Việc này được thực hiện trong

chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương

Tấn Sang và trong “Tuyên bố chung về tăng

cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

giữa hai nước”

Đây là bước phát triển có tính đột phá,

mở ra kỷ nguyên họp tác cả về bề rộng và

chiều sâu giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và Liên bang Nga Không những

thế, lần đầu tiên trong Học thuyết đối ngoại

của mình, Nga đã đề cập đến vai trò của Việt

Nam Nga xác định: “Đường lối đối ngoại

của Nga hướng tới việc tăng cường tính năng

động của mối quan hệ với các quốc gia Đông

Nam Á, trước hết là phát triển mối quan hệ

đối tác chiến lược với Việt Nam”.1

1 Trần Minh Sơn (2016) 2 Hà Mỹ Hương (2020).

Ngày 30/11/2021 tại Matxcơva, Chủ

tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên

bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin đưa

ra tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ đối

tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và

Liên bang Nga đến năm 2030 Khuôn khổ

họp tác này đã tạo động lực mới cho quan hệ

Việt Nam - Nga ngày càng phát triển trên

mọi lĩnh vực

1 Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

trên các lĩnh vực

Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Quan hệ Việt Nam - Nga trên lĩnh vực

chính trị - ngoại giao được củng cố thông

qua các chuyến thăm các cấp giữa hai bên và

qua các cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược thường niên giữa hai bên như Đối thoại chiến lược Ngoại giao-Quốc phòng-An ninh cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng

Việt Nam và Nga phát triển quan hệ trên tất cả các kênh và các lĩnh vực, từ kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội đến hợp tác giữa các tỉnh, thành và ngoại giao nhân dân Các chuyến thăm cấp cao được hai nước thực hiện khá thường xuyên, tạo ra những chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực khác

Hai nước đã tiến hành nhiều chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao nhất: Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Nga vào tháng 6/2017; Tổng thống V Putin dự Hội nghị Diễn đàn Họp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào năm 2017 và có cuộc gặp cấp cao bên lề Hội nghị; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nga (tháng 9/2018); Thủ tướng D Medvedev thăm Việt Nam (tháng 11/2018); Chủ tịch Duma Quốc gia Nga V Volodin thăm Việt Nam tháng 12/2018 (trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước đã thành lập ủy ban liồn nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Đu-ma Quốc gia Nga); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nga vào tháng 5/2019; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân lần đầu tiên thăm Nga trên cương vị Chú tịch Quốc hội (tháng 12/2019)2

Trong chuyến thăm Nga vào tháng 5/2019 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,

Lễ khai mạc Năm Chéo giữa hai nước Việt Nam và Nga đã được tồ chức Hai nước cũng

kỷ niệm 25 năm ký kết “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga” (1994 - 2019)

Trang 3

6 NGHIÊN CỨU CHÂU Âu - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°4 (259J.2022

và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt

Nam - Liên bang Nga Năm Chéo Việt Nam

-Nga là một sự kiện lớn, nổi bật với hon 200

hoạt động diễn ra trong hai năm 2019 - 2020

tại hai nước

Đây không chỉ là những hoạt động giao

lưu văn hóa - nghệ thuật, giao lưu nhân dân,

mà còn là trao đổi các chuyến thăm của các

đoàn cấp cao, tổ chức các diễn đàn, các cuộc

hội thảo khoa học và thực tiền, các hoạt động

xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư Phát

biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nga D

Medvedev nhấn mạnh: “Sáng kiến tuyệt vời

này khẳng định tính chất đặc biệt, nhiều mặt

của họp tác Nga - Việt Nam và quyết tâm

của cả hai nước thắt chặt và củng cố mối

quan hệ đó bằng mọi biện pháp”3

3 Ngô Đức Mạnh (2019) 4 Khánh Lan (2021).

Từ năm 2020, bất chấp tác động của

dịch bệnh COVID-19, tiếp xúc cấp cao song

phương vần được duy trì thường xuyên

thông qua điện đàm, hội nghị trực tuyến giữa

tất cả các lãnh đạo chủ chốt của hai nước:

Tống Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm

với Tổng thống Nga Putin (tháng 4/2021),

Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga, Chủ

tịch Đảng nước Nga thống nhất Medvedev

(tháng 2/2021); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân

Phúc điện đàm với Tổng thống Nga Putin

(tháng 9/2021); Chủ tịch Quốc hội Vương

Đình Huệ điện đàm với Chủ tịch Hội đồng

Liên bang Quốc hội Nga Matviyenko (tháng

6/2021); Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh

Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga

Sergei Lavrov (tháng 5/2021) và thăm chính

thức Nga vào tháng 9/2021

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang

Nga, Đại tướng Nikolai Patrushev cũng có

chuyến thăm Việt Nam, làm việc với Bộ

trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm và chào lãnh đạo cấp cao Việt Nam (tháng 3/2021) Đặc biệt từ ngày 29/11 <2/12/20214, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức Liên bang Nga trên cương vị mới, thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đối với quan hệ Việt - Nga

Hai nước duy trì nhiều cơ chế phối họp

và đối thoại như Đối thoại chiến lược Ngoại giao-Quốc phòng-An ninh thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao; Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng Ngoài ra, hai bên tiến hành tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao và cấp Cục, Vụ trong khuôn khổ họp tác giữa hai Bộ Ngoại giao

Trên các diễn đàn đa phương, hai bên đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tể châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Phổi họp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) Nga ủng hộ lập trường của Việt Nam về giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc

đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử cùa các bên tại Biển Đông (DOC)

Thời gian qua, hai nước duy trì phối họp chặt chẽ trong ứng phó dịch bệnh, đặc biệt trong việc cung ứng và chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine phòng COVID-19 Hiện nay, hai bên bắt đầu triển khai các hợp

Trang 4

Qfum kệ đối tài' 7

đồng cung cấp vaccine Sputnik V của Nga

cho Việt Nam (lô đầu tiên gồm 740.000 liều

đã về Việt Nam cuối tháng 9/2021) và hợp

tác sản xuất vaccine Nga tại Việt Nam (Nga

đã cung cấp sinh phẩm đủ để sản xuất 1 triệu

liều)

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu

vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp,

tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức, việc

tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn

diện Việt Nam - Nga có ý nghĩa quan trọng

đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền

và phát triển kinh tế - xã hội của mồi nước,

đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định

và phát triển ở khu vực và trên thế giới

Trên lĩnh vực kinh tế, thưong mại

Quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga đã

được thử thách qua thời gian và những biến

động lịch sử, trở thành tài sản quý báu của

nhân dân hai nước Mối quan hệ này đang

phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều

sâu với nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh

vực Dù vậy, hợp tác kinh tế, thương mại

giữa Việt Nam và Nga thời gian qua được

xem là rất khiêm tốn so với tiềm năng của

hai bên mặc dù Việt Nam là một trong những

bạn hàng lớn của Nga về mua bán vũ khí

về họp tác kinh tế, thương mại, nếu

như năm 2001 kim ngạch ngoại thương của

hai nước chỉ đạt 363,117 triệu USD, thì từ

năm 2005 đến nay đã vượt mức 1 tỉ USD;

đặc biệt năm 2008 lên đến hơn 1,6 tỉ USD

(tăng 62,4% so với năm 2007)5 6, đến năm

2018 đã tăng lên hơn 6,1 tỷ USD và cơ cấu

trao đổi hàng hóa ngày càng đa dạng, phong

5 Thương mại Việt - Nga: Tiến tới kim ngạch 3 tỉ

USD vào năm 2010,

http://vietrussia.eom/bizcenter/o/news/1615/l 1718, tải

ngay 10/2/2022.

6 Duy Trinh (2022).

7 Duy Trinh (2022).

phú Việt Nam đã xuất khẩu sang Nga các mặt hàng chủ yếu như: dệt may, máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện, giày dép, hàng thủy sản, hạt điều, cà phê Năm 2015, Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu mà Nga là thành viên chủ chốt Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai nước lên 30%/năm Năm 2017, kim ngạch thương mại hai nước đạt mức 3,55 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2016 và năm 2018 đạt 4,57 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm 2017

Mặc dù đại dịch Covid-19 đã gây nhiều tác động tiêu cực tới hoạt động ngoại thương toàn cầu nói chung cũng như của Việt Nam

và Liên bang Nga, hợp tác thương mại Việt Nam - Liên bang Nga vẫn đạt được những bước phát triển tích cực Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước năm 2020 đạt 5,7 tỷ USD Trong đó, xuất khẩu từ Liên bang Nga sang Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 42,9%; nhập khẩu hàng hóa của Liên bang Nga từ Việt Nam tăng đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, tăng 6,9%*

Hợp tác kinh tế, thương mại, có những bước phát triển vượt bậc Sau 5 năm Việt Nam ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng

RI 1/2021 giữa Việt Nam và Nga đạt 6,3 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 20207 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 4,5 tỷ USD, tăng 20,4%; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Liên bang Nga đạt 1,76 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020 Trong số này, các mặt hàng có nguồn gốc thực vật mà Việt Nam

Trang 5

8 NGHIÊN CỨU CHÂU Âu - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°4 (259J.2022

xuất khẩu sang Nga đạt 282 triệu USD, tăng

21,6% so với cùng kỳ năm 2020, riêng mặt

hàng cà phê của Việt Nam đạt 153 triệu

USD, tăng 20% Các loại quả, hạt xuất khẩu

đạt 75,5 triệu USD, tăng khoảng 38%8 Các

mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam

sang Nga gồm: điện thoại, điện tử, dệt may,

giầy dép, nông, thủy, hải sản các loại ; các

mặt hàng nhập khẩu chính gồm: than đá, lúa

mì, sắt thép, phân bón, ô tô, máy móc, thiết

bị các loại9

8 Thương vụ Việt Nam tại Nga.

9 Phạm Bình Minh (2020).

về đầu tư, tính đến tháng 4/2021, Nga

đứng thứ 25 trong số các nước và vùng lãnh

thổ đầu tư vào Việt Nam với 144 dự án và

tổng số vốn đăng ký khoảng 944 triệu USD

Đầu tư của Nga tập trung chủ yếu vào lĩnh

vực khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế

biến, chế tạo

Việt Nam có hon 20 dự án đầu tư sang

Nga với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD,

chẳng hạn như Liên doanh dầu khí

Rusvietpetro, Trung tâm Văn hóa - Thưong

mại Hà Nội - Matxcơva, Dự án chăn nuôi bò

sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH tại

Nga Các doanh nghiệp Nga cũng tham gia

vào dự án Nhiệt điện khí hóa lỏng tại Cà Ná

(Ninh Thuận); dự án Khu công nghiệp Việt

-Nga tại Hải Phòng; dự án Điện gió ngoài

khơi tại Vĩnh Phong (Bình Thuận)

Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền

thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn

thu đáng kể cho ngân sách Việt Nam và

Nga Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí không

ngừng phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế

mỗi nước Không chỉ dừng lại ở hướng

truyền thống là thăm dò và khai thác, hai

bên đang mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực

mới là lọc hóa dầu, sản xuất nhiên liệu cho động cơ chạy khí Nga cung cấp dầu thô dài hạn cho Việt Nam Bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đến năm 2030, hai nước

đã thành lập các Liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba

Hai bên đã ký kết và phê chuân Hiệp định và Nghị định thư về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí như là liên doanh Rusvietpetro

và Vietsovpetro nhằm tạo điều kiện cho các liên doanh này tiếp tục hoạt động hiệu quả trong thời gian tới Các tập đoàn dầu khí lớn của Nga như Gazprom và Rosneft đang triển khai nhiều dự án tại thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tại các khu vực xa bờ Tại Nga, Liên doanh Dầu khí Rusvietpetro đang triển khai dự án khai thác dầu khí tại Khu tự trị Nenetskiy

Phát huy những kết quả tốt đẹp trong hợp tác khai thác năng lượng, Việt Nam và Nga cũng tích cực thúc đây các dự án hợp tác trọng điểm, nhất là triến khai dự án Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân, các dự án phát triền giao thông đô thị và đường sắt tại Việt Nam, đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực công nghệ số, chỉnh phủ điện tử, năng lượng tái tạo, sản xuất giống cây trồng, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh

Lĩnh vực an ninh - quốc phòng là lĩnh vực hợp tác có bề dày truyền thống giữa hai nước, được đánh giá là ổn định, vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực

và đạt hiệu quả cao Nga là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực

kỹ thuật quân sự khi nước này vẫn đang tiếp

Trang 6

Quan hệ đối tóe 9

tục cung cấp các vũ khí và khí tài cho Việt

Nam Trong bối cảnh tình hình khu vực và

thế giới có nhiều thay đổi, hai bên càng cần

hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này vì nó

đóng góp thiết thực vào việc duy trì môi

trường hòa bình và ổn định, phục vụ công

cuộc phát triển kinh tế ở mồi nước, thúc đẩy

mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược toàn

diện Việt Nga

Việt Nam và Nga duy trì ủy ban liên

Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự cấp

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga là đối tác

quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh

vực này Hai Bên đã tiến hành Đối thoại

chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng

Quốc phòng lần thứ nhất vào tháng 12/2013,

lần thứ hai vào tháng 3/2016, lần thứ ba vào

tháng 11/2017

Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng

Việt - Nga lần thứ tư tổ chức tại Matxcorva

(tháng 12/2018), lãnh đạo Bộ Quốc phòng

hai nước thống nhất nhận định quan hệ hợp

tác quốc phòng tiếp tục là trụ cột trong mối

quan hệ của hai nước Hai bên đã tiến hành

Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ

trưởng Quốc phòng lần thứ tháng 12/2019

tại Nga Nối bật là chuyến thăm Nga của Đại

tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính trị,

Phó Bí thư Quân ủy Trung ưomg, Bộ trưởng

Bộ Quốc phòng (tháng 2/2020) và lần đầu

tiên, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham

gia Hội thao quân sự quốc tế (Army Games)

2020 từ ngày 15/8-Í-5/9 đoạt Huy chưong

Vàng trong cuộc thi “Xe tăng hành tiến”

Sự hợp tác rất hiệu quả, năng động

giữa hai nước, nhất là trên các lĩnh vực như

đào tạo cán bộ, gìn giữ hoà bình Liên hợp

quốc, hải quân, quân y, kỳ thuật quân sự,

công nghiệp quốc phòng, hợp tác về quốc

phòng - an ninh sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tổng thể mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Hợp tác khoa học - công nghệ tiếp tục được duy trì Hai nước đã thực hiện các

dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Hợp tác nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ Trung tâm Nhiệt đới tại Việt Nam mang lại nhiều kết quả tích cực Hai bên đang triển khai dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học

và công nghệ hạt nhân Nga là quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực hạt nhân, do vậy hai bên thúc đẩy hợp tác trong lình vực năng lượng hạt nhân Điều này cũng đã được Tống

Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Putin khẳng định nhân chuyến thăm Liên bang Nga tháng 9/2018 của Tổng bí thư Hai bên cũng thỏa thuận rằng trong trường hợp Việt Nam khởi động lại kế hoạch xây dựng ngành năng lượng nguyên tử quốc gia thì Nga sẽ được xem xét là đối tác ưu tiên trong lĩnh vực này

Họp tác giáo dục, đào tạo, không ngừng được mở rộng, số lượng học bổng nhà nước Nga cấp cho Việt Nam liên tục tăng qua các năm, từ 100 suất học bống cuối những năm 90 của thế kỷ trước nâng lên 1.000 suất vào năm 202110 Nga cũng quan tâm việc đào tạo bàng tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam; xem xét mở chi nhánh của trường tại Việt Nam; xem xét hợp tác với các các trường đào tạo hàng không của Việt Nam

để đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên; hồ trợ xây dựng phòng thí nghiệm

10 Cục Họp tác quốc tế (2021).

Các hoạt động giao lưu văn hoá được

tổ chức thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân Việt

Trang 7

10 NGHIÊN CỨU CHÂU Âu - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°4 (259J.2O22

Nam và Nga Hai Bên tổ chức thường niên

và luân phiên Những Ngày Văn hóa tại Việt

Nam và Nga Hợp tác trong lĩnh vực văn

hóa, du lịch giữa hai nước ngày càng được

tăng cường Theo thống kê của Tổng cục Du

lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Nga

là thị trường khách lớn thứ 6 của du lịch Việt

Nam, xếp sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật

Bản, Đài Loan (TQ), Mỹ Thị trường khách

Nga rất tiềm năng với khoảng 12 triệu lượt

người đi du lịch nước ngoài mồi năm Chỉ

tính năm 2017, đã có hon 500.000 khách

Nga tới Việt Nam, tăng gần gấp đôi so với 5

năm trước Trong năm 2018, lượng du khách

Nga vào Việt Nam đạt mức kỷ lục (hon

600.000 lượt), đứng đầu châu Âu và xếp thứ

6 trong số các nước có khách du lịch vào

Việt Nam" và ngược lại, cũng ngày càng có

nhiều người Việt Nam sang Nga du lịch

Năm 2019, Việt Nam đã đón 646.524 lượt

khách Nga, (tăng 6,1% so với cùng kỳ năm

2018) Ở chiều ngược lại, có hàng chục

nghìn người Việt Nam đã sang Nga du lịch

trong những năm gần đây Do tình hình dịch

Covid 19 diễn bién phức tạp gây ảnh hưởng

đến hoạt động du lịch của hai bên

Cộng đồng người Việt Nam (khoảng

60-80 nghìn người) đã tồn tại và làm ăn, sinh

sống tại Nga ba thập niên, có những đóng

góp đáng kể cho đất nước, luôn đi đầu trong

các hoạt động từ thiện Tại Liên bang Nga đã

thành lập các tổ chức của người Việt như

Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga, Hội

doanh nghiệp, Hội Cựu chiến binh, Hội sinh

viên tại Matxcơva, Hội Văn học Nghệ thuật,

Hội Khoa học Kỳ thuật, Hội Y Dược, Hội võ

thuật, các Hội đồng hương Người dân Nga

ngày càng hiểu biết hơn về Việt Nam thông

11 TTXVN (2019)

qua các hoạt động vãn hoá và ẩm thực Việt Nam được bà con cộng đồng quảng bá thời gian gần đây Phở Việt Nam đã trở thành món ăn hấp dẫn nhiều thực khách Nga Bà con cộng đồng Việt Nam tại Nga còn được biết đến với các hoạt động tích cực và kịp thời trong thời kỳ đại dịch COVID-19 như tặng khẩu trang kháng khuẩn, quyên góp ủng

hộ thuốc, trang thiết bị phòng chống đại dịch cho sở tại

Có thể nói, cộng đồng người Việt Nam

ở Nga không chỉ luôn có trái tim hướng về quê hương, đất nước, mà còn có đóng góp đáng kể để tăng cường sự hiểu biết của người dân Nga đối với đất nước, con người

và lịch sử, văn hoá Việt Nam, giúp nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, xích gần nhau hơn, tương xứng với mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Liên bang Nga

Hợp tác địa phương tiếp tục được duy trì và tăng cường thông qua trao đôi đoàn và

ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác Các địa phương của Liên bang Nga mong muốn và sằn sàng đảy mạnh hợp tác với Thành phố

Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam của Việt Nam Cụ thể, Cộng hòa Tatarstan (thuộc Liên bang Nga) và Thủ đô Matxcơva

đã bày tỏ mổi quan tâm, mong muốn thiết lập quan hệ hợp tác với thành phố Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực công nghệ cao, khoa học và giáo dục Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Tổng lãnh sự quán Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng

sẽ triển khai các hoạt động thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác giữa Cộng hòa Mordovia

và thành phố cần Thơ; giữa tỉnh Kursk và tỉnh Ninh Thuận; giữa tỉnh Svedlovsk và tỉnh Đồng Nai, giữa Cộng hòa Tatastan với tỉnh Kiên Giang Trong năm 2021, dịch

Trang 8

Qiưui hệ đối t áe 11

COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt

động hợp tác giữa hai thành phố Vượt qua

những khó khăn đó, Thành phố Hồ Chí

Minh và Saint Peterburg vẫn duy trì, củng

cố mối quan hệ giữa hai địa phương thông

qua các cuộc gặp gỡ trực tuyến; tổ chức

thành công Hội nghị trực tuyến “Hai thế kỷ

hữu nghị, 20 năm quan hệ đối tác chiến

lược;” ký kết Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác

giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ

Chí Minh với ủy ban Giáo dục thành phố

Saint Peterburg; thỏa thuận hợp tác giữa lực

lượng thanh niên hai thành phố góp phần

tích cực vun đắp mối quan hệ Đối tác chiến

lược giữa Liên bang Nga và Việt Nam ngày

càng tốt đẹp, mang lại lợi ích thiết thực cho

nhân dân hai nước

Có thể nói, họp tác Việt - Nga đã có

những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả

các lĩnh vực Với nền tảng là tình cảm tốt

đẹp giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước,

quan hệ chính trị Việt - Nga có độ tin cậy

cao, với trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp,

trong đó có cấp cao, diễn ra thường xuyên,

tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác toàn diện

giữa hai nước Nhiều cơ chế phối hợp đã

được xác lập và hoàn thiện trên tất cả các

lĩnh vực từ ngoại giao, an ninh, quốc phòng

đến kinh tế, thương mại, đầu tư và khoa học,

giáo dục, giao lưu nhân dân

2 Những khó khăn của quan hệ hai

nước

Tuy Nga là thị trường nhiều tiềm năng,

nhưng theo kinh nghiệm của các chuyên gia

và những doanh nghiệp chuyên làm hàng

xuất nhập khẩu với Nga thì việc đẩy mạnh

xuất khẩu sang thị trường này cũng tồn tại

không ít khó khăn và trở ngại Theo đó, khó

khăn lớn nhất là các doanh nghiệp xuất

khẩu Việt Nam hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định tại thị trường này Trong khi đó, việc đặt văn phòng đại diện, mở rộng kinh doanh tại Nga còn vướng một số vấn đề về thủ tục pháp lý phức tạp

Thị trường Nga vốn là một trong những thị trường truyền thống cúa Việt Nam, nhưng

số lượng sản phẩm suất khẩu sang thị trường này chưa được nhiều và cũng có thời gian chừng lại do một số khó khăn về địa lý cũng như khâu thanh toán Cụ thể, hiện nay, vận tải của hai bên chủ yếu vẫn sư dụng đường hàng hải, thời gian vận tải thường chiếm vào khoảng từ 25 - 50 ngày Hàng từ Việt Nam xuất sang Nga phải vận chuyển qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Liên bang Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo tuyến đường xuyên Nga từ Đông sang Tây nên chi phí vận chuyển lớn hơn so với hàng vận chuyển từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ

Kỳ, Iran, Ấn Độ Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam

Các rào cản phi thuế như: quy định về

vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng mà Nga đang áp dụng đối với hàng nông thủy sản của Việt Nam như gạo, rau, quả, thủy sản tương đối chặt chẽ, thậm chí chưa phù họp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế Việc này dần đến việc hàng hóa khó thâm nhập vào thị trường này

Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NAFIQAD) và Cơ quan Liên bang về Giám sát thú y và Kiểm dịch thực vật Nga (Rosselkhomadzor) thường chậm trễ, cơ chế trao đổi thông tin về cảnh báo an toàn thực

Trang 9

12 NGHIÊN CỨU CHÂU Âu - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°4 (2591.2022

phẩm, cập nhật danh sách được phép xuất

khẩu, quy định danh mục chỉ tiêu, mức giới

hạn Hiện một số sản phẩm của Việt Nam

đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt

về giá cả, mầu mã, bao bì, chất lượng, vận

chuyển so với các quốc gia khác có nguồn

cung sản phẩm tương tự tại EAEU nói chung

và Nga nói riêng như Trung Quốc, Thái Lan,

Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ

3 Triển vọng của quan hệ hai nước

Với bề dày của mối quan hệ, những

thách thức đã vượt qua và thành tựu đã đạt

được, chúng ta có cơ sở vừng chắc để tin

rằng, mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

sẽ tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách và

phát triển ngày càng tốt đẹp Cơ sở của dự

báo này là:

Thứ nhất, truyền thống hữu nghị và họp

tác hai bên cùng có lợi đã được các thế hệ đi

trước xây dựng trong những năm tháng khó

khăn và hiện tại đang tiếp tục được phát triển

trên cơ sở quan hệ song phương Ke từ khi

hai nước ra Tuyên bố về quan hệ Đối tác

chiến lược năm 2001, hai nước đã thành

công trong việc xây dựng nền tảng vững

chắc để thúc đẩy các mối quan hệ toàn diện,

đặt nền móng về pháp lý to lớn khi nâng tầm

quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn

diện vào năm 2012 Nga hướng tới việc phát

triển quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc

gia trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tính đến

lợi ích của nhau Một trong những đối tác

truyền thống và ưu tiên của Nga ở khu vực

châu Á-Thái Bình Dương là nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ hai, hai nước có nhiều điểm tương

đồng về lịch sử, văn hóa, có lập trường

tương tự trong nhiều vấn đề quốc tế và khu

vực, ủng hộ việc hình thành trật tự thế giới

đa cực, công bằng dựa trên các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền

và tính đến lợi ích của tất cả các bên

Nga và Việt Nam hợp tác hiệu quá tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 Liên bang Nga coi trọng sự phát triển của quan hệ đối tác đối thoại Nga- ASEAN “Như vậy, quan hệ hợp tác về nhiều mặt giữa Nga và Việt Nam mang lại lợi ích cho cả hai nước, đang phát triển không ngừng, phù họp với các thỏa thuận ở cấp cao nhất và cấp cao, trên tinh thần đối tác chiến lược toàn diện Nền tảng của mối quan hệ này là truyền thống vững chắc của tình hữu nghị và đoàn kết, không phụ thuộc vào cục diện chính trị nhất thời, và thấu hiếu sâu sắc lẫn nhau Điều này cho phép hai nước lạc quan nhìn về tương lai Đặt ra trước hai quốc gia và hai dân tộc là những nhiệm

vụ quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ song phương cả ở những lĩnh vực đã hình thành cũng như các triển vọng mới, vì sự phát triển

ổn định và thịnh vượng của Nga và Việt Nam, bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới,” Đại sứ Gennady Bezdetko khẳng định12

12 Gennady Bezdetko (2021).

Thứ ba, quan hệ họp tác có nhiều tiềm năng để phát triển: hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư; có nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú; Liên bang Nga là quốc gia có tiềm lực kinh

tế, tài chính và công nghệ lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, năng lượng mới, khai khoáng, tự động hóa, sản xuất công nghiệp, công nghiệp môi trường, Trong khi đó, Việt Nam có những lợi thế lớn

về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên đa

Trang 10

Qfuin hệ đôi tóe 13

dạng, vị trí địa lý thuận lợi Việt Nam cũng

được đánh giá là nước có tình hình chính trị

kinh tế - xã hội on định, an ninh được đảm

bảo với triển vọng phát triển kinh tế bền

vững theo cơ chế thị trường, mở cửa hội

nhập kinh tế quốc tế Những thế mạnh của

hai nước nếu được kết hợp chặt chẽ sẽ tạo ra

những lợi ích to lớn góp phần củng cố hơn

nữa quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt

Nam và Liên bang Nga

Thứ tư, về kinh tế, hai bên nhất trí nâng

cao hơn nữa hiệu quả triển khai Hiệp định

thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên

minh Kinh tế Á - Âu, về tổng thể, hiện Liên

bang Nga chiếm khoảng 90% trong tổng

kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và

Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU); tiếp tục

tháo gỡ các rào cản phi thuế quan trong

thương mại song phương, cũng như tạo điều

kiện thuận lợi cho hợp tác đầu tư, đặc biệt

trong các lĩnh vực triển vọng như năng

lượng, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp Hiện

Liên bang Nga, cũng như EAEU đang tích

cực mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư

với Cộng đồng ASEAN trong chiến lược

tăng cường quan hệ với khu vực Châu Á-

Thái Bình Dương Trong khi đó, Việt Nam

đang tích cực phát triền các chuỗi cung ứng

hàng hoá sản xuất và tiêu dùng trong khu

vực này Vì vậy, việc tăng cường các hoạt

động kinh tế, thương mại với Việt Nam theo

chiều sâu sẽ cho phép các nhà sản xuất và

cung ứng sản phẩm của Nga và các nước

EAEU có cơ hội tham gia vào các dây

chuyền cung ứng sản phẩm tại Châu Á-Thái

Bình Dương đã được hình thành

Hai nước cũng ủng hộ và khuyến khích

mở rộng hợp tác tại các dự án thăm dò và

khai thác dầu khí mới trên thềm lục địa Việt

Nam và lãnh thổ Nga phù hợp với luật pháp

quốc tế Ngoài ra, hai bên sẽ tiếp tục tăng

cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng,

an ninh và kỹ thuật quân sự, cũng như đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhân văn, giáo dục -đào tạo, khoa học và công nghệ

Có thể nói, kể từ khi ký Hiệp ước về mối quan hệ hợp tác mới giữa Việt Nam và Liên bang Nga, có thể khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga đã có nhiều bước phát triển tích cực Đạt được những kết quả đó, trước hết là nhờ sự quyết tâm và

nồ lực của lãnh đạo hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược cùng có lợi;

sự tham gia và đóng góp hiệu quả của các ngành, các cấp, các địa phương và nhân dân hai nước; sự kế thừa nền tảng hữu nghị truyền thống và tin cậy lẫn nhau đã được xây dựng và vun đắp trong 72 năm qua Qua bao thử thách của thời gian và biến động của lịch sử, những yếu tố đó đã góp phần quan trọng đưa mối quan hệ Việt Nam- Liên bang Nga lên tầm cao mới Với xu thế toàn cầu hóa, liên kết khu vực, cuộc chạy đua về khoa học công nghệ, các vấn đề phát triển, chiến tranh và hòa bình, cạnh tranh và hợp tác sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến cục diện thế giới trong những năm tới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là đầu tầu tăng trưởng của thế giới nhưng cũng tiềm ấn nhiều nguy cơ và thách thức Do đó, việc củng cố và phát huy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, phục vụ sự nghiệp phát triển ở mỗi nước, góp phần vào công cuộc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng

Tài liệu tham khảo

1 Cục Hợp tác quốc tế (2021), Nâng tầm quan hệ hợp tác giảo dục giữa Việt Nam

Ngày đăng: 19/11/2022, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w