1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cách mạng tháng mười nga cội nguồn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam liên bang nga

4 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 546,37 KB

Nội dung

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực ngay cả trong thời gian bị tác động của đại dịch Covid-19.. Tháng 6-1994, hai bê

Trang 1

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA:

CỘI NGUỒN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIÊN Lược

ĩ- TS NGUYỄN QUỐC KHƯƠNG

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

♦ Tóm tắt:Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người Nhò ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười mà Nguyễn Ái Quốc tìm thấy được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: “Ngọn đuốc lý luận Mác - Lênin và kinh nghiêm Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đười Ig Cách mạng Việt Nam Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cácl mạng vô sản ”<1) Từ thắng lợi của Cách mạng Việt Nam theo con đường Cách mạng Tháng Mười, quan, hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây và quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay tiếp tục phát triển bền chặt.

• Từ khóa: Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

1. Từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga

Nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười Nga năm

1917 Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Trong thế giới

bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công,

và thanh công đến nơi, nghĩa là dân chúng được

hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không

phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa

Pháp khoe khoang bên An Nam”(2) Đảng Cộng

sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập

và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc

đấu trạnh lâu dài và gian khổ, vượt qua mọi thử

thách và khó khăn, Cách mạng Tháng Tám năm

1945 mành công, đập tan ách thống trị của thực

dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông

Nam châu Á, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên

độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô công

nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở trang lịch

sử quan hệ giữa Việt Nam - Liên Xô và nay là Việt

Nam - Liên bang Nga Quan hệ Việt Nam Liên Xô

trước đây, nay là quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã có lịch sử 71 năm, dù trải qua những thăng trầm nhưng quan hệ đó đang ngày càng phát triển bền chặt, được trải qua 3 giai đoạn lịch sử:

Giai đoạn 1950-1990: Trong bối cảnh cuộc

kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, tháng 1-1950, Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, khẳng định địa vị pháp lý chính đáng của chính thể dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được xác lập ở Việt Nam Trong suốt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam, Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu “đối với những người cộng sản Liên Xô, đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của cả trái tim và trí tuệ”

Giai đoạn 1991-2000: Vào cuối năm 1991,

Liên Xô giải thể, 15 nước cộng hòa thành viên của Liên Xô trở thành những quốc gia độc lập Riêng Liên bang Nga trở thành nước kế thừa Liên

Xô trong các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam Từ giữa những năm 90,

TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ số 04 (25)-2021 (« 95

Trang 2

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN chính trị thểgiới

quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Nga bắt

đầu khởi sắc nhờ những nỗ lực của hai nước trong

việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho quan

hệ song phương

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: quan hệ đối

tác chiến lược được xác lập và ngày càng đi vào

chiều sâu Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Liên bang Nga phát triển tốt đẹp trên

tất cả các lĩnh vực ngay cả trong thời gian bị tác

động của đại dịch Covid-19

2 Quan hệ đôi tác chiến lược toàn diện Việt

Nam - Liên bang Nga

Quan hệ chính trị có độ tin cậy cao và không

ngừng được củng cố Tháng 6-1994, hai bên đã

thống nhất ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ

bản của quan hệ hữu nghị, làm cơ sở để thiết lập

nền móng cho quan hệ giữa hai nước: “Năm 1994

hai nước đã ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc

cơ bản của quan hệ hữu nghị, trong đó khẳng định

quan hệ hữu nghị giữa hai nước được xây dựng trên

các nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền,

toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc

nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi dựa trên

luật pháp quốc tế Đây chính là nền tảng, tạo khuôn

khổ pháp lý mới cho quan hệ Việt- Nga”(3) Trên

nền tảng đó, tháng 3-2001, hai bên đã ký Tuyên bố

chung về quan hệ “Đối tác chiến lược Việt - Nga”,

đã chính thức hiện thực hóa khuôn khổ quan hệ

song phương trong thế kỷ XXL

Năm 2012, với mục đích và mong muốn đưa

quan hệ Việt - Nga ngày càng đi vào chiều sâu và

hiệu quả, hai nước đã quyết định nâng cấp quan

hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, khuôn

khổ quan hệ cao nhất của Việt Nam Đây là dấu

mốc vô cùng quan trọng, đánh dấu bước phát triển

mới trong quan hệ giữa hai nước(4) Trong chuyến

thăm Nga (11-2014), Tổng Bí thư Nguyễn Phú

Trọng đã khẳng định: “Chính sách nhất quán của

Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn củng

cố, thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược

toàn diện với Liên bang Nga, coi Nga là một trong

những đối tác quan trọng, tin cậy hàng đầu của

Việt Nam”(5) Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao,

có thể nói quan hệ Việt - Nga trên lĩnh vực này đặc

biệt ấn tượng, là điểm sáng với sự tin cậy lẫn nhau

rất cao và ngày càng được củng cố thông qua các

chuyến thăm các cấp, nhất là cấp cao cũng như

thông qua các cơ chế tham vấn, đối thoại chiến

lược thường niên, như Đối thoại chiến lược Ngoại giao - Quốc phòng - An ninh cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đối thoại chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng Chỉ trong ba năm 2017-2019, hai nước đã tiến hành 7 chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao nhất: Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Nga vào tháng 6-2017; Tổng thống V Putin dự Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào năm 2017 và có cuộc gặp cấp cao bên lề Hội nghị; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nga (9-2018); Thủ tướng

Đ Medvedev thăm Việt Nam (11-2018); Chủ tịch Duma quốc gia Nga V.Volodin thăm Việt Nam tháng 12-2018 (trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước đã thành lập ủy ban liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma quốc gia Nga); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nga vào tháng 5-2019; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân lần đầu tiên thăm Nga trên cương vị Chủ tịch Quốc hội (12-2019)

Hợp tác kinh tế- thương mại giữa hai nước được

thúc đẩy mạnh mẽ, trọng tâm là phát triển quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư, coi đây là trọng tâm trong quan hệ song phương Hợp tác kinh tế Việt - Nga ngày càng được tăng cường với bốn lĩnh vực trụ cột gồm thương mại, đầu tư, dầu khí và năng lượng điện với kim ngạch song phương tăng từ 500 triệu USD năm 2001 lên gần 3 tỷ USD năm 2014 Năm 2015, về đầu tư, Nga có khoảng trên 100 dự

án tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 2

tỷ USD, đứng thứ 17, trong 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, kể cả năng lượng nguyên tử; khai khoáng và công nghiệp chế biến (6) Theo số liệu thông kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 chiều Việt Nam - Nga 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1,67 tỷ USD, tăng trưởng 26,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó xuất khẩu sang Nga đạt trên

1 tỷ USD (tăng 34,4%); nhập khẩu từ Nga trị gíá 664,4 triệu USD (tăng 15,7%) Như vậy, Việt Nam xuất siêu sang Nga 343,04 triệu USD (tăng 95,7%

so với cùng kỳ năm 2016)(7> Theo số liệu của Hải quan Nga, thương mại hai chiều năm 2020 đạt 5,7 tỷ USD, cao hơn 15% so với năm 2019

và 50% so với năm 2016 Xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 43%; xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga đạt 4 tỷ USD, tăng hơn 7% so với năm 2019<8>

96 >» TẠP CHÍ THÕNG TIN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ - sỏ'04 (251-2021

Trang 3

Ìvề đầu tư, điểm mới đáng chú ý là đầu tư của ệt Nam vào Nga trong những năm gần đây tăng

anh Nếu tính đến tháng 10-2019, Nga có 123

án đầu tư trực tiếp ở Việt Nam (trừ dầu khí) với

teng mức đầu tư trên 1 tỷ USD, thì tổng số vốn đầu

tu của Việt Nam vào Nga lên tới gần 3 tỷ USD với

22 dự án, nổi bật là đầu tư khai thác các mỏ dầu khí

cua Nga, hoạt động của Trung tâm đa chức năng

H ì Nội - Mátxcơva Ngoài ra có hơn 200 doanh

nghiệp vừa và nhỏ với 100% vốn của người Việt

Nam đang hoạt động sản xuất, kinh doanh khá

hiệu quả tại Nga Năng lượng là lĩnh vực hợp tác

truyền thống, được coi là hiệu quả nhất trong nhiều

thí p niên qua, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách

hai nước, hiện được coi là lĩnh vực then chốt, có ý

nghĩa chiến lược đối với cả Việt Nam và Nga, đặc

: là dầu khí Điều đáng nói là giờ đây hợp tác

khí Việt - Nga đã có sự phát triển mang tính

jhá về quy mô và lĩnh vực, địa bàn hoạt động,

cạnh Liên doanh Vietsovpetro, Gazprom và

dầi

đột

Bêụ

Rosneft đang gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam,

còn

Ga2]

dầu

có liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom,

promviet đang mở rộng hợp tác trong lĩnh vực

khí ở cả hai nước

Quan hệ quân sự, quốc phòng giữa Việt Nam -

Liêiị bang Nga có bước phát triển mới, đi vào chiều

thực chất, nhất là trong hợp tác về đào tạo cán

Nga là đối tác tin cậy và triển vọng nhất trong

sẽ bảo đảm hiện đại hóa vũ khí, trang bị các

iệt Nam Trên thực tế, Nga đã cung cấp cho

Vam một số vũ khí, khí tài hiện đại và cải

ỉc loại trang bị quân sự mà Liên Xô cung cấp

sâu,

bộ, chuyển giao vũ khí, trang bị, Việt Nam xác

định

hợp lác trên lĩnh vực quân sự Hai bên cam kết thúc

đẩy mở rộng hợp tác kỹ thuật - quân sự theo hướng:

Nga

lực lượng hải quân, không quân và phòng không

của 1

Việt

tiến <

trước (đây; hợp tác trong sửa chữa, tăng hạn sử dụng

của vi í khí, khí tài; chuyển giao công nghệ sản xuất

vũ kh', trang bị; trợ giúp đào tạo, huấn luyện và cử

chuyêp gia sang giúp Việt Nam Quan hệ thương

mại quân sự giữa hai bên được xúc tiến mạnh mẽ,

thông

giá trị

và Liên bang Nga đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp

tác T

đào tạố quân nhân Việt Nam tại các trường quân

sự của Nga (4-2002); thống nhất ưu tiên thúc đẩy

hợp tá<t đào tạo quân sự (2007) Việt Nam đã cử

hàng trăm cán bộ và lưu học sinh quân sự sang học

qua một loạt hợp đồng mua bán vũ khí có

Trong đào tạo cán bộ quân sự, Việt Nam

leo đó, hai bên đã ký hợp đồng khung về

tập tại các trường trong và ngoài quân đội của Nga Phía Nga cam kết, tiếp tục và mở rộng đào tạo cán bộ quân sự cấp cao cho Việt Nam tại các học viện, nhà trường của Nga Lĩnh vực an ninh - quốc phòng là lĩnh vực hợp tác có bề dày truyền thống giữa hai nước, được đánh giá là ổn định, vững chắc, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và đạt hiệu quả cao Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục coi Nga là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực này Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Nga lần thứ tư tổ chức tại Mát-xcơ-va (12-2018), lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước thống nhất nhận định quan hệ hợp tác quốc phòng tiếp tục là trụ cột và là hướng ưu tiên phát triển vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Hợp tác văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật

với Liên bang Nga hiện nay phong phú, đa dạng với các ngành, các lĩnh vực khác nhau như hợp tác

về giáo dục, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, hội họa Nga giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình

độ cán bộ, công nhân, chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm quản lý hoạt động khoa học - công nghệ Cộng đồng người Việt với gần

100 ngàn người hiện đang sinh sống làm ăn kinh doanh tại Nga, luôn gắn bó, coi Nga là quê hương thứ hai của mình, hàng ngàn lưu học sinh Việt Nam đang đào tạo tại Nga Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nga, giao lưu gặp gỡ thầy trò Việt -

Xô, Tuần phim Nga tại Việt Nam kết nối giữa nhân dân hai nước đã trở thành sợi dây bền chặt gắn kết hai quốc gia, góp phần không ngừng củng

cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga Giáo dục và đào tạo vẫn là một lĩnh vực hợp tác song phương truyền thống Năm học 2020 -

2021, Chính phủ Nga đã cấp cho các sinh viên Việt Nam 965 chỉ tiêu theo học tại các trường đại học hàng đầu của Nga Trong năm học tới, 1.000 sinh viên Việt Nam sẽ được sang Nga học tập Bất chấp việc các hoạt động giao lưu văn hóa giảm do đại dịch, năm 2020, hai nước vẫn tiến hành tuần lễ phim Nga tại Hà Nội và tuần lễ phim Việt Nam tại Mátxcơva<9)

Quan hệ Việt - Nga trên các lĩnh vực khoa học -

công nghệ cũng ngày càng đạt kết quả cao hơn

Hợp tác song phương trong lĩnh vực khoa học - công nghệ phát triển khá năng động, trở thành một

TẠP CHÍ THÔNG TIN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ -Số 04 (25J-2021 <« 97

Trang 4

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN chínhtrịthế giới

trong những trụ cột của quan hệ Việt - Nga Điểm

sáng nổi bật của sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam

và Nga trong lĩnh vực này là Trung tâm Nhiệt đới

Việt - Nga - cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ

hỗn hợp đa ngành về nhiệt đới - được triển khai

theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên

cứu ứng dụng, đáp ứng lợi ích của cả hai nước và

phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam

Nga đánh giá cao hoạt động của Trung tâm

nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới hỗn

hợp Việt - Nga Đây là một trong những công trình

hợp tác khoa học - kỹ thuật quan trọng nhất của

hai nước Trên cơ sở đó, hơn 30 năm qua, nhiều

nghiên cứu độc đáo đã được tiến hành trong các

lĩnh vực: an toàn môi trường, sinh học và hóa học,

cũng như dịch tễ học và y học trong điều kiện nhiệt

đớill0) Hai nước đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác chống

đại dịch Covid-19 Các bộ, ban, ngành hữu quan

của Nga và Việt Nam đã trao đổi kinh nghiệm

trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa căn bệnh

này Các cuộc đàm phán đang được tiến hành về

việc cung cấp và xây dựng cơ sở sản xuất vắcxin

Sputnik V của Nga tại Việt Nam Nga rất cảm ơn

những người bạn Việt Nam đã tặng một số lô khẩu

trang bảo hộ y tế cho Nga về phần mình, Nga đã

chuyển cho Việt Nam một lô vắcxin Sputnik V,

thuốc men, hệ thống xét nghiệm và thuốc thử để

nghiên cứu(l) (11)

(l) Hồ Chí Minh: Toàn tập,Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 1, tr.9

<2) Hồ Chí Minh: Toàn tập Sđd, tập 12, ư.30

°™ Sputnik, 16:51 30-01-2020

(5)&(6) Báo điện tửDân trí, ngày 29-01-2015

m Vietnamnet, thứbảy, 12-8-2017 10:22 GMT + 7

(8).(9).(11).(12)4(14) điện tử Đàng Cộng sán Việt Nam, Thứ năm, 19-8-2021 07:36:52 GMT +7

<13) Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tập 1, tr 163

Thực hiện chủ trương Đại hội XIII của Đảng

(2021): “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ

hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các

đốì tác chiến lược, đốỉ tác toàn diện và các đốì tác

quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và đáng độ

tin cậy”(12), triển vọng hai bên có thể tiếp tục duy

trì và phát huy hơn nữa nhằm củng cố và phát triển

tình hữu nghị Việt - Nga trong thời gian tới là rất

to lớn Cụ thể, về kinh tế, hai bên nhất trí nâng cao

hơn nữa hiệu quả triển khai Hiệp định thương mại

tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu,

tiếp tục tháo gỡ các rào cản phi thuế quan trong

thương mại song phương, cũng như tạo điều kiện

thuận lợi cho hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các

lĩnh vực triển vọng như năng lượng, cơ sở hạ tầng

và nông nghiệp Nga và Việt Nam cũng ủng hộ và

khuyên khích mở rộng hợp tác tại các dự án thăm

dò và khai thác dầu khí mới trên thềm lục địa Việt

Nam và lãnh thổ Nga phù hợp với luật pháp quốc

tế Ngoài ra, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác

trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và kỹ thuật

quân sự, cũng như đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhân văn, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ

Do vậy, hợp tác Nga - Việt không chỉ phát triển lên tầm cao mới mà còn đi sâu vào thực chất, hướng đến những kết quả xứng vơi tiềm năng quan hệ giữa hai bên với nhiều hoạt động phong phú và *

thiết thực, nhằm thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước cũng như để các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước tìm kiếm các

cơ hội hợp tác mới trên các lĩnh vực

Một trong những hướng hợp tác quan trọng giữa hai nước là sự phối hợp trên trường quốc tế Hai nước có lập trường tương tự trong nhiều vấn đề ' quốc tế và khu vực, ủng hộ việc hình thành trật tự thế giới đa cực, công bằng dựa trên các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và tính đến lợi ích của tất cả các bên(I3) Xuyên suốt sự gắn

bó lâu dài của quan hệ hữu nghị Việt - Nga chính

là sự tương đồng về truyền thống lịch sử, về cốt cách dân tộc mạnh mẽ và bản lĩnh kiên cường, là ý chí và khả năng vượt qua những thách thức nghiệt ngã, không khuất phục cường quyền, đặc biệt là sự trùng khớp về lợi ích quốc gia - dân tộc

3. Kết luận

Tinh hữu nghị giữa hai dân tộc được xây đắp trong những năm tháng cam go đấu tranh giành độc lập của Việt Nam, được thử thách qua những thăng trầm của tình hình thế giới và khu vực cũng như của hai nước Bước vào thập kỷ thứ ba của quan hệ đối tác chiến lược và thập kỷ thứ hai của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hai nước sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới Tự hào nhìn lại chặng đường hơn

71 năm quan hệ hợp tác hữu nghị, chúng ta tin tưởng rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga tiếp tục phát triển, vượt qua mọi thách thức và khó khăn, xứng đáng với truyền thống hữu nghị thủy chung, vì lợi ích của nhân dân hai đất nước, hai dân tộc ■

98 ») TẠP CHÍTHÒNG TIN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ -số 04 (251-2021

Ngày đăng: 03/11/2022, 09:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w