1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Hợp tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ việt nam liên bang nga triển vọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

HỢP TAC GIAO DỤC DAO TẠO VA KHOA HỌC CONG NGHC • • • • • VlệT NAM LlếN BANG NGA TAICN VỌNG CỦA QUAN Hệ Dối TÁC CHIẻN Lược TOÀN DICN Trần Thị Khánh Hà* * Ths , Viện Nghiên cứu Châu Âu ** Ths , Đại học[.]

Trang 1

HỢP TAC GIAO DỤC DAO TẠO VA KHOA HỌC CONG NGHC • • • • •

VlệT NAM - LlếN BANG NGA:

TAICN VỌNG CỦA QUAN Hệ Dối TÁC CHIẻN Lược TOÀN DICN

Trần Thị Khánh Hà *

* Ths., Viện Nghiên cứu Châu Âu

** Ths., Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

Nhận bài ngày: 2/3/2022

Phản biện xong: 17/3/2022

Chấp nhận đăng: 24/3/2022

Ngô Anh Đào **

Tóm tắt: Trong mối quan hệ truyền thong Việt Nam - Liên bang Nga, hợp tác giáo dục và khoa học đạt được nhiều thành tựu Liên Xô trước đây đã giúp Việt Nam đào tạo hàng chục

nghĩn cán bộ - trong so đó có những nhà lãnh đạo chù chót của Đảng và Nhà nước, hay những chuyên gia giỏi trên nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau, cũng như giúp Việt Nam thiết lập

và phát triển nhiều ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ Cho đến nay, giáo dục và khoa học luôn được nhấn mạnh là lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Bài viết tìm hiểu họp tác về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ giữa hai nước từ năm 2012

đến nay, từ đó xem xét triến vọng phát triển của các lĩnh vực hợp tác quan trọng này.

Từ khoá: đối tác chiến lược toàn diện, họp tác, giảo dục và đào tạo, khoa học và công

nghệ, triển vọng, Việt Nam, Liên bang Nga

Abstract: In the traditional Vietnam - the Russian Federation relationship, cooperation

in the fields of education and science are important and have achieved many achievements Previously, the Soviet Union helped Vietnam train tens of thousands of cadres - among them were key leaders of our Party and State, or experts in many different scientific disciplines, as

well as Vietnam has developed many branches of science and technology’ Education and science are always emphasized as priority areas in the comprehensive cooperation relationship between the two countries The article explores cooperation in education &

training and science & technology between the two countries from 2012 to present, thereby examining the development prospects of these important areas of Vietnam - the Russia

Federal bilateral cooperation.

Keywords: comprehensive strategic partnership, cooperation, education and training, science and technology, prospect, Vietnam, the Russia Federal

Trang 2

'7()Ợft tóe lỊÌáo duo 41

Trong mối quan hệ truyền thống của

Việt Nam và Liên bang Nga, hợp tác trong

các lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT),

khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn được

đánh giá là điểm sáng với những thành tựu

nổibật

1 Cơ sở họp tác

Quan điểm của hai bên về hợp tác

khoa học và giáo dục

Đối với Việt Nam, giáo dục và đào tạo

(GD&ĐT), khoa học và công nghệ

(KH&CN) được xác định là quốc sách hàng

đầu1 Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành

những cải cách toàn diện, sâu rộng về

GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực, hướng

tới nền kinh tế tri thức, đáp ứng nhu cầu của

kỷnguyên 4.0 Mặtkhác, phát triển K.H&CN

“giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát

triểnkinh tế - xã hội củađất nước”2 Do vậy,

Việt Nam rất coi trọng việc họp tác với các

nước phát triến trong đào tạo nguồn nhân

lực, hồ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm

quản lý, hợp tác nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ tiên tiến Trong đó,

Liên bang Nga là một đối tác quan trọng và

tin cậy hàng đầu

1 Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng

đầu” được đưa ra lần đầu tiên ưong Nghị quyết số 04-

NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá

VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào

tạo, ngày 14/01/1993 Trải qua các kỳ Đại hội, Đại

hội XIII có những bổ sung rất đáng chú ý, nhất là nội

dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

2 Điều 62, Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam 2013.

về phía Liên bang Nga, văn hoá, giáo

dục và củng cố vị trí của tiếng Nga trên thế

giới được Chính phủ Liên bangnhìn nhận là

mộtưu tiên tronghợp tác với các nước.Năm

2010, Thủ tướng Nga đã thông qua Các

nguyên tắc chỉ dẫnthực hiện chính sách Liên

bang Nga trong lĩnh vực hợp tác văn hóa và nhân đạo, góp phần hỗ trợ cho chính sách ngoại giao Nghị định Chính phủ ban hành vào tháng 5/2012 đã đặt ra nhiệm vụ tăng cường sự hiện diện của văn hóa Nga tại các nước, củng cố vị trí của tiếng Nga trên thế giới, đồng thời phát triển mạng lưới các Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga Họp tác văn hóa nhìn chung dựa trên các hiệp định song và đa phương trong khi các hoạt động quy mô lớn hơn chủ yếu được tổ chức một cách hệ thống và mang tính truyền thống với tên gọi Năm Văn hóa tại Nga và các nướcchâu Âuhoặc châu Á (CổngTTđiện tử

Bộ Văn hoá, Thể thao và Dulịch, 2021) Với Việt Nam, Nga và Việt Nam cùng chia sẻ nhận thức về vai trò nền tảng của giáo dục, khoa học và công nghệ, là động lực cho sự phát triến kinh tế, xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nước Theo nhận định của ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga, trong giai đoạn hiện nay, “Việt Nam và Liênbang Nga đang cùng nhau xây dựng nhiều họp tác mới Lãnh đạo hai nước đã thống nhất nâng tầm quan hệ vềkhoa học công nghệ, giáo dục và đàotạo giữa hai nước lên tầmchiếnlược, tạo tiền đề cho việc mở rộng hơn nữa mối quan

hệ họp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này

Sự họp tác này cũng là một bước nâng cao vai trò của Liên bang Nga trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, góp phần cùng

cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế” (Thuý Ngọc, 2021) Theo Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich, Liên bang Nga dành ưu tiên cho quan hệ họp tác đối tác chiến lực toàn diện này, đặc biệt là về giáo dục, đào tạo (Thu Hằng,2021)

Trang 3

42 NGHIỀN CỨU CHÂU Âu - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°4 (2591.2022

Các văn bản làm cơ sở cho hợp tác

Hai lĩnh vực hợp tác GD&ĐT và

KH&CN có mối liên hệ chặt chẽ khi Nga đã

giúpViệtNamđàotạohàng chục nghìn nhân

sự chất lượng cao trong các chuyên ngành

khoa học kỳ thuật, công nghệ theo nhu cầu

của Việt Nam; các đơn vị của hai Bên họp

tác phát triển các dự án mới trong các

chuyên ngành trên cơ sở của các hiệp định,

thoả thuận giữa hai Chính phủ, giữaBộ Giáo

dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Khoa học và

Công nghệ Việt Nam với Bộ Giáo dục và

Khoa học Liên bang Nga Những văn bản

sớmnhất được ký kếttừthập kỷ 1990, từ đó

đến nay đã có thêm nhiều hiệp định, thỏa

thuận được ký kết phù hợp với từng giai

đoạn phát triển

Thông cáo chung giữa Việt Nam và

Liên bang Nga năm 2013 nêu rõ: “hai Bên

nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các

lĩnh vực khoa học-công nghệ, giáo dục-đào

tạo, đưa quan hệ song phương trong các lĩnh

vực này lên tầm chiến lược Hai Bên thỏa

thuận tạo các điều kiện và cơ chế hợp tác để

các cơ quan hữu quan hai nước tiến hành

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ trong khuôn khổ các chương trình và

dự án chung Hai Bên khẳng định thúc đẩy

quá trình thành lập Trường Đại học Công

nghệ Việt-Nga tại Hà Nội trên cơ sở vốn tín

dụng của Chính phủ Liên bang Nga, nhằm

đào tạo chuyên gia có trình độ cao cho Việt

Nam, cũng như duytrìvà nâng cao hiệu quả

hoạt động của Trung tâm khoa học công

nghệ và nghiên cứu nhiệt đới Việt-Nga.’

(Trung tâm Nhiệt đới) Tháng 11/2013,

Chính phủ hainước ký kết Hiệp địnhvề đào

3 Baochinhphu.vn, Việt Nam - Liên bang Nga ra

thông cáo chung, http://baochinhphu.vn/Quoc-te/Viet-

Nam-LB-Nga-ra-Thong-cao-chung/168688 vgp,

15/5/2013.

4 Hiệp định này có hiệu lực đến năm 2022.

5 Bộ Ngoại giao, Thông báo về việc điều ước quốc tế

có hiệu lực, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo- may-hanh-chinh/Thong-bao-hieu-luc-Hiep-dinh-dao- tao-cong-dan-Viet-Nam-tai-co-so-giao-duc-dai-hoc- quoc-gia-Nga-217572.aspx, ngày 18/11/2013.

tạocôngdân Việt Namtại các cơsở giáo dục đại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga4 Từ năm 2013, hai Bên tổ chức đào tạo công dân Việt Nam tại các cơ sở giáo dụcđại học quốc gia liên bang của Liên bang Nga theo chương trình giáo dục đại học và sau đại học của Nga với chi phí đào tạo do phía Việt Nam trả bằng nguồn “chuyến đổi nợ thành viện trợ” theo Hiệp định xử lý nợ5

Đe tạo cơ sở pháp lý và tổ chức thỏa đáng để phát triển mọi mặt mối quan hệ hợp tác song phương, quan hệ đối tác toàn diện lâu dài cùng có lợi trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, ngày 25/11/2014, đạidiện hai Chính phủ đã ký Hiệp định giữa Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Việt Nam về quan hệ đối tác chiến lược trong giáo dục, khoa học và công nghệ Hai nước khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, nâng quan hệ song phương trong các lĩnh vực này lên tầm chiến lược; các lĩnh vực

ưu tiên hợp tác bao gồm giáo dục, công nghệ sinh học, công nghệ y dược, công nghệ vũ trụ, quản lý môi trường, hiệu quả năng lượng, che tạo máy và đóng tàu, nghiên cứu

Cơ bản, khoahọc xã hội Cáchình thức hợp tác trong các lĩnhvực cũng đượcquy định cụ thể về đào tạo người Việt Nam, trên tinh thần hợp tác, phía Liên bang Nga từng bước tăng số lượng công dân ViệtNam hàngnăm được nhận đào tạo và bồi dưỡng tại các tổ chức giáo dục đại học của Liên bang Nga lên 1.000 người đến năm 2020 trong khuôn khổ hạn ngạch đào tạo của Chính phủ Liên bang Nga đối với công dân nước ngoài và người

Trang 4

tóe (ji(i() dụe 43

không mang quốc tịch Đẻ thực hiện Hiệp

định, ủy ban Việt Nam - Nga về họp tác

trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công

nghệ được thành lập Chủ tịch Phân ban phía

Việt Nam là một Thứ trưởng Bộ Khoa học

và Công nghệ vàphía Nga là Thứ trưởng Bộ

Khoa học và Đại học Liên bang Nga (Bộ

Ngoại giao, 2014).6 Trong giai đoạn này, Bộ

Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đã tạo

điều kiện để các cơ sở giáo dục và đào tạo

của Việt Nam duy trì, phát triển quan hệhợp

tác với các trường,các cơ quan khoa học của

Liên bang Nga để tăng cường trao đổi kinh

nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa

học Đây là một dấu mốc quan trọng trong

lĩnh vựchợp tác ưu tiên này

6 Bộ Ngoại giao, Thông báo về việc điều ước quốc tế

có hiệu lực, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-

nghe-thong-tin/Thong-bao-hieu-luc-Hiep-dinh-doi-

tac-chien-luoc-linh-vuc-giao-duc-khoa-hoc-cong-

nghe-Viet-Nam-Nga-264770.aspx?tab=7, ngày

23/12/2014.

Việc Nga cấp học bổng Nhà nước cho

Việt Nam để đào tạo chuyên gia tại các

trường đại học của Liên bang Nga hằng năm

được thực hiện theo Nghị định số 638 của

Chính phủ Liên bang Nga “về hợp tác với

nước ngoài trong lĩnhvực giáo dục” (Nguyễn

Văn Hậu, 2021) Có thể thấy, Liên bang Nga

là đối tác chiến lược, tin cậy và chất lượng

trong đào tạo nguồn nhân lực và phát triển

khoa học công nghệ của Việt Nam cả trong

quá khứ lẫn hiện tại Có thể khảng định đây là

cáclĩnhvựchọp tác truyềnthống và đóngvai

tròquan trọng trong mối quan hệ Việt - Nga,

được lãnh đạo cũngnhưcác tổ chức, cơ quan

củahainước chú trọng phát triển

Kếtquả hợp tác giữa Việt Nam vàLiên

bang Nga về GD&ĐT và KH&CN đóng vai

tròquan trọng trong tổngthể quanhệ Đối tác

chiến lược toàn diện Việt - Nga Họp tác

giữa các cơ sở giáo dục của hai nướcđểphát

triển nguồn nhân lựccũng được thúc đẩy, tới nay đã có 351 thỏa thuận hợp tác được ký giữa các trường đại học của Nga và Việt Nam (Anh Tú, 2021)

Cả trong quá khứ lẫn hiện tại, về các lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, Nga - với nền tảng phát triển của mình

- luôn là một đối tác quan trọng của Việt Nam Sự hợp tác trong lĩnh vực khoa học, giáo dục của hai nướccó nền tảng sâusắcvà mạnh mẽ, hiện nay Liên bang Nga tiếp tục giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực, ngành khoa học khác nhau; ngược lại với vị trí và vai trò của mình, Việt Nam sẽ là cầu nối tin cậy giữa Liên bang Nga và các nước Đông Nam Ávề giáo dục và đào tạo, cũng như mở rộng ảnh hưởng của tiếng Nga trong khu vực về chương trình, ưu tiên các lĩnhvực mà Nga có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như năng lượng, công nghệ thông tin, luật, mỏ-địa chất, giao thông, kinh tế-quản lý, nông nghiệp, nghiên cứu về biển, thủy sản, môi trường, giáo dục, y tế (Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga, 2021a) Riêng về năng lượng hạt nhân, đây

là lĩnh vực mới tại Việt Nam, nên phía Liên bang Nga sẽ ưu tiên hồ trợ đào tạo chuyên gia (Nguyễn Thị Hà, Phan Thị cẩm Vân, 2018) Đặc biệt, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc hợptác vớiđối tác pháttriển như Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển các ngành khoa học công nghệ cần thiết

2 Thực trạng họp tác giáo dục, khoa học Việt Nam - Liên bang Nga

Từ những chủ trương và định hướng chung, hợp tác giáo dục và đào tạo, khoa học

và công nghệ giữa hai nước phát triển ngày càng tíchcực, toàn diện

Trang 5

44 NGHIÊN CỨU CHÂU Âu - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°4 (2591.2022

về du học, chủ yếu là người Việt Nam

sang Nga học tập trong khi chỉ có ít lưu học

sinh Nga tại Việt Nam Du học sinh Việt

Nam tới học tại Liên bang Nga theo các hình

thức: (1) Theo hiệpđịnh liên chính phủ giữa

Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam; (2) Theo chưong trình “hồ trợđào

tạo’’; (3) Bằng ngân sách của Chính phủ

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(chưong trình đào tạo nhân lực có trình độ

cao ở nước ngoài); (4) Nguồn tài trợ của các

tổng công ty Việt Nam; (5) Theo thỏa thuận

liên trường; (6) Theo hạn ngạch do Liên

bang Nga phân bổ hằng năm cho các tổ chức

phi chính phủ; (7)Du họctựtúc

Số lượng học bổng Nga cấp cho Việt

Nam ngày càng tăng Năm 2012, Nga cấp

cho Việt Nam Theo Hiệp định ký ngày

25/11/2014, số lượng học bổng LB Nga

cấp cho Việt Nam đã tăng dần qua các năm

và đến năm 2021 là 1.000 suất, mức này

được giữ cho năm 2022; các cấp đào tạo

bao gồm đại học và sau đại học, các ngành

học được xác định theo nhu cầu đào tạo

của phía Việt Nam và các ngành có thế

mạnh đào tạo của phía Liên bang Nga đã

được hai bên thống nhất

Hiên tại, hon 6.000 lưu học sinh Việt

Nam đang học tập tại Liên bang Nga ở mọi

bậc học, trong đó khoảng 3.000 lưu học sinh

diện tự túc về ngành học, hon 30% sinh

viên học kỳ thuật, khoảng 20% học kinh tế,

tài chính và quản lý, hon 15% học tiếng Nga,

10% học khoa học tự nhiên và chính xác,

khoảng 5% học y học, 3% học khoa học xã

hội và nhân văn, 2% học nghệ thuật và văn

hóa Nông nghiệp, luật, sư phạm và các

ngành khác chiếm khoảng 1% mồi ngành

(Nguyễn Văn Hậu, 2021) Trong các chuyên

ngành kỹ thuật, người Việt Nam thường

chọn kiến trúc và xây dựng, hàng không và

tên lửa, rôbốt và tựđộng hóa tích hợp, y sinh

và công nghệ sinh học, kỳ thuật vô tuyến điện tử, truyền thông, quang học và điện hạt nhân

ở chiều ngược lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cũng luôn sằn sàngtiếp nhận và đàotạo lưu học sinh Liên bang Nga Đen nay, có hơn 250 sinh viên và giảng viên Nga sang thực tập tiếng Việttại Việt Nam, khoảng gần

50 sinh viên đại học và sau đại học tại Việt Nam Ngoài ra, hai bên có những hoạt động họptáckhác nhưtố chức các kỳ thi Olympic tiếngNga, Olympic Toán học, Vật lývà Tin học cho học sinh các trường phổ thông; bồi dưỡng giáo viên tiếng Nga cho Việt Nam (Đại sứ quanCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga, 2021a)

Việc hợp tác giữa các trường đại học của hai nước được chú ý phát triển Các đối tác chính của các cơ sở giáo dục đại học của Nga từ phía Việt Nam là: Đại học Quốc gia

Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa chất thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đạihọc Kỳ thuật Lê Quý Đôn, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Địa chất Mỏ Hà Nội, Viện Hải dương học Việt Nam, Đại học Ngoại thương Hà Nội Việc họp tác chặt chẽ giữa các cơ quan khoa học giữahai nước cụ thể là Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội của Việt Nam với Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Viện Dupna, Quỳ Nghiên cứu cơ bản Nga

đã đem lại nhiềukếtquả nghiên cứu cao

Để tăng cường họp tác giáo dục, hai Bên đã thỏa thuận thành lập Đại học Công nghệ Việt - Nga tại Việt Nam trên cơ sở tín dụng Nhà nước của Nga (Đại sứ quánCộng

Trang 6

táe (ỊÌáo dục 45

hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam tại Liênbang

Nga, 2021b) Chính phủ Việt Nam đã giao

BộGiáo dục và Đàotạo chủ trì, phối hợpvới

Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan có liên

quan xây dựngDựánthành lập và pháttriển

Trường Đại học Côngnghệ Việt Nga trên cơ

sở Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn

phù hợp với nguồn kinhphí thực hiện Dự án

từ Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ

ViệtNam

Đe thu hút công dân Việt Nam sang

Liên bang Nga học tập, tại Việt Nam, các

cuộc thi Olympic được tổ chức, các thí sinh

đoạt giải được ưu đãi ghi danh vào các

trường đại học của Nga, các sựkiệnphổbiến

văn hóa Nga và tiếng Nga

Trên tinh thần đẩy mạnh hợp tác giáo

dục, nghiên cứu giữa hai nước, năm 2019,

hai nước đã tổ chức Diễn đàn Hiệu trưởng

đại học Việt Nam - Liên bang Nga lần thứ

nhất và khóa họp lần thứ hai ủy ban họp tác

về Giáo dục, KH và CNViệt Nam- LB Nga

lần lượt vào các ngày 28, 29 tháng 5 năm

2019) Diễn đàn Hiệu trưởng đại học đã tập

trung thảo luận và đề xuất các giải pháp để

hợp tác giáo dục, đào tạo bậc cao hiệu quả

hơn Thông qua diễn đàn, các trường đại

học, cao đẳng hai bên có cơ hội mở rộng

mối quan hệ và họp tác, phát triển dự án

chung vớicác cơ sở giáo dục và đào tạo của

LBNga (HiếuMinh, 2019) Tại khoá họp

thứ II Uỷ ban hợp tác giáo dục, khoa họcvà

công nghệ Việt - Nga, sự hợp tác chặt chẽ

của các cơ quan nghiên cứu hai nước được

đánh giá cao Hai Bên đánh giá cao các kết

quả nghiên cứu chung đạt được thông qua

kênh Nghị định thư vềcùng tuyển chọn các

nhiệm vụ nghiên cứu chung Việt -Ngathực

hiện trong giai đoạn 2015 - 2018; nhất trí

tiếp tục kêu gọi các nhiệm vụ nghiên cứu

chung đưa vào xem xét thực hiện từ năm

2020, mở rộng các nội dung và tăng số lượng các nhiệm vụ nghiên cứu; ghi nhận

nồ lực của hai nước trong việc phát triển họp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học nhất trí phát huy những thành tựu đã đạt được trong giáo dục thời gian qua; thảo luận, thống nhất phối hợp phát triển việc dạy tiếng Nga tại Việt Nam và tiếng Việt tại Liên bang Nga, thúc đẩy hoạt động của Phân viện tiếng Nga Pushkin tại Hà Nội (Vụ Họp tácquốc tế, 2019)

về giảng dạy ngôn ngữ, tại Việt Nam, tiếng Nga đã được giảng dạy từ lâu và từng

là ngoại ngữ chủ đạo Tiếng Nga bắt đầu được quảng bá tại Việt Nam từ giữa thế kỷ

XX và sau đó được đưa vào giảng dạyở cấp đại học Vào đầu những năm 60 của thế kỷ

XX, có khoảng 300 người Việt Nam đã đến học tập tại các trường đại học Liên Xô Để tạo thuận lợi cho việc học và hoà nhập tại Nga của lưu học sinh Việt Nam, năm 1972, Khoa tiếng Nga được mở tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và trở thành ngoại ngữ chủ đạo của Việt Nam Hiện nay, tiếng Nga là một trong 5 ngoại ngữ đang được giảng dạy tại các trường phổ thông ViệtNam

Họp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước rất cần một ngôn ngữ chung, nhất là từ khi quan hệ Việt - Nga được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện Nhu cầu họptác

đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng người giỏi chuyên môn và thành thạotiếng Nga chuyên ngành Bên cạnh đó, đến năm 2019, Nga đã trở thành thị trường du lịch lớn nhất châu Âu của Việt Nam; thậm chí Việt Nam còn có

“làngNga” như tại “thiên đường resort”Mũi

Né (Bình Thuận), hay việc sử dụng tiếng Nga rất phổ biếntại nhiều tỉnh thành du lịch như Nha Trang,Đà Nằng

Trang 7

46 NGHIÊN CỨU CHÂU Âu - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°4 (259J.2022

Theo thống kê, tính đến năm 2021, tại

Việt Nam có 36 cơ sở dạy tiếng Nga, trong

đó 10 cơ sở cấp đại học số giáo viên tiếng

Nga trên toàn quốc là hơn 200 người, số

người học tiếng Nga là hơn 7.000 người

(Nguyền Thị ThuĐạt, 2021) Do quan hệ hai

nướcngày càngpháttriển sâu rộng hơn,việc

giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam cũng như

người Việt sang Nga học cũng được chú

trọng đẩy mạnh hơnso với giai đoạn quan hệ

hai nước trầm lắng trước đây Tuy vậy, con

số này là quá ít cho thấy rõ hiện thực việc

dạy và học tiếng Nga tạiViệt Nam gặp nhiều

khó khăn về cả cơ sở lẫn đội ngũ giáo viên

vàgiáo trình giảng dạy

ở chiều ngược lại, giảng dạy tiếng Việt

và ngành Việt Nam học tại Liên bang Nga

vẫn được duy trì và có dấu hiệu được chào

đón hơn do quan hệ mọi mặt giữa hai nước

được tăng cường cũng như do nhu cầu du

lịch Việt Nam của người Nga ngày càng

tăng Ngàynay, cáctrường đại học Nga hằng

nămđào tạo khoảng 100 chuyên gia về tiếng

Việtvà ngành ViệtNam học Con số này dù

rất ít song đã gấp 4 lần so với những năm

cuối thời kỳ Liên Xô Hiện nay, tiếng Việt

được giảng dạy cả ở Matxcơva, St

Petersburg vàVladivostok và bắtđầu từ năm

2019 tại Kazan, thủ đô Tatarstan Riêng ở

Matxcơva có 7 trường đại học giảng dạy

tiếng Việt (Chính phủ.vn, 2019) Tuy nhiều

bạn trẻ Nga quan tâm hơn đếnhọc tiếng Việt

song việc mở rộng giảng dạy tiếng Việt và

Việt Nam học tại Nga là rất khó khăn chủ

yếu do triển vọng công việc không rõ ràng,

khoa tiếng Việt của các trường phải cạnh

tranh với chính các khoa ngôn ngữ khác để

thu hút sinh viên Nhiều khó khăn là vậy

song nhìn chung, lưu học sinh của hai nước

đều luônđượctạo điều kiện thuận lợi đểhọc

tập và pháttriển

Cán bộ và sinh viên đi học tập và đào tạo,nghiên cứutại Liên bang Nga mộtmặtlà nguồn bổ sung cho đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao của Việt Nam, mặtkhác làcầunối, gópphần củng cố, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp truyền thống giữa hai nước, cần nhìn nhận rằng do thị trường giáo dục quốc tế phát triển mạnh và ngày càng mở rộng, số lượng du học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga đã giảm nhiều so với thời kỳ Liên Xô Các nguyên nhân chính là do sự nổi lên củatiếng Anh như một ngôn ngừ làm việc, kinh doanh chung của nhiều nước/khối nước thu hút người học; quan hệ kinh doanh giữa Nga và Việt Nam chưa thật sự phát triển mạnh dù Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EAEU đã có hiệu lực; thiếu thông tin

về giáo dục các cấp đặc biệt là bậc cao tại Liên bang Nga; thiếu giáo viên bản ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại Việt Nam Trong đó, việc tiếng Anh lấn át tầm quan trọng của tiếng Nga là khó khăn lớn nhất Ngành Việt Nam học tại Ngavà nhất là Nga học tại Việt Nam vốn phát triển và có nhiều

cá nhân xuất sắc thời Liên bang Xô viết đến nay đã trở nên thiếu nhân sự, thiếu lớp kế cận Đây là một thiệt hại cho hợp tác nhân văn nói riêng giữa hai nước, rất cần được sự quan tâm tạo điều kiện phát triển tại cả hai bên cũng như họp tác giữa hai nước Những khó khăn này cần được nhìn nhận rõ để có những giải pháp phù họp Với sự chú trọng của hai chính phủ cũng như quan hệ song phương ngày càng được phát triển đi vào chiều sâu, triển vọng họp tác trong lĩnh vực

sẽ càng tốtđẹp và hiệu quả hơn

về nghiên cứu và phát triển KH&CN,

cả hai nước đều chú trọng phát triển các ngành khoa học kỹ thuật, côngnghệ, gắn kết hoạtđộngKH&CNvới sản xuất, kinhdoanh,

Trang 8

K aíị ) tóe (fido dụe 47

ưu tiên hợp tác giữa các doanh nghiệp với

các tổ chức giáo dục và khoa học Họp tác

khoa học và giáo dục hai bên phù hợp với

nhu cầu và lợi ích của mỗi nước Với Nga,

một trong những ưu tiên cốt lõi trong phát

triểncông nghệ là hợp tác quốc tế, trước tiên

là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương, trong đó Việt Nam là đối tác

chiến lược toàn diện và đã có bề dày họp tác

với Nga trong lĩnh vực này Liên bangNga

luôn muốn tạo điều kiện cho các nhà khoa

học quốc tế thông qua hồ trợ các dự án

nghiên cứu và tạo ra các phòng thí nghiệm

mới, đặc biệt là dự án hỗ trợ học bổng,

hướng tới nghiên cứu, đảm bảo việc làm cho

người nghiên cứu (Vụ Họp tác quốc tế,

2019) ViệtNam chútrọng phát triển họp tác

với các đối tác Nga trong nghiên cứu và

chuyển giao các công nghệ mũi nhọn như

công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên

tiến, công nghệ hàng không - vũ trụ về

công bố khoa học quốc tế, tính đến năm

2019, các tô chức nghiên cứu của hai nước

đã họp tác thực hiện hon 150 đề tài, dự án

khác nhau với khoảng 200 bài báo khoa học

được công bố chung trên các tạp chí quốc tế

có uy tín (Trung càn, 2019)

Viện Liên họp nghiên cứu hạt nhân tại

thành pho Dubna, Liên bang Nga và Trung

tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại Việt Nam làhai

mô hình hợp tác tiêu biểu của hai nước Đây

là những tiền đề quan trọng cho việc phát

triển họp tác khoa học kỹ thuậttrongthờikỳ

mới vàmở ra các cơ hội pháttriển giáo dục,

đào tạo của hai nước Viện Dubna được

thành lập vàonăm 1956 và Việt Nam là một

trong 18 thành viên chính của Viện Đây

không chỉ là một viện nghiên cứu khoa học

hàng đầu của Liên bang Nga mà còn là một

viện nghiên cứu có uy tín khoa học cao của

thế giới Viện nghiên cứu các lĩnh vựcvật lý,

toán học, sinh học, khoa học máy tính và

nhiều ngành công nghệ khác Từ năm 1982, Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam(nay

là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - VAST) là cơ quan đầu mối điều phối các hoạt động họp tác nghiên cứu khoa học với Viện Dubna Kết quả lớn nhất của việc hợp tác của Việt Nam với Viện Dubna

là công tác đào tạo cán bộ Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay Viện Dubna đã tiếp nhận hơn 300 lượt nhà khoa học Việt Nam sang học tập và làm việc Nhờ đó, Việt Nam

đã xây dựng được đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực vật lý Bên cạnh đó, Viện Dubnacòn giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu cơban và ứng dụng trong lĩnh vựcvậtlýhạtnhân

Từ năm 2013, Việt Nam đã có thêm những đề xuất mới để tăng cường họp tác với Dubna như: thành lập Phòng Thí nghiệm Việt Nam tại Viện Dubna để khai thác tiềm năng của Viện Dubnacả về vật chất lần chất xám, đồng thời tận dụng được số kinh phí hàng năm (niên liễm) Việt Nam đóng góp cho Viện Dubna (như năm 2019 là860 nghìn USD) (Trung cần, 2019) Phòng Thí nghiệm đồng thời là cầu nối để các nhà khoa học ViệtNam tiếp thu,học hỏi công nghệ từ phía Liên bang Nga; tăng cường họp tác với Viện Dubnavề vật lý, vật liệu, toán học, khoa học máy tính, hóa học, sinh học, môi trường và một số ngành công nghệ cao (tự động hóa, gia tốc, chân không); xây dụng các dự án hợp tác nghiên cứu chung theo các hướng

mà VAST quan tâm để tận sử dụng thiết bị của Viện Dubna Phía Viện Dubna mong muốncùng ViệtNam tăng cườnghợp tác hai bên về đào tạo cán bộ trẻ theo hình thức đồng hướng dẫn và bảo vệ tại Việt Nam; hợp tác nghiên cứu chung, đặc biệt là các lĩnh vực họp tác có tiềm năng trong nghiên cứu

cơ bản như: vật lý lýthuyết, vật lý hạt nhân, công nghệ thông tin; khuyến khích họp tác tronglĩnh vực triển khai ứngdụngvới Trung

Trang 9

48 NGHIÊN CỨU CHÂU Âu - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°4 (2591.2022

tâmcôngnghệ cao của Dubna về chếtạo ống

nano các-bon, các loại son nano, keo dán

siêubền chịu đựngmọi thời tiết, các vật liệu

nano khác, chế tạo các thiết bị phát hiện chất

nổ, chất ma túy (Đinh ThànhTrung, 2013)

Hàng năm ViệtNamcó quyền cử 40-50

nhàkhoa học sang học tập và nghiên cứu tại

Dubna Từ năm 2015, thường xuyên có 15

đến 20 Việt Nam sanghọc tập và nghiên cứu

tại Viện Dubna Bên cạnh việc tham gia các

đề tài nghiên cứu chung, các nhà khoa học

Việt Nam cũngđang xâydựngcác đề tài, dự

án riêng(Trung cần, 2019)

Trong mối quan hệ hữu nghị truyền

thống giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây

và Liên bang Nga ngày nay, Trung tâm

Nhiệtđới Việt - Nga làmột mô hình hợp tác

khoa học công nghệ đặc biệt Trung tâm

Nhiệt đới Việt Nga được thành lập năm

1988, là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Việt

Nam, có nhiệm vụ hợp tác với Liên bang

Nga về khoahọc kỳ thuật liên quan đến lĩnh

vực quân sự-quốc phòng cũng như các vấn

đề về kinh tế,xã hộivàkhoa học, công nghệ

Trải qua hơn 30 năm phát triên, với sự tham

gia của nhiều tổ chức khoa học của hai

nước7, Trung tâm đã trở thành tổ chức khoa

học công nghệ đa ngành, thực hiện những

nghiên cứu cơ bảnvà ứng dụng tổng hợp tại

vùng khí hậu nhiệt đới Trung tâm đã tri en

khai nhiều đề tài, dự án KH&CN và đạt

nhiềuthành tựu quan trọng trongnghiên cứu

khoa học trên các hướng chính gồm: sinh

thái nhiệt đới, độ bền nhiệt đới, y sinh nhiệt

đới đồng thời đào tạo cán bộ khoa học có

trình độcao Các nhàkhoa họcViệt -Nga đã

nghiên cứu đánh giá tác động của khí hậu

7 Từ khi thành lập đến nay, đã có hàng nghìn lượt nhà

khoa học Nga sang làm việc tại Trung tâm, bao gồm

nhiều viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ khoa học, chuyên gia

khoa học hàng đầu.

8 Ngày 1/12/2021, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đã trao Hồ sơ yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự

nhiệt đới đến tìnhtrạng vũ khí, trang thiết bị

kỹ thuật, đềxuất các phương pháp bảovệ và phương pháp khai thác thích hợp; từ đó tiến hành các nghiên cứu chế tạo vật liệu và phương tiện bảo quản chống ăn mòn trong môi trường nhiệt đới ở Việt Nam Hơn 20 năm qua, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga cũng đã triển khai nghiên cứu trên hầu hết các hệ sinh thái điên hình của Việt Nam, nhằm góp phần khẳng định sự đa dạng sinh học; tìm kiếm phương pháp quản lý, bảo tồn

và khai thác hợp lý sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam (Trung cần, 2019) Thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Trung tâm đã đưa các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại do Chính phủ Liên bang Nga tài trợtham gia phòng, chống dịch hiệu quả tại các địa phương, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới Nhìn chung, Trung tâm đã khẳng định được năng lực nghiên cứu khoa học, nâng cao khả năng ứng dụng chuyểngiao công nghệ; đóng góp quan trọng vào phát triển khoa học, công nghệ nói chung, khoa học, công nghệ, kỹ thuật quân

sự nói riêng, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phát triển kinh tế

-xã hội đất nước, đáp ứng lợi ích của cả Việt Nam và Liên bang Nga Trung tâm hiện đangtừngbước thiết lập hợp tác quốc tế với các nước thứ 3 như Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada Trung tâm với vị trí đặc biệt của mình - là cơ chế họp tác song phương duy nhất vẫn tồntại từ thời LiênXô đến nay -đã góp phần thắt chặt mối quan hệ tin cậy, sâu sắc củahai nước(Vũ Dũng, 2021)

Ngoài ra, nhiều họp tác khoa học công nghệ tiếp tục được hai nước thiết lập và phát triển, như về điện hạt nhân, hàng không vũ trụ 8

Trang 10

IL i Ị ị ) tóe 1/itiD dụr 49

Cũng như nhiều lĩnh vực khác, hợp tác

GD&ĐT và KH&CN giữa hai nước thời

gian qua gặp nhiều trở ngại do dịch bệnh

COVID-19, tuy nhiên đó chỉ là khó khăn

tạm thời Tin tưởng rằng, với nỗ lực và ưu

tiên của hai nước, hợp tác trong các lĩnh

vực quan trọng này sẽ có những bước phát

triênmạnhmẽ hơn

3 Triển vọng

Hợp tác GD&ĐT và KH&CN Liên

bang Nga - Việt Nam đã giúp Việt Nam có

một lượngnhân lực với kiến thức phong phú,

kinh nghiệm và kỳ năng được trang bị tốt

cũng như một nền tảng khoa học kỳ thuật có

khả năng phát triển mạnh mẽ Các lĩnh vực

hợp tác hiệu quảnày làđiểm sáng trong mối

quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt

Nam - Liên bang Nga và có triển vọng phát

triển mạnh mẽhơn

Như đã biết, nền giáo dục củaLiên bang

Nga có lịch sử phát triến từ lâu, có uy tín

trên thế giới, phát triển mạnh ở các ngành

khoa học cơ bản, kỹ thuật, y dược và kinh

tế Có thể kể đến các trường đại học lớn, uy

tín, chất lượng giảng dạy tốt như Trường Đại

học Quốc gia Matxcơva Lomonosov (MGU,

đây làtrường nằm trongnhóm nhữngtrường

có chất lượng hàng đầu trong bảngxếp hạng

Times Higher World University Ranking và

bảng xếp hạng QS World University

Rankings), Trường Đại học Quốc gia Saint-

Petersburg, Trường Đại học Kỳ thuật Quốc

gia Bauman, Trường đại học quốc gia

Novosibirsk, Học viện quốc tế Matxcơva, trường Đại học Báchkhoa Saint Petersburg

Đó làcác địa chỉ học tậphấp dẫnđối với các thế hệ học sinh, sinhviênViệtNam

Với bề dày quan hệ hai nước, quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên bang Nga đã có nền tảng từ lâu Trongquá khứ Nga đã giúpViệt Nam đào tạo phù hợp với thế mạnh và nhu cầu của hai bên Ngày nay, Nga tiếp tục giúp Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ khoa học công nghệ nói riêng Hợp tác khoa học và côngnghệ là một trong nhữngtrụ cột của mối quanhệhợp tác toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga Liên bang Nga ngàynay cũng như Liên Xô trong quá khứ luôn chú trọng phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và đã giúp đào tạo cho Việt Nam hơn 50.000 chuyên gia, hàng nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học theo những chuyên ngành quan trọng Hiện nay Liên bang Nga tiếp tục cấp học bổng và đào tạo cho các sinh viên, học viên Việt Nam theo học các ngành kĩ thuật và công nghệ, viễn thông, y học và các ngành khoa học xã hội Đáng chú ý những ngành, lĩnh vực thế mạnh của Nga cũng là những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như năng lượng, công nghệ thông tin, hàng không và tên lửa, robot và tự độnghóa tích hợp, luật, mỏ-địa chất, giao thông, kinh tế-quản lý, nông nghiệp, nghiên cứu về biên, thủy sản, môi trường, giáo dục, y tế Hợp tác đào tạo và chuyên giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực khoa học đã góp một phần quan trọnggiúpViệtNam xây dựng đội ngũ cán bộ và nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao

Từ năm 1991, việc đào tạo cán bộ Việt Nam tại Liên bang Nga được thực hiện trên

án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công

nghệ hạt nhân cho đại diện Tập đoàn Năng lượng

nguyên tử quốc gia Liên bang Nga ROSATOM - Phó

Tổng giám đốc N.N Spassky Đây là dự án nhận được

sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo cấp cao hai nước,

được triển khai trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa hai

Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt chù trương đầu tư.

Ngày đăng: 19/11/2022, 22:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w