Do đó, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, mang những đặc điểm riêng biệt và có ý nghĩa chiến lược với cả hai nước.. Kết quả nghiên cứu
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 23% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023
Học viên
Đàm Thị Lan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin cảm ơn TS Hoàng Xuân Trường
đã tận tâm chỉ dạy, định hướng và đồng hành, giúp tác giả tháo gỡ mọi vướng mắc trong suốt quá trình nghiên cứu
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp, Trường THCS Phú Đình, Xã Phú Đình, Huyện Định Hoá trong mọi hoàn cảnh đã luôn giúp đỡ, động viên để tác giả hoàn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện triển khai, viết luận văn, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, bản thân rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Đàm Thị Lan
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6 Nguồn tư liệu 8
7 Đóng góp của đề tài 9
8 Bố cục của luận văn 9
Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆNVIỆT NAM - LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2012 - 2022 10
1.1 Yếu tố lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Nga 10
1.2 Bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga 18
1.2.1 Tình hình quốc tế 18
1.2.2 Tình hình khu vực 22
1.2.3 Một số yếu tố nước lớn tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga 24
1.3 Yếu tố bên trong mỗi nước 26
1.3.1 Tình hình Việt Nam và vị trí của Liên Bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam 26
1.3.2 Tình hình Liên bang Nga và vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34
Trang 6Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
TOÀN DIỆN VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2012 - 2022 35
2.1 Quan hệ về chính trị - ngoại giao 35
2.1.1 Tuyên bố đối tác chiến lược toàn diện - Sự khởi đầu mới cho bước phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam - Nga 35
2.1.2 Những hoạt động ngoại giao song phương 37
2.1.3 Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong các cơ chế đa phương 45
2.2 Quan hệ an ninh - quốc phòng 47
2.3 Quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư 52
2.3.1 Kinh tế - thương mại 52
2.3.2 Đầu tư 58
2.4 Hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, du lịch 61
2.4.1 Hợp tác, giao lưu văn hóa 61
2.4.2 Hợp tác về giáo dục 64
2.4.3 Hợp tác khoa học - công nghệ 67
2.4.4 Hợp tác du lịch 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 73
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2012 - 2022 74
3.1 Đánh giá chung 74
3.1.1 Những kết quả đạt được 74
3.1.2 Những tồn tại, hạn chế 79
3.2 Đặc điểm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga giai đoạn 2012 - 2022 82
3.3 Vai trò, tác động của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga 91
3.3.1 Đối với Việt Nam 91
3.3.2 Đối với Liên bang Nga 96
3.3.3 Đối với khu vực 99
3.3.4 Đối với thế giới 102
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 104
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
APEC Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương
ARF ASEAN Region Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
EAS The East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á
EAEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á - Âu
FDI Foreign Direct Investmen Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
NATO North Atlantic Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt - Nga (2000 - 2011) 15 Bảng 2.1: Những chuyến thăm ngoại giao cấp cao Việt Nam - Nga (2012 -2022) 38
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Kim ngạch thương mại Việt Nam - Nga (2012 - 2022) 55
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga năm 2022 57
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Nga sang Việt Nam năm 2022 57
Biểu đồ 2.4: Số lượt khách Nga đến Việt Nam (2012 - 2022) 71
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình chính trị và kinh tế của thế giới có nhiều biến động tác động không nhỏ tới quan hệ quốc tế Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng cản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội VI (12/1986) được đẩy mạnh và phát triển, đạt được thành tựu, làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội ở Việt Nam Do đó, Việt Nam đã tăng cường đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia trên thế giới để tận dụng nguồn ngoại lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong đó, Liên bang Nga là quốc gia có vị trị đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Với 73 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay trải qua nhiều bước thăng trầm, đặc biệt được đẩy mạnh trong 20 năm đầu thế kỷ XXI Ở Liên bang Nga, từ khi lên cầm quyền (7/5/2000), Tổng thống V.Putin đã đưa ra một loạt các chiến lược về đối ngoại, an ninh, quốc phòng, kinh tế… nhằm mục tiêu “chấn hưng” nước Nga, lấy lại hình ảnh siêu cường như thời Liên
Xô Để thực hiện mục tiêu đó, nước Nga thực hiện chính sách “hướng đông mới”, coi trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương Trong đó, Nga chú trọng quan hệ truyền thống tốt đẹp với Việt Nam, coi Việt Nam như là một “nhân tố” giúp Nga thâm nhập mạnh mẽ vào Đông Bắc Á và Đông Nam Á
Trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược (thiết lập năm 2001), Việt Nam và Nga đã nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2012 Từ đây, quan
hệ hai nước được đẩy mạnh trên các lĩnh vực đặc biệt là chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế, giáo dục…và đạt được nhiều thành tựu nổi bật Do đó, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, mang những đặc điểm riêng biệt và có ý nghĩa chiến lược với cả hai nước
Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga (2012 - 2022), là một lựa chọn cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc Nghiên cứu đề tài này không chỉ làm rõ quá trình vận động và phát triển của mối quan hệ Việt - Nga trên các lĩnh vực mà còn luận giải được những đặc trưng của mối quan hệ này, phân tích được những tác động đa chiều đến mỗi nước và dự đoán được những triển vọng quan hệ Việt - Nga trong tương lai Bên cạnh đó, trên cơ sở làm rõ
Trang 11những hạn chế trong quan hệ giữa hai nước, đề tài còn góp phần chỉ ra những phương hướng nhằm đẩy mạnh quan hệ Việt - Nga đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời cũng thấy rõ vai trò của đối ngoại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Trải qua 10 năm thiết lập đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng đi vào thực chất và có hiệu quả Việc nghiên cứu, xem xét quan hệ hai nước nhằm kế thừa, phát huy những di sản tốt đẹp, làm nền tảng để thúc đẩy quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai là một việc làm cần thiết
Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2012 - 2022” làm
luận văn cao học để cố gắng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về Việt Nam - Liên bang Nga vốn không phải là một đề tài quá mới Tuy nhiên việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2012 -
2022 lại là một vấn đề chưa được quan tâm nhiều của giới học giả và nghiên cứu Việt Nam Đa số các công trình, ấn phẩm ở Việt Nam hiện nay chỉ đề cập đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga (2012 - 2022) trong một phần của nghiên cứu, hoặc xét trên một hoặc vài lĩnh vực giữa quan hệ hai nước
Công trình Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình
Dương trong bối cảnh mới (2004) do tác giả Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên) là một
công trình công phu của các nhà khoa học Việt Nam và Nga nghiên cứu về sự điều chỉnh hợp tác của các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Công trình được cấu trúc gồm 3 phần, trong đó phần 1 và 2 là phần chính, các tác giả tập trung phân tích bối cảnh quốc tế tác động đến quan hệ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nội dung hợp tác kinh tế song phương và đa phương, tiểu khu vực và toàn khu vực trong sự điều chỉnh chiến lược hợp tác của các nước lớn (Mĩ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) Phần ba của công trình dành riêng cho việc nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Liên bang Nga trong bối cảnh quốc tế mới [71]
Trang 12Trong công trình Quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh quốc tế mới (2005) của
Võ Đại Lược và Lê Bộ Lĩnh đã đề cập đến những biến động của tình hình thế giới và trong nước của Liên bang Nga và Việt Nam kể từ thập niên 90 của thế kỷ XX, trên cơ
sở đó tác giả đã phân tích hiện trạng quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam với những diễn biến thăng trầm kể từ khi Liên Xô tan rã đến những năm đầu thế kỷ XXI
Tác phẩm Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI (2006) của Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Văn Du
là công trình chuyên sâu tập trung nghiên cứu chiến lược đối ngoại của 5 nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ) và EU hai thập niên đầu thế kỷ XXI Nội dung chủ yếu tập trung phân tích bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh, sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nước lớn và những nội dung cơ bản của nó, tác động từ sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại đó đối với các mối quan
hệ quốc tế và lợi ích của các quốc gia - dân tộc, trong đó có Việt Nam [66]
Cuốn sách Hợp tác chiến lược Việt - Nga, những quan điểm, thực trạng và
triển vọng (2008) của tác giả Vũ Đình Hòe và Nguyễn Hoàng Giáp là công trình khái
quát bức tranh tổng thể quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam - Nga những năm đầu thế kỷ XXI Công trình tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản: tìm hiểu các quan điểm, quan niệm đối tác chiến lược, nội dung, yêu cầu của nó và thực trạng quan hệ hai nước; phân tích nhân tố tác động đến sự phát triển quan hệ hai nước lên tầm chiến lược; đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy tiến trình phát triển hợp tác chiến lược Việt Nam - Nga trên một số lĩnh vực tính đến năm 2008
Tác giả Bùi Thị Thảo với luận án Sự điều chỉnh chính sách của Mĩ và Nga đối
với Việt Nam (1991 - 2008), tác giả tập trung phân tích nội dung chính sách của Nga
đối với Việt Nam qua hai giai đoạn: 1991 - 1993 và 1994 - 2008 Tác giả nhận định chính sách của Nga trong giai đoạn này “trải qua khá nhiều thăng trầm” [70]
Năm 2020, tác giả Vũ Dương Huân với công trình 70 năm quan hệ Việt - Nga
và đôi điều về nước Nga đã khái quát các giai đoạn phát triển của quan hệ giữa hai
nước từ năm 1950 đến năm 2018 Qua mỗi giai đoạn lịch sử, tác giả đều cố gắng giải
mã các hiện tượng của đời sống quốc tế, những tác động trong cạnh tranh chiến lược nước lớn đối với quan hệ Việt - Nga Tuy nhiên, công trình chưa đưa ra những nhận xét, đặc điểm, tác động, vai trò của quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga [70]
Trang 13Năm 2022, tác giả Ngô Đức Mạnh xuất bản công trình Chặng đường vẻ vang
quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga Cuốn sách gồm 5 phần, tập trung trình bày cụ thể
những thông tin cơ bản, ngắn gọn nhất về lịch sử quan quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 1950 đến năm 2022 Đặc biệt, tác giả dành phần lớn thời lượng của cuốn sách để trình bày về ảnh minh chứng hợp tác của hai nước trên các lĩnh vực Chương
V của cuốn sách có trình bày khái quát về quan hệ hai nước từ năm 2012 đến năm
2022 nhưng chưa chỉ ra những đặc điểm, tác động và vai trò của quan hệ Việt Nam
và Liên bang Nga [59]
Liên quan đến nội dung nghiên cứu này còn có một số bài viết đăng tải trên
các tạp chí, điển hình như: Tác giả Lê Thanh Vạn trong khuôn khổ bài viết Bước phát
triển mới trong quan hệ Việt - Nga, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 5 (36) tháng
10/2000; Nhìn lại quan hệ Việt - Nga thời gian qua và một số vấn đề đặt ra hiện nay của tác giả Nguyễn Văn Lan, số 3/2004; Phát triển quan hệ với các nước lớn trong
chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, Nguyễn Hoàng Giáp, Tạp
chí Nghiên cứu Quốc tế, số 2/2005; Thử phân tích chiến lược mới của Liên bang Nga
đối với ASEAN và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam của tác giả Nguyễn Cảnh
Toàn, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 1(2010); Chính sách của Việt Nam đối với
Liên bang Nga (1991 - 2017) - Một số đặc điểm chủ yếu của Vũ Thị Hồng Chuyên,
đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5/2018 Những bài viết này đã góp phần phục dựng toàn cảnh quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên một số lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, thương mại, công nghệ, văn hóa giáo dục, đặc biệt nhấn mạnh vào quan
hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước nhằm làm bật tính nhất quán, bền vững của mối quan hệ song phương Việt Nam - Liên bang Nga đầy tiềm năng
Bên cạnh đó, nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Nga còn được đề cập nhất
định ở một số luận văn như: Tác giả Trần Hồng Vân (2014) với luận văn “Quan hệ
Việt Nam - Liên Bang Nga giai đoạn 2000 - 2011”; tác giả Đinh Thị Duyên (2015)
với luận văn “Quan hệ thương mại Việt Nam - Liên Bang Nga giai đoạn 2007 -
2014”; tác giả Trần Thị Thủy (2016) với luận văn “Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001-2015”
Những công trình nghiên cứu trên không chỉ làm rõ bối cảnh lịch sử, cơ sở hình thành mà còn miêu tả quan hệ Việt - Nga với những đặc trưng riêng biệt, đồng
Trang 14thời nêu lên những dự báo về triển vọng của mối quan hệ này Mặc dù vẫn giới hạn thông tin trên một số lĩnh vực, nhưng nội dung của các công trình nêu trên đã cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết cơ bản về thực trạng và triển vọng phát triển quan
hệ hợp tác trong một số lĩnh vực
2.2 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, tuy ở mức hạn chế nhưng cũng có không ít các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
Tác giả E.V.Kobelev là sử gia Nga nổi tiếng, người có nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam, quan hệ Liên Xô/Nga - Việt Nam, trong đó nổi bật với hai công
trình: СССР/Россия с Вьетнамом - 60 лет вместе (Liên Xô/Nga với Việt Nam -
60 năm đồng hành), xuất bản năm 2010 [28] và СССР, Россия - Вьетнам: веха
сотрудничества (Liên Xô, Nga - Việt Nam: những mốc hợp tác) xuất bản năm 2011
[29] Ở công trình thứ nhất, với hơn 100 trang, tác giả đã khái quát chặng đường 60 năm quan hệ Liên Xô/Nga - Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ (30/1/1950) Với công trình thứ hai, dưới hình thức liệt kê, tác giả đã hệ thống các mốc hợp tác quan trọng giữa hai nước Hai công trình đã dựng lại bức tranh tổng thể
về quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam trong vòng 60 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao Tuy nhiên việc phân tích đánh giá về mối quan hệ này qua những biến động của lịch sử còn khá sơ lược
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao Liên bang Nga - Việt Nam, ngày 22/4/2015 tại Viện nghiên cứu Chiến lược Nga đã diễn ra Hội thảo giữa các
nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga với chủ đề Liên bang Nga - Việt Nam;
hợp tác song phương và triển vọng hợp tác trong hội nhập khu vực Hội thảo có sự
tham gia của nhiều nhà khoa học uy tín của cả Liên bang Nga và Việt Nam, với các bài viết tập trung giải quyết ba nội dung lớn: quan hệ hợp tác song phương Liên bang Nga - Việt Nam; Liên bang Nga - Việt Nam triển vọng trong hội nhập khu vực; Địa - chính trị ở khu vực Đông Nam Á Kết quả của hội thảo, các nhà khoa học hai bên đặc biệt là các nhà khoa học Liên bang Nga đã có nhiều ý kiến phân tích, đánh giá về sự thay đổi của tình hình khu vực và thế giới, về thực trạng quan hệ hai nước Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam được đặt trong tương quan
Trang 15quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Mĩ và Việt Nam - ASEAN Việt Nam sẽ là “cửa ngõ” là “cầu nối” giữa Liên bang Nga và ASEAN
Bài viết Russia - Vietnam Strategic Partnership: The Return of the Brotherhood
in Arms? (Quan hệ chiến lược Nga - Việt: Sự quay trở lại của tình hữu ái?), của Vitaly
Kozyrev trên tạp chí Russian Analytical Digest, số 145, ngày 31 tháng 3 năm 2014 đã
đề cập mối quan hệ đối tác chiến lược Liên bang Nga - Việt Nam đang phát triển tốt đẹp và đáp ứng lợi ích chiến lược của mỗi bên [86]
Công trình Russia rebuilds ties with Vietnam (Nga xây dựng lại mối quan hệ
với Việt Nam) của Roberto Tofani đã tập trung phân tích thực trạng quan hệ Liên
bang Nga -Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện, nhất là khi hai nước đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện Tác giả nhấn mạnh đến lĩnh vực hợp tác hiệu quả và tiềm năng giữa hai nước là: Dầu khí, năng lượng và mua bán vũ khí…
Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, từ trước đến nay, ở trong và ngoài nước đã có một số nhà nghiên cứu tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga Các tác giả cũng cho thấy bức tranh chung khá tích cực về lịch
sử quan hệ Việt - Nga Nhưng có thể do mục đích, nhu cầu nghiên cứu, họ chỉ đề cập đến giai đoạn này hay giai đoạn khác, khía cạnh này hay khía cạnh khác của mối quan hệ mà chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn 2012 - 2022 Trên
cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu đã có, những kết quả và gợi ý của các học giả đi trước, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể hóa quá trình vận động, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 2012 đến năm 2022
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ tiến trình và những nội dung trong
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 2012 đến năm
2022, trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, du lịch Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra đặc điểm, tác động của mối quan hệ song phương này đối với mỗi bên
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các
nhiệm vụ sau đây:
Trang 16+ Phân tích cơ sở hình thành và những yếu tố tác động đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga giai đoạn 2012 - 2022
+ Làm rõ bước phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2012 - 2022 trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, du lịch
- Rút ra một số nhận xét, đánh giá về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2012 - 2022
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam -
Liên bang Nga giai đoạn 2012 - 2022
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm
2022 Sở dĩ chọn năm 2012 là mốc khởi đầu cho việc nghiên cứu bởi đây là mốc thời gian hai nước chính thức nâng tầm quan hệ từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển toàn diện của quan hệ song phương Năm
2022 là thời điểm chẵn 10 năm Việt Nam - Liên bang Nga thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời là thời điểm tác giả thực hiện đề tài Tuy nhiên để đảm bảo tính lịch sử, mốc thời gian có thể mở rộng trước năm 2012 và sau năm 2022
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong
mối quan hệ song phương Tuy nhiên, đây là mối quan hệ tác động của nhiều yếu tố quốc tế và khu vực nên trong chừng mực nhất định, phạm vi không gian của đề tài có thể được mở rộng thêm
+ Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan hệ song
phương Việt Nam - Liên bang Nga trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, du lịch; Rút ra đặc điểm và phân tích tác động của mối quan hệ này đối với hai nước
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Tác giả luận văn quán triệt sâu sắc phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về lịch sử
và các vấn đề quốc tế
Trang 17- Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn được hoàn thành với việc áp dụng
chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh, tổng hợp, thống kê
Với phương pháp lịch sử, đề tài làm rõ quá trình phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 2012 đến năm 2022 theo một trình tự liên tục về mặt thời gian và trên nhiều lĩnh vực hợp tác, trong mối liên hệ với các sự kiện trong bối cảnh quốc tế, khu vực và trong mỗi nước Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử để làm rõ điều kiện, đặc điểm phát triển và biểu hiện của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Với phương pháp logic, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga được xem xét, nghiên cứu dưới dạng tổng quát, nhằm rút ra những nhận xét về thành tựu và hạn chế trong quan hệ giữa hai nước, đánh giá những tác động tổng quát của quan hệ đó tới từng nước, tới khu vực và trên thế giới Trên cơ sở đó, đề tài luận văn đã làm sáng rõ đặc điểm, bản chất của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 2010 đến năm
2022 và xu thế vận động của các sự kiện trong các mối quan hệ trên
Phương pháp so sánh được sử dụng để làm sáng tỏ những điểm mới của quan
hệ hai nước Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn đối tác chiến lược toàn diện so với giai đoạn đối tác chiến lược, đồng thời phương pháp so sánh cũng được sử dụng
để làm sáng rõ những đặc điểm của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga so với các đối tác chiến lược toàn diện khác của hai nước
Phương pháp nghiên cứu thống kê được sử dụng khi tập hợp kết quả hợp tác của Việt Nam và Liên bang Nga trên các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, du lịch Kết quả của phương pháp nghiên cứu thống kê là cơ sở để tác giả luận văn rút ra được những kết luận khoa học về tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga trên một số lĩnh vực
6 Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả tham khảo và sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Tư liệu gốc bao gồm các Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Liên bang
Nga, Bộ Ngoại giao Việt Nam; các tuyên bố chung, bài phát biểu trong các cuộc viếng thăm chính thức giữa các nhà lãnh đạo, các hội nghị song phương và đa phương; các văn bản hợp tác giữa hai nước
Trang 18- Tài liệu tham khảo bao gồm chuyên khảo, bài báo, các bài bình luận của các
tác giả trong và ngoài nước đã đề cập sâu các vấn đề mà luận văn quan tâm
- Nguồn tài liệu khai thác từ trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Bộ Ngoại giao Việt Nam; các bài viết trên web của Thông tấn xã Việt Nam
hệ song phương này đối với sự phát triển của hai nước
- Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần trong việc xây dựng các luận cứ để các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có thể cân nhắc khi quyết định nhằm bảo vệ và mở rộng lợi ích trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó
có quan hệ với Liên bang Nga Luận văn cũng là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử quan
hệ đối ngoại của Việt Nam nói riêng
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn dự kiến được kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Những yếu tố tác động đến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2012 - 2022
Chương 2: Sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2012 - 2022
Chương 3: Một số nhận xét về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2012 - 2022
Trang 19Chương 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2012 - 2022 1.1 Yếu tố lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Nga
Quan hệ Việt Nam - Nga ngày nay được kế thừa từ mối quan hệ hữu nghị truyền thống Liên Xô - Việt Nam trước đây Quan hệ hữu nghị hai nước được chính thức thiết lập ngày 31/01/1950 Lịch sử quan hệ giữa hai nước trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm Từ năm 1950 đến năm 1991, quan hệ Việt Nam - Liên Xô là mối quan hệ đồng minh Liên Xô coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Liên Xô ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương Song song với những hoạt động ngoại giao, Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam tăng cường khả năng quốc phòng, viện trợ vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quân sự… Liên Xô cũng giúp nhân dân miền Bắc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự thắng lợi của cuộc chiến tranh cách mạng ở Việt Nam (1945 - 1975) đều khẳng định sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đây là minh chứng rõ nhất cho mối quan hệ đồng minh chiến lược của Liên Xô và Việt Nam đồng thời chứng tỏ tình hữu nghị rất mực trong sáng, thủy chung và gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai nước
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô làm cho mối quan hệ đồng minh của hai nước Việt Nam - Liên bang Nga bước vào giai đoạn mới Ưu tiên đối ngoại của Liên bang Nga giai đoạn 1991 - 1993 là nghiêng về phương Tây nhằm tận dụng thế mạnh của các nước này về chính trị và kinh tế để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng Trong khi đó, Việt Nam tích cực tham gia hội nhập vào khu vực Đông Nam Á, coi đó là hướng ưu tiên hàng đầu về đối ngoại, đồng thời Việt Nam không ngừng tìm kiếm những cơ hội và bước đi mới để khắc phục những hạn chế do
sự sụp đổ của Liên Xô Do đó, quan hệ Việt Nam - Nga rơi vào tình trạng trì trệ, nhất
là trên lĩnh vực kinh tế Nước Liên bang Nga phải khôi phục và phát triển kinh tế nên Việt Nam không còn vị trí ưu tiên đặc biệt như trong thời kỳ quan hệ Xô - Việt Kim
ngạch thương mại của hai nước giảm rõ rệt, “năm 1992 chỉ còn gần 10% so với năm
1990, năm 1993 đạt 135,4 triệu USD, năm 1994 đạt 90,2 triệu USD” [79] Có nhiều
Trang 20nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ của quan hệ Việt Nam - Nga trong giai đoạn này, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là xác định lại hệ thống lợi ích chiến lược quốc gia của mỗi bên trong bối cảnh mới Lúc này, Liên bang Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương”, phát triển quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây để thu hút viện trợ và đầu tư nhằm “chấn hưng” Liên bang Nga Về phía Việt Nam, để phù hợp với tình hình mới cũng đã có những điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa” các mối quan hệ quốc tế, trong đó coi trọng vấn đề cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, duy trì quan hệ với bạn bè truyền thống ở Đông Âu
Nhằm khắc phục những trì trệ trong quan hệ giữa hai nước, đưa mối quan hệ
sang một giai đoạn mới, năm 1994, Việt Nam và Liên bang Nga ký kết Hiệp ước về
những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga Hiệp ước khẳng định «hai nước tiếp tục duy trì và phát
triển quan hệ hữu nghị trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi để phục vụ cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước Hiệp ước đã từng bước phá vỡ những cản trở đã kìm hãm quan hệ hai nước ở thời kỳ trước, mở đường cho hợp tác phát triển, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật » [79]
Để tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam, tháng 3/1997, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Liên bang Nga B.Yeltsin đã khẳng định mong muốn cải thiện và thúc đẩy hơn nữa hợp tác với Việt Nam trên tinh thần Hiệp ước năm 1994 Đáp lại, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam trong các thông điệp ngoại giao cũng khẳng định quan điểm về việc củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác trên
nhiều lĩnh vực với Liên bang Nga [75] Tuyên bố chung của hai nước năm 1998 «đề
cập đến việc phát triển hợp tác trên một số lĩnh vực tiềm năng như: điện tử, đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp dầu khí, năng lượng, khai thác tài nguyên, cơ khí, luyện kim, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất, vi sinh, dược phẩm, nông nghiệp và chế biến nông sản, đánh cá và chế biến hải sản, khoa học - công nghệ và đào tạo, giao thông vận tải, y học, du lịch, văn hóa » [75]
Năm 2001, lần đầu tiên Tổng thống Liên bang Nga V Putin thăm Việt Nam Kết quả lớn nhất của chuyến thăm là hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối
Trang 21tác chiến lược (3/2001): “Việt Nam và Liên bang Nga khẳng định quyết tâm tiếp tục
củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt trong thế kỷ XXI trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập giữa hai nước” [9; tr.7] Như vậy, Liên bang Nga là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam thiết lập
quan hệ đối tác chiến lược, đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ giữa hai nước theo hướng toàn diện và sâu rộng hơn Tuyên bố chung nêu rõ nguyên tắc trong
khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược hai nước là “Tôn trọng chủ quyền quốc gia,
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi” [9; tr.7] Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga năm 2001 đã phản
ánh rõ nét nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi nước, những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của hai nước So với các văn kiện song phương mà Việt Nam và Nga đã ký trước đó, Tuyên bố chung năm 2001 là minh chứng rõ nhất phản ánh bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ giữa hai nước Từ đây, quan hệ của hai nước được nâng lên tầm cao mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi nước [9; tr.7]
Để hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thường xuyên có các chuyến thăm chính thức lẫn nhau Sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin (3/2001), ngày 26/3/2002, Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Kasyanov đã thăm chính thức Việt Nam Đây là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi, đánh giá, đề ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược phát triển hơn nữa Tiếp theo đó, giữa hai nước thường xuyên diễn ra các cuộc thăm hỏi lẫn nhau như: Tháng 1/2003, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm Nga; Tháng 5/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Nga; Tháng 11/2004, đoàn đại biểu Đuma quốc gia Nga do Phó Chủ tịch V.A Kupstov dẫn đầu sang thăm Việt Nam; Tháng 1/2005, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Sergey Mikhailovich Mironov đã sang thăm Việt Nam
Trong cùng một năm 2006, Thủ tướng và Tổng thống Liên bang Nga hai lần sang thăm Việt Nam Qua đó, thấy rằng mối quan hệ giữa hai nước ngày càng được thắt chặt, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả Ngày 16/2/2006, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Yefimovich Fradkov đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam Tiếp đó, vào tháng 11/2006, Tổng thống Liên bang Nga V Putin cũng đã có
Trang 22chuyến thăm Việt Nam Chuyến thăm Việt Nam lần này là nền tảng quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam ở thế kỷ XXI, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận và tiến tới ký kết nhiều văn kiện hợp tác, đặc biệt là các văn kiện hợp tác về kinh tế, đánh dấu bước phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và Việt Nam [43]
Năm 2010 là năm kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên
Xô và Việt Nam (nay là Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quan hệ chính trị - ngoại giao được đẩy lên tầm cao mới Tháng 7/2010, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh có chuyến thăm Liên bang Nga; Tháng 10/2010, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tham dự Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng phát xít tại Nga; Tháng 10/2010, Tổng thống Nga D Medvedev có chuyến thăm Việt Nam…Sang năm 2011, Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Shuvalov thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2011, quan hệ Việt Nam và Nga đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng luôn theo chiều hướng tích cực đi lên Kết quả lớn nhất của những chuyến viếng thăm cấp cao là gần 40 hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận hợp tác chung được ký kết Đây trở thành những cơ sở pháp lý quan trọng cho Việt - Nga triển khai và cụ thể hoá các hoạt động sau năm 2011[45; tr.123]
Về an ninh - quốc phòng: Trong hợp tác về an ninh, hai bên đã cử nhiều đoàn cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng cục Tình báo, Tổng cục An ninh thăm lẫn nhau Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Lê Hồng Anh đã thăm Liên bang Nga (7/2003) và Chủ tịch Ủy ban quốc gia về phòng, chống ma túy Liên bang Nga thăm Việt Nam (12/2003) Vào tháng 4/2004, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà đã có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, nhằm củng cố quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng Tháng 9/2008,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga; Tháng 3/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga A Serdyukov sang thăm Việt Nam Tháng 6/2011, Đoàn đại biểu Hội đồng An ninh Nga thăm Việt Nam Trong các cuộc thăm viếng, trao đổi, Bộ Quốc phòng hai nước đều bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh, đẩy mạnh hợp tác
kỹ thuật quân sự - lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong tổng thể quan hệ giữa hai nước
Trang 23Trong khi đó Bộ Công an Việt Nam đã gửi học viên sang học tập, nghiên cứu tại Cơ quan An ninh Liên bang Nga, Cơ quan Tình báo Liên bang Nga, Bộ Nội vụ Liên bang Nga, Cơ quan chống ma túy Liên bang Nga Ngoài ra, hai bên còn ký kết Hiệp định cấp Chính phủ Việt - Nga về những nỗ lực chống tệ nạn buôn bán ma túy; Hiệp định cấp bộ về phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm an ninh, chống khủng bố Liên bang Nga đã giúp Việt Nam đào tạo công nhân bậc cao và cán bộ kỹ thuật quân sự [11] Từ năm 1998, Bộ Quốc phòng Nga, Trung tâm Hợp tác Khoa học
- Kỹ thuật Quân sự đã ưu tiên cho nhiều cán bộ ở Việt Nam các xuất học bổng toàn phần đào tạo về kỹ thuật và công nghệ quân sự Năm 2006, Liên bang Nga đã ban hành Nghị định cấp học bổng miễn phí toàn bộ kinh phí đào tạo và phí sinh hoạt cho cán bộ quân sự có trình độ chuyên môn cao của Việt Nam để tăng cường nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao Năm 2008, Việt Nam và Liên bang Nga thiết lập cơ chế Đối thoại chiến lược ngoại giao - quốc phòng - an ninh thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao
Để tăng cường sức mạnh phòng thủ đất nước và hiện đại hóa quân đội, Việt Nam đã đẩy mạnh mua vũ khí, khí tài quân sự của Liên bang Nga, thay thế và bảo trì
các vũ khí, khí tài quân sự đã được Liên Xô viện trợ trước đây «Năm 2010, giao dịch
thương mại liên quan đến vũ khí giữa hai nước là 4,5 tỷ USD (trong khi đó, giai đoạn
2002 - 2007 là 500 triệu USD) Tiểu biểu nhất là năm 2009, Việt Nam đã mua 6 chiếc tàu ngầm Project 636 lớp Kilo của Liên bang Nga trị giá 2 tỷ USD Do đó, Việt Nam
đã trở thành khách hàng lớn nhất của kỹ thuật hải quân của Liên bang Nga» [84;
tr.79] Việt Nam không chỉ là nhà nhập khẩu, lắp ráp sản phẩm quân sự, mà còn cùng với các đối tác Liên bang Nga nghiên cứu, chế tạo và sản xuất sản phẩm quân sự - quốc phòng theo nhu cầu của quốc gia và xuất khẩu khi cần thiết» [22]
Việt Nam và Liên bang Nga có quan điểm khá tương đồng về các vấn đề quốc
tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương «Hai nước cùng thống nhất ủng hộ thành
lập ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương một cấu trúc an ninh mở, không chia tách, minh bạch, bình đẳng và hợp tác, được xây dựng trên các quy định của luật pháp quốc tế, nguyên tắc không liên minh và tính đến lợi ích hợp pháp của tất cả các
nước» [19]
Trang 24Về hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư: Cũng như quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế thương mại Việt - Nga trong những năm 1991 - 1993 giảm sút nghiêm trọng Ngày 16/6/1994, Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt - Nga được ký kết đã dỡ bỏ những cản trở pháp lý kìm hãm sự hợp tác kinh tế của hai nước Tuyên bố chung xác lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga
năm 2011 đã nhấn mạnh: «coi việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại, khoa học
kĩ thuật và đầu tư là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy quan hệ Việt - Nga… để mở rộng quan hệ thương mại, hai nước cần tìm ra các biện pháp đa dạng để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, tăng kim ngạch buôn bán lên mức độ mới phù hợp với tiềm năng vốn có; cần tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các tỉnh hai nước» [9] Tuyên bố chung đã
khẳng định vai trò của hợp tác kinh tế giữa hai nước Trên cơ sở đó, nhiều hiệp định hợp tác đã được ký kết tạo cơ sở pháp lý cho các công ty, doanh nghiệp hai nước xúc tiến quan hệ đầu tư, thương mại, dịch vụ Do đó, sự hợp tác kinh tế của hai nước đã
có những chuyển động mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỷ XXI
Từ năm 2000 đến năm 2011, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga có những chuyển biến, điều này được thể hiện rõ trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt - Nga (2000 - 2011)
Đơn vị: Triệu USD
Trang 25Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã phát triển khá nhanh trong giai đoạn 1991 - 2001 Năm 2000, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ đạt khoảng 363.117 triệu USD, năm 2011 gần 2 tỷ USD [3; tr.8] Do xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh hơn nhập khẩu nên cán cân thương mại của Việt Nam với Liên bang Nga từ nhập siêu trước năm 2011 đã chuyển sang xuất siêu gần 0,6
tỷ USD vào năm 2011 [89]
Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga gồm hàng nông sản (gạo, ngũ cốc, rau quả), thủy sản và công nghiệp nhẹ (cà phê, cao su, đồ gỗ, sản phẩm dệt may, giày dép)… Đặc biệt, Liên bang Nga là một trong 4 nước (Nauy, Trung Quốc, Đan Mạch) nhập khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam, năm 2007, là 113,8 triệu USD
[45; tr.139] Trong khi đó, thị trường Việt Nam nhu cầu thiết yếu lớn các sản phẩm
của Liên bang Nga như nguyên vật liệu, xăng dầu, ô tô, phụ tùng, sắt thép, phân bón
Đầu tư của Việt Nam sang Nga từ năm 1991 đến năm 2011 tăng nhanh: «Năm
2011, Việt Nam đầu tư sang Liên bang Nga 18 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,4 tỷ USD Theo đó, Liên bang Nga đứng thứ 2 về tổng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
và đứng thứ 3 về số dự án, sau Lào và Mỹ Đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga vào Việt Nam có xu hướng tăng lên Tính đến năm 2010, Nga có 65 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 757,4 triệu USD» [51; tr.95] Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Liên bang Nga là dầu khí, xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế tạo máy, viễn thông, Trong đó, lĩnh vực đầu tư lớn và hiệu quả nhất của Liên bang Nga vào
Việt Nam là dầu khí với dự án thành công nhất của công ty liên doanh Vietsovpetro
Hợp tác văn hóa, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Liên
bang Nga diễn ra mạnh mẽ bởi hai nước đã có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới nhau trong lịch sử và vẫn có đam mê, nhu cầu tìm hiểu về văn hoá của nhau Hai nước đã sớm
ký kết Hiệp định hợp tác văn hóa Nga - Việt (2000) nhằm định hướng cho các hoạt
động văn hoá được diễn ra thường xuyên và có hiệu quả nhằm làm phong phú thêm nền văn hoá của mỗi nước Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội được khai trương tháng 9/2003 đã hoạt động vô cùng hiệu quả khi tổ chức nhiều hội thảo, toạ đàm bàn tròn về quan hệ giữa hai người Ngoài ra, để duy trì và tăng cường hơn nữa tầm ảnh hưởng, phát triển ngôn ngữ và văn hoá Nga, năm 2005, Trung tâm
Trang 26Khoa học và Văn hoá Nga đã tổ chức những ngày tiếng Nga ở Việt Nam [17] Năm
2006, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã ký Biên bản hợp tác với Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga để tuyên truyền truyền thống tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước, trao đổi tư liệu nghiên cứu quý báu về lịch sử, văn hoá Việt - Nga Những thành tựu trên là cơ sở để thúc đẩy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và
Bộ Văn hóa Nga đã ký Chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giai đoạn 2010
- 2012 (năm 2009) Do đó, các hoạt động giao lưu văn hoá của hai nước sau năm
2009 đã diễn ra phong phú trên nhiều phương diện
Hợp tác về giáo dục - đào tạo, Việt Nam - Liên bang Nga đã thiết lập cơ chế
hợp tác mới thông qua các hiệp định, chương trình hợp tác giáo dục như: «Hiệp định đào tạo trên cơ sở chuyển đổi nợ thành viện trợ giữa Liên bang Nga và Việt Nam (7/2000); Hiệp định hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Bộ Giáo dục Liên bang Nga giai đoạn 2001 - 2004; giai đoạn 2005 - 2008; Hiệp định về vấn đề tương đương văn bằng giáo dục giữa hai nước» [59] Những văn kiện được ký kết trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo là cơ sở pháp lý thúc đẩy hợp tác của Việt Nam và Liên bang Nga khi nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới Ngoài ra, một số sinh viên Việt Nam sang Liên bang Nga học tập theo hợp đồng thoả thuận giữa các cơ quan của Việt Nam như Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty sữa Việt Nam với các cơ sở đào tạo ở Liên bang Nga hoặc theo đường
du học tự túc Vì thế, số lượng lưu học sinh tại Liên bang Nga liên tục tăng lên Hai
nước cũng đã có những thoả thuận thành lập Đại học quốc tế Việt - Nga tại Hà Nội
Hợp tác khoa học và công nghệ cũng là lĩnh vực hợp tác truyền thống của hai
nước, được cụ thể hoá bằng Hiệp định hợp tác giữa hai chính phủ về khoa học - công nghệ ký ngày 31/7/1992 với các hoạt động như: «Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học của Liên bang Nga cho Việt Nam thông qu các dự án; Hợp tác khoa học, đào tạo thông qua Viện Hàn lâm Hai bên đã nghiên cứu và đào tạo chuyên gia cao cấp; Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
“Các hình thức hợp tác mở rộng hơn không chỉ ở cấp nhà nước, bộ ngành mà còn giữa các viện, trường đại học; phong phú về nội dung và ngày càng đi vào chiều sâu Hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khí tượng thủy văn (3/2002);
Trang 27Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (2002); Hiệp định về Hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường» [17]; là căn cứ, cơ sở pháp lý để Việt Nam và Liên bang Nga triển khai về các nội dung hợp tác như phối hợp thực hiện các đề tài, dự án chung, trao đổi hợp tác và chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học trên các lĩnh vực khoa học cơ bản và một số ngành công nghệ cao (công nghệ vũ trụ, công nghệ năng lượng, công nghệ điện tử, công nghệ quốc phòng, công nghệ sinh học - y học ) [17]
Hợp tác du lịch giữa Việt Nam được cụ thể hoá thông qua Hiệp định hợp tác
du lịch Nga - Việt được ký kết năm 1997 Theo đó, « Liên bang Nga hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin về hội trợ, triển lãm du lịch tại Liên bang Nga, mời đại diện các công ty du lịch Nga thăm Việt Nam, tìm hiểu tiềm năng du lịch của Việt Nam» [47; tr.71] Ngày 1/1/2009, việc đơn phương miễn thị thực cho du khách Liên bang Nga đến Việt Nam trong thời gian 15 ngày đã góp phần tăng trưởng đáng kể lượng khách du lịch Nga sang Việt Nam Tuy nhiên, “phần lớn lượng khách Việt Nam sang Liên bang Nga là các đoàn công tác hoặc khách sang lẻ với mục đích thăm thân và kết hợp thăm quan du lịch ở các thành phố lớn như Moscow, Sankt-Peterburg Một số công ty du lịch Việt Nam như VungtautintourcoVietravel, Saigontourism, đã tổ chức những chuyến du lịch sang Liên bang Nga nhưng không mang tính thường lệ và phải đợi gom đủ khách lẻ thành một đoàn” [40; tr.304] Năm
2004, số lượt du khách Nga sang Việt Nam là 12.500, đến năm 2009 là 50.000 lượt [48] Những hạn chế này đã được hai nước dần khắc phục trong giai đoạn phát triển
tiếp theo của quan hệ hai nước
1.2 Bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
1.2.1 Tình hình quốc tế
Từ sau Chiến tranh lạnh đến những năm 20 của thế kỷ XXI, tình hình thế giới
có nhiều diễn biến phức tạp Trên thế giới xuất hiện nhiều xu thế mới đan xen nhau Những xu thế này đã có tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế thế giới nói chung và quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga nói riêng
Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển của quốc tế: Trong thế kỷ XX, nhân loại đã
trải qua hai cuộc đại chiến thế giới mà hậu quả vô cùng thảm khốc Do đó, hòa bình và
Trang 28ổn định là nhu cầu và khát vọng không chỉ của các cường quốc mà của toàn nhân loại Hòa bình ổn định đã tạo cơ hội cho sự hợp tác, phát triển giữa các quốc gia và ngược lại hợp tác và phát triển mạnh sẽ góp phần củng cố được hòa bình và an ninh của thế giới Trong thế giới ngày càng đổi thay, các quốc gia không tồn tại độc lập mà luôn có sự liên kết và hợp tác phát triển với nhau nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia Quan
hệ Việt Nam và Liên bang Nga cũng không nằm ngoài xu thế chung này Trong môi trường hoà bình, Việt Nam và Liên bang Nga có nhiều cơ hội thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việc hợp tác hoà bình cũng thúc đẩy sự phát triển của mỗi nước, đồng thời có những đóng góp tích cực vào xu thế chung của thế giới
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế: Toàn cầu hóa là xu thế và kết quả tất
yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất, của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, thúc đẩy sự mở rộng quan hệ nhiều mặt ra khỏi phạm vi quốc gia, tăng cường mối liên hệ, hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới Sự vận động của xu thế toàn cầu hóa đã để lại những tác động to lớn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, vừa tạo ra thời cơ cho các quốc gia phát triển vượt bậc
về mọi mặt, vừa tạo ra những nguy cơ khó lường, đặc biệt vấn đề chủ quyền quốc gia
và bản sắc của các dân tộc Trong xu thế đó, toàn cầu hoá thúc đẩy và tăng cường hơn nữa quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó có quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga Sự phát triển quan hệ Việt - Nga, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho tinh hoa văn hoá Nga lan toả ra thế giới đồng thời cũng tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, trong
đó có văn hoá Nga Bối cảnh mới đang tạo ra cho Việt Nam cơ hội phát huy những giá trị truyền thống, lan toả những giá trị văn hoá tốt đẹp của người Việt đến với cộng đồng thế giới trong đó có nước bạn Nga [7]
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hàng hoá của Việt Nam xuất sang Liên bang Nga cũng gặp phải sức cạnh tranh của các quốc gia Ngược lại, hàng hoá của Liên bang Nga xuất sang Việt Nam cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh của các quốc gia khác Do đó, quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga chịu những tác động lớn xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
Trang 29Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ: Thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hóa không chỉ thúc đẩy lực lượng sản xuất của thế giới và các lĩnh vực đời sống xã hội phát triển mạnh, chuyển giao công nghệ, phân công lao động quốc tế, mà còn thúc đẩy các quan hệ song phương và đa phương, tăng cường sự hợp tác, dựa vào nhau, thâm nhập lẫn nhau giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ, trở thành một trong những xu thế phát triển mới của đời sống nhân loại trong giai đoạn hiện nay
Liên bang Nga là cường quốc về khoa học - công nghệ, đó là cơ sở quan trọng
để Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại của mình và giúp đỡ những quốc gia truyền thống của mình (như Việt Nam) phát triển Khai thác thế mạnh này, Liên bang Nga được lựa chọn là đối tác ưu tiên về hợp tác khoa học công nghệ của nhiều nước trong đó có Việt Nam Trong bối cảnh đó, Việt Nam và các quốc gia đang phát triển có nhiều cơ hội tiếp thu những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghiệp
từ Liên bang Nga để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Sự phát triển của các tổ chức quốc tế và khu vực
Hai thập niên đầu thế kỷ XXI, xu hướng liên kết khu vực, liên kết quốc tế phát triển mạnh mẽ với khoảng 6.000 tổ chức khu vực và quốc tế Xu thế khu vực hóa đã thúc đẩy các quan hệ song phương và đa phương, tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới, mà Việt Nam và Liên bang Nga cũng không ngoại lệ Mặt khác, đây cũng là nhân tố có tác động lớn, chi phối chính sách đối ngoại của từng quốc gia trên thế giới, trong đó, có sự thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga phát triển
Trong xu hướng chung ấy, Việt Nam và Liên bang Nga đều đã tham gia và đóng góp vai trò nhất định đối với Liên hợp quốc, APEC, IMF, WB, WTO…Thông qua các cơ chế hợp tác này, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong các tổ chức đa phương được củng cố, mở rộng và thể hiện được quan điểm chung, nhất quán của hai nước đối với các vấn đề lớn của quốc tế mà hai nước cùng quan tâm
Ở châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) vẫn là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, và ngày càng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong nền chính trị quốc tế Tuy nhiên, quan hệ giữa EU và Liên bang Nga gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là
Trang 30do yếu tố Mỹ Việc Tổng thống Mỹ đang thực hiện chính sách bảo hộ kiểu “ông lớn”, gia tăng sức ép lên EU khiến quan hệ Nga - EU cũng chịu tác động lớn và rơi vào bế tắc Để củng cố vị thế của mình, Liên bang Liên bang chuyển hướng quan hệ với các nước châu Á và tăng cường quan hệ với Việt Nam Tuy nhiên, quan hệ giữa EU với Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, tạo cơ hội cho Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hoá sang thị trường châu Âu Trong bối cảnh đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi đứng trước việc đồng thời triển khai quan hệ với cả Liên bang Nga và EU [12]
Ở châu Á, những năm đầu thế kỷ XXI, ASEAN đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong quá trình thúc đẩy liên kết khu vực Sự phát triển năng động của các nền kinh tế ASEAN đã thu hút được sự quan tâm của các cường quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng nhằm giữ quyền chi phối tình hình khu vực Đông Á Bối cảnh này đã tác động lớn đến quan hệ Việt Nam - Nga Việt Nam lựa chọn phương thức ngoại giao linh hoạt nhằm dung hòa lợi ích của các nước lớn, đồng thời không làm phương hại lợi ích quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc Ngược lại, Liên bang Nga chỉ coi Việt Nam là đối tác quan trọng chứ không phải lưạ chọn số một, đồng thời muốn cân bằng lợi ích với các cường quốc ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung
Sự nổi lên của một số vấn đề toàn cầu
Hai thập niên qua, thế giới chịu tác động của vấn đề toàn cầu như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi trường sinh thái, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, nghèo đói và dịch bệnh (Covid-19)… Những vấn đề toàn cầu bức thiết khiến các quốc gia phải quan tâm chung tay giải quyết, vì thế quan hệ giữa quốc gia - quốc gia, quốc gia - khu vực được chú trọng hơn bao giờ hết Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ vào năm 2008, sau đó nhanh chóng tác động tới các nước công nghiệp phát triển rồi lan rộng ra toàn cầu khiến tất cả các quốc gia trên thế giới đều có
xu hướng tăng cường quan hệ hợp tác, xích lại gần nhau để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, các nguồn lực mạnh mẽ bên ngoài, và tận dụng những lợi thế từ các nước khác nhau trên thế giới để nhanh chóng khắc phục khó khăn về kinh tế, phát triển đất nước Trong khi Liên bang Nga đang thực hiện chính sách phục hồi vị trí cường quốc của
Trang 31mình, thì việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam là một nhu cầu tất yếu Về phía Việt Nam, luôn đặt ra mục tiêu tăng cường quan
hệ với Liên bang Nga, bởi từ lâu, Liên bang Nga và Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là dầu khí Vì thế, để nhanh chóng vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nói riêng và phát triển đất nước nói chung, Liên bang Liên bang và Việt Nam đều có xu hướng hợp tác với nhau
1.2.2 Tình hình khu vực
Bước thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI, với lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng phát triển to lớn, châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động, nơi hợp tác và cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc Về kinh tế, sau giai đoạn phục hồi hậu quả cuộc khủng hoảng chính toàn cầu 2008 - 2009, châu Á - Thái Bình Dương bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng
về kinh tế so với các khu vực khác trên thế giới Sự phát triển được tạo bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ cộng hưởng từ các cực: Mĩ, Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ), các nền công nghiệp mới - Nics (Singapore, Đài Loan, Hồng Kông ), và các
nước thuộc ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam )
Bên cạnh đó, mối liên hệ trong nội bộ khu vực ngày càng chặt chẽ thông qua các cơ chế hợp tác ASEAN +1, ASEAN + 3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công Cùng với sự bùng nổ các thỏa thuận thương mại
tự do song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau trong khu vực như Việt Nam và Liên bang Nga đều có thể tham gia vào tiến trình hình thành khu vực mậu dịch tự do như AFTA, NAFTA Các liên kết mới có quy mô, cấp độ và không gian lớn hơn đã được hình thành như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á Đây là cơ hội cho các nước có trình độ kinh tế thấp hơn hội nhập, thu hẹp khoảng cách với nền kinh
tế phát triển cao hơn trong khu vực mà còn mở ra triển vọng hướng tới một Khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Nhưng sự gia tăng tính bất ổn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã khiến khu vực này trở thành một trong những tâm điểm về an ninh toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược “trỗi dậy hòa bình” và ngày càng
Trang 32quyết đoán trong giải quyết các vấn đề khu vực Điều này đã tác động trực tiếp tới quá trình củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam - Nga
Thập kỉ thứ hai của thế kỉ XXI, Đông Nam Á tiếp tục là khu vực địa chính trị quan trọng, chi phối đậm nét lợi ích của các nước lớn: Mĩ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản Với các nước lớn, Đông Nam Á đáp ứng lợi ích về kinh tế, chính trị
- an ninh, tự do hàng hải Đồng thời, sự phát triển năng động của các nền kinh tế ASEAN trong thời gian qua ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước lớn Các nước Mĩ, Liên bang Nga tìm cách quay trở lại Đông Nam Á sau thời gian “bỏ ngỏ” Hai nước Trung Quốc, Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, không ngừng gia tăng ảnh hưởng, để khỏa lấp “khoảng trống quyền lực” thay thế vị trí, vai trò Liên bang Nga,
Mĩ Nhìn chung, các nước lớn đều tìm cách tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI
Rõ ràng, Đông Nam Á tiếp tục là nơi giao thoa, hội tụ nhiều lợi ích song trùng đan xen mâu thuẫn giữa các nước lớn Trước sự cạnh tranh và liên kết đó, một mặt, các nước vừa và nhỏ trong khu vực như Việt Nam cũng được các nước lớn chú ý trong quá trình mở rộng quan hệ, phạm vi ảnh hưởng ở khu vực, mặt khác các nước này thường không có nhiều lợi thế, đặc biệt là khi được đặt lên bàn cân tính toán lợi ích cùng các nước lớn Điều này đã tác động lớn đến quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam Bởi vì, khi Liên bang Nga muốn cân bằng lợi ích với các nước lớn trong khu vực, có thể Việt Nam không phải là sự lựa chọn số một Ngược lại, đối với Việt Nam, lựa chọn phương thức ứng xử nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, dung hòa lợi ích của các nước lớn, đồng thời không làm phương hại lợi ích quốc tế cũng là điều không hề
dễ dàng đối với một nước vừa và nhỏ như Việt Nam Thực tế cho thấy, quan hệ Việt Nam - Nga đã, đang và sẽ tiếp tục chịu tác động sâu sắc của hai cặp quan hệ: Nga - Trung, Nga - Mĩ
Tại Đông Âu, vấn đề bán đảo Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga cũng là một nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Nga trong giai đoạn từ năm 2012 - 2022 Liên bang Nga muốn các nước trên thế giới bất kể nước lớn hay nhỏ có tiếng nói ủng
hộ Liên bang Nga, phản đối hành động trừng phạt nhằm vào Liên bang Nga của Mỹ
và các nước phương Tây Việt Nam, là nước duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược
Trang 33toàn diện với Nga ở khu vực Đông Nam Á và là thành viên có uy tín với vị thế đang ngày càng được nâng lên trong ASEAN Do đó, Liên bang Nga muốn có tiếng nói của Việt Nam tại các diễn đàn, các tổ chức khu vực và quốc tế ủng hộ Liên bang Nga trong các vấn đề nêu trên
1.2.3 Một số yếu tố nước lớn tác động đến quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
Trung Quốc: Sau hơn 30 cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã thu được những
thành tựu to lớn, sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng cường mạnh mẽ «Năm 2006,
GDP Trung Quốc đạt gần 2.676 tỷ USD, xếp thứ 4 thế giới, Kim ngạch thương mại đạt 1.422 tỷ USD, nước thu hút đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất thế giới, có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới» [46] Trên cơ sở đó, Trung Quốc thúc đẩy quan hệ toàn
diện với các nước láng giềng từ phía Bắc (Liên bang Nga, Mông Cổ) đến phía Tây (Ấn Độ, Trung Á) và xuống các nước Đông Bắc Á Trong bối cảnh đó, cả nước Liên bang Liên bang và Việt Nam đều là những nước láng giềng có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc Sự vươn lên của Trung Quốc tác động đến quan hệ của Việt Nam và Liên bang Nga Liên bang Nga đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và Trung Quốc nhưng thực tế những lợi ích từ Trung Quốc mang lại cho Liên bang Nga là lớn hơn so với Việt Nam Do đó, trong quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc, Liên bang Nga luôn phải cân nhắc và có những điều chỉnh cho phù hợp tới từng thời kỳ Trên thực tế, trước một số vấn đề liên quan đến quan hệ Việt - Trung, Liên bang Nga hoặc là giữ thái độ trung lập, hoặc là ủng hộ Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích chiến lược của mình Điển hình là thái độ của Liên bang Nga khi Trung Quốc không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế tại La Hay khi cố tình xây dựng trái phép ở Biển Đông một số đảo nhân tạo Trong khi đó, Việt Nam muốn nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ phía Liên bang Nga về vấn đề Biển Đông Việc Liên bang Nga cảnh giác và cẩn trọng trong ứng xử với Việt Nam và Trung Quốc là rào cản quan hệ Việt - Nga» [26; tr.304]
Mỹ: Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực ngày càng quan trọng với Mỹ Sau
khi lên nắm quyền Tổng thống nước Mỹ (2009), một trong những cải cách nổi bật trong hoạt động đối ngoại của chính quyền Tổng thống Obama là ra tuyên bố và triển
Trang 34khai chính sách “xoay trục”chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm khẳng định nước Mỹ có những lợi ích về kinh tế, an ninh, chính trị tại khu vực, đồng thời ngăn chặn và kiểm soát sự lớn mạnh của Trung Quốc Trong chiến lược này, Mỹ xác định Việt Nam là một quốc gia góp phần giúp Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương Những tiến triển trong quan hệ của Mỹ với Việt Nam, đặc biệt là bước phát triển nhanh chóng trong hợp tác kinh tế, giáo dục
- đào tạo giữa hai nước trong những năm đầu thế kỷ XXI chính là một minh chứng, đồng thời nó cũng được xem là chất xúc tác trong việc thúc đẩy Việt Nam và Liên bang Nga nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới từ năm 2012
Trong khi đó, quan hệ Nga - Mỹ lại nhiều trắc trở Nội bộ nước Mỹ liên tục gây sức ép và yêu cầu các Tổng thống phải đưa ra những biện pháp cứng rắn đối với Liên bang Nga trong xử lý các vần đề: “dân chủ”, “nhân quyền”, Liên bang Nga sáp nhập bán đảo Crimea hay hoạt động quân sự của Liên bang Nga ở miền Đông Ukraine Các đồng minh NATO cũng coi Liên bang Nga là mối đe dọa an ninh hàng đầu Mâu thuẫn chiến lược Nga - Mĩ vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến quan hệ Việt - Nga Cả Mỹ và Liên bang Nga đều coi Việt Nam có vị trí quan trọng trong chính sách gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tuy nhiên, Việt Nam đứng trước khó khăn trong ứng xử giữa hai nước Việt Nam vừa muốn duy trì và phát triển quan hệ với đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga vừa muốn khai thác mối quan hệ với Mỹ để phục vụ công cuộc phát triển đất nước Đồng thời, Việt Nam cũng chịu những tác động gián tiếp do một số chính sách cấm vận của Mỹ đối với Liên bang Nga
Ấn Độ: Sự vươn lên của Ấn Độ cũng là đặc điểm khá nổi bật của thế giới
trong thế kỷ XXI Kinh tế Ấn Độ phát triển cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 8%, đưa nước có dân số lớn thứ hai thế giới này vươn lên đứng thứ chín thế giới về GDP, đạt 875 USD [46; tr.55] Về đối ngoại, mục tiêu của Ấn Độ là “mở rộng không gian chiến lược”, «trở thành một cường quốc khu vực và toàn cầu, một bộ phận cấu thành của trật tự thế giới đa cực Do đó, Ấn Độ tăng cường, đẩy mạnh quan
hệ chiến lược và kinh tế với Mỹ lên tầm cao hơn, cải thiện quan hệ với Trung Quốc, làm sống lại quan hệ truyền thống với Liên bang Nga, tăng cường quan hệ với Nhật
Trang 35Bản, Hàn Quốc và ASEAN» [46; tr.56] Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Liên bang Nga đều là những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Chính sách ngoại giao tốt đẹp của Ấn Độ với Việt Nam và Liên bang Nga là
cơ sở để tăng cường sức mạnh của mỗi nước Ba nước đều có những đóng góp tích cực đối với những vấn đề lớn của quốc tế, đặc biệt đối với vấn đề hoà bình, dân chủ
và tiến bộ của nhân loại Do đó, Ấn Độ không chỉ ủng hộ quan hệ Việt Nam - Nga mà còn duy trì và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với hai nước Khi Việt Nam và Nga triển khai các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương đều thuận lợi được sự ủng hộ tích cực và phù hợp của Ấn Độ
Rõ ràng, sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia nêu trên trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chạy đua giành vị trí bá chủ thế giới, góp phần chi phối sức mạnh của Mỹ đang chiếm ưu thế và tác động trực tiếp đến quan hệ quốc tế, cũng như tác động đến chính sách đối ngoại của các nước, trong đó có Việt Nam và Liên bang Nga Hai nước cùng với các nước trên thế giới cần tạo ra sự hợp tác đan xen, ràng buộc lợi ích lẫn nhau để bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc, nhằm giảm thiểu tối
đa rủi ro, tăng cường tốt nhất các lợi ích cho mình
Như vậy, trước bối cảnh thế giới đầy phức tạp như đã nêu trên, quan hệ Việt Nam
- Nga có những cơ hội và thách thức mới đan xen Tính chủ đạo của xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới, cuộc cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng của các nước lớn, cùng với nhu cầu hợp tác giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất toàn cầu đang tạo ra nhiều xung lực mới cho việc củng cố, tăng cưởng hợp tác chiến lược hai nước trong tình hình mới Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải biết tận dụng tối đa những cơ hội, đồng thời phải linh hoạt trong quan
hệ hợp tác giữa các nước để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi nhằm đạt được lợi ích riêng của mỗi nước và bảo vệ hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới
1.3 Yếu tố bên trong mỗi nước
1.3.1 Tình hình Việt Nam và vị trí của Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Đầu thế kỷ XXI, những thành công của công cuộc đổi mới không những thúc đẩy Việt Nam phát triển về mọi mặt mà còn góp phần nâng cao uy tín và vị thế trên
Trang 36trường quốc tế và đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam «Với tiềm lực ngày càng vững mạnh Việt Nam tích cực tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, EU, Liên minh kinh tế Á - Âu Sự chuyển biến này đã góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,88%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.109 USD (2015)» [25; tr.225] Nhờ đó, Việt Nam ngày càng bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới và thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về kinh tế, trình
độ khoa học - công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới
Đến năm 2022, “Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp, kinh tế Việt Nam đã trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có liên kết kinh tế sâu rộng Việt Nam đã ký và tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA); kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương hơn 200% GDP, thu hút hơn 400 tỷ USD vốn FDI đăng ký Việt Nam đã trở thành thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan trọng Đồng thời Việt Nam cũng thể hiện vai trò và vị thế của mình khi đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn cũng như hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế như Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2008 - 2009 và 2020 - 2021), Hội nghị thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010
và 2020), Diễn đàn Kinh tế giới về ASEAN (2018), Hội nghị cấp cao ASEM (2004), Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên (2019), cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình và các hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên Hợp quốc”… [61; tr.137] Những thành công đó không chỉ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn tạo cơ sở cho Việt Nam củng cố và đẩy mạnh quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó có Liên bang Nga
Mặc dù đạt được những thành tựu nhưng về tổng thể, trình độ phát triển của Việt Nam vẫn còn thấp, mức độ hội nhập quốc tế chưa sâu, nền kinh tế vẫn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Mức sống của nhân dân Việt Nam còn thấp Nhiều vấn đề xã hội do mặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại như nạn tham nhũng, buôn lậu, kể cả buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình, ma túy, mại dâm còn diễn ra khá phổ biến
Trang 37Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tranh thủ vốn, kỹ thuật, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, phục vụ của các đối tác để phát triển kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Mục tiêu đối ngoại đó là động lực để Việt Nam tăng cường đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với Liên bang Nga
Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, chính sách đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia nói chung và với Liên bang Nga nói riêng, cũng có những điều chỉnh so với trước đó Đặc biệt trong bối cảnh, Nga tăng cường hợp tác toàn diện và hội nhập vào khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương, Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, xác định Liên bang Nga là một trong những ưu
tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình
Đầu tiên, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt nên muốn tranh thủ mối quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu Liên bang Nga không chỉ có lãnh thổ rộng lớn mà còn có nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt, có trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật cao, có cơ sở hạ tầng hiện đại, có nguồn lao động trình độ cao… Do đó, đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho Việt Nam trong quan hệ với Liên bang Nga
Thứ hai, «Liên bang Nga là một cường quốc đang có sự phục hồi phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hoá đồng thời có vị thế ngày càng cao trong quan
hệ quốc tế Đặc biệt, Liên bang Nga là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có vị trí và vai trò quan trọng trên trường chính trị quốc tế Do đó, Việt Nam có thể tranh thủ sự ủng hộ và hậu thuẫn của Liên bang Nga trong Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc để giải quyết một số vấn đề quốc tế có liên quan Nếu duy trì quan
hệ tốt đẹp với Liên bang Nga sẽ có lợi cho Việt Nam trong việc cân bằng quan hệ của với các cường quốc trên thế giới đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc» [27; tr.143]
Thứ ba, Liên bang Nga là quốc gia đông dân, có nhiều Việt kiều đang học tập, sinh sống và làm việc nên là thị trường tiêu thụ những mặt hàng có tiềm năng và lợi thế
ở Việt Nam như hàng nông sản, thủy sản Đồng thời, « Liên bang Nga không phải là
Trang 38thị trường có yêu cầu quá cao về chất lượng hàng hóa nhập khẩu như thị trường Mĩ,
Úc, Tây Âu, Nhật Bản Do đó, quan hệ với Liên bang Nga không chỉ mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu mà còn cung cấp nguồn hàng hoá phục vụ cho nhu cầu của người Việt đang sinh sống ở Liên bang Nga Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang hoạt động ở Liên bang Nga là cầu nối thúc đẩy quan hệ kinh
tế - thương mại giữa hai nước Quan hệ toàn diện với Nga còn góp phần bảo vệ quyền lợi cho người Việt Nam ở Liên bang Nga sinh sống ổn định và hợp pháp Cộng đồng người Việt Nam ở Liên bang Nga so với cộng đồng các dân tộc khác được có số lượng đông đảo, hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển, có tiềm lực kinh tế lớn, am hiểu văn hoá Nga Do đó, người Việt sống khá hoà nhập với đời sống của người bản địa và có nhiều đóng góp tích cực không chỉ đối với nước Liên bang Nga mà luôn có lòng hướng
về quê hương Việt Nam Cộng đồng người Việt Nam ở Liên bang Nga giúp nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn» [7]
Thứ tư, để hội nhập quốc tế quốc tế nhanh, mạnh, Việt Nam luôn coi giáo dục và khoa học - công nghệ là những công cụ hữu hiệu và phù hợp nhất Trong quá khứ, «Liên
Xô là đối tác giúp đỡ Việt Nam lớn nhất trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước Liên bang Nga hiện nay là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về khoa học - công nghệ, với nền giáo dục tiên tiến Do đó, Việt Nam vẫn xếp Liên bang Nga là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác giáo dục, khoa học - công nghệ Bên cạnh đó, Việt Nam cần mua sắm vũ khí hiện đại của Liên bang Nga đồng thời muốn hợp tác chuyển giao kỹ thuật - quân sự với Liên bang Nga vừa để trang bị, hiện đại hóa quân đội vừa phục vụ đắc lực và hiệu quả cho công cuộc bảo vệ đất nước, nâng cao tiềm lực an ninh - quốc phòng» [11]
Thứ năm, khác với quan hệ Việt Nam - Mỹ, quan hệ Việt Nam - EU, quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga là quan hệ giữa những người bạn thủy chung, tin cậy lẫn nhau, được chứng minh qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử hai nước Trong thời kỳ hoà bình và hội nhập quốc tế, mối quan hệ thuỷ chung đó không bị mất
đi mà ngày càng được vun đắp và củng cố để bảo tồn và phát huy di sản tốt đẹp của quá khứ Đây cũng là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ Việt Nam - Nga được thúc đẩy lên mức cao nhất trong hiện tại và tương lai. Điều này được chính Tổng thống
Trang 39Nga Putin khẳng định: “Cần lưu lại và ghi nhớ tất cả những gì đã kết nối và đưa
chúng ta đến gần nhau hơn Không được đánh mất và làm mai một đi tất cả các giá trị quý báu mà chúng ta đã dày công xây dựng” [59]
Như vậy, Liên bang Nga có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã khẳng định: «Việt Nam trước sau như
một, coi việc củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt với Liên bang Nga trên cơ sở lâu dài, ổn định là một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình Đó là định hướng có tính chiến lược nhất quán
và lâu dài của Nhà nước Việt Nam» [9; tr.7] Do đó, Việt Nam đã nhanh chóng nâng
quan hệ với Liên bang Nga lên một tầm cao mới
1.3.2 Tình hình Liên bang Nga và vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, nền kinh tế Nga tiếp tục tăng trưởng ổn định, tổng GDP năm 2012 đạt gần 2.732,0 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 16.137,0 USD Năm 2012, Liên bang Nga đứng thứ 8 trong số 10 nền kinh tế lớn của thế giới Trước ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu và đà suy giảm từ cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng có chiều hướng chậm lại, nhưng đến năm 2013, kinh tế của Liên bang Nga vẫn đạt tăng trưởng dương 1,3%, Năm 2014, việc Liên bang Nga
bị Mỹ, EU và các nước phương Tây cấm vận về kinh tế - tài chính cùng với giá dầu giảm kỷ lục đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Nga, nhưng GDP năm 2014 vẫn tăng 0,6% [7; tr.45] Cũng từ động cơ phát triển kinh tế, làm tăng sức mạnh tổng hợp của đất nước trên trường quốc tế, thời gian này, Liên bang Nga thúc đẩy tiến trình hội nhập với các nước và các tổ chức trong khu vực Tuy là thành viên mới, nhưng Liên bang Nga là nước lớn có nhiều triển vọng của APEC Tháng 8/2012, Liên bang Nga
là nước thành viên thứ 156 của WTO
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Liên bang Nga còn phải đối mặt với những thách thức lớn như: tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên, nhiên liệu; tỉ lệ thất thoát vốn còn lớn, thu hút đầu tư còn chậm, khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước chưa cao, tình trạng tham nhũng và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét
Trang 40Cùng với những thành tựu phát triển về kinh tế, nền chính trị nước Nga dần đi vào ổn định, đó là cơ sở Liên bang Nga thực hiện đường lối đối ngoại linh hoạt, tăng cường vai trò và vị thế của Liên bang Nga trên trường quốc tế và trong khu vực Nước Nga đã trở thành thành viên quan trọng của nhiều tổ chức kinh tế hoặc có quan
hệ thương mại với nhiều liên minh khu vực như G8, EU, SNG Quan hệ của Liên bang Nga với khu vực châu Á cũng được cải thiện rõ nét trong khuôn khổ hợp tác đa phương cũng như song phương như tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Mặc dù vậy, tình hình thế giới lúc này cũng đang đặt nước Nga trước những khó khăn, thách thức Thách thức lớn nhất từ bên ngoài tác động đến chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga là sức ép từ Mỹ và phương Tây
Kế thừa chính sách ngoại giao cân bằng Đông - Tây của Tổng thống V Putin, tháng 10/2010, Tổng thống D Medvedev công bố chiến lược “hướng Đông” vừa nhằm gia tăng hợp tác đa phương và song phương ở các cấp độ vừa nhằm tăng cường ảnh hưởng của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương, coi đây là một hướng ưu tiên của quốc gia Sự điều chỉnh này của Nga xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, phần lớn lãnh thổ nằm ở phía Đông châu Á nên Liên bang Nga muốn thể hiện là một quốc gia có vai trò quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương Tổng thống V.Putin từng khẳng định: “Nước Nga luôn cảm nhận mình là một
nước Á - Âu Chúng tôi không bao giờ quên rằng, chúng tôi chưa bao giờ sử dụng ưu thế này Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc chúng ta - những người thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải chuyển từ lời nói sang hành động: hãy tăng cường hơn các mối quan hệ kinh tế, chính trị và các mối liên hệ khác Mọi khả năng cho việc này đều đã có tại nước Nga hiện nay” [61; tr.18] Khẳng định này cho thấy sự coi trọng
của Nga với châu Á - Thái Bình Dương và những ưu tiên trong chính sách đối ngoại
của Nga
Thứ hai, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa mang tầm chiến lược toàn diện với Liên bang Nga «Về kinh tế, Liên bang Nga có cơ hội thâm nhập sâu rộng vào thị trường châu Á - nơi có nền kinh tế năng động, có số dân đông, mức sống ngày càng được nâng cao Kinh tế các nước tăng nhanh nên nhu cầu về dầu mỏ của