Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga: Thực trạng, Tác động và Triển vọng đến năm 2030

MỤC LỤC

Kết cấu của đề tài

- Chương 2: Thực trạng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga. - Chương 3: Tác động và triển vọng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga đến năm 2030.

Nga (2012 - 2022)

Cơ sở lý luận về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện .1 Quan hệ đối tác chiến lược

Kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2001 và Đối tác Chiến lược toàn diện năm 2012 đến nay, quan hệ hợp tác Việt - Nga ngày càng phát triển tốt đẹp cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế - thương mại, đầu tư, năng lượng, dầu khí, điện hạt nhân, an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo…, đồng thuận trong các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai Bên cùng quan tâm; phối hợp thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, hoạt động giao lưu hữu nghị vì lợi ích của nhân dân hai nước. Năm 2015, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường quan hệ chính trị tin cậy thông qua trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao thường niên; trao đổi đoàn cấp cao; tiếp tục ủng hộ lẫn nhau và phối hợp lập trường chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế.

Cơ sở thực tiễn về quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga

Việt Nam-LB Nga nhất trí chủ trương tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng lâu dài, thiết thực và tin cậy trên cơ sở các điều ước, thỏa thuận đã ký kết, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch hợp tác phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng, thúc đẩy ký kết các văn bản hợp tác, trong đó có Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ hợp tác quốc phòng và một số văn bản hợp tác cấp đơn vị khác; tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự, pháp chế, quân y, đào tạo và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Trên thực tế, Nga đã cung cấp cho Việt Nam nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại và hợp tác trong sửa chữa, tăng hạn sử dụng của các thiết bị, chuyển giao công nghệ, nhất là trợ giúp đào tạo, huấn luyện và cử chuyên gia sang giúp Việt Nam… Đã có nhiều hợp đồng vũ khí lớn được ký kết giữa hai nước, theo đó, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam các sản phẩm quốc phòng thuộc loại hiện đại bậc nhất thế giới, giúp Quân đội ta tăng cường tiềm lực phòng thủ để bảo vệ tốt chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Thực trạng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên Bang Nga (2012-2022)

    Qua đó có thể cho thấy từ năm 2012 cho đến năm 2022 giữa Việt Nam và Liên Bang Nga đã có những hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực quốc phòng, Nga không chỉ đưa ra các các mức giá ưu đãi về các trang thiết bị hiện đại cho Việt Nam mà còn cử các chuyên gia kỹ thuật Nga sang Việt Nam để hỗ trợ bảo trì vũ khí cũng như cố vấn kỹ thuật trong các chế tạo và nghiên cứu vũ khí cho Việt Nam.Việt Nam trong các năm qua liên tục cử các học viên sang học tập vận hành và công tác chỉ huy tại Nga,giữa quân đội hai bên còn tổ chức các chuyến thăm viếng lẫn nhau,hoặc có sự tham gia của quân đội Việt Nam trong các ngày lễ quan trọng ở Nga,tiêu biểu trong buổi lễ kỷ niệm ngày Hải quân Nga được tổ chức vào ngày 30 tháng 7 hằng năm tại thành phố Saintpeterbug, nơi đây không chỉ là cố đô trong lịch sử nước Nga mà đây còn là nơi đặt trụ sở chính của Bộ Chỉ huy Hải quân Nga hoặc một số thành phố cảng của Liên Bang Nga như Vladivostok nơi tàu chiến hải quân Việt Nam cùng tàu các nước có mối quan hệ thân thiện với Nga xuất hiện trong buổi lễ duyệt binh hải quân long trọng này,cho thấy được sự gắn kết hữu nghị,truyền thống tốt đẹp của hai bên.Tuy vậy sự hợp tác về lĩnh vực quốc phòng giữa Việt Nam-Liên Bang Nga cũng gặp một số khó khăn, tiêu biểu ở đây là các linh kiện vũ khí Nga chuyển giao cho Việt Nam xuất, có một số linh kiện sản xuất vũ khí mà Nga chưa thể làm chủ được mà phải thông qua sự hợp tác quân sự với nước khác điển hình như Ukraine quốc gia kế thừa các cơ sở đóng tàu mặt nước hùng mạnh dưới thời Liên Xô,Nga phải nhập khẩu động cơ từ Ukraine để phục vụ cho việc. Theo nội dung được ký kết, trong giai đoạn 2019-2021, hai bên thống nhất đặc biệt đã tổ chức Những ngày văn hoá Việt Nam tại Liên bang Nga và Những ngày Văn hoá Nga tại Việt Nam trong năm 2019 nhân kỷ niệm 25 năm ngày ký Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và hai nước tổ chức Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam theo thỏa thuận của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Putin vào tháng 6 năm 2017, đồng thời đã tổ chức các chương trình văn hóa trong năm 2020 khi hai bên kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao; Thúc đẩy thiết lập quan hệ trực tiếp giữa các cơ quan và công ty điện ảnh của hai nước, khuyến khích tổ chức trình chiếu phim của Bên này trên lãnh thổ Bên kia cũng như tham gia vào các Liên hoan phim quốc tế được tổ chức trên lãnh thổ hai nước phù hợp với quy chế tổ chức; Thúc đẩy phát triển hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và trao đổi các đoàn nghệ thuật; Khuyến khích tham gia vào các liên hoan văn hoá, nghệ thuật được tổ chức trên lãnh thổ hai nước; Hỗ trợ phát triển hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, nhiếp ảnh và triển lãm; Thúc đẩy trao đổi thông tin về các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của hai nước; Hỗ trợ thiết lập quan hệ trực tiếp giữa các thư viện, bảo tàng, các cơ sở đào tạo về văn hoá và nghệ thuật của hai nước….

    Đặc điểm, Tác động và Triển vọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên Bang Nga đến năm 2030

      Trong hợp tác quốc phòng, tuy đây được coi là lĩnh vực mà hai bên đạt được nhiều thành tựu đáng kể thông qua các hợp đồng mua bán vũ khí, hợp tác sản xuất cũng như đào tạo cán bộ vận hành vũ khí nhưng không phải là không có khó khăn, nền công nghiệp quốc phòng Nga tuy kế thừa 70% từ Liên Xô nhưng do khó khăn kinh tế giai đoạn đầu cộng thêm việc Nga mất đi các cơ sở sản xuất và nghiên cứu vũ khí quan trọng từ thời Liên Xô khiến cho nền công nghiệp quốc phòng Nga không còn tự chủ hoàn toàn trong việc sản xuất vũ khí điều này không chỉ gây khó khăn cho việc phục vụ nhu cầu hiện đại hoá quân đội và còn gây ảnh hưởng đến việc bàn giao vũ khí cho các đối tác nước ngoài trong đó có Việt Nam một trong những đối tác truyền thống với Nga trong hợp tác quốc phòng.Tuy rằng Nga có thể tự sản xuất hầu hết các loại vũ khí nhưng một số bộ phận quan trọng như động cơ tàu biển thì Nga cho đến năm 2022 vẫn chỉ tự chủ được cho các tàu cỡ nhỏ như các tàu tên lửa Karakurt sử dụng hoàn toàn động cơ do Nga chế tạo nhưng các tàu chiến trên hàng nghìn tấn trước năm 2014 Nga vẫn phải nhập khẩu từ Ukraine để phục vụ nhu cầu hiện đại hoá hải quân Nga cũng để phục vụ cho việc xuất khẩu cho các đối tác. Năm 2020 khi Nga tiến hành các hoạt động quân sự tại Ukraine sự hợp tác hai nước bị gián đoạn do các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh cũng như sự lên án của cộng đồng quốc tế,đây là giai đoạn mà hai bên phải khôn khéo trong việc ứng xử ngoại giao nhằm tránh tổn hại quan hệ hai nước nhưng việc Nga tiến hành các hoạt động quân sự tại Ukraine đã làm cho các kế hoạch hợp tác giữa Việt Nam-Liên Bang Nga bị suy giảm hoặc bị gián đoạn chưa thể thực hiện trong các năm kế tiếp cho đến năm 2022 giữa hai nước vẫn tiếp tục các hoạt động hợp tác nhưng cho đến khi chiến tranh kết thúc trao đổi giữa hai nước vẫn sẽ diễn ra nhưng sẽ không cao hơn so với trước năm 2020, hợp tác kinh tế giữa hai nước vẫn tiếp tục với con số thấp trong khi hợp tác quốc phòng-an ninh thì lại khó thực hiện do việc Nga đang chịu các lệnh cấm vận phải chờ đến khi có giải pháp hòa bình Việt Nam mới có thể quay lại việc chú ý đến các loại vũ khí Nga còn tính đến năm 2022 Việt Nam đang tự chủ trong các lĩnh vực chế tạo vũ khí cũng thực hiện khá thành công đường lối đa dạng hóa các mối quan hệ đã để lại những thành tựu đáng kể.