CHỦ ĐỀ 3: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI THEO HIẾN PHÁP (thời lượng thuyết trình 20-25' + minigame sau thuyết trình)
Bố cục nội dung:
1 Giới thiệu chung về các cơ quan quan hệ đối ngoại
- Khái niệm
Hoạt động ngoại giao được thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước Đó là tổng thể các cơ quan của nhà nước và những nhà chức trách có thẩm quyền pháp lý đại diện cho lợi ích của quốc gia trong quá trình duy trì mối quan hệ chính thức của nhà nước đó với các quốc gia khác hoặc với các tổ chức quốc tế Hệ thống cơ quan quan hệ đối ngoại, phạm vi chức năng, quyền hạn của các cơ quan này trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại do luật quốc tế và pháp luật của từng nước quy định.
Mặc dù có những sự khác nhau, song hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hai loại: các cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong nước (các cơ quan quan hệ đối ngoại ở trung ương) và các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài.
Trang 2Cơ quan quan hệ đối ngoại ở trung ương theo chức năng và cơ sở pháp lý được chia làm hai loại: Cơ quan quan hệ đối ngoại theo Hiến pháp và cơ quan quan hệ đối ngoại chuyên môn có tính chất công ước.
2 Các cơ quan quan hệ đối ngoại theo Hiến pháp
Là cơ quan lãnh đạo chính trị chung và quyền hạn của các cơ quan đó do Hiến pháp quy định Các cơ quan đó thực hiện chức năng chính trị chung Loại cơ quan này bao gồm:
- Quốc hội;
- Nguyên thủ quốc gia;
- Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại giao.
- Phân tích quyền hạn, vai trò của từng cơ quan, nêu ra sự khác nhau giữa Việt Nam và các nước khác (4 phần nhỏ) - cho ví dụ cụ thể
2.1 Quốc hội hay Nghị viện
a, Vai trò
- Ngoại giao nghị viện đóng vai trò là một công cụ quan trọng để các quốc gia dân chủ thực hiện các mối quan hệ quốc tế trong nhiều vấn đề, bao gồm các vấn đề chính
Trang 3trị, kinh tế và văn hóa Tuy việc thực hiện công tác đối ngoại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chủ yếu do cơ quan hành pháp đảm nhiệm nhưng quốc hội cũng có những vai trò nhất định trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại quốc gia Vai trò đó được thể hiện qua những điều sau:
+ Tăng cường mối quan hệ quốc tế:
● Tăng cường quan hệ song phương và đa phương: Ngoại giao nghị
viện thúc đẩy mối quan hệ bền chặt hơn giữa các quốc gia thông qua đối thoại, trao đổi và hợp tác giữa các quốc hội Những nỗ lực như vậy góp phần xây dựng lòng tin, sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia.
● Giải quyết xung đột và hòa giải: Các nghị sĩ có thể đóng vai trò là
người hòa giải vô tư, tạo điều kiện cho đối thoại giữa các bên xung đột và hướng tới các giải pháp hòa bình Tính vô tư và độc lập của các nhà ngoại giao nghị viện thường khiến họ trở thành những trung gian phù hợp trong tiến trình hòa bình.
● Thúc đẩy Nhân quyền và các Giá trị Dân chủ: Ngoại giao nghị viện
cho phép các nhà lập pháp ủng hộ nhân quyền, các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền Bằng cách tham gia với các cơ quan nghị viện quốc tế và ủng hộ các giá trị dân chủ, các nghị sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn nhân quyền toàn cầu.
Trang 4+ Việc hoạch định chính sách đối ngoại:
● Các ủy ban và chuyên môn của Nghị viện: Các ủy ban của nghị viện
chuyên về các vấn đề đối ngoại đóng vai trò then chốt trong việc định hình chính sách đối ngoại Thông qua nghiên cứu chuyên sâu, tham vấn và điều trần, các ủy ban này cung cấp thông tin đầu vào và khuyến nghị có giá trị cho cơ quan hành pháp, góp phần vào cách tiếp cận chính sách đối ngoại cân bằng và đầy đủ thông tin.
● Giám sát lập pháp và trách nhiệm giải trình: Vai trò của nghị viện
trong chính sách đối ngoại và ngoại giao chủ yếu được thể hiện trong khâu giám sát Các nghị sĩ yêu cầu chính phủ phải báo cáo quốc hội các quyết định chính sách đối ngoại của mình Bằng cách chất vấn các bộ trưởng, tiến hành điều tra và xem xét kỹ lưỡng các quyết định chính sách, sau đó, các nhà lập pháp đảm bảo rằng chính sách đối ngoại phù hợp với lợi ích quốc gia và các giá trị dân chủ Ở một số quốc gia, quốc hội sẽ thành lập nên Uỷ ban Đối ngoại để nắm giữ vai trò chính trong công việc giám sát này.
● Quyền lực mềm và ngoại giao công chúng: Các phái đoàn và trao đổi
của nghị viện góp phần vào các nỗ lực ngoại giao công chúng, củng cố quyền lực mềm của một quốc gia Bằng cách hợp tác với các đối tác
Trang 5nước ngoài, các nghị sĩ có thể định hình dư luận, xây dựng mạng lưới và truyền tải hình ảnh tích cực về đất nước của họ ra nước ngoài.
→ Ngoại giao nghị viện là một công cụ mạnh mẽ để các quốc gia tham gia vào các vấn đề toàn cầu, định hình chính sách đối ngoại và thúc đẩy quan hệ quốc tế hòa bình.
b, Quyền hạn
- Hầu hết trong mọi văn bản hiến pháp, Nghị viện hay quốc hội được định là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại Cho nên, có thể gọi rằng những tuyên bố của quốc hội trên trường quốc tế mang tính chất quyết định vận mệnh của cả quốc gia khi quyền hạn đặc biệt quan trọng nhất là quyền tuyên bố chiến tranh hay hòa bình Ngoài ra còn có thể liệt kê một số quyền hạn khác không kém phần quan trọng như thay đổi biên giới lãnh thổ, cho phép quân đội nước ngoài vào đóng quân hay quá cảnh nước mình, phê chuẩn các hiệp ước, hiệp định quốc tế quan trọng, phê chuẩn việc cử đại sứ, phê duyệt quan điểm chỉ đạo, các chương trình hoạt động đối ngoại quan trọng của nhà nước
- Những quyền hạn của quốc hội nắm giữ nêu trên chỉ có ở các quốc gia theo chế độ Cộng hoà Đại nghị, còn đối với các quốc gia theo chế độ Cộng hoà Tổng thống thì vị
Trang 6tổng thống mới nắm những quyết định quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia
→ Quốc hội của mỗi nước sẽ mang những vai trò riêng biệt phụ thuộc vào hệ thống chính trị và quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của nước đó, không nhất thiết quốc hội sẽ là cơ quan quan hệ đối ngoại nắm giữ quyền lực lớn nhất.
2.2 Nguyên thủ quốc gia
- Đối với các nước quân chủ, nguyên thủ quốc gia có thể là Vua, Nữ hoàng, Hoàng đế, Quốc vương,…
- Đối với thể chế cộng hòa, nguyên thủ quốc gia có thể là Tổng thống, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,…
- Quyền hạn của nguyên thủ quốc gia là thực hiện trực tiếp quan hệ đối ngoại và đại diện của quốc gia trong các công việc quốc tế Quyền hạn của người đứng đầu nhà nước về lĩnh vực chính sách đối ngoại do Hiến pháp và những đạo luật khác quy định Trong thực tiễn quốc tế, nguyên thủ quốc gia thường có những quyền hạn sau đây: phê chuẩn, huỷ bỏ điều ước quốc tế, tiếp nhận, cử và triệu hồi đại diện ngoại giao ở nước ngoài, tuyên bố tình trạng chiến tranh, hoà bình, v.v Nguyên thủ quốc gia trực tiếp gặp, hội đàm với
Trang 7người đứng đầu các quốc gia khác về những vấn đề quốc tế cùng quan tâm, về quan hệ song phương, đa phương Người đứng đầu quốc gia khi tham dự các hội nghị quốc tế và ký kết các điều ước quốc tế không cần giấy uỷ nhiệm.
- Ở những nước quân chủ chuyên chế trước kia, nhũng nước theo chế độ tổng thống - nghị viện hiện nay như Liên bang Nga, Mỹ, Ucraina, Pháp thì tổng thống có quyền hạn rất lớn: người đứng đầu quốc gia có quyền hạn xác định những hướng cơ bản của chính sách đối ngoại, lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại và đại diện đất nước trên trường quốc tế Những nước theo thể chế quân chủ lập hiến như Anh, Thái Lan, Hà Lan và nước cộng hòa nghị viện-tổng thống như Liên bang Đúc, Ấn Độ, Ixraen người đứng đầu quốc gia có vai trò hạn chế, nặng về lễ tân.
- VD: Ở Mỹ: Tổng thống Mỹ là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành chính (không chia sẻ quyền lực cho bất kỳ ai, kể cả Phó Tổng thống) Tổng thống có quyền lực rất lớn, là nhà chính trị duy nhất được bầu trên phạm vi toàn quốc, đại diện cho toàn thể Hợp chủng quốc cả về đối nội lẫn đối ngoại Bởi vậy, chức vụ Tổng thống có vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị Mỹ.
Trang 8- Ở Anh: Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia Vai trò thực tế của Nữ hoàng trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước, giữ vị trí trong đời sống tinh thần của người dân, thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, cử hành các nghi lễ đón tiếp nguyên thủ nước ngoài hay tham gia các sự kiện chính thức.
- Ở Việt Nam, theo Điều 88, Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước cũng có quyền hạn khá lớn trong công tác đối ngoại Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước
- Bên cạnh đó, nét đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và người đứng đầu Đảng Mặc dù không phải nguyên thủ quốc gia, song trong lễ tân nhà nước Tổng Bí thư Đång Cộng sản Việt Nam được xếp cao nhất, trên cả Chủ
Trang 9tịch nước Trong các chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư ở nước ngoài, Tổng Bí thư bao giờ cũng được các nước không phái xã hội chủ nghĩa dành cho sự đón tiếp ở mức cao nhất, trọng thị nhất như nguyên thủ quốc gia.
2.3 Chính phủ
- Với mỗi hình thức chính thể khác nhau (tổ chức bộ máy), thuật ngữ “Chính phủ là gì?” được hiểu theo những cách khác nhau Nhưng nhìn chung, Chính phủ là cơ quan hành pháp của quốc gia, chịu trách nhiệm lãnh đạo chính trị, hoạt động tác chiến thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.
- Tại Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, khái niệm Chính phủ là gì được làm rõ như sau:
“Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
Trang 10- Theo Điều 94 Hiến pháp 2013 đã xác định rõ:
“ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.” Theo đó, trong thực hiện chính sách đổi ngoại, chính phủ chỉ đạo quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, đào tạo và các mối quan hệ khác với các chính phủ nước ngoài; tiếp nhận hoặc cung cấp viện trợ tín dụng nước ngoài, ký kết các điều ước quốc tế theo thẩm quyền; chỉ đạo Bộ Ngoại giao và theo dõi, giám sát hoạt động của Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ đổi ngoại của chính phủ…
- Người đứng đầu chính phủ có vị trí quan trọng trong quan hệ đối ngoại Tên gọi có thể khác nhau: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Hành pháp, Chủ tịch Nội các, Chủ tịch Chính phủ, v.v
- Ở Mỹ và nhiều nước khác như Philippin, Indonesia, Thủ tướng và người đứng đầu nhà nước là một (được gọi là Tổng thống).
- Người đứng đầu chính phủ có quyền tiếp đại diện các quốc gia, chính phủ và các nhà ngoại giao, tiến hành đàm phán với họ Người đứng đầu chính phủ có quyền hạn ký kết các điều ước quốc tế, tham dự các hội nghị quốc tế mà không cần giấy ủy nhiệm Người đứng đầu chính phủ cũng đại diện cho lợi ích quốc
Trang 11gia, đại diện chính phú trong lĩnh vực đối ngoại trong quyền hạn của mình, trừ việc điều hành hoạt động đối ngoại hằng ngày.
- Đối với Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của đất nước, có những quyền hạn sau đây trong công tác đối ngoại:
+ Chính phủ thống nhất quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội;
+ Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ
+ Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.
2.4 Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao + Bộ Ngoại giao a, Bộ trưởng bộ ngoại giao
Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Ngoại giao
Trang 12- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là người lãnh đạo hằng ngày cơ quan đối ngoại của quốc gia, thực hiện quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác không cần ủy quyền
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể đại diện cho quốc gia, chính phủ tại các phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an và các tổ chức quốc tế khác - Theo luật pháp được chấp nhận chung, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng như những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ khác sẽ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao (bất khả xâm phạm thân thể, không bị truy tố, được dùng thông tin mật mã…)
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ quản lý nhà nước các hoạt động của quốc gia, các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, các phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế.
b, Bộ Ngoại Giao
● Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao, bộ máy trung ương của cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện trực tiếp hằng ngày hoạt động ngoại giao của quốc gia, trực tiếp tổ chức và phối hợp hoạt động đối ngoại của quốc gia.
Trang 13Chức năng đối ngoại của Bộ Ngoại giao ở tất cả các nước trên thế giới cơ bản là trùng hợp nhau, đều có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của quốc gia, của tổ chức và của công dân mình trên trường quốc tế Bộ Ngoại giao có những nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích, tổng hợp thông tin có được về tình hình các nước trên thế giới
- Chuẩn bị thông tin cho chính phủ về tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại, soạn thảo những đề xuất cụ thể và thực hiện những quyết định được thông qua về đối ngoại
- Chuẩn bị các đề nghị, nghị quyết của chính phủ liên quan đến thái độ chính thức của quốc gia về những vấn đề quốc tế, về những phản ứng đối ngoại có thể
- Dự thảo các điều ước quốc tế
- Chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nhà nước ở nước ngoài, các đại diện, các đoàn đại biểu tại các tổ chức quốc tế; chuẩn bị cho các chuyến thăm của cấp cao nhà nước và chính phủ.
- Giữ quan hệ, đàm phán với các đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự, các đoàn đại biểu nước ngoài; có trách nhiệm quan hệ thường xuyên với báo chí, chỉ đạo việc xuất bản các văn kiện chính thức về chính sách đối ngoại.
Trang 14Ngoài ra, ở nhiều nước, Bộ Ngoại giao còn được giao nhiệm vụ về công tác ngoại kiều và công tác biên giới quốc gia Ví dụ, trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam có Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài và Ban Biên giới quốc gia.
Cơ cấu tổ chức Bộ Ngoại giao ở từng nước được thiết kế phù hợp với mục đích, chức năng, nhiệm vụ được giao, khối lượng công việc và cả đặc điểm lịch sử của quốc gia Thông thường, Bộ Ngoại giao gồm ba mảng: các vụ khu vực (theo khu vực địa lý), các vụ chức năng và các đơn vị phụ trách công tác nội bộ.
- Các vụ khu vực: thực hiện những nhiệm vụ tác chiến hằng ngày, nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế các nước; tổng hợp, hệ thống hoá các báo cáo, tin tức từ các cơ quan đại diện ở nước ngoài; thay mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao ra các chỉ thị, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan đại diện; chuẩn bị các đề nghị cho lãnh đạo về các vấn đề quan hệ song phương với các quốc gia; giữ quan hệ thường xuyên đối với đại diện ngoại giao của khu vực mình phụ trách Theo thông lệ, cán bộ của các vụ khu vực là những cán bộ ngoại giao có kinh nghiệm công tác ở các nước phụ trách, là chuyên gia về các nước đó (khu vực - chuyên sâu về một khu vực hoặc một nước)