TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NHÓM 7Chủ đề
Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
Giảng viên: Đỗ Duy Tú
4 Lê Ngọc Yến NhiMSSV: 2154120118
5 Nguyễn Hữu UyênMSSV: 2154123008
6 Nguyễn Hoàng Vy MSSV: 2154120218
Trang 2QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
1 KHÁI NIỆM
QUAN HỆ DÂN TỘC TÔN GIÁO LÀ GÌ?
Quan hệ dân tộc và tôn giáo là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau giữa dân tộc và tôn giáo trong nội bộ một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Vai trò: Ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị và phát triển bền vững mỗi quốc gia
=> Quan hệ dân tộc tôn giáo được thể hiện dưới nhiều cấp độ, hình thức và phạm vi khác nhau.
2 ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ DÂN TỘC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
a) Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo đượcthiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia- dân tộc thống nhất.
Đặc điểm này được thể hiện qua:
- Về dân tộc: Việt nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc, đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng và tôn giáo riêng của mình.
Trang 3- Về tôn giáo: Theo Bộ Nội Vụ, tính đến tháng 12/2020 Nhà nước ta đã công nhận và và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo ở Việt Nam
- Quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng quốc gia- dân tộc thống nhất:
Trong cuộc sống cũng như trong hiện tại, các tôn giáo Việt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc gắn đạo với đời Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo đều đoàn kết ý thức rõ về nguồn cội về quốc gia dân tộc thống nhất cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Sự kết nối quốc gia dân tộc với tôn giáo có vai trò rất quan trọng điều này được thể hiện ngay trong lịch sử Việt Nam khi Pháp Mỹ lợi dụng mối quan hệ dân tộc tôn giáo gây chia rẽ, kích động nhân dân, còn ngày nay xuất hiện các tổ chức tôn giáo chưa được công nhận ở các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, truyền bá những tư tưởng sai lệch tác động đời sống nhân dân ảnh hưởng đến cộng đồng quốc gia, dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng đã nêu trong phiên họp đầu tiên của chính phủ, ngày 03/9/1945 “Thựcdân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bàoLương, để dễ thống trị Tôi đề nghị Chính phủ ra tuyên bố: Tín ngưỡng tựdo và Lương Giáo đoàn kết” Theo chủ tịch HCM: đoàn kết lương - giáo tức là
Trang 4đoàn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bào không có tín ngưỡng tôn giáo; đoàn kết giữa đồng bào theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; và đoàn kết giữa đồng bào trong cùng tôn giáo…, trong khối đại đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng Vậy, đoàn kết lương -giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng Việt Nam
+ Quan hệ dân tộc tôn giáo ảnh hưởng đến cộng đồng quốc gia dân tộc vì thế quan hệ DT- TG phải được thiết lập và củng cố trên cơ sở cộng đồng Quốc Gia dân tộc
b) Quan hệ dân tộc và tôn giáo Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tínngưỡng truyền thống.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người gắn liền phong tục tập quán, lễ nghi, gắn liền tập quán, phong tục truyền thống Tín ngưỡng mang tính dân tộc sâu sắc Ở Việt Nam, tín ngưỡng truyền thống biểu hiện trên nhiều cấp độ trong phạm vi cả nước trong mọi gia đình, dòng họ, không phân biệt tôn giáo
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một truyền thống nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, là sợi dây gắn kết các thành viên trong dòng họ, dòng tộc với nhau
Tín ngưỡng thờ cúng các thành hoàng làng, cúng đình, sẽ là sợi dây gắn kết chặt chẽ mỗi gia đình với làng xã, đất nước, trung ương dân tộc với nhau.
Trang 5+ Ở cấp độ Quốc gia, các tín ngưỡng niềm tin về nguồn gốc con cháu Lạc Hồng, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng cũng chính là sợi dây gắn kết mọi người dân Việt Nam
đồng bào” trong - ngoài nước với nhau thể hiện thể hiện cộng đồng quốc gia dân tộc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng.
+ Không những thế tín ngưỡng còn chi phối mạnh mẽ đến tôn giáo và làm biến đổi tôn giáo khi du nhập vào Việt Nam Ví dụ như: Đi lễ chùa đầu
Trang 6năm là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam cầu mong cho gia đình năm mới bình an,hạnh phúc, đất nước hòa bình, Không những thế người lễ chùa vào các ngày rằm,mùng một hàng tháng, dịp lễ ngày một đông hơn.
=> Vì thế mà ta thấy rõ trong xã hội ngày nay, tín ngưỡng chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ dân tộc và tôn giáo Việt Nam
c) Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến cộngđồng và khối đại đoàn kết dân tộc
Từ khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng thì đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam phát triển, trong đó xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới như Long hoa Di lặc, Tin Lành Vàng Chứ, Thanh Hải vô thượng sư, Tiên rồng…; các tổ chức đội lốt tôn giáo như Tin Lành Đề Ga, Hà Mòn ở Tây Nguyên Tính chất mê tín của các tôn giáo mới khá rõ Thậm chí một số nhóm lợi dụng niềm tin tôn giáo để tuyên truyền những nội dung gây hoang mang trong quần chúng, hay thực hành những nghi lễ phản văn hóa, truyền đạo trái phép, phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phương hại đến mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; gây ra nhiều
Trang 7vấn đề phức tạp và tác động tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều vùng dân tộc.
Ví dụ:
Sự xuất hiện của Ví dụ: Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” chủ ý phát triển nhanh, rộng tôn giáo của họ bằng cách o ép, mua chuộc, dụ dỗ Về thần quyền, họ dọa dẫm tín đồ nếu không theo, không đi sinh hoạt, không từ bỏ gia đình, bàn thờ… sẽ không được làm “lễ vượt qua”, khi chết sẽ bị đày xuống “hồ lửa” Ngược lại nếu tin, làm theo, khi chết sẽ được lên “nước thiên đàng, làm tiên, hoàng tử” Hoặc họ tuyên truyền về “ngày tận thế”, “chúa tái lâm” để hù dọa Họ còn cử người “chăm sóc” để củng cố đức tin Có trường hợp họ cưỡng ép, “áp giải” đi sinh hoạt Nhiều người lỡ theo muốn thoát ra cũng rất khó Rất nhiều người khi theo hội thánh này đã bỏ bê công việc, vợ chồng mâu thuẫn, sinh viên, học sinh giang dở việc học hành,
Hệ quả: Do vậy, các hiện tượng tôn giáo mới phát triển mạnh hiện nay cần
phải được quản lý tốt nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị quốc gia và đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta.Các thế lực thù địch
Trang 8thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”, nhất là tập trung ở 4 khu vực trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung gây mất ổn định xã hội… họ tuyên truyền xuyên tạc, kích động tư tưởng chính trị, ly khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi nhằm thực hiện ý đồ phá hoại mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, từ đó âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở nước ta.
Ví dụ:
Tháng 6 năm 1965, tại miền Nam Việt Nam, dựa vào lực lượng trong một số tổ chức đã có thời làm tay sai cho thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã tổ chức thành lập "Mặt trận thống nhất đấu tranh của các chủng tộc bị áp bức", viết tắt là FULRO (viết tắt 5 chữ đầu của tổ chức này theo tiếng Pháp: Front Unifié Libération Races Opprimées) Mục tiêu trước mắt của đế quốc Mỹ là dùng FULRO để gây sức ép với chính quyền tay sai và chống phá cách mạng, mục tiêu lâu dài là dựng ngọn cờ FULRO để tiến tới lập khu "tự trị" ở Tây Nguyên, hòng chia cắt sự thống nhất của đất nước ta.
Trong đó còn có một số tổ chức: như Hội những người miền núi”(MFI); “Nhân quyền người Thượng” (MHRO); “Người Thượng thống nhất” (UMP), vẫn đang ra
Trang 9sức tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam với chiêu bài kích động người dân Tây Nguyên đấu tranh đòi thành lập nhà nước độc lập.
3 ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔNGIÁO Ở VIỆT NAM.
Để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “ Nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật"
a) Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đạiđoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản lâu dài vàcấp bách của cách mạng Việt Nam.
Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Người cho rằng, trước hết, cần tuyên truyền, vận động nhân dân Coi đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc ta trong dựng nước và giữ nước, mỗi cán bộ, đảng viên phải coi đoàn kết là một đức tính cơ bản của người Cách mạng, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương
Trang 10đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.”
- Nguyên tắc của đại đoàn kết dân tộc
+ Tin vào dân vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân Phát động phong trào thi đua, yêu nước, học tập, sản xuất và chiến đấu.
+ Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, rộng rãi, tự giác, có tổ chức và có lãnh đạo + Đoàn kết trên cơ sở hiệp thương, dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái Thực tiễn này cũng đặt ra yêu cầu: ở mỗi giai đoạn lịch sử, việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo cần có cách tiếp cận và lựa chọn ưu tiên giải quyết phù hợp với bối cảnh, đồng thời phải luôn nhận diện đầy đủ và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hệ dân tộc và tôn giáo.
Vì sao coi củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam ?
Đó chính là vì:
+ Vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc có mối liên hệ với nhau
+ Nhiều đối tượng lợi dụng vấn đề tôn giáo gây rối loạn làm mất an ninh gây mất đoàn kết dân tộc Ví dụ như trên hội đức thánh chúa trời, các tổ chức tôn giáo ở Tây Nguyên
Trang 11b) Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ vớicộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất theo định hướng XHCN.
Tôn giáo và dân tộc là hai vấn đề rất nhạy cảm Những vấn đề liên quan đến dân tộc và tôn giáo nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng sẽ dẫn tới nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội, dễ tạo cớ cho các thế lực chính trị bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước
- Vì vậy, để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo cần tuân thủ nguyên tắc:
+ Giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân tộc, tuyệt đối không được lợi dụng vấn đề tôn giáo đòi ly khai dân tộc hay chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc mà phải đảm bảo giữ vững độc lập dân tộc đất nước.
=> Như thế nào là giải quyết mối quan hệ dân tộc tôn giáo phải đặt để trong cộng đồng quốc gia, theo định hướng xã hội chủ nghĩa?
Là: + Lấy cộng đồng quốc gia quyền lợi chung của dân tộc làm đầu
+ Theo định hướng xã hội chủ nghĩa : là định hướng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trang 12+ Phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa của tôn giáo không mê tín dị đoan truyền bá những giáo lý tiêu cực Thực hiện các quan điểm có tính nguyên tắc này nhằm bảo đảm sự ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội ở mọi địa bàn nhất là ở vùng dân tộc thiểu số vùng có đạo cũng như đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ trong một cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa
c) Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiênquyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị.
Như thế nào là Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo nhưng cần đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số ? Để giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo một cách đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân và quyền của các dân tộc thiểu số cần
+ Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân: Chính phủ cần tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân bằng cách đảm bảo cho họ được thực hành tôn giáo một cách tự do và an toàn Tất cả các tôn giáo đều được đối xử bình đẳng và không bị kỳ thị.
Trang 13+ Tôn trọng và bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số: Chính phủ cần tôn trọng và bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số bằng cách đảm bảo cho họ được giữ và phát triển các giá trị văn hóa, tôn giáo và truyền thống của mình Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số nhằm giúp họ phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.
+ Xây dựng mối quan hệ hòa bình và hợp tác giữa các dân tộc và tôn giáo: Chính phủ cần xây dựng mối quan hệ hòa bình và hợp tác giữa các dân tộc và tôn giáo bằng cách tạo ra các chương trình trao đổi văn hóa, tôn giáo và giáo dục Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích sự đoàn kết và hợp tác giữa các dân tộc và tôn giáo.
+ Đảm bảo sự công bằng và bình đẳng: Chính phủ cần đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo Không được ưu tiên cho bất kỳ dân tộc hay tôn giáo nào trên cơ sở quốc tịch hay tôn giáo + Đào tạo và nâng cao nhận thức của cộng đồng: Chính phủ cần đào tạo và nâng
cao nhận thức của cộng đồng về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền của các dân tộc thiểu số Các chương trình giáo dục và truyền thông phải được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức về vấn đề này trong cộng đồng.
Trang 14- Trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ dân tộc, tôn giáo và nhân quyềnlà những quan hệ hết sức nhạy cảm, giữa chúng có sự tác động tương hỗthống nhất với nhau, đồng thời quy định lẫn nhau
+ Do vậy việc giải quyết tốt mối quan hệ này là nhằm đảm bảo cho con người những quyền cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng giáo + Song quyền phải gắn liền với pháp luật, do vậy đảm bảo quyền của các dân
tộc, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng chính là đảm bảo thực hiện những nội dung cốt yếu của quyền con người trong khuôn khổ pháp luật.
Ví dụ: Các tôn giáo ở nước ta được hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật được nhà nước tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu tôn giáo chính đáng như: tự do sinh hoạt tôn giáo, bảo hộ nơi thờ tự, có trường đào tạo chính sách tôn giáo, được đưa đi đào tạo ở nước ngoài, có kinh sách ấn phẩm tôn giáo, được giao lưu quốc tế Và cùng những hoạt động khác như những ngày lễ lớn các tôn giáo tổ chức trọng thể ở mọi miền đất nước thu hút hàng triệu tín đồ với sự tham gia của hàng trăm nghìn người mà vẫn được tổ chức chu đáo và an toàn Qua đó khẳng định đảng và nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo đồng bào có hoạt động theo đúng pháp luật nhà nước.
Trang 15Tóm lại, nhận diện rõ những đặc điểm của quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay để một mặt tiếp tục phát huy hiệu quả và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo
+ Tạo sự đồng thuận, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
+ Mặt khác, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn mọi tác động tiêu cực và kiên quyết đấu tranh chống mọi hành động lợi dụng quan hệ dân tộc và tôn giáo gây mất trật tự an toàn xã hội, gây mất ổn định chính trị và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO