1
Trang 2MỤC LỤC
1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH Ở VIỆT NAM 3
2.2 BURGER KING® Tại Thị Trường Việt Nam 10 2.3 Bảng Khảo Sát Của Nhóm Về BURGER KING® 11
Trang 33
1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH Ở VIỆT NAM
Trong bài báo "Foreign Fast Food Giants Defy Losses in Vietnam" trên trang Vietnamnet.vn1, được đăng vào ngày 14 tháng 8 năm 2018, nhấn mạnh rằng các công ty "thức ăn nhanh" đa quốc gia vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam, mặc dù gặp phải những thiệt hại liên tục và hiệu suất không khả quan Các thương hiệu thức ăn nhanh thuần Việt như Phở 24, 3Râu, 1p30s….
Nhưng chúng rõ ràng là không thể cạnh tranh được với các thương hiệu quốc tế như KFC, Lotteria, McDonald's, Jollibee…
Trong những năm gần đây, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại trong kinh doanh chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Các công nghệ bao gồm thanh toán điện tử, hệ thống đặt hàng trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nơi, đã tạo điều kiện thuận lợi để
1 Cơ quan báo tại Việt Nam trực thuộc bộ Thông tin và Truyền thông, được thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 1997
Trang 4thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường thức ăn nhanh và mang lại doanh thu khổng lồ
Các cửa hàng thức ăn nhanh đã thành công thu hút khách hàng bằng việc tung ra các chính sách giá ưu đãi khi đặt combo và các voucher giảm giá sốc
Ngoài ra, các thương hiệu cũng tập trung đầu tư vào việc thiết kế không gian ẩm thực hiện đại, sang trọng, đầy màu sắc và bắt mắt để tạo ấn tượng với khách hàng.
Chi nhánh tọa lạc tại Điện Biên Phủ của McDonald’s là một dẫn chứng quan trọng bởi có một thời chi nhánh này đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút hầu hết mọi giới trẻ đến để check-in sống ảo bởi vì thiết kế quá ấn tượng
Hình 2 : Đánh giá của một khách hàng về chi nhánh Điện Biên Phủ của McDonald's
Điều này đã tăng sự yêu thích của thực khách đồng thời cho thấy sự chú trọng đa mặt của các thương hiệu trong việc phát triển thị trường thức ăn nhanh một cách mạnh mẽ Xu hướng tiêu dùng cho thức ăn nhanh ở Việt Nam đang tăng lên Điều này có thể giải thích bởi dân số trẻ đang gia tăng và thức ăn nhanh phù hợp với lối
Hình 1: Mc Donald chi nhánh Điện Biên Phủ
Trang 5sống năng động của các thanh niên Thức ăn nhanh cũng được ưa chuộng vì tính tiện lợi và nhanh chóng
Theo báo cáo dựa trên khảo sát 600 người trực thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Q&Me Vietnam Market Research năm 2020 cho thấy những lý do người dùng chọn sử dụng các thương hiệu đồ ắn nhanh như: Khẩu vị, địa điểm, sự đa dạng, giá cả, nguyên liệu tươi ngon và những lý do khác như thái độ phục vụ của nhân viên, sự thuận tiện khi đặt hàng trực tuyến….Qua đó ta có thể đánh giá rằng khẩu vị là một yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn sử dụng thương hiệu thức ăn
*Nguồn: Fast food popularity in Vietnam (2020) của Q&Me Vietnam Market Research
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thương hiệu thức ăn nhanh quốc tế đã hoàn toàn vượt qua thức ăn truyền thống của Việt Nam Món phở, bánh mì, bún và các món ăn truyền thống vẫn giữ được sự ưa chuộng và có vị trí vững chắc trong lòng người dân Trên tổng thể, thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong những năm qua Tuy nhiên, cả các thương
Trang 6hiệu quốc tế và thức ăn truyền thống Việt Nam đều có vai trò và vị thế của riêng mình trong ngành thức ăn nhanh của đất nước này
2 BURGER KING® VÀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1 Sự Ra Đời Của BURGER KING®
2.1.1 Tổng Quan Về BURGER KING®
BURGER KING® là một trong những chuỗi cửa hàng ăn nhanh hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Florida, Hoa Kỳ Hiện tại, BURGER KING® đã có hơn 18.000 nhà hàng được nhượng quyền và sở hữu 52 đơn vị Được biết đến là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất trên toàn cầu, mỗi ngày có hơn 11 triệu khách hàng đến các nhà hàng BURGER KING® trên khắp thế giới để thưởng thức các món ăn chất lượng, hương vị tuyệt vời và giá cả phải chăng Với doanh thu đạt 1,78 tỷ USD vào năm 2019, BURGER KING® có sự tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua với số lượng địa điểm vẫn tiếp tục tăng lên qua hàng năm
Trang 7− BURGER KING® được thành lập vào năm 1953 tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ bởi Keith Kramer và Matthew Burns Ban đầu, công ty mang tên “Insta-BURGER KING® ” và lấy cảm hứng từ nhà hàng McDonald's
Trong quá trình phát triển, BURGER KING® trải qua nhiều giai đoạn tái cấu trúc và mua lại Năm 1967, công ty Pillsbury mua lại BURGER KING®, và sau đó công ty này lại bị mua lại bởi Diageo Sau nhiều biến động về sở hữu, BURGER KING® được mua lại bởi TPG Capital vào năm 2002 trải qua quá trình phục hồi và tái cấu trúc.
Trang 8Năm 2006, BURGER KING® trở thành công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi được chủ sở hữu mới đưa ra công chúng Từ đó, công ty tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô hoạt động trên toàn cầu.
2.1.2 Các Yếu Tố Cấu Thành Thương Hiệu BURGER KING®
2.1.2.1 Tên Thương Hiệu
Keith Kramer và Matthew Burns ban đầu đặt tên "Insta BURGER KING®" cho thương hiệu của họ Sau đó, David Edgerton và James McLamore mua lại thương hiệu và đổi tên thành "BURGER KING®”
Nguyên nhân chính vẫn chưa được công bố, nhưng giả thiết phổ biến cho rằng "King" trong tiếng Anh có ý nghĩa như nhà vua hoặc to lớn, trong khi "Burger" là viết tắt của bánh Hamburger.
Trang 9Thương hiệu đã trải qua ba giai đoạn thiết kế logo khác nhau từ năm 1953 đến 1969 Năm 1969, logo mới được thiết kế đơn giản và rõ ràng, thể hiện sự mạnh mẽ, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của công ty
Năm 1999, logo lại được thay đổi với phong cách chuyên nghiệp và sáng tạo
Cuối cùng, vào năm 2021, BURGER KING® thay đổi toàn diện về nhận diện thương hiệu, bao gồm cả logo mới .
2.1.2.2 Tầm Nhìn Thương Hiệu
BURGER KING® đã đặt mục tiêu trở thành chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh tốt nhất trên thế giới Với khẩu hiệu "Taste is King", công ty nhấn mạnh sự hoàn hảo trong mọi khía cạnh của lĩnh vực thức ăn nhanh, từ giá cả đến chất lượng và sự tận tâm đối với trải nghiệm khách hàng Mục đích của BURGER KING® là mang đến những chiếc bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới và tạo sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng Công ty không ngừng nỗ lực để đem đến những hương vị độc đáo và độc quyền, tạo ra sự khác biệt không thể nhầm lẫn
Trang 102.2 BURGER KING® Tại Thị Trường Việt Nam
Công ty TNHH DV Thực phẩm và Giải khát Việt Nam (VFBS), thuộc Tập đoàn Imexpan Pacific, đã được chọn là đối tác kinh doanh nhượng quyền chính thức của BURGER KING® tại Việt Nam VFBS và BURGER KING® đã phát triển mạng lưới phân phối và nhà cung ứng vững chắc trong nhiều năm qua
VFBS có kế hoạch đầu tư khoảng 40 triệu USD cho hoạt động kinh doanh của BURGER KING® tại Việt Nam, và sẽ tăng thêm nếu tìm được nhiều mặt bằng chiến lược VFBS sẽ đóng góp trong việc đào tạo, phát triển nhân sự, tìm địa điểm chiến lược và tiếp thị, trong khi BURGER KING® hỗ trợ về chuyên môn, phát triển tổ chức, hệ thống điều hành.
Năm 2011, BURGER KING® chính thức đặt chân tại Việt Nam Ban đầu, công ty có tham vọng đạt được 60 cửa hàng trong vòng 5 năm Đồng thời, BURGER KING® sẵn sàng đầu tư 40 triệu đô để phát triển thị trường Việt Nam
Tuy nhiên, cho đến hiện tại, BURGER KING® mới chỉ có 11 cơ sở tập trung tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Trang 112.3 Bảng Khảo Sát Của Nhóm Về BURGER KING®
Trang 143 PHÂN TÍCH CUNG
3.1 Tình Hình Hiện Nay
• Năm 2012, bài báo trên trang FoodNavigator Asia2 có thấy sự tập trung vào sự phát triển của các nhà hàng fast food tại Việt Nam Các thương hiệu quốc tế như McDonald's, KFC, BURGER KING® và Lotteria cạnh tranh sòng phẳng nhằm thu hút khách hàng Việt Nam Sự gia tăng này phản ánh sự thay đổi trong thói quen ẩm thực và lối sống người dân Việt Nam
Nguồn: Fast Food Outlets Grow Presence In Vietnam
• Với mong muốn mở rộng thị phần, BURGER KING® đã đặt mục tiêu mở 60 cửa hàng tại Việt Nam Theo trang VnEconomy cho biết, BURGER KING® mở cửa hàng đầu tiên tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh Thương hiệu đã đầu tư 40 triệu đô la để phát triển chuỗi của mình ở những vị trí đắc địa ở các thành phố và tỉnh lớn, nhưng hiện nay ghi nhận chỉ có vỏn vẹn 11 cơ sở tại hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội
Nguồn: Not to everyone’s taste
2 Website cảnh báo về an toàn thực phẩm ở châu Á, các khu vực: Châu Á Thái Bình Dương, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, các nước Trung Đông, Nhật bản, Trung Quốc
Trang 15• Theo bài báo trên CNBC được đăng ngày 13 tháng 9 năm 2018, nguyên nhân khiến BURGER KING® thất bại tại Việt Nam là do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, chiến lược kinh doanh sai lầm và phong cách ẩm thực không phù hợp với sở thích người Việt Nam
Nguồn: Why McDonald's and BURGER KING® flopped in Vietnam
Việt Nam là một thị trường mang lại tiềm năng rất lớn để phát triển Ẩm thực của Việt Nam đa dạng, phong phú và nổi tiếng trên toàn thế giới, nhưng đồng thời tư duy ẩm thực của người dân Việt Nam lại khá cởi mở và muốn trải nghiệm nhiều sản phẩm mới lạ và thú vị như hamburger Khi kinh tế phát triển và mực sống người dân cao hơn, BURGER KING® có lẽ sẽ có một vị trí tốt hơn trên thị trường để mở rộng thị phần
3.2 Các Yếu Tố Đầu Vào
• Công thức, bí quyết chế biến món ăn: phù hợp khẩu vị người Việt • Chi phí cho các nguyên liệu chế
biến món ăn: cần nguồn nguyên liệu tươi sạch, an toàn sức khỏe người tiêu dùng
• Chi phí cho máy móc, dụng cụ chế biến: máy móc hiện đại, chế biến người tiêu dùng: trên các trang mạng xã hội, các app giao hàng • Chính sách chính phủ, các loại
thuế, giấy phép hoạt động • Chi phí mặt bằng & nhân viê
Trang 163.3 Quy Mô Sản Xuất
• Quy mô sản xuất của BURGER KING® trên toàn thế giới: Có hơn 18,700 cửa hàng BURGER KING® tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, với hàng ngàn nhân viên trong các vị trí khác nhau như bán hàng, kế toán, quản lý, marketing và các hoạt động kinh doanh khác
• Doanh thu hàng năm của BURGER KING® hiện là 1,9 tỷ USD
• BURGER KING® phục vụ khoảng 15,7 triệu khách hàng mỗi ngày
• BURGER KING® bán tới 275 chiếc bánh mì kẹp thịt mỗi giờ
*chú thích: màu xanh là đất nước mà BURGER KING® có mặt
Nguồn: Nations that have BURGER KING®s - Maps on the Web
• Quy mô sản xuất của BURGER KING® tại Việt Nam: Theo báo cáo của BURGER KING®, công ty hiện có 11 cửa hàng trên toàn quốc Tuy nhiên, số lượng nhân viên và quy mô sản xuất của BURGER KING® tại Việt Nam chưa được công bố
Hình 4 : Bản đồ các đất nước có BURGER KING®
Trang 174 PHÂN TÍCH CẦU
4.1 Đối Tượng Khách Hàng Theo nghề nghiệp:
Xã hội ngày càng phát triển, dưới nhịp sống hối hả của thế kỷ hiện đại, con người luôn hướng tới sự nhanh chóng và tiện lợi Vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ thức ăn nhanh ngày càng tăng Với thương hiệu BURGER KING®, theo khảo sát của nhóm về đối tượng khách hàng như sau:
• Học sinh, sinh viên (dưới 18 tuổi hoặc 18-24 tuổi): chiểm đa số (khoảng 80,4%) • Nhân viên văn phòng: chiếm khoảng 4,3%
• Những đối tượng khác (nhân viên, kinh doanh tự do, nội trợ…): chiếm tỷ lệ thấp
Với học sinh và sinh viên chiếm đa số lên tới 80,4%, trong đó các đối tượng khác như Nội trợ, nhân viên bán hàng chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 4,3% Học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng thường có lịch trình bận rộn và cần tiêu thụ thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu ẩm thực của mình
Trang 18Theo độ tuổi:
Theo khảo sát của nhóm, đối tượng khách hàng chính của BURGER KING® nằm trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi chiểm tỷ lệ cao nhất với 80,4%, đứng vị trí thứ nhì là người dưới 18 tuổi chiếm 10,9%, còn lại là 25-29 tuổi chiếm 5,4% và cuối cùng nhóm người trên 45 tuổi với tỷ lệ khảo sát là 3.3%
*Nguồn: Expanding fast food outlets place strain on obesity worry
Trang 194.2 Yếu Tố Tác Động Đến Cầu
• Thị trường: Thị trường dịch vụ ăn uống tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng lớn, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 7,3% trong giai đoạn 2020-2025 Điểm mạnh của thị trường dịch vụ ăn uống tại Việt Nam là sự phong phú và đa dạng của các món ăn và đồ uống, từ món ăn đường phố đến các nhà hàng sang trọng Tuy nhiên trong thị trường cạnh tranh, các thương hiệu nổi tiếng như KFC, Lotteria và McDonald's đã có mặt tại Việt Nam trong nhiều năm và đã có một vị trí ổn định Và sự xuất hiện của BURGER KING® đã tạo ra sức ép cạnh tranh mới trên thị trường
Nguồn: Consumer Foodservice in Vietnam | Market Research Report | Euromonitor
• Thu nhập: Trang web en.baochinhphu.vn với báo cáo “Workers’ average income in 2022 surges” cung cấp thông tin về thu nhập trung bình của người lao động tại Việt Nam Theo báo cáo trên trang web này, vào năm 2022, dự kiến thu nhập trung bình của người lao động sẽ tăng 9,2% so với năm 2021 và đạt mức 8,7 triệu đồng/tháng (khoảng 378 USD)
Nguồn: Workers’ average income in 2022 surges
Trang 20• Nghiên cứu về mức chi tiêu của người Việt Nam cho thực phẩm: Theo một bài báo trên trang Vietnam Investment Review, nghiên cứu của Cục Thống kê TPHCM cho thấy, trong tổng số chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam, khoảng 70% được dành cho thực phẩm Trong số này, chỉ có khoảng 1% được chi tiêu cho các chuỗi đồ ăn nhanh như BURGER KING® hay KFC
Nguồn: Not lovin’ it: the fast food failure
Theo khảo sát của nhóm về mức thu nhập hẳng tháng của 92 lượt làm khảo sát thì trong đó có hơn 50% là thu nhập dưới mức 2 triệu đồng, 30,4% là có mức thu nhập trung bình từ 2-5 triệu đồng và 9,8% có mức thu nhập là 5-10 triệu đồng, cuối cùng số còn lại có mức thu nhập khá hơn nhiều tương ứng là 10-20 triệu và trên 20 triệu đồng
Trang 21• Giá cả: số tiền phải chi trả cho 1 phần ăn ở BURGER KING® được cho là quá cao so với thu nhập trung bình của người dân ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam Theo bài báo trên Vietnam Investment Review: Bài báo trên đề cập đến sự khác biệt giá cả giữa BURGER KING® và các quán ăn ven đường tại Việt Nam Theo đó, trung bình một phần ăn của BURGER KING® có giá từ 100.000 đến 150.000 đồng, trong khi đó ổ bánh mì hoặc một hộp xôi truyền thống tại Việt Nam chỉ có giá từ 20.000 đến 50.000 đồng
Nguồn: Not lovin’ it: the fast food failure
Giá cả lẫn sự tiện lợi mà một cửa hàng ăn nhanh mang lại vẫn là một bài toán nan giải mà BURGER KING® cần giải quyết để có một chỗ đứng vững vàng trên thị trường fastfood Việt Nam
Theo khảo sát nhóm: Tỷ lệ số tiền mà khách hàng chịu chi trả cho một bữa ăn tại BURGER KING® dao động khoảng 50.000-100.000 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 62%)
Trang 22• Thị hiếu: Báo cáo "Vietnam Consumer Survey 2022" của Deloitte nói về xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2022 Người tiêu dùng đang chuyển hướng từ việc mua sắm các sản phẩm rẻ tiền đến việc tìm kiếm những sản phẩm chất lượng cao hơn và quan tâm đến các sản phẩm xanh và bền vững Tác động của đại dịch COVID-19 đã thay đổi người tiêu dùng và tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, đồ uống và dược phẩm
Nguồn : Khảo sát Người tiêu dùng Việt Nam Phục hồi, tái cân bằng và đổi mới
Trang 235 HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
5.1 Lợi Ích Của Người Tiêu Dùng
5.1.1 Cảm Nhận Chân Thực Từ Người Tiêu Dùng
Trước khi tiêu tiền vào điều gì đó, chúng ta thường hay lo lắng về chất lượng, giá cả, dịch vụ…ở nơi đó như thế nào Vậy tại sao không cùng tìm hiểu một số đánh giá khách quan từ những người đi trước?
1 Đắt tiền nhưng tốt
Nguồn: Đánh giá của Khách hàng về BURGER KING® | Tripadvisor