1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chế Định chấm dứt hoạt Động văn phòng Đại diện của thương nhân nước ngoài tại việt nam và thực tiễn hoạt Động này tại công ty luật thn

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 101,86 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÁO CÁO THỰC TẬP TÊN ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỊNH CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BÁO CÁO THỰC TẬP

TÊN ĐỀ TÀI:

CHẾ ĐỊNH CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NÀY TẠI CÔNG TY

LUẬT THN

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Xuân

Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Thị Minh Thủy

Cơ sở thực tập : Công ty Luật TNHH THN

Người hướng dẫn tại cơ

Trang 2

MỤC LỤ

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 Mục đích thực tập tại cơ sở 1

1.1.1 Mục đích chuyên môn 1

1.1.2 Mục đích rèn luyện kỹ năng 1

1.1.3 Mục đích định hướng nghề nghiệp 1

1.2 Khái quát công việc được thực hành tại cơ sở thực tập 2

PHẦN 2 LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1 Những vấn đề lý luận về VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 3 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của VPĐD của thương nhân nước ngoài 3

2.1.2 Ý nghĩa VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 3

2.1.3 Nguyên nhân chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 4

2.2 Những vấn đề pháp lý liên quan đến chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 5

2.2.1 Các trường hợp chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 5

2.2.2 Thủ tục chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 5

2.2.3 Nghĩa vụ liên quan đến việc chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 7

PHẦN 3 THỰC HIỆN YÊU CẦU VỀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG CÔNG TY LUẬT TNHH THN 3.1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 8

Trang 3

3.2 Thực hiện yêu cầu về chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước

ngoài tại Việt Nam trong Công ty Luật TNHH THN 8

3.2.1 Yêu cầu của khách hàng 9

3.2.2 Các công việc phải thực hiện 9

3.3 Quá trình tư vấn chấm dứt hoạt động VPĐD của ABC Company tại Việt Nam 9

3.3.1 Tư vấn về thủ tục quyết toán bảo hiểm xã hội cho người lao động tại VPĐD 9

3.3.2 Tư vấn về thủ tục chấm dứt mã số thuế 11

3.3.3 Tư vấn về trả con dấu của VPĐD 12

3.4 Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo ủy quyền của khách hàng 13

PHẦN 4 NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ KIẾN NGH 4.1 Nhận xét về kết quả thực tập tốt nghiệp 15

4.1.1 Kiến thức chuyên môn 15

4.1.2 Các kỹ năng đã được rèn luyện 15

4.2 Kiến nghị 16

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trường đại học Thăng Long đã giúp đỡ em có cơ hội và trang bị cho em những kiếnthức cần thiết để tham gia thực tập ngành nghề tốt nghiệp cũng như làm việc sau này Đặcbiệt em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Minh Thủy đã ân cần giúp đỡ, hướng dẫn vàgiải đáp cho em những khúc mắc trong quá trình thực hiện thực tập tốt nghiệp cũng nhưhoàn thiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo và tập thể trong Công ty LuậtTNHH THN đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tạiđây Tuy bận rộn trong công việc nhưng anh chị vẫn dành thời gian chỉ bảo, hướng dẫn

để em có thể tìm hiểu cũng như thu thập tài liệu, thông tin phục vụ cho bài báo cáo này

Dù đã rất cố gắng nhưng do có những thiếu sót về kỹ năng và thông tin còn hạn chếnên bài báo cáo này của em chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định Em rấtmong nhận được những góp ý, nhận xét của thầy, cô để em hoàn thiện hơn, không chỉ vềkiến thức lý thuyết mà cả kỹ năng thực tế

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI BÁO CÁO

Trang 6

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 Mục đích thực tập tại cơ sở

Là một sinh viên theo học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Thăng Long, saumột quá trình dài học tập và tiếp thu kiến thức, em hiểu được việc thực tập tại các cơ sởđóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc phát triển nghề nghiệp sau này Quá trìnhthực tập không chỉ giúp em áp dụng lý thuyết vào thực tiễn mà còn phát triển các kỹ năngnghề nghiệp, mở rộng kiến thức chuyên môn Bên cạnh đó, em có cơ hội làm quen vớimôi trường làm việc chuyên nghiệp tại các công ty Luật và tiếp xúc trực tiếp với cácnghiệp vụ liên quan, đặc biệt là tư vấn pháp lý

 Học hỏi các kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ của luật sư khi tiếp xúc và giảiquyết những yêu cầu của khách hàng

ra (nếu có)

 Rèn luyện khả năng tư duy pháp lý khi giải quyết yêu cầu của khách hàng nhằmđảm bảo hoạt động diễn ra theo trình tự logic và đạt được kết quả tốt nhất chokhách hàng

 Rèn luyện kỹ năng soạn thảo hợp đồng, thư tư vấn, soạn thảo hồ sơ pháp lý

1.1.3 Mục đích định hướng nghề nghiệp

 Mở mang tầm hiểu biết về lĩnh vực pháp luật mà mình được học Từ đó xác địnhcác mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn phù hợp với khả năng của bản thân

1

Trang 7

 Trải nghiệm đa dạng môi trường thực tập giúp em xác định năng lực của bản thân

sẽ phù hợp để phát triển trong công việc nào

 Việc thực tập còn giúp em tự tìm kiếm thêm nhiều cơ hội việc làm cho bản thân

1.2 Khái quát công việc được thực hành tại cơ sở thực tập.

 Tiếp nhận thông tin và nhu cầu của khách hàng

 Tiếp cận với các hồ sơ mà khách hàng cần tư vấn

 Xem xét, nghiên cứu hồ sơ, tham gia nêu ý kiến pháp lý, hỗ trợ Luật sư để có thểthực hiện tư vấn pháp lý cho khách hàng bên cạnh sự hướng dẫn của người hướngdẫn tại cơ sở thực tập

 Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý

 Hỗ trợ công ty nộp hồ sơ, gửi hợp đồng cho khách hàng

 In ấn, sắp xếp hồ sơ, tài liệu, hợp đồng,…

Nhìn chung, khi thực tập tại cơ sở em đã được những Luật sư dày dặn kinh nghiệmcho tiếp xúc với các vụ việc thực tế, từ đó có sự học hỏi và trải nghiệm các công việc liênquan đến tư vấn pháp lý một cách trực tiếp nhất

2

Trang 8

PHẦN 2 LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ VIỆC THỰC HIỆN

CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.1 Những vấn đề lý luận về VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của VPĐD của thương nhân nước ngoài.

VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thuộc sự điều chỉnh của pháp luật

Thương mại, theo đó “Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại

1 mà pháp luật Việt Nam cho phép.”2

Đặc điểm VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thương nhân nước

ngoài khi muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần tuân thủ các quyđịnh về điều kiện và trình tự thủ tục thành lập mà pháp luật Việt Nam đặt ra

Không có tư cách pháp nhân: VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

là đơn vị phụ thuộc, không thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật mộtcách độc lập mà hoạt động dưới dạng đại diện theo ủy quyền của thương nhânnước ngoài tại Việt Nam

Không được thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp: Mục đích, chức

năng chính VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là tìm hiểu thị trường

và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam chophép để hỗ trợ công ty mẹ phát triển hoạt động kinh tế thay vì trực tiếp thực hiệnhoạt động kinh doanh thương mại

2.1.2 Ý nghĩa VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

 Nghiên cứu và tiếp cận thị trường

VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam đóng vai trò là “đôi mắt” của công

ty mẹ tại thị trường Việt Nam Thông qua việc xây dựng quan hệ rộng rãi với các đối tác,khách hàng và cơ quan nhà nước, VPĐD có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng

và chính xác về các xu hướng và sở thích của người tiêu dùng, cũng như các quy định

1 Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì xúc tiến thương mại là “hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua

bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.”

2 Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005

3

Trang 9

pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh Những thông tin này là cơ sở quan trọng đểcông ty mẹ có thể đưa ra các quyết định chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu thịtrường.

 Hỗ trợ phát triển các mối quan hệ và nắm bắt sự thay đổi tại Việt Nam

VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là cầu nối cho các hoạt động kinhdoanh thương mại của công ty mẹ tại Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến thươngmại, thu thập thông tin từ thị trường, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác giúpcông ty mẹ nắm bắt cơ hội và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như kịpthời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động

Ngoài ra, việc thành lập một VPĐD tại Việt Nam còn giúp các thương nhân nướcngoài có thể nhanh chóng phản ứng với các thay đổi trong thị trường kinh doanh hay quantrọng hơn là sự thay đổi về luật pháp từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

2.1.3 Nguyên nhân chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt

Nam.

Thay đổi chiến lược kinh doanh: Công ty mẹ có thể quyết định tập trung vào các

thị trường khác có tiềm năng cao hơn hoặc có những sản phẩm/dịch vụ khác đang được

ưu tiên phát triển Trong bối cảnh này, việc rút lui khỏi thị trường Việt Nam giúp công tytối ưu hóa nguồn lực và tăng cường hiệu quả hoạt động

Khó khăn tài chính: Khi tình hình tài chính không ổn định, các công ty có thể phải

giảm bớt chi phí hoạt động, và việc duy trì VPĐD có thể trở nên không khả thi Điều nàygiúp họ tập trung nguồn lực vào các hoạt động sinh lời hơn hoặc bảo toàn vốn

Hoạt động không hiệu quả: Nếu VPĐD không đạt được các mục tiêu đề ra hoặc

không mang lại giá trị cho công ty mẹ, điều này có thể dẫn đến quyết định chấm dứt hoạtđộng Một số nguyên nhân có thể bao gồm thiếu thông tin thị trường, không tìm được đốitác kinh doanh hoặc không đạt được doanh thu như mong đợi

Thay đổi về chính sách, pháp luật: Chính sách của chính phủ Việt Nam hoặc các

quy định pháp lý liên quan đến thương mại và đầu tư có thể thay đổi, tạo ra sự thay đổi vềmôi trường kinh doanh cho các thương nhân nước ngoài Nếu các quy định mới làm giảmkhả năng cạnh tranh hoặc gia tăng chi phí hoạt động, các công ty có thể quyết định chấmdứt hoạt động VPĐD để bảo vệ lợi ích của mình

4

Trang 10

Đáp ứng yêu cầu pháp luật: Trong trường hợp VPĐD không có khả năng tuân thủ,

hoặc tuân thủ không đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật đặt ra Vậy để đảm bảo không viphạm pháp luật tại Việt Nam, VPĐD sẽ tiến tới chấm dứt hoạt động

2.2 Những vấn đề pháp lý liên quan đến chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

2.2.1 Các trường hợp chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại

Việt Nam.

Các trường hợp được chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tạiViệt Nam được quy định tại Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP bao gồm:

 Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài

 Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia,vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh

 Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà thươngnhân nước ngoài không đề nghị gia hạn

 Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà khôngđược Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn

 Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do: (i) không hoạt động trong

01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép; (ii) khôngbáo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 02 năm liên tiếp; (iii) khônggửi báo cáo theo quy định tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể

từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; (iv) trường hợp kháctheo quy định pháp luật

 Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện không còn đáp ứng một trongnhững điều kiện thành lập theo quy định

2.2.2 Thủ tục chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

 Hồ sơ chấm dứt hoạt động VPĐD 3bao gồm:

“a) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này 4 ;

3 Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

5

Trang 11

b) Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định này 5 ) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này); c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

d) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động; đ) Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.”

Thương nhân nước ngoài và người đứng đầu VPĐD có trách nhiệm liên đới về tínhtrung thực và chính xác của hồ sơ nộp tại cơ quan cấp giấy phép Mọi thông tin cung cấpphải đúng sự thật và đầy đủ, nhằm đảm bảo việc chấm dứt hoạt động được thực hiện hợppháp và hiệu quả Nếu phát hiện có sai sót hoặc thông tin không chính xác, thương nhân

có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.6

 Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động VPĐD7:

“1 Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện,

Chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp

dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.

2.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ Việc yêu cầu bổ

sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

3 Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp

Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc

chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.”

4 Khoản 5 Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP: “5 Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.”

5 Khoản 4 Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP: “4 Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.”

6 Khoản 2 Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

7 Điều 37 Nghị định 07/2016/NĐ-CP

6

Trang 12

2.2.3 Nghĩa vụ liên quan đến việc chấm dứt hoạt động VPĐD của thương nhân nước

ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, khi chấm dứt hoạt động VPĐD,thương nhân nước ngoài, VPĐD cần thực hiện các nghĩa vụ sau:

 Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động VPĐD theo quy định

 Niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của VPĐD và thực hiệncác nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

 Thương nhân nước ngoài chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toáncác khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người laođộng đã làm việc tại VPĐD theo quy định của pháp luật

7

Trang 13

PHẦN 3 THỰC HIỆN YÊU CẦU VỀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN

PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG CÔNG TY LUẬT TNHH THN

3.1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập

Công ty Luật TNHH THN – THN Law Firm là công ty trách nhiệm hữu hạn ngoàiNhà nước; địa chỉ tại 31, hẻm 189/81/12 đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà,quận Ba Đình, Hà Nội Công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp Đại diệnpháp luật của công ty Luật TNHH THN là Luật sư Nguyễn Kiên Trực – Giám đốc công

ty, cùng sự hỗ trợ của các chuyên viên pháp lý, tư vấn viên pháp lý luôn nhiệt tình vớicông việc và khách hàng, nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm thực tế tốtnhất và giải quyết hiệu quả những vấn đề pháp lý của khách hàng

Mã số thuế công ty: 0109179764

Email: luatsuthn@gmai.com

Công ty Luật TNHH THN cung cấp các dịch vụ pháp lý như:

 Tư vấn pháp luật;

 Tham gia đại diện ngoài tố tụng;

 Tham gia tranh tụng trong các vụ án tranh chấp về Dân sự như: Tranh chấp vềthừa kế, các tranh chấp về Đất đai, nhà ở; tranh chấp về Kinh doanh thương mại,Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng dân sự,…

Ngày đăng: 15/11/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w