Bởi vậy, việc tổ chức các trò chơi học tập phù hợp sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời mở rộng, phát triển tư duy cho học si
Trang 1MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 2
III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1 Đối tượng nghiên cứu: 2
2 Phạm vi nghiên cứu: 2
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
VI CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 3
B PHẦN NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1 Cơ sở lí luận 4
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 9
II GIẢI PHÁP 11
1 Giải pháp của vấn đề nghiên cứu 11
2 Tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học Toán 11 12
2.1 Trò chơi “Hình bí ẩn” 12
2.2 Trò chơi “Ô chữ kì diệu” 15
2.3 Trò chơi “Ô số kì diệu” 18
2.4 Trò chơi “Đúng hay Sai ?” 22
2.5 Trò chơi “Ghép hình” 24
2.6 Trò chơi “Domino” 25
2.7 Trò chơi “Rung chuông vàng” 26
2.8 Trò chơi “Jeopardy” 29
2.9 Một số trò chơi trực tuyến khác 30
III KẾT QUẢ THỰC HIỆN 34
1 Kết quả thực nghiệm 34
4.1 Phân tích định tính 34
4.2 Phân tích định lượng 37
Trang 24.3 Đánh giá 37
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 38
1 Kết luận 38
2 Khuyến nghị 38
2.1 Đối với các cấp, ngành 38
2.2 Đối với nhà trường 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC 41
Trang 3
1
A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy và học tích cực hiện luôn hướng tới mục đích phát triển năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học Phương pháp này đề cao vai trò người học bằng hoạt động cụ thể thông qua tư duy tích cực để tự chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương
2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được
cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999) và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các tổ chức giáo dục triển khai áp dụng phương pháp dạy và học tích cực vào các trường phổ thông và đã đạt được nhiều thành quả Tuy nhiên trong thực tế, công tác đổi mới dạy và học theo hướng tích cực không hề dễ dàng, trôi chảy đối với tất cả giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn Toán
Bộ môn Toán xưa nay được coi là một môn học khó đối với các em học sinh Việc khuấy động không khí học tập để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học
từ đầu đến cuối tiết dạy thực sự khó khăn với giáo viên khi nội dung làm việc chỉ xoay quanh các con số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi Bởi vậy, việc
tổ chức các trò chơi học tập phù hợp sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời mở rộng, phát triển tư duy cho học sinh, và tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và học sinh, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học Tuy nhiên vấn đề này chưa được nghiên cứu chuyên biệt Trên thực tế, không ít giáo viên đã bỏ qua hoặc xem nhẹ nó Đôi khi họ chỉ thực hiện một cách cẩn thận, trau chuốt khi có người dự giờ, khi phải lên tiết chuyên
đề, tiết thi giáo viên giỏi Họ không ý thức được rằng họ đã bỏ qua một trong những hoạt động hữu ích để tạo ra được thành công cũng như dấu ấn cho tiết dạy của mình
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nếu như trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều
đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ Chương trình giáo dục hiện hành hướng tới việc hình thành phẩm chất và năng lực góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh, được thực hiện thông qua mỗi tiết dạy học Việc tổ chức các trò chơi học tập phù hợp cho học sinh trong các tiết học Toán sẽ giúp trau dồi các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo cũng như năng lực chuyên môn và góp phần bồi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh
Trang 42
Với những trăn trở thay đổi phương pháp giảng dạy môn Toán của một giáo viên trẻ, với những kinh nghiệm giảng dạy thực tế cùng với những kiến thức được đào tạo trong quá trình giảng dạy tại trường - một ngôi trường luôn đề cao tính sáng tạo và tính ứng dụng, tôi mạnh dạn đề cập tới việc đổi mới một khía cạnh của dạy và học tích cực, đó là: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh thông qua tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán 11 Tôi hy vọng những sáng kiến của mình được chia sẻ và nhận được đóng góp từ các đồng nghiệp để chúng
ta có được nhiều hơn nữa những thành quả giáo dục trong thời gian khó khăn đầy thử thách này
II TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Là lần đầu tiên đề tài “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh thông qua tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán 11” được thực hiện ở trường THPT DTNT Tỉnh
Các giải pháp được đề xuất trong đề tài phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh và môi trường sinh hoạt học tập ở Trường THPT DTNT Tỉnh
III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi có mục đích:
- Cung cấp một số trò chơi trong các giờ dạy học môn Toán 11 nói riêng và giờ dạy học các bộ môn nói chung
- Giúp giáo viên có thêm những cách tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh
- Cung cấp thêm phương pháp tạo nên các tiết học tích cực, hiệu quả cho học sinh, kết nối tốt hơn giữa người dạy và người học
- Mở đầu cho những ý tưởng có tính chất khả thi, từ đó mở rộng ứng dụng sáng kiến ở các phân môn khác, ở các khối lớp khác, đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy và học của giáo viên và học sinh
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học toán học lớp 11 THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
2 Phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng với học sinh khối 11 trong 2 năm từ năm học 2020 - 2021 đến tháng 3 năm 2022 Sáng kiến kinh nghiệm này đã có những thay đổi về nội dung và hình thức phù hợp với tình hình thực tế cuộc sống xã hội hiện nay và phù hợp với những thay đổi về chủ trương đường lối của nhà trường trong năm học 2021 - 2022
Trang 53
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích nội dung từ các tài liệu tham khảo, xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng công cụ toán học thống kê xử lí các số liệu điều tra về kết quả thực nghiệm sư phạm
Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích các giải pháp và đúc rút thành những kết luận, khuyến nghị cần thiết
VI CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm ba phần:
Phần I: Cơ sở lí luận và thực trạng vấn đề nghiên cứu
Phần II: Giải pháp
Phần III: Kết quả thực hiện
Trang 6
4
B PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lí luận
1.1 Để góp phần đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục trung học phổ thông nói riêng được xác định trong Luật giáo dục 2019, trong hoạt động dạy học (DH) cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng hiện đại; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực
Một trong những giải pháp được đưa ra là: Tiếp tục đổi mới và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Trong đó tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học
Nhiệm vụ về tổ chức hoạt động giáo dục phổ thông được đưa ra là:
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học; rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển năng lực sáng tạo và tự học Tiếp tục triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá trong quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học
- Chỉ đạo và hướng dẫn các trường phổ thông căn cứ chương trình giáo dục của cấp học chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục trong năm học đáp ứng yêu cầu và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương - Tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên phạm vi cả nước và ở những địa phương có điều kiện để đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
- Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá học sinh; mở rộng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở các cấp học phổ thông Phát động sâu rộng,
Trang 75
nâng cao hiệu quả cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học và dạy học thông qua di sản
Như vậy, chúng ta đều thấy đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách hiện nay được triển khai rộng rãi khắp các trường học Việc thiết kế bài dạy theo hướng tích cực luôn phải hướng đến học sinh trong tất cả các hoạt động lên lớp Do đó hoạt động trong các tiết học cũng cần phải đổi mới, sáng tạo
1.2 Một tiết dạy thường có 5 bước: Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi, mở rộng Việc xây dựng các học liệu học tập phù hợp với các hoạt động sẽ giúp học sinh nhớ lại và khắc sâu kiến thức hơn Ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm, học sinh còn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình Từ đó các em có thể điều chỉnh lại phương pháp học sao cho phù hợp
- Hoạt động khởi động nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt động
cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS Việc trao đổi với GV có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm
- Hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, HS phải trình bày kết quả thảo luận với GV
- Hoạt động luyện tập yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể GV tổ chức những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng
- Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng
- Hoạt động tìm tòi, mở rộng khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà, đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực
Trang 86
Có rất nhiều phương pháp để tổ chức các hoạt động phát triển năng lực cho học sinh như: sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập; sử dụng sơ đồ, bảng biểu; cho
HS tự tổng kết kiến thức
Ngoài ra, một trong số những phương pháp để củng cố bài theo hướng phát triển là tổ chức các trò chơi học tập Biện pháp này tạo sự vui vẻ, hứng khởi cho học sinh đối với môn học Nguyên tắc cơ bản là trò chơi phải đơn giản, đi sâu vào vấn đề trọng tâm của bài
1.3 Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thử nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó Trò chơi học tập
là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi Trò chơi học tập có những đặc điểm sau:
- Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học hoặc một bài học cụ thể
- Thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của một giờ học
- Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong giờ học phù hợp với trình độ và lứa tuổi
Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe và giải trí, trò chơi học tập nhằm hướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học
Quy trình thực hiện: giáo viên (hoặc giáo viên cùng học sinh) lựa chọn trò chơi; chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi; phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh; chơi thử (nếu cần thiết); học sinh tiến hành chơi; đánh giá sau trò chơi; thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi Trò chơi học tập có các ưu điểm sau:
- Tạo nhiều cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình dạy học Trò chơi học tập giải quyết tốt vấn đề này bởi lẽ: là phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ em; tạo được sự thích thú, hấp dẫn, không khí vui vẻ; khi chơi học sinh sẽ bộc lộ, thể hiện mình một cách tự nhiên; giúp thay đổi hình thức hoạt động và trạng thái tình cảm với việc học; học sinh tiếp thu bài học một cách tích cực và tự giác; tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kĩ năng và củng cố kiến thức; giúp học sinh phát triển tâm lí, thái độ đạo đức, có trách nhiệm cao với đồng đội, tôn trọng kỉ luật của nhóm, đội và luật chơi, giúp đỡ đồng đội …
- Việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không khô khan, nhàm chán Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự
Trang 97
nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập
- Học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống
- Học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống
- Học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi
- Giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh
Việc tổ chức trò chơi học tập cũng có những hạn chế sau: trong quá trình chơi, học sinh có thể ồn ào, làm ảnh hưởng đến lớp khác; ý nghĩa giáo dục của trò chơi có thể bị hạn chế nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt
Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập:
- Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức môn học, bài học, lớp học, đối tượng học sinh, phong tục tập quán tốt của địa phương Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho học sinh
- Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học
- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi
- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh
- Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi
Trang 108
Trên cơ sở những kiến thức này, tôi đã ứng dụng tổ chức trò chơi học tập khi dạy học Toán 11 Từ đây, giáo viên các bộ môn nói chung và giáo viên Toán nói riêng có thể thiết kế tổ chức trò chơi học tập cho chính mình
1.4 Chương trình Toán 11 bao gồm các nội dung: Hàm số lượng giác và các phương trình lượng giác; Tổ hợp và xác suất; Dãy số - Cấp số cộng - Cấp số nhân; Giới hạn; Đạo hàm; Phép dời hình - Phép đồng dạng trong mặt phẳng; Đường thẳng, mặt phẳng trong không gian - Quan hệ song song; Véc tơ trong không gian
và quan hệ vuông góc trong không gian
Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh ghi nhớ và vận dụng được công thức nghiệm của các phương trình lượng giác cơ bản Giải được phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản
Học sinh ghi nhớ và vận dụng được quy tắc cộng, quy tắc nhân trong một
số tình huống đơn giản Tính được số các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp Tính được xác suất của biến cố
- Học sinh nhận biết được một dãy số là cấp số cộng, cấp số nhân Xác định được số hạng tổng quát của cấp số cộng, cấp số nhân; tính được tổng n số hạng đầu tiên của cấp số cộng, cấp số nhân
- Học sinh ghi nhớ và vận dụng được các phép toán giới hạn dãy số, giới hạn hàm số để tìm giới hạn của các dãy số, hàm số đơn giản
- Học sinh ghi nhớ và thực hành tính toán đạo hàm của một số hàm số đơn giản, đạo hàm của hàm số hợp Thiết lập được phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm thuộc đồ thị
- Học sinh nhận biết được các quan hệ liên thuộc cơ bản giữa điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian Xác định và vận dụng được tính chất giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng vào giải bài tập Vận dụng được kiến thức về hai đường thẳng song song, hai mặt phẳng song song, phép chiếu song song để mô tả được một số hình ảnh trong thực tiễn - Học sinh nhận biết được góc giữa hai đường thẳng, góc giữa đường thẳng và mặt phẳng Vận dụng giải được các bài tập về hai đường thẳng vuông góc, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc Xác định và tính toán được khoảng cách trong không gian
Chương trình Toán 11 chú ý nhiều đến thực hành, giáo viên cần dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập Mặt khác, giáo viên cần chú ý dạy học theo phương pháp đổi mới theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh,