1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy nhằm phát triển năng lực học sinh qua chủ đề kí hiện đại trong chương trình ngữ văn 12 hệ giáo dục thường xuyên cấp thpt

41 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy nhằm phát triển năng lực học sinh qua chủ đề kí hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT
Tác giả Trương Thị Hiền
Trường học Trung Tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 7,28 MB

Nội dung

Bên cạnh đó là cácphương pháp như: trò chơi, học theo dự án, sơ đồ tư duy…Về các năng lực hình thành:- Kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.- Năng lực giải quyết vấn

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ KÍ HIỆN ĐẠI TRONG

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12

HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP THPT

Người thực hiện: Trương Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc bộ môn (lĩnh vực): Ngữ văn

THANH HOÁ, NĂM 2021

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 5

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 62.3.1 Giải pháp 1: Xác định mục tiêu năng lực cụ thể cho bài học 62.3.2 Giải pháp 2: Thiết kế trò chơi qua các sản phẩm học tập và trải

2.3.3 Giải pháp 3: Vận dụng trò chơi trong hoạt động Khởi động 92.3.4 Giải pháp 4: Vận dụng trò chơi qua hoạt động Hình thành kiến

2.3.5 Giải pháp 5: Vận dụng trò chơi qua việc huy động kiến thức liên

môn đa dạng từ nhiều lĩnh vực trong hình thành kiến thức, năng lực 112.3.6 Giải pháp 6: Vận dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động luyện tập,

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1: Hình ảnh, tranh vẽ của học sinh

Phụ lục 2: Giáo án thực nghiệm

Trang 3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 4

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.

Hiện nay, chương trình Ngữ văn mới được biên soạn theo trục thể loại và

tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại Chương trình vẫn dựa vào tiến trình lịch

sử văn học dân tộc và thế giới nhưng ở mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra một vài tácphẩm văn học tiêu biểu cho các thể loại để làm văn bản mẫu cho việc dạy đọc -hiểu Cần dạy một cách thật kỹ lưỡng để học sinh thấy được vẻ đẹp cụ thể củacác tác phẩm văn học ấy nhưng mặt khác, giúp học sinh biết cách đọc, cáchphân tích một bài ca dao, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bài kí văn học

… để các em có thể tự mình đọc, tìm hiểu và khám phá những tác phẩm tương

tự Như thế, học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ một mẫu thể loại nào đó, sau đó sẽđược cung cấp một loạt các tác phẩm theo cùng một thể loại để phân tích, luyệntập và đánh giá

Kí là một thể loại văn học có những nét đặc trưng riêng biệt và không dễtiếp cận đối với học sinh trung học phổ thông Các tác phẩm ký thường có dunglượng lớn nhưng chỉ được trích dẫn một đoạn trong sách giáo khoa và đượcgiảng với tiết dạy ít Chính vì vậy, đa số học sinh đều cảm nhận ngại làm những

đề văn liên quan tới thể loại kí vì độ khó hơn so với thể loại thơ hoặc truyện

ngắn Trong chương trình ngữ văn 12, tùy bút “Người lái đò sôngĐà” và bút kí

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là hai tác phẩm tiêu biểu thể hiện đặc trưng của

kí hiện đại, nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng PhủNgọc Tường Với mục đích giúp cho các em lớp 12 có thể cảm nhận và làm bài

tốt ở thể loại kí hiện đại, tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng trò chơi và sơ đồ tư

duy nhằm phát triển năng lực HS qua chủ đề kí hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 hệ GDTX cấp THPT” Bản thân tôi hi vọng qua tổ chức các trò

chơi và sơ đồ tư duy, nâng cao tính tích cực, chủ động học tập của HS, giúp các

em tự học, tự ôn tập qua nhiều hình thức sáng tạo Đó cũng chính là cách để đạtmục tiêu giáo dục về năng lực và phẩm chất, để các trang viết kí đọng lại mãinơi tình yêu và ấn tượng sâu sắc vào cuộc sống của học trò

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng là HS lớp 12 ở Trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa (cụ thể

ở 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy là 12A6 và 12A7)

- Phạm vi nghiên cứu: vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy để tìm hiểu hai

đoạn trích thuộc hai tác phẩm kí “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai

đã đặt tên cho dòng sông ?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) trong SGK Ngữ văn 12

- Dung lượng: 06 tiết

Trang 5

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê – phân loại

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh – hệ thống

- Phương pháp tổng hợp

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1 Lý luận về dạy học phát triển năng lực

Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành

động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hộihay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹxảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là chuyển mạnh quá trình

giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dụcnhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học định hướng kết quảđầu ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học Với rất nhiều những đíchhướng tới của năng lực, năng lực hợp tác được xem là năng lực tố chất quantrọng trong dạy học hiện đại cần có trong dạy và học hiện nay Trong số cáchình thức dạy học phát triển năng lực thì hình thức hoạt động nhóm được xem làcách thức tổ chức phát huy năng lực hợp tác hiệu quả nhất Bên cạnh đó là cácphương pháp như: trò chơi, học theo dự án, sơ đồ tư duy…

Về các năng lực hình thành:

- Kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.

- Năng lực giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết về tác giả, tác phẩm

- Năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm

- Năng lực tự học: thu nhận và xử lí thông tin, làm các đề mà giáo viên giaocho làm trước tại nhà, tìm kiếm thông tin trên mạng internet

- Năng lực sáng tạo: so sánh hai tác giả, hai tác phẩm khác nhau

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin thông qua hoạt động tìm kiếmthông tin trên mạng Internet

- Năng lực cảm thụ văn học, tạo lập văn bản: biết viết bài văn nghị luận

- Năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những tìnhhuống trong thực tiễn

2.1.2 Trò chơi trong hoạt động học tập

*Khái niệm:Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc gần gũi với con người.

Bất cứ ai trong cuộc đời cũng từng tham gia các trò chơi Cũng như lao động,học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người Trò chơi cóchứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà ngư ờichơi phải tuân thủ

Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của HS, dù khôngcòn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng tronghoạt động sống của mỗi người, vẫn có một ý nghĩa lớn lao với học trò Lý luận

và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho học trò vui chơi một cách

Trang 6

hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục Qua trò chơi các em khôngnhững được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thànhnhiều phẩm chất và hành vi đạo đức Chính vì vậy tổ chức trò chơi được sửdụng như là một phương pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho HS.Hoạt động trò chơi giúp HS hình thành các biểu tượng, chuẩn mực đạo đức cũngnhư rèn luyện kỹ năng thể hiện hành vi, giáo dục kĩ năng sống cho các em.

*Cách lựa chọn, tổ chức trò chơi:

Xây dựng kế hoạch dạy học có hình thức trò chơi

Trong giờ học Ngữ văn với đặc trưng của môn học người giáo viên cóthể tổ chức trò chơi vào bất cứ lúc nào, tuỳ từng nội dung bài học có thể là khởiđộng, giới thiệu bài, có thể để học sinh tìm hiểu bài, phát hiện nội dung bài họchoặc có thể để củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS

*Nguyên tắc thiết kế trò chơi trong dạy học:

Phải đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề bài học và đối tượng kiến thức, với hoàn cảnh, điều kiện của lớp học Đảm bảo yêu cầu phổ cập,

nghĩa là trò chơi phù hợp với năng lực và trình độ của mọi HS với sức khoẻ củacác em Bởi vì, nếu trò chơi quá khó thì HS sẽ không thể thực hiện được; cònnếu quá đơn giản thì HS sẽ nhàm chán, không muốn chơi, nếu tổ chức vào tiết 5khi học sinh mệt mỏi thì hiệu quả cũng không cao

Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với toàn bộ quá

trình tổ chức trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của bài học Nội dungtrò chơi giúp cho học sinh biết cần làm những gì và cách thức tổ chức trò chơigiúp cho học sinh cần phải làm như thế nào trong khi chơi Vì vậy trước khi tổchức trò chơi yêu cầu giải thích rõ ràng những nội dung cần đạt, cách thức hoạtđộng cần thực hiện Bởi nếu không thì các em sẽ tiến hành chơi một cách vô ýthức, tuỳ tiện và không thu được kết quả giáo dục mong muốn

Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi.

-Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, HS tự tổ chức trò chơi

-Giáo viên chọn trò chơi, còn HS tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi

-HS tự chọn, tự hướng dẫn và tổ chức trò chơi

Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép Khi tổ chức các

trò chơi tôi thường giúp HS tham gia một cách tự nhiên không gò ép, thường làcác em nhập vai thành công Nhờ sự nhập vai thành công này, các em được vuichơi thoải mái, dễ dàng thể nghiệm

Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý: Không nên tổ chức

một trò chơi quá dài, quá nhiều lần mà căn cứ vào yêu cầu giáo dục của từng bàihọc, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của HS để lựa chọn trò chơi thích hợp, để

có thể luân phiên nhau giúp học sinh chuyển hướng chú ý và hứng thú một cáchhợp lý

Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội Trong khi tổ

chức cho HS chơi các trò chơi có tính chất đồng đội (thi đua theo nhóm) cầnluôn quan tâm đến yếu tố thi đua có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cánhân cũng như thành tích chung của nhóm

Trang 7

*Thiết kế đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi.

Các đồ dùng thiết bị phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắcsau:

Tiện dụng (dễ sử dụng)

Dễ làm (ai cũng có thể làm được, làm nhanh)

Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi

Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng các vật liệu dễ kiếm,

rẻ tiền )

2.1.3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Kĩ thuật sơ đồ tư duy hay còn gọi Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind

Map) là kĩ thuật dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tựhọc nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề haymột mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh,đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Đặc biệt, đây là một dạng

sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, học sinh có thể

vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng nhữngmàu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau Có thể sử dụng

sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức, ôn tập, khái quát, kiểm tra đánh giá…

Tạo sơ đồ tư duy bằng các ứng dụng Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đã tham gia tích cực vào quá trình dạy học, đặc biệt

là việc ứng dụng các phần mềm của nó vào việc tạo lập các sơ đồ và hệ thốngkiến thức rất trực quan, sinh động

Trước hết chúng ta có các phần mềm giúp chúng ta tạo lập các sơ đồ và

hệ thống rất hữu ích như: Word, Excel, Photoshop, MindMapper 8.0Professional, MindManager, ConceptDraw, Mindmap 5 Professional…khoảngvài chục chương trình hỗ trợ chúng ta vẽ sơ đồ bằng công nghệ thông tin từ đơngiản đến phức tạp Bên cạnh đó chúng ta có thể vận dụng luôn các mô hình sẵn

có chỉ việc chèn Text Box Các chương trình này hầu hết đều tải được miễn phí,

sử dụng đơn giản với giáo viên, khi sử dụng trên lớp tiết kiệm thời gian, có thểcho chạy từng phần, mục, ý theo ý tưởng thiết kế tương ứng với từng phần bàihọc

Sơ đồ tư duy vẽ thủ công

Nếu không sử dụng phần mềm để tạo sơ đồ tư duy, giáo viên và học sinhvẫn có thể tạo các sơ đồ tư duy ngay tại lớp hoặc ở nhà, cá nhân hay theo nhómbằng các dụng cụ dễ tìm: Giấy A0, Bút chì, bút màu, thước kẻ, một số tranh, ảnh

có sẵn

- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)

+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề Nếu có sẵnhình ảnh có thểdán ngay vào Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúpchúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình Sau đó có thể bổ sung từngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng

+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hìnhảnh

+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấntượng sâu sắc về chủ đề

Trang 8

- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm

+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làmnổi bật

+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm

+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thểđược vẽ tỏa ra một cách dễ dàng

- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗtrợ

+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa vàhình ảnh

+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ vàthời gian

+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trênnhánh Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa

+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối cácnhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn

+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻcong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn

+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu Chúng tathay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn

- Bước 4: Giáo viên có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan

trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1.Thuận lợi

Công tác dạy và học bộ môn Ngữ văn ở trung tâm GDNN- GDTX HoằngHóa luôn được BGĐ quan tâm, chú trọng tạo mọi điều kiện tốt nhất để HS họctập và ôn thi THPT QG Môi trường học tập tích cực, thân thiện, luôn kích thích

GV và HS tìm tòi, sáng tạo Nhà trường và tổ bộ môn được chú trọng đến côngtác đổi mới phương pháp dạy và học, thường xuyên trao đổi 2 lần/tháng về cáchthức tổ chức, nghiên cứu bài học Với những bài học của các tác giả lớn và vănbản trọng tâm ôn thi luôn được tổ chuyên môn chú trọng tổ chức thảo luận,nghiên cứu và học tập

Về phía HS: HS chăm lo cho học tập, chú ý đến các tác phẩm văn chương

là trọng tâm kiến thức trong đó có 2 văn bản kí của Nguyễn Tuân và Hoàng PhủNgọc Tường HS cũng hào hứng tham gia các hoạt động học tập tích cực, sưutầm tài liệu, sẵn sàng thực hiện các trò chơi hứng thú nên giờ học Ngữ văn luônsinh động, hấp dẫn Học sinh khá yêu thích phong cách văn chương tài hoa độcđáo của hai tác giả

2.2.2 Khó khăn

Để thiết kế tổ chức dạy học một văn bản nghệ thuật độc đáo của NguyễnTuân hay Hoàng Phủ Ngọc Tường thì GV phải có kiến thức lý luận chắc, cónăng lực tổ chức dạy học và khả năng thiết kế, ứng dụng các thiết bị dạy HS chủđộng để sưu tầm, chỉnh sửa các thông tin địa lí, lịch sử về sông Đà, sông Hương,

Trang 9

làm video Song không phải GV nào cũng có đủ năng lực đảm bảo vừa thiết kếmột giờ học bám sát đặc trưng phong cách tác giả lại vừa sinh động, hấp dẫn.

Về phía chương trình dạy học, chủ đề được thiết kế trong 06 tiết học vớidung lượng kiến thức khá nhiều và phong phú Với tâm lí xác định đây là cácvăn bản trọng tâm nên kiến thức về mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật tác phẩmđều phải đảm bảo cũng tạo áp lực cho việc lựa chọn kiến thức với tổ chức cáchoạt động học

HS còn lười đọc văn bản, nhất là những văn bản dài, hơn nữa lại thuộcthể tùy bút, bút kí (không thể tóm tắt như truyện ngắn hay kịch) Những HS khối

tự nhiên hầu hết không hứng thú với những bài học dài, đòi hỏi học và ghi nhớnhiều kiến thức HS có thói quen học văn mẫu, chép văn mẫu nên không chủđộng định hướng cách học Việc học đóng khung trong ghi chép vào vở chưathu hút được sự hứng thú đa chiều của HS

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp 1: Xác định mục tiêu năng lực cụ thể cho bài học

Từ khâu thiết kế hoạt động dạy học, tôi xác định mục tiêu về năng lực:

Năng lực được giáo dục Địa chỉ cụ thể

Hoạt động/đơn vị KT Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết

các câu hỏi chuẩn bị bài, thực hiện các

nhiệm vụ, yêu cầu học tập mà giáo viên

định hướng)

- Hoàn thiện phiếu học tập

- Tìm các thông tin về dòng sông Đà,sôngHương qua vị trí địa lí, văn hóa,lịch sử

- Vì sao văn bản có nhan đề như vậy?

Năng lực tự học, tự khám phá tri thức,

thu thập thông tin: chủ động tham gia,

tiếp cận kiến thức, hình thành kỹ năng

đọc hiểu văn bản, cảm nhận văn học…

- Đọc và nghiên cứu văn bản, ghi nhớcác thông tin

- Đánh dấu các hình ảnh, chi tiết đểnghiên cứu, lí giải

- Tóm tắt nội dung đọc hiểu bằng sơ

đồ tư duy

Năng lực hợp tác (phối hợp với các

thành viên trong lớp qua hoạt động

nhóm để giải quyết các câu hỏi, bài tập

khó, sưu tầm tài liệu…)

- Hoạt động nhóm ở phần 2

- Phối hợp để chơi các trò chơi cầntrợ giúp nhóm

Năng lực sáng tạo: Đưa ra những ý

tưởng, phát hiện mới mẻ khi GV yêu

cầu đánh giá bài học, khi vẽ sơ đồ tổng

kết bài học

- HĐ đọc sáng tạo

- HĐ đánh giá, nhận xét về hìnhtượng

Năng lực tự quản bản thân: Tự đánh

giá, điều chỉnh hành động phù hợp với

những tình huống mới HS cần biết xác

định các kế hoạch hành động cho cá

nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch

để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết

- Thực hiện các nhiệm vụ HT ở nhà:Hoàn thành phiếu HT, sơ đồ tư duytóm tắt bài học, dòng chảy con sôngtrên bức tranh đất nước

Trang 10

những tác động của ngoại cảnh đến việc

tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng

của cá nhân để khai thác, phát huy

những yếu tố tích cực, hạn chế những

yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các

hành vi đúng đắn, cần thiết trong những

tình huống của cuộc sống

Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết đọc

sáng tạo văn bản, biết trình bày suy

nghĩ, quan điểm của bản thân về nội

dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao

đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè

- Hoạt động đọc; chơi trò chơi; phảnbiện, thuyết trình qua việc tham giacác HĐ học

- Các HĐ báo cáo sản phẩm học tập

Năng lực thưởng thức văn học/cảm

thụ thẩm mĩ : Biết nhận diện, thưởng

thức và đánh giá cái đẹp trong văn học

và cuộc sống, biết làm chủ cuộc sống,

biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết

hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện

- Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra

những giá trị thẩm mĩ trong văn học,

biết rung cảm, hướng thiện

- HĐ đọc hiểu, cảm nhận theo đặctrưng thể loại

- Các HĐ tập thuyết minh, bình thơ,giải thích từ ngữ, hình ảnh thơ

- HĐ vẽ tranh/sơ đồ tư duy về vẻ đẹpcủa những dòng sông

2.3.2 Giải pháp 2: Thiết kế trò chơi qua các sản phẩm học tập và trải nghiệm trước tiết học (hoạt động chuẩn bị bài)

Để tạo hứng thú và tâm thế cho HS vào tìm hiểu nội dung kiến thức hai bài

kí tôi thực hiện phần KHỞI ĐỘNG bằng hình thức trò chơi với:

* Mục tiêu và tác dụng:

- Giúp HS chủ động nhớ lại, học tập những đặc điểm phong cách nghệ thuậtNguyễn Tuân đã học ở truyện ngắn Chữ người tử tù, từ những đặc điểm ấy màsoi vào việc học tập tác phẩm

- HS tự tìm hiểu các kiến thức địa lí, văn hóa, lịch sử của dòng sông Hương vàghi lại, chỉnh sửa theo cảm hứng và sở thích

Câu 3: Tên tập tùy bút của Nguyễn Tuân? (6 chữ cái) Sông Đà

Câu 4: Câu thơ này nhắc đến dòng sông nào?

“Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”- Thu Bồn - (9 chữ cái) – SôngHương

Câu 5: Câu thơ “Cầu cong như chiếc lược ngà

Trang 11

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ” – Nguyễn Bính nhắc đến cầu nào? (9chữ cái) – Tràng Tiền

Từ chìa khóa: Giang

(2) Bài học: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

- Đọc văn bản và ghi lại tóm tắt theo phiếu học tập sau đây:

Kiến thức Thông tin kiến thức

thu thập được

Nguồn/trang

(Ghi rõ dòng/trang)Nguyễn Tuân

Sông Đà

Người lái đò sông Đà

Các chi tiết/tình huống

từ internet, lời thuyết trình của cá nhân trong nhóm)

+ Nhóm 2,4: Làm phóng sự qua ảnh hoặc video về sông Đà (có thể sưutầm, cắt ghép từ internet)

+ Nhóm 5,6: Vẽ tranh minh họa, thuyết trình qua sơ đồ tư duy ấn tượngkhái quát về sông Đà và cảnh vượt thác dữ của ông đò

(3) Bài học: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Học sinh truy cập theo đường link Youtube:

https://www.youtube.com/watch?v=rXG_XfOe5_A

- Ghi lại thủy trình dòng sông theo miêu tả của video

Trang 12

- Video có sử dụng những đoạn trích nào từ văn bản của Hoàng PhủNgọc tường trong SGK Ngữ văn 12, hãy đánh dấu và nêu ý nghĩa.

2.3.3 Giải pháp 3: Vận dụng trò chơi trong hoạt động Khởi động

* Mục tiêu và tác dụng:

- Giúp HS ghi nhớ lại những kiến thức đã học về Nguyễn Tuân (conngười, tư tưởng, phong cách và sự nghiệp sáng tác - những kiến thức HS đãđược học từ truyện ngắn Chữ người tử tù)

- Tạo sự hứng thú và tâm lí thoải mái khi vào bài học Kết nối tri thức đãbiết với tri thức cần học

* Cách thức thực hiện:

(1) Bài học: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

TRÒ CHƠI: AI LÀ TRIỆU PHÚ

- Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Sau đây chúng ta sẽ chơi trò chơi

Ai là triệu phú với 10 câu hỏi? Chúng ta sẽ chia 4 đội chơi và tìm ra đội nhanhnhất có thể tham gia chơi:

- Đội nhanh nhất: Đọc được 3 lời nhận định về Nguyễn Tuân

- Đội nhanh nhất cử đại diện ngồi ghế nóng, GV sẽ cho chạy câu hỏi,người chơi có quyền trợ giúp: Hỏi ý kiến đồng đội và loại bỏ phương án sai.Mỗi câu trả lời đúng tính 1 điểm Sai về chỗ nhường cho đội khác

- Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ: GV cho các nhóm thi chọn đội nhanh

nhất và người chơi

- Bước 3:Báo cáo kết quả: HS được ngồi ghế nóng thực hiện chọn đáp án.

* Dự kiến sản phẩm của HS: Các câu trả lời đúng (Có phụ lục kèm

theo)

GV nhận xét phần chơi của HS và dẫn vào Nguyễn Tuân Ví dụ:

(2) Bài học: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) TRÒ CHƠI Ô CHỮ

Trang 13

* Mục tiêu và tác dụng: Giúp HS nắm được những đặc trưng của thể kí

và sự độc đáo của của các nhà văn ở thể loại này

* Cách thức thực hiện:

- Bước 1:GV chiếu ô chữ gồm 5 câu hỏi, tương đương 5 hàng dọc và một

từ chìa khóa, nếu mục đích và cách thức trò chơi theo nhóm, GV chia lớp thành

5 nhóm

+ HS giơ tay chọn trả lời ô hàng ngang (mỗi ô hàng ngang tính 02 điểmthưởng)

+ Có thể trả lời từ chìa khóa bất kì lúc nào (tính 10 điểm thưởng)

- Bước 2:GV điều khiểnHS chơi trò chơi, khi kết thúc, GV mời một HS

thuyết minh về đặc trưng của thể kí

Câu 1: Câu thơ

“Cầu cong như chiếc lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ”

Nguyễn Bính nhắc đến cầu nào? (9 chữ cái) TRÀNG TIỀN

Câu 2: Nhân vật trong một tác phẩm của Nguyễn Tuân? (7 chữ

cái)HUẤN CAO

Câu 3: Hoàng Phủ Ngọc Tường là tổng biên tập báo … (8 chữ cái) CỬA

VIỆT

Câu 4: Sông Hương đã đóng kín lại cửa rừng và ném chìa khóa ở địa

danh này? (8 chữ cái) KIM PHỤNG

Câu 5: Hình tượng nghệ thuật được coi là “Chất vàng mười” của tâm hồn

vùng Tây Bắc? (10 chữ cái) NGƯỜI LÁI ĐÒ

Từ chìa khóa: THỂ KÍ

2.3.4 Giải pháp 4: Vận dụng trò chơi qua hoạt động Hình thành kiến thức

* Mục tiêu và tác dụng: Đưa HS vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn

Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các sản phẩm học tập nhóm HS đã chuẩn

bị, từ đó HS hình thành những ấn tượng, tư duy về phong cách tác giả, nhữngđiểm độc đáo, tài hoa trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn

Trang 14

* Cách thức thực hiện:

Thực hiện ở hài học: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ cho HS: HS nhóm 1 và 3 báo cáo, thuyết

trình sản phẩm đã chuẩn bị về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Tuân, mỗi video

3 phút Sau đó các HS khác chia sẻ thêm những câu chuyện, giai thoại nhỏ vềNguyễn Tuân

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 1 báo cáo, nhóm 3 thuyết trình, cả

lớp bổ sung thông tin

Bước 3:Báo cáo kết quả:

- HS của 2 nhóm thực hiện và điều khiển phần bổ sung

- GV cung cấp thêm thông tin và nhấn mạnh phong cách nghệ thuậtNguyễn Tuân- một định nghĩa về người nghệ sĩ

* Dự kiến sản phẩm của HS:

- 02 video của nhóm 1 và 3

- Video, slide thuyết trình bổ sung của giáo viên

- Phần ghi chép, tự học của HS với thông tin về cuộc đời, sự nghiệp, đặcđiểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

2.3.5 Giải pháp 5: Vận dụng trò chơi qua việc huy động kiến thức liên môn đa dạng từ nhiều lĩnh vực trong hình thành kiến thức, năng lực.

* Mục tiêu và tác dụng: Vận dụng kiến thức ngoài văn bản và kiến thức

tích hợp từ nhiều lĩnh vực: Lý luận, lịch sử, địa lý, hội họa…để giúp HS hìnhthành kiến thức và năng lực học tập

* Các bước thực hiện:

Thực hiện ở hài học: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

- Bước 1: Vận dụng kiến thức ngoài văn bản trong tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác.

+ GV thuyết minh về hoàn cảnh đất nước những năm 60 hướng dẫn họcsinh tìm hiểu tên gọi Sông Đà và hoàn cảnh ra đời tuỳ bút của Nguyễn Tuân vớicác câu hỏi:

Người lái đò sông Đà được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Mục đích

sáng tác?

Hoàn cảnh ấy cho biết điều gì về tác giả và văn bản?

+ HS dựa vào thông tin trong Tiểu dẫn – SGK và hoàn cảnh lịch sử để trảlời

- Bước 2:Vận dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực: Lịch sử, địa lý, hội họa, quân sự, võ thuật… trong đọc hiểu hình tượng nghệ thuật.

(1) Hình tượng sông Đà- một sinh thể sống động, công trình nghệ thuật tuyệt mĩ của tạo hóa qua nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân.

- Nguyễn Tuân có cách giới thiệu độc đáo về dòng sông Tây Bắc như thếnào?

- Đọc sáng tạo: Tóm tắt những đặc điểm tính cách khái quát của con

sông được nhà văn khám phá?

Với tính cách hung bạo:

- Hoạt động cặp đôi:

Trang 15

+ Lần 1: (3 phút) HS 1: Ghi lại các chi tiết thể hiện tính cách hung bạocủa sông Đà HS 2: Chỉ ra các phương diện kiến thức, nghệ thuật, âm điệu câuvăn.

+ Lần 2: (5 phút) Đổi lại nhiệm vụ trên và 2 HS thảo luận

- Báo cáo sản phẩm:

+ Nhóm 5,6: Báo cáo tranh minh họa, thuyết trình qua sơ đồ tư duy ấntượng khái quát về sông Đà

+ Các nhóm cặp đôi: Thuyết trình kết quả thảo luận gồm 2 ý:

Những biểu hiện tính cách hung bạo

Cái nhìn tổng hợp, đa dạng, độc đáo của nhà văn

Nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân: kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnhvực, âm điệu câu văn, biện pháp NT…

Với tính cách trữ tình:

- Đọc sáng tạo:

+ Gọi 1 HS đọc 1 đoạn trang 190

+ Câu hỏi: Âm điệu, ngôn ngữ lời văn có gì thay đổi so với đoạn trước?

- Báo cáo sản phẩm chuẩn bị của nhóm 2,4: Làm phóng sự qua ảnhhoặc video về sông Đà (có thể sưu tầm, cắt ghép từ internet)

- Thảo luận: Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được thể hiện qua những yếu

tố nào? Nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân ở đây có gì đáng chú ý?

- Kết quả:

Những biểu hiện tính cách trữ tình

Cái nhìn tổng hợp, đa dạng, độc đáo của nhà văn

Nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân: kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnhvực, âm điệu câu văn, biện pháp NT…

(2) Hình tượng người lái đò - người lao động, người anh hùng, người nghệ sĩ.

Thảo luận nhóm

Vòng 1: Tìm hiểu các thông tin về nhân vật ông đò:

- Nhóm 1: Tìm hiểu lai lịch, hình dáng.

- Nhóm 2: Tìm hiểu kinh nghiệm lao động trên sông nước

- Nhóm 3: Tìm hiểu sự tài trí, dũng cảm khi đối mặt thác dữ

- Nhóm 4: Tìm hiểu sự tài hoa, nghệ sĩ.

Vòng 2:Gộp tạo nhóm mới có đầy đủ các thành viên ở vòng 1.

- Từng thành viên trình bày kết quả và thống nhất vẻ đẹp chung của ông

đò

- Cái nhìn của Nguyễn Tuân về người lái đò có gì độc đáo?

- Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân?

HS báo cáo kết quả, GV nhận xét, cung cấp thêm thông tin ngoài vănbản

2.3.6 Giải pháp 6: Vận dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động luyện tập, vận dụng.

(1) Với Hoạt động Luyện tập

* Mục tiêu:HS thông qua hình ảnh, sơ đồ tự sáng tạo mà thiết kế, ghichép, tổng kết bài học theo cách riêng

Trang 16

Tóm tắt nội dung bài học: dùng các biểu đồ hoặc sơ đồ tư duy

- Ví dụ 3: HS nhớ lại, tái hiện kiến thức bằng sơ đồ tư duy thực hiện quaứng dụng mind map

Trang 17

- Ví dụ 4: GV phát tranh vẽ cho HS nối thông tin:

- Ví dụ 5: HS khái quát bài học: Ai đã đặt tên cho dòng sông bằng sơ đồmind map:

(2) Với hoạt động vận dụng

Trang 18

* Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức và thông tin từ trong bài học vàocác lĩnh vực liên môn hoặc thực tế theo định hướng của GV

* Cách thức thực hiện:

- Với kiến thức chung về thể kí:GV định hướng HS thực hiện các công

việc:

+ Em hãy vẽ theo trí nhớ tên các thể loại văn học

+ Em hãy tưởng tượng và thể hiện đặc trưng của từng thể loại, mối quan

hệ ảnh hưởng giữa các thể loại (nếu có)

Kết quả: Tạo một sự nhớ lại tri thức tự nhiên, thoải mái, HS tự do thể hiệncác hình ảnh và tri thức, hướng tới một kết luận: Thể kí là văn xuôi nhưng cóliên quan tới thơ

- Bài học: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

+ Tùy bút “Người lái đò sông Đà” đã đem đến cho anh(chị) những tri thức

về các lĩnh vực nào của đời sống? Nêu dẫn chứng cụ thể

+ Hãy ghi chép bằng thông tin, số liệu và trao đổi với bạn bè

- Bài học: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

+ HS vẽ sơ đồ tái hiện và so sánh hai dòng sông theo nhóm

2.4.1 Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục

Sáng kiến đã áp dụng trên lớp với đối tượng nghiên cứu là HS lớp 12A6được áp dụng trước, sau khi đối chứng hiệu quả được tiếp tục áp dụng ở 12A7.Kết quả bài kiểm tra 15 phút qua 2 lần thực nghiệm và đối chứng như sau:

Kết quả: Điểm kiểm tra ở lớp thực nghiệm các giải pháp có sự tăng lên ởđiểm giỏi khá, giảm ở điểm trung bình và không còn yếu

Lớp Sĩ số Kết quả (Điểm)

8-10 7-8 5-6 < 5 12A6(TN) 47 9(22,5) 20 (50%) 11 (27,5%) 0 12A7(ĐC) 40 5(10,87) 16(34,78) 23(50) 2(4,35)

Sau đó tiếp tục áp dụng cho lớp 12A6 với bài kiểm tra tương tự cho kết quả

ở cả hai lớp cụ thể như sau:

Lớp Sĩ số Điểm 8-10 Điểm 7 <8 Kết quả (Điểm) 5 <7 <5

Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trướ

c Sau12A6 +

12A7 87

9 (10,46) (20,93) 18 (36,04)31 (43,02) 37 (50)43 (34,88) 30 (3,5)3 (1,17) 1 Phân tích Tăng Tăng Giảm Giảm

Trang 19

Sáng kiến có khả năng áp dụng hiệu quả trong các tiết học chủ đề Kí ViệtNam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 Trung tâm GDNN- GDTX HoằngHóa, tỉnh Thanh Hóa Ngoài ra sáng kiến có thể áp dụng ở các Trung tâmGDNN- GDTX khác trong điều kiện dạy học bình thường vì dễ áp dụng, khôngtốn kém, phù hợp với điều kiện ôn thi THPT QG của HS cuối cấp.

2.4.2 Đối với bản thân giáo viên:

Chủ động trong tổ chức thiết kế các hoạt động học tập, tìm tòi kiến thức và tựhọc để đổi mới phương pháp Sáng kiến giúp tôi bổ sung nhiều kinh nghiệm,hướng dẫn HS tiếp cận bài học theo đặc trưng phong cách giúp bài học vừa đảmbảo tính văn chương, thẩm mĩ đồng thời tạo hứng thú cho HS

Ngoài ra còn tạo cho giáo án có những hình đẹp, trực quan, phong phú,hấp dẫn Khi nói tới giáo án Ngữ văn, người ta thường chỉ nghĩ đến chữ và chữ Nhưng kiểu sơ đồ này trang trí cho giáo án thêm đẹp mắt, hấp dẫn, nếu có điềukiện in màu tính mỹ thuật tăng lên bội phần Từ đó nâng cao chất lượng dạy vàhọc

Những năm gần đây do xu thế chạy theo các môn tự nhiên mà HS có phần

lơ là với bộ môn Ngữ văn Nhưng khi được học những tiết học có hình ảnh, sơ

đồ trực quan có thể thấy HS bị thu hút và tích cực hơn Bên cạnh đó trong giờhọc các em hoạt động tư duy chủ động và được làm việc, tự mình khám phá kiếnthức Đặc biệt là những HS yếu, nhận thức chậm cũng có thể nắm bắt được bảnchất bài học, có thể điền vào các sơ đồ, bảng hệ thống đơn giản Nhờ các sơ đồ

mà các em có thể phải ghi chép ít hơn, tưởng tượng nhiều hơn, huy động tư duynhiều hơn Chính các sơ đồ bản thân nó đã có thể giải thích cho học sinh cácmối liên hệ, làm nổi bật chủ đề bài học Tạo cho HS biết suy luận, nhanh nhẹn,hoạt bát, có thói quen khái quát kiến thức nhanh, khắc sâu kiến thức: nhớ lâu,nhớ nhiều

2.4.3 Đối với Tổ chuyên môn và nhà trường.

Đóng góp các đồ dùng dạy học tự làm, trao đổi kinh nghiệm dạy học giữagiáo viên trong Tổ Đổi mới các hình thức hướng dẫn HS học tập cũng chính làđổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, các đồng chí GV cùng Tổchuyên môn sẽ được nâng cao nhận thức về yêu cầu, cơ sở và hướng đổi mớiđúng đắn Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn ởTrung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa.Từ kinh nghiệm và thực tế để tham mưu

và đề xuất với lãnh đạo nhà trường áp dụng rộng rãi đối với các đối tượng họcsinh và môn học

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

Với hình thức vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữvăn ở HS trung tâm GDNN- GDTX Hoằng Hóa đã tạo hứng thú học tập nhiềuhơn trong tiết học, HS đã có sự chuyển biến tích cực, giao lưu tương tác nhómtốt hơn, trong mỗi giờ học tất cả HS đều tham gia và muốn tham gia vào quytrình dạy-học Các em không còn thụ động ngồi nghe GV giảng bài mà cảm thấyhứng thú hơn; hăng say phát biểu, hiểu bài hơn Tuy nhiên đây chưa phải làphương pháp tối ưu nhất bởi vì cũng không phải tiết dạy văn nào chúng ta cũng

áp dụng được các trò chơi một cách hiệu quả Chính vì vậy khi dạy bất kì một

Trang 20

tiết học nào chúng ta cũng cần kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau đểđạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của mình

Hình thức sử dụng trò chơi và sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ vănđòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, phương tiện nhất là về máy chiếu vàmáy tính xách tay và yêu cầu trình độ Công nghệ thông tin nhất định Quá trìnhvận dụng linh hoạt, dần dần trong giảng dạy, bên cạnh hiệu quả đạt được vẫncòn nhiều khó khăn, thách thức Tuy nhiên, cũng xin được chia sẻ cùng các bạnđồng nghiệp một vài kinh nghiệm từ quá trình tìm tòi đổi mới phương pháp dạyhọc văn trong nhà trường

3.2 Kiến nghị

Một số điều cần lưu ý: Mục đích của trò chơi và sơ đồ tư duy phải thểhiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình Hình thức chơi đadạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, phối hợp các hoạtđộng trí tuệ với các hoạt động vận động Luật chơi đơn giản dễ nhớ, dễ thựchiện Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng họctập hợp tác Tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm chohọc sinh hứng thú học tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung các nội dungkhác của bài học một cách có hiệu quả

Để kinh nghiệm này có tính khả thi, ngoài việc mỗi GV phải không ngừngtrau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, cần có thêm sự quan tâm,giúp đỡ của các cấp lãnh đạo nhà trường và ngành giáo dục trong việc quan tâm,chỉ đạo đầu tư thêm tài liệu, tổ chức các cuộc thi, cuộc hội thảo và phong trào thiđua dạy học tạo không khí, môi trường học tập tích cực Cần nhất là giáo dục,tuyên truyền, định hướng xã hội tốt hơn nữa để môn học Ngữ văn trở lại với vịtrí của môn học giáo dục toàn diện, môn học nghệ thuật, nhận được sự yêu thích,say mê của học trò

Hình thức trò chơi và sơ đồ tư duy mà GV tổ chức cần đảm bảo sự mới lạ,hấp dẫn, có sự kích thích với học trò, và đôi khi GV cũng cần chuẩn bị cả sựkhen thưởng, phần thưởng nếu có, đã là trò chơi thì rất ít hoăc không nên chođiểm vì sẽ tạo tâm lí áp lực lấy điểm Không ảnh hưởng đến thời lượng dạy học,khi tổ chức, thiết kế các trò chơi phải đảm bảo nguyên tắc không mất thời gian,không gây rắc rối, không gây nhiễu bài học Đảm bảo quy trình thực hiện: GVgiới thiệu tên, mục đích của trò chơi, hướng dẫn chơi, thực hiện trò chơi, nhậnxét sau cuộc chơi Không phải lúc nào trọng tài cũng là GV, đôi khi phải mời

HS làm trọng tài khiến các em thích thú

Trên đây là một vài kinh nghiệm Vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy

nhằm phát triển năng lực học sinh qua chủ đề kí hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 hệ GDTX cấp THPT”.trong quá trình giảng dạy của bản thân Qua

thể nghiệm và ứng dụng lý thuyết những kinh nghiệm này không tránh khỏithiếu sót, rất mong được sự góp ý, chỉnh sửa của lãnh đạo nhà trường cũng nhưcủa các đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn

XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Hóa, ngày 06 tháng 05 năm 2021

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,không sao chép của người khác

Ngày đăng: 15/06/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w