1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp khi kiểm tra Đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học các chủ Đề môn toán tại trường thpt nguyễn duy trinh

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Những thuận lợi và khó khăn khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy học một số chủ đề môn Toán .... Thực trạng việc kiểm tra đánh giá học sinh qua sản ph

Trang 1

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 5

PHẦN II: NỘI DUNG 6

I CƠ SỞ KHOA HỌC 6

1 Cơ sở lý luận 6

1.1 Khái niệm về sản phẩm học tập 6

1.2 Mục đích sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá học sinh 6

1.3 Cách xây dựng và sử dụng các sản phẩm học tập để kiểm tra đánh giá học 7

sinh 7

1.4 Các công cụ sử dụng trong phương pháp kiểm tra đánh giá sản phẩm của 7

học sinh 7

1.5 Các bước thiết kế tình huống dạy học theo dự án trong môn Toán 7

2 Cơ sở thực tiễn 9

2.1 Sự cần thiết kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập của học sinh 9

2.2 Những thuận lợi và khó khăn khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy học một số chủ đề môn Toán 12

II THỰC TRẠNG 13

1 Thực trạng chung khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học 13

tập trong việc dạy học một số chủ đề môn Toán 13

1.1 Nội dung khảo sát 13

1.2 Kết quả khảo sát 13

2 Thực trạng việc kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy học một số chủ đề môn Toán tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh 16

Trang 2

2.1 Thực trạng việc kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong việc dạy một số chủ đề môn Toán tại trường THPT Nguyễn Duy

Trinh 16

2.2 Thực trạng học tập môn Toán của HS ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh theo dự án học tập 17

III GIẢI PHÁP 19

1 Về phía nhà trường 19

1.1 Đổi mới trong công tác chỉ đạo, trong công tác kiểm tra đánh giá 19

1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 20

1.3 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và tuyên truyền cho giáo viên 20

1.4 Phát triền cơ sở vật chất hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá học sinh 21

1.5 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ 21

2 Về phía tổ chuyên môn 22

2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá của tổ chuyên môn 22

2.2 Triển khai việc kiểm tra đánh giá theo kế hoạch 22

2.3 Đa dạng các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá 23

2.4 Đánh giá, rút kinh nghiệm 24

3 Về phía giáo viên 25

3.1 Tham gia các đợt tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá do Sở và Nhà 25

trường tổ chức 25

3.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra đánh giá sản phẩm dự án học tập 25

3.3 Thiết kế tình huống dạy học theo dự án trong môn Toán 25

3.4 Hướng dẫn học sinh làm dự án học tập và cách đánh giá 27

3.5 Tổ chức kiểm tra đánh giá sản phẩm dự án học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ 28

3.6 Sử dụng các thiết bị thông minh trong kiểm tra đánh giá 28

4 Về phía học sinh 28

4.1 Chủ động nghiên cứu SGK, tài liệu học tập 28

4.2.Vận dụng kiến thức để thiết kế, thử nghiệm thực tế 28

4.3.Tìm hiểu, khám phá các phần mềm học tập, phần mềm kiểm tra đánh giá, tham gia vào thư viện học liệu 29

Trang 3

4.4.Tích cực tham gia câu lạc bộ STEM, chương trình ngoại khóa, hoạt

động 29

thực hành, trải nghiệm 29

IV THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM MỘT SỐ SẢN PHẨM HỌC TẬP (DỰ ÁN HỌC TẬP) DÙNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH 29

1 Một số dự án học tập môn Toán THPT dùng trong kiểm tra đánh giá 29

2 Thiết kế một số sản phẩm học tập (dự án học tập) dùng trong kiểm tra đánh giá môn Toán THPT 30

PHẦN III: KẾT LUẬN 53

1 Quy trình nghiên cứu: 53

2 Ý nghĩa của đề tài: 54

3 Kiến nghị: 54

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 58

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT Công nghệ thông tin DHTDA Dạy học theo dự án GDPT Giáo dục phổ thông

GV Giáo viên HKI Học kì I HKII Học kì II

HS Học sinh KHKT Khoa học kỹ thuật NCKH Nghiên cứu khoa học

SL Số lượng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông

Trang 5

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Cụ thể như sau: Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh; đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành

Theo thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT, có hiệu lực từ ngày 11/10/2020, việc kiểm tra đánh giá thường xuyên có thể được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua câu hỏi-đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành; thí nghiệm; sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể Kiểm tra đánh giá định kỳ (giữa kỳ và cuối kỳ) cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra, bài thực hành, dự án học tập Đây là điểm mới mà thông tư cũ không có

Trong thực tế giảng dạy tại các trường THPT, phương pháp kiểm tra đánh giá còn nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo Phần lớn phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh chủ yếu là bài kiểm tra trên giấy, với các hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan và hiện tại đang tăng cường hình thức: vấn đáp, thực hành Các hình thức này chủ yếu là chứng minh học sinh nắm vững kiến thức để giải một số bài tập hoặc giải thích một số hiện tượng liên quan đến những kiến thức đã học Năng lực mà học sinh thể hiện qua các hình thức kiểm tra đánh giá này chủ yếu là năng lực trình bày, diễn đạt, lập luận, kỹ năng làm bài tập…Một

số kỹ năng mềm như thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo…rất cần trong cuộc sống nhưng khó xác định với cách kiểm tra đánh giá như trên Các phương pháp như học sinh tự đánh giá, đánh giá theo dự án…mới chỉ thực hiện trong một vài chủ đề hoặc trong các đề tài nghiên cứu khoa học

Từ những lí do đó, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp khi kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập trong dạy học các chủ đề môn toán tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh” mà bản thân đã thực hiện khá hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh trong HKI, và nửa đầu HKII năm học 2021-

2022

Trang 6

6

PHẦN II: NỘI DUNG

Sản phẩm học tập của HS rất đa dạng, là kết quả của thực hiện các nhiệm

vụ học tập như thí nghiệm/chế tạo, làm dự án học tập, nghiên cứu đề tài khoa học-

kĩ thuật, bài luận HS phải trình bày sản phẩm của mình, GV sẽ nhận xét và đánh giá Một số sản phẩm hoạt động học tập cơ bản của HS như:

- Dự án học tập là kế hoạch cho một hoạt động học tập, được thiết kế

và thực hiện bởi HS dưới sự hỗ trợ của GV Thông qua các dự án thực hiện trong vài giờ hoặc một vài tuần, GV theo dõi quá trình HS thực hiện để đánh giá các

em về khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của chủ đề/bài dạy, đánh giá các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như cam kết làm việc, lập kế hoạch, hợp tác, nhận xét, bình luận, giải quyết vấn

đề, ra quyết định, thuyết trình

- Sản phẩm nghiên cứu khoa học của HS là một dạng dự án học tập

có tính chất nghiên cứu Thông qua sản phẩm nghiên cứu khoa học của HS, GV đánh giá được kĩ năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, kĩ năng tư duy, khả năng

tư duy biện chứng, kĩ năng nhận xét, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày…

- Sản phẩm thực hành, thí nghiệm/chế tạo: HS sẽ đươc đánh giá trên

cơ sở hoạt động trình diễn, tiến hành thực hiện thí nghiệm/chế tạo để có được một sản phẩm cụ thể Thông qua sản phẩm thực hành, thí nghiệm, GV đánh giá được kiến thức, kĩ năng của HS, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thí nghiệm, ý thức, thái độ của các em, cũng như các mức độ đạt được của năng lực mà GV cần đánh giá

1.2 Mục đích sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đánh giá học sinh

Sử dụng các sản phẩm học tập để giúp GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá năng lực vận dụng, năng lực hành động thực tiễn, kích thích động cơ, hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo,

Trang 7

phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá cho HS 1.3 Cách xây dựng và sử dụng các sản phẩm học tập để kiểm tra đánh giá học

sinh

Sử dụng các sản phẩm học tập để đánh giá sau khi HS kết thúc một quá trình thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay trong thực tiễn GV sử dụng sản phẩm học tập để đánh giá sự tiến bộ của HS và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào trong các hoạt động thực hành, thực tiễn Để việc đánh giá sản phẩm được thống nhất về tiêu chí và các mức độ đánh giá, GV có thể thiết kế thang đo Thang đo sản phẩm là một loạt mẫu sản phẩm có mức độ chất lượng từ thấp đến cao Người đánh giá so sánh sản phẩm của HS với những sản phẩm mẫu chỉ mức độ trên thang đo để tính điểm GV có thể thiết kế Rubric định lượng và Rubric định tính để đánh giá sản phẩm học tập của HS

1.4 Các công cụ sử dụng trong phương pháp kiểm tra đánh giá sản phẩm của

dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán, tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo Có thể đánh giá sản phẩm học tập môn Toán của HS thông qua kết quả thưc hành và trải nghiệm

1.5 Các bước thiết kế tình huống dạy học theo dự án trong môn Toán Thiết kế tình huống dạy học theo dự án của có thể theo các bước sau: Bước 1: Xác định đối tượng, điều kiện tiến hành DHTDA

- Số lượng HS của lớp học, năng lực của HS đáp ứng việc DHTDA;

- Điều kiện cơ sở vật chất để triển khai DHTDA

Trang 8

8

Bước 2: Lựa chọn vấn đề, xác định tên và mục tiêu của dự án

- Bài học sẽ tiến hành DHTDA có các nội dung thuộc chương trình, thiết thực, mang tính thực tiễn, đảm bảo nhu cầu và sự thuận lợi để

HS có thể tự thực hiện: Sản phẩm học tập gắn với thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn - xã hội;

- Chủ đề và sản phẩm học tập gắn với hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh;

- Thể hiện sự tham gia tích cực, tự lực của học sinh và các giai đoạn tạo ra sản phẩm;

- Kết hợp lý thuyết và thực hành;

- Sản phẩm có thể giới thiệu, công bố;

- Có sự kết hợp tri thức nhiều môn học, nhiều lĩnh vực;

Bước 4: Chuẩn bị sản phẩm trình bày của dự án

GV hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện dự án và chuẩn bị sản phẩm trình bày, đối với môn Toán sản phẩm sẽ là bản báo cáo bằng phần mềm MS PowerPoint bao gồm nội dung các câu trả lời bộ câu hỏi định hướng

Bước 5: Xây dựng các tiêu chí đánh giá dự án

- Các tiêu chí đánh giá có thể như sau: Nội dung/tiêu chí, Giá trị của sản phẩm ở chỗ nào?

- Kế hoạch làm việc hợp lý và đầy đủ, khả thi;

- Hoạt động cụ thể của nhóm (chiến lược giải quyết vấn đề, PP thực hiện, phân công công việc, .);

- Tính tích cực, chủ động của cá nhân trong quá trình tham gia dự án;

- Chất lượng của bài báo cáo (tính chính xác, tính thẩm mỹ, khả năng ngôn ngữ);

- Rút ra bài học gì?

Bước 6: Xây dựng kế hoạch triển khai dự án

Trang 9

- GV chia nhóm và giao bộ câu hỏi định hướng cho HS;

- GV đưa ra yêu cầu về mặt thời gian và các tiêu chí đánh giá cho HS;

- HS tổ chức triển khai và thực hiện dự án;

- HS cùng thảo luận xác định những công việc cần thực hiện, đưa ra các nội dung cần nghiên cứu HS thảo luận nhóm để chi tiết hoá công việc của nhóm thông qua bảng liệt kê nhiệm vụ Bảng nhiệm vụ càng chi tiết, cụ thể thì việc thực hiện công việc càng dễ dàng và có hiệu quả hơn;

- HS hoàn thiện và trình bày dự án Trong suốt quá trình này,

GV tạo điều kiện về tài liệu, gợi ý, góp ý kiến cho HS, đồng thời hướng dẫn, bổ sung những kiến thức cần thiết để họ tiến hành thực hiện công việc Chẳng hạn, GV có thể liên hệ với các giáo viên chủ nhiệm ở trường mình

đề nghị sự giúp đỡ của họ để HS có thể phối hợp làm việc thuận lợi hơn

GV giám sát quá trình thực hiện công việc của HS để kịp thời điều chỉnh hoặc gợi ý nếu HS gặp khó khăn Các nhóm hoàn thiện và trình bày sản phẩm của nhóm trong thời gian quy định

- HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn GV tổng hợp và đánh giá sản phẩm của các nhóm cũng như hành vi, thái độ của mỗi thành viên trong quá trình làm dự án Kết hợp với sự chuẩn bị của mình và sản phẩm của các nhóm, GV đưa ra sản phẩm tốt nhất cho HS

- GV thu thập ý kiến phản hồi của HS về hiệu quả công việc Bước 7: Dự kiến tổ chức tình huống DHTDA đã thiết kế

Trang 10

10

chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến có nhiều vấn đề bất cập trong việc tuyển sinh ở bậc đại học, cao đẳng và sử dụng nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai Với những lí do trên cho thấy rằng việc thay đổi một hệ thống chương trình và phương pháp dạy học mà không thay đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thì không thể đạt được mục đích mong muốn

Để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông, cùng với việc đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Trong lí luận dạy học có nêu: Kiểm tra đánh giá là công đoạn quyết định chất lượng của quá trình dạy học Kiểm tra đánh giá giúp GV biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy, điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, giúp người học biết được chất lượng học tập, điều chỉnh phương pháp học, giúp cán

bộ quản lí ra quyết định về kết quả học tập của HS, điều chỉnh chương trình và

tổ chức dạy học Điều đó cho thấy rõ việc đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông là cần thiết và cấp bách Tuy nhiên để việc đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản

như:

- Cần thiết kiểm tra đánh giá theo mục tiêu dạy học của từng môn học, đồng thời phải kiểm tra đánh giá theo các bậc nhận thức, các bậc kỹ năng và các bậc năng lực tư duy mà môn học dự kiến học sinh phải đạt được sau khi học xong

- Cần áp dụng nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan Đặc biệt ở phổ thông cần quan tâm, từng bước và ưu tiên cho các hình thứ mới: bài tập nghiên cứu, thuyết trình; dự án học tập hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học; Sản phẩm thực hành, thí nghiệm, chế tạo (sản phẩm về KHKT, sản phẩm của chủ đề STEM…); tiểu luận môn học Vấn đề đang được chú trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá là các dự án học tập và cần thực hiện một cách có hiệu quả Dự án học tập là những thiết kế có chủ đích

để thu hút tư duy của học sinh xung quanh các kì vọng, nội dung và các

kĩ năng mà HS cần biết Khi lên kế hoạch thiết kế cho dự án học tập, câu hỏi đặt ra là: cần phát triển loại tư duy nào? Học sinh sẽ cần học về điều gì?

b Xuất phát từ những khó khăn và hạn chế trong việc kiểm tra đánh giá học sinh qua sản phẩm dự án học tập

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việ kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS

Ngày đăng: 16/11/2024, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w