1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các biện pháp tạo sự hứng thú học toán cho học sinh thpt thông qua việc dạy, học phần vectơ – chương trình hình học lớp 10

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA VIỆC DẠY, HỌC PHẦN VECTƠ – CHƯƠNG TRÌNH HÌNH HỌC LỚP 10 MÔN: TOÁN HỌC... Một số định hướ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

CÁC BIỆN PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA VIỆC DẠY, HỌC PHẦN VECTƠ –

CHƯƠNG TRÌNH HÌNH HỌC LỚP 10

MÔN: TOÁN HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài SKKN 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 2

3.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 2

3.3 Phương pháp điều tra 2

4 Đóng góp của Đề tài 2

Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

I Cơ sở khoa học 3

1 Cơ sở lý luận 3

1.1 Khái niệm hứng thú 3

1.2 Đặc điểm của hứng thú 3

1.3 Biểu hiện của hứng thú 4

1.4 Vai trò của hứng thú đối với hoạt động học 4

1.5 Khái niệm hứng thú khi học tập môn Toán 4

1.6 Một số định hướng nhằm tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ- Chương trình Hình học lớp 10 4

2 Cơ sở thực tiễn 5

3 Thực trạng 6

3.1 Các kết quả đạt được 6

3.2 Những tồn tại, hạn chế 6

3.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 7

II Những biện pháp dạy học nhằm tạo ra sự hứng thú học Toán cho HS khi dạy, học toán vectơ 8

1 Một số vấn đề về dạy học toán vectơ 8

1.1 Những kiến thức vectơ được trình bày trong chương trình Hình học lớp 10 8

1.2 Một số dạng toán cơ bản về vectơ trong chương trình Hình học lớp 10 8

1.3 Một số sai lầm thường gặp của HS về nhận thức toán vectơ 11

2 Các biện pháp dạy học nhằm tạo ra sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ- Chương trình Hình học lớp 10 12

2.1 Biện pháp 1: Sử dụng phù hợp biện pháp tiếp nhận kiến thức theo sơ đồ tư duy 12

Trang 3

2.2 Biện pháp 2: Tăng cường ứng dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học toán

vectơ 21

2.3 Biện pháp 3: Khơi dậy hứng thú của HS qua việc lồng ghép các trò chơi trong dạy học Toán 29

2.4 Biện pháp 4: Thay đổi nội dung yêu cầu của bài toán theo hướng “vừa sức” thông qua kĩ thuật chia nhỏ bài toán và vận dụng câu hỏi mở 38

2.5 Biện pháp 5: Giúp HS nhận thấy được ứng dụng và vẻ đẹp của toán vectơ thông qua các bài toán liên môn Toán- Lí 44

III Thực nghiệm sư phạm 51

1 Mục đích thực nghiệm 51

2 Nhiệm vụ thực nghiệm 51

3 Đối tượng thực nghiệm 51

4 Quy trình thực nghiệm 52

5 Nội dung thực nghiệm sư phạm 53

6 Kết quả thực nghiệm 53

6.1 Định tính 54

6.2 Định lượng 54

Phần III KẾT LUẬN 56

I Ý nghĩa của Đề tài 56

1 Ý nghĩa lý luận 56

2 Ý nghĩa thực tiễn 57

II Các kiến nghị, đề xuất 57

1 Với Sở GD&ĐT Nghệ An 57

2 Với trường THPT Quỳnh Lưu 3 57

3 Với học sinh 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 4

1

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài SKKN

Qua nghiên cứu của các nhà tâm lí học, hứng thú là động lực thúc đẩy chủ thể tạo ra các sản phẩm, góp phần vào sự phát triển của xã hội Mỗi người chúng

ta khi được làm công việc phù hợp với sự hứng thú thì dù gặp nhiều khó khăn và trở ngại vẫn cảm thấy thoải mái và hiệu quả sẽ cao hơn Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh Hiện nay ở các trường trung học phổ thông (THPT), bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập

Dạng toán hình học về vectơ là kiến thức mới đối với học sinh mới vào lớp

10, đây cũng là phần đầu tiên của chương trình Hình học lớp 10 Phần kiến thức này có vai trò rất quan trọng để xây dựng kiến thức của các nội dung khác như hệ thức lượng trong tam giác, phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, nghiên cứu các phép biến hình cũng như áp dụng trong môn Vật lý như phân tích lực, ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác trong Toán học, trong thực tế và trong các môn học khác Tuy nhiên qua thực tế nhiều năm giảng dạy toán vectơ, tôi nhận thấy: Khi đứng trước việc tiếp nhận một nội dung kiến thức về vectơ, người học thường khá lúng túng vì không biết bắt đầu từ đâu; không biết phải chuyển như thế nào từ

“ngôn ngữ” tổng hợp sang “ngôn ngữ” vectơ và ngược lại; không biết vận dụng những kiến thức nào của vectơ trong việc giải quyết một số yêu cầu của bài toán Hình học… học sinh còn mắc nhiều sai lầm khi biến đổi các biểu thức vectơ và khó khăn trong việc chọn các phép biến đổi thích hợp để đạt được kết quả Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học; nhằm đáp ứng với yêu cầu dạy, học theo Nghị quyết 29; nhằm “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; từ thực tiễn dạy học nội dung vectơ cũng như việc học của học sinh trong các năm qua, tôi nhận thấy rằng việc tạo hứng thú trong học tập cho học sinh (HS)

là việc làm hết sức cần thiết Bản thân tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho HS trong học tập nội dung vectơ là một trong những giải pháp hết sức quan trọng, góp phần phát huy năng lực HS, nâng cao chất lượng dạy và học Đây chính là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài SKKN: “Các biện pháp tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ - Chương trình Hình học lớp 10”

Trang 5

2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú và hứng thú học Toán của học sinh THPT

- Tìm hiểu thực trạng về hứng thú học Toán của học sinh THPT hiện nay

- Đề xuất một số biện pháp dạy học phần vectơ- Chương trình Hình học lớp

10 nhằm tạo ra sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT

- Tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của một

số biện pháp tạo ra sự hứng thú học Toán cho học sinh thông qua dạy học nội dung vectơ- chương trình Hình học lớp 10

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học về đặc điểm, biểu hiện của hứng thú

và các biện pháp tạo ra sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT

- Nghiên cứu chương trình, tài liệu chuẩn Kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp

10, sách giáo khoa và sách tham khảo liên quan đến phần vectơ- Chương trình Hình học lớp 10

3.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Qua thực tiễn giảng dạy và sự góp ý của đồng nghiệp;

- Khảo sát thực tiễn từ học sinh;

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính hiệu quả khi áp dụng Đề tài trong việc tạo ra sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT

3.3 Phương pháp điều tra

Điều tra khả năng lĩnh hội và vận dụng của học sinh trước và sau khi tổ chức thực nghiệm

4 Đóng góp của Đề tài

- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về khái niệm hứng thú và tầm quan trọng của nó đối với môn Toán học; những khó khăn và kết quả đạt được của HS khi học phần vectơ- Chương trình Hình học lớp 10

- Đề xuất được một số biện pháp dạy, học nhằm tạo ra sự hứng thú cho HS thông qua dạy, học phần vectơ- Chương trình Hình học lớp 10

Trang 6

3

- Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán học ở trường THPT

Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I Cơ sở khoa học

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm hứng thú

Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, có

ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động

1.2 Đặc điểm của hứng thú

Để thấy được những đặc trưng nổi bật của hứng thú trước hết chúng ta cần phân biệt hứng thú với nhu cầu:

Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó (đối tượng của hứng thú) bao giờ cũng được ta ý thức rõ ràng về ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của chúng ta Nhưng đối tượng gây ra nhu cầu thì ngay từ đầu lại chưa được ta ý thức đầy đủ, chỉ sau một thời gian dần dần đối tượng gây ra nhu cầu mới được ta ý thức ngày một rõ ràng hơn

Hơn nữa đối tượng gây ra hứng thú bao giờ cũng làm xuất hiện ở ta một tâm trạng dễ chịu, một cảm xúc tích cực, một thiện cảm đặc biệt với nó Từ đó hứng thú lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận và đi sâu vào nó Còn đối tượng gây ra nhu cầu thì đôi khi có những trường hợp mặc dù được ta ý thức đầy đủ, sâu sắc nhưng đối tượng đó lại có thể không gây ra cho ta một thiện cảm nào Chẳng hạn, ý thức được rất rõ thuốc làm cho ta khỏi bệnh nhưng không phải lúc nào thuốc cũng tạo ra cho ta một khoái cảm đặc biệt đối với nó

Như vậy muốn có hứng thú tồn tại cần có 2 điều kiện:

Điều kiện 1: Cái gây ra hứng thú phải được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống riêng của mình

Điều kiện 2: Cái gây ra hứng thú phải tạo ra ở cá nhân một khoái cảm đặc biệt

Mỗi hứng thú bao gồm cả hai điều kiện trên, thiếu một trong hai điều kiện

đó thì hứng thú không tồn tại Chính vì hai điều kiện trên mà hứng thú tạo nên ở

Trang 7

4

cá nhân khát vọng tiếp cận sâu vào đối tượng Và những đặc điểm trên đã khẳng định hứng thú là một thái độ đặc biệt

1.3 Biểu hiện của hứng thú

Hứng thú biểu hiện ở ba mặt:

- Mặt nhận thức: Khi có hứng thú đối với cái gì đó thì có sự tập trung chú

ý cao về đối tượng gây ra hứng thú, tính ổn định và tính bền vững thể hiện rõ trong chú ý có chủ định và chú ý không có chủ định, các hoạt động ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng tích cực hơn nhằm nhận thức chúng một cách đầy đủ và sâu sắc hơn

- Mặt xúc cảm- tình cảm: Đối tượng gây ra hứng thú tạo nên sự khoái cảm,

sự say mê, hấp dẫn đối với chủ thể Chủ thể thường xuyên được trải nghiệm những tình cảm dễ chịu từ phía đối tượng

- Biểu hiện ở hành vi: Khi chủ thể có hiểu biết về đối tượng gây ra hứng thú, đồng thời chủ thể lại có tình cảm đặc biệt với đối tượng gây ra hứng thú thì

họ sẽ xuất hiện khát vọng hành động đi sâu vào đối tượng, làm cho chủ thể hoạt động say mê và ít mệt mỏi

1.4 Vai trò của hứng thú đối với hoạt động học

Vai trò của hứng thú đặc biệt quan trọng trong nhà trường, nhất là hứng thú tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập của học sinh Vì vậy việc hình thành

và phát triển hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng cho HS là mục đích gần của GV Muốn cho các em học tập tốt, thành công trong học tập, muốn phát triển năng lực, phát triển trí tuệ cho các em (hay nói cách khác muốn đạt được mục đích giáo dục và giáo dưỡng trong nhà trường) thì trước hết người GV phải tạo được hứng thú nhận thức cho các em

1.5 Khái niệm hứng thú khi học tập môn Toán

Hứng thú khi học tập môn Toán là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với quá trình của sự lĩnh hội tri thức cũng như kĩ năng của môn Toán học do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa của môn học đối với bản thân

1.6 Một số định hướng nhằm tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh THPT thông qua việc dạy, học phần vectơ- Chương trình Hình học lớp 10 Việc phát triển hứng thú cho học sinh THPT khi học Toán vectơ trong Chương trình Hình học lớp 10 cần lưu ý các điều kiện sau đây:

Một là, GV phải tạo được ở HS một sự phát triển bình thường về nhận thức Toán học; HS cần có những tri thức, kĩ năng bước đầu đối với học tập

Trang 8

5

Hai là, việc tổ chức hoạt động học tập ở HS phải gây được ở HS thái độ tích cực đối với học tập, ở đây việc tạo ra những xúc cảm nhận thức đối với môn Toán, tạo ra những niềm vui do nhận thức mang lại chiếm một vị trí không nhỏ đối với HS

Ba là, hứng thú học tập môn toán vectơ chỉ thực sự bền vững khi HS nhận thức được sâu sắc ý nghĩa của toán vectơ và có hoạt động tích cực

Bốn là, vai trò của nguời GV cũng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hứng thú học tập của HS Với những phẩm chất đạo đức sư phạm, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn của mình, GV sẽ góp công sức rất lớn trong việc hình thành

và phát triển hứng thú học tập của HS Vì vậy, nguời GV cần phải gia công, đầu

tư nhiều về mặt phương pháp để giáo dục hứng thú học tập cho HS GV phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ CNTT và sử dụng thành thạo CNTT

để triển khai giờ học đạt hiệu quả cao GV sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học phù hợp với điều kiện dạy học trực tiếp cũng như dạy học trực tuyến hiện nay Muốn vậy, vấn đề ứng dụng CNTT cần được GV đặc biệt chú trọng sử dụng có hiệu quả, đúng thời điểm và đúng nội dung bài học

Mặt khác, GV cần chú trọng việc xây dựng bầu không khí giao tiếp thuận lợi giữa GV và HS, giữa HS với nhau Đây chính là một trong những điều kiện đảm bảo cho việc dạy học diễn ra một cách nhịp nhàng và có hiệu quả và là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hứng thú học tập ở học sinh GV cần xây dựng các hoạt động gắn kết giữa các thành viên trong nhóm, trong tập thể lớp Thông qua các hoạt động nhóm, HS hoạt động tích cực và hứng thú hơn

Qua quan sát, dự giờ, thăm lớp, điều tra, phỏng vấn vấn đề liên quan đến

sự hứng thú của HS trong dạy học Toán với tổng số 127 HS lớp 10 và 16 GV bộ môn Toán Cụ thể:

- Sự hứng thú của HS khi giải Toán vectơ thông qua đánh giá của GV được thể hiện cụ thể trong Bảng 1, cụ thể như sau:

- Hiệu quả biện pháp thường dùng để tạo sự hứng thú cho HS thông qua đánh giá của GV được thể hiện trong Bảng 2, cụ thể như sau:

Trang 9

6

- Hiệu quả biện pháp thường dùng tạo sự hứng thú cho HS thông qua đánh giá của HS, được thể hiện trong Bảng 3, cụ thể như sau:

3 Thực trạng

3.1 Các kết quả đạt được

- Đa số GV nhận thức được vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm tạo ra sự hứng thú trong học tập cho HS

- Một số học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học Toán vectơ từ đó tích cực, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và chủ động tìm hiểu kiến thức cao hơn

3.2 Những tồn tại, hạn chế

Thông qua khảo sát thực tiễn tình hình học tập của HS và sự trao đổi trực tiếp với các thầy cô giàu kinh nghiệm giảng dạy môn Toán THPT, chúng tôi nhận thấy trong việc dạy, học nội dung vectơ - Chương trình Hình học lớp 10 có một

số vấn đề sau:

* Về phía GV:

- GV có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra

sự hứng thú cho HS nhưng hiệu quả chưa cao

- Một số GV chưa phát huy hết khả năng trong việc ứng dụng các PPDH mới, ngại đổi mới học hỏi nhất là khả năng sử dụng CNTT còn hạn chế

* Về phía HS:

Trang 10

9

+ Nếu a b b c    ,   a c 

Dạng toán 2: Xác định vị trí của một điểm dựa vào đẳng thức vectơ Kiến thức:

+ AB k AC 

suy ra :

* A,B,C thẳng hàng

* Hai vectơ  AB AC,

, cùng hướng khi k dương, ngược hướng khi k âm

* AB  k AC

+ AB kCD 

0

k  suy ra AB song song với CD ( A, B, C, D không cùng nằm trên một đường thẳng) Hai vectơ cùng hướng khi k dương, ngược hướng khi

k âm

+ I là trung điểm của đoạn AB thì :

+ G là trọng tâm tam giác ABC thì:

0

GA GB GC     

3

Phương pháp: Tìm vị trí điểm N thỏa mãn đẳng thức vectơ cho trước Bước 1: Sử dụng các kiến thức về chèn điểm, gộp điểm, tính chất trung điểm, tính chất trọng tâm để biến đổi đẳng thức vectơ đã cho về đẳng thức vectơ sao cho chỉ có duy nhất một vectơ chứa điểm N

Bước 2: Sử dụng kiến thức về tổng của hai vectơ, hiệu hai vectơ, phép nhân một số với một vectơ để xác định vị trí N

Dạng toán 3: Tính độ dài vectơ

Phương pháp giải:

Cơ sở:

 Sử dụng các quy tắc về véctơ:

0 1 2

Ngày đăng: 16/11/2024, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w