1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp tổ chức trò chơi gắn với tích hợp liên môn

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 427,47 KB

Nội dung

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi nhưng có nội dung gắn liền với bài học.. Thực tế cho thấy, việc đưa trò chơi v

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI 1

II LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2

1 Mô tả các giải pháp kĩ thuật đã biết 2

2 Mô tả những điểm mới cơ bản của sáng kiến 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 4

III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5

1 Sử dụng trò chơi vào hoạt động Khởi động 5

1.1 Trò chơi “Tìm kiếm tài năng nhí” (Tích hợp với văn học) 5

1.2 Trò chơi “Tập làm ca sĩ” (Tích hợp với âm nhạc) 6

2 Sử dụng trò chơi vào hoạt động Hình thành kiến thức mới 8

2.1 Trò chơi “Bàn tay kì diệu” (Tích hợp với mĩ thuật) 8

2.2 Trò chơi “Tam sao thất bản” (Tích hợp với kiến thức văn học và lịch sử) 9

3 Sử dụng trò chơi vào hoạt động Luyện tập 10

3.1 Trò chơi “Hướng dẫn viên du lịch”(Tích hợp với văn học, địa lí) 10

3.2 Trò chơi “Truyền điện”(Tích hợp với kiến thức, hiểu biết xã hội) 11

4 Sử dụng trò chơi vào hoạt động Vận dụng 12

4.1 Trò chơi “Người hùng biện” (Tích hợp với kiến thức xã hội và văn học) 12

4.2 Trò chơi “Rung chuông vàng” (Tích hợp với kiến thức, hiểu biết xã hội) 13

IV HIỆU QUẢ THỰC HIỆN 14

1 Khảo sát tâm lý học sinh 14

2 So sánh kết quả giữa các năm học 14

V KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI 16

C PHẦN KẾT LUẬN 17

I BÀI HỌC KINH NGHIỆM 17

II ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 17

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với tất cả các môn học, các hoạt động trong trường THCS việc dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) góp phần giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo đã được xác định Học sinh không chỉ được trang bị kiến thức mà còn phát triển cả về năng lực và phẩm chất Đây cũng chính là mục tiêu chung mà toàn ngành giáo dục đã và đang hướng tới Hiệu quả của môn GDCD tùy thuộc ở quan niệm, ở việc triển khai nội dung bài học và những phương pháp sư phạm phù hợp Vậy nên việc lựa chọn “phương pháp tổ chức trò chơi gắn liền với tích hợp liên môn” là một giải pháp tích cực, phù hợp trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay

II LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi nhưng có nội dung gắn liền với bài học Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ học tập với nhu cầu vui chơi, giao tiếp của học sinh "học mà chơi, chơi mà học" thì các em không những hình thành được kiến thức mà còn rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của chương trình Giáo dục Phổ thông mới

Thực tế cho thấy, việc đưa trò chơi vào giảng dạy trong môn GDCD ở trường THCS một số giáo viên đã tiến hành nhưng hiệu quả chưa cao bởi thiếu sự đầu tư hoặc có đưa cũng chỉ trong những giờ thao giảng, dạy mẫu nên vẫn còn tình trạng: thầy đọc - trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động cho học sinh Sở dĩ có tình trạng trên là do tác động của điều kiện thời gian,

cơ sở vật chất, đặc điểm đối tượng học sinh, tâm lí ngại khó, xem GDCD chỉ

là môn phụ của cả giáo viên và học sinh

Thế nên, việc tổ chức trò chơi trong môn học GDCD bị hạn chế nhiều Bên cạnh đó, tổ chức trò chơi gắn liền với tích hợp liên môn (Theo tinh thần đổi mới của chương trình GDPT hiện nay) lại càng gây khó khăn hơn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, say mê, sáng tạo, tâm huyết với môn học thực sự

Trang 3

Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt nhất giáo viên cần xác định đưa trò chơi vào lúc nào? Tổ chức ra sao để không nhàm chán? Làm thế nào để thông qua trò chơi vừa tạo được tâm lí thoải mái vừa hướng đến nội dung bài học, kích thích tư duy, liên hệ với các môn học khác một cách tự nhiên nhất? Nếu giáo viên tổ chức không tốt, thời điểm không phù hợp, tích hợp gượng ép thì trò chơi không những không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng, gây ra sự hỗn độn không cần thiết và nguy hại nhất là học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài học

Từ những lí do trên đã thôi thúc bản thân tôi tìm hiểu và nghiên cứu biện pháp trong dạy học bộ môn GDCD ở trường THCS: Phương pháp tổ chức trò chơi gắn với tích hợp liên môn

III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài tôi thực hiện là nêu lên kinh nghiệm khi giảng dạy một số bài học bằng việc tổ chức trò chơi xen kẽ trong các hoạt động dạy học của môn GDCD từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS

IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD, tạo sự hấp dẫn, hứng thú,cho học sinh trong quá trình học tập và làm cho môn GDCD thật sự xứng đáng với vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn giáo dục đạo đức trong nhà trường THCS

V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Mô tả các giải pháp kĩ thuật đã biết

- Trước đây, giáo viên chủ yếu truyền thụ kiến thức, chưa phát huy tính tích cực chủ động của học sinh; học sinh chưa tự khám phá, tham gia các hoạt động học tập một cách hứng thú, sôi nổi Các giờ học trở nên khô khan, nhàm chán, theo một lối mòn: Thầy đọc - trò chép

- Nhiều khi giáo viên và học sinh phải ở tình trạng “dạy chay”, “học chay”, học sinh khó tiếp thu bài, chất lượng giờ học chưa cao

- Các trò chơi được đưa vào giờ học nhưng chỉ mang tính “chiếu lệ”, hình thức, chưa phát huy được hết những thành tố tích cực sẵn có

Trang 4

2 Mô tả những điểm mới cơ bản của sáng kiến

- Thông qua phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy GDCD gắn liền với tích hợp liên môn, tạo ra sự chuyển biến mới trong đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục

- Các trò chơi gắn với hệ thống kiến thức liên môn đặt theo trục hoạt động dạy học của phương pháp mới hiện nay bao gồm: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng

- Phát huy được tính sáng tạo, kĩ năng sống, giá trị sống, phẩm chất và năng lực học sinh bởi các trò chơi được đổi mới về tên gọi về cách chơi

- Giải pháp là một “bước đệm” quan trọng cho quá trình tổ chức dạy học liên môn

Trang 5

học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên còn phổ biến Việc rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hành vi của học sinh trong dạy học môn GDCD thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình Nhiều nơi chủ yếu chỉ sử dụng các thiết bị dạy học môn học tối thiểu do Bộ qui định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học Nhiều cấp quản

lý chưa thực sự quan tâm đến môn GDCD, vẫn xem đó là môn học phụ, nên chưa tạo điều kiện để giáo viên GDCD nâng cao chất lượng dạy học…” Thật vậy, nhận thức của đa số giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học là đúng nhưng chưa đầy đủ vị trí, vai trò môn học, còn xem nhẹ, cải tiến các phương pháp còn chậm, vận dụng chưa đa dạng, kết hợp chưa hiệu quả, ngại đổi mới vì không muốn mất nhiều thời gian, công sức đầu tư cho việc chuẩn

bị giờ dạy Giáo viên giảng dạy vận dụng phương pháp hiệu quả còn thấp, sử dụng hình thức còn đơn điệu, chưa phù hợp với bài học,với thực tiễn, với đối tượng học sinh địa phương.Thực hiện phương pháp dạy theo mô hình lấy học sinh làm trung tâm chưa rõ ràng.Vận dụng các yếu tố trực quan để kích thích người học chưa thật sự sinh động Học sinh lĩnh hội kiến thức còn nhàm chán Từ

đó, việc tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, để khai thác tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học môn GDCD là một yêu cầu rất cần thiết

III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng, không nhất thiết giờ học nào cũng bắt buộc sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi Tùy từng bài, từng phần, điều kiện dạy học của nhà trường, khả năng học sinh và năng lực tổ chức của giáo viên mà lựa chọn trò chơi phù hợp.Trong một tiết dạy, giáo viên chỉ nên tổ chức một đến hai trò chơi, cần phối hợp linh hoạt giữa trò chơi truyền thống với hiện đại để giờ học đạt hiệu quả cao nhất

Sau đây là một số nội dung và hình thức trò chơi gắn liền với tích hợp liên môn theo hệ thống các hoạt động dạy học của Chương trình Giáo dục Phổ thông mới mà tôi đã vận dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy của mình

1 Sử dụng trò chơi vào hoạt động Khởi động

1.1 Trò chơi “Tìm kiếm tài năng nhí” (Tích hợp với văn học)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết kịch, đóng kịch, phát triển năng lực ngôn

ngữ, giao tiếp, hợp tác, rèn tính sáng tạo

Trang 6

Ví dụ: Khi học bài 16- tiết 23 “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn

trọng tài sản của người khác”- GDCD8 Giáo viên tổ chức trò chơi “Tìm

kiếm tài năng nhí”

* Cách thức thực hiện: Chia HS thành 2 đội chơi Các đội xây dựng kịch

bản dựa trên tình huống cho sẵn, phân vai phù hợp thể hiện (GV cho trước tình huống để HS chuẩn bị ở nhà)

Tình huống: Trên đường đến trường, một nhóm học sinh nhặt được một

chiếc ví, bên trong có các giấy tờ, 5 triệu đồng và một chiếc điện thoại Sau một hồi tranh cãi cả nhóm quyết định báo sự việc lên cô giáo chủ nhiệm và được tuyên dương

- Các đội tham gia trò chơi qua tiểu phẩm

- Thời gian biểu diễn cho mỗi đội: 3 phút

- Tiểu phẩm kết thúc Các đội tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau Giáo viên nhận xét, cho điểm về cách xây dựng kịch bản, về khả năng diễn xuất của từng đội chơi

- GV đưa ra câu hỏi: Qua tiểu phẩm, em rút ra được bài học gì?

- Dự kiến câu trả lời: Không tham lam của rơi, phải có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Từ đây, GV dẫn vào bài mới

* Thông qua trò chơi, các em phát huy được khả năng trình diễn trước

lớp, nhận thức được việc làm có ý nghĩa, đồng thời thể hiện tính trung thực, biết tôn trọng tài sản của người khác

- Sau bài học đã có một số em học sinh khi nhặt được chiếc bút, tiền…của các bạn trong lớp, trong trường đã gửi trả lại cho người đánh mất

1.2 Trò chơi “Tập làm ca sĩ” (Tích hợp với âm nhạc)

* Mục tiêu: Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc, tạo sự tự tin, mạnh dạn, tự

thể hiện năng khiếu của bản thân

Ví dụ: Khi học bài 6- tiết 9 “Biết ơn” - GDCD 6 Giáo viên tổ chức trò

chơi “Tập làm ca sĩ”

* Chuẩn bị:

+ GV: Cho học sinh bài đồng dao “Biết ơn”, gợi ý về ý tưởng để các em chuyển đổi sang một số loại hình âm nhạc như hát, đọc ráp,

+ HS: Được hướng dẫn từ tiết trước

Trang 7

Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng

Ăn đĩa rau muống Nhớ người đào ao

Ăn một quả đào Nhớ người vun gốc

Ăn một con ốc Nhớ người đi mò Sang đò

Nhớ người chèo chống Nằm võng

Nhớ người mắc dây Đứng mát gốc cây Nhớ người trồng trọt

* Cách thức thực hiện: Chia HS thành 2 đội chơi Các đội phải chọn

hình thức thể hiện là hát hoặc đọc ráp để làm mới bài đồng dao trong vòng 2 phút

- Lựa chọn Ban giám khảo - các thành viên trong lớp

- Các đội cử ca sĩ của đội mình lên trình diễn

- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét, cho điểm

- Giáo viên nhận xét, cho điểm về khả năng biểu diễn của từng đội chơi

- GV đưa ra câu hỏi nhằm hướng dẫn HS rút ra bài học: Bài đồng dao muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

- Dự kiến câu trả lời: Nhắn nhủ chúng ta về lòng biết ơn

Từ đây, GV dẫn vào bài mới

* Việc sử dụng trò chơi ở phần khởi động tạo được không khí sôi nổi, hào hứng, tạo tâm thế thoải mái để các em bước vào hoạt động tiếp theo HS bước đầu nhận ra nội dung kiến thức mà các em sắp được khám phá, sẵn sàng cho quá trình hình thành kiến thức mới

Trang 8

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Sau khi các đội hoàn thành trò chơi, GV chiếu đáp án, HS nhận xét kết quả đội bạn (chấm chéo) và rút kinh nghiệm

- GV nêu câu hỏi cho phần trò chơi này:

? Những hình ảnh trên gợi cho em về những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

- Dự kiến câu trả lời của HS: Yêu nước, hiếu thảo, đoàn kết, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo

* Thông qua trò chơi, các em bộc lộ được kĩ năng làm việc nhóm, ghi

nhớ được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam để từ đó biết giữ gìn và phát huy

3 Sử dụng trò chơi vào hoạt động Luyện tập

3.1 Trò chơi “Hướng dẫn viên du lịch”(Tích hợp với văn học, địa lí)

* Mục tiêu: HS thể hiện được hiểu biết của mình về một lĩnh vực nào đó,

bộc lộ năng lực về ngôn ngữ, giúp các em sự mạnh dạn, tự tin trước tập thể

Trang 9

Trò chơi được áp dụng vào câu d/trang 51 bài “Bảo vệ di sản văn hóa” (GDCD 7)

? Hãy giới thiệu tóm tắt về một danh lam thắng cảnh của địa phương, của đất nước mà em biết

* Chuẩn bị: Chia học sinh thành 2 nhóm Các nhóm trao đổi, thảo luận

và hoàn thành bài viết ở nhà (GV hướng dẫn từ giờ học trước, gợi ý một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của địa phương Hà Tĩnh như biển Thiên Cầm, chùa Hương Tích, hồ Kẻ gỗ, )

* Cách thức thực hiện: Trong vòng 3 phút, các nhóm cử đại diện lên giới

thiệu

- HS chọn đội mình yêu thích (bằng cách giơ tay theo biểu tượng like), đội được bình chọn nhiều sẽ thắng cuộc

- GV nhận xét, cho điểm, chốt bài học

* Trò chơi đã giúp HS có thêm hiểu biết về những danh lam thắng cảnh

địa phương, của đất nước để các em thêm yêu quý, tự hào, bảo vệ và gìn giữ

3.2 Trò chơi “Truyền điện”(Tích hợp với kiến thức, hiểu biết xã hội)

* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phản ứng nhanh, hình thành thói quen tìm hiểu

các vấn đề trong đời sống xã hội

Ví dụ: Áp dụng vào bài tập 1/Trang 35 bài “Lí tưởng sống của thanh niên” (GDCD 9)

? Nêu những việc làm biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên

* Cách thức thực hiện: Người chơi ngồi tại chỗ, phải trả lời thật nhanh yêu

cầu chỉ trong vòng 3 giây

- GV chọn một người làm quản trò (Lớp trưởng)

- Quản trò chọn lựa một người xung phong chơi đầu tiên

- Người chơi đầu tiên A nhanh chóng nói to một việc làm như “vượt khó trong học tập để không ngừng tiến bộ” và chỉ tay vào một bạn B bất kì để

“truyền điện”

- Người chơi thứ hai B nhanh chóng nói tiếp Ví dụ “Vận dụng những điều

đã học vào thực tiễn” rồi tiếp chỉ tay vào người chơi C để “truyền điện”

Ngày đăng: 24/11/2024, 22:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w