HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỀ: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET Hà Nội, 2024
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỀ:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
Hà Nội, 2024 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 Giới thiệu về Vietjet Air 3
1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp 3
1.2 Tình hình kinh doanh 5
1.3 Cơ cấu tổ chức 7
Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thu Trang
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Vương Thuý Ngân (NT) 24A4031495
Bùi Thị Mai Oanh 24A4031505 Nguyễn Mạnh Cường 24A4032825
Trang 21.4 Nhân sự 9
1.5 Công tác quản trị chiến lược 10
2 Đánh giá hoạch định chiến lược của Vietjet Air 13
2.1 Ưu điểm - nhược điểm chiến lược 13
2.2 Nguyên nhân 18
2.3 Đề xuất giải pháp 19
3 Giải pháp nâng cao quản trị chiến lược của Vietjet Air 21
3.1 Hướng công ty 21
3.2 Giải pháp của Vietjet để nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực 22
3.3 Phân tích môi trường 26
3.4 Ma trận SWOT 35
3.5 Đề xuất chiến lược cho Vietjet và tính khả thi của chiến lược đó 36
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
MỞ ĐẦU
Hiện nay, những doanh nghiệp lớn đang bao phủ toàn bộ thị trường Việt tiêu biểu là Vingroup kinh doanh về xe điện, bất động sản Vinhomes, xe ô tô Vinfast…Đối với mảng hàng không phải kể đến là Vietnam Airline và đặc biệt là hãng hàng không với giá cả phải chăng gọi tên Vietjet Không chỉ nổi tiếng với những chiến lược táo bạo
và thành công vang dội Hành trình bứt phá của Vietjet không thể tách rời khỏi chiến lược quản trị sáng suốt, tạo nên một mô hình kinh doanh độc đáo, đưa Vietjet trở
Trang 3thành hãng hàng không giá rẻ (LCC-Low Cost Carrier) được yêu thích nhất Việt Nam
và khu vực
Vietjet mang đến một cơ hội bay cho mọi người Đây là điều mà hãng hàngkhông hướng đến và đang trong quá trình thực hiện Ai cũng có thể bay lên bầu trời,
sử dụng dịch vụ máy bay như hãng hàng không khác với giá vừa túi tiền Khách hàng
có thu nhập trung bình khá đều có thể di chuyển bằng phương tiện này mà không chiquá nhiều tiền cho nó Điểm đặc biệt ở đây là cách Vietjet đưa ra những chiến lượcđặc biệt từ sản phẩm, giá và chiến lược tiếp thị Sản phẩm của Vietjet có chất lượng
và uy tín ngang ngửa những hãng hàng không khác và hơn nữa công ty này đang tiếptục cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm máy bay hết mức có thể Áp dụng chiếnlược giá rẻ cạnh tranh về giá so với những phân khúc thường và hạng sang trên máybay Chiến lược này đã đưa tên tuổi Vietjet được nhiều người biết đến và khi hỏi đếnhãng hàng không Vietjet có ưu điểm gì thì đó chính là giá rẻ hơn những hãng hàngkhông khác Vietjet đã thành công xây dựng yếu tố định vị vững chắc trong lòngkhách hàng, mở ra cánh cửa bầu trời cho đại đa số người dân Việt Nam Hơn hết,Vietjet đầu tư vào những hoạt động tiếp thị mạnh mẽ như banner, quảng cáo trêncác phương tiện truyền thông đại chúng…tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ Việcđặt một chiếc vé máy bay được tích hợp trên nhiều ứng dụng như các app ngân hàng,mua hàng và thanh toán tiện lợi và quy trình sử dụng đơn giản hóa do đó tiếp cậnđược một lượng lớn khách hàng Với những chiến lược mạnh mẽ như vậy, Vietjetphải có cách quản trị chiến lược đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty,những thành công vượt trội của Vietjet và bài học kinh nghiệm quý giá sau nhữngthất bại Thực trạng công ty đang có những thay đổi như thế nào, từng khâu hoạchđịnh chiến lược của Vietjet để đảm bảo được mục tiêu ngắn và dài hạn của công ty,nâng cao hiệu quả kinh doanh định hướng Vietjet trở thành hãng hàng không số 1 tạiViệt Nam
Trang 4NỘI DUNG
1 Giới thiệu về Vietjet Air
1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1.1 Thông tin
o Tên: Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
o Tên tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint Stock Company
o Địa chỉ trụ sở chính: 302/3 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình,
Hà Nội
o Mã số thuế: 0102325399
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu: Cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàngkhông; cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thông qua các ứng dụngcông nghệ thương mại điện tử
Vietjet đang khai thác 86 máy bay A320, A321 và A330, thực hiện hơn 400 chuyếnbay mỗi ngày và đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt hành khách, với 139 đường baygồm 48 đường nội địa phủ khắp tại Việt Nam và 95 đường bay quốc tế đến Nhật Bản,Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar,Malaysia, Campuchia, Indonesia…
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings vàHDBank với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ VND (tương đương 37.5 triệu USD tại thờiđiểm góp vốn) Tháng 11 năm 2007, hãng nhận được cấp giấy phép phê duyệt từ Bộtrưởng Bộ tài chính Việt Nam và trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, chỉsau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific,Công ty Bay Dịch vụ Hàng không (VASCO) và làhãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Bộtrưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã trao giấy phép kinh doanh vậnchuyển hàng không cho VietJet Air Tháng 11 năm 2009, Vietjet Air chính thức đi vàohoạt động Ngày 25 tháng 12 năm 2011, hãng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên từTân Sơn Nhất đi Nội Bài sau nhiều lần xin hoãn thời điểm bay
Những năm sau đó, hãng có những hoạt động và thành tích ấn tượng có thể kể đếnnhư:
Trang 5Năm 2013: VietjetAir chính thức mở đường bay đi Bangkok, Thái Lan Đây cũng làđường bay thứ 10 và cũng là đường bay quốc tế đầu tiên của hãng.
Năm 2014: Ra mắt công ty cổ phần VietJet Air Cargo và công ty cổ phần Thai VietJetAir
Năm 2016: Ngày 23/5/2016, VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD
Năm 2017:
Thành viên Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA)
Ngày 28/2/2017, Cổ phiếu VJC chính thức niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoánThành phố Hồ Chí Minh
AirlineRatings đánh giá 7/7★ về phòng chống Covid-19
Năm 2022:
Tạp chí The Global Economics Times Anh quốc trao giải Sản phẩm Fintech mới tốtnhất 2022 - Best New Fintech Product cho "Bay trước - Trả sau", một sản phẩm côngnghệ kết hợp giữa Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet và giải pháp tài chính tiêudùng MOVI
Giải thưởng: "Hãng hàng không mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng toàn cầu Value Airline of the Year" và "Top 10 hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất thế giới -Top 10 Best Low-cost Airlines" do AirlineRatings bình chọn
Trang 61.2 Tình hình kinh doanh
Dựa trên số liệu được tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty Cổphần Hàng không Vietjet, dưới đây là bảng tổng hợp so sánh doanh thu, lợi nhuận vàchi phí của công ty trong 3 năm gần đây:
với 2021
Thay đổi 2023 sovới 2022
do các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại của các quốc gia
Tuy nhiên, doanh thu trong năm 2023 đã tăng trưởng mạnh so với hai năm trước, đạt62.500 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong 3 năm Mức tăng trưởng doanh thu trong năm
2023 đạt 49,7% so với năm 2022 và 21,8% so với năm 2021 nhờ:
Nhu cầu đi lại của người dân tăng cao sau khi dịch bệnh được kiểm soát
Mở rộng mạng lưới đường bay quốc tế mới
Tăng tần suất các đường bay nội địa và quốc tế
Triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn thu hút khách hàng
Trang 71.2.2 Về chi phí
Chi phí của Vietjet Air trong năm 2021 và 2022 cũng có xu hướng giảm do ảnhhưởng của đại dịch Covid-19 Chi phí trong năm 2023 đạt 59.156 tỷ đồng cao hơn sovới mức chi phí đạt được trong năm 2021 và 2022 Mức tăng chi phí trong năm 2023
so với năm 2021 đạt 18,5% và so với 2022 đạt 45,3% do:
Giá nhiên liệu tăng cao bởi tình hình thế giới- chiến tranh Nga và Ukraina
Hoạt động bay tăng cường sau khi dịch bệnh được kiểm soát, dẫn đến chi phí nhiênliệu, thuê bao máy bay, bảo dưỡng tăng
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng do các hoạt động marketing, quảng
bá được đẩy mạnh
1.2.3 Về lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế của Vietjet Air trong năm 2021 và 2022 cũng sụt giảm doảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Lợi nhuận sau thuế trong năm 2023 đạt 344 tỷ đồng,tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2021 và 2022 Mứcgiảm lợi nhuận sau thuế trong năm 2023 so với năm 2021 đạt 75,5% và so với 2022đạt 67,7% Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietjet Air đã giảmsút đáng kể trong năm 2023 Mặc dù doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận vẫn giảm dodoanh thu tăng nhưng chưa đủ bù đắp cho chi phí tăng cao
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Vietjet Air trong 3 năm gần đây 2023) chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 Mặc dù doanh thu trong năm
(2021-2023 có dấu hiệu phục hồi so với năm 2022, lợi nhuận sau thuế của Vietjet Air vẫngiảm mạnh do chi phí tăng cao Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của VietjetAir trong năm 2023 vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức Vì vậy, Vietjet Air cần tiếptục theo dõi sát sao diễn biến thị trường, có chiến lược kinh doanh phù hợp để duy trì
đà tăng trưởng và nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới
Để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao lợi nhuận sau thuếtrong thời gian tới, Vietjet Air cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Kiểm soát chi phí: Vietjet Air cần áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí hiệuquả, đặc biệt là chi phí nhiên liệu, chi phí thuê bao máy bay và chi phí bán hàng,quản lý doanh nghiệp
Trang 8 Tăng doanh thu: Vietjet Air cần đẩy mạnh khai thác các đường bay mới, đặc biệt
là các đường bay quốc tế, đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi hấpdẫn để thu hút khách hàng
Nâng cao hiệu quả hoạt động: Vietjet Air cần áp dụng các giải pháp công nghệtiên tiến để tối ưu hóa hoạt động khai thác, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăngcường trải nghiệm khách hàng
1.3 Cơ cấu tổ chức
Trang 9Đại hội đồng Cổ Đông
Hội đồng Quản trị
Ban kiểm soát
Ban Giám đốc
Kiểm toán
- Kiểm soát nội bộ
An toàn - An ninh Đảm bảo chất lượng
bảo chất lượng
Trung
tâm
Đào tạo
Khối khai thác bay
Khối khai thác mặt đất
Khối
Kỹ Thuật
KhốiThư ơng mại
Dịch vụKhách hàng
Tài chính
Trang 101.3.1 Hội đồng quản trị
Bà Nguyễn Thanh Hà: Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Donal Joseph Boylan: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Thành viên độc lậpÔng Lưu Đức Khánh: Thành viên Hội đồng Quản trị
Ông Đinh Việt Phương: Thành viên Hội đồng Quản trị
Ông Nguyễn Thanh Hùng: Thành viên Hội đồng Quản trị
Ông Chu Việt Cường: Thành viên Hội đồng Quản trị
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập
1.3.2 Ban điều hành
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Tổng Giám đốc
Ông Đinh Việt Phương: Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành
Bà Hồ Ngọc Yến Phương: Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính
Ông Nguyễn Thanh Sơn: Phó Tổng Giám đốc
Ông Tô Việt Thắng: Phó Tổng Giám đốc
Ông Michael Hickey: Phó Tổng Giám đốc khai thá
1.3.3 Phó Tổng Giám đốc phụ trách chuyên môn
Ông Lương Thế Phúc: Phó Tổng Giám đốc
Bà Nguyễn Thị Thúy Bình: Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thái Trung: Phó Tổng Giám đốc
Ông Đỗ Xuân Quang: Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Đức Thịnh: Phó Tổng Giám đốc
1.4 Nhân sự
Quy mô: Theo báo cáo tài chính quý 1/2024, Vietjet Air có tổng số nhân viên là6.335 người So với con số 5.849 nhân viên vào cuối năm 2022, Vietjet Air đã tuyểndụng thêm 486 nhân viên trong 3 tháng đầu năm 2024 Mức tăng trưởng nhân sự trongquý 1/2024 đạt 8,32% Số lượng nhân viên của Vietjet Air tăng nhanh trong những nămgần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của hãng
Cấu trúc: Đội ngũ nhân viên Vietjet Air được chia thành các nhóm chính:
Nhân viên phi hành đoàn: Bao gồm phi công, tiếp viên hàng không, nhân viên buồnglái
Trang 11Nhân viên mặt đất: Bao gồm nhân viên tại các sân bay, quầy check-in, bộ phận bánhàng, dịch vụ khách hàng.
Nhân viên kỹ thuật: Bao gồm nhân viên bảo dưỡng máy bay, kỹ sư, nhân viên hỗ trợ
kỹ thuật
Nhân viên văn phòng: Bao gồm nhân viên hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán
Chất lượng: Sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, có trình độ chuyênmôn cao và thái độ phục vụ chuyên nghiệp Vietjet Air không công bố chính thức vềtrình độ học vấn của nhân viên Tuy nhiên, theo thông tin tuyển dụng trên website củahãng, Vietjet Air yêu cầu ứng viên tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, có chuyên môn phùhợp với vị trí ứng tuyển Ngoài ra, Vietjet Air cũng khuyến khích nhân viên tham giacác khóa học đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm
Hình 2: Sơ đồ tổ chức và nhân sự của Vietjet Air1.5 Công tác quản trị chiến lược
Để có bước tiến xa và thành công Vietjet đã có quy trình quản trị chiến lược tốt Dễthấy trong tất cả các chiến lược của doanh nghiệp đều có đủ các quy trình trên Chiếnlược của Vietjet Air được quản trị bởi Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Giám đốccủa công ty
Trang 12HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của Vietjet Air, chịu trách nhiệm đề ra địnhhướng chiến lược và giám sát hoạt động của công ty HĐQT bao gồm các thành viên
có uy tín trong lĩnh vực hàng không và tài chính Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điềuhành công ty ngày qua ngày, thực hiện các chiến lược do HĐQT đề ra Ban Giám đốcbao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực như bay, kỹ thuật, tài chính, marketing Trong đó những thành viên chịu trách nhiệm chính trong và hoàn toàn có đủ năng lựctrong công tác quản trị chiến lược gồm:
Chủ tịch Nguyễn Thanh Hà và Phó chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng phụ trách vềchiến lược, đối ngoại và các dự án hạ tầng
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Phương Thảo phụ trách về chiến lược phát triển kinhdoanh trung và dài hạn
Mỗi năm doanh nghiệp đều có báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trongnăm vừa qua và những kế hoạch chiến lược phát triển chung trong năm tiếp theo.Cùng với đó là những chiến lược phát triển trung và dài hạn
Quy trình quản trị chiến lược:
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu dài hạn
Trở thành hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á: Vietjet Air đặt mục tiêu trở thànhhãng hàng không giá rẻ (LCC) lớn nhất châu Á về thị phần vận chuyển hành khách vàquy mô đội bay Hãng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới đường bay, tăng tần suất và khaithác các đường bay mới tiềm năng Vietjet Air cũng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ vàtrải nghiệm khách hàng để thu hút thêm khách hàng và duy trì vị thế dẫn đầu
Mở rộng hoạt động sang các thị trường mới: Vietjet Air đang hướng đến việc mở rộnghoạt động sang các thị trường mới tiềm năng như châu u, Mỹ, Úc Hãng có thể hợptác với các hãng hàng không địa phương để khai thác các đường bay liên danh hoặcthành lập hãng hàng không con tại các thị trường này Mở rộng sang các thị trườngmới sẽ giúp Vietjet Air tiếp cận nguồn khách hàng mới và tăng doanh thu
Trang 13Phát triển các dịch vụ mới: Ngoài vận chuyển hành khách, Vietjet Air cũngđang phát triển các dịch vụ mới như vận tải hàng hóa, du lịch, quảng cáo… Các dịch
vụ mới này sẽ giúp Vietjet Air tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu rủi rophụ thuộc vào mảng vận chuyển hành khách truyền thống
Nâng cao hiệu quả hoạt động: Vietjet Air sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đểnâng cao hiệu quả hoạt động, bao gồm tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa quy trình, ứngdụng công nghệ mới… Nâng cao hiệu quả hoạt động sẽ giúp Vietjet Air duy trì lợi thếcạnh tranh và tăng lợi nhuận
Phát triển bền vững: cam kết phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và cộngđồng Hãng sẽ đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu rác thải vàcác hoạt động xã hội.Phát triển bền vững sẽ giúp Vietjet Air nâng cao hình ảnh và uytín thương hiệu
Bước 3: Xây dựng chiến lược
Vietjet Air, hãng hàng không giá rẻ (LCC) hàng đầu Việt Nam, đã đạt đượcthành công vang dội trong những năm qua nhờ áp dụng hiệu quả chiến lược dẫn đầuchi phí Chiến lược này tập trung vào việc giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động, từ đóđưa ra giá vé thấp nhất cho khách hàng
Mục tiêu: Cung cấp vé máy bay với giá rẻ nhất thị trường, phù hợp với khảnăng chi trả của đại đa số người dân Việt Nam Thu hút lượng lớn khách hàng, đặc biệt
là những đối tượng nhạy cảm về giá cả Tăng thị phần và doanh thu cho hãng hàngkhông Vietjet Air áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả để tối ưu hóa chi phí và thực hiệnchiến lược giá rẻ thành công:
Sử dụng máy bay thân hẹp tiết kiệm nhiên liệu: ưu tiên sử dụng các dòng máy baythân hẹp như Airbus A320, A321neo có khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội, từ
đó giảm thiểu chi phí vận hành
Tối ưu hóa quy trình khai thác bay: tối ưu hóa lịch bay, giảm thời gian quay vòngmáy bay, tăng hiệu quả khai thác, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và nhân lực
Giảm thiểu các dịch vụ miễn phí trên máy bay: chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bảnmiễn phí như nước uống, khăn lau tay, nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá vé
Cắt giảm chi phí quản lý và nhân sự: áp dụng mô hình quản lý tinh gọn, hiệu quả,
sử dụng công nghệ tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí bộ máy hành chính vànhân sự
Trang 14 Bán vé trực tuyến: tập trung bán vé trực tuyến qua website và ứng dụng di động,tiết kiệm chi phí hoa hồng cho đại lý và tiếp cận khách hàng nhanh chóng.
Khuyến mãi và ưu đãi thường xuyên: tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫnvới giá vé siêu rẻ, thu hút sự chú ý của khách hàng và kích thích nhu cầu mua vé
Phân hạng vé đa dạng: cung cấp nhiều hạng vé khác nhau với mức giá phù hợp vớinhu cầu đa dạng của khách hàng, từ hạng Promo tiết kiệm nhất đến hạng Skybosscao cấp
Thành tựu: Vietjet Air được bình chọn là "Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới"bởi Skytrax trong 5 năm liên tiếp (2017 - 2021)
Bước 4: Triển khai chiến lược
Vietjet Air triển khai chiến lược thông qua một hệ thống quản trị hiệu quả, bao gồm:
Hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP)
Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (HRM)
Vietjet Air cũng đào tạo nhân viên để họ có thể hiểu rõ và thực hiện tốt chiến lược củacông ty
Bước 5: Đánh giá và kiểm soát chiến lược
Vietjet Air theo dõi và đánh giá hiệu quả thực hiện chiến lược thông qua một hệ thốngbáo cáo và phân tích Dựa trên kết quả theo dõi và đánh giá, Vietjet Air điều chỉnhchiến lược khi cần thiết
Nhờ áp dụng hiệu quả mô hình quản trị chiến lược, Vietjet Air đã đạt được nhiều thànhcông trong những năm qua Vietjet Air đã trở thành hãng hàng không giá rẻ hàng đầuViệt Nam và là một trong những hãng hàng không phát triển nhanh nhất châu Á
2 Đánh giá hoạch định chiến lược của Vietjet Air
2.1 Ưu điểm - nhược điểm chiến lược
2.1.1 Ưu điểm
Chiến lược “hãng hàng không giá rẻ”:
Ngay từ khi mới vào hoạt động, Vietjet Air đã định vị mình là “hãng hàng khônggiá rẻ”, vì vậy mà khách hàng mục tiêu hãng tập trung nhắm đến là những khách hàngtrẻ, năng động và thích đi du lịch, những đối tượng có thu nhập tầm trung và mới đimáy bay lần đầu Dựa vào việc tìm hiểu về mức thu nhập bình quân của người ViệtNam, Vietjet Air đã tung ra mức giá vé thấp cho chiến lược giá của mình để thu hút
Trang 15khách hàng Để thực hiện được chiến lược giá thấp này, hãng đã tối ưu chi phí và cắtgiảm một số dịch vụ kèm theo Vietjet Air hiện khai thác hai dòng tàu bay thân hẹpA320 và A321 Đây là dòng máy bay chuyên phục vụ cho các tuyến bay ngắn (5-6 giờbay), giúp Vietjet Air quay vòng nhiều chuyến, đi về trong ngày, giảm được chi phívận hành cũng như chi phí ăn ở cho đội bay Đây cũng là loại máy bay tiên tiến nhất,
có tuổi đời 3,3 tuổi, giúp Vietjet tiết kiệm tối đa chi phí xăng khoảng 15%
Trong chiến lược chi phí thấp của mình, Vietjet Air đã cắt giảm các chi phí đi kèmtiền vé như suất ăn trên máy bay, chi phí hành lý Thay vào đó, hành lý, ăn uống thànhdịch vụ hành khách phải trả tiền riêng tùy theo nhu cầu Đổi lại, thay vì các phần ăn đãtính trong giá vé chỉ với một số lựa chọn sẵn thì menu Vietjet có tới tận 9 món ăn nónghợp khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng
Ngoài ra, một trong những lý do mà vé máy bay của Vietjet rẻ là khách hàng khôngcần trực tiếp đến đại lý vé máy bay để mua mà có thể đặt online để giảm thiểu tối đachi phí vận hành
Chiếm thị phần lớn:
VietJet đã nhanh chóng thâu tóm thị phần ở Việt Nam – một trong những hãnghàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới GDP đã tăng ít nhất 5% mỗi năm kể từkhi VietJet Air đi vào hoạt động Nhiều người chuyển đi từ các phương tiện như xekhách và tàu hỏa sang máy bay Từ mức 12 triệu khách năm 2012, đến năm 2016 sốlượt khách hàng mà ngành hàng không Việt Nam phục vụ đã lên đến 28 triệu tăng gấp
2 lần Nếu tính cả khách quốc tế thì con số tăng lên đến 52 triệu Từ vị thếlà hãng hàngkhông startup, VietJet đã vươn lên chiếm thị trường lớn trong thời gian ngắn là 5 năm
Ở cùng quy mô đó hãng giá rẻ Cebu Pacific phải mất hơn 1 thập kỷ để vượt quaPhilippines Airlines, ngay cả AirAsia cũng mất 6 năm để vươn lên ở thị trườngMalaysia Mới đi vào hoạt động từ cuối 2011 nhưng VietJet đã trở thành hãng hàngkhông nội địa lớn nhất với 42% thị phần
Tiềm lực tài chính lớn:
Vietjet Air được đánh giá là hãng hàng không có tiềm lực tài chính mạnh mẽ trongngành hàng không Việt Nam CTCP Hàng Không Vietjet vừa công bố báo cáo tàichính kiểm toán năm 2023, tăng trưởng mạnh so với năm 2022 Doanh thu vận tảihàng không riêng lẻ đạt 53.700 tỷ đồng, tăng trên 60% so với cùng kì Đáng chú ý, lợinhuận trước thuế và hợp nhất của hãng đã có tín hiệu tích cực trở lại, đạt lần lượt 471
Trang 16tỷ đồng và 606 tỷ đồng Vietjet có thành tích xếp hạng tín nhiệm VnBBB-, top caonhất trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhờ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Vietjet Air có thể đầu tư vào việc mở rộng mạnglưới đường bay, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các sản phẩm mới Điều này
sẽ giúp hãng tăng cường khả năng cạnh tranh và củng cố vị thế dẫn đầu trong thịtrường hàng không giá rẻ Một số lợi ích mà tiềm lực tài chính lớn mang lại choVietjet Air như:
Thứ nhất, Vietjet tiếp tục duy trì, phát triển mạng bay nội địa và tập trungnguồn lực mở rộng bay quốc tế Vietjet mở mới 33 đường bay quốc tế và quốc nội, vớitổng số đường bay tăng lên 125 đường bay gồm: 80 đường bay quốc tế và 45 đườngbay quốc nội Từ đầu năm 2024 đến nay, Vietjet đã mở thêm đường bay thẳng kết nốithủ đô Hà Nội với Sydney, tổng số đường bay kết nối giữa Việt Nam-Australia tănglên 7 đường Hãng mở thêm đường bay thẳng Hà Nội - Hiroshima (Nhật Bản), Thànhphố Hồ Chí Minh - Trung Quốc, mang tới nhiều cơ hội du lịch đồng thời giao thươngthuận tiện giữa các quốc gia
Thứ hai, Vietjet liên tục đầu tư vào đội tàu bay những thế hệ tàu bay mới hiệnđại, an toàn, thân thiện môi trường Tính đến ngày 31/12 năm ngoái, đội tàu bay củaVietjet gồm 105 tàu bay, bao gồm tàu bay thân rộng A330s Bắt đầu quá trình giảmthải CO2 từ 10 năm trước, đến năm 2023, đội tàu bay của Vietjet đã lớn mạnh, gópphần vào thành công của hãng khi tối ưu nguồn lực, tiết kiệm được từ 15-20% nhiênliệu và quan trọng hơn là bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, triển khai các hoạtđộng nghiên cứu công nghệ xanh…
Thứ ba, Vietjet Air không ngừng phát triển các dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng Vietjet Air có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ để mở rộng dịch vụsang các lĩnh vực mới như Vietjet Cargo và Vietjet Sky Club Vietjet Cargo là dịch vụvận chuyển hàng hóa có tiềm năng phát triển lớn tại Việt Nam do nhu cầu thương mạiđiện tử ngày càng tăng Vietjet Air có thể tận dụng mạng lưới đường bay rộng khắp vàđội bay hiện đại của mình để cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa nhanh chóng,hiệu quả và tiết kiệm Vietjet Sky Club là chương trình hội viên thân thiết là một cáchhiệu quả để Vietjet Air thu hút và giữ chân khách hàng Vietjet Sky Club có thể cungcấp cho các hội viên nhiều ưu đãi và đặc quyền độc đáo, giúp nâng tầm trải nghiệmbay của họ Việc mở rộng dịch vụ sang các lĩnh vực mới như Vietjet Cargo và Vietjet
Trang 17Sky Club sẽ giúp Vietjet Air tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần đồng thời nâng cao
vị thế của hãng trên thị trường hàng không Việt Nam
Chiến lược truyền thông mạnh mẽ:
Một thế mạnh khác là Vietjet đã xây dựng được 1 thương hiệu mạnh và được nhậndiện tốt ở Việt Nam nhờ công tác truyền thông và mạng lưới phân phối qua các công
ty lữ hành ở địa phương Để thu hút khách hàng, chiến lược marketing của Vietjet Aircòn triển khai các chương trình khuyến mãi Các chương trình khuyến mãi được gửiqua email cho khách hàng như: khuyến mãi dịp lễ, tặng vé máy bay miễn phí, vé máybay chỉ từ 250 nghìn đồng cho tuyến nội địa Hà Nội – TP.HCM, Theo CAPA, mức
độ nhận diện của thương hiệu nội địa của Vietjet Air đã lên tới 98% Đây là yếu tố rấtquan trọng vì hầu hết người Việt vẫn có thói quen mua vé qua đại lý thay vì đặt trựctiếp trên internet “Giấc mơ bay cho người dân Việt Nam” mà Vietjet khơi gợi là mộtgiấc mơ đẹp trong một thị trường đang tăng trưởng mạnh như Việt Nam
2.1.2 Nhược điểm
Vietjet Air đã gặt hái được nhiều thành công nhờ chiến lược kinh doanh hiệuquả Tuy nhiên, hãng cũng cần khắc phục một số nhược điểm để nâng cao chất lượngdịch vụ và thu hút thêm khách hàng
Chưa có được đối tác liên doanh:
Hiện hãng vẫn chưa tìm được đối tác liên doanh dù đã đàm phán ngay từ khi mớithành lập với một vài hãng LCC ở châu Á Một số thương vụ tiềm năng không có hồikết đẹp và hiện liên doanh duy nhất ở Thái Lan cũng đang gặp nhiều khó khăn ThaiVietJet thành lập từ năm 2013 nhưng đến tháng 9/2016 mới đi vào hoạt động vì vướngmắc về thủ tục Thai VietJet là một hãng nhỏ chỉ có 3 tàu bay và khai thác 3 chặng nộiđịa, hơn nữa còn phải gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường Thái Lan Theo CAPA,Thai VietJet sẽ phải vượt qua sự cạnh tranh gay gắt từ 3 hãng hàng không giá rẻ chặngngắn Các tuyến đường hàng nội địa và hầu hết các đường bay chính quốc tế hiện nayđang bị quá tải Thái Lan là một thị trường khổng lồ và đang phát triển nhưng VietJet– một thương hiệu tương đối vô danh ở Thái Lan, đã chậm chân khi gia nhập vào thịtrường này VietJet đang tiếp tục xem xét các cơ hội liên doanh ở các nước khác Tuynhiên, thách thức tồn tại khắp mọi nơi bởi hàng không giá rẻ đã có mặt ở hầu hết cáctrị trường trọng yếu ở châu Á VietJet đang muốn áp dụng chiến lược liên doanh tương
tự như của một số hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Đông Nam Á - AirAsia và Lion
Trang 18Tuy nhiên, thực tế, ngành hàng không giá rẻ ở châu Á đã trở nên cực kì đông đúc vàcạnh tranh vô cùng gay gắt Thời điểm Vietjet gia nhập thị trường Việt Nam là hoànhảo nhưng đã quá muộn để có thể đặt chân vào bữa tiệc ở các quốc gia khác.
Lợi nhuận chủ yếu đến từ bán và thuê lại:
Phần lớn lợi nhuận của VietJet Air đến từ việc bán và thuê lại Kể từ năm 2014,hãng ký thỏa thuận với Airbus và đã nhận 28 máy bay đặt hàng từ Airbus, bán và chothuê lại tất cả số máy bay này Đây là hoạt động mà các LCC sử dụng để tạo ra lợinhuận nhanh nhất Lợi nhuận của Vietjet đã tăng nhanh chóng kể từ năm 2015 khi sốlượng hợp đồng thuê và bán được hoàn thành tăng cao Vietjet báo cáo lợi nhuận đạt
518 tỷ đồng từ việc bán và thuê lại vào năm 2015, chiếm 33% tổng lợi nhuận hoạtđộng Vietjet tiếp tục đạt 581 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động này trong nửa đầu 2016,chiếm 41% tổng lợi nhuận hoạt động Tuy nhiên, về lâu dài nó sẽ biến thành điểm yếu
vì cuối cùng hãng phải chi trả cái chi phí cao hơn so với giá thuê trung bình khi tuổithọ máy bay tăng lên Hãng cũng đang được hưởng lợi thế về chi phí bảo trì, bảodưỡng thấp vì có tàu bay mới Tuy nhiên, trong tương lai chi phí này của máy bay cóthể tăng lên, đồng thời hãng gặp khó khăn với sự cạnh tranh khốc liệt hơn sau khi mởrộng hoạt động ở thị trường nước ngoài - động thái cần thiết để có thể sử dụng hết đơnhàng 200 máy bay
Chất lượng dịch vụ không ổn định :
Nhiều hành khách đi máy bay của Hãng Vietjet Air rơi vào tình cảnh đợi chờ rấtlâu mới check-in xong và sau đó là đợi chờ lâu để lên máy bay Theo kết luận thanh tracủa Cục Hàng không về việc thực hiện trách nhiệm của người vận chuyển hàng khôngđối với hành khách trong trường hợp chậm hủy chuyến của Công ty cổ phần hàngkhông Vietjet, từ ngày 1/1/2018 đến 20/3/2019, Vietjet khai thác 148.350 chuyến bayvới tỷ lệ chuyến bay đúng giờ là 83,45%, tỷ lệ chuyến bay chậm giờ là 16,41% (chủyếu là chậm từ 15 phút đến 2 giờ, chiếm tỷ lệ 14,4%), tỷ lệ chuyến bay hủy là 0,125%
Tỷ lệ chậm chuyến, hủy chuyến năm 2018 là 15,8% tăng 1,41% so với năm2017(14,4%)
Kết luận thanh tra của Cục Hàng không cho thấy, qua kiểm tra việc thực hiện tráchnhiệm với hành khách trong trường hợp chậm, hủy chuyển, đại điện của Vietjet tạicảng hàng không, sân bay chưa thực hiện đầy đủ việc bồi thường ứng trước khônghoàn lại, trách nhiệm này thuộc về Vietjet Mặt khác, một số đại diện Vietjet tại cảng
Trang 19hàng không sân bay vẫn chưa thực hiện đầy đủ công tác báo cáo cho các cảng vụ hàngkhông về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại đối với các chuyến bay bị chậm,hủy chuyến hoặc hành khách bị từ chối vận chuyển.
Thương hiệu và hệ thống phân phối vẫn còn yếu ở nước ngoài:
Điểm mạnh của Vietjet là có một thương hiệu và mạng lưới phân phối mạnh tạiViệt Nam Tuy nhiên, ở quốc tế, Vietjet chỉ là một thương hiệu tương đối mới, chưađược nhiều người biết đến Theo CAPA, VietJet Air có thể thúc đẩy việc phát triểnthương hiệu nội địa và mạng lưới phân phối để bán vé outbound (khách đi du lịchnước ngoài), và những điểm đến quốc tế đầu tiên chính là một thị trường outboundmàu mỡ Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, Vietjet sẽphải thành công trong việc thâm nhập thị trường inbound (khách du lịch đến ViệtNam) Cho đến nay, Vietjet chủ yếu dựa vào vào các chuyến bay thuê bao trọn gói đểphục vụ thị trường inbound – điển hình là Trung Quốc Các chuyến bay trọn gói là vôcùng hấp dẫn Vietjet sẽ không cần đến đại lý phân phối và hầu như ít rủi ro Tuynhiên, hãng sẽ bắt đầu đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi mở rộng các chuyến bay theolịch trình tại các thị trường có lưu lượng outbound hạn chế
2.2 Nguyên nhân
Sự thành công của Vietjet Air là kết quả của sự kết hợp hiệu quả giữa chiếnlược kinh doanh giá rẻ, đa dạng hóa sản phẩm/ dịch vụ, ứng dụng công nghệ và xâydựng văn hóa doanh nghiệp Bên cạnh đó, hãng cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo vàhoàn thiện chiến lược kinh doanh cùng với đó là điều chỉnh công tác quản trị phù hợp
để duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển trong tương lai Đây cũng chính là nguyênnhân ảnh hưởng đến cách hoạch định chiến lược kinh doanh của Vietjet Air
Mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ của Vietjet Air:
Khách hàng mà của Vietjet Air nhắm đến là những người có nhu cầu di chuyểnbằng máy bay với chi phí thấp Với giá trị cốt lõi được nhấn mạnh là “An toàn – Vui
vẻ – Giá rẻ – Đúng giờ” Đây là cách Vietjet Air tạo ra sự khác biệt và hấp dẫn đối vớikhách hàng mục tiêu của họ Hành trình khách hàng là con đường mà Vietjet Air theođuổi để thu hút, duy trì và phát triển khách hàng bao gồm các kênh truyền thôngmarketing, bán hàng, giao hàng, chăm sóc khách hàng Ngoài ra, các đại lý đóng vaitrò quan trọng trong việc bán sản phẩm Mô hình tài chính của Vietjet Air tập trungvào việc giảm chi phí tối đa nhằm duy trì chi phí thấp nhất có thể Định hướng này thể
Trang 20hiện rõ trong mô hình kinh doanh của hãng Vietjet Air luôn tận dụng hết hiệu suất sửdụng máy bay qua việc tần suất sử dụng máy bay trong ngày và số lượng chỗ trongmỗi lần bay Đồng thời, hãng đầu tư vào mãy bay thế hệ mới để tiết kiệm chi phí Gía
vé của hãng cũng sẽ không gồm đồ ăn uống nên sẽ được tính vào doanh thu tăngriêng Ngoài ra, Vietjet Air còn có thêm doanh thu từ việc vận chuyển hàng hóa vàcung cấp dịch vụ đưa đón sân bay Mô hình kinh doanh đa dạng và linh hoạt củaVietjet Air mang lại lợi thế cạnh tranh lớn trong ngành hàng không đã tận dụng cácnguồn doanh thu khác nhau giúp hãng đạt được sự thành công
Công tác quản trị chưa thực sự hiệu quả:
Hệ thống công tác quản trị của Vietjet Air còn tương đối trẻ, chưa được hoàn thiện
và đang trong quá trình chỉnh sửa Hãng đang áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ vàohoạt động kinh doanh, tuy nhiên hệ thống quản trị chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầucủa hãng Việc hàng loạt chuyến bay của Vietjet Air hoãn, hủy, gây bức xúc cho hànhkhách, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ ra nguyên nhân là do phi công đã bay quágiờ Nguyên nhân theo Vietjet là do trong quá trình chuyển đổi và sử dụng hệ thôngphần mềm phân lịch bay mới, đã gặp một số khó khăn trong việc theo dõi dữ liệu dẫnđến không kiểm soát tốt thời gian làm nhiệm vụ bay của tổ bay Điều khiến nhiều hànhkhách bức xúc là cách hành xử của Vietjet khi sự cố xảy ra, thay vì thông báo sớm hơn
để hành khách chủ động thì lại thông báo gấp, thay đổi giờ bay tới cả chục tiếng đồng
hồ Bên cạnh đó, việc bồi thường cho khách hàng của Vietjet chưa thực sự giải quyếthiệu quả và nhanh chóng Đại diện tại sân bay của Vietjet mới chỉ thực hiện phục vụ
ăn, uống, phòng nghỉ và bồi thường cho số hành khách cung cấp đầy đủ thông tin tạisân bay mà chưa chủ động thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho số hànhkhách có vé đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay do chưa thu thập đủ thông tin hoặckhách chưa cung cấp thông tin tại sân bay để bồi thường
2.3 Đề xuất giải pháp
Vốn là một ngành vô cùng nhạy cảm với tình hình kinh tế, ngành hàng không
có đặc thù như chi phí lớn, chi phí vận hành cao và bị kiểm soát chặt chẽ bởi các cơquan quản lý nhưng nhu cầu tiêu thụ khó xác định Để giải quyết những nhược điểmcủa ngành hàng không nói chung cũng như các nhược điểm của Vietjet nói riêng thìVietjet cần đề ra những giải pháp cụ thể để có thể hoàn thành chiến lược đề ra củamình
Trang 212.3.1 Giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ:
Vietjet cung cấp thêm các dịch vụ miễn phí như chăn mỏng, gối, màn hình giảitrí cá nhân, dịch vụ ăn uống trên máy bay với thực đơn đa dạng, phong phú và phù hợpvới khẩu vị của khách hàng Đồng thời tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho tiếp viên đểnâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Rút ngắn thời gian làm thủ tục check-in, lên máy bay bằng cách áp dụng hệthống check-in tự động, mobile check-in… mở thêm quầy check-in để giảm tải chocác quầy check-in hiện có Cải thiện quy trình xử lý hành lý để đảm bảo hành lý củakhách hàng được vận chuyển an toàn và đúng giờ
Hãng cần tăng cường hỗ trợ khách hàng qua các kênh: tổng đài, website, ứngdụng di động, mạng xã hội… để giải đáp thắc mắc, khiếu nại hhanh chóng, kịp thời vàhiệu quả Thu thập phản hồi của khách hàng qua các kênh khảo sát, ý kiến khách hàng
để liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ
2.3.2 Giải pháp cho tình trạng trì hoãn chuyến bay:
Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ phi công, tiếp viên bằng cách tổchức các khóa đào tạo và cập nhật kiến thức mới Và áp dụng các phần mềm quản lýkhai thác bay tiên tiến để tối ưu hóa kế hoạch bay, giảm thiểu rủi ro chậm chuyến, hủychuyến, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian
Phân bổ tần suất phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh tình trạng quá tải hoặcthiếu hụt chuyến bay Có kế hoạch dự phòng cho các trường hợp bất thường như thiêntai, sự cố kỹ thuật để đảm bảo khai thác bay an toàn, hiệu quả
Cung cấp thông tin chính xác về tình trạng chuyến bay cho khách hàng thôngqua các kênh thông tin như website, ứng dụng di động, bảng thông tin tại sân bay…Phối hợp hiệu quả với các hãng hàng không khác, các sân bay và các cơ quan quản lýhàng không để chia sẻ thông tin về tình hình thời tiết, điều kiện khai thác bay
2.3.3 Giải pháp cho mạng lưới đường bay:
Khai thác các đường bay đến các điểm đến tiềm năng, chưa được khai thác hoặckhai thác ít như các tỉnh miền núi, khu vực Tây Nguyên, các đảo Hợp tác với các địaphương để phát triển du lịch, thu hút khách hàng đến với các điểm đến mới
Cùng với đó, tăng tần suất các đường bay để đáp ứng nhu cầu thị trường, đặcbiệt là mùa cao điểm du lịch