1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu Bình Phước – Canada
Tác giả Nguyễn Phạm Quốc Đạt, Nguyễn Trà Giang, Đặng Quốc Trọng, Đặng Đông Hưng, Đỗ Thuận Hải, Phạm Đình Khiêm, Nguyễn Lê Phú An
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Minh Hạnh
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị vận tải
Thể loại Bài tập môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (6)
    • 1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bình Phước (6)
    • 1.2. Mạng lưới giao thông tỉnh Bình Phước kết nối nội địa và quốc tế (6)
      • 1.2.1. Mạng lưới giao thông tỉnh Bình Phước kết nối khu vực nội địa (6)
    • 1.3. Vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và Logistics ở Bình Phước (10)
      • 1.3.1. Thực trạng (10)
      • 1.3.2. Nguyên nhân (12)
    • 1.4. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (12)
  • CHƯƠNG 2: (15)
    • 2.1. Sơ lược vị trí địa lý Canada lựa chọn cảng biển và cảng hàng không phục vụ công tác xuất nhập khẩu (0)
    • 2.2. Xuất khẩu hàng hóa từ Bình phước đi Canada (16)
      • 2.2.1. Loại hàng xuất khẩu (hạt điều nhân trắng) (0)
      • 2.2.2. Loại container sử dụng để xuất khẩu: Container 20ft (0)
      • 2.2.3. Đề xuất các phương án vận tải cho lô hàng xuất khẩu (24)
      • 2.2.4. Biện luận lựa chọn phương thức vận tải và tuyến vận tải phù hợp nhất cho lô hàng xuất khẩu (34)
      • 2.2.5. Chứng từ vận tải cho phương án đã chọn (35)
      • 2.2.6. Giải quyết tình huống khi có khiếu nại, mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô hàng xuất khẩu (41)
    • 2.3. Nhập khẩu hàng hóa từ Canada về Bình phước (44)
      • 2.3.1. Loại hàng nhập khẩu( lúa mì nguyên hạt) (82)
      • 2.3.2. Lựa chọn phương tiện vận tải để nhập khẩu: Container 20’ (47)
      • 2.3.3. Đề xuất các phương án vận tải cho lô hàng nhập khẩu ...................................... 46 2.3.4. Biện luận lựa chọn phương thức vận tải và tuyến vận tải phù hợp nhất cho lô (49)

Nội dung

Do vậy, ta có thể hiểu rằng vận tải không chỉ đơn thuần là việc chuyển giao hàng hóa thông thường mà nó còn thực hiện được một sự liên kết, kết nối trong quá trình vận chuyển thành một c

Cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia

Bình Phước là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam, là điểm nối liền giữa các trung tâm kinh tế như Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai, Tây Ninh,

Tỉnh Bình Phước có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh Dân số gần 1 triệu người, mật độ dân số đạt 141 người/km², gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn (90 xã, 15 phường và 06 thị trấn) thuộc 08 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố

Trong giai đoạn 2016 – 2020, Bình Phước đã xây dựng được hơn 6.900 km đường, trong đó có các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 13, quốc lộ 14, ĐT741, ĐT759… cùng loạt tuyến đường giao thông trọng điểm khác được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng nhằm kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Bình Dương, Tây Ninh,

Hiện nay, khoảng 63,8% các tuyến đường giao thông trên toàn tỉnh đã được nhựa hóa

Mạng lưới giao thông tỉnh Bình Phước kết nối nội địa và quốc tế

1.2.1 Mạng lưới giao thông tỉnh Bình Phước kết nối khu vực nội địa a) Đường bộ

Quy hoạch tỉnh Bình Phước cũng xác định tổ chức không gian phát triển theo 3 trục động lực gồm trục phía Đông (Chơn Thành – Bù Đăng), với trọng tâm là Quốc lộ 14, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) và đường phía Đông Nam Quốc lộ 14

+ Trục phía Tây (Chơn Thành – Lộc Ninh), phát triển công nghiệp gắn với

Quốc lộ 13 và cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, kết nối lên Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư

+ Trục trung tâm (Đồng Phú – Phước Long), phát triển kinh tế gắn với ĐT

741, kết nối thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng với Quốc lộ 14 và cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành

Trên toàn địa bàn tỉnh Bình Phước có 3 tuyến quốc lộ là QL 13 có chiều dài 79,6 km; QL 14 với tổng chiều dài khoảng 117,6 km; QL 14C có chiều dài khoảng 131 km đi theo các tuyến đường tỉnh hiện hữu (mới có 43 km được hình thành từ đường tỉnh 741, đoạn còn lại chưa xây dựng) và 3 bến xe liên tỉnh

+ Tuyến quốc lộ 13: điểm đầu tại cầu Tham Rớt (ranh tỉnh Bình Dương), đi theo hướng Bắc qua các huyện Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long, huyện Lộc Ninh và điểm cuối tại Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư

+ Tuyến quốc lộ 14: điểm đầu tại ranh tỉnh Đắk Nông, đi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam qua thị trấn Đức Phong huyện Bù Đăng, trung tâm thành phố Đồng Xoài và kết thúc tại điểm giao với ĐT.751 tại ngã ba Mũi Tàu, huyện Chơn Thành và đi theo đường Hồ Chí Minh đến Cầu Vượt QL.13 + Tuyến quốc lộ 14C: có điểm đầu là ngã tư Plei Kần (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), chạy qua các tỉnh: Gia Lai, Đak Lak và kết thúc tại Cửa khẩu

Bu Prăng (huyện Tuy Đức, tỉnh Đak Nông)

Bình Phước có 3 bến xe là “Bến xe khách Bù Đăng”, “Bến xe khách Phước Long”, “Bến xe khách Bù Đốp”

+ Bến xe khách Bù Đăng: nằm trên quốc lộ 14 (khu Đức Lập, thị trấn Đức

Phong, huyện Bù Đăng) có tổng diện tích đất 10.814,97 m 2 + Bến xe khách Phước Long: nằm trên đường DT741 (Khu phố 1, phường

Long Thủy, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.) có tổng diện tích đất 6.168,3m 2

+ Bến xe khách Bù Đốp: Nằm trên đường DT759( xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, Bình Phước) b) Đường sắt phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 02 tuyến đường sắt là Dĩ An – Lộc Ninh và Chơn Thành – Đắk Nông với tổng chiều dài dự kiến 230km, thực hiện sau năm 2030

+ Tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh – Campuchia:

Quy hoạch tuyến đường sắt xuyên Á đường đơn, điểm đầu nối với đường sắt quốc gia tại Dĩ An, tỉnh Bình Dương đi theo hướng song song với QL.13 qua ranh giới Campuchia tại cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư, phần lớn đi theo nền đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh trước đây, toàn tuyến dài 128,2km, đoạn qua địa bàn tỉnh khoảng 66,3 km, dự kiến được đầu tư sau năm 2015

Hướng tuyến: từ Km59+370 tuyến đi vào địa phận tỉnh Bình Phước (thuộc xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành), tuyến đi song song phía Tây và cách QL.13 khoảng 430m Tại Trung tâm huyện Chơn Thành tuyến cách QL.13 khoảng 1000m, đến Km76+700 tuyến cắt ngang QL.13 và tiếp tục đi song song phía Đông QL.13, đến Km 105+000 tuyến rẽ trái cắt QL.13 và tiếp tục đi đến điểm nối ray tiếp giáp với Campuchia tại Km128+200 cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dự kiến sẽ có 8 ga, cụ thể là Chơn Thành (Km61+050), Minh Hưng (Km71+900), Tân Khai (Km79+500), An Lộc (Km89+350), Thạnh Phú (Km95+700), Đồng Tâm (Km102+450), Lộc Ninh (Km111+700) và Hoa Lư (Km122+550)

+ Tuyến đường sắt Chơn Thành – Đắk Nông: Đây là một phần của dự án phát triển mạng lưới đường sắt Tây Nguyên, bao gồm trục chính là Đà Nẵng – Kon Tum – Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột – Chơn Thành – Tp Hồ Chí Minh Đoạn tuyến dự kiến có lộ trình nằm song song QL14 Đối với tuyến Chơn Thành – Đắk Nông có chiều dài 102km, đi về phía Bắc quốc lộ 14, quy hoạch các vị trí nhà ga gồm: ga Chơn Thành trung chuyển với tuyến Dĩ An – Lộc Ninh; ga Vành đai 2 kết nối với tuyến Vành đai 2 Đồng Xoài; ga Đồng Xoài tại khu vực giao cắt với quốc lộ 13C kết nối với trung tâm

TP Đồng Xoài c) Đường biển Bình Phước là địa phương không giáp biển, cũng không có sông ngòi, không có cảng sông lẫn cảng biển Chính vì vậy, quy hoạch phát triển cảng cạn (ICD) định hướng phục vụ cho phát triển kinh tế, hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong các ưu tiên của địa phương vùng Đông Nam Bộ này

Vị trí các cảng cạn bố trí tại các vị trí có khả năng kết nối đa phương thức bao gồm đường bộ, đường sắt

Cảng cạn Hoa Lư được quy hoạch có vị trí trong khu kinh tế cửa khẩu Hoa

Lư thuộc huyện Lộc Ninh với quy mô khoảng 25ha, tại thị xã Chơn Thành với quy mô khoảng 46 ha và ICD tại huyện Đồng Phú với quy mô khoảng 40 ha

Hình 1.2 Cảng cạn Hoa Lư kết nối với Quốc lộ 13 và đường sắt tuyến TP.HCM – Lộc Ninh, có tổng diện tích đến năm 2030 khoảng 15 – 25ha và có năng lực hàng hóa thông qua khoảng 150.000 – 250.000 Teu/năm, đáp ứng chức năng xuất nhập khẩu với Campuchia, có thể kết hợp tích hợp với Cảng cạn ICD Hoa Lư thành hệ thống hoàn chỉnh khu vực dịch vụ Logistics, cảng ICD

Cảng cạn Hoa Lư cung cấp các dịch vụ cảng cạn phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu của khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước đồng thời phân phối hàng hóa nhập khẩu phục vụ tiêu dùng cho khu vực và vùng lân cận

Cảng cạn Chơn Thành kết nối với Quốc lộ 13, quy mô dự kiến 45 ha được quy hoạch với năng lực hàng hóa thông qua khoảng 70.000 – 170.000 TEU/năm đến 2025 và 175.000 – 270.000 TEU/năm đến 2030, có thể kết hợp tích hợp Cảng cạn ICD Chơn Thành thành hệ thống hoàn chỉnh Khu vực Logistics, cảng ICD Cảng cạn Chơn Thành có chức năng cung cấp các dịch vụ cảng cạn phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu của khu công nghiệp Becamex – Bình Phước Đồng thời, phân phối hàng hóa nhập khẩu phục vụ tiêu dùng cho khu vực và vùng lân cận

1.2.2 Mạng lưới giao thông tỉnh Bình Phước kết nối quốc tế

Bình Phước nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và giáp ranh với các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh Hệ thống giao thông trên địa bàn đang ngày càng hoàn thiện như quốc lộ 13 kết nối thành khẩu quốc tế Hoa Lư

Campuchia: Bình Phước có đường biên giới chung với Campuchia dài hơn

200 km Việc giao thương qua lại giữa hai nước được thực hiện qua các cửa khẩu Hoa Lư và Xa Mát

Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất hai xã Lộc Hòa và Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Việt Nam, đây là loại hình cửa khẩu đường bộ Nơi đây thông thương với cửa khẩu Trapeang Sre tại huyện Snoul, tỉnh Kratie, Campuchia

Phạm vi của khu kinh tế này bao trùm 3 xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hòa và thị trấn Lộc Ninh Toàn khu rộng 283,64 km²

Vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và Logistics ở Bình Phước

Bình Phước: Vượt qua thách thức tắc nghẽn giao thông, hướng đến tương lai phát triển

Bình Phước, mảnh đất đầy tiềm năng, nằm ở vị trí chiến lược và được đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông, đang trên đà phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, như mọi quá trình phát triển, sự tiến bộ cũng đi kèm với những thách thức, và một trong những thách thức lớn nhất mà tỉnh đang đối mặt chính là tắc nghẽn giao thông và logistics

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, đặc biệt là qua cửa khẩu Hoa

Lư - "cửa ngõ" kết nối với Campuchia, đã đặt ra một áp lực khổng lồ lên hệ thống giao thông vốn đã quá tải của Bình Phước Đồng thời, sự không đồng bộ giữa quy hoạch hạ tầng và tốc độ phát triển kinh tế, cùng với việc quản lý và sử dụng cơ sở hạ tầng chưa hiệu quả, càng làm cho tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn

Một trong những nguyên nhân chính góp phần vào tình trạng này là sự tăng lượng hàng hóa qua các cửa khẩu quốc tế, đặc biệt là cửa khẩu Hoa Lư - nơi mà thương mại giữa Bình Phước và Campuchia phát triển nhanh chóng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư và doanh nghiệp, gây ra một lượng hàng hóa lớn chảy qua cửa khẩu, và từ đó tăng áp lực lên hệ thống giao thông và logistics của khu vực

Tuy nhiên, để hiểu rõ và giải quyết vấn đề tắc nghẽn này, cần nhìn vào nhiều góc độ khác nhau Một góc độ quan trọng là sự không đồng bộ giữa sự phát triển của cơ sở hạ tầng và nhu cầu vận chuyển hàng hóa Dù đã có những đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, nhưng việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng vẫn là một thách thức Điều này đặt ra câu hỏi về tính toàn diện và chiến lược trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

Bên cạnh đó, vấn đề về quản lý và tối ưu hóa sự sử dụng cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng Dù đã có những đầu tư, nhưng việc quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế Cần có các biện pháp tăng cường quản lý, giám sát và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng được sử dụng một cách hiệu quả và hiệu quả nhất

Thế nhưng, không chùn bước trước thách thức này, Bình Phước đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt để giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông và logistics Sự quyết tâm và nỗ lực này hứa hẹn sẽ giúp tỉnh vượt qua thách thức này và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Tắc nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra tại các khu vực:

+ Cửa khẩu Hoa Lư: do lượng phương tiện lưu thông cao, đặc biệt là vào các ngày nghỉ lễ, cao điểm xuất nhập khẩu

+ Quốc lộ 13: do mật độ giao thông cao, kết hợp với tình trạng xe tải trọng lớn lưu thông dày đặc

Thiếu hụt các bãi đỗ xe, kho bãi, trung tâm logistics hiện đại:

+ Khu vực nội thành Đồng Xoài: do hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được tốc độ phát triển đô thị, quy hoạch chưa đồng bộ

+ Thiếu hụt các bãi đỗ xe, kho bãi, trung tâm logistics hiện đại

Năng lực của các doanh nghiệp vận tải, logistics còn hạn chế

Hệ thống thông tin, công nghệ chưa được ứng dụng hiệu quả trong quản lý vận tải,

Việc giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông và logistics không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là trách nhiệm chung của cộng đồng Với sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và chính quyền, Bình Phước sẽ từng bước vượt qua thách thức, hướng đến tương lai phát triển bền vững và mạnh mẽ Bình Phước hứa hẹn sẽ trở thành điểm sáng trong khu vực Đông Nam Bộ, thu hút đầu tư, thúc đẩy du lịch và nâng cao đời sống người dân

Nguyên nhân của tình trạng tắc nghẽn trong vận tải và logistics tại Bình Phước là một sự kết hợp phức tạp của một số yếu tố chính:

+ Nhu cầu vận tải và logistics tăng cao: Sự phát triển kinh tế của tỉnh đã tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics Sự bùng nổ của các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến và sản xuất, đang tạo ra một lượng hàng hóa lớn cần được di chuyển đến các điểm tiêu thụ và thị trường xuất khẩu

+ Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu: Mặc dù có sự đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là tại các khu vực cửa khẩu và các tuyến quốc lộ trọng điểm Các cơ sở hạ tầng này thường bị quá tải, không đủ để xử lý lượng hàng hóa lớn thông qua khu vực này, gây ra tắc nghẽn và trục trặc trong việc vận chuyển

+ Quy hoạch phát triển giao thông, logistics chưa đồng bộ: Sự không đồng bộ trong quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông và logistics cũng đóng góp vào vấn đề tắc nghẽn Thiếu sự điều chỉnh và phối hợp giữa các dự án và các cơ quan quản lý dẫn đến việc xây dựng các tuyến đường không hợp lý hoặc không kịp thời, gây ra sự chậm trễ và thất thoát trong quá trình vận chuyển + Năng lực của các doanh nghiệp vận tải, logistics còn hạn chế: Mặc dù có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và logistics tại Bình Phước, nhưng nhiều trong số họ vẫn đang gặp khó khăn về năng lực và hiệu suất Họ thiếu các quy trình hoạt động hiệu quả, không đủ tài nguyên và kỹ năng để quản lý và vận hành các dịch vụ logistics một cách hiệu quả

+ Hệ thống thông tin, công nghệ chưa được ứng dụng hiệu quả: Sự thiếu hụt trong việc áp dụng công nghệ và hệ thống thông tin hiện đại cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra tắc nghẽn trong vận tải và logistics tại Bình Phước Việc thiếu hệ thống quản lý thông tin liên tục và chính xác dẫn đến sự không linh hoạt trong quản lý và điều phối các hoạt động vận tải.

Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

Tăng tốc Bình Phước: Bứt phá giao thông, kiến tạo tương lai logistics

Giải mã nút thắt, mở ra tiềm năng: Bình Phước, mảnh đất trù phú với vị trí chiến lược, đang trên đà bứt phá mạnh mẽ Tuy nhiên, hệ thống giao thông và logistics hiện tại đang đối mặt với "nút thắt" tắc nghẽn, kìm hãm tốc độ phát triển

Giải quyết bài toán này là chìa khóa mở ra cánh cửa tiềm năng, đưa Bình Phước vươn tầm cao mới trong tương lai logistics Đa hướng tiếp cận, đồng bộ giải pháp: Để "cởi trói" cho hệ thống giao thông và logistics, Bình Phước cần triển khai đồng bộ các giải pháp ngắn hạn và dài hạn Trong ngắn hạn, tập trung giảm tải áp lực giao thông hiện tại và tăng cường quản lý tại cửa khẩu quốc tế Giải pháp dài hạn hướng đến phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng giao thông và logistics, ứng dụng công nghệ thông tin tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa Các biện pháp ngắn hạn, dù có tính cấp bách, nhưng cũng không thể phớt lờ đi Chúng tập trung vào việc giảm bớt áp lực trên hệ thống giao thông hiện tại thông qua việc tối ưu hóa luồng hàng hóa và thông tin, cũng như tăng cường quản lý tại các cửa khẩu quốc tế để giảm thời gian chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, sự phát triển bền vững không thể thiếu các biện pháp dài hạn Đây là thời điểm để đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và logistics, từ cải thiện đường bộ đến xây dựng cảng hàng hiện đại Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng là chìa khóa để tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa, từ việc quản lý kho hàng đến theo dõi vận tải và dự báo nhu cầu trong tương lai

Bằng cách kết hợp những biện pháp ngắn hạn và dài hạn này, chúng ta có thể tạo ra một hệ thống vận tải và logistics linh hoạt, hiệu quả và bền vững, đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế phát triển

+ Tăng cường công tác phân luồng giao thông, bố trí lực lượng cảnh sát giao thông điều tiết tại các khu vực trọng điểm

+ Nâng cao năng lực thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hoa Lư

+ Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phương tiện vận tải công cộng, hạn chế xe tải trọng lớn lưu thông vào nội thành

+ Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, tập trung xây dựng các tuyến quốc lộ 13, 14 và các tuyến đường nối các khu công nghiệp

+ Quy hoạch phát triển các khu logistics hiện đại, kết nối với các khu công nghiệp, cửa khẩu

+ Hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải, logistics nâng cao năng lực cạnh tranh + Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận tải, logistics

Những giải pháp trên được đề xuất nhằm tạo ra một hệ thống vận tải và logistics hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của cả người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Phước

Bình Phước, với vị trí địa lý chiến lược và hạ tầng giao thông ngày càng trung tâm của một mạng lưới liên kết các trung tâm kinh tế lớn như Bình Dương,

TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu Nhưng mặc dù tiềm năng lớn, vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics vẫn là một thách thức đáng kể đối với sự phát triển của tỉnh

Sự tắc nghẽn này không chỉ ảnh hưởng đến việc di chuyển hàng hóa mà còn làm giảm hiệu suất của các ngành công nghiệp, gây ra sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng và tăng chi phí cho doanh nghiệp Để đối mặt với thách thức này, chúng tôi đặt ra một loạt các giải pháp cụ thể và quyết liệt Đầu tiên, cần tăng cường đầu tư vào hạ tầng giao thông, bao gồm cải thiện đường bộ, xây dựng và nâng cấp cảng hàng không, cảng biển và hệ thống đường sắt Việc nâng cấp này không chỉ giúp giảm thiểu tắc nghẽn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân

Thứ hai, cần tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu để tối ưu hóa việc lưu thông hàng hóa và tăng cường hoạt động logistics Điều này có thể bao gồm việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và chính quyền địa phương để xây dựng các khu vực kinh tế đặc biệt và các khu công nghiệp hiệu quả

Cuối cùng, cần thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức xã hội, để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và không gian logistics chất lượng Việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và cam kết lâu dài từ tất cả các bên để đảm bảo rằng Bình Phước có thể tận dụng tối đa tiềm năng của mình và phát triển một cách bền vững trong thời gian tới

Ngoài ra, việc xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu có thể là một phần quan trọng của chiến lược phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và kích thích hoạt động kinh tế Đồng thời, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng có thể giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả trong quản lý logistics, từ đó giảm bớt tắc nghẽn và tăng cường sự cạnh tranh của Bình Phước trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu hàng hóa từ Bình phước đi Canada

2.2.1 Loại hàng hóa xuất khẩu (Hạt điều)

- Seller: Công ty TNHH Hoàng Sơn 1

- Address: QL14, Đức Liễu, Bù Đăng, Bình Phước

- Address: 9100 Van Horne Way Richmond, BC V6X 1W3 Canada

- Mặt hàng: Hạt điều nhân trắng

- Trọng lượng: 15 Kgs/Carton ; GW : 12.000 Kgs

Hình 2.2: Hạt điều nhân trắng

Hạt điều Bình Phước không vỏ là sản phẩm dạng hạt, có màu trắng Cơ bản còn nguyên sơ chưa qua chế biến, chỉ được tách bỏ lớp vỏ bên ngoài và loại bỏ lớp vỏ lụa, để lại những nhân hạt trắng bên trong Hàng dễ bị hư hỏng khi gặp nhiệt độ cao hoặc ánh sáng trực tiếp Trong hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen giúp duy trì tốt các chức năng của cơ thể Cụ thể giá trị dinh dưỡng có trong 100g hạt điều là:

Tác dụng của hạt điều:

Với những thành phần dinh dưỡng trên thì ăn hạt điều sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

✓ Ngăn ngừa bệnh tim: vì hạt điều cung cấp nguồn chất béo lành mạnh để cơ thể hấp thu vitamin tan trong dầu như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K và sản sinh ra các axit béo quan trọng cho sự phát triển của não bộ Các chất béo từ hạt điều là chất béo không bão hòa đơn và đa tốt cho tim, giúp giảm cholesterol xấu khi tiêu thụ với lượng thích hợp

✓ Tốt cho đôi mắt: hạt điều chứa hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, hoạt động giống như chất chống oxy hóa nên khi sử dụng thường xuyên sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi những thương tổn nhẹ, đặc biệt đối với người cao tuổi, thậm chí còn giảm nguy cơ đục thủy tinh thể

✓ Tăng cường sức khỏe cho cơ bắp và hệ thần kinh: hạt điều rất giàu magie là chất quan trọng cho sự phát triển của xương khớp, ngoài ra còn giúp duy trì huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp duy trì chức năng thần kinh và giữ cho xương chắc khỏe Đối với phụ nữ sau mãn kinh, hạt điều có thể đem lại giấc ngủ thoải mái và dễ chịu hơn

✓ Phòng ngừa ung thư: vì hạt điều giàu các chất chống oxy hóa như axit anacardic, cardanol, cardol nên có hiệu quả tốt cho những bệnh nhân đang điều trị u bướu và có tác dụng chống lại và hạn chế các tế bào ung thư phát triển, là lợi ích nổi bật của loại hạt này

✓ Thúc đẩy hình thành hồng cầu trong cơ thể: vì hạt điều chứa nhiều vi chất đồng hỗ trợ quá trình trao đổi sắt giúp sản sinh các tế bào hồng cầu, từ đó xương và hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh

✓ Tăng cường sức khỏe răng miệng: photpho trong hạt điều rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của răng và xương cũng như hỗ trợ trong việc tổng hợp protein, hấp thu carbohydrate và chất béo, duy trì sức khỏe các tế bào

✓ Ngăn ngừa sỏi mật: sử dụng hạt điều giúp giảm tích lũy cholesterol trong túi mật giúp ngăn ngừa hình thành sỏi mật

✓ Tăng cường hệ miễn dịch: hạt điều chứa kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, tổng hợp protein và chữa lành vết thương Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì kẽm còn giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh cho thai nhi và những năm đầu đời của trẻ

✓ Có tác dụng giảm cân: sử dụng hạt điều sẽ giúp thay thế chất béo động vật bằng các chất béo bão hòa đơn và đã giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và giảm tích tụ chất béo cũng như cholesterol Hạt điều còn chứa chất oxy hóa, vitamin E có công dụng ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da và tóc, rất tốt cho phụ nữ

Bảng 2.1: Top 10 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng trong năm 2023

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 9/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt xấp xỉ 56,8 nghìn tấn, trị giá trên 310 triệu USD, giảm 6,3% về lượng và giảm 7,1% về trị giá so với tháng 8/2023, so với tháng 9/2022 tăng 47,6% về lượng và tăng 31,8% về trị giá

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 452,6 nghìn tấn, trị giá 2,59 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái

Tháng 9/2023, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.459 USD/tấn, giảm 0,9% so với tháng 8/2023 và giảm 10,7% so với tháng 9/2022 Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.722 USD/tấn, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022

Top 10 thị trường mua hạt điều lớn nhất của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức, Anh, Australia, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Canada, Ả rập Xê út, Thái Lan Thị trường truyền thống và tiềm năng đều tăng mạnh so với tháng 9/2022

Bảng 2.2: Lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng giai đoạn 2022-tháng

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 1 đạt 65.140 tấn, trị giá 351,2 triệu USD, tăng 3,3% về lượng và tăng 2,3% về trị giá so với tháng 12/2023, so với tháng 1/2023 tăng 139,4% về lượng và tăng 126% về trị giá

Tháng 1, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.391 USD/tấn, giảm 1% so với tháng 12/2023 và giảm 5,7% so với tháng 1/2023

Về thị trường, so với tháng trước, Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều sang nhiều thị trường truyền thống, ngoại trừ Trung Quốc, Hà Lan, Arab Saudi

So với tháng 1/2023, Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu hạt điều sang tất cả các thị trường truyền thống Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang nhiều thị trường ghi nhận mức tăng lên đến 3 con số, gồm: Mỹ Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đức, Nga, Canada

Nhập khẩu hàng hóa từ Canada về Bình phước

2.3.1 /Loại hàng hóa nhập khẩu (Lúa mì)

TÁC DỤNG CỦA LÚA MÌ

- Lúa mì là một loại lương thực chính được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới Chúng là một nguồn carbohydrate quan trọng Loại ngũ cốc này cũng là nguồn giàu protein thực vật, hàm lượng khoảng 13%, tương đối cao so với các loại ngũ cốc chính

- Seller: Công Ty TNHH Nam Sơn

- Address: Quốc Lộ 13, H Chơn Thành, Bình Phước

- Address: 330 5th Avenue South West Calgary Place, Calgary, AB T2P 0J4, canada

- Trọng lượng: 20 Kgs/Bag ; GW : 19.000 Kgs

Lợi ích của lúa mì:

- Tăng cường hệ miễn dịch

- Giảm khả năng mắc bệnh tim mạch

Lúa mì chứa các chất như là:

+ Gluten là một phần chính của protein lúa mì Một phần nhỏ dân số thế giới mắc các bệnh bệnh celiac (không dung nạp gluten), nhạy cảm với gluten, mất điều hòa gluten và viêm da herpetiformis

+ Giống như tất cả các loại ngũ cốc khác, lúa mì chủ yếu bao gồm các loại carbs Tinh bột là loại carb chiếm ưu thế, hơn 90% tổng lượng carb trong lúa mì

+ Lúa mì nguyên cám có nhiều chất xơ Tuy nhiên loại tinh chế thì hầu như không có chất xơ

+ Hàm lượng chất xơ của lúa mì nguyên cám là 12% – 15% trọng lượng khô và hầu hết tập trung trong cám Chất xơ chính trong cám là arabinoxylan (70%), là một loại hemiaellulose Phần còn lại chủ yếu được tạo thành từ cellulose

+ Protein chiếm 7% – 22% trọng lượng khô của lúa mì Gluten một họ protein lớn, chiếm tới 80% tổng hàm lượng protein Chúng chịu trách nhiệm cho tính đàn hồi và độ kết dính của bột mì

- Năm 2023 nhập khẩu lúa mì tăng cả về lượng và kim ngạch:

- Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2023 cả nước nhập khẩu 700.389 tấn lúa mì, tương đương 196,33 triệu USD, giá trung bình 280,3

USD/tấn, tăng 161,7% về lượng và tăng 150,7% kim ngạch so với tháng 11/2023 nhưng giá giảm 4,2% So với tháng 12/2022 cũng tăng 219,9% về lượng, tăng

138,4% kim ngạch nhưng giảm 25,5% giá

- Tính chung trong năm 2023 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 4,68 triệu tấn, tương đương gần 1,56 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng, tăng 3,6% về kim ngạch so với năm 2022, giá trung bình đạt 280,3 USD/tấn, giảm 4,2%

- Trong tháng 12/2023 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Australia tăng mạnh 96,8% về lượng và tăng 105,9% kim ngạch so với tháng 11/2023, và giá tăng 4,6%, đạt 88.230 tấn, tương đương 29,17 triệu USD, giá 330,6 USD/tấn; so với tháng

12/2022 giảm 35,8% về lượng, giảm 44,9% kim ngạch và giảm 14,2% về giá Tính chung cả năm 2023, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Australia chiếm 57,9% trong tổng lượng và chiếm 59,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 2,71 triệu tấn, tương đương 924,5 triệu USD, giá trung bình 341 USD/tấn, giảm 3,1% về lượng, giảm 14,7% về kim ngạch và giảm 12% về giá so với năm 2022

- Đứng sau thị trường chủ đạo Australia là thị trường Ukraina chiếm 13% trong tổng lượng và chiếm 16,7% trong tổng kim ngạch, đạt 615.237 tấn, tương đương 166,73 triệu USD, giá trung bình 271 USD/tấn, tăng 400% về lượng, tăng 291,6% kim ngạch nhưng giảm 21,7% về giá so với năm 2022

- Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 373.501 tấn, tương đương 142,32 triệu USD, giá 381 USD/tấn, tăng 45,5% về lượng, tăng 19,6% kim ngạch nhưng giảm 17,8% về giá so với năm 2022, chiếm 8% trong tổng lượng và chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước

- Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada đạt 252.803 tấn, tương đương 97,46 triệu USD, tăng mạnh 1.373% về khối lượng và tăng 1.142% về kim ngạch so với năm

Bảng 2.11: Bảng sản lượng và trị giá các nước sản xuất lúa mì

- Trong quá trình vận chuyển, lúa mì cần có những yêu cầu cơ bản cần được tuân thủ để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm như:

+ Bản quản nhiệt độ: lúa mì cần được vận chuyển ở nhiệt độ phù hợp để tránh hỏng hóc và mất chất lượng Nhiệt độ lý tưởng dao động từ 10-25 độ C

+ Đóng gói chặt chẽ: lúa mì cần được đóng gói chặt chẽ để tránh rò rĩ và ô nhiễm từ môi trường bên ngoài

+ Một phương pháp lưu trữ lúa mì phổ biến là trong các kho chứa lớn Silo cung cấp một môi trường được kiểm soát với nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ độ ẩm và giảm nguy cơ hư hỏng Silo còn bảo vệ lúa mì khỏi các yếu tố bên ngoài như mưa, sâu bệnh và ánh nắng mặt trời

+ Bảo vệ khỏi ẩm ướt: tránh lúa mì tiếp xúc với độ ẩm cao để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn

- Quy cách đóng gói lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, cũng như các quy định của cơ quan chức năng

Hình 2.21: So sánh sản lượng lúa mì từ Canada năm 2023 và 2022

2.3.2 /Lựa chọn phương tiện vận tải để nhập khẩu: Container 20’

- Vì lúa mì là loại thực phẩm cần phải đóng gói chặt chẽ để tránh rò rĩ và ô nhiễm từ môi trường bên ngoài nên cần dùng loại container 20’ thường (Dry container), để có thể chở được số lượng lớn hàng như lúa mì Ưu điểm của việc vận chuyển lúa mì bằng container 20 feet sau:

+ Nó có độ bền lâu dài

+ Cho phép đóng hàng thuận lợi từ phương tiện này sang phương tiện khác, có sức chứa trọng tải lớn

+ Không thủng, chống nước nên bảo quản hàng hóa tốt không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

+ Nếu được sử dụng với mục đích làm nhà kho thì loại container này sẽ có giá thành rẻ hơn

Tính chất xếp dở của lúa mì trong container:

Hình 2.22: Bảng kích thước container 20FT kho tiêu chuẩn

+ Lúa mì cần được xếp đều và chặt chẽ trong container để tránh sự di chuyển hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyển

+ Cần phải chú ý đến việc xếp dở lúa mì để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và giảm thiểu tổn thất trong quá trình vận chuyển

Loại Seal đóng container: Seal cối

• Chức năng: niêm phong các thùng Container hàng hóa

• Ưu điểm: trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn, giá thành rẻ, khó cắt

CÁC LƯU Ý KHI XẾP HÀNG LÊN CONTAINER

- Kiểm tra container trước khi thực hiện xếp hàng: Đảm bảo container không bị hư hỏng hay móp méo

- Trọng lượng của hàng hóa phải được phân bổ đều trên toàn bộ diện tích mặt sàn

- Trọng tâm của hàng hóa phải đặt càng gần trọng tâm của container càng tốt

- Hàng hóa xếp sát nhau, không để khoảng trống giữa các container hàng hóa, nên chèn lót cẩn thận với các dụng cụ giảm ma sát

- Tuân thủ nguyên tắc: hàng nào nặng, to hơn đặt ở dưới, hàng nào nhẹ nhỏ hơn đặt ở trên Sử dụng loại pallet phù hợp với mục đích nhập khẩu

- Trọng lượng, thể tích của hàng hóa không vượt quá trọng lượng, thể tích cho phép

CÁCH XẾP HÀNG LÊN CONTAINER

Phân bổ đều trọng lượng của hàng hóa:

- Mục đích để tránh hàng hóa bị tập trung ở một nơi có thể gây ra nứt gãy, cong vênh tại vị trí đó do phải chịu tài trọng quá nặng Ngoài ra, nếu xếp hàng bị lệch trọng tâm còn có thể khiền cho container bị nghiêng, lật hoặc rơi trong quá trình di chuyển

Phương pháp chung để xếp hàng lên container đảm bảo về trọng lượng đó là:

+ Hàng nặng xếp dưới, hàng nhẹ xếp trên

+ Hàng hàng rắn xếp dưới, hàng lỏng trên

+ Hàng ướt xếp dưới, hàng khô xếp trên (kèm theo có đệm lót và chẳng buộc cần thận)

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Bản đồ Canada - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.1 Bản đồ Canada (Trang 15)
Hình 2.2: Hạt điều nhân trắng - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.2 Hạt điều nhân trắng (Trang 16)
Bảng 2.3: Bảng kích thước container 20ft kho tiêu chuẩn. - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Bảng 2.3 Bảng kích thước container 20ft kho tiêu chuẩn (Trang 22)
Hình 2.7: Tuyến vận chuyển đường bộ từ cảng Vancouver đến kho người mua - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.7 Tuyến vận chuyển đường bộ từ cảng Vancouver đến kho người mua (Trang 26)
Sơ đồ chuỗi vận tải: Kho Công Ty TNHH Hoàng Sơn 1→ Cảng Hải Phòng →Cảng - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Sơ đồ chu ỗi vận tải: Kho Công Ty TNHH Hoàng Sơn 1→ Cảng Hải Phòng →Cảng (Trang 28)
Hình 2.14: tuyến vận tải đường bộ từ sân bay Vancouver đến kho người - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.14 tuyến vận tải đường bộ từ sân bay Vancouver đến kho người (Trang 33)
Hình 2.17: Bill of lading của lô hàng xuất khẩu từ Bình Phước đến Canada - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.17 Bill of lading của lô hàng xuất khẩu từ Bình Phước đến Canada (Trang 38)
Bảng 2.11: Bảng sản lượng và trị giá các nước sản xuất lúa mì - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Bảng 2.11 Bảng sản lượng và trị giá các nước sản xuất lúa mì (Trang 46)
HÌnh 2.27: Tuyến vận chuyển đường bộ từ kho người bán đến cảng Prince rupert - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
nh 2.27: Tuyến vận chuyển đường bộ từ kho người bán đến cảng Prince rupert (Trang 54)
Hình 2.29: Vận chuyển đường bộ từ cảng Hải Phòng đến kho người mua - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.29 Vận chuyển đường bộ từ cảng Hải Phòng đến kho người mua (Trang 55)
Hình 2.30: Tuyến vận chuyển đường bộ từ kho người bán đến cảng hàng không quốc - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.30 Tuyến vận chuyển đường bộ từ kho người bán đến cảng hàng không quốc (Trang 57)
Hình 2.32: Tuyến vận chuyển đường bộ từ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.32 Tuyến vận chuyển đường bộ từ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Trang 58)
Hình 2.34: Commercial invoice - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.34 Commercial invoice (Trang 63)
Hình 2.35: Packing List - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.35 Packing List (Trang 64)
Hình 2.37: Bill of Lading - Đề tài quy trình tổ chức vận tải Đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bình phước – canada
Hình 2.37 Bill of Lading (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN