1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu bắc ninh đức trung quốc bắc ninh

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TÊN ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU BẮC NINH - ĐỨC;

TRUNG QUỐC - BẮC NINH

MẶT HÀNG: - Hàng xuất khẩu: Rau củ quả sấy

- Hàng nhập khẩu: Vải dệt kim co dãn 4 chiều

GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ MINH HẠNH

Thành viên nhóm 8:

1 Nguyễn Thị Thanh Trúc - 2254060144 - QC22B 2 Trần Lan Anh - 2254060063 - QC22B

3 Võ Quốc Bảo - 2254060065 - QC22B 4 Phạm Hữu Thắng - 2254060107 - QC22B 5 Hoàng Văn Dũng - 2254060071 - QC22B

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 08, THÁNG 04, NĂM 2024

Trang 2

ĐỀ BÀI THIẾT KẾ MÔN HỌC

Nội dung chi tiết của TKMH: Bài gồm 2 phần: Phần 1: Thuyết trình nhóm

Bạn đến từ một công ty logistics sẽ cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng từ các khu công nghiệp ở các tỉnh sau

1: Đà Nẵng 2: Cần Thơ 3: Lâm Đồng 4: Kiên Giang 5: Bình Dương 6: Hồ Chí Minh 7: Bà Rịa – Vũng Tàu 8: Bắc Ninh

9: Hải Dương 10 Bình Phước

Nội dung bài thuyết trình nhóm:

1.1 Trình bày cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh được lựa chọn (đối với các phương thức vận tải sẵn có)

1.2 Trình bày mạng lưới giao thông của tỉnh đã chọn – vận chuyển trong nước; và quốc tế

1.3 Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức tùy chọn và chi phí vận chuyển cho 1 TEU hoặc 1 FEU từ tỉnh được chọn này đến và đi từ châu Âu, nội Á, châu Mỹ bằng cách sử dụng 3 phương thức vận tải kết hợp (lưu ý: quốc gia cụ thể này phải linh hoạt; tùy thuộc vào hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu giữa tỉnh này và thị trường quốc tế)?

1.4 Phân tích vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics ở các tỉnh được chọn; đưa ra những đề xuất và giải pháp cải thiện?

Trang 3

+ Slide n-1: Kết luận

+Slide n: Tài liệu tham khảo

+ Slide cuối cùng: Slide Cảm ơn

Tiêu chí đánh giá: Nội dung; thời gian thuyết trình; công việc chuẩn bị, Thiết kế slide; phân công làm việc nhóm, Hỏi đáp

Phần 2: Hãy làm việc nhóm và hoàn thành 1 báo cáo TKMH với các nội dung như sau: (bài in hoàn chỉnh)

Chương 1: Giới thiệu về hoạt động vận tải đa phương thức của tỉnh đã chọn

Chương 2: Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức của 1 lô hàng thực tế (theo phân công của nhóm)

Bảng: Phân công nhóm theo nước và mặt hàng XK & NK

Stt Nước Mặt hàng nhóm được lựa chọn - có thể tham khảo thống kê XNK của VN với các nước để chọn mặt hàng phù hợp thực tế

Xuất khẩu Incoterms 2020

Nhập khẩu Incoterms 2020

Lưu ý: Khối lượng, số kiện, kích thước, trọng lượng, yêu cầu về thời gian-chi phí và

yêu cầu khác từ chủ hàng (để có thể so sánh sự kết hợp giữa các phương thức vận tải khác nhau như air+road-rail, sea+air, ….v… ): tùy chọn, lưu ý chọn làm sao để có thể áp dụng việc tính toán chọn container, loại container, loại xe: để phù hợp vận chuyển nội địa, quốc tế (quy định VGM, quy định tải trọng nội địa VN và QT, …

Các quốc gia này sẽ thay đổi dựa theo lựa chọn ở mục 1.2

* Nhóm 8 thực hiện đề tài: Phân tích thực hiện công tác tổ chức vận tải đa phương thức của một lô hàng thực tế xuất/nhập khẩu Bắc Ninh - Đức; Trung Quốc - Bắc Ninh

Trang 4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8

1 Nguyễn Thị Thanh Trúc (Trưởng nhóm)

Trang 5

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ ĐÁNH

GIÁ

1 Nguyễn Thị Thanh Trúc (Trưởng nhóm)

- Phân công công việc

- Thuyết trình về sơ lược tỉnh Bắc Ninh

- Thông tin về: Cở sở hạ tầng giao thông nói chung; Kết nối nội địa; Khả năng kết nối quốc tế

- Đề xuất, biện luận và tính toán hành trình, chi phí, thời gian 3 phương án nhập khẩu Bắc Ninh - Đức

- Đề xuất các sản phẩm và công ty để thực hiện quy trình xuất/nhập khẩu

- Xử lý khiếu nại, mức giới hạn tối đa về đơn hàng xuất/ nhập khẩu

- Lời mở đầu, tổng hợp word, chỉnh sửa nội dung, căn chỉnh thành bài hoàn chỉnh

5/5

- Thuyết trình về lô hàng nhập khẩu

- Thông tin về: Cơ sở hạ tầng đường sắt, đường thủy nội địa Bắc Ninh

- Phân tích vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics

- Tiếp nhận thông tin, yêu cầu từ chủ hàng cho lô hàng xuất khẩu

- Kết luận cuối bài

5/5

Trang 6

3 Võ Quốc Bảo

- Tóm tắt nội dung thuyết trình - Thông tin về cơ sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không - Tìm báo giá từ doanh nghiệp cho lô hàng dự kiến

- Tiếp nhận thông tin, yêu cầu cụ thể của chủ hàng cho lô hàng nhập khẩu

- Hỗ trợ trích tài liệu tham khảo

- Đề xuất, biện luận và tính toán hành trình, chi phí, thời gian 3 phương án nhập khẩu

Trung Quốc - Bắc Ninh

- Tìm và báo giá từ các doanh nghiệp cho lô hàng dự kiến

5/5

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: 9

GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA BẮC NINH 9

1.1 Trình bày cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Bắc Ninh 9

1.2 Cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Bắc Ninh 11

1.2.1 Đường bộ 11

1.2.2 Đường sắt 13

1.2.3 Đường thủy nội địa 13

1.2.4 Đường hàng không 15

1.2.5 Mạng lưới giao thông tỉnh Bắc Ninh kết nối trong nước và quốc tế 16

1.3 Các tuyến vận tải xuất khẩu hàng hóa từ Bắc Ninh 27

1.4 Vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics ở Bắc Ninh 37

2.1 Xuất khẩu hàng hóa từ Bắc Ninh đi Đức 43

2.2 Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Bắc Ninh 72

2.3 KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 106

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, ngành logistics xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác mà còn trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Cùng với sự phát triển liên tục trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế và các biện pháp hội nhập, ngành logistics đang nhanh chóng chuyên môn hóa và trở thành một dịch vụ vô cùng quan trọng.

Với vai trò là cầu nối hỗ trợ hoạt động thương mại, vận tải hiện đại cần phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường vận tải nội địa và quốc tế Vận tải ngày nay không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hóa mà còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơn giản hơn Vận tải đa phương thức (VTĐPT) đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển) vì có thể đáp ứng được những đòi hỏi nói trên của thị trường vận tải hàng hóa

Để áp dụng thực tế các kiến thức đã được học trong học phần Quản trị vận tải đa

phương thức, trong tài liệu này nhóm 8 xin trình bày chi tiết hơn về vận tải đa phương thức, các hoạt động vận tải ở Việt Nam và nước đại diện cho Châu Âu - Đức; nước đại diện cho Châu Á - Trung Quốc và cách thức tổ chức, thực hiện và đánh giá một số lô hàng liên quan đến xuất-nhập giữa hai quốc gia chúng em xin thực hiện đề tài Thiết kế môn học “Quản trị vận tải đa phương thức” gồm 2 chương:

+Chương 1: Giới thiệu tổng quan về hệ thống giao thông vận tải của Bắc Ninh.

+Chương 2: Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức của lô hàng thực tế Bài thiết kế môn học “Quản trị vận tải đa phương thức” của chúng em hi vọng sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức tốt nhất và hiệu quả nhất để mọi người có thể hiểu rõ hơn về vận tải đa phương thức ở Việt Nam và các nước trên thế giới Tuy nhiên, bài làm vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế về kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên trong quá trình thực hiện Thiết kế môn học sẽ còn nhiều thiếu sót Chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của cô để bài làm của chúng em thêm hoàn thiện

Trân trọng cảm ơn cô!

Trang 9

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA BẮC NINH

1.1 Trình bày cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh – một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, tiếp giáp với vùng trung du Bắc Bộ tại tỉnh Bắc Giang Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Bắc Ninh, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30km về phía đông bắc, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Hải Dương; Phía tây giáp thủ đô Hà Nội; Phía nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu Trong khi đó hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới, đặt biệt phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm đã góp phần tích cực vào việc mở rộng thông thương, khai thác tiềm năng của tỉnh, rút ngắn “khoảng cách” giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng, giữa thành thị và nông thôn Mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có trên 3.810 km, mật độ đường 4,63km/km2, thuộc loại cao so với bình quân của cả nước

Bắc Ninh còn ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước

Nhìn từ vệ tinh, tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh

Trang 10

Hình 1.1: Bản đồ Bắc Ninh và các tỉnh phía bắc Việt Nam

Trang 11

1.2 Cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Bắc Ninh

1.2.1 Đường bộ

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải Đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38

Hệ thống các tuyến đường trong nội tỉnh được nâng cấp và xây dựng mới,mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có trên 3.810 km, mật độ đường 4,63km/km2, thuộc loại cao so với bình quân của cả nước Trong thời gian tới, ngành GTVT phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý trong vùng Thủ đô, phát triển hạ tầng GT đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với các địa phương trong vùng, nhất là Hà Nội, Vĩnh Phúc, tạo thành một cực của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc

Nhiều công trình giao thông quan trọng, cấp thiết được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ dân sinh, như: mở rộng Tỉnh lộ 282 (nay là Quốc lộ 17), ĐT295B, ĐT 277, ĐT287, cầu Bình Than… Hệ thống giao thông đô thị được đầu tư, nâng cấp làm cho bộ mặt các đô thị ngày càng khang trang; mạng lưới giao thông nông thôn ngày càng phát triển Tỉnh có 3 tuyến đường bộ huyết mạch quốc gia chạy qua là tuyến QL 1 (1A và 1B chạy song song từ Hà Nội lên Lạng Sơn), tuyến QL 18 (Nội Bài - Hạ Long - Cái Lân - Móng Cái) và tuyến QL 38

Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Ninh đã tương đối hoàn chỉnh với 132.27Km đường quốc lộ, 292,23Km đường tỉnh, 416,03Km đường huyện, 403,65Km đường đô thị, 660,15Km đường xã và 4631,41Km đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng Trong đó:

- Các trục giao thông đối ngoại liên vùng:

Bao gồm các tuyến quốc lộ: Quốc lộ: QL18 (Nội Bài- Hạ Long); QL1 (Hà Nội- Lạng Sơn); QL38 (Bắc Ninh- Hưng Yên); Quốc lộ III; Đường vành đai Hà Nội: VĐ IV; VĐ III

Ngoài ra, giao thông đối ngoại của tỉnh còn có một số cầu: Cầu Hà Bắc 2 (kết nối

ĐT.277B, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh với tỉnh Bắc Giang tại xã Tiên Sơn huyện Hiệp Hòa, huyện Việt Yên) (đã có trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang); Cầu Cung Kiệm (kết nối ĐT.278, thị xã Quế Võ Với tỉnh Bắc Giang tại Xã Yên Lư, Huyện Yên Dũng); Cầu Kênh Vàng (kết nối ĐT.284, xã Trung Kênh với tỉnh Hải Dương tại xã An Thắng, huyện Nam Sách)

Trang 12

* Các tuyến đường tỉnh quy hoạch:

+ Liên kết Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang: ĐT 295B; 295C; 287; ĐT 277B; ĐT 277 + Liên kết Bắc Ninh- Bắc Giang: ĐT 295

+ Liên kết Hà Nội- Bắc Ninh- Hải Dương: ĐT 282; 282C + Liên kết Bắc Ninh- Hưng Yên: ĐT 276; ĐT 283;

+ Liên kết Bắc Ninh- Hải Dương: ĐT 281

- Vùng đô thị lõi (Thành phố Bắc Ninh- Tiên Du- Từ Sơn)

+ Giao thông được liên kết bởi 3 tuyến đường trục: ĐT 295B; ĐT 295C và QL1 - Liên kết nội vùng tỉnh Bắc Ninh:

+ Các tuyến đường hướng tâm: QL38; QL18 cũ; ĐT 286; ĐT 285C; ĐT 276; ĐT 277; ĐT 287

+ Các tuyến xuyên tâm: QL18; QL1; ĐT285C

+ Các tuyến vành đai liên kết các trung tâm du lịch, văn hóa; công nghiệp: ĐT 282; ĐT282B; ĐT285C; ĐT 283; ĐT 278; ĐT284; ĐT 285; đặc biệt tuyến vành đai liên kết ĐT 276- ĐT 281- ĐT285C là tuyến đường nối thông và bao quanh tỉnh Bắc Ninh sẽ giải tỏa mọi ách tắc giao thông có thể xảy ra

Có thể thấy, sự đồng bộ về hạ tầng giao thông sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho thông thương hàng hóa của tỉnh mà còn là đòn bẩy cho thu hút đầu tư Như lời Bác Hồ nói “Giao thông thông suốt thì việc gì cũng dễ” Với định hướng và sự quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác chỉ đạo đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, sẽ giúp mạng lưới giao thông của tỉnh ngày càng đồng bộ và được nâng cao chất lượng, từ đó đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tỉnh Bắc Ninh

Trang 13

Hình 1.2: Bản đồ giao thông các tuyến đường huyết mạch tỉnh Bắc Ninh.

1.2.2 Đường sắt

- Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: chạy qua toàn tuyến dài 162 km Đây là tuyến đường sắt chỉ một và duy nhất có khổ lồng 3 đường ray 1000mm và 1435mm.Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng có điểm đầu là ga Hà Nội và điểm cuối là ga Đồng Đăng với lý trình như sau: + Các tỉnh, thành: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn;

+ Các ga: Long Biên – Gia Lâm – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn – Đồng Đăng

+ Ga Bắc Ninh là một nhà ga xe lửa tại phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh được xây dựng vào năm 1902 Nhà ga là một điểm của đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và nối với ga Lim với ga Thị Cầu Ga có 4 tuyến tuyến đường ray, 2 nhà ga hành khách và 1 nhà ga hàng hóa

Tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long (Yên Viên - Cái Lân) đang được xây dựng là một trong những đột phá phát triển để tỉnh Bắc Ninh hoàn thành mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030 đó là phát triển hạ tầng giao thông Đường sắt trên cao đã lắp đường ray dài 100 m, rộng 4,1 m; Đầu tàu dài 3,8 m và toa tàu dài 11,5 m, rộng 2,8 m có thể chở 100 người, tốc độ 100 km/giờ đã được thi công xong, nghiệm thu và chạy thử tại nhà máy Đường Malt, khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh

Trong tầm nhìn và phát triển về đường sắt giai đoạn 2021- 2030, nâng cấp, cải tạo tuyến Hà Nội - Lạng Sơn thông qua xây dựng mới tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng đường đơn Cùng với đó, bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt dọc Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.Với công trình hạ tầng giao thông khác, quy hoạch nêu rõ với hệ thống đường sắt đô thị, sẽ nghiên cứu đưa vào áp dụng đường sắt LRT (Light Rapid Transit - Tàu điện nhẹ) dựa trên việc chuyển đổi mục đích sử dụng BRT (xe buýt tốc hành) Nghiên cứu quy hoạch và chuẩn bị đầu tư xây dựng 12 tuyến đường sắt đô thị dọc các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ và đường chính đô thị

Đường thủy nội địa

Bắc Ninh có mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km² với 3 con sông lớn chảy qua địa bàn là sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình, tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và hiện có 7 cảng nội địa

Hệ thống giao thông thủy qua địa bàn Bắc Ninh có tổng chiều dài khoảng 129 km đường sông: Sông Cầu khoảng 68 km; sông Đuống khoảng 44 km; sông Thái Bình khoảng 7 km Trên các tuyến này sẽ xây dựng hệ thống cảng, đường thủy vận tải hàng hóa, hành khách và

Trang 14

phục vụ du lịch; tăng cường cải tạo luồng tuyến, chú trọng khai thác các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình

Tầm nhìn và phát triển với đường thuỷ nội địa, ngoài 04 tuyến đường thủy do trung ương quản lý, quy hoạch 03 tuyến do địa phương quản lý Riêng với các cảng thủy nội địa, Bắc Ninh quy hoạch phát triển các cảng thủy nội địa trên sông Đuống (15 cảng), sông Cầu (6 cảng) và trên sông Thái Bình (3 cảng), ngoài những cảng nhằm phục vụ vận chuyển, lưu thông hàng hóa, một số cảng được định hướng quy hoạch tổng hợp, phục vụ cả nhu cầu du lịch như cảng Tri Phương, cảng Hồ, cảng Tri Lăng 1 và 2.Còn đối với bến thủy nội địa, sẽ phát triển 8 bến trên sông Đuống (gồm bến Phật Tích – huyện Tiên Du, Kinh Dương Vương – thị xã Thuận Thành, các bến Lê Văn Thịnh, Lệ Chi Viên, Đại Bi, Cao Lỗ Vương, Nguyệt Bàn và bến Đền Tam Phủ thuộc huyện Gia Bình)

Là địa phương phát triển mạnh nhiều khu công nghiệp, trong phương án phát triển kết cấu hạ tầng của Bắc Ninh, được ưu tiên đầu tư phát triển 4 cảng cạn gồm:

+ Cảng cạn Tiên Sơn (dự kiến 12ha) + cảng cạn Quế Võ (dự kiến 25ha) + cảng cạn Tân Chi (dự kiến 16ha) + cảng cạn Yên Phong (dự kiến 15ha)

Bắc Ninh cũng định hướng quy hoạch các cảng cạn tiềm năng gồm: Cảng cạn Bắc Ninh 1, cảng cạn Đức Long (thị xã Quế Võ), cảng cạn Đông Phong (huyện Yên Phong), cảng cạn Bắc Ninh 2 (huyện Tiên Du), cảng cạn Thuận Thành (thị xã Thuận Thành), cảng cạn Phong Khê (huyện Yên Phong), cảng cạn Châu Phong (thị xã Quế Võ) và cảng cạn Trung Kênh (huyện Lương Tài)

Trang 15

Hình 1.3: Bản đồ các tuyến đường thủy nội địa tỉnh Bắc Ninh

1.2.3 Đường hàng không

Hiện nay Bắc Ninh chưa có sân bay thương mại chỉ có Sân bay Gia Bình là sân bay quân sự thuộc địa phận xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Bắc Ninh sẽ đầu tư mạnh để hoàn thiện mạng lưới hạ tầng kết nối nội tỉnh và nghiên cứu lập quy hoạch 1 sân bay

Trang 16

1.2.5 Mạng lưới giao thông tỉnh Bắc Ninh kết nối trong nước và quốc tế

1.2.5.1 Kết nối nội địa: Đường bộ

Đường Vành Đai 4: Đi qua các huyện, thị xã: Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh; cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên qua thành phố Từ Sơn, huyện Yên Phong; cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn qua địa phận thành phố Từ Sơn, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh; cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long đi qua huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, thị xã Quế Võ TP Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành đường song hành vành đai 4 đúng dịp diễn ra Đại hội lần thứ 18 Đảng bộ thành phố, dự kiến tháng 10/2025 Việc hoàn thiện vành đai 4 vùng Thủ đô sẽ góp phần giải tỏa ách tắc giao thông, kết nối giữa các tỉnh và tạo không gian phát triển mới cho cả vùng Thủ đô, trong đó có Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh

Hình 1.4: Biểu đồ đường Vành Đai 4 đi qua 4 tỉnh

Đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long ( Đoạn Nội Bài - Bắc Ninh): Theo quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2021, tuyến cao tốc này có chiều dài 146km với điểm đầu giao với đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, điểm cuối giao với đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn tại thành phố Hạ Long Trong đó đoạn qua Hà Nội dài 15km, đoạn qua Bắc Ninh dài 23km, đoạn qua Bắc Giang dài 7km, đoạn qua Hải Dương dài 44km và đoạn qua Quảng Ninh dài 57km Đường cao tốc

Trang 17

được chia thành 3 đoạn tuyến: Nội Bài – Bắc Ninh, Bắc Ninh – Hải Dương và Hải Dương – Hạ Long Trong đó đoạn Nội Bài – Bắc Ninh dài 30 km trùng với hướng tuyến Quốc lộ 18 và cũng là một phần của tuyến đường vành đai 4 (Hà Nội)

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang: Tuyến đường cao tốc này cũng là một phần của Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang, có chiều dài 45,8 km, trong đó đoạn qua Hà Nội dài 7km, đoạn qua Bắc Ninh dài 19,8 km và đoạn qua Bắc Giang dài 19km, điểm đầu tại lý trình Km 113 + 985, Quốc lộ 1 (nút giao Quốc lộ 31) thuộc địa phận thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, kết nối với đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và điểm cuối dự án tại lý trình Km 159 + 100, Quốc lộ 1 (vị trí trạm thu phí Phù Đổng cũ) thuộc địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội, nối tiếp với đường vành đai 3 Hà Nội

Đường sắt

Mạng lưới đường sắt quốc gia hiện tại chỉ chạy theo hướng Bắc-Nam, kết nối các thành phố lớn ở Việt Nam dọc theo đường bờ biển Tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam

Thủy nội địa

Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh

Cảng biển và cảng hàng không

Giao thông kết nối hàng hải và hàng không thông qua CHK Nội Bài tại Hà Nội với cự ly tiếp cận 30km và các cảng biển tại Hải Phòng, Quảng Ninh; tiến tới kết nối trực tiếp với CHK Gia Bình khi hoàn thành đầu tư và được phép khai thác đa chức năng lưỡng dụng

Trang 18

1.2.5.2 Khả năng kết nối quốc tế:

So với các tỉnh thành khác, Bắc Ninh là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý: Thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn Tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm ở vị trí gần sân bay quốc tế Nội Bài và cảng biển Hải Phòng,… tạo cơ hội tốt cho giao lưu kinh tế và luân chuyển hàng hóa

Đường sắt:

Bắc Ninh nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng là tuyến đường ngắn nhất kết nối giữa vùng động lực phát triển phía Bắc với khu vực phát triển nhất của thị trường Trung Quốc Việc đầu tư tuyến đường sắt này sẽ góp phần mở rộng hơn thị trường quốc tế đối với hàng hoá của Việt Nam, không chỉ thị trường Trung Quốc, mà còn vươn tới các thị trường các nước Trung Á, Trung Đông và Châu Âu thông qua hệ thống đường sắt thay cho việc chủ yếu qua đường biển và đường không như hiện nay

Mạng lưới tuyến đường sắt này sẽ góp phần quan trọng cho việc khai thông, giúp doanh nghiệp và người dân thuận lợi hơn trong việc lưu thông hàng hoá, khắc phục tình trạng ùn ứ, ách tắc thường xuyên xảy ra tại các cửa khẩu đường bộ…

Qua đó, sẽ giảm đáng kể về thời gian và chi phí vận chuyển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và quốc gia.

Trang 19

Hình 1.5: Bản đồ mạng lưới đường sắt Xuyên Á

Cảng biển:

Bắc Ninh là một tỉnh nội địa ở phía Bắc, nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng,

không tiếp giáp với biển và không có cảng biển Cảng biển gần nhất với Bắc Ninh có thể là cảng Hải Phòng, nằm khoảng 50-60km về phía đông bắc

Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế (Theo thống kê từ Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, trong năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 91,7 triệu tấn, tăng khoảng 8% so với năm 2020, trong đó sản lượng hàng container đạt 5,7 triệu Teus, tăng khoảng 8,9% 10 tháng đầu năm 2022, sản lượng đạt 78,7 triệu tấn, tăng khoảng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021 Trong đó, sản lượng hàng container đạt 5,2 triệu Teus, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước) Cảng Hải Phòng vẫn khẳng định tiếp nối truyền thống đã được được xây dựng và phát huy qua các thời kỳ, trở thành một cảng biển văn minh, hiện đại nhất miền Bắc

Trang 20

Cảng hàng không:

Tỉnh Bắc Ninh gần Sân bay Quốc tế Nội Bài Khoảng cách giữa Bắc Ninh và sân bay này là khoảng 30-35km về phía tây nam, liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.

Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài là sân bay của Thủ đô Hà Nội, có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý hết sức quan trọng và thuận lợi, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình dương - vùng kinh tế đang phát triển đầy tiềm năng Nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tổng diện tích 44.000m2, công suất phục vụ theo thiết kế là 203.000 tấn hàng hóa/năm Thời gian những năm gần đây, thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tăng trưởng mạnh, trung bình khoảng 15%/năm Đây vừa là tiềm năng cần đầu tư khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các sân bay trong khu vực nhằm từng bước đầu tư, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thành một thương cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới

1.2.5.3 Mạng lưới giao thông tỉnh Bắc Ninh kết nối tới nội Á:

- Kết nối trực tiếp: Mạng lưới giao thông của tỉnh Bắc Ninh đang ngày càng được hoàn thiện, kết nối với Đông Á và Bắc Á qua các tuyến đường bộ, đường sắt, và hàng không.

Đường bộ:

Đường AH1 hay còn gọi là Đường cao tốc xuyên Á có tổng chiều dài 20.557 km từ Tokyo qua Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ đến biên giới giữa Iran Ở Việt Nam có nhiều tuyến đường quan trọng như AH13, nối Hà Nội với Nakhon Sawan, Thái Lan; AH14 từ Hải Phòng đến Mandalay, Myanmar; Với việc nằm gần một trong những tuyến đường bộ trọng yếu, Bắc Ninh có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển sôi động và bền vững

Trang 21

Hình 1.6: Tuyến đường bộ dài nhất của hệ thống xa lộ xuyên Á: AH1 Đường sắt:

Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua Với việc kết nối với tuyến đường sắt Hành Dương – Bằng Tường của Trung Quốc,cùng với tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng là một phần của hệ thống tuyến đường sắt xuyên lục địa Á – ÂuTuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long (Yên Viên - Cái Lân) đang được xây dựng Tuyến này cũng sẽ kết nối với đường sắt cao tốc Vân Đồn - Móng Cái và đường sắt Phòng Thành Cảng - Đông Hưng của Trung Quốc

Trang 22

Hình 1.7: Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và Yên Viên - Cái Lân

- Kết nối gián tiếp:

Đường hàng không

Mạng lưới đường hàng không của tỉnh Bắc Ninh không trực tiếp kết nối với khu vực Nội Á, nhưng tỉnh này có thể tận dụng sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội, cách Bắc Ninh khoảng 30km, để kết nối với các đầu mối hàng không quốc tế Sân bay Nội Bài là một trong ba sân bay lớn của Việt Nam và là cửa ngõ quan trọng cho giao thông hàng không, với mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với nhiều khu vực trong đó có Nội Á Điều này giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách từ Bắc Ninh đến các nước Nội Á trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn Sân bay này có đường bay đến nhiều quốc gia Nội Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia

Đường biển:

Tỉnh Bắc Ninh không có đường bờ biển, do đó, không có kết nối trực tiếp bằng đường biển Tuy nhiên, Bắc Ninh có thể kết nối tới nội Á thông qua các cảng biển lân cận như: Tàu từ Hải Phòng đi Hồng Kông phải vòng xuống dưới eo Hải Nam, xa thêm khoảng 180 hải lý, sau đó đi từ Hồng Kông đến Nhật Bản.

1.2.5.4 Mạng lưới giao thông tỉnh Bắc Ninh kết nối tới Châu Âu:

1 Tuyến đường biển:

Bắc Ninh không có cảng biển nào đủ lớn và hiện đại để tiếp nhận tàu container đi Châu Âu, cảng Hải Phòng và Cái Lân là lựa chọn phổ biến nhất do vị trí gần Bắc Ninh và hệ thống cảng biển hiện đại

Một tuyến đường rất dài và có nhiều chặng Từ Việt Nam tàu sẽ xuất phát từ biển Đông và theo biển Đông tới Singapore Các tàu trên tuyến đường thường ghé điểm tạm dừng

Trang 23

Singapore để mua nhiên liệu và các giấy tờ cần thiết Tàu theo tuyến đường này vào vùng quần đảo Malaysia và qua Ấn Độ Dương để đi tới Biển Đỏ Tiếp đến, tàu tiếp tục tiến tới kênh đào Suez để tới Địa Trung Hải Từ khu vực này, tàu có thể đi tới các nước như Pháp, Ý, Bulgaria… Ngoài ra, tàu còn có thể đi qua eo Ixtanbul để vào cảng Costanza, Vacna, Odessa hoặc đi tới eo Gibranta sang Đại Tây Dương để tới các nước Bắc Âu Để tới các cảng của các nước như Phần Lan, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, tàu sẽ tiếp tục đi qua kênh Kiel vào vùng biển Baltic.

Hình 1.8: Các tuyến đường biển quốc tế phổ biến của Việt Nam

1.2.5.5 Mạng lưới giao thông tỉnh Bắc Ninh kết nối tới Châu Mỹ:

Tuyến đường hàng hải từ Việt Nam đi Châu Mỹ, nhất là vùng Đông Bắc Mỹ, vùng biển Ca-ri-bê và Trung Mỹ là những tuyến đường cũng không phải dễ dàng thuận lợi cho các tàu biển xuất phát từ các cảng Việt Nam Hàng hóa xuất đi tại BẮC NINH đến cảng Hải Phòng Sau đó từ cảng Hải Phòng đến các nước ở Châu Mỹ hiện nay chủ yếu được vận chuyển theo ba tuyến đường biển sau.(vì Bắc Ninh không có cảng biển nào đủ lớn và hiện đại để tiếp nhận tàu

Trang 24

container đi Châu Mỹ, cảng Hải Phòng là lựa chọn phổ biến nhất do vị trí gần Bắc Ninh và hệ thống cảng biển hiện đại)

1 Tuyến đường đi qua kênh đào Suez:

Tuyến đường hàng hải đi qua kênh đào Suez Xuất phát từ cảng Hải Phòng, các tàu sẽ chạy qua qua eo Singapore, Malacca, chuyển hướng đến phía Nam Sri Lanka thuộc Ấn Độ Dương, vào Hồng Hải, qua kênh đào Suez, đi trên biển Địa Trung Hải, qua eo Gibraltar, vượt Đại Tây Dương đến Châu Mỹ và ngược lại.

Ưu điểm: Tuyến này đi khá gần bờ nên việc ứng cứu sự cố khá thuận lợi Đặc biệt nếu

thời gian hành hải từ tháng 11 đến tháng 3 thì sẽ lợi dụng được dòng chảy xuôi từ Đông sang Tây của đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Singapore, qua eo Malacca đến kênh Suez, sẽ làm tăng tốc độ tàu Cũng cần chú ý rằng, dòng này có chiều ngược lại từ Tây sang Đông trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 9.

Nhược điểm: Phương án này phải chạy qua các vùng có mật độ tàu thuyền cao như eo

Singapore, Malacca, kênh Suez Chi phí qua kênh Suez khá cao (khoảng 75.000USD – 80.000USD cho cỡ tàu 12.000DWT) Cự ly chạy tàu xa hơn phương án chạy qua kênh Panama.

Tuyến đường qua kênh đào Seuz

2 Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (Good Hope):

Từ cảng Hải Phòng, các tàu biển sẽ chuyển hướng đi thẳng xuống Indonesia, cắt ngang qua eo Jakarta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (thuộc Nam Phi) Sau đó tiếp tục qua

Trang 25

Đại Tây Dương đến Đông Mỹ (hoặc Trung Mỹ/vùng biển Ca-ri-bê) và ngược lại Độ dài quãng đường nếu đến Cuba khoảng 12.850 Hải lý.

Ưu điểm: Mật độ tàu thuyền trên tuyến khá thưa Không phải đi qua kênh Suez nên

giảm được chi phí Lợi dụng được dòng chảy Nam Bán cầu để cải thiện tốc độ tàu Hướng của dòng chảy luôn có xu hướng chảy từ Đông sang Tây.

Nhược điểm: Cự ly chạy tàu dài nhất trong 3 tuyến Tàu thường xuyên chạy rất xa bờ

nên khi gặp sự cố việc hỗ trợ từ bờ tương đối khó khăn Tàu chạy xuống đến mũi Hảo Vọng là vùng có vĩ độ rất cao và điều kiện thời tiết rất phức tạp Khu vực mũi Hảo Vọng thường xuyên có sóng và gió to tại hầu hết thời gian trong năm Đồng thời đây là khu vực thường xuyên xảy ra các cơn bão và lốc bất thường Xa bờ nên việc ghé các cảng để nhận thêm nhiên liệu không có nhiều lựa chọn, nhất là những đoạn đường vượt qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng

3 Tuyến đường đi qua kênh PANAMA:

Từ cảng Hải phòng chạy về phía Đông, qua Philippine, vượt Thái Bình Dương, tiếp đến qua kênh đào Panama (nơi mà tàu phải “leo” qua một quả đồi ở độ cao 26 mét trên mực nước biển) để đến các cảng dỡ hàng ở Cuba hay các nước Trung Mỹ Nếu đi đến Cuba, độ dài quãng đường khoảng 10.850 hải lý.

Ưu điểm: Tuyến đường này là ngắn nhất trong 3 tuyến Điều kiện hành hải có phần

đơn giản hơn, không cần sử dụng nhiều hải đồ chi tiết Phí qua kênh Panama rẻ hơn nhiều so với phí qua kênh Suez Tàu có thể chạy dọc theo xích đạo ở vĩ độ 5 độ Bắc là vùng có

Trang 26

Nhược điểm: Phải trả phí qua kênh Panama Không có các cảng để ghé khi sự cố hay

cấp dầu dọc đường nên đòi hỏi phải chuẩn bị thật tốt về tình trạng máy móc và nhiên liệu dự trữ.

Tuyến đường qua kênh đào Panama

Tuyến đường hàng không

Dù Bắc Ninh không có sân bay riêng, nhưng từ Bắc Ninh đến Châu mỹ thì phải thông qua các sân bay gần Bắc Ninh Sau đây là một số sân bay phổ biến mà có thể sử dụng là: sân bay Nội Bài( Hà Nội) và sân bay Cát Bi(Hải Phòng)

Sân bay quốc tế Nội Bài: Sân bay quốc tế Nội Bài là sân bay quốc tế tại Hà Nội và cách

Bắc Ninh khoảng 35 km Đây là sân bay lớn nhất và phổ biến nhất trong khu vực, với nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế.Thời gian bay từ Nội Bài đi Châu Mỹ dao động từ 15 đến 20 tiếng, tùy thuộc vào điểm đến

Sân bay quốc tế Cát Bi: Sân bay quốc tế Cát Bi tọa lạc tại thành phố Hải Phòng, cách

Bắc Ninh khoảng 95 km Đây là một sân bay quốc tế khác mà có thể sử dụng để đến Bắc Ninh Tuy nhiên số lượng hãng hàng không khai thác đường bay quốc tế tại đây ít hơn so với Nội Bài Thời gian bay từ Cát Bi đi Châu Mỹ dao động từ 16 đến 21 tiếng, tùy thuộc vào điểm đến.

Từ sân bay quốc tế Nội Bài và Cát Bi đến Châu Mỹ ở các hãng hàng khong có tuyến trực tiếp đến Châu Mỹ mà quá 1 hoặc 2 chặm dừng để chờ nối chuyến rối mới bay đến Châu Mỹ

Trang 27

1.3 Các tuyến vận tải xuất khẩu hàng hóa từ Bắc Ninh PHƯƠNG ÁN 1: Road - Sea - Road

* Sơ đồ chuỗi vận tải: Kho Công ty Cổ phần Thực Phẩm Quốc Tế C&C -> Cảng Hải Phòng -> Cảng Hamburg -> Kho người mua.

* Mô tả sơ lược tuyến:

- Từ kho của Công ty Cổ phần Thực Phẩm Quốc Tế C&C tại Đường TS7, KCN Tiên Sơn, P Tương Giang, TX Từ Sơn, Bắc Ninh đến cảng Hải Phòng: Vận chuyển bằng đường bộ.

Hình 1.9: Tuyến vận chuyển bằng đường bộ từ kho người bán đến cảng Hải Phòng

Trang 28

- Từ cảng Hải Phòng (Việt Nam) đến cảng Hamburg (Đức): Vận chuyển bằng đường biển

Hình 1.10: Tuyến đường biển từ Việt Nam đến cảng Hamburg ( Đức)

- Từ cảng Hamburg (Đức) đến kho nhận hàng của công ty Edeka Zentrale AG & Co KG tại New-York-Ring 6, 22297 Hamburg

Trang 29

Hình 1.11: Tuyến vận chuyển đường bộ từ Cảng Hamburg đến kho người mua

cách (km)

Thời gian Nhà vận chuyển

Kho ở Bắc Ninh - Cảng Hải Phòng

129 km 1 giờ 42 phút

Công ty XNK Biển Vàng (Golden Sea)

Làm thủ tục tại cảng Hải Phòng _ 1 ngày _Cảng Hải Phòng - Cảng

19026.15 km

37 ngày YML

Làm thủ tục tại cảng Hamburg _ 1 ngày _

Cảng Hamburg - Kho ở New york Ring 6

17 km 34 phút Công ty XNK Biển Vàng (Golden Sea)

Tổng 19172.15 39 ngày 3 giờ

Bảng 1.1: Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo Phương án 1

LOCAL CHARGE IN VIETNAM

Trang 30

Bảng 1.2: Tổng chi phí tuyến đường của phương án 1

(Báo giá từ Chị Thúy Vy công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Biển Vàng; GOLDEN SEA)

PHƯƠNG ÁN 2: Road - Rail - Road

Sơ đồ chuỗi vận tải: Kho Công ty Cổ phần Thực Phẩm Quốc Tế C&C -> Ga Yên Viên -> Ga Hamburg -> Kho người mua.

Mô tả sơ lược tuyến:

Trang 31

- Từ kho của Công ty Cổ phần Thực Phẩm Quốc Tế C&C tại Đường TS7, KCN Tiên Sơn, P Tương Giang, TX Từ Sơn, Bắc Ninh đến ga Yên Viên : Vận chuyển bằng đường bộ

Hình 1.12: tuyến đường từ kho người bán đến ga Yên Viên

- Từ Ga Yên Viên đến ga Hamburg: Vận chuyển bằng đường sắt

Hình 1.13: tuyến đường từ ga Yên Viên đến ga Hamburg

- Từ ga Hamburg đến kho nhận hàng của công ty Edeka Zentrale AG & Co KG tại York-Ring 6, 22297 Hamburg

Trang 32

New-Hình 1.14 Tuyến đường từ ga Hamburg đến kho người mua

cách (km)

Thời gian Nhà vận chuyển

Kho ở Bắc Ninh - Ga Yên Viên 11,5 km 20 phút Công ty cổ phần Proship

Ga Yên Viên - Ga Hamburg (Đức) 8.561 29 ngày Công ty cổ phần Proship

Ga Hamburg - Kho người mua ở New york Ring 6

17 km 34 phút Công ty cổ phần Proship

Tổng 19172.15 29 ngày 54 giờ

Bảng 1.3: Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo Phương án 2

Trang 33

Bảng 1.4: Tổng chi phí tuyến đường của phương án 2

(Báo giá từ chị Kim Anh công ty Proship)

PHƯƠNG ÁN 3: Road - Air - Road

* Sơ đồ chuỗi vận tải: Kho Công ty Cổ phần Thực Phẩm Quốc Tế C&C -> Sân bay quốc tế Nội Bài -> Sân bay Hamburg -> Kho người mua.

* Mô tả sơ lược tuyến:

- Từ kho của Công ty Cổ phần Thực Phẩm Quốc Tế C&C tại Đường TS7, KCN Tiên Sơn, P Tương Giang, TX Từ Sơn, Bắc Ninh đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Hà Nội : Vận chuyển bằng đường bộ

Trang 34

Hình 1.15: Tuyến đường từ Kho người bán đến CHK quốc tế Nội Bài

- Từ CHK quốc tế Nội Bài đến CHK Hamburg, Đức

Hình 1.16: Tuyến đường từ Sân bay quốc tế Nội Bài đến Sân bay Hamburg, Đức

- Từ Sân bay Hamburg đến kho người mua công ty Edeka Zentrale AG & Co KG tại York-Ring 6, 22297 Hamburg

Trang 35

New-Hình 1.17: Tuyến đường từ Sân bay Hamburg đến Kho người mua

cách (km)

Thời gian Nhà vận chuyển

Kho ở Bắc Ninh - CHK quốc tế Nội Bài 40,5 km 40 phút Công ty SME(Sao Mai Express)

CHK quốc tế Nội Bài - CHK Hamburg, Đức 9323 km 15 giờ 5 phút

Công ty SME(Sao Mai Express)

Trang 36

Thủ tục hải quan _ 1 ngày _

CHK Hamburg - Kho người mua ở New york Ring 6

4,5 km 10 phút Công ty SME(Sao Mai Express)

Tổng 9368 km 2 ngày 16 giờ

Bảng 1.5: Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo Phương án 3

PHÍ(VNĐ)

TỔNG CHI PHÍ AIR FREIGHT

3.000/kg 36.000.000

Trang 37

(Phí phát hành vận đơn hàng không Airway Bill)

113426.17 (USD) Bảng 1.6 Tổng chi phí tuyến đường của phương án 3

( Báo giá từ chị Như Ý công ty SME; Sao Mai Express)

1.4 Vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics ở Bắc Ninh

Bằng cách tận dụng cảng sông, khai thác tốt ưu thế vị trí nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, Bắc Ninh đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển Chỉ trong thời gian ngắn, nơi đây đã trở thành khu vực có số lượng kho bãi, dịch vụ vận chuyển thuộc top đầu cả nước Tuy nhiên Bắc Ninh là địa phương không có các lợi thế mang tính chiến lược như sân bay, cảng biển để phát triển logistic.Việc khai thác cơ sở hạ tầng cũng như với những chính sách phát triển chưa hợp lý dẫn đến sự tắc nghẽn, chưa phát triển được hết tiềm năng vốn có của nơi đây

- Thứ nhất về hạ tầng giao thông phục vụ và phát triển logistic:

Cuối tháng 8 năm 2021, Bộ Giao thông vận tải chính thức công bố mở Cảng cạn (ICD) Tân Cảng Quế Võ Đây là ICD thứ 10 đã được công bố đưa vào hoạt động trên toàn quốc ICD Tân Cảng Quế Võ là cảng nội địa nằm trên hạ lưu sông Đuống, giáp với Quốc lộ 18, gần các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương… Cảng có quy mô 10 ha, với năm cầu

Trang 38

hợp với việc tận dụng được cầu bến sà lan, ICD Tân Cảng-Quế Võ có thể cung cấp cho khách hàng giải pháp vận tải thủy bộ kết hợp, theo hướng logistics xanh được nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Samsung, Cannon, Vinasolar, Foxconn, Diana… lựa chọn Trong tương lai, cảng cạn này sẽ tiếp tục được mở rộng lên hơn 30 ha, bổ sung các kho hàng, trung tâm phân phối trở thành trung tâm logistics của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận Tuy nhiên bởi kết nối đường bộ đến cảng hiện nay chủ yếu thông qua quốc lộ 18, đây là tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông gây nên những tắc nghẽn ảnh hưởng tới tiến độ của quá trình vận tải

- Thứ hai về hợp tác vùng, liên vùng, hợp tác quốc tế:

Logistics ở Bắc Ninh thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ Ngoài các cảng cạn ICD, Bắc Ninh còn có hàng chục kho ngoại quan, kho gom hàng lẻ (CFS) và hàng trăm doanh nghiệp, đại lý hải quan cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu Hệ thống kho ngoại quan, kho CFS, ICD và đại lý thủ tục hải quan trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay.Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chọn Bắc Ninh là nơi làm thủ tục hải quan và tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu Thời gian qua, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tuy có sự phát triển nhanh về số lượng, quy mô nhưng số lượng trung tâm logistics lớn cung cấp được dịch vụ 3PL (logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ) còn khá khiêm tốn Đa số các doanh nghiệp chỉ cung cấp được các dịch vụ logistics 1PL (logistics tự cấp, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ logistics bằng chính cơ sở vật chất của mình) và 2PL (logistics một phần, chủ hàng thuê một phần dịch vụ logistics)

Vậy nên mà ngành logistics chưa tạo được hệ thống quy mô lớn, bởi theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics ở Bắc Ninh đa phần là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ Do vốn ít cho nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không có các văn phòng đại diện ở nước ngoài Điều này khiến nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia Phần lớn các doanh nghiệp chưa đầu tư vào quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng

- Thứ ba, về nguồn nhân lực:

Địa phương hiện có 46 dự án do các chủ đầu tư là các thương nhân trong và ngoài nước đã và đang hoạt động kho vận, logistics tại các khu công nghiệp trên địa bàn (trong đó có 21 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư là 7.782,78 tỷ VNĐ, 25 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 373,92 triệu USD) Với sự phát triển nhanh chóng và những dự án đã và đang đi vào hoạt động thì tại

Trang 39

đây sẽ cần một nguồn nhân lực khá lớn

Vậy nên nhân sự trong lĩnh vực logistics ở Bắc Ninh hiện nay nhìn chung còn thiếu và yếu, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh rất khó khăn khi tuyển nhân sự chất lượng cao là người địa phương, làm việc tại địa phương

Trang 40

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP * Thiết lập hệ thống logistics quy mô lớn

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics phát triển, Bắc Ninh cần có quy hoạch tổng thể, chiến lược về phát triển các trung tâm kho bãi, logistics không những phục vụ cho nhu cầu của Bắc Ninh mà cần tính đến việc phục vụ một phần nhu cầu của các tỉnh thành lân cận Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp cần gắn với quy hoạch cảng sông và quy hoạch hệ thống đường bộ kết nối nhằm tăng sức hút đối với nhà đầu tư, tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút và lựa chọn các dự án có chất lượng Khẩn trương kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh các quy định của luật đê điều cho phù hợp với điều kiện thủy văn hiện nay Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc khơi thông điểm nghẽn trong đầu tư hạ tầng cảng sông

* Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dịch vụ logistics, tăng cường kết nối liên hoàn trong chuỗi phân phối toàn vùng.

Xây dựng chính sách hỗ trợ, phát triển logistics hiệu quả, phù hợp đặc điểm kinh tế-xã hội của Bắc Ninh Chiến lược phát triển logistics phải gắn liền với quy hoạch phát triển liên kết vùng kinh tế và quốc gia Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp cần gắn với quy hoạch cảng sông và quy hoạch hệ thống đường bộ kết nối nhằm tăng sức hút đối với nhà đầu tư, tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút và lựa chọn các dự án có chất lượng Khẩn trương kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh các quy định của luật đê điều cho phù hợp với điều kiện thủy văn hiện nay Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc khơi thông điểm nghẽn trong đầu tư hạ tầng cảng sông Để bảo đảm tính hiệu lực của liên kết phát triển, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động logistics, chiến lược và quy hoạch các ngành, lĩnh vực cần được lồng ghép vào các vấn đề liên kết phát triển vùng

* Đơn giản hóa và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính

Tăng cường đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác liên quan tới mô hình hải quan thông minh

* Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistic

Đẩy mạnh đào tạo logistics ở bậc cao đẳng, đại học và đào tạo nghề, đa dạng hóa các hình thức đào tạo logistics, kết nối các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp logistics trong nước và quốc tế Đặc biệt chú trọng các kỹ năng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, khả năng sử dụng các phần mềm logistics, kiến thức và kỹ năng về quản trị thu mua, quản trị vận tải, quản trị kho

Ngày đăng: 05/08/2024, 08:49

w