1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THIẾT KẾ MÔN HỌC QUẢN TRỊ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU CẦN THƠ – TRUNG QUỐC

66 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

THIẾT KẾ MÔN HỌC

QUẢN TRỊ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

CHO LÔ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU CẦN THƠ – TRUNG QUỐC

Mặt hàng:

- Xuất khẩu: Tôm thẻ chân trắng từ Cần Thơ – Trung Quốc

- Nhập khẩu: Vải may mặc (vải 100% cotton) từ Trung Quốc – Cần Thơ

GVHD: ThS Nguyễn Thị Minh Hạnh LỚP HỌC PHẦN: 010441600801

NHÓM 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

Mai Thanh Khôi 21H4030082 QL21CLCB

Nguyễn Văn Nghĩa 21H4030097 QL21CLCB

Phạm Hoàng Phúc 21H4030103 QL21CLCB

Nguyễn Quang Sáng 21H4030115 QL21CLCC

Dương Tiến Toàn 21H4030125 QL21CLCC

Trang 3

PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC CÁC THÀNH VIÊN

Họ và tên Phân công công việc

Trang 4

- Phương án tối ưu cho lô hàng xuất

- Tổ chức thực hiện quy trình xuất khẩu

- Hỗ trợ xin giá cước - Kiểm duyệt nội dung

- Xin giá cước thực tế - Kiểm duyệt nội dung - Làm slide, thuyết trình

5 7/7

Phạm Hoàng Phúc - Cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Cần Thơ - Hỗ trợ xin giá cước - Hoàn thành tiểu luận - Làm slide, thuyết trình

5 7/7

Nguyễn Quang Sáng - Giới thiệu sơ bộ tỉnh Quảng Châu - Thông tin lô hàng nhập

Dương Tiến Toàn - Giới thiệu sơ bộ tỉnh Quảng Châu - Thông tin lô hàng xuất

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA TỈNH XUẤT KHẨU VÀ TỈNH NHẬP KHẨU 2

1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Cần Thơ 2

1.2 Mạng lưới giao thông của Thành phố Cần Thơ - vận chuyển trong nước và quốc tế 4

1.2.1 Mạng lưới giao thông của Thành phố Cần Thơ vận chuyển trong nước 4

1.2.2 Mạng lưới giao thông vận tải quốc tế kết nối với châu Á 10

1.2.3 Mạng lưới giao thông vận tải quốc tế kết nối với châu Âu 11

1.2.4 Mạng lưới giao thông vận tải quốc tế kết nối với châu Mỹ 11

1.3 Giới thiệu tỉnh Quảng Châu 13

1.3.1 Vận tải đường biển 13

1.3.2 Vận tải đường sắt 14

1.3.3 Vận tải đường bộ 15

1.3.4 Vận tải đường hàng không 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT - NHẬP KHẨU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 17

2.1 Tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu 17

2.1.1 Thông tin về lô hàng xuất khẩu 17

2.1.2 Đề xuất các phương án vận chuyển lô hàng xuất khẩu hàng tôm đông lạnh 19

2.1.3 Phương án tối ưu cho lô hàng xuất 24

2.1.4 Giá cước thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics 25

2.1.5 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu 25

2.1.6 Chứng từ hàng xuất 28

2.2 Tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng nhập khẩu 36

2.2.1 Thông tin về lô hàng nhập khẩu 36

2.2.2 Đề xuất các phương án vận chuyển lô hàng nhập khẩu hàng vải may mặc 372.2.3 Phương án tối ưu cho lô hàng nhập 43

Trang 6

2.2.5 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng nhập khẩu 47

2.2.6 Chứng từ hàng nhập 50

LỜI KẾT 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại nội địa và quốc tế đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, hoạt động vận tải đa phương thức đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy để thực hiện vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau Với sự phát triển của công nghệ và hệ thống vận tải hiện đại, hoạt động vận tải đa phương thức như một chìa khóa cho các hoạt động Logistics khi đã mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt cho các doanh nghiệp, từ việc tiết kiệm chi phí vận chuyển đến tăng cường sự linh hoạt và đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn Cùng với đó, hoạt động vận tải đa phương thức cũng đóng góp một phần quan trọng vào việc phát triển thương mại và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, tạo ra những cơ hội mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững Nhận thấy được tầm quan trọng cùng với định hướng từ đề bài TKMH, nhóm 2 đã thực hiện nghiên cứu cũng như triển khai mô tả quy trình vận chuyển của một lô hàng thực tế bằng vận tải đa phương thức thức đi từ thành phố Cần Thơ đến Trung Quốc và ngược lại

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA TỈNH XUẤT KHẨU VÀ TỈNH NHẬP KHẨU

1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 65 km dọc bờ Tây sông Hậu với diện tích tự nhiên là 1.401 km2 Thành phố Cần Thơ tạo được những dấu ấn, khẳng định vị thế, tiềm lực kinh tế của thành phố nhờ sự chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, có tính chất đầu mối về thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo, giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế…, từng bước khẳng định vai trò trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý Thành phố Cần Thơ (Nguồn: Internet)

Hạ tầng giao thông thành phố Cần Thơ hiện bao gồm hạ tầng giao thông đường bộ, đường cao tốc, đường thủy nội địa cùng với cảng biển và cảng hàng không

Về đường bộ, Cần Thơ có 06 quốc lộ đi qua thành phố bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80, Quốc lộ 91B, tuyến Nam Sông Hậu và tuyến Cần Thơ – Vị Thanh, kết nối thuận tiện Cần Thơ với TP HCM và các tỉnh trong vùng Các đường cao tốc từ TP HCM đi Cần Thơ đã hoàn thành đoạn TP HCM – Trung Lương; đoạn Trung Lương

Trang 9

lại đây, các phương tiện cá nhân trên địa bàn thành phố đã gia tăng rất nhanh, đến 10% Tính đến ngày 24/02/2022, TP Cần Thơ có khoảng 46.000 xe ô tô, 481.000 xe mô tô, trong khi diện tích mặt đường và kết cấu hạ tầng lại tăng rất chậm, đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng Đặc biệt tại 5 nút giao: Mậu Thân - Ba Tháng Hai - Trần Hưng Đạo; Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt; Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ; Nguyễn Văn Linh - Ba Tháng Hai và Nguyễn Văn Linh - 30 Tháng 4 Về đường thủy nội địa, hệ thống đường thủy nội địa do thành phố quản lý gồm 6 tuyến có tiêu chuẩn kỹ thuật đường thủy nội địa cấp 4 và 144 tuyến do huyện quản lý, với tổng chiều dài 740,28 km Nhiều tuyến vận tải chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, phương tiện lớn phải chờ nước lên mới hoạt động được, có những đoạn có tốc độ bồi lắng cao, luồng thường xuyên bị cạn Dẫn chứng như tuyến đường thủy nội địa quốc gia kênh Thị Đội - Ô Môn dài 27,5 km (đoạn qua thành phố Cần Thơ dài 14,5 km) kết nối vận tải giữa thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang bị khan cạn, luồng hẹp với bề rộng luồng trung bình chỉ đạt 18 mét, sâu khoảng 2 mét làm hạn chế vận tải đối với các phương tiện thủy lưu thông trên tuyến Đối với tuyến sông Hậu đoạn qua địa bàn thành phố phát sinh nhiều khu vực nước nông, khu vực bãi cạn với độ sâu chưa đến 6,5m dịch chuyển theo động lực sông về phía hạ lưu làm thay đổi luồng chạy tàu, đặc biệt là khu vực cửa sông (cửa Định An) Đây là một trong những trở ngại lớn đối với giao thông thủy, gây cản trở giao thông, hạn chế khả năng ra vào cảng Cần Thơ, cụm cảng Trà Nóc và các cảng khác phía thượng lưu đối với các tàu trọng tải lớn hơn 20.000 tấn

Về cảng biển, Cần Thơ hiện có các cụm cảng lớn có thể kết nối, vận chuyển hàng trong khu vực và thế giới Trong đó có các cảng lớn:

• Cảng Trà Nóc: Tiếp nhận tàu 5.000 – 10.000 DWT; Năng lực thông qua đạt 1,0 - 1,5 triệu tấn/năm; dự kiến năm 2020 đạt 2,5 -3,0 triệu tấn/năm

• Cảng Hoàng Diệu: Tiếp nhận tàu đến 10.000 DWT; Năng lực thông qua đạt 2,0 - 2,5 triệu tấn/năm; dự kiến năm 2020 đạt 3,0 triệu tấn/năm

• Cảng Cái Cui: Tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT; năng lực thông qua vào 3,5 - 4,0 triệu tấn/năm; dự kiến năm 2020 đạt 6 -7 triệu tấn/năm

Về đường hàng không, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đứng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng cho Cần Thơ và khu vực, thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long Với tổng diện tích sàn 20.750m2, phục vụ 3 triệu khách/năm, đường hạ cất cánh đạt tổng

Trang 10

chiều dài 3000m, hệ thống đèn đêm, hệ thống hạ cánh chính xác ILS có thể tiếp nhận các loại máy bay thân rộng như B777-300ER, B747-400 và tương đương, nối Cần Thơ với các nước trong khu vực và trên thế giới

Hiện tại Cần Thơ chưa có đường sắt kết nối với các tỉnh khác trong nước Đây là một hạn chế trong việc phát triển vận tải đa phương thức ở tỉnh này Tuy nhiên, hiện đã có kế hoạch xây dựng đường sắt kết nối Cần Thơ với các địa phương khác trong tương lai để cải thiện giao thông và vận tải

1.2 Mạng lưới giao thông của Thành phố Cần Thơ - vận chuyển trong nước và quốc tế

1.2.1 Mạng lưới giao thông của Thành phố Cần Thơ vận chuyển trong nước 1.2.1.1 Đường bộ

Quốc lộ 1A:

Hình 1.2 Bản đồ Quốc lộ 1A TP HCM – Cà Mau (Màu đỏ) (Nguồn: Internet)

Đoạn TP Hồ Chí Minh đi thành phố Cần Thơ dài 151 km qua 6 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Ðồng Tháp và TP Cần Thơ luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng, quá tải Lưu lượng toàn tuyến ước tính vào khoảng 18.400 xe con quy đổi/ngày - đêm và sẽ mãn tải vào giai đoạn 2021 - 2025 Dân cư hai bên đường đông đúc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông, cũng như ảnh hưởng đến tốc độ khai thác của phương tiện

Cao tốc TP.HCM – Trung Lương:

Trang 11

Hình 1.3 Lưu lượng xe trên đoạn cao tốc TP.HCM – Trung Lương (Nguồn: Báo Đầu tư)

Được đưa vào sử dụng năm 2010, đi qua địa phận 3 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, có 4 làn xe với tốc độ thiết kế 120km/h

Ở hiện tại, lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc này đã đạt 50.000 lượt xe/ngày đêm, thường xuyên gặp ùn tắc và tai nạn giao thông Ngoài ra, khả năng thông hành của tuyến cũng đã không còn đảm bảo, khi tốc độ lưu thông thực tế chỉ đạt 60 - 70 km/h

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:

Dự án có chiều dài hơn 51km nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, là đoạn nối dài của cao tốc TP.HCM - Trung Lương, được thông xe vào đầu năm 2022

Tuyến cao tốc giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đi Mỹ Thuận xuống gần một nửa (từ 3 tiếng xuống 1 tiếng 45 phút)

Một số vấn đề cấp bách đã xuất hiện do với 4 làn xe, làn dừng xe khẩn cấp ngắt quãng, khi xe gặp sự cố va chạm giao thông, phương tiện hư hỏng… không thể tự chạy tới điểm dừng, gây ùn tắc kéo dài

Trung bình mỗi ngày tuyến đường phục vụ hơn 23.000 lượt xe, chạm mốc mãn tải

Trang 12

Hình 1.3 Mạng lưới giao thông ở ĐBSCL (Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050) (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trang 13

1.2.1.2 Đường hàng không

Hình 1.4 Mạng lưới đường bay trong nước (Nguồn: Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam - CTCP)

Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ hiện chủ yếu khai thác các chuyến bay nội địa và chỉ khai thác các chuyến bay quốc tế dưới dạng thuê bao (charter) bởi các hãng China Southern Airlines, China Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific Airlines, với các chặng bay như : Đài Bắc - Cần Thơ, Bangkok - Cần Thơ, Hiện sân bay chưa tiếp nhận các chuyến bay thương mại thương lệ quốc tế đến và đi từ nước ngoài

1.2.1.3 Đường thủy nội địa

Do hệ thống cảng rải rác, thiếu kết nối, đa phần là các cảng nhỏ, năng suất thấp cùng với mạng lưới luồng, lạch tuy dày đặc nhưng không đồng cấp, nhất là về độ sâu,

Trang 14

độ rộng nên hiện nay có hai tuyến vận tải thủy kết nối từ cụm cảng Cần Thơ đến Cái Mép và TP.HCM, chủ yếu là đi theo tuyến sông Tiền - sông Vàm Nao với tổng chiều dài tuyến khoảng 367 km Và tuyến luồng sông Tiền - Chợ Lách - sông Mang Thít với chiều dài khoảng 235 km Chi phí vận chuyển vào khoảng 7.000.000 đồng/TEU, theo phân tích của Visaba - Hiệp hội đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam

1.2.1.4 Thực trạng vận tải đa phương thức tại Thành phố Cần Thơ

Ngay các kết nối về vận tải, lưu thông hàng hóa giữa Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL khác cũng còn rất hạn chế, do đường bộ đang trở nên quá tải trong khi thiếu vắng đường sắt và đường thủy nội địa chưa khai thác được tiềm năng, đường hàng không hiện tại chủ yếu khai thác các chuyến bay nội địa Hệ thống kho bãi manh mún, mức độ áp dụng công nghệ thấp, chưa được liên thông, liên kết với nhau khiến tình trạng thừa thiếu cục bộ liên tục diễn ra và tổng thể hiệu quả Logistics thấp Chính vì vậy, doanh nghiệp thường lựa chọn việc đưa hàng trực tiếp về khu vực Đông Nam Bộ như TP.HCM, Vũng Tàu để xuất khẩu hoặc chế biến, thay vì lựa chọn Cần Thơ như một trung tâm Logistics tại ĐBSCL

Do đó có thể thấy các tuyến vận tải đa phương thức quốc tế từ Cần Thơ thường sẽ là đường bộ hoặc thủy nội địa kết nối với TP.HCM và Vũng Tàu sau đó sẽ chuyển phương thức vận tải để vận tải quốc tế Một số tuyến có thể kể đến như:

• Thành phố Cần Thơ kết nối với Nội Á

• Thành phố Cần Thơ kết nối với Châu Âu

• Thành phố Cần Thơ kết nối với Châu Mỹ

Hàng sẽ được vận chuyển từ Cần Thơ bằng đường bộ qua QL91, QL1A, CT01 (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) hoặc bằng đường thủy nội địa qua sông Hậu đến TP.HCM, từ TP.HCM hàng có thể vận chuyển kết nối với khu vực châu Á, châu Âu, châu Mỹ

Trang 15

Hình 1.5 Bản đồ mạng lưới giao thông Việt Nam (Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam)

Trang 16

1.2.2 Mạng lưới giao thông vận tải quốc tế kết nối với châu Á 1.2.2.1 Đường bộ

Từ TP.HCM hàng có thể vận chuyển kết nối với khu vực châu Á theo tuyến đường bộ xuyên Á AH1 Đây là tuyến đường bộ dài nhất của hệ thống xa lộ xuyên Á với tổng chiều dài 12.845 dặm (20.557 km) từ Tokyo qua Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ đến biên giới giữa Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria Ở Việt Nam, đường Quốc lộ 22 hiện là tuyến đường chính, cùng với Quốc lộ 1 làm nên tuyến đường AH1 xuyên Á này

1.2.2.2 Đường biển

Tàu sẽ xuất phát từ các cảng Cát Lái ở TP.HCM và theo biển Đông tới cảng đích ở các nước châu Á Các tuyến thường sử dụng như: TP.HCM - Bangkok, TP.HCM - Singapore, TP.HCM - Vladivostok (Nga), TP.HCM - Hongkong,

1.2.2.3 Đường hàng không

Các đường bay thẳng quốc tế đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất được khai thác bởi các hãng hàng không Asiana Airlines, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Nordwind

Xuất phát từ ga Sài Gòn, vận chuyển theo tuyến đường sắt Bắc - Nam đến cửa khẩu quốc tế của Việt Nam như cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) Đây là điểm chuyển giao hàng trung gian từ Việt Nam đến các nước trong khu vực Nội Á Sau đó sẽ vận chuyển hàng đến điểm đích theo yêu cầu của người mua

Trang 17

1.2.3 Mạng lưới giao thông vận tải quốc tế kết nối với châu Âu 1.2.3.1 Đường biển

Tàu sẽ xuất phát từ biển Đông và theo biển Đông tới Singapore Các tàu trên tuyến đường thường ghé điểm tạm dừng Singapore để mua nhiên liệu và làm các giấy tờ cần thiết Tàu theo tuyến đường này vào vùng quần đảo Malaysia và qua Ấn Độ Dương để đi tới Biển Đỏ Tiếp đến, tàu tiếp tục tiến tới kênh đào Suez để tới Địa Trung Hải Từ khu vực này, tàu có thể đi tới các nước như Pháp, Ý, Bulgaria…Ngoài ra, tàu còn có thể đi qua eo Ixtanbul để vào cảng Costanza, Vacna, Odessa hoặc đi tới eo Gibranta sang Đại Tây Dương để tới các nước Bắc Âu Để tới các cảng của các nước như Phần Lan, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, tàu sẽ tiếp tục đi qua kênh Kiel vào vùng biển Baltic

1.2.3.2 Đường hàng không

Các chuyến bay của Việt Nam đến châu Âu thường không có chuyến bay thẳng mà phải quá cảnh tại một nước khác trong khu vực Châu Á sau đó mới bay sang các nước châu Âu

Chặng bay quá cảnh: sau khi cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, máy bay sẽ được hạ cánh tại các sân bay thuộc khu vực thuộc châu Á như BangKok, Istanbul hay Hong Kong Sau khi quá cảnh tại một nước thứ ba sẽ bay thẳng đến các nước châu Âu như Anh, Pháp,Đức…

1.2.3.3 Đường sắt

Cũng giống như với khu vực châu Á, tuyến đường sắt từ Việt Nam kết nối với châu Âu sẽ qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam như cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc), sau đó sẽ được vận chuyển trên các tuyến đường sắt liên vận kết nối với châu Âu như Việt Nam - Trung Quốc - Bỉ

1.2.4 Mạng lưới giao thông vận tải quốc tế kết nối với châu Mỹ 1.2.4.1 Đường biển

Trước tiên vận chuyển hàng bằng các phương tiện vận tải đường bộ từ Cần Thơ đến cảng Cát Lái hoặc Cái Mép Sau đó, hàng sẽ được vận chuyển từ cảng sang châu Mỹ theo ba tuyến sau:

• Tuyến đường đi qua kênh đào Suez: tuyến đường này có độ dài 11.600 hải lý Bắt đầu từ Cảng của Việt Nam qua eo Singapore, Malacca đến phía Nam Srilanka (Ấn Độ Dương), rồi vào Hồng Hải, qua kênh đào Suez, đi trên biển Địa Trung Hải, qua eo

Trang 18

Gibraltar và vượt Đại Tây Dương là đến châu Mỹ Tuyến đường biển này gần bờ nên có thể xử lý kịp thời nếu gặp phải sự cố tuy nhiên mật độ tàu thuyền rất cao nên mức độ lưu thông kém, bên cạnh đó chi phí khi đi qua kênh đào Suez khá cao do phải đi qua các eo có lượng tàu hoạt động lớn

• Tuyến đường đi qua Mũi Hảo Vọng: tuyến này có độ dài 12.850 hải lý Tàu xuất phát từ Cảng, đi xuống Indonesia, cắt ngang qua eo Jakarta và đi qua Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (Nam Phi) Tàu tiếp tục băng qua Đại Tây Dương đến Đông Mỹ hoặc Trung Mỹ, vùng biển Ca-ri-bê và ngược lại Mật độ tàu thuyền trên tuyến khá thưa và không phải đi qua kênh Suez nên giảm được chi phí nhưng cự ly chạy tàu dài nhất trong 03 tuyến, tàu thường xuyên chạy rất xa bờ nên khi gặp sự cố việc hỗ trợ từ bờ tương đối khó khăn

• Tuyến đường đi qua kênh Panama: tuyến này có độ dài 10.850 hải lý Tàu chạy từ Cảng của Việt Nam chạy về phía đông và qua Philippine, băng qua Thái Bình Dương đến kênh đào Panama và phải vượt qua quả đồi cao 26m trên mực nước biển đến cảng ở Cuba hoặc các nước Trung Mỹ Đây là tuyến đường biển ngắn nhất trong 3 tuyến, đường đi không quá phức tạp, phí qua kênh rẻ và thời tiết quanh năm khá thuận lợi, tuy nhiên dọc đường đi không có cảng để tàu nạp nhiên liệu hoặc giải quyết sự cố nên cần phải chuẩn bị thật kỹ trước khi xuất phát

Cả 3 tuyến đường trên đều đã được các tàu trên thế giới và cả các tàu Việt Nam sử dụng, nhưng chỉ những tàu lớn có tải trọng từ 15.000 DWT trở lên thực hiện các chuyến đi dài như thế, vì các tàu này có lượng dự trữ nhiên liệu và nước ngọt đủ cho chuyến hành trình

1.2.4.2 Đường hàng không

Các chuyến bay của Việt Nam thường không có chuyến bay thẳng mà phải quá cảnh tại các nước khác trong khu vực Châu Á sau đó mới bay sang các nước châu Mỹ

• Chặng bay quá cảnh: sau khi cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được hạ cánh tại các sân bay thuộc khu vực Đông Á của Tokyo, Seoul, Đài Bắc hay Hồng Kông

• Chặng bay vượt biển: từ các thành phố để quá cảnh và sẽ bắt đầu cất cánh đến những sân bay quốc tế như: San Francisco, New York, Chicago

Các chuyến bay này thường mất khá nhiều thời gian từ 12h – 17h và sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm cất cánh

Trang 19

1.3 Giới thiệu tỉnh Quảng Châu

Là trung tâm giao thông ở Nam Trung Quốc, Quảng Châu được trang bị cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, bao gồm Sân bay Quốc tế Bạch Vân hiện đại, Cảng Quảng Châu nằm trong số 10 cảng hàng đầu thế giới và mạng lưới đường sắt, đường cao tốc và đô thị nhanh, đường ray kéo dài về mọi hướng

1.3.1 Vận tải đường biển

Hình 1.6 Bản đồ vận tải đường biển ở Quảng Châu (Trung Quốc) (Nguồn: Internet)

Cảng Quảng Châu là cảng trung tâm toàn diện lớn nhất ở miền Nam Trung Quốc Bắt đầu từ sông Châu Giang đến Quận Cảng Hổ Môn, tiếp giáp với Hồng Kông, Quận Cảng Tân Sa, Quận Cảng Hoàng Phố và Quận Cảng Trung tâm thành phố Cảng kết nối hơn 300 cảng ở 80 quốc gia và khu vực trên thế giới Với vị trí nằm ngay giao điểm của sông Đông Giang, Tây Giang và Bắc Giang Cảng kết nối với đường sắt, đường cao tốc và sân bay để tạo nên mạng lưới giao thông phát triển cao trong thành phố Năm 2007, sản lượng thông qua cảng đạt 341 triệu tấn, trong đó sản lượng container đạt 9,2036 triệu TEU, tăng 38,3% Đặc biệt, Quảng Châu còn có Quận cảng Nam Sa phát triển

Trang 20

thành một cảng quốc tế hiện đại hóa cũng như trung tâm hậu cần hiện đại lớn nhất ở Nam Trung Quốc

1.3.2 Vận tải đường sắt

Hình 1.7 Bản đồ vận tải đường sắt ở Quảng Châu (Trung Quốc) (Nguồn: Internet)

Đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu, Quảng Châu - Maoming, Quảng Châu - Meizhou - Shantou, Quảng Châu - Shenzhen, Quảng Châu - Chu Hải- Ma Cao, đường sắt cao tốc Quảng Châu - Cửu Long, và tuyến hành khách Vũ Hán - Quảng Châu được xây dựng tạo thành một tuyến đường đa hướng mạng lưới đường sắt Ga Quảng Châu là một trong bốn trung tâm đường sắt lớn nhất và nhộn nhịp nhất của Trung Quốc, Nằm cách trung tâm thành phố 17 km (10 dặm) và cách Sân bay Quốc tế Bạch Vân Quảng Châu 55 km (34 dặm), đây là một nút giao thông quan trọng trong vận tải đa phương thức

Trang 21

1.3.3 Vận tải đường bộ

Hình 1.8 Bản đồ vận tải đường bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) (Nguồn: Internet)

Quảng Châu cũng tự hào có mạng lưới đường cao tốc trong và ngoài trung tâm thành phố, Quốc lộ 105, 106, 107, 205 và 324 là các trục đường huyết mạch và ba vành đai bên trong làm liên kết, tất cả đều kết nối tất cả các đường cao tốc quốc gia dẫn đến hơn 97% quận, thị trấn và các thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông cũng như các tỉnh, thành phố lân cận khác Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông trong thành phố và việc xây dựng đường cao tốc góp phần tạo nên bộ xương chính của mạng lưới giao thông đô thị nhanh chóng, bao gồm các vành đai bên trong và đường cao tốc vòng quanh thành phố, đường cao tốc vành đai thứ hai phía Bắc, đường cao tốc sân bay quốc tế mới, và bốn đường xuyên tâm của vành đai bên trong

Trang 22

1.3.4 Vận tải đường hàng không

Hình 1.9 Bản đồ vận tải đường bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) (Nguồn: Internet)

Nằm ở phía bắc Quảng Châu và cách trung tâm thành phố 22km, sân bay Quốc tế Bạch Vân - sân bay hiện đại hóa quy mô lớn đầu tiên trên lục địa Trung Quốc được thiết kế và xây dựng trở thành một trong ba sân bay trung tâm của cả nước Sân bay nối liền ga xe lửa và cảng Nam Sa, củng cố vai trò như một trung tâm giao thông của thành phố Sân bay có thể đáp ứng mọi nhu cầu về trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay lớn nhất và đây cũng là một trong những sân bay trung tâm có quy mô lớn trên thế giới

Trang 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT - NHẬP KHẨU VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

2.1 Tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu 2.1.1 Thông tin về lô hàng xuất khẩu

2.1.1.1 Hàng hóa

• Tên hàng: Tôm thẻ chân trắng đã sơ chế

• Mã HS CODE: 030617

• Loại hàng: Thủy sản đông lạnh

• Khối lượng: 01 x container 40 ft RF

• Trọng lượng: 12 tấn

• Thể tích: 36m3

• Giá trị hàng: 81.360 USD tương đương 6,78USD/gói/kg

THÔNG TIN LÔ HÀNG XUẤT KHẨU

SHIPPER

Công ty CP Thủy Sản Mekong

Địa chỉ: Lô 24 Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Trà Nóc, Bình Thủy, Cần Thơ, Việt Nam

CONSIGNEE

Công ty TNHH Blueshrimp Seafood

Địa chỉ: Chencun, Guangdong, Thuận Đức, Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc

PLACE OF DISCHARGE Cảng Lianhuashan, Quảng Châu (Trung Quốc) PLACE OF LOADING Cảng Cát Lái Hồ Chí Minh (Việt Nam)

COMMODITY Thủy sản đông lạnh - Tôm thẻ chân trắng đã sơ chế TIME OF DELIVERY Trong vòng 15 ngày kể từ ngày hàng hóa xuất kho

Trang 24

2.1.1.3 Yêu cầu vận chuyển

• Đảm bảo nhiệt độ từ -25 độ C đến -18 độ C Dựa theo đặc tính của tôm đông lạnh, công ty lựa chọn vận chuyển bằng container 40 feet lạnh kèm theo các yêu cầu: vận tải an toàn, quá trình vận chuyển và bảo quản cần tránh ẩm ướt, chi phí tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn cho lô hàng

• Thời gian vận chuyển: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày hàng hóa xuất kho người bán để vận chuyển

• Nhận hàng tại kho của chủ hàng, giao hàng tại cảng của người nhận

• Người bán mua bảo hiểm loại A cho lô hàng

• - Theo dõi lô hàng trong quá trình vận chuyển

2.1.1.4 Hình thức đóng gói và quy cách đóng gói

• Hình thức đóng gói: 20 pallet, 1 pallet 30 thùng carton, 1 thùng 20 gói, 1 gói 1kg tôm thẻ chân trắng

• Quy cách đóng gói 12 tấn tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sang Trung Quốc

• Túi PA hút chân không: 1 túi chứa 1kg tôm, 2 lớp trong 1 túi, kích thước túi sau khi đóng túi ước lượng 22 x 18 x 4 (cm)

• Thùng carton chuyên dụng: mỗi thùng 20 túi, dùng thùng carton chống ẩm, chống thấm có kích thước 50 x 30 x 40 (cm)

• Pallet: mỗi pallet chất xếp 30 thùng carton, kích thước pallet 1.2 x 1 x 0.15 (m)

• Xếp được 20 pallet trong 1 container Container lạnh:

• Container 40 feet lạnh (11.572, 2.296, 2.521)

• Thể tích: 67m3

Trang 25

Hình 2.1 Tôm thẻ chân trắng đã sơ chế (Nguồn: Internet)

2.1.2 Đề xuất các phương án vận chuyển lô hàng xuất khẩu hàng tôm đông lạnh

2.1.2.1 Phương án 1: Đường bộ + đường biển

Chi tiết tuyến đường vận chuyển:

• Hàng được vận chuyển từ Thủy sản Mekong bằng đường bộ theo QL1, CT01… đến cảng Cát Lái bằng xe tải lạnh

• Đến Cát Lái nhận cont rỗng, đóng hàng vào cont, lưu cont tại bãi 5 ngày để làm các thủ tục cần thiết

Trang 26

• Vận chuyển bằng đường biển từ cảng Cát Lái đến cảng Lianhuashan, Quảng Châu (Trung Quốc)

• Vận chuyển đến Công ty TNHH Blueshrimp Seafood địa chỉ: Chencun, Guangdong, Thuận Đức, Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, 528313

Theo Incoterms CIF nên phần này người mua sẽ chịu trách nhiệm

Bảng chi phí, phụ phí liên quan

Tỷ giá USD/VND = 24.265 (19/11/2023)

tính Đơn giá Thành tiền (đồng)

1 Cấp rỗng đồng 705.000 705.000

2

Đóng thủ công hàng thủy/hải sản đông lạnh xếp trên pallet quấn nylon film đóng container

(container rỗng có sẵn tại Cát Lái)

Trang 27

Cân container hàng (container được trung chuyển bằng xe của

Trang 28

Thời gian Chi phí

2.1.2.2 Phương án 2: Đường bộ + đường sắt + đường bộ + đường biển + đường bộ

Chi tiết tuyến đường vận chuyển:

• Từ Thủy sản Mekong vận tải đường bộ bằng xe đầu kéo theo Quốc lộ 1 → CT01 → Ga Sóng Thần chuyển tải qua đường sắt, từ Ga Sóng Thần vận tải bằng đường sắt thẳng đến Ga Giáp Bát Từ ga Giáp Bát → cảng Hải Phòng bằng đường bộ

• Vận chuyển bằng đường biển từ cảng Hải Phòng đến cảng Lianhuashan Quảng Châu (Trung Quốc)

• Vận chuyển đến Công ty TNHH Blue Shrimp Seafood địa chỉ: Chencun, Guangdong, Thuận Đức, Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, 528313

Trang 30

10 Phí bảo hiểm Đồng/Lô 3.927.703 3.927.703

2.1.3 Phương án tối ưu cho lô hàng xuất

Trong quá trình đánh giá, chúng tôi đã phân tích hai phương án vận chuyển lô hàng tôm đông lạnh xuất khẩu Phương án 1 có chi phí là 44.800.570 đồng và mất hơn 8 ngày để hoàn thành, trong khi phương án 2 có chi phí là 80.932.703 đồng và chỉ mất hơn 6 ngày

Mặc dù phương án 1 chậm hơn phương án 2 2 ngày, nhưng nó lại tiết kiệm được hơn 36 triệu đồng Vì vậy, để tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng tôm đông lạnh xuất khẩu, chúng tôi quyết định chọn phương án 1 Lựa chọn này giúp giảm thiểu chi phí một cách đáng kể mà vẫn đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian, với mục tiêu hoàn thành trong vòng 15 ngày kể từ khi hàng xuất kho người bán

Chi phí dự kiến được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Biểu dồ chi phí và khoảng cách

Trang 31

2.1.4 Giá cước thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics

Giá cước của công ty Lê Gia Logistics

Có thể thấy chi phí O/F và Local Charge tương tự với chi phí dự kiến ở trên, tuy nhiên cả 2 phương án đều không liệt kê các chi phí làm hàng tại cảng, vận tải nội địa, do các công việc và chi phí này sẽ do bên xuất khẩu/ đại diện bên xuất khẩu thực hiện

Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng về chi phí và thời gian, có thể thấy phương án tối ưu là phương án 1, chỉ chậm hơn 1 ngày nhưng tiết kiệm hơn 100 USD so với phương án 2

2.1.5 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu

Bước 1: Tiếp nhận thông tin về lô hàng của chủ hàng Công ty cổ phần Thủy sản Mekong muốn xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng nguyên container 40ft RF đã sơ chế từ Cần Thơ đến Quảng Châu

Bước 2: Đàm phán với chủ hàng về các yêu cầu cụ thể của hai bên

• Yêu cầu của chủ hàng: thời gian ngắn nhất có thể, chi phí hợp lý

• Nhiệt độ bảo quản hàng hóa: -18 độ → -24 độ

• Phương tiện vận chuyển sạch sẽ, an toàn để đảm bảo chất lượng tôm tốt nhất

Trang 32

• Tuyệt đối không bảo quản chung với các loại thực phẩm khác Không để các vật có mùi, các vật gây ô nhiễm trong phương tiện vận chuyển

Bước 3: Lựa chọn sự kết hợp các phương thức vận tải

Qua quá trình xem xét về khoảng cách vận chuyển, đặc tính, khối lượng hàng hóa, thời gian vận chuyển hợp lý, tính toán chi phí thì phía chúng tôi đưa ra lựa chọn về phương thức vận tải cho lô hàng xuất khẩu này là hình thức kết hợp đường bộ và đường biển.

Cần Thơ → cảng Cát Lái → cảng Lianhuashan (Quảng Châu) Bước 4: Lựa chọn người vận tải

Công ty vận tải Phương Anh Logistics (đường bộ) Công ty Lê Gia Logistics (đường biển)

Bước 5: Lựa chọn tuyến đường

Cần Thơ → cảng Cát Lái → cảng Lianhuashan (Quảng Châu) Bước 6: Xác định giá thành và chi phí

Liên hệ các bên liên quan (vận chuyển nội địa, FWD, cảng, ) để xác định chi phí vận chuyển cho lô hàng.

Bước 7: Lựa chọn phương án thực hiện

Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng về chi phí và thời gian, có thể thấy phương án tối ưu là phương án 1, chỉ chậm hơn 1 ngày nhưng tiết kiệm hơn 100 USD so với phương án 2.

Bước 8: Lập kế hoạch và lộ trình vận chuyển

Dựa trên phương án đã chọn ở bước 7, lập kế hoạch nhận hàng và tổ chức vận chuyển đến điểm đích nơi đã thỏa thuận.

Bước 9: Tổ chức thực hiện

Thứ tự

1 Đặt Booking với hãng tàu

2 Chuẩn bị trước các loại giấy tờ liên quan: P/L, C/O, CQ…

Xe tải Phương Anh (KCX Tân Thuận, quận 7, TPHCM) → Đi Nguyễn Văn Linh đến CT Trung Lương tại An Phú Tây → QL1A về hướng TP Cần Thơ → kho của công ty CP Thủy sản Mekong (Khu CN Trà Nóc,

Trang 33

4 Vận chuyển hàng từ Kho người gửi → Cảng Cát Lái

5 Cược cont, lấy container rỗng tại Cảng Cát Lái và đóng hàng từ xe tải vào container, mở tờ khai hải quan điện tử

6 Vận chuyển container chứa hàng ra cảng hạ bãi, thanh lý tờ khai

Lưu cont tại bãi của cảng 5 ngày để làm các thủ tục cần thiết: chờ cấp giấy chứng nhận kiểm động vật (trước đó đã gửi mẫu và đăng ký kiểm dịch), cân cont, mua bảo hiểm cho lô hàng theo CIF…

8 Cảng Cát Lái xếp hàng lên tàu, vô sổ tàu 9 Tàu lập Mate’s Receipt

Đến đây bên người bán sẽ kết thúc trách nhiệm về rủi ro mất mát, hư hỏng đối với hàng hóa

10 FWD nộp SI, VGM hãng tàu lập draft bill cho FWD kiểm tra tính chính xác.

11 Hãng tàu phát hành MB/L, FWD gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu (Công ty TNHH Blueshrimp Seafood)

12 Tàu khởi hành vận chuyển từ cảng Cát Lái đến cảng Lianhuashan (Quảng Châu)

Hãng tàu khai nghiệp vụ manifest sau khi tàu chạy được 12 giờ đồng hồ theo quy định của Trung Quốc (với mục đích chính là tránh được tình trạng buôn lậu hàng hoá Nếu hãng tàu khai trễ so với thời gian quy định thì sẽ phải đóng một phí phạt nhất định.)

Tàu gần tới cảng Lianhuashan, hãng tàu gửi A/N cho người nhập khẩu (Công ty TNHH Blueshrimp Seafood), người nhập khẩu nhận A/N, ra hãng tàu xuất trình bộ chứng từ để nhận D/O và khai báo hải quan hàng nhập

15 Tàu cập cảng Lianhuashan

Bên xuất khẩu sẽ kết thúc trách nhiệm về tiền hàng và bảo hiểm tại đây

Bước 10: Kiểm tra và giám sát toàn bộ tiến trình

Theo dõi hàng hóa từ lúc hàng lấy từ kho của người gửi đến khi hàng được xếp lên tàu Bảo đảm hàng hóa được bốc xếp, đóng dỡ an toàn Chắc chắn về nhiệt độ hàng hóa luôn ở mức theo quy định Kiểm tra, vệ sinh phương tiện vận chuyển, container Hàng khi xếp lên tàu cần nằm ở khoang tránh các loại hàng có mùi, hàng dễ bắt nhiệt, Luôn

Ngày đăng: 06/04/2024, 04:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w