1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế môn học quản trị vận tải đề tài quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu đà nẵng hungary

145 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

…………

THIẾT KẾ MÔN HỌC QUẢN TRỊ VẬN TẢI

Đề tài: Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng - Hungary

Mặt hàng : Hàng xuất: Coffea Arabica (Cà phê nhân Arabica)

Hàng nhập: Cattle Feed UBM (Thức ăn gia súc UBM) Tuyến vận chuyển : Đà Nẵng - Hungary

GVHD : Ths Nguyễn Thị Minh Hạnh

Danh sách thành viên:

Trang 3

ĐỀ TÀI THIẾT KẾ MÔN HỌC

1 Hình thức thực hiện thiết kế môn học (TKMH):

- Thực hiện theo nhóm: mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng - Tổng số nhóm :10 nhóm (nhóm HP1)

2 Quy định về TKMH:

- Ngày nộp : buổi cuối khi kết thúc lịch học của học phần

- Hình thức nộp : quyển tiểu luận, file tiểu luận (Các Nhóm gửi file cho Giảng viên và up file bài TKMH lên trang course cá nhân) Quyển in và file đều được trình bày theo quy định về cấu trúc TKMH)

- Đánh giá kết quả hoạt động của từng thành viên của nhóm: ghi rõ họ tên-lớp của nhóm trưởng, của từng thành viên trong nhóm, phân công trách nhiệm từng thành viên, phần đánh giá kết quả đóng góp vào hoạt động nhóm của từng thành viên theo mức độ từ 1 đến 5 trong đó: 1 rất kém, 2: kém, 3: trung bình, 4: tốt, 5: rất tốt => kết quả này phải đi kèm số phiếu đồng ý của từng thành viên trong nhóm (tham khảo ở phần Hướng dẫn chi tiết), có chữ ký của từng thành viên ở cuối trang Đánh giá

- Cú pháp tên file : Mẫu như sau về tên file:

Tháng năm nộp số thứ tự nhóm-khóa TKMH IMTM tên quốc gia Vd: 4.2024 Nhóm 5.QC22CLC TKMH IMTM VN.Mỹ 3 Nội dung chi tiết của TKMH: Bài gồm 2 phần

Phần 1: Thuyết trình nhóm

Trang 4

Bạn đến từ một công ty logistics sẽ cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng từ các

khu công nghiệp ở các tỉnh sau

Nội dung bài thuyết trình nhóm:

1.1 Trình bày cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh được lựa chọn (đối với các phương thức vận tải sẵn có)

1.2 Trình bày mạng lưới giao thông của tỉnh đã chọn – vận chuyển trong nước; và quốc tế

1.3 Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức tùy chọn và chi phí vận chuyển cho 1 TEU hoặc 1 FEU từ tỉnh được chọn này đến và đi từ châu Âu, nội Á, châu Mỹ bằng cách sử dụng 3 phương thức vận tải kết hợp (lưu ý: quốc gia cụ thể này phải linh hoạt; tùy thuộc vào hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu giữa tỉnh này và thị trường quốc tế)?

1.4 Phân tích vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics ở các tỉnh được chọn; đưa ra những đề xuất và giải pháp cải thiện?

Trang 5

+ Slide n-1: Kết luận

+ Slide n: Tài liệu tham khảo

+ Slide cuối cùng: Slide Cảm ơn

Tiêu chí đánh giá: Nội dung; thời gian thuyết trình; công việc chuẩn bị, Thiết kế slide; phân công làm việc nhóm, Hỏi đáp

Phần 2: Hãy làm việc nhóm và hoàn thành 1 báo cáo TKMH với các nội dung như sau: (bài in hoàn chỉnh)

Chương 1: Giới thiệu về hoạt động vận tải đa phương thức của tỉnh đã chọn Chương 2: Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức của 1 lô hàng thực tế (theo phân công của nhóm)

Lưu ý: Khối lượng, số kiện, kích thước, trọng lượng, yêu cầu về thời gian-chi phí và

yêu cầu khác từ chủ hàng (để có thể so sánh sự kết hợp giữa các phương thức vận tải khác nhau như air+road-rail, sea+air, ….v… ): tùy chọn, lưu ý chọn làm sao để có thể áp dụng việc tính toán chọn container, loại container, loại xe: để phù hợp vận chuyển nội địa, quốc tế (quy định VGM, quy định tải trọng nội địa VN và QT, …

* Các quốc gia này sẽ thay đổi dựa theo lựa chọn ở mục 1.2

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến cô - Ths Nguyễn Thị Minh Hạnh đã giảng dạy tận tình và hướng dẫn chúng em hoàn thành học phần Quản trị vận tải và Thiết kế môn học Quản trị vận tải Cảm ơn cô đã tạo điều kiện cho chúng em tiếp cận và thực hiện một quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho một lô hàng thực tế Qua đó giúp chúng em hiểu thêm về lĩnh vực logistics nói chung và ngành vận tải đa phương thức nói riêng

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn quý Công ty Cổ Phần Proship (Proship Logistics), Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải Quốc tế Hải Khánh, Công ty TNHH Thương mại & Vận tải An Pha Trần, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Kahaty Persped Kft, Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Dịch vụ Xuất nhập khẩu Nhật Minh Khánh, Công Ty TNHH MTV Vận Tải Kim Đại Phúc, Rudolf Horváth Intertransport Ltd., hãng tàu Hapag Lloyd, hãng tàu MAERSK, những anh chị đã cung cấp thông tin chi phí, đã giúp chúng em tiếp cận giá cước vận chuyển thực tế Tạo tiền đề để bài Thiết kế môn học được hoàn thành sát với thực tế nhất

Bài thiết kế môn học được hoàn thành là nhờ sự nỗ lực tìm hiểu, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa của tất cả các thành viên trong nhóm Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn của chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định nên chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài luận này Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài luận có thể được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

1 2254060209

Trần Thị Thùy Ngân (Nhóm trưởng)

Trang 8

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Đánh giá công

việc thực hiện

Mức độ nhất trí của các thành

viên

1 Trần Thị Thùy Ngân

- Lập sườn bài, nội dung chính, phân công công việc

- Làm bài trình chiếu

- Tìm mặt hàng xuất nhập khẩu, tuyến đường, làm lời cảm ơn,kết luận chương - Vấn đề tắt nghẽn trong logistics

- Quy trình tố chức VTĐPT, thông tin xuất phát lô hàng

- Lập chứng từ vận tải, vẽ biểu đồ chi phí, hình ảnh các tuyến vận chuyển - Tổng hợp bài, chỉnh sửa hoàn chỉnh

2 Nguyễn Thị Lệ Huyền

- Thuyết trình, tìm mặt hàng xuất nhập khẩu, tuyến đường

- Vấn đề tắt nghẽn trong vận tải và giải pháp

- Tính chất hàng hóa và yêu cầu vận chuyển hàng xuất khẩu cà phê

- Đề xuất tính toán hành trình, chi phí, thời gian phương án 3 xuất khẩu Đà Nẵng – Hungary

- Biện luận phương án tối ưu

Trang 9

3

Nguyễn Khánh

- Giải quyết các tình huống khiếu nại

4 Trần Thị Mỹ Hạnh

- Thuyết trình

- Tìm mặt hàng xuất nhập khẩu, tuyến đường

- Cơ sở hạ tầng giao thông

- Thông tin xuất phát về lô hàng, tính chất và yêu cầu vận chuyển nhập khẩu hàng Hungary – Đà Nẵng

5 Võ Thanh Vi

Trang 10

6 Trần Khánh Ly

- Làm bài trình chiếu

- Lời mở đầu, tổng kết chương 1

- Tìm mặt hàng xuất nhập khẩu, tuyến đường

- Vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện tự nhiên, kinh tế của Đà Nẵng

- Đề xuất tính toán hành trình, chi phí, thời gian 1 phương án khẩu Hungary – Việt Nam

- Biện luận, giải quyết các tình huống khiếu nại

- Quy trình tố chức VTĐPT

Trang 11

1.2 Mạng lưới giao thông của Đà Nẵng kết nối khu vực trong nước và quốc tế 16

1.2.1 Mạng lưới giao thông của Đà Nẵng kết nối với khu vực trong nước 16

1.2.1.1 Đường bộ 16

1.2.1.2 Đường hàng không 18

1.2.1.3 Đường sắt 19

1.2.1.4 Đường thủy nội địa 20

1.2.2 Mạng lưới giao thông của Đà Nẵng kết nối với khu vực quốc tế 20

1.2.2.1 Kết nối với nội Á 20

1.2.2.2 Kết nối với Châu Mỹ 26

1.2.2.3 Kết nối với Châu Âu 30

1.2.2.4 Kết nối với Châu Mỹ 32

Trang 12

1.2.2.5 Kết nối với Châu Phi 34

1.3 Thực trạng và giải pháp về vấn đề tắt nghẽn trong vận tải và logistics ở thành phố Đà Nẵng 36

1.3.1 Vấn đề tắt nghẽn trong vận tải và giải pháp 36

2.1 Xuất khẩu hàng hóa từ Đà Nẵng đến Hungary 49

2.1.1 Quy trình tổ chức VTĐPT cho lô hàng 49

2.1.2 Thông tin xuất phát về lô hàng 51

2.1.3 Tính chất hàng hóa và yêu cầu vận chuyển 52

2.1.3.1 Tính chất hàng hóa 52

2.1.3.2 Yêu cầu vận chuyển hàng 56

2.1.4 Lựa chọn hình thức gửi hàng, người vận chuyển và tuyến vận chuyển 57

Trang 13

2.2 Xuất khẩu hàng hóa từ Hungary về Đà Nẵng 81

2.2.1 Quy trình tổ chức VTĐPT cho lô hàng 81

2.2.2 Thông tin xuất phát về lô hàng 83

2.2.3 Tính chất hàng hóa và yêu cầu vận chuyển 84

2.2.3.1 Tính chất hàng hóa 84

2.2.3.2 Yêu cầu vận chuyển hàng 89

2.2.4 Lựa chọn hình thức gửi hàng, người vận chuyển và tuyến vận chuyển 90

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bản đồ hành chính Đà Nẵng 3

Hình 1.2 Bản đồ vị trí thành phố Đà Nẵng ở Việt Nam 4

Hình 1.3 Vị trí thành phố Đà Nẵng trong hành lang kinh tế Đông Tây của ASEAN 5

Hình 1.4 Vị trí thành phố Đà Nẵng trong Châu Á – Thái Bình Dương 5

Hình 1.5 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC) 6

Hình 1.6 Lượng mưa trung bình các tháng (mm) 6

Hình 1.7 Cơ cấu GDP Đà Nẵng 9

Hình 1.8 Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi 10

Hình 1.9 Cấu trúc tổng quát đường 11

Hình 1.10 Cảng hàng không quốc tế 12

Hình 1.11 Cảng biển trong Đà Nẵng mở rộng 15

Hình 1.12 Bản đồ Thành phố Đà Nẵng 16

Hình 1.13 Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi 17

Hình 1.14 Cao tốc Sơn La – Tuý Loan 18

Hình 1.15 Một số đường bay nội địa từ Đà Nẵng 19

Hình 1.16 Hành lang kinh tế Đông Tây kết nối Myanmar-Thái Lan – Lào -Việt Nam 21 Hình 1.17 Tuyến đường biển Kết nối Đà Nẵng Với các Cảng ở Châu Á 23

Hình 1.18 Các kết nối quốc tế tới sân bay Đà Nẵng 24

Hình 1.19 Sơ đồ hướng tuyến đường sắt Viên Chăn – Vũng Áng 25

Hình 1.20 Lộ trình qua kên đào Suez 26

Hình 1.21 Lộ trình qua mũi Hảo Vọng 27

Hình 1.22 Lộ trình qua kênh Panama 28

Hình 1.23 Một số tuyến đường bay từ Đà Nẵng đi Châu Mỹ 30

Hình 1.24 Tuyến đường bay kết nối Đà Nẵng - Châu Âu 31

Trang 15

Hình 1.25 Đoàn tàu chuyên container chạy thẳng ga Yên Viên đến Châu Âu 32

Hình 1.26 Một số tuyến đường bay từ Đà Nẵng đi Châu Mỹ 34

Hình 1.27 Sơ đồ về các hành lang và cảng chính ở Châu Phi 35

Hình 1.28 Một số tuyến đường bay đến Châu Phi 36

Hình 2.1 Coffea Arabica 52

Hình 2.2 Sơ đồ chuỗi vận tải chặng Da Nang Port - Hamburg Port theo tuyến số 1 58

Hình 2.3 Tuyến đường từ kho Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng đến kho người mua Hungary theo tuyến 1 59

Hình 2.4 Đồ thị thể hiện tổng chi phí và khoảng cách tổ chức VTĐPT theo tuyến số 1 62

Hình 2.5 Sơ đồ chuỗi vận tải chặng Da Nang Port - Hamburg Port theo tyuến số 2 63

Hình 2.6 Tuyến đường từ kho Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng đến kho người mua Hungary theo tuyến 2 64

Hình 2.7 Đồ thị thể hiện tổng chi phí và khoảng cách tổ chức VTĐPT theo tuyến số 2 66

Hình 2.8 Sơ đồ chuỗi vận tải chặng Da Nang Port - Antwerp Port theo tuyến số 3 67

Hình 2.9 Tuyến đường từ kho Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng đến kho người mua Hungary theo tuyến 3 69

Hình 2 10 Đồ thị thể hiện tổng chi phí và khoảng cách tổ chức VTĐPT theo tuyến số 3 71

Hình 2.11 Packing list (phiếu chi tiết hàng hóa) 74

Hình 2.12 Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) 75

Hình 2.13 Shipping Instruction (Hướng dẫn gửi hàng) 76

Hình 2.14 Bill of lading 77

Hình 2 15 CPT Incoterm 2020 78

Trang 16

Hình 2.16 Bao thức ăn gia súc UBM 84

Hình 2.17 container 20ft 87

Hình 2.18 Sơ đồ chuỗi vận tải chặng Koper Port – Da Nang Port theo tuyến số 1 90

Hình 2.19 Tuyến đường từ kho người bán Hungary đến kho người mua ở TP Đà Nẵng theo tuyến 1 92

Hình 2.20 Đồ thị thể hiện tổng chi phí và khoảng cách tổ chức VTĐPT theo tuyến số 1 95

Hình 2.21 Sơ đồ chuỗi vận tải chặng Reijka Port – Da Nang Port theo tuyến số 2 96

Hình 2.22 Tuyến đường từ kho người bán Hungary đến kho người mua Đà Nẵng theo tuyến 2 98

Hình 2.23 Đồ thị thể hiện tổng chi phí và khoảng cách tổ chức VTĐPT theo tuyến số 2 101

Hình 2.24 Sơ đồ chuỗi vận tải chặng Reijka Port – Da Nang Port theo tyến số 3 102

Hình 2.25 Tuyến đường từ kho người bán Hungary đến kho người mua Đà Nẵng theo tuyến 3 104

Hình 2.26 Đồ thị thể hiện tổng chi phí và khoảng cách tổ chức VTĐPT theo tuyến số 3 107

Hình 2.27 Sales Contract (Hợp đồng mua bán) 109

Hình 2.28 Packing list (Phiếu chi tiết hàng hóa) 110

Hình 2.29 Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) 111

Hình 2.30 Bill of lading 112

Hình 2.31 FCA Incoterm 2020 114

Trang 17

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu cà phê nhân

49

Bảng 2.2 Thông tin xuất phát lô hàng từ Đà Nẵng đi Hungary 51

Bảng 2.3 Bảng kích thước container 20FT kho tiêu chuẩn 55

Bảng 2.4 Đề xuất các tuyến đường vận chuyển lô hàng xuất khẩu cà phê nhân Arabica từ TP Đà Nẵng đến Hungary 57

Bảng 2.5 Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo tuyến số 1 60

Bảng 2.6 Chi phí cụ thể tuyến đường theo tuyến số 1 61

Bảng 2.7 Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo tuyến số 2 65

Bảng 2.8 Chi phí cụ thể tuyến đường theo tuyến số 2 65

Bảng 2.9 Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo tuyến số 3 69

Bảng 2.10 Chi phí cụ thể tuyến đường theo tuyến số 3 70

Bảng 2.11 Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của 3 phương án 71

Bảng 2.12 Trách nhiệm bên mua và bên bán của FCA Incoterm 2020 77

Bảng 2.13 Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu thức ăn gia súc UBM 81

Bảng 2.14 Thông tin xuất phát về lô hàng nhập khẩu từ Hungary về Đà Nẵng 83

Bảng 2.15 Bảng kích thước container 20FT kho tiêu chuẩn 88

Bảng 2.16 Đề xuất các tuyến đường vận thức ăn gia súc UBM từ Hungary về Đà Nẵng 90

Bảng 2.17 Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo tuyến số 1 92

Bảng 2.18 Chi phí cụ thể tuyến đường theo tuyến số 1 94

Bảng 2.19 Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo tuyến số 2 98

Bảng 2.20 Chi phí cụ thể tuyến đường theo tuyến số 2 100

Bảng 2.21 Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo tuyến số 3 105

Trang 18

Bảng 2.22 Chi phí cụ thể tuyến đường theo tuyến số 3106Bảng 2.23 Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của 3 phương án nhập khẩu thức ăn gia súc 108Bảng 2.24 Trách nhiệm bên mua và bên bán của FCA Incoterm 2020 113

Trang 20

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự bùng nổ trong lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật kèm theo việc mở cửa thị trường đã khiến khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và cung ứng ra thị trường ngày càng tăng Do đó, hoạt động vận tải đa phương thức tại Đà Nẵng đã trở thành một yếu tố quan trọng không chỉ trong việc kết nối các khu vực kinh tế lớn mà còn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương và thu hút du khách Đà Nẵng, với vị trí chiến lược là cửa ngõ kinh tế của miền Trung Việt Nam, không chỉ là trung tâm giao thương quan trọng mà còn là điểm nối giữa các khu vực kinh tế lớn trong cả nước và khu vực

Cùng với sự đa dạng và linh hoạt trong các phương tiện vận chuyển như đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không, Đà Nẵng đã đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống giao thông để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cư dân và du khách Hệ thống đường bộ được nâng cấp và mở rộng, cùng với việc xây dựng các cầu, đường hầm hiện đại giúp giảm tắc nghẽn giao thông và tăng cường an toàn Đường sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Đà Nẵng với các tỉnh thành lân cận, đồng thời hỗ trợ trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách

Ngoài ra, Đà Nẵng còn sở hữu một cảng biển quốc tế hiện đại, giúp thúc đẩy hoạt động logistics và xuất nhập khẩu Sân bay quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ quan trọng kết nối với các điểm đến trong và ngoài nước, đồng thời thu hút lượng lớn du khách mỗi năm

Với sự phát triển không ngừng, hoạt động vận tải đa phương thức tại Đà Nẵng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường Sự đa dạng và tích hợp giữa các phương tiện vận chuyển đã tạo ra một hệ thống giao thông thông minh và hiệu quả, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của thành phố và khu vực lân cận Để hiểu sâu hơn và chi tiết hơn về vận tải đa phương thức, các hoạt động vận tải ở Đà Nẵng và nước đại diện cho Châu Âu - Hungary và cách thức tổ chức, thực hiện và đánh giá một số lô hàng liên quan đến xuất - nhập giữa hai quốc gia chúng em xin thực hiện đề tài Thiết kế môn học “Quản trị vận tải” gồm 2 chương:

+ Chương 1: Giới thiệu tổng quan về hệ thống giao thông vận tải của Đà Nẵng

Trang 21

+ Chương 2: Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức của lô hàng thực tế

Bài thiết kế môn học “Quản trị vận tải” của chúng em hi vọng sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức tốt nhất và hiệu quả nhất để mọi người có thể hiểu rõ hơn về vận tải đa phương thức ở Đà Nẵng và các nước trên thế giới Tuy nhiên, bài còn tồn tại những mặt hạn chế về kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên trong quá trình thực hiện Thiết kế môn học sẽ còn nhiều thiếu sót Chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của cô để bài tiểu luận của chúng em thêm hoàn thiện

Trân trọng cảm ơn cô!

Trang 22

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng 1.1.1 Vị trí địa lý của Đà Nẵng

Hình 1.1 Bản đồ hành chính Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nằm tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Đây là thành phố trung tâm và lớn nhất của toàn bộ khu vực Miền Trung, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung Thành phố Đà Nẵng hiện là đô thị loại 1, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 128.488 ha (1.284,88 km2); trong đó huyện đảo Hoàng Sa 30.500 ha Thành phố có 06 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và 02 huyện: Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa (tổng diện tích trên đất liền: 97.988 ha)

Trang 23

Hình 1.2 Bản đồ vị trí thành phố Đà Nẵng ở Việt Nam

Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông

Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc Đà Nẵng nối với Tây Nguyên qua quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma đến các nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây Bên cạnh đó Đà Nẵng còn có các tuyến giao thông quan trọng như đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc - ASEAN đi qua, cảng biển và sân bay quốc tế Đà Nẵng chỉ cách các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đông Nam Á, khu vực Thái Bình Dương trong phạm vi bán kính khoảng 2.000 km, vì thế rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa

Trang 24

Hình 1.3 Vị trí thành phố Đà Nẵng trong hành lang kinh tế Đông Tây của ASEAN

Hình 1.4 Vị trí thành phố Đà Nẵng trong Châu Á – Thái Bình Dương

Trang 25

1.1.2 Khí hậu ở Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,2ºC), thấp nhất là tháng 2 (21,2ºC) Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m có nhiệt độ trung bình từ 17ºC đến 20ºC Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83,4% Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.355mm, cao nhất là tháng 10 với 266mm, thấp nhất là tháng 2 với 7mm

Hình 1.5 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)

Hình 1.6 Lượng mưa trung bình các tháng (mm)

Trang 26

Nhìn chung khí hậu Đà Nẵng do chịu ảnh khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có lợi về mặt nhiệt độ, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm Các lợi thế này rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khí Hậu Đà Nẵng cũng gây ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông vận tải, chủ yếu là đường bộ và đường thủy Trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12, Đà Nẵng thường trải qua mùa mưa và thời tiết bão Các cơn mưa lớn và bão có thể gây ngập lụt, làm hỏng đường sá, và làm gián đoạn hoạt động vận tải Đặc biệt, đường sông và cầu đường dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng ảnh hưởng đến Đà Nẵng Nước biển dâng, sụt lún đất, và thay đổi môi trường địa hình có thể làm thay đổi cấu trúc đường, cầu và cơ sở hạ tầng khác Điều này đặc biệt quan trọng đối với các phương tiện vận tải đường bộ và đường sông

1.1.3 Điều kiện tự nhiên thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố

Đà Nẵng có bờ biển dài hơn 60km với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô có các cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển Ngoài tài nguyên rừng và biển, Đà Nẵng còn có nhiều tài nguyên khác như khoáng sản, đất, nước,…đa dạng, phong phú

Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước Trải qua quá

Trang 27

trình phát triển vượt trội, học tập phương thức xây dựng thành phố hiện đại của châu Âu, Đà Nẵng dần vươn lên trở thành thành phố có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất cả nước, trở thành thành phố xanh, thành phố đáng sống

1.1.4 Kinh tế của Đà Nẵng

Kinh tế Đà Nẵng trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, tương đối toàn diện, trở thành một thành phố biển năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh Kinh tế thành phố duy trì ở mức tăng trưởng khá cao Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) giai đoạn 2010-2020 ước tăng bình quân 7,75%/năm (chưa ước tính hậu quả đại dịch Covid-19), năm 2019 đạt 69.197 tỷ đồng, gấp khoảng 2 lần so với năm 2010; GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 103 triệu đồng, gấp khoảng 2,6 lần năm 2010 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp hơn, ước tính khu vực dịch vụ chiếm 64,56%; khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 22,32% (trong đó công nghiệp là 16,57%); khu vực thủy sản – nông – lâm chiếm 1,72%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,39% GRDP Đà Nẵng đã bước đầu hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, dịch vụ thương mại, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hạ tầng kinh tế – xã hội, diện mạo đô thị có nhiều thay đổi tích cực và tương đối hiện đại

Tuy nhiên, quy mô kinh tế trên địa bàn Đà Nẵng còn khá khiêm tốn trong cơ cấu chung của nền kinh tế Việt Nam; tuy dẫn đầu vùng KTTĐMT, nhưng khoảng cách không lớn GRDP của thành phố Đà Nẵng hiện chiếm 1,4% so với GDP cả nước, tuy xếp đầu ở vùng KTTĐMT nhưng chỉ xếp thứ 04 khi so sánh trong quy mô GRDP của 05 thành phố trực thuộc trung ương

Đà Nẵng không phải nền kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao động và độ mở nền kinh tế nhưng có ưu thế về số lượng doanh nghiệp Vốn đầu tư, lao động và độ mở của Đà Nẵng chỉ chiếm có tỷ lệ 1,7%, 0,99%, 0,85% của Việt Nam, nhưng lại chiếm vị trí đầu của vùng KTTĐMT

Đóng góp của các yếu tố vốn chiếm 50,4% trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong khi đó đóng góp của lao động là 21% và TFP là 28,6% Tỷ trọng

Trang 28

đóng góp của TFP đã có cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2015, giai đoạn 2015, cơ cấu tăng trưởng kinh tế tương ứng là 59,5%; 25,4%; và 15,1%

2011-Trong tổng vốn thực hiện, vốn đầu tư từ nguồn NSNN còn thấp, bình quân 5 năm 2016-2020 ước khoảng 12,8% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội

Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng bình quân của vốn đầu tư công tích luỹ là 5,6%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP

Bình quân mỗi năm vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tăng thêm 1% thì đóng góp khoảng 0,08 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP toàn thành phố

Ngoài ra, việc đưa vào sử dụng hai cao tốc tiểu vùng: Đà Nẵng - Quảng Ngãi và La Sơn - Tuý Loan sẽ giúp hệ thống giao thông Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được kết nối và đảm bảo

Trang 29

Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có chiều dài 139,2km là đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, trong đó đoạn qua Đà Nẵng dài 8 km, đoạn qua Quảng Nam dài 96km và đoạn qua Quảng Ngãi dài 35km; điểm đầu tuyến tại nút giao Túy Loan thuộc thôn Tuý Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng

Hình 1.8 Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Bến xe: Để phục vụ nhu cầu đi lại cao, Đà Nẵng có 2 bến xe lớn trong thành phố là Bến xe trung tâm và bến xe Đức Long ở phía Nam

• Bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng: có diện tích 60.000m2 tọa lạc trên trục đường Tôn Đức Thắng ở quận Liên Chiểu Bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng có trên 80 tuyến xe đi tới nhiều tỉnh thành khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi du khách

• Bến xe Đức Long: ở phía Nam thành phố, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 13km Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012, bến có công suất khai thác khoảng 800 - 1.000 lượt xe xuất bến/ngày

Trang 30

Có 3 đường quốc lộ chính:

• Quốc lộ 1A: điều chỉnh tuyến đường hiện trạng và kết hợp phần Đường hầm Hải Vân để trở thành một phần của đường cao tốc Bắc - Nam

• Quốc lộ 14B: Nâng cấp 14B hiện tại (đoạn từ Túy Loan, Hà Nha)

• Quốc lộ 14G: Nâng cấp quốc lộ 14G và kết nối với quốc lộ 14B Chiều dài toàn tuyến 66 km

Đường vành đai phía Tây: chiều dài hơn 19 km, đường vành đai phía Nam kết nối với quốc lộ 1A ở phía Nam, nối với đường vành đai phía Tây, kết nối với đường Hồ Chí Minh ở phía Bắc

Các trục đường phố chính chủ yếu trong thành phố kết nối với các trung tâm và hạ tầng chính trong thành phố Hệ thống đường phố chính chủ yếu của thành phố Đà Nẵng bao gồm 4 đường chính chạy từ Bắc-Nam và 4 đường chaỵ từ Đông – Tây Khoảng cách giữa 2 đường phố chính chủ yếu trong thành phố là khoảng 5-8km

Hình 1.9 Cấu trúc tổng quát đường

Trang 31

Hạ tầng giao thông nội ô được xây dựng khá hoàn chỉnh với mạng lưới giao thông tiếp nối với các đường vành đai của thành phố khiến cho Đà Nẵng Nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài

Nhiều cây cầu đã được xây dựng bắc qua sông Hàn như :

• Cầu Thuận Phước: với thiết kế theo mô hình cầu treo dây võng có chiều dài 1.856m, rộng 18m (có 4 làn xe và 2 lối đi bộ)

• Cầu Sông Hàn: dài 487,7m và rộng khoảng 12,9m; gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m

• Cầu Rồng: dài 487,7m và rộng khoảng 12,9m; gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m • Cầu Nguyễn Văn Trỗi: tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy

8,5m, không có lề dành cho người đi bộ

• Cầu Trần Thị Lý: Tổng bề rộng mặt cầu là 35.5m bao gồm: 6 làn xe giao thông, mỗi làn rộng 3.75m và 2 làn đường đi bộ, mỗi làn rộng 3.0m có lan can bảo hộ

1.1.5.2 Đường hàng không

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng với tổng diện tích là 842 ha, là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất bận rộn thứ 3 cả nước., quan trọng nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất) Nằm ở quận Hải Châu, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 1 km về phía đông, là điểm trợ giúp quản lý điều hành bay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay quốc tế Đông - Tây qua Việt Nam Đây là điểm đi - đến của hơn 260 chuyến bay trong nước và quốc tế với hơn 40.000 lượt khách thông qua mỗi ngày

Hình 1.10 Cảng hàng không quốc tế

Trang 32

Nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng được đưa vào khai thác từ ngày 19-5-2017 với diện tích 48.000m2 Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng hoạt động với 500 chuyến bay quốc tế mỗi tuần được khai thác bởi 25 hãng hàng không, kết nối hơn 25 điểm đến trên toàn thế giới; nâng cao năng lực sân bay quốc tế Đà Nẵng lên 6 triệu khách/năm, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của du lịch và nền kinh tế thành phố

1.1.5.3 Đường sắt

Hệ thống cơ sở hạ tầng Đà Nẵng với tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng với chiều dài 30km với các ga Thanh Khê, Đà Nẵng, Hải Vân Nam, Kim Liên

Theo quy hoạch, Thành phố Đà Nẵng sẽ xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị MRT ( Mass rapid transit), 11 tuyến LRT ( Light Rail Transit), 3 tuyến LRT du lịch; đồng thời xây dựng đường sắt đô thị kết nối Hội An và thị trấn Lăng Cô

Ngoài ra, xây dựng tuyến giao thông công cộng kết nối giữa thành phố Đà Nẵng với thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) và thị trấn Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế) có chiều dài 33km

Sẽ di dời ga Đà Nẵng, xây dựng nhà ga đường sắt mới tại khu vực phía Bắc nút giao giữa đường Bà Nà - Suối Mơ với đường bộ cao tốc thuộc khu vực xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang Tái phát triển khu vực Ga Đà Nẵng hiện thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng chính kết hợp phát triển thương mại, dịch vụ theo định hướng phát triển TOD và CBD

Thành phố Đà Nẵng sẽ xây dựng Ga Trung tâm logistics đường sắt tại khu vực xã Hòa Liên, gần nút giao cắt của đường sắt quốc gia, đường bộ quốc gia và đường vành đai thành phố

1.1.5.4 Đường thủy nội địa

UBND thành phố Đà Nẵng chính thức công bố 5 tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa,

Trang 33

• Tuyến số 1: tuyến sông Hàn - cầu Trần Thị Lý có lộ trình bến xuất phát đầu tiên

(trong phạm vi cầu Nguyễn Văn Trỗi - cầu Thuận Phước) - hạ lưu cầu Nguyễn Văn Trỗi - thượng lưu cầu Thuận Phước - cảng sông Hàn, bến đích cuối cùng)

• Tuyến thứ 2: tuyến sông Hàn - hòn Chảo có lộ trình bến xuất phát đầu tiên (giữa

cầu Nguyễn Văn Trỗi - cầu Thuận Phước) - cầu Thuận Phước - cửa biển - điểm đến theo quy định - cảng, bến đích cuối cùng)

• Tuyến thứ 3: tuyến từ Bến thủy nội địa CT15 (bán đảo Sơn Trà) đi hòn Sụp - bãi

Nam - bãi Đa, cự ly vận tải cách bờ không quá 1,8 km

• Tuyến thứ 4: tuyến sông Hàn đi sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan, sông

Vĩnh Điện (đoạn thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng), sông Yên, sông Quá Giáng

• Tuyến thứ 5: Bến thủy nội địa K20 đi sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan,

sông Vĩnh Điện

1.1.5.5 Đường biển

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92 km, có vịnh nước sâu với cảng biển Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200 m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài

Cảng Đà Nẵng là cảng chính ở miền Trung Việt Nam và là cảng lớn thứ 3 tại Việt Nam Cảng Đà Nẵng nằm trong vịnh Đà Nẵng với diện tích 12km2 cùng hệ thống giao thông thuận lợi, Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt Nam Cảng Đà Nẵng cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ chính ra Biển Đông cho toàn khu vực

Hệ thống cảng biển gắn với dịch vụ logistics được xác định là một trong 5 mũi nhọn kinh tế đã được nêu trong Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Cảng Liên Chiểu là dự án nằm trong Đề án Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cảng Liên Chiểu có tổng vốn đầu tư (dự kiến) là 7.378,1 tỷ đồng Trong đó, nhà nước đầu tư 3.426,3 tỷ đồng, tư nhân đầu tư 3.951,8 tỷ đồng Dự án có phân kỳ đầu tư từ 2020 – 2025

Trang 34

Hình 1.11 Cảng biển trong Đà Nẵng mở rộng

Ngoài ra, cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, gồm 3 khu bến:

• Khu bến Tiên Sa: là một trong những cảng biển quan trọng nhất ở miền Trung

Việt Nam, cới luồng vào dài: 8 km, độ sâu -12m và tổng diện tích bãi 160.000m2 cùng kho chứa hàng 20.290m2 vươn tầm mạnh mẽ với 1.700m cầu tàu, tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 TEUs và tàu khách đến 150.000 GRT, cùng các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại.hiện Hiện tại bến Tiên Sa gồm 3 cầu cảng (5 bến) và đang xây dựng 2 bến (thuộc dự án nâng cấp, mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2), mở rộng cầu 3 để tiếp nhận tàu khách đến 150.000GT

• Cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà): có tổng diện tích là 197.230 m2 ,nó nằm ngay tại bến Vân Đồn Nằm, thuộc Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng,là khu bến được xây dựng phục vụ di dời các bến sông Hàn

• Khu bến Liên Chiểu: có diện tích là 450ha hiện tại gồm các bến chuyên dùng

hàng rời (bến xi măng Hải vân) và hàng lỏng (các bến xăng dầu PETEC, PTSC, xăng dầu hàng không)

Trang 35

1.2 Mạng lưới giao thông của Đà Nẵng kết nối khu vực trong nước và quốc tế 1.2.1 Mạng lưới giao thông của Đà Nẵng kết nối với khu vực trong nước

1.2.1.1 Đường bộ

Hình 1.12 Bản đồ Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai đường quốc lộ: Quốc lộ 1 cùng với đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B cùng với đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam.Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 2.342 tuyến đường với tổng chiều dài 1396,36 km và 72 cầu có chiều dài lớn hơn 25m (chưa tính các cầu trên đường cao tốc) với tổng chiều dài 14.798,44m Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân khiến cho thời gian lưu thông được rút ngắn và giảm tai nạn giao thông trên đèo Hải Vân Ngoài ra, việc đưa vào sử dụng hai cao tốc tiểu vùng là Đà Nẵng - Quảng Ngãi và La Sơn - Tuý Loan sẽ giúp hệ thống giao thông Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được kết nối và đảm bảo

Trang 36

Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi : là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận 3 tỉnh và thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi Tuyến đường có tổng chiều dài 139 km, trong đó đoạn qua Đà Nẵng dài 8 km, đoạn qua Quảng Nam dài 96 km và đoạn qua Quảng Ngãi dài 35 km; điểm đầu tuyến tại nút giao Túy Loan thuộc thôn Tuý Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng, kết nối với đường cao tốc La Sơn – Túy Loan và điểm cuối là nút giao thông đường vành đai quy hoạch thành phố Quảng Ngãi thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nối tiếp với đường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn Tuyến đường này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Đà Nẵng đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ và giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1

Hình 1.13 Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi

Cao tốc Sơn La – Tuý Loan : là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây qua địa phận hai tỉnh thành Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.Tuyến đường dài 77,5 km, bao gồm hai đoạn là đoạn La Sơn – Hòa Liên và đoạn Hòa Liên – Túy Loan, trong đó đoạn qua Thừa Thiên Huế dài 36 km và đoạn qua Đà Nẵng dài 41,5 km Điểm đầu của tuyến đường là nút giao La Sơn, kết nối với đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và điểm cuối là nút giao Túy Loan, kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng –

Trang 37

Quảng Ngãi tại huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng Tuyến này rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện ô tô so với đi trên Quốc lộ 1A

Hình 1.14 Cao tốc Sơn La – Tuý Loan

1.2.1.2 Đường hàng không

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất) Trục Nội Bài - Đà Nẵng - Tân Sơn Nhất là đường bay nội địa nhộn nhịp nhất Việt Nam.Nằm ở quận Hải Châu, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 1 km về phía đông, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không có vị trí quan trọng trong hệ thống sân bay dân dụng Việt Nam tại khu vực miền Trung Đây là điểm đi - đến của hơn 260 chuyến bay trong nước Đà Nẵng hiện đóng vai trò chuyển tiếp quan trọng cho các tuyến bay quốc nội từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh khu vực miền Trung, nối hai đầu đất nước với các địa phương xa xôi, đồng thời là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất tại miền Trung Việt Nam.Các điểm đến nội địa phổ biến từ sân bay Đà Nẵng bao gồm:

• Thành phố Hồ Chí Minh (Sân bay Tân Sơn Nhất) • Thành phố Hà Nội (Sân bay Nội Bài)

• Thành phố Huế (Sân bay Phú Bài) • Thành phố Hải Phòng (Sân bay Cát Bi) • Thành phố Vinh (Sân bay Vinh)

Trang 38

• Các điểm đến khác như Nha Trang (sân bay Cam Ranh), Đà Lạt (Sân bay Liên Khương), và Phúc Quốc (Sân bay Phú Quốc) cũng có chuyến bay trực tiếp từ Đà Nẵng

Hình 1.15 Một số đường bay nội địa từ Đà Nẵng

Sân bay Đà Nẵng đã trải qua quá trình mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không ngày càng tăng Sự phát triển của ngành du lịch và kinh tế trong khu vực đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không từ và đến Đà Nẵng

1.2.1.3 Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc xuyên qua thành phố Đà Nẵng với chiều

dài 30km với những ga tàu như Thanh Khê, Đà Nẵng, Hải Vân Nam, Kim Liên Hàng tuần sẽ có độ khoảng 30 chuyến tàu hỏa từ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đến với Đà Nẵng Và từ ga Đà Nẵng các hành khách có thể mua được vé đến với tất cả những ga khác trong nước.Ngoài những chuyến tàu Bắc - Năm thì ga Đà Nẵng còn có được những chuyến tàu địa phương đáp ứng được lượng du khách cực lớn giữa những tỉnh thành với nhau bao gồm: Đà Nẵng - Quảng Bình, Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - Vinh, Đà Nẵng - Quy Nhơn

Trang 39

1.2.1.4 Đường thủy nội địa

Đà Nẵng có tổng cộng 49,2 km đường thủy nội địa Trong đó đường thủy nội địa quốc gia ủy thác quản lý là 19,9 km, đường thủy nội địa do địa phương quản lý là 29,3 km Đường thủy nội địa quốc gia ủy thác gồm Sông Hàn và sông Vĩnh Điện Sông Hàn có chiều dài 8,8km, sông Vĩnh Điện có chiều dài 11,1 km tính từ ngã ba sông Hàn – Vĩnh Điện – Cẩm Lệ đến hạ lưu cầu Tứ Câu Tuyến Sông Vĩnh Điện trên địa bàn thành phố có chiều dài 10,3Km, chiều rộng 50m-600m, sâu trung bình từ 2,5m vào mùa khô và sâu trung bình từ 3,0m vào mùa mưa Tuyến sông này được tính từ cầu Tứ Câu giáp xã Hòa Phước giáp giới tỉnh Quảng Nam và kéo dài đến ngã ba sông cái (sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cẩm Lệ) Sông Hàn chảy qua Đà Nẵng và chảy ra biển Đông, tạo ra một tuyến đường thuỷ nội địa kết nối Đà Nẵng với Huế Ngoài ra, thông qua sông Thu Bồn cũng kết nối Đà Nẵng với các khu vực khác như Hội An, bán đảo Sơn Trà…Hệ thống giao thông thuỷ nội địa của Đà Nẵng không chỉ là một phương tiện vận tải quan trọng trong thành phố mà còn là một phần của mạng lưới giao thông vận tải quốc gia, kết nối Đà Nẵng với các khu vực khác trong nước và tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và giao thương

1.2.2 Mạng lưới giao thông của Đà Nẵng kết nối với khu vực quốc tế 1.2.2.1 Kết nối với nội Á

Tuyến đường bộ Kết nối Đà Nẵng với nội Á:

Đà Nẵng được kết nối tốt với khu vực và cơ sở hạ tầng quan trọng thông qua các hành lang giao thông được thiết lập Hành lang kinh tế Đông Tây bao gồm một tuyến đường quốc lộ nối liền Lào, Thái Lan và Myanmar đến Đà Nẵng, với Đà Nẵng là cửa ngõ phía đông Điều này giúp tăng cường kết nối của Đà Nẵng với các nước láng giềng

ở khu vực Đông Dương

Hàng lang Đông Tây (EWEC) là tuyến đường quốc lộ xuất phát từ:

• Myanmar: Mawlamyine - bang Mon - bang Kayin - Myawaddy - cầu Hữu nghị Miến - Thái II - (Thái Lan)

• Thái Lan: Huyện Mae Sot - tỉnh Tak - tỉnh Sukhothai - tỉnh Khon Kaen - tỉnh Kalasin - huyện Mueang Mukdahan của tỉnh Mukdahan - Cầu Hữu nghị Thái Lào II – (Lào)

Trang 40

• Lào: TP.Kaysone Phomvihane – tỉnh Savannakhet – Dasavan – (Việt Nam) • Việt Nam: Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Thị trấn Lao Bảo) – tỉnh Quảng Trị -

tỉnh Thừa Thên Huế - TP.Đà Nẵng

Đà Nẵng còn là cửa ngõ trung chuyển quan trọng cho Lào (quốc gia không giáp biển) và là tuyến đường thay thế cho Thái Lan và Myanmar để tiếp cận Biển Đông

Hình 1.16 Hành lang kinh tế Đông Tây kết nối Myanmar-Thái Lan – Lào -Việt Nam

EWEC còn là con đường huyết mạch nối liền GMS với không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ), góp phần rút ngắn khoảng cách và phí tổn cho việc mở rộng giao lưu

Ngày đăng: 09/06/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w