1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài quy trình vận tải xuất nhập khẩu đa phương thức cho lô hàng từ hải dương đến indonesia

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ quả đánh giá dung, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, tổng hợp nội dung -Lời mở đầu, tổng hợp word -Phân tích các vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MẶT HÀNG: - Hàng xuất khẩu: Xơ sợi bông

- Hàng nhập khẩu: Hạt điều nguyên vỏ

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Minh Hạnh Lớp học phần: QC22H

Mã học phần: 010141900504 Nhóm thực hiện: nhóm 9 Đỗ Thành Danh – 2254060011 Bùi Thị Kim Chi – 2254060067 Trương Thành Danh – 2254060069 Nguyễn Hoàng Gia Bảo – 2254060064

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 03 năm 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

quả đánh

giá

dung, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, tổng hợp nội dung

-Lời mở đầu, tổng hợp word -Phân tích các vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics

xuất/nhập khẩu

10/10

-Cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Hải Dương: về đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường biển

-Sơ lược vị trí địa lý tỉnh Hải Dương

-Sơ lược vị trí của Indonesia -Giải quyết khiếu nại, mức giới hạn tối đa về lô hàng xuất/nhập khẩu

-Làm bài trình chiếu pptx

10/10

Trang 3

-Đề xuất các sản phẩm và công ty để thực hiện quy trình

xuất/nhập khẩu

3 Trương Thành Danh Hỏi giá cước, làm nội dung, tổng hợp nội dung

-Đề xuất các sản phẩm và công ty để thực hiện quy trình

xuất/nhập khẩu

-Đề xuất, biện luận và tính toán hành trình, chi phí, thời gian của 2 phương án xuất khẩu Hải

Dương – Indonesia

-Đề xuất, biện luận và tính toán hành trình, chi phí, thời gian của 2 phương án nhập khẩu

Indonesia - Hải Dương

-Tìm báo giá từ công ty logistics cho lô hàng dự kiến

xuất/nhập khẩu

-Mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương kết nối trong nước và quốc tế

-Tìm thông tin của lô hàng xuất khẩu

-Tổng hợp lại nội dung, chỉnh sửa nội dung thành bài hoàn chỉnh

-Thuyết trình nội dung bài -Loại container dùng xuất khẩu

10/10

Trang 4

1.1.6 Mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương kết nối trong nước và quốc tế: 11

1.1.6.1 Khả năng kết nối nội địa 11

1.1.6.2 Kết nối quốc tế 17

1.1.6.3 Mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương kết nối tới nội Á: 19

1.1.6.4 Mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương kết nối tới châu Âu: 19

1.1.6.5 Mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương kết nối tới châu Mỹ: 20

1.1.7 Các tuyến vận tải xuất khẩu hàng hóa từ Hải Dương 21

1.1.8 Thực trạng logistics hiện nay (2024) 27

2.2 Xuất khẩu hàng hóa từ Hải Dương đi Indonesia 41

2.2.1 Loại hàng xuất khẩu (xơ sợi bông) 41

2.2.2 Loại container để xuất khẩu: 45

2.2.3 Đề xuất các phương án vận tải cho lô hàng xuất khẩu 46

2.2.4 Chứng từ vận tải cho phương án đã lựa chọn 54

2.3 Nhập khẩu hàng hoá từ Indonesia về Hải Dương 60

2.3.1 Loại hàng nhập khẩu (Hạt điều) 60

2.3.2 Phương án đóng hàng lên theo phương thức đường biển và đường hàng không 65

2.3.3 Đề xuất các phương án vận tải cho lô hàng nhập khẩu 67

2.3.4 Biện luận lựa chọn phương án vận tải phù hợp 73

Trang 5

2.3.5 Chứng từ vận tải cho phương án đã lựa chọn 74

2.3.6 Giải quyết tình huống khi có khiếu nại, mức giới hạn trách nhiệm tối đa về lô hàng xuất khẩu 79

Kết Luận 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 82

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Logictics đang là một trong những ngành đang được quan tâm với mức độ đầu tư và phát triển lớn trên toàn cầu hiện nay Việc dự báo và quản lí các chuỗi hoạt động sự kiện góp phần không nhỏ trong việc tạo ra các giá trị rất lớn trong quá trình sản xuất tạo ra vật chất Từ đó góp phần làm tăng các giá trị về kinh tế cũng như là giao thương quốc tế giữ các nước Hoạt động vận tải logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, là huyết mạch cho sự lưu thông hàng hóa trong chuỗi cung ứng toàn cầu Nó bao gồm các hoạt động như: Vận chuyển: Di chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến bằng các

phương tiện như đường bộ, đường thủy, đường hàng không hay đường sắt Lưu kho - lưu

trữ hàng hóa trong kho bãi một cách an toàn và hiệu quả Xử lý hàng hóa bao gồm các hoạt động như đóng gói, dỡ hàng, phân loại, sắp xếp và kiểm tra hàng hóa Thông tin liên lạc: Trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng để đảm bảo quá trình vận tải diễn ra suôn sẻ Quản lý chuỗi cung ứng: Điều phối và giám sát toàn bộ quá trình vận tải logistics để đảm bảo hiệu quả và tối ưu hóa chi phí

Hoạt động vận tải logistics ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao Các doanh nghiệp logistics cần có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và am hiểu về các quy trình, thủ tục liên quan.Sự phát triển của hoạt động vận tải logistics mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế như: Tăng

cường hiệu quả chuỗi cung ứng: Giảm thiểu thời gian vận chuyển, chi phí và rủi ro trong

quá trình vận chuyển hàng hóa và thúc đẩy thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn.Tạo ra việc làm: Ngành logistics tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải, kho bãi và dịch vụ khách hàng

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hoạt động vận tải logistics đang ngày càng được cải thiện và nâng cao hiệu quả Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, blockchain, Internet vạn vật (IoT) sẽ giúp cho hoạt động vận tải logistics trở nên minh bạch, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn

Hoạt động vận tải logistics là một ngành công nghiệp quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Việc nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải logistics sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao đời sống của người dân

Việc vận tải đa phương thức đa được áp dụng ngày càng nhiều và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam Khi hàng hóa hóa được lưu thông qua nhiều hình thức sẽ giúp chúng ta dễ dàng đáp ứng các nhu cầu về lượng hàng hóa sẽ được giao đến bất kì nơi nào trên thế giới thông qua các thủ tục cũng như là quy trình vận tải của hàng hóa Chính vì lẽ đó chúng tôi hôm nay sẽ mang đến một ví dụ dễ thấy nhất trong việc vận chuyển hàng hóa băng nhiều phương thức với đề tài: “Quy trình vận tải xuất nhập khẩu đa phương thức cho lô hàng từ Hải Dương đến Indonesia”

Nội dung đề tài bao gồm 2 chương:

- Chương 1: giới thiệu hoạt động vận tải đa phương thức của tỉnh hải dương

- Chương 2: phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức của lô hàng

Trang 7

Đến với đề tài hôm nay, chúng tôi hy vọng sẽ cho người đọc hình dung được quá trình vận tải đa phương thức diễn ra như thế nào ở Việt Nam và quốc tế Qua đó chúng tôi cũng mong muốn truyền tải những kiến thức bổ ích về chuyên ngành này mà chúng tôi biết cho người đọc Tuy nhiên, bài viết này vẫn tồn tại một số hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực nên trong quá trình thực hiện vẫn sẽ còn nhiều thiếu sót Chúng tôi rất mong sẽ nhận được những đóng góp, chia sẻ và nhận xét của độc giả và người đánh giá để nội dung có thể hoàn thiện thêm

Trân trọng cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA

1.1 TRÌNH BÀY CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG CỦA HẢI DƯƠNG 1.1.1 Đường bộ:

- Hiện tại Thành phố Hải Dương có: 111 tuyến phố, tổng chiều dài 71km

- Trong tổng số đường đô thị thành phố Hải Dương có: 27,321km đường chất lượng tốt, 34,469km đường chất lượng trung bình, 9km đường xấu, không có đường rất xấu - Hệ thống giao thông đô thị của thành phố tương đối ổn định, nhưng dày đặc và nhỏ

hẹp Nhiều đường chưa có vỉa hè và xuống cấp nghiêm trọng.Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B): quy mô cấp quốc gia.Quốc lộ 5: từ Hà Nội tới Hải Phòng, phần chạy ngang qua giữa tỉnh Hải Dương dài 44,8 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa - Quốc lộ 18: từ Nội Bài qua Bắc Ninh, Hải Dương đến vùng than và cảng Cái Lân của

tỉnh Quảng Ninh Phần đường chạy qua Chí Linh dài 20 km

- Quốc lộ 183: nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, quy mô cấp I đồng bằng

- Quốc lộ 37: từ Ninh Giang (giáp Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đến Chí Linh (giáp Lục Nam, Bắc Giang) dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc

- Quốc lộ 38: dài 13 km là đường cấp III đồng bằng

- Quốc lộ 38B dài 145,06 km là đường cấp III đồng bằng, nối Hải Dương tới Ninh Bình - Quốc lộ 10: dài 9 km, quy mô cấp III đồng bằng

- 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện.Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 km là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng - Đường huyện: có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.Phương tiện tham gia giao thông của thành phố rất đa dạng, chủ yếu là phương tiện cá nhân như: ô tô, xe máy, xe đạp,

Trang 9

Hình 1.1: Cơ sở giao thông vận tải tỉnh Hải Dương 1.1.2 Đường sắt:

Hải Dương có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đường số 5, vận chuyển hàng hóa, hành khách qua 7 ga trong tỉnh Hải Dương

Hình 1.2: Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng

Trang 10

Ngoài ra còn có tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân chạy qua Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm, nông, thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh này

Hình 1.3: Tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân 1.1.3 Đường thủy nội địa:

Hải Dương có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400km; các loại tàu, thuyền trọng tải 500 tấn có thể qua lại

Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thủy một cách thuận lợi Hệ thống giao thông trên là điều kiện cho việc giao lưu kinh tế từ trong tỉnh đi cả nước và nước ngoài thuận lợi

Được biết, Hải Dương hiện có 20 tuyến đường thủy, với tổng chiều dài hơn 418 km, trong đó gồm 14 tuyến quốc gia (dài 296,5 km; sông Thái Bình, Văn Úc, Gùa, Mía, Thương, Luộc, Kinh Thầy, Kinh Môn, Mạo Khê, Lai Vu, Phi Liệt, Sông Hàn, Cầu Xe và Lạch Tray) và 6 tuyến địa phương (dài 122 km; các sông: Sặt, Cửu Yên, Đình Đào, Tứ Kỳ, Cầu Xe và Ghẽ) trong đó có sông Thái Bình, sông Luộc là những tuyến đường thủy quan trọng của khu vực đồng bằng sông Hồng

Có 2 tuyến hành lang đường thủy quốc gia chạy qua: - Tuyến số 1 Quảng Ninh – Hải Phòng - Việt Trì - Tuyến số 2 Quảng Ninh – Hải Phòng - Ninh Bình

Trang 11

Về cảng, bến, trên địa bàn tỉnh hiện có 49 cảng thủy và 403 bến thủy nội địa đang hoạt động; với khoảng 2.000 phương tiện thuỷ, trong đó nhiều phương tiện thủy mang cấp sông pha biển

Hình 1.4: Hệ thống đường thủy nội địa tỉnh Hải Dương 1.1.4 Đường hàng không:

Trên thực tế thì tỉnh Hải Dương chưa có sân bay, chính vì vậy mà các hãng hàng không cũng không thể khai thác hay thực hiện được bất cứ chuyến bay thẳng nào Hải Dương gần sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội: Tuy nhiên tỉnh Hải Dương có lợi thế là nhờ vào vị trí địa lý, nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ của nước ta Và trung tâm thành phố Hải Dương cũng chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 57 km về phía Đông, nên rất thuận tiện nếu như bạn bay đến sân bay Nội Bài, sau đó sẽ di chuyển đến Hải Dương bằng nhiều phương tiện khác nhau Hải Dương gần sân bay Cát Bi – Hải Phòng: Bởi vì trung tâm thành phố Hải Dương cũng chỉ cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây

Mặc dù phía Đông Bắc của tỉnh cũng giáp với tỉnh Quảng Ninh, nhưng ít ai lại lựa chọn cách bay đến sân bay của tỉnh Quảng Ninh rồi đến Hải Dương, bởi khoảng cách khá xa và nó không thuận tiện

Trang 12

Hình 1.5: Hệ thống hàng không tỉnh Hải Dương

Trang 13

Hình 1.6: Tuyến cao tốc AH14

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (ký hiệu toàn tuyến là CT.04, hay còn gọi là Quốc lộ 5B) là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam tại miền Bắc Việt Nam, tuyến đường cao tốc này là một phần của tuyến đường Xuyên Á (AH14) Đây là dự án đường ô tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ thủ đô Hà Nội đi qua các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và tới thành phố cảng Hải Phòng Điểm đầu của tuyến cao tốc này là nút giao với đường Cổ Linh và đường vành đai 3 thuộc địa phận phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Điểm cuối là nút giao với đường tỉnh 356 (Quốc lộ 5) thuộc địa phận của phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng và kết nối với cầu Bạch Đằng thuộc tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long và cảng Đình Vũ (phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng) Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35m với sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/h, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những chỗ cần thiết Các loại xe ô tô có tốc độ thiết kế dưới 70 km/giờ, xe máy, xe thô sơ và người đi bộ không được đi vào đường này, ô tô có tốc độ thiết kế dưới 80 km/giờ chỉ được đi ở làn bên phải ngoài cùng, toàn tuyến có sáu điểm giao cắt với các quốc lộ thì đều là nút giao khác mức, ngoài ra còn có 9 cầu vượt lớn, 21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt và cống chui đường dân sinh Theo thiết kế này, các loại xe ô tô, đặc biệt các xe container siêu trường,

Trang 14

siêu trọng có thể chạy thẳng luồng tới cảng biển lớn nhất Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Tổng chi phí giao thông của các phương tiện, nhất là hao phí thời gian sẽ giảm mạnh

Hình 1.7: Quốc lộ 5B

Quốc lộ 37 là tuyến đường liên tỉnh nối 8 tỉnh, thành phố Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La với nhau, có chiều dài là 470 km Điểm đầu bắt đầu từ Cảng Diêm Điền (Thái Thụy - Thái Bình) Điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 4G tại Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (đoạn từ Cò Nòi đi Nà Ớt trước đây là tỉnh lộ) Quốc lộ 37 trước đây có điểm đầu giao với Quốc lộ 18 tại thị trấn Sao Đỏ, tỉnh Hải Dương, nay được nối thêm đoạn đầu từ thị trấn Diêm Điền, tỉnh Thái Bình tới thị trấn Sao Đỏ, tỉnh Hải Dương (đoạn này nguyên là Quốc lộ 183, Quốc lộ 17A và một số đoạn tuyến đường tỉnh, đường huyện thuộc 3 tỉnh Hải Dương, Thái Bình và Hải Phòng) Trên bản đồ Quốc lộ 37 giống như một vòng cung bảo vệ cho Thủ đô và đồng bằng Bắc Bộ từ phía đông bắc, phía bắc và phía tây Quốc lộ 37 vượt qua các con sông lớn như sông Luộc, sông Thái Bình, sông Cầu, sông Chảy, sông Hồng, sông Đà; và vượt qua các dãy núi lớn là dãy Tam Đảo (qua Đèo Khế) và dãy Hoàng Liên Sơn; đi qua nhiều vùng hẻo lánh với núi non hùng vĩ và có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống

Trang 15

Hình 1.8: Quốc lộ 37

Quốc lộ 38 là tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia dài 87 km, kết nối Bắc Ninh với Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam Quốc lộ 38 có một đầu tại ngã ba Ninh Xá ở thành phố Bắc Ninh, chỗ giao cắt với Quốc lộ 1 Tuyến này có hướng cơ bản là Bắc - Nam, đi qua Tiên Du - cầu Hồ (bắc qua sông Đuống) - Thuận Thành - Cẩm Giàng - Bình Giang - Mỹ Hào - Ân Thi - Kim Động - thành phố Hưng Yên - cầu Yên Lệnh (bắc qua sông Hồng) - Duy Tiên - Kim Bảng Điểm cuối là ngã ba Chợ Dầu, giao cắt với Quốc lộ 21B tại nơi giáp ranh giữa Ứng Hòa và Kim Bảng Ngoài thành phố Bắc Ninh, thành phố Hưng Yên, tuyến đường này còn chạy qua các thị trấn Hồ, Kẻ Sặt, Ân Thi, Lương Bằng Quốc lộ 38 còn kết nối với Quốc lộ 5A tại ngã tư Quán Gỏi ở Bình Giang, kết nối với quốc lộ 17 tại ngã tư Đông Côi, kết nối với quốc lộ 1 tại nút giao Bồ Sơn ở thành phố Bắc Ninh, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Vực Vòng ở thị xã Duy Tiên; các tỉnh lộ 283, 280, 376,

Hình 1.9: Quốc lộ 38

Quốc lộ 38B là tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia kết nối từ Hải Dương tới Ninh Bình Quốc lộ 38B có điểm đầu là ngã tư Gia Lộc (tại km 52+00, Quốc lộ 37) giữa

Trang 16

huyện Gia Lộc và thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; điểm cuối là ngã ba Anh Trỗi (tại km 11+50, Quốc lộ 12B) thuộc xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Hình 1.10: Quốc lộ 38B

Quốc lộ 18, còn gọi là quốc lộ 18A, là tuyến đường dài 324 km đi qua 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh Điểm đầu từ Hà Nội (giao cắt với Quốc lộ 2A, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, AH14 gần Thạch Lỗi, gần Sân bay quốc tế Nội Bài) và điểm cuối: cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (giáp Trung Quốc) Lộ trình đi qua 4 tỉnh thành: Hà Nội (Sóc Sơn) - Bắc Ninh (Yên Phong, TP Bắc Ninh, Quế Võ) - Hải Dương (Chí Linh) - Quảng Ninh (Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái)

Hình 1.11: Quốc lộ 18

Quốc lộ 17B là tuyến đường quốc lộ dài 41 km ở miền Bắc Việt Nam, đi qua ba tỉnh thành Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng Tuyến đường này bắt đầu tại Quốc lộ 18 đoạn qua phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, vượt qua ba nhánh sông của sông Kinh Thầy trên địa phận thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đến nút giao với Quốc lộ 5 tại

Trang 17

thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành Từ thị trấn Phú Thái, tuyến đường tiếp tục đi về phía nam huyện Kim Thành rồi sang địa phận huyện An Dương, thành phố Hải Phòng và giao với Quốc lộ 10 tại cầu Rế 2 Quốc lộ 17B tiếp tục đi cặp theo sông Rế và kết thúc tại ngã ba Ắc Quy giao với Quốc lộ 5 tại xã An Đồng, huyện An Dương

Hình 1.12: Quốc lộ 17B 1.1.6.1.2 Đường sắt:

Hải Dương nằm trên truyến đường sắt Hà Hội - Hải Phòng là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng Tuyến này được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901 Ngày 16-6-1902, toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác Tuyến đường sắt này dài 102 km đi qua 4 tỉnh thành phố là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng nó chính là một "cạnh" của tam giác phát triển kinh tế (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc Điểm đầu là ga Hà Nội và điểm cuối là Ga Hải Phòng

Các tỉnh, thành: Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng

Các huyện, thị: quận Đống Đa – quận Hoàn Kiếm – quận Long Biên – Gia Lâm – Văn Lâm – Cẩm Giàng – thành phố Hải Dương - Kim Thành – An Dương – quận Hồng Bàng – quận Lê Chân – quận Ngô Quyền

Đường thủy nội địa

Trong giai đoạn từ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hải Dương dự kiến quy hoạch 20 tuyến đường thủy nội địa và 67 cảng thủy nội địa để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân

Theo quy hoạch, đường thủy nội địa quốc gia có 2 tuyến: Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì và tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình

Trang 18

Về cảng thủy nội địa gồm cụm cảng sông Kinh Thầy - Kinh Môn - sông Hàn có 31 cảng; cụm cảng sông Thái Bình có 5 cảng và cụm cảng sông Luộc gồm 2 cảng có tổng công suất dự kiến đạt 18 triệu tấn/năm

Đường thủy nội địa địa phương, phát triển 12 tuyến đường thủy nội địa trên tuyến sông trung ương quản lý có tổng chiều dài 296,5km và 6 tuyến đường thủy nội địa trên sông địa phương quản lý có chiều dài 122km

Về cảng thủy nội địa khác, nâng cấp, cải tạo và đưa vào quản lý 17 cảng thủy nội địa hiện có vào hệ thống các đường thủy nội địa quốc gia có công suất dự kiến đạt 2,7 triệu tấn/năm; phát triển 12 cảng thủy nội địa mới trên các tuyến sông trung ương có công suất dự kiến đạt 2,4 triệu tấn/năm

Đối với các bến, cụm bến thủy nội địa, sẽ phát triển theo các cụm cảng, cụm bến thủy hàng hóa, hành khách phù hợp điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố

Ngoài dự kiến các cảng, bến xây dựng mới nêu trên, theo nhu cầu thực tế, điều chỉnh, phát triển thêm các cảng, bến hàng hóa, hành khách phù hợp định hướng của các quy

hoạch liên quan

1.1.6.2 Kết nối quốc tế 1.1.6.2.1 Cảng biển

Hải Dương không giáp biển nên khi giao thương đường biển phải thông qua cảng Hải Phòng Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An, bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng

Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế Cảng Hải Phòng có 05 Chi nhánh, đơn vị:

1 Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ 2 Chi nhánh Cảng Tân Vũ

3 Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu

4 Công ty TNHH một thành viên Trung tâm Y Tế Cảng Hải Phòng

Trang 19

5 Công ty TNHH một thành viên Đào tạo Kỹ thuật Nghiệp vụ Cảng Hải Phòng

Hình 1.13: Cảng Hải Phòng 1.1.6.2.2 Cảng hàng không

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hải Dương không có sân bay nào trực tiếp Do đó, để thực hiện xuất nhập khẩu có thể sử dụng các sân bay gần nhất như:

1 Sân bay Quốc tế Nội Bài (IATA: HAN, ICAO: VVNB), tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, tiếng Anh: Noi Bai International Airport là cảng hàng không Quốc tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam, phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, VietJet Air, Pacific Airlines, Bamboo

Airways và trước kia có Indochina Airlines, Air Mekong Sân bay Quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35 km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc Khoảng cách này đã được rút ngắn còn 27 km khi cầu Nhật Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài được hoàn thành trong năm 2015, ngoài ra còn có thể đi theo Quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với Quốc lộ 2 để vào sân bay và cách Hải Dương khoảng 70 - 80 km

2 Sân bay Quốc tế Cát Bi (IATA: HPH, ICAO: VVCI), tên chính thức là Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, là một sân bay thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam Sân

Trang 20

bay nằm cách trung tâm thành phố 5 km và cách Hải Dương khoảng 60 - 70 km Hiện tại, Cảng hàng không Cát Bi còn có chức năng là sân bay dự bị đầy đủ cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Cảng hàng không Cát Bi luôn thuộc "top" các sân bay có mức độ tăng trưởng hành khách và hàng hoá nhanh nhất cả nước (luôn đạt trên 30%) Tháng 11 năm 2015 tổng số lượt hành khách đi đến qua Cảng hàng không Cát Bi ước đạt 1.090.550 lượt, tăng 40,09% so với cùng kỳ năm 2014 Theo Báo cáo Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thì trong năm 2015, Cảng hàng không Cát Bi đón 1.256.719 lượt hành khách, tăng 35,6% so với năm trước đó, là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 6 trong các sân bay Việt Nam trong năm 2018

1.1.6.3 Mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương kết nối tới nội Á:

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hải Dương không có khu vực giao thương trực tiếp với châu Á Hải Dương là một tỉnh ở phía Đông Bắc của Việt Nam và giao thương chủ yếu diễn ra trong phạm vi quốc gia hoặc khu vực trong nước Tuy nhiên, Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng thường tham gia vào các mạng lưới giao thương toàn cầu, bao gồm cả với các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia

ASEAN

Các khu vực công nghiệp và cụm sản xuất ở Hải Dương thường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể có các liên kết với các đối tác ở châu Á thông qua các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc qua các hợp đồng thương mại Tuy nhiên, việc giao thương trực tiếp với các quốc gia châu Á thường thông qua các cảng biển và sân bay ở các thành phố lớn như Hải Phòng và Hà Nội, và không phải trực tiếp từ Hải Dương

Cảng Hải Phòng có các tuyến đường biển đi thẳng đến nhiều nơi ở châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Macau Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có các tuyến đường bay đi đến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Campuchia, Lào và Myanmar, một số nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan

1.1.6.4 Mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương kết nối tới châu Âu:

Khu vực tỉnh Hải Dương không giao thương trực tiếp với châu Âu Tuy nhiên, trong ngữ cảnh của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất và giao thương của Hải Dương có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng toàn cầu mà có thể bao gồm cả các đối tác ở châu Âu

Trang 21

Với sự phát triển của các khu công nghiệp và cụm sản xuất trong tỉnh, một số doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu hoặc máy móc từ châu Âu để sử dụng trong quá trình sản xuất Ngược lại, các sản phẩm của Hải Dương có thể xuất khẩu đến thị trường châu Âu thông qua các kênh thương mại quốc tế hoặc thông qua các đối tác thương mại trực tiếp

Để thực hiện giao thương châu Âu, hàng hóa từ Hải Dương thường sẽ được vận chuyển thông qua các cảng biển lớn ở Việt Nam như cảng Hải Phòng, sau đó được vận chuyển qua đường biển đến các cảng biển ở châu Âu Cũng có thể có sự kết hợp vận chuyển đa phương tiện, bao gồm cả đường biển, đường sắt và đường hàng không để đảm bảo vận chuyển hiệu quả và nhanh chóng

Cảng Hải Phòng có các tuyến đường biển kết nối với các khu vực ở vùng Đông - Bắc châu Âu như Nga, Ba Lan, Đức, Litva, Latvia, vùng Tây - Nam châu Âu như Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có các tuyến đường bay đi đến các quốc gia phía Đông - Bắc châu Âu như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, phía Tây - Nam châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào, Hy Lạp

1.1.6.5 Mạng lưới giao thông tỉnh Hải Dương kết nối tới châu Mỹ:

Hiện tại, tỉnh Hải Dương không có kết nối giao thương trực tiếp với khu vực châu Mỹ Tuy nhiên, sản phẩm từ Hải Dương có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và được xuất khẩu tới các thị trường khác nhau trên thế giới, bao gồm cả khu vực châu Mỹ Để kết nối với khu vực châu Mỹ, các sản phẩm từ Hải Dương thường đi qua các cảng biển lớn như Cảng biển Quốc tế Cát Lái ở TP Hồ Chí Minh hoặc Cảng biển Quốc tế Cái Mép - Thị Vải để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tới châu Mỹ

Ngoài ra, việc phát triển các mạng lưới vận chuyển và cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam, như cải thiện hệ thống đường bộ, đường sắt và đường hàng không, cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với các quốc gia châu Mỹ thông qua các cảng biển và sân bay quốc tế Sự phát triển của sản xuất và kinh doanh ở Hải Dương có thể tạo ra cơ hội cho việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến châu Mỹ thông qua các cảng biển và sân bay quốc tế ở Việt Nam, như Cảng biển Quốc tế Cát Lái ở TP Hồ Chí Minh và Sân bay Nội Bài ở Hà Nội

Cảng biển Quốc tế Cát Lái có thể đi đường biển đến Hoa Kỳ, Panama, Columbia, Ecuador, Peru, Chile Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có các tuyến đường bay đi đến các quốc gia ở khu vực Bắc Mỹ như Canada, Hoa Kỳ, Mexico

Trang 22

1.1.7 Các tuyến vận tải xuất khẩu hàng hóa từ Hải Dương PHƯƠNG ÁN 1: Road-Sea-Road

Sơ đồ chuỗi vận tải đa phương thức: Kho ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hải Dương → Cảng Hải Phòng → Cảng Tanjung Priok → kho người mua ở Jarkata, Indonesia Mô tả sơ lược tuyến:

 Từ kho của của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hải Dương tại địa chỉ Khu Bích Nhôi 1, Phường Minh Tân, Thị xã Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam đến cảng Hải Phòng: Vận chuyển bằng đường bộ

Hình 1.14: Tuyến vận chuyển từ kho người bán đến cảng Hải Phòng

 Từ cảng Hải Phòng (Việt Nam) đến cảng Tanjung Priok (Jarkata-Indonesia): Vận chuyển bằng đường biển

Trang 23

Hình 1.15: Tuyến vận tải đường biển từ cảng Hải Phòng đến cảng Tanjung Perak

 Từ cảng Tanjung Priok (Jarkata-Indonexia) đến kho người mua (công ty Waresix ở Jarkata-Indonesia): Vận chuyển bằng đường bộ

Trang 24

Hình 1.16: Tuyến vận chuyển đường bộ từ cảng Tanjung Priok đến kho người mua

Hành Trình Khoảng cách (km) Thời gian Nhà vận chuyển Kho ở Hải Dương

→ cảng Hải Phòng

Làm thủ tục ở cảng

Cảng Hải Phòng → cảng Tanjung Priok

Logistics-Cosco shipping

line

Làm thủ tục ở cảng Tanjung Priok

Trang 25

Cảng Tanjung Priok → kho người mua ở Jarkata

phút

-

Bảng: Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo phương án 1

PHƯƠNG ÁN 2: Road – Sea – Road

Sơ đồ chuỗi vận tải đa phương thức: Kho ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hải Dương → Cảng Cát Lái → Cảng Tanjung Priok → Kho người mua ở Jarkata

Mô tả sơ lược tuyến

 Từ kho của của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hải Dương tại địa chỉ Khu Bích Nhôi 1, Phường Minh Tân, Thị xã Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam đến cảng Cát Lái: Vận chuyển bằng đường bộ

Trang 26

Hình 1.17: Tuyến vận tải đường bộ từ kho người mua đến cảng Cát Lái

 Từ cảng Cát Lái đến cảng Tanjung Priok (Jarkata-Indonexia): vận chuyển bằng đường biển

Trang 27

Hình 1.18: Tuyến vận tải đường biển từ cảng Cát Lái đến cảng Tanjung Priok

 Từ cảng Tanjung Priok (Jarkata-Indonexia) đến kho người mua (công ty Waresix ở Jarkata-Indonesia): Vận chuyển bằng đường bộ

Hình 1.19: Tuyến vận tải đường bộ từ cảng Tanjung Priok dến kho người mua

Trang 28

Hành trình Khoảng cách Thời gian Nhà vận chuyển Kho ở Hải Dương

→ Cảng Cát Lái 1.726 km 1 ngày 5 giờ IPO Logistics Làm thủ tục ở

Cảng Cát Lái → Cảng Tanjung Priok

Evergreen Marine CORP

Làm thủ tục ở cảng

Cảng Tanjung Priok → Kho người mua

Bảng: Khoảng cách, thời gian, hành trình cụ thể tuyến đường theo phương án 2

1.1.8 Thực trạng logistics hiện nay (2024)

Thực trạng vận tải hiện nay cúa tỉnh Hải Dương có rất nhiều khía cạnh cần phải giải quyết Bên cạnh việc sẽ đẩy mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc hoạt động sản xuất và và vận tải của tỉnh còn phải chú ý đến vấn đề môi trường, xã hội và các ảnh hưởng tiêu cực khác ngoài lợi ích kinh tế

Thứ nhất, vấn đề về cơ sở hạ tầng, giao thông và phát triển logistics:

Hải Dương có vị trí kết nối chiến lược, nằm trên giao điểm của các tuyến hành lang kinh tế trong và ngoài nước, kết nối các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các đầu mối trọng điểm Các hành lang này đều có sự lưu chuyển thương mại và hàng hóa lớn Thực tế này đã và đang hình thành yêu cầu phát triển dịch vụ hậu cần sau cảng với hàng loạt kết nối

Trang 29

chuyên biệt như hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Từ đó giúp Hải Dương tận dụng lợi thế kết nối nhiều địa phương trên cả nước thông qua hệ thống đường cao tốc, một số tuyến quốc lộ: 1, 2, 5, 18, cửa khẩu, cảng biển quốc tế Ngoài ra, với những hành lang kinh tế quốc tế, Hải Dương có tiềm năng lớn trở thành kênh thương mại chính kết nối, luân chuyển hàng hóa giữa các tỉnh phía Tây, Tây Nam Trung Quốc với các nước trong khối ASEAN, cũng như kết nối khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trở thành nhân tố thúc đẩy công nghiệp trong vùng

Đường bộ: với mạng lưới đường bộ phát triển với hơn 12.000 km đường các loại Hỉa Dương dễ dàng các nối các tuyến đường cao tốc như: Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa bàn tỉnh; Cầu Hàn, Cầu Triều nối Hải Dương với Hải Phòng; Quốc lộ 38, Quốc lộ 17 đi qua địa bàn tỉnh.Cầu Giẽ - Ninh Bình đang được xây dựng Quốc lộ 5A

Đường thủy nội địa: Hải Dương có hơn 400 km đường thủy nội địa và thủy nội địa chuyên dụng dùng để kết nối với các cảng biển và các bùng nước thủy nội địa khác Và cảng thủy nội địa Hải Dương đang được nâng cấp

Đường sắt: Với Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa bàn tỉnh với ga Hải Dương có mức độ khai thác vận tải hàng hóa với mức độ trung bình – tốt

Đường hàng không: Hiện tại, tỉnh Hải Dương không có sân bay Sân bay gần nhất là sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) cách trung tâm thành phố Hải Dương khoảng 45km.Dự

án sân bay quốc tế Hải Dương: với Quy mô: Diện tích: 2.000ha, sân bay cấp 4E, có thể tiếp

nhận các loại máy bay Boeing 787, Airbus A350,2 đường cất hạ cánh dài 3.700m, rộng 45m Nhà ga hành khách rộng 100.000m2Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay quốc tế Hải Dương dự kiến sẽ được xây dựng tại xã Thanh Miện, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Dự án có diện tích 2.000ha, tổng vốn đầu tư lên đến 50.000 tỷ đồng

Tuy vậy, hệ thống đường sá ở đây vẫn ở mức thấp dù lượng khai thác vận tải đượ cho là khá cao nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được đầu tư nhiều Vì vậy UBND tỉnh Hải Dương cũng đã đưa ra những đề xuất về vận tải, các công trình được chủ trương xây dựng nhầm dễ dàng kết nối kinh tế, kết nối vận tải giữa Hải Dương với các vùng lân cận Điều đó tạo thuận lợi cho việc phát triển giao thông- vận tải tại đây Một số công trình đang được dự kiến xây dựng như :

Trang 30

Xây cầu vượt sông Kinh Thầy nối thị xã Kinh Môn với TP Chí Linh

Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong hồ sơ dự thảo quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương sẽ xây cầu vượt sông Kinh Thầy nối thị xã Kinh Môn với TP Chí Linh.Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong hồ sơ dự thảo quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương sẽ xây cầu vượt sông Kinh Thầy nối thị xã Kinh Môn với TP Chí Linh

Cầu vượt sông Kinh Thầy nối thị xã Kinh Môn với TP Chí Linh là một trong những công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII nhiệm

kỳ 2020-2025 (ảnh: mạng internet)

Theo quy hoạch, cầu có tên gọi cầu Vạn 1, được xây dựng cách đò Vạn (xã Quang Thành) khoảng 500 m, trên tuyến đường mới kết nối từ đường tỉnh 389B (qua xã Quang Thành, Kinh Môn) với quốc lộ 37 (qua phường Đồng Lạc, TP Chí Linh).Tuyến đường mới này đi qua Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương, kết nối các cụm công nghiệp Quang Trung và Thăng Long theo quy hoạch thuộc các xã Quang Thành và Thăng Long (Kinh Môn)

Đây là một trong những công trình trọng điểm nhằm hoàn hiện hệ thống giao thông kết nối vùng của thị xã Kinh Môn với TP Chí Linh, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025

(Theo cổng Thông tin Đối ngoại tỉnh Hải Dương https://thongtindoingoai.haiduong.gov.vn/quy-hoach-va-phat-trien/xay-cau-vuot-song-kinh-thay-noi-thi-xa-kinh-mon-voi-tp-chi-linh-n1160.html)

1.500 tỷ làm cầu đường nối QL5 với ĐT389B qua Kinh Môn, Hải Dương Dự án đường và cầu nối quốc lộ 5 tại nút giao lập thể xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành với đường tỉnh 389B dài khoảng 3,5 km

Trang 31

Theo báo Hải Dương, HĐND thị xã Kinh Môn khóa II đã thống nhất thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư dự án đường và cầu nối quốc lộ 5 tại nút giao lập thể xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành với đường tỉnh 389B

Theo đó, công trình có chiều dài trên 3,5 km, điểm đầu tại km0 (nút giao khác mức với quốc lộ 5) thuộc thôn Bãi Mạc Điểm cuối tại km3+545 thuộc địa phận thôn La Xá (đều thuộc xã Thượng Quận)

Kỳ họp thứ sáu HĐND thị xã Kinh Môn khóa II được tổ chức sáng 11/3

Quy mô đường cấp II đồng bằng, tốc độ dự kiến 80 km/giờ Công trình có vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, từ nguồn thu của thị xã Kinh Môn Thời gian thực hiện dự án từ nay đến năm 2025.Dự án được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, kết nối và tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực giáp ranh các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh - Hải Dương - Hải Phòng, khai thác quỹ đất nông nghiệp kém hiệu quả hai bên đường.Trước đó, UBND huyện Kim Thành đã đề xuất với tỉnh đầu tư xây dựng nút giao lập thể Quốc lộ 5 tại xã Kim Xuyên với phương án quy hoạch tuyến đường kết nối đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 18

Trang 32

Quốc lộ 5 đoạn qua huyện Kim Thành

Dự kiến dự án sẽ có tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 500 tỷ đồng, còn lại là nguồn ngân sách huyện được bố trí từ nguồn thu từ đất dự án các khu dân cư trên địa bàn Huyện Kim Thành và thị xã Kinh Môn đang cập nhật, bổ sung trong phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện và tiếp tục tích hợp trong quy hoạch tỉnh Hải Dương

( Theo tcgvn.com - qua-kinh-mon-hai-duong.html)

https://tcgvn.com/vi/tin-tuc/1500-ty-lam-cau-duong-noi-ql5-voi-dt389b-Thứ hai, hệ thống logistics tại Hải Dương

Do có vị trí địa lí khá thuận lợi khi là giao điểm của các vùng trung tâm kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nên dường như các hoạt động logistics của tỉnh này rất phát triển thông qua lưu lượng hàng hóa giao nhận được giaop dịch tại tỉnh và các khu công nghiệp, các cảng đang dần ngành một phát triển Nhìn chung vận tỉa và logistics tại tỉnh đã có những diễn biến rất tốt và sẽ phát triển thêm trong tương lai

Cụm cảng Icd Hải Dương: Hải Dương định hướng có 6 trung tâm logistics và 1 khu kinh tế chuyên biệt

Tình Hải Dương định hướng trong giai đoạn 2021 – 2030 có 6 trung tâm logistics và phát triển 1 khu kinh tế chuyên biệt tích hợp chuỗi liên kết cung ứng, tạo động lực kết nối, liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng

Trang 33

Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Hải Dương chủ yếu trong 3 lĩnh vực cơ khí chế tạo; điện - điện tử; dệt may - da giày (toàn tỉnh hiện có trên 170 cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ) Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ của tỉnh giai đoạn 2021 - 2022 đạt khoảng 13,25%/năm, chiếm tỷ trọng 20,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt trên 10,5 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 8,7 tỷ USD Trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,5 tỷ USD; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,7 tỷ USD

Trong vùng Đồng bằng sông Hồng, hiện nay các trung tâm logistics mới hình thành và phát triển tại các Trung tâm kinh tế lớn, thuận lợi gắn với cảng biển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Còn tại địa bàn tỉnh Hải Dương thì chưa hình thành trung tâm logistics lớn Các hoạt động cung cấp dịch vụ logistics như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa bảo dưỡng container được thực hiện tại cảng cạn (ICD) tại Quốc lộ 5, với quy mô diện tích 12 ha

Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp FDI cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận và lưu trữ hàng hoá với mục tiêu kinh doanh chủ yếu là dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu, vận chuyển và lưu giữ hàng hoá; dịch vụ vận tải và cho thuê văn phòng, nhà xưởng Khu kinh tế chuyên biệt này sẽ tích hợp chuỗi liên kết cung ứng sâu rộng tạo động lực kết nối kinh tế, trung tâm công nghiệp, đô thị, dịch vụ và đổi mới sáng tạo, liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng.Đây là những lợi thế của Hải Dương để phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ hậu cần sau cảng.Tập trung triển khai rà soát, bổ sung, điều chỉnh, trình phê duyệt quy hoạch và tập trung triển khai các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trung tâm dịch vụ logistics, các phân vùng phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương và của vùng đồng bằng sông Hồng; Tăng cường tuyên truyền triển khai các nhiệm vụ trong việc liên kết, kết nối khu vực để tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics.Cùng với đó là Rà soát các phương án kết nối, tập trung nguồn lực đẩy mạnh kết nối giao thông giữa các địa phương giáp ranh, kết nối hạ tầng giao thông của tỉnh với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không; Tập trung hình thành hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics có quy mô lớn tính liên kết cao, phát triển hệ thống kho lạnh trong các trung tâm logistics để đáp ứng nhu cầu bảo quản nông sản của vùng

Trang 34

Bên cạnh đó, tỉnh Hải Dương sẽ cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử để nâng cao vai trò kết nối giữa các thị trường tại mỗi địa phương khác cả trong nước và nước ngoài; nhằm kết nối lưu thông hàng hóa giữa các khu/cụm công nghiệp với hệ thống các cảng biển, cảng hàng không và các trung tâm logistics cấp tỉnh

Tăng cường phối hợp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển công nghiệp hỗ trợ đặc biệt là nguồn nhân lực cung ứng cho dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị các điều kiện phát triển các dịch vụ về vận tải, hải quan, thuế, xuất nhập khẩu để sẵn sàng cung ứng.Trong định hướng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương có 33 khu công nghiệp với tổng quy mô 5.661 ha, 61 cụm công nghiệp với tổng quy mô 3.209 ha, phát triển một khu kinh tế chuyên biệt nằm ở phía nam cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc 2 huyện Bình Giang, Thanh Miện Đặc biệt, giai đoạn đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 8 trung tâm logistics ở TP Hải Dương,

Thứ ba, các vấn đề về nhân lực:

Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 18.000 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 80.000 tỷ đồng (trong đó có gần 500 doanh nghiệp FDI) Đã thành lập 16 KCN với tổng diện tích quy hoạch chi tiết khoảng 2.588 ha; trong đó có 12/16 KCN đã đầu tư xây dựng hạ tầng, khai thác kinh doanh và 4/16 KCN đang thực hiện giải phóng mặt bằng Thành lập 58 cụm công nghiệp với diện tích đất 2.934,42 ha, trong đó 32/58 cụm đã đi vào hoạt động, thu hút trên 400 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 10.000 tỷ đồng.Trong định hướng giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hải Dương quy hoạch có 33 khu công nghiệp với tổng quy mô là 5.661 ha, 61 cụm công nghiệp với tổng quy mô là 3.209 ha, 6 trung tâm logistics và phát triển một khu kinh tế chuyên biệt nằm ở phía Nam đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thuộc hai huyện Bình Giang và Thanh Miện

Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực tham gia dịch vụ logistics trên địa bàn Hải Dương đã tăng gấp 2 lần so với năm 2010 Hiện nhân lực tham gia dịch vụ logistics trên địa bàn chiếm khoảng 0,85 % nguồn lao động logistics trên cả nước và khoảng 8% nguồn lao động logistics tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Ngoài ra, quy mô đào tạo nguồn nhân lực hiện chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực logistics của ngành nói chung và của tỉnh nói

Trang 35

riêng Đa phần các doanh nghiệp sẽ phải tự đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về logistics thông qua các yêu cầu tính thực tế bằng các công việc thực tiễn

Thứ tư, các chính sách về hỗ trợ vận tải và logistics:

- Mục tiêu của tỉnh là phát triển Hải Dương trở thành trung tâm logistics của khu vực Đồng bằng sông Hồng.Nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải và logistics.Giảm chi phí logistics cho doanh nghiệpNâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics - Chính sách hỗ trợ

- Hạ tầng: Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông, bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt và cảng biển.Phát triển hệ thống kho bãi, trung tâm logistics hiện đại

- Thuế: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp logistics.Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp logistics đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Tài chính: Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp logistics.Quỹ hỗ trợ phát triển logistics

- Nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics thu hút nhân tài

- Một số chính sách cụ thể:

➢ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025: Mục tiêu: Giảm chi phí logistics Việt Nam xuống mức 16-20% GDP vào năm 2025.Giải pháp: Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; tập trung phát triển nguồn nhân lực

logistics; giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động logistics ➢ Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh Hải Dương

về quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Mục tiêu: Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Giải pháp: Phát triển hệ thống đường bộ cao tốc, đường bộ quốc gia, đường thủy nội địa, đường sắt; phát triển các cảng ICD, trung tâm logistics

Trang 36

➢ Chương trình phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm

nhìn đến năm 2030: Mục tiêu: Phát triển dịch vụ logistics trở thành ngành

kinh tế quan trọng của tỉnh.Giải pháp: Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics phát triển hạ tầng, công nghệ, nhân lực; thu hút đầu tư vào lĩnh vực

logistics.Ngành logistics của Hải Dương đang phát triển mạnh mẽ.Chi phí logistics của Hải Dương đã giảm đáng kể.Năng lực cạnh tranh của ngành logistics Hải Dương đã được nâng cao

Bằng việc thiết lập và thực hiện các chính sách hỗ trợ này, Tỉnh Hải Dương có thể tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện và phát triển cho ngành vận tải và logistics, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực

GIẢI PHÁP

Tình Hình Vận Tải và Logistics tại Tỉnh Hải Dương và Giải Pháp Cần Được Áp Dụng

Tỉnh Hải Dương, một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam, đang đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực vận tải và logistics vào năm 2024 Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cùng với sự gia tăng của lưu lượng hàng hóa và người dân di chuyển đã đặt ra những áp lực lớn đối với hệ thống vận tải cũng như cơ sở hạ tầng logistics của tỉnh Để giải quyết những vấn đề này, một số giải pháp cụ thể có thể được áp dụng:

Nâng Cấp Hạ Tầng Vận Tải:

Mở Rộng Hệ Thống Đường Bộ: Các tuyến đường cần được cải thiện cùng chung với

mạng lưới đường bộ, đặc biệt là các con đường kết nối với các cụm công nghiệp và khu vực sản xuất để giảm thiểu ùn tắc giao thông Từ đó dễ dàng cho việc lưu thông và vận tải hàng hóa.

Nâng Cấp Cơ Sở Đường Sắt: Do các tuyến đườn sắt đã cũ và chi phí đầu tư khá lớn nên việc nâng cấp đường ray đang là vấn đề khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng và phát triển Tuy nhiên, vẫn cần phải đầu tư vào hạ tầng đường sắt để tăng cường vận chuyển hàng hóa và người dân, giảm áp lực lên đường bộ và đồng thời giảm tải trọng khí thải.

Trang 37

Hạ tầng vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Tại Hải Dương, cần tiến hành nâng cấp và mở rộng hệ thống đường bộ, đặc biệt là các tuyến đường quan trọng kết nối các khu công nghiệp và các tỉnh lân cận Đồng thời, việc đầu tư vào cải thiện hệ thống đường sắt và cảng biển cũng là một phần không thể thiếu để tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và giảm bớt áp lực lên đường bộ

Tối Ưu Hóa Sử Dụng Công Nghệ:

Sự tiến bộ trong công nghệ cung cấp cơ hội để cải thiện hiệu suất và minh bạch trong hoạt động vận tải và logistics Hải Dương cần đầu tư vào hệ thống quản lý logistics thông minh, sử dụng các công nghệ như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, big data và phân tích dữ liệu để theo dõi và quản lý hiệu quả lộ trình vận chuyển, giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí phát sinh Việc Tích hợp công nghệ vào quản lý vận tải và logistics để theo dõi và quản lý hiệu quả lộ trình vận chuyển, giảm thiểu thời gian và chi phí Bên cạnh đó Phát Triển Ứng Dụng Di Động xây dựng ứng dụng di động cho việc đặt hàng và theo dõi vận chuyển hàng hóa, tạo ra sự tiện lợi và minh bạch cho người dùng.

Phát Triển Hệ Thống Giao Thông Công Cộng:

Việc thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt và tàu hỏa không chỉ giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí và tăng cường tiện ích cho cư dân Tỉnh cũng cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho các phương tiện công cộng và tạo ra các chính sách khuyến khích người dân sử dụng chúng

Giao thông công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của cư dân Tại Tỉnh Hải Dương, việc phát triển hệ thống giao thông công cộng không chỉ là một giải pháp cho các vấn đề vận tải mà còn là một bước quan trọng trong hướng đi của phát triển bền vững Dưới đây là một số biện pháp có thể được thực hiện để phát triển hệ thống giao thông công cộng tại tỉnh này: Mở rộng và Nâng Cấp Mạng Lưới Xe Buýt: Đầu tiên, cần mở rộng mạng lưới các tuyến đường và tăng tần suất hoạt động của các tuyến xe buýt hiện có.Thực hiện việc nâng cấp các trạm dừng, bãi đậu xe và hệ thống thông tin điện tử để cải thiện trải

Trang 38

nghiệm của hành khách.Xây Dựng Hệ Thống Tàu Hỏa Đô Thị: Khảo sát và phát triển các tuyến đường sắt đô thị kết nối các khu dân cư và khu công nghiệp quan trọng trong

tỉnh.Xây dựng các trạm tàu hỏa đô thị hiện đại và thuận tiện cho hành khách

Khuyến Khích Sử Dụng Phương Tiện Giao Thông Công Cộng: Thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng thông qua các chính sách khuyến khích như giảm giá vé, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hành khách sử dụng.Xây dựng các khu vực đỗ xe thông minh kết hợp với các trạm giao thông công cộng để thuận tiện cho người đi lại.Tăng Cường An Toàn và Thân Thiện Với Người Dùng: Tạo ra các chương trình đào tạo về an toàn giao thông cho cả người lái xe và hành khách.Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Giao Thông Thông Minh: Đầu tư vào hệ thống thông tin giao thông thông minh để cung cấp thông tin cập nhật về lịch trình, tình trạng giao thông và các tùy chọn đi lại cho người dùng.Kết hợp công nghệ và dữ liệu để dự đoán và giảm thiểu tình trạng ùn tắc và xử lý sự cố giao thông hiệu quả Cùng với Hợp Tác Đa Phương: Tạo ra một môi trường hợp tác giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp vận tải và cộng đồng để phát triển và duy trì hệ thống giao thông công cộng.Hợp tác với các tỉnh lân cận và các cơ quan liên quan để xây dựng một mạng lưới giao thông kết nối và phát triển bền vững.Trong việc phát triển hệ thống giao thông công cộng tại Tỉnh Hải Dương, sự hợp tác giữa các bên liên quan và sự cam kết vào các giải pháp sáng tạo và hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng Bằng cách thúc đẩy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng và cải thiện hạ tầng, chúng ta có thể tạo ra một môi trường sống bền vững, thân thiện và hiệu quả cho cư dân tại Tỉnh Hải Dương

Hợp Tác Đa Phương:

Hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội là chìa khóa để đảm bảo việc triển khai thành công các giải pháp vận tải và logistics Cần xây dựng các mô hình hợp tác công - tư để đầu tư vào cải thiện hạ tầng và dịch vụ logistics Đồng thời, việc liên kết với các tỉnh lân cận để tạo ra các chuỗi cung ứng thông minh cũng là một yếu tố quan trọng

Đào Tạo và Phát Triển Lực Lượng Lao Động:

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và hiệu suất trong ngành vận tải và logistics, việc đào tạo và phát triển lực lượng lao động là rất cần thiết Cần có các

Trang 39

chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý logistics, kỹ năng lái xe an toàn và các kỹ năng mềm khác để nâng cao năng lực của người lao động trong ngành

Đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng công nghệ cho nhân viên trong ngành vận tải để họ có thể sử dụng và tận dụng công nghệ hiện đại.

Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý dữ liệu và quản lý vận hành hệ thống công nghệ vận tải.

Tối ưu hóa sử dụng công nghệ trong vận tải tại Hải Dương không chỉ giúp tăng cường hiệu suất và minh bạch mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống vận tải hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường Bằng cách kết hợp nỗ lực từ cả chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, chúng ta có thể thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành vận tải tại Tỉnh Hải Dương

Xây Dựng Chiến Lược Bền Vững:

Cuối cùng, việc xây dựng chiến lược vận tải và logistics bền vững là cực kỳ quan trọng Tỉnh cần xem xét các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tối ưu hóa tài nguyên trong quá trình vận chuyển hàng hóa và người dân

→Tóm lại, việc giải quyết các vấn đề về vận tải và logistics tại Tỉnh Hải Dương đòi hỏi sự hợp tác và nỗ lực từ nhiều bên Bằng cách áp dụng các giải pháp được đề xuất, chúng ta hy vọng rằng tỉnh sẽ có một hệ thống vận tải và logistics hiệu quả và bền vững, góp phần vào sự phát triển toàn diện của khu vực và đất nước

Kết luận chương 1

Hải Dương có điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa không chỉ với các tỉnh, thành phố nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc mà còn là nơi chuyển tiếp, kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Bắc với các tỉnh phía nam vùng Duyên hải Bắc Bộ; là cầu nối điều hòa và thúc đẩy các chuỗi giá trị hoạt động kinh tế - xã hội của các cực phát triển trong vùng đồng bằng sông Hồng Tuy nhiên, trên địa bàn Hải Dương hiện chưa hình thành trung tâm logistics lớn Các hoạt động cung cấp dịch vụ logistics như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và

Trang 40

chia hàng lẻ, sửa chữa bảo dưỡng container… được thực hiện tại cảng cạn (ICD) tại quốc lộ 5, với quy mô diện tích 12 ha Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp FDI cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận và lưu trữ hàng hoá Tuy nhiên dịch vụ của các đơn vị này còn đơn lẻ, chưa có tính tích hợp cao, hầu hết là những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics ở nước ngoài; chưa có doanh nghiệp điều hành toàn bộ các loại hình dịch vụ logistics… Chính vì vậy mà trong định hướng giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Hải Dương có 33 khu công nghiệp với tổng quy mô là 5.661 ha, 61 cụm công nghiệp với tổng quy mô là 3.209 ha, 6 trung tâm logistics và phát triển một khu kinh tế chuyên biệt nằm ở phía Nam cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc hai huyện Bình Giang và Thanh Miện Khu kinh tế chuyên biệt sẽ tích hợp chuỗi liên kết cung ứng sâu rộng tạo động lực kết nối kinh tế, trung tâm công nghiệp, đô thị, dịch vụ và đổi mới sáng tạo, liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng Hải Dương đang đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sớm có kế hoạch nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và triển khai Ga liên vận quốc tế tại Cẩm Giàng Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Công nghiệp và

Thương mại Việt Nam (VCCI) và các bộ, ngành quan tâm giới thiệu các nhà đầu tư lớn có năng lực và kinh nghiệm để khảo sát, phát triển trung tâm logistics tại tỉnh, nhất là ở khu vực các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Thanh Hà nhằm khai thác lợi thế nút giao với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; tại thị xã Kinh Môn để khai thác lợi thế kết nối với quốc lộ 5 và kết nối với sông Cấm ra cảng biển Hải Phòng

Ngày đăng: 06/08/2024, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w