1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế môn học Quản trị chuỗi cung ứng chuỗi cung ứng của điện thoại sam sung

35 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,61 MB
File đính kèm TKMH QTCCU_CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ĐIỆN THOẠI SAM SUNG.zip (887 KB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM VÀ ĐIỆN THOẠI SAMSUNG (11)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (11)
    • 1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh điện thoại (12)
    • 1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh điện thoại những năm gần đây (13)
  • CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ĐIỆN THOẠI SAMSUNG VÀ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG (14)
    • 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng (14)
    • 2.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng (14)
    • 2.3 Phân tích chuỗi cung ứng (15)
      • 2.3.1 Dự báo nhu cầu và lập kế hoạch tổng hợp (0)
      • 2.3.2 Tìm kiếm và quản lý các nhà cung cấp (16)
    • 3.2. Những hạn chế trong chuỗi cung ứng (26)
      • 3.2.1. Không có hệ điều hành và phần mềm của riêng mình (26)
      • 3.2.2. Thực hiện sản xuất quá nhiều dòng sản phẩm khác nhau (26)
  • CHƯƠNG 4: BÀI HỌC RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ĐIỆN THOẠI SAMSUNG (27)
    • 4.1. Tổng quan về ngành điện tử Việt Nam (27)
    • 4.2. Phân tích SWOT các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam (28)
    • 4.3. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam về quản lý chuỗi cung ứng (28)
  • KẾT LUẬN (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Thiết kế môn học Quản trị chuỗi cung ứng chuỗi cung ứng của điện thoại sam sung Hãy lựa chọn một loại sản phẩm bất kỳ của 1 Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam và phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm đó. Phân tích hoạt động Chuỗi cung ứng và cho biết chiến lược Chuỗi cung ứng được Doanh nghiệp sử dụng là chiến lược gì.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM VÀ ĐIỆN THOẠI SAMSUNG

Quá trình hình thành và phát triển

- Năm 2008: Tập đoàn SamSung Hàn Quốc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam Nhà máy SamSung tại Việt Nam sản xuất các sản phẩm về điện tử, điện lạnh theo quy trình, tiêu chuẩn của tập đoàn đề ra.

- Tháng 4/2009: Dự án SamSung Electronics Việt Nam (SEV) đã được cấp chứng nhận đầu tư và đi vào hoạt động với số vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD, có trụ sở tại Khu công nghiệp Yên Phong I, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

- Năm 2014: Dự án SamSung Vietnam Electronics tại Thái Nguyên (SEVT) nhận giấy phép đầu tư đi vào hoạt động, có trụ sở tại Khu Công nghiệp Yên bình, huyệnPhổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Được khởi công xây dựng vào 3/2013 và bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 3/2014 SEVT có tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh điện thoại

Dòng Phân khúc Thiết bị tiêu biểu Phù hợp nhu cầu Đặc điểm Mức giá

Galaxy Z Cao cấp Z Flip3, Z Fold3 Ưa thích màn hình gập, có kích thước rộng lớn

Màn hình gập thời thượng, độc đáo

Galaxy S Cao cấp S22 Ultra, S22 Plus Hiệu năng khủng, sạc nhanh

Ghi chú nhanh các nội dung cần thiết

Galaxy A Giá rẻ – tầm trung A52s, A52, A72

Dùng các chức năng cao cấp nhưng có hầu bao không quá rộng rãi

Thiết kế giống dòng Note và S nhưng cấu hình và giá thấp hơn

Giải trí, học tập cơ bản, không đòi hỏi quá cao về hiệu năng, công nghệ

Pin trâu, nhiều camera ở mặt lưng

Hình 1 1: Khái quát về những dòng smartphone mà Samsung đang kinh doanh hiện nay tại thị trường nước ta

Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh điện thoại những năm gần đây

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Nửa đầu năm 2023

Hình 1 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Samsung Electronics tại Việt Nam trong

3 năm 2020- 2022 và nửa đầu năm 2023

Doanh thu của công ty trong 3 năm trở lại đây có xu hướng tăng Vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19, năm 2021, Samsung Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với năm 2020 Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021, do các nhà máy của Samsung Việt Nam và các nhà cung ứng đặt tại các địa phương có sự bùng phát dịch mạnh mẽ và phải thực hiện một số biện pháp phòng dịch quyết liệt nên Samsung đã gặp phải một số khó khăn trong việc cung cấp linh, phụ kiện khiến sản xuất bị ảnh hưởng Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ ViệtNam và chính quyền các địa phương nơi Samsung và các nhà cung cấp đặt nhà máy, nên những khó khăn này đã nhanh chóng được giải quyết để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.

SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ĐIỆN THOẠI SAMSUNG VÀ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG

Tổng quan về chuỗi cung ứng

Một cách khái quát, chuỗi cung ứng của Samsung gồm nhiều quy trình phức tạp liên kết với nhau và các quy trình vận hành phải đồng bộ với các quy trình vật chất để đảm bảo một chuỗi cung ứng tinh gọn Các quy trình sẽ được phân tích dưới đây bao gồm:

- Dự báo nhu cầu và lập kế hoạch tổng hợp

- Tìm kiếm và quản lý các nhà cung cấp

- Thực hiện sản xuất, lắp ráp

Hình 2 1: Các quy trình phân tích

Nhằm tiếp tục nâng cao sự hợp tác, chuỗi cung ứng được tích hợp theo chiều dọc bao gồm nhiều các công nghệ hiển thị quan trọng, cảm ứng, máy ảnh và các thành phần vi xử lý,cùng với việc bán hàng, lắp ráp và sản xuất khối lượng lớn thành phẩm.

Phân tích chuỗi cung ứng

năng đáp ứng yêu cầu khách hàng thậm chí là mất thị phần Hơn thế nữa, sai ở khâu dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các khâu còn lại trong chuỗi cung ứng.

Samsung sử dụng phần mềm Adexa để tăng sự chính xác nhu cầu Các phần mềm dự báo này thực hiện phân tích dựa trên số liệu thống kê và lịch sử bán hàng, kết hợp với xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để đưa ra các số liệu đáng tin cậy hơn và giảm thiểu hàng tồn kho Hơn nữa, phần mềm này còn có một hệ thống cảnh báo giúp kiểm soát kết quả của kế hoạch Báo cáo của phần mềm là báo cáo online nên có thể cập nhật và chỉnh sửa nhanh chóng theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, Samsung còn ứng dụng hệ thống Bi ( Microsoft Business Intelligent) giúp tăng độ chính xác của dự báo nhu cầu sản phẩm hơn 20%, tăng độ tin cậy trong dự báo Giờ đây, có thể nói mức tồn kho của Samsung có thể là thấp nhất trong ngành công nghiệp điện tử.

Lập kế hoạch Đối với chuỗi cung ứng, hệ thống sẽ phân tích nguồn nguyên vật liệu và năng lực sản xuất của công ty, từ đó cung cấp giải pháp tối ưu nhất. Đối với kế hoạch tại nhà máy và lịch trình sản xuất, hệ thống cung cấp một module lập kế hoạch riêng Công ty hoàn toàn có thể phát triển từng sản phẩm riêng lẻ, đồng thời thích ứng ngay với thay đổi từ thị trường.

2.3.2 Tìm kiếm và quản lý các nhà cung cấp

Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp

- Mức giá linh kiện phải cạnh tranh và phù hợp

- Nguồn nhân lực trải dài từ độ tuổi, số lượng và tay nghề cao

- Có những cam kết về thời gian giao hàng như: giao đúng hẹn, đủ số lượng,

- Có đủ khả năng để cạnh tranh với những nhà cung cấp khác

- Ứng phó kịp thời với những rủi ro phát sinh

Lựa chọn nhà cung cấp

Samsung chọn ra các nhà cung cấp có đủ năng lực, cũng như kinh nghiệm để cung cấp các thiết bị sản xuất đồng bộ hoá với quy trình sản xuất nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc vận hành cả chuỗi cung ứng.

Hiện nay, Samsung Electronics Việt Nam (SEV Bắc Ninh) và (SEVT Thái Nguyên) đã và đang mua nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng nội địa Một số nhà cung ứng nổi bật tại Việt Nam là:

- Công ty CP Công nghệ Bắc Việt – nhà cung cấp bậc 2 trong lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu chính xác và linh kiện nhựa điện tử

- Công ty Vinavit là doanh nghiệp cung ứng bậc 1 tiềm năng trong cung ứng chuyên sản xuất bu lông, ốc vít…

- Công ty TNHH Glonics Việt Nam: Cung cấp loa và tai nghe trên các dòng điện thoại Galaxy

- Công ty TNHH Điện Tử HNT: Chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại camera trước và sau

Với trình độ công nghệ kỹ thuật hạn chế, doanh nghiệp nội địa hiện khó lòng chen chân vào những cấu phần chính của chuỗi cung ứng Thay vào đó họ được giao cho những phần việc đơn giản hơn như sản xuất bao bì, in ấn,…

Một nhóm nhà cung cấp khác cũng rất quan trọng của công ty là nhóm nhà cung ứng sản phẩm phần mềm, linh kiện điện tử Vì đây là những thành phần rất quan trọng đối với sản phẩm điện thoại – mặt hàng chiến lược nên Samsung luôn lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín và tạo mối quan hệ bền chặt với họ Một số nhà cung cấp linh kiện và thiết bị điện tử nước ngoài có thể kể đến như:

- Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vi mạch điện tử, đây là nhà cung cấp vi mạch điện tử lớn nhất thế giới

- Broadcom cung cấp các con chíp điện tử cho 1 vài dòng điện thoại của Samsung như SGH – J750 và SGH – A401

- Gsi Lumonics iNC là nhà cung cấp các thiết bị như: hệ thống Water Repair T M430, các chất bán dẫn, thiết bị sản xuất, điện tử Gần đây, còn cung cấp các thành phần chính xác điều khiển chuyển động và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bán dẫn toàn cầu điện tử

Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp Đối với các nhà cung cấp thuộc nhóm Chiến lược (Strategic) như: Cabot Microelectronics, Broadcom, Gsi Lumonics iNC, Samsung luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp , đồng thời có những cam kết rõ ràng trong vấn đề mua bán để đảm bảo hoạt động mua bán diễn ra đúng theo yêu cầu đặt ra của 2 bên Ngoài ra, Samsung luôn duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nội địa, thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, chia sẻ thông tin, những thành tựu công nghệ và thưởng cho những nhà cung ứng xuất sắc Hãng cũng yêu cầu các nhà cung ứng tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và đạo đức kinh doanh và đánh giá nhà cung ứng qua thang điểm A,B,C,D Trường hợp nhà cung ứng bị điểm D quá hai lần sẽ bị ngừng hợp tác từ Samsung.

Qua các hoạt động hỗ trợ, ta thấy được mối quan hệ giữa Samsung Việt Nam và các nhà cung cấp nội địa rất chặt chẽ, làm cho quá trình thu mua trở nên linh hoạt, giúp cho các hoạt động lắp ráp, sản xuất đảm bảo yêu cầu, tạo thêm giá trị cho sản phẩm

2.3.3 Thực hiện sản xuất, lắp ráp

Tính đến nay, Samsung Electronics có 6 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam Trong đó, có SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu.

Samsung có quá trình sản xuất hiện đại và tiên tiến, với việc áp dụng các công nghệ mới như robot, IoT, AI và Big data Samsung cũng sử dụng mô hình Six Sigma để kiểm soát chất lượng và giảm thiểu lỗi Six Sigma là một phương pháp quản lý chất lượng dựa trên việc đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm soát các quá trình sản xuất để giảm thiểu số lần xuất hiện của các sai số.

Với Six Sigma để Samsung đã hãng giảm được 50 đến 60% rủi ro trong hoạt động kinh doanh Không chỉ vậy, mô hình Six Sigma còn giúp Samsung tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí quản lý và động viên tinh thần làm việc của nhân viên Nhờ vậy, Samsung đã vượt qua được nhiều khó khăn và liên tục gặt hái thành công với các sản phẩm công nghệ cao cấp.

Lựa chọn kênh phân phối

Samsung phân phối sản phẩm điện thoại di động chủ yếu qua hai kênh chính là gián tiếp và trực tiếp

Hình 2 2: Các bước triển khai phương pháp Six Sigma

Kênh phân phối gián tiếp của Samsung được thực hiện thông qua Đại diện của nhà sản xuất để tiếp xúc với người tiêu dùng hoặc tiếp xúc với nhà phân phối trực tiếp Ở Việt Nam hiện nay, Samsung Electronics có đại diện là Samsung Vina Electronics Việt Nam, đồng thời cũng có hai xưởng sản xuất là ở Bắc Ninh và đang xây dựng ở Thái Nguyên. Samsung Việt Nam có ba nhà phân chính thức cho dòng sản phẩm điện thoại di động là Công ty TNHH Phú Thái, Công ty xuất nhập khẩu Viettel và công ty PSD (Công ty Cổ phần Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí) Thông qua các nhà phân phối chính thức, các dòng sản phẩm của Samsung Electronics được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng, hệ thống bán lẻ, siêu thị điện máy trên toàn quốc như Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim, FPT shop, Viettel Stores, Pico, Điện máy Chợ Lớn, …

Những hạn chế trong chuỗi cung ứng

3.2.1 Không có hệ điều hành và phần mềm của riêng mình

Samsung gặp rất nhiều bất lợi với các đối thủ khác, điển hình là Apple Lý do là bởi người tiêu dùng muốn sử dụng hệ điều hành độc đáo chỉ có ở các sản phẩm của Apple là iOS Trong khi đó hệ điều hành Android lại rất phổ biến và có thể tìm thấy ở rất nhiều hãng điện thoại khác ngoài Samsung Một trong những nguyên nhân có thể do Samsung chưa có được sự đầu tư thỏa đáng vào lĩnh vực này.

3.2.2 Thực hiện sản xuất quá nhiều dòng sản phẩm khác nhau

Nhiều sản phẩm song không phải sản phẩm nào cũng đem lại lợi nhuận cao và gây lãng phí nguồn lực Thêm vào đó, Samsung sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn và khó tập trung vào thị trường mục tiêu Ví dụ như với sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone), Samsung vừa có cả dòng điện thoại cao cấp với đối thủ chính là iPhone của Apple lại vừa có dòng bình dân với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất Trung Quốc như Oppo, Xiaomi, Asus,

BÀI HỌC RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ĐIỆN THOẠI SAMSUNG

Tổng quan về ngành điện tử Việt Nam

Ngành điện tử Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và có sự đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia Các sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử được xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế, và ngành này có tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Tuy nhiên, thị trường điện tử vẫn chủ yếu bị chi phối bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều hạn chế về trình độ công nghệ,quy mô sản xuất và khả năng cạnh tranh.

Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam về quản lý chuỗi cung ứng

- Đối với dự báo nhu cầu và lập kế hoạch

Samsung đã sử dụng hệ thống phân tích số liệu bán hàng của Adexa Đây là hệ phân tích nguồn nguyên vật liệu, năng lực sản xuất hiện tại để ban lãnh đạo quyết định hành động chính xác, giảm dư thừa hàng tồn kho Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam nếu có đủ tiềm lực, hoàn toàn có thể áp dụng giống như Samsung

 Nguồn lực lao động lớn:

Việt Nam có lao động trẻ và có khả năng thực hiện công việc thủ công với chi phí thấp, giúp giảm sản xuất sản phẩm điện tử.

 Chưa có chiến lược cụ thể: Công nghiệp điện tử Việt Nam chưa được một quy hoạch phát triển thổng thể, chính sách không nhất quán Các doanh nghiệp điện tử phát triển tự phát.

 Tiềm năng về thị trường: Cầu về sản phẩm điện tử đang tăng, cả trong nước và trên thị trường quốc tế, do sự gia tăng trong sử dụng công nghệ và thiết bị điện tử.

 Sự cạnh tranh khốc liệt: Sự cạnh tranh từ các tập đoàn quốc tế lớn và các đối thủ trong ngành có thể đe dọa thị phần của các doanh nghiệp trong nước.

 Vị trí địa lí thuận lợi: Các các công ty có vị trí thuận lợi để tiến hành sản xuất kinh doanh với các đại lý phân phối có mặt ở các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực, thế giới.

 Trình độ công nghệ thấp: Các doanh nghiệp trong nước thường thiếu trình độ công nghệ cao, dẫn đến năng suất thấp và sản phẩm không cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

 Chính phủ ưu tiên phát triển:

Chính phủ Việt Nam tiếp tục cung cấp ưu đãi và hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử để thu hút đầu tư và phát triển.

 Yêu cầu của khách hàng cao hơn: Xu hướng tiêu dùng của người dân đã được nâng lên cả về lượng và chất, những yêu cầu về chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng cao hơn Những sản phẩm có giá trị lớn, công nghệ cao ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

 Ưu đãi chính sách: Chính phủ

Việt Nam cung cấp nhiều ưu đãi thuế và hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử để thúc đẩy phát triển.Từ đó các doanh nghiệp dần chú trọng vào công nghệ hay những dây chuyền sản xuất

 Hạn chế về quy mô: Các doanh nghiệp trong nước thường nhỏ và vừa, không có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế lớn về quy mô sản xuất.

 Hợp tác kỹ thuật và nghiên cứu:

Các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và đối tác quốc tế để cải thiện công nghệ và năng suất.

 Khả năng tăng giá nguyên liệu: Tăng giá nguyên liệu có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá cả của các sản phẩm điện tử.

 Hạn chế về vốn và thông tin thị trường: Các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và thông tin thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, hệ thống toàn cầu cần một ngân sách không hề nhỏ nên các doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn những giải pháp để vừa có thể sử dụng các phần mềm hoạch định tài nguyên một cách hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.

- Đối với việc tìm kiếm và mối quan hệ với các nhà cung cấp

Liên tục đánh giá lại những đơn vị cũ Phân loại nhà cung cấp dựa trên hai tiêu chí: khả năng cạnh tranh công nghệ và các tiêu chuẩn an toàn môi trường, xã hội Từ đó chấm điểm trên thang A, B, C, D và những nhà cung cấp đạt điểm D hai lần sẽ bị dừng hợp tác

Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công nghệ bằng cách đầu tư trực tiếp thay vì cho vay vốn Gửi chuyên gia và kỹ thuật viên hướng dẫn cho nhà cung cấp khi họ cần học hỏi công nghệ mới

Doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, đôi bên cùng có lợi với nhà cung cấp Phương pháp này giúp đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả tập thể lớn

- Đối với việc thu mua linh kiện, phụ kiện

Việc quản lý thu mua nguyên vật liệu cần được các doanh nghiệp sản xuất điện tử của Việt Nam tiến hành đồng bộ với kế hoạch sản xuất dựa trên số liệu trong quá khứ và lượng đơn đặt hàng nhận được.

Ngày đăng: 11/04/2024, 16:41

w