BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI THIẾT KẾ MÔN HỌC QUẢN TRỊ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Đề tài: TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG TH
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
THIẾT KẾ MÔN HỌC
QUẢN TRỊ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Đề tài: TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT KHẨU VÀ LÔ HÀNG NHẬP KHẨU TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mặt hàng: Xuất khẩu cà phê tuyến Việt Nam – Trung Quốc
Nhập khẩu máy in tuyến Mỹ - Việt Nam
GVHD: ThS Bùi Văn Hùng Thực hiện: Nhóm 6
Trang 2BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
THIẾT KẾ MÔN HỌC
QUẢN TRỊ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Đề tài: TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT KHẨU VÀ LÔ HÀNG NHẬP KHẨU TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mặt hàng: Xuất khẩu cà phê tuyến Việt Nam – Trung Quốc
Nhập khẩu máy in tuyến Mỹ - Việt Nam
GVHD: ThS Bùi Văn Hùng Thực hiện: Nhóm 6
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Bùi Văn Hùng Trong quá trình tìm hiểu và làm bài thiết kế môn học (Quản trị vận tải đa phương thức), chúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy Thầy đã giải đáp hết những thắc mắc và giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc về chuyên ngành Logistics mà chúng em đang theo học
Bên cạnh đó, trong thời gian qua em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị làm việc tại công ty Glory Logistics và Phaata Nhờ các anh chị mà em đã tiếp cận và hiểu rõ các loại chi phí và giá cước vận chuyển một cách chính xác nên chúng em rất biết ơn và muốn cảm ơn các anh chị
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong nhóm, nhờ có sự nỗ lực của các bạn trong việc đóng góp ý kiến và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nên bài thiết kế môn học đã được hoàn thành đúng với thời gian dự kiến
Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thiết kế môn học và những hạn chế về kiến thức, nên bài làm của chúng em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét và ý kiến đóng góp từ thầy để giúp chúng em nhận ra những điểm còn chưa làm tốt và sửa bài thiết kế môn học được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4ĐỀ BÀI THIẾT KẾ MÔN HỌC
Đề bài số 6: Hãy làm việc nhóm và hoàn thành 1 báo cáo TKMH với các nội
dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu về hoạt động vận tải đa phương thức của TP Hồ Chí Minh Chương 2: Phân tích thực tế công tác tổ chức vận tải đa phương thức của 1 lô
hàng thực tế
Trang 6ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM 6
STT Họ và tên Phân công trách nhiệm
Đánh giá công việc thực hiện
Mức độ nhất trí của các thành viên
1
Đỗ Thị Kim
Yến (Nhóm trưởng)
1.2 Cơ sở hạ tầng giao thông1.3 Xuất khẩu tuyến 1, nhập khẩu tuyến 3
1.1 Mạng lưới giao thông
1.3 Xuất khẩu tuyến 1, nhập khẩu tuyến 3
2.1 Thông tin xuất phát về lô hàng2.4 Xuất khẩu tuyến 1, nhập khẩu tuyến 3
Làm word và xuất file
3 Nông Đức Tùng
1.1 Mạng lưới giao thông
1.3 Xuất khẩu tuyến 2, nhập khẩu tuyến 1
2.3 Quy trình tổ chức VTĐPT2.4 Xuất khẩu tuyến 2, nhập khẩu tuyến 1
Trang 76 Trần Thị
Ngọc Yến
1.2 Cơ sở hạ tầng giao thông1.3 Xuất khẩu tuyến 3, nhập khẩu tuyến 2
2.4 Xuất khẩu tuyến 3, nhập khẩu tuyến 2
2.5 Biện luận lựa chọn PTVT2.7 Giả sử giải quyết tình huống
Ký tên của từng thành viên trong nhóm:
Dương Thị Hà Vy Phạm Trần Thảo Vy Trần Thị Ngọc Yến
Trang 8MỤC LỤC
Lời mở đầu i
Danh mục bảng biểu ii
Danh mục hình iv
Danh mục viết tắt vii
Chương 1 : Giới thiệu về hoạt động vận tải thành phố Hồ Chí Minh 1
1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông của TP Hồ Chí Minh 1
1.2.1 Mạng lưới giao thông của TP Hồ Chí Minh – vận chuyển trong nước 4
1.2.2 Mạng lưới giao thông của TP Hồ Chí Minh – vận chuyển quốc tế để kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ 6
1.3 Tổ chức VTĐPT lô hàng xuất nhập khẩu tại TP Hồ Chí Minh 9
1.3.1 Các loại hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu của TP Hồ Chí Minh 9
1.3.2 Tổ chức VTĐPT cho lô hàng từ TP Hồ Chí Minh đến Trung Quốc 10
1.3.3 Tổ chức VTĐPT cho lô hàng từ Mỹ đến TP Hồ Chí Minh 18
1.4 Phân tích vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics TP.HCM và những đề xuất, giải pháp cải thiện 25
1.4.1 Đường biển: Cảng Cát Lái 25
1.4.2 Đường hàng không: Cảng sân bay Tân Sơn Nhất 25
1.4.3 Đường bộ 26
Trang 91.4.4 Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam 28
1.4.5 Đường thủy nội địa 28
1.4.6 Phân tích vấn đề tắc nghẽn trong logistics 29
Chương 2 : Tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu từ Thành phố Hồ Chí Minh 30
2.1 Thông tin xuất phát về lô hàng 30
2.2 Tính chất của hàng hóa 31
2.2.1 Tính chất hàng hóa của lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu 31
2.2.2 Yêu cầu vận chuyển của lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu 31
2.3 Quy trình tổ chức VTĐPT cho lô hàng 33
2.4 Lựa chọn hình thức gửi hàng 33
2.4.1 Lô hàng xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Trung Quốc 33
2.4.2 Lô hàng nhập khập khẩu máy in từ Mỹ về Việt Nam 49
2.5 Biện luận lựa chọn PTVT & tuyến vận tải phù hợp nhất 64
2.5.1 Lô hàng xuất khẩu cafe rang xay từ Việt Nam sang Trung Quốc 64
2.5.2 Lô hàng nhập khẩu máy in HP từ Miami (Hoa Kỳ) về TP.HCM (Việt Nam) 65
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của tự do hoá thương mại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong vận tải và nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, vận tải đa phương thức đã nhanh chóng trở thành một phương pháp vận tải hàng hoá tiên tiến đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hoá liên quốc gia Sự ra đời và phát triển của phương pháp vận tải này đã góp phần đổi mới cách vận chuyển hàng hoá, hạn chế thời gian hàng hoá phải lưu kho, đơn giản hoá về thủ tục, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao mức độ an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, giảm cước phí vận chuyển… Vì vậy, phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức là một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu giao lưu thương mại và hội nhập kinh tế trên thế giới
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam là kết quả của quá trình mở rộng sản xuất gắn liền với thương mại quốc tế và được thúc đẩy bởi sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh, tăng cường kết nối vận tải đa phương thức đang là chính sách được nhà nước quan tâm triển khai thực hiện Trong các chiến lược phát triển giao thông vận tải của Việt Nam, phát triển vận tải đa phương thức luôn được đề cập tới như một mục tiêu trong hiện đại hoá giao thông vận tải, ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, tạo lập sự kết nối giữa các phương thức vận tải nhằm xây dựng hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn và hiệu quả
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về hoạt động vận tải đa phương thức, chúng em đã thực hiện bài thiết kế môn học với đề tài “TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CHO LÔ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TP HỒ CHÍ MINH”, đóng vai trò là một nhân viên của một công ty dịch vụ vận tải đa phương thức tiến hành phân tích thực tế công tác tổ chức IMT cho một lô hàng xuất nhập khẩu từ tp Hồ Chí Minh, đề xuất cho đối tác những phương án vận chuyển hàng an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất Vì còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn không thể tránh khỏi các thiếu sót trong quá trình thực hiện, chúng em mong nhận được sự góp ý từ giảng viên Ths Bùi Văn Hùng và các bạn để bài thiết kế môn học của chúng em được hoàn thiện hơn
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các loại hàng xuất khẩu chủ lực của TP.HCM 9
Bảng 1.2: Các loại hàng nhập khẩu chủ lực của TP.HCM 9
Bảng 1.3: Khoảng cách, thời gian hao phí tuyến 1 11
Bảng 1.4: Chi phí vận chuyển của phương án 1 12
Bảng 1.5: Khoảng cách, thời gian hao phí tuyến 2 14
Bảng 1.6: Chi phí vận chuyển của tuyến 2 14
Bảng 1.7: Khoảng cách và thời gian hao phí tuyến 3 16
Bảng 1.8: Chi phí vận chuyển của tuyến 3 16
Bảng 1.9: Khoảng cách và thời gian hao phí tuyến 1 19
Bảng 1.10: Chi phí vận chuyển của tuyến 1 19
Bảng 1.11: Khoảng cách và thời gian hao phí tuyến 2 21
Bảng 1.12: Chi phí vận chuyển của tuyến 2 21
Bảng 1.13: Khoảng cách và thời gian hao phí tuyến 3 23
Bảng 1.14: Chi phí vận chuyển của tuyến 3 23
Bảng 2.1: Các thông tin xuất phát về lô hàng 30
Bảng 2.2: Tính chất hàng hóa của lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu 31
Bảng 2.3: Yêu cầu vận chuyển của lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu 31
Bảng 2.4: Cách xếp hàng hóa lô hàng xuất vào 1 container 20’DC 34
Bảng 2.5: Khái quát 3 tuyến vận tải thực hiện IMT cho lô hàng xuất Việt Nam - Trung Quốc 35
Bảng 2.6: Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển tuyến 1 37
Bảng 2.7: Chi phí vận chuyển cho 1 TEU của phương án 1 37
Bảng 2.8: Cấu trúc chi phí tuyến 1 38
Bảng 2.9: Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển tuyến 2 41
Trang 12Bảng 2.10: Chi phí vận chuyển cho 1 TEU của phương án 2 42
Bảng 2.11: Cấu trúc chi phí tuyến 2 43
Bảng 2.12: Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển tuyến 3 46
Bảng 2.13: Chi phí vận chuyển cho 1 TEU của tuyến 3 46
Bảng 2.14: Cấu trúc chi phí tuyến 3 47
Bảng 2.15: Cách xếp hàng hóa lô hàng nhập vào 1 container 20’DC 49
Bảng 2.16: Khái quát 3 tuyến vận tải thực hiện IMT cho lô hàng nhập Mỹ - Việt Nam 50
Bảng 2.17: Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển tuyến 1, 52
Bảng 2.18: Chi phí vận chuyển cho 1 TEU của tuyến 1 52
Bảng 2.19: Cấu trúc chi phí tuyến 1 53
Bảng 2.20: Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển tuyến 2 56
Bảng 2.21: Chi phí vận chuyển cho 1 TEU của tuyến 2 56
Bảng 2.22: Cấu trúc chi phí tuyến 2 57
Bảng 2.23: Khoảng cách, thời gian hao phí và nhà vận chuyển tuyến 3 61
Bảng 2.24: Chi phí vận chuyển cho 1 TEU của tuyến 3 61
Bảng 2.25: Cấu trúc chi phí vận chuyển tuyến 3 62
Bảng 2.26: Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của tất cả 3 phương án 64
Bảng 2.27: Chi phí vận tải của 1 đơn vị hàng của tất cả 3 phương án 64
Bảng 2.28: Bảng đánh giá hoạt động và tổ chức IMT tuyến 1 65
Bảng 2.29: Tổng hợp chi phí vận tải và thời gian vận tải của tất cả 3 phương án 65
Bảng 2.30: Chi phí vận tải của 1 đơn vị hàng của tất cả 3 phương án 66
Bảng 2.31: Bảng đánh giá hoạt động và tổ chức IMT tuyến 2 67
Bảng 2.32: Giải quyết tình huống khiếu nại đối với lô hàng xuất khẩu 70
Bảng 2.33: Giải quyết tình huống khiếu nại đối với lô hàng nhập khẩu 72
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành trình các tuyến đường sắt Việt Nam 3/2015 5
Hình 1.2: Bản đồ các tuyến đường bay Việt Nam 5
Hình 1.3: Lộ trình qua Kênh đào Suez 7
Hình 1.4: Lộ trình qua Mũi Hảo Vọng 8
Hình 1.5: Lộ trình qua Thái Bình Dương 8
Hình 1.6: Tuyến đường vận chuyển từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 1 11
Hình 1.7: Tuyến đường vận chuyển từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 2 13
Hình 1.8: Tuyến đường vận chuyển từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 3 15
Hình 1.9: Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán ở Miami, Hoa Kỳ đến kho người mua ở quận 1, TP HCM, Việt Nam theo phương án 1 18
Hình 1.10: Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán ở Miami, Hoa Kỳ đến kho người mua ở quận 1, TP HCM, Việt Nam theo phương án 2 20
Hình 1.11: Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán ở Miami, Hoa Kỳ đến kho người mua ở quận 1, TP HCM, Việt Nam theo phương án 3 23
Hình 2.1: Mô tả phương án vận chuyển 1 35
Hình 2.2: Tuyến đường từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 1 36
Hình 2.3: Chuỗi vận tải tuyến 1 36
Hình 2.4: Đồ thị thời gian và chi phí hao phí tuyến 1 39
Hình 2.5: Tổng chi phí tổ chức vận chuyển xuất khẩu 1 TEU hàng hóa sang Trung Quốc theo tuyến 1 39
Hình 2.6: Mô tả phương án vận chuyển 2 40
Trang 14Hình 2.7: Tuyến đường từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 2 40Hình 2.8: Chuỗi vận tải tuyến 2 41 Hình 2.9: Đồ thị thời gian và chi phí hao phí tuyến 2 43 Hình 2.10: Tổng chi phí tổ chức vận chuyển xuất khẩu 1 TEU hàng hóa sang Trung Quốc theo tuyến 2 44 Hình 2.11: Mô tả phương án vận chuyển 3 44 Hình 2.12: Tuyến đường vận chuyển từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 3 45 Hình 2.13: Chuỗi vận tải tuyến 3 45 Hình 2.14: Đồ thị thời gian và chi phí hao phí tuyến 3 48 Hình 2.15: Tổng chi phí tổ chức vận chuyển xuất khẩu 1 TEU hàng hóa sang Trung Quốc theo tuyến 3 48 Hình 2.16: Mô tả phương án vận chuyển 1 50 Hình 2.17: Tuyến đường vận chuyển từ Miami, FL – Quận 1, TP HCM theo phương án 1 51 Hình 2.18: Chuỗi vận tải tuyến 1 51 Hình 2.19: Đồ thị thời gian và chỉ phí hao phí tuyến 1 54 Hình 2.20: Tổng chi phí tổ chức vận chuyển nhập khẩu 1 TEU hàng hóa từ Mỹ theo tuyến 1 54 Hình 2.21: Mô tả phương án vận chuyển 2 55 Hình 2.22: Tuyến đường vận chuyển từ Miami, FL – Quận 1, TP HCM theo phương án 2 55 Hình 2.23: Chuồi vận tải tuyến 2 56 Hình 2.24: Đồ thị thời gian và chi phí hao phí tuyến 2 58 Hình 2.25: Tổng chi phí tổ chức vận chuyển nhập khẩu 1 TEU hàng hóa sang Mỹ theo tuyến 2 58
Trang 15Hình 2.26: Mô tả phương án vận chuyển 3 59 Hình 2.27: Tuyến đường vận chuyển từ Miami, FL – Quận 1, TP HCM theo phương án 3 60 Hình 2.28: Chuỗi vận tải tuyến 3 60 Hình 2.29: Đồ thị thời gian và chi phí hao phí của tuyến 3 63 Hình 2.30: Tổng chi phí tổ chức vận chuyển nhập khẩu 1 TEU hàng hóa từ Mỹ theo tuyến 3 63 Hình 2.31: Vận đơn vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của FIATA 68 Hình 2.32: Vận đơn vận tải đa phương thức cho lô hàng nhập khẩu theo mẫu của FIATA 69
Trang 16DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắtt Chữ viết đầy đủ
Trang 17CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông của TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam.Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2 Theo số liệu cập nhật mới nhất, dân số TP HCM hiện tại đạt hơn 9 triệu người Trở thành nơi có dân số đông nhất cả nước, tăng 1.8 triệu người so với cùng kỳ năm 2009
TP HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, ở đây có gần như là đầy đủ các phương thức vận tải bộ, biển, thuỷ, hàng không, đường sắt
1.1.1 Đường bộ
Theo thống kê của Sở GTVT, tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn thành phố là 4.734 km, số lượng cầu đường bộ là 1.160 cầu, tổng diện tích mặt đường là 50,7 triệu m²
TP.HCM có 5 trạm thu phí gồm An Sương - An Lạc trên tuyến Quốc lộ 1 (quận Bình Tân) có 21/25 làn, xa lộ Hà Nội 8/16 làn đã được nâng cấp hệ thống thu phí tự động ETC, cầu Phú Mỹ trên đường Võ Chí Công (TP Thủ Đức) hiện có 8/18 làn thu phí ETC, Nguyễn Văn Linh (quận 7) hiện nay có 20 làn thu phí thời gian thu trong 30 năm và sẽ kết thúc vào tháng 4/2028 (không thu phí ô tô dưới 9 chỗ) và trạm Phú Hữu (hiện chưa tổ chức thu phí) có 6 làn thu phí nhưng chưa tổ chức thu
Hiện tại ở TP HCM có 6 dự án cao tốc quan trọng Đó là:
+ 2 dự án đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng là cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và TP HCM – Trung Lương
+ 1 dự án đang được thi công là cao tốc Bến Lức – Long Thành
+ 3 dự án chưa được thi công là cao tốc TP HCM – Mộc Bài, cao tốc vành đai 3 và cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
TP Hồ Chí Minh có tổng số trên 200 cây cầu lớn nhỏ tiêu biểu như cầu Sài Gòn 1 và 2, cầu Bình Lợi, cầu Bình Triệu 1 và 2, cầu Kinh, cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm 1
Trang 18và 2 Tại TP.HCM, không ít những dự án xây dựng cầu đã ngưng triển khai từ lâu do nhiều vướng mắc Đơn cử như dự án cầu Long Kiểng tại huyện Nhà Bè và cầu Tăng Long tại TP Thủ Đức
Hầm Thủ Thiêm là kiến trúc đặc biệt nằm dưới sông Sài Gòn, nối giữa quận 1 và quận 2, nằm trong công trình hợp tác với chính phủ Nhật Bản Hầm có chiều 1.490m, với tất cả 371m hầm dìm được phân thành 6 làn xe rộng rãi
1.1.2 Đường sắt
Toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh có 175 nhà ga Trong đó mạng lưới metro có 127 ga, tramway có 23 ga và monorail có 25 ga Bao gồm 21 ga trung chuyển
Quy hoạch các tuyến đường sắt quốc gia hướng tâm, đường đôi, điện khí hóa, khổ đường 1.435 mm Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh đoạn Trảng Bom - Hòa Hưng, trong đó xây dựng mới tuyến tránh thành phố Biên Hòa về phía Nam và đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng thành đường sắt trên cao, chiều dài khoảng 41,0 km
Tuyến đường sắt đô thị (Metro) là tuyến có thể đi trên cao, bằng các cầu vượt hoặc đi ngầm dưới lòng đất Các tàu metro sẽ chạy trên đường ray với vận tốc rất nhanh khoảng 80 km/h vì nó có lối đi riêng và không bị cắt hoặc gián đoạn bởi các phương tiện giao thông khác Có tổng cộng 8 tuyến Metro tại TP HCM với chiều dài là 169km, 1 tuyến xe điện dài 12,8 km và 2 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km
1.1.3 Đường thủy nội địa
Thành phố có mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển với tổng chiều dài 913 km (bằng 50% đường bộ) và bao gồm 101 tuyến (11 tuyến hàng hải, 5 tuyến đường thủy quốc gia, 83 tuyến đường thủy địa phương và 2 tuyến đường thủy chuyên dùng)
Trên địa bàn thành phố hiện còn 2 bến phà lớn là Cát Lái, Bình Khánh Ngoài ra, toàn TP.HCM còn 27 bến khách ngang sông Các bến tập trung tại các quận: 8, 9, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức; huyện: Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ Trong quy hoạch tương lai về mạng lưới đường thủy và cảng bến TP.HCM, các bến đò, bến phà sẽ có nhiều cầu thay thế
Trang 19Hiện thành phố có tổng số 302 bến thủy nội địa bao gồm các bến hành khách, bến hàng hóa Các bến thủy này đã vận chuyển hàng triệu lượt hành khách và hàng triệu tấn hàng hóa mỗi năm từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây Tuy nhiên, TP vẫn còn tồn tại 63 bến thủy nội địa không phép hoạt động đan xen
+ Cảng Cát Lái: Đây chính là cảng rộng với quy mô lên đến 160ha bãi và 2.040m cần tàu Nơi đây cách trạm hoa tiêu của Vũng Tàu đến 43 dặm, độ sâu trước bến đạt 12.5m
+ Ngoài ra còn các cảng trọng yếu khác như Tân Cảng – Phú Hữu có diện tích đến 24ha,Tân Cảng – Hiệp Phước diện tích đạt 16.5ha, Cảng Container Quốc Tế Việt Nam có tổng diện tích 0.62ha,Cảng Tân Thuận có diện tích 14ha, Cảng Bến Nghé có tổng diện tích 32.22ha, Cảng Saigon Premier Container Terminal với diện tích 40ha và có chiều dài cầu tàu 500m với 2 bến, Cảng Container Quốc Tế SP – ITC với diện tích 48 ha
Về cảng ICD:
Trang 20+ Khu vực Đông – Bắc thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng cảng cạn ICD Trảng Bom với công suất thông qua khoảng 6 triệu TEU/năm
+ Khu vực Tây – Nam thành phố Hồ Chí Minh: Hình thành cảng cạn ICD Tân Kiên với công suất thông qua khoảng 1,7 triệu TEU/năm, phục vụ hàng hóa chủ yếu qua cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và cảng Tiền Giang
1.2 Mạng lưới giao thông của TP Hồ Chí Minh – vận chuyển trong nước; và quốc tế để kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ
1.2.1 Mạng lưới giao thông của TP Hồ Chí Minh – vận chuyển trong nước
Thành phố Hồ Chí Minh có một mạng lưới giao thông khá phát triển để kết nối với các tỉnh thành trong khu vực Dưới đây là một số phương tiện và đường đi chính:
Đường bộ: Hồ Chí Minh có nhiều tuyến đường bộ quan trọng để kết nối với các tỉnh lân cận như đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường QL1A, QL22, QL13, QL50, QL51 và QL55
+ Quốc lộ 1A: Đây là tuyến đường chính nối liền Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đi qua các tỉnh thành phía Nam như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và các quận huyện trong thành phố Hồ Chí Minh như Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình, Gò Vấp
+ Quốc lộ 13: Tuyến đường này nối liền TP Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Ninh Thuận + Quốc lộ 22: Tuyến đường này nối TP Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh và các
tỉnh phía Tây như Bình Phước, Bình Dương
+ Quốc lộ 50: Tuyến đường này nối TP Hồ Chí Minh với tỉnh Long An, Tiền Giang và các tỉnh phía Tây
+ Quốc lộ 51: Tuyến đường này nối TP Hồ Chí Minh với tỉnh Bến Tre và các tỉnh phía Tây Nam
Đường thủy: TP.HCM có cảng Cát Lái, cảng Sài Gòn, cảng Phú Mỹ nối liền với các tỉnh thành phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, cũng như các khu vực khác trong nước và quốc tế
Trang 21Xe buýt: TP.HCM có hệ thống xe buýt công cộng phục vụ cho người dân trong thành phố và kết nối với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang…
Đường sắt: TP.HCM có các ga xe lửa như ga Sài Gòn, ga Thủ Đức, ga Phú Nhuận để kết nối với các tỉnh thành như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vũng Tàu, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội…Ngoài ra, mạng lưới đường sắt thành phố Hồ Chí Minh không được nối trực tiếp với các cảng
Hình 1.1: Bản đồ hành trình các tuyến đường sắt Việt Nam 3/2015
Trang 221.2.2 Mạng lưới giao thông của TP Hồ Chí Minh – vận chuyển quốc tế để kết nối với Châu Âu, Nội Á, Châu Mỹ
❖ Kết nối với Châu Âu
Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống đường bộ phát triển, gồm nhiều tuyến đường quốc lộ và cao tốc được đầu tư và phát triển Từ các tuyến đường này thành phố Hồ Chí Minh có thể kết nối với các cảng như Cái Mép, cảng Hải Phòng và ở Hồ Chí Minh cũng có cảng Cát Lái và cảng Sài Gòn Tuyến đường biển từ những nơi này sang Châu Âu là một tuyến đường rất dài, bao gồm các chặng sau: xuất phát từ biển Đông và đến Singapore, đây là một điểm tạm dừng để các tàu mua nhiên liệu và giấy tờ cần thiết Tiếp đến, tàu sẽ tiến vào quần đảo Malaysia, qua Ấn Độ Dương để đi đến Biển Đỏ Tàu tiếp tục đi theo hướng kênh đào Suez để đến vùng Địa Trung Hải Từ đây, tàu có thể di chuyển đến các nước Pháp, Ý, Bulgaria… Hơn nữa, tàu có thể đi qua eo Ixtanbul vào cảng Costanza, Vacna, Odessa; eo Gibranta để đến các nước Bắc Âu ; kênh Kiel vào vùng biển Baltic để đến cảng các nước Đức, Phần Lan, Ba Lan, Thụy Điển
Các tuyến liên vận quốc tế bằng đường sắt từ Việt Nam đi các nước Châu Âu đều phải qua các tỉnh Trung Quốc Từ thành phố Hồ Chí Minh, hàng hóa có thể vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt đến ga Yên Viên (Hà Nội) hoặc ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) để đi đến Trùng Khánh (Trung Quốc) Từ đây thì đoàn tàu chuyên container Á – Âu để vận chuyển đến các thành phố Châu Âu tại Bỉ, Hà Lan…
Đối với đường hàng không thì thành phố Hồ Chí Minh có Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, là sân bay lớn nhất Việt Nam và là một trong những cửa ngõ quan trọng nhất để kết nối với các nước châu Á và Châu Âu Hiện nay, các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Air France, Turkish Airlines, Emirates, Qatar Airways,… đều có các chuyến bay trực tiếp từ sân bay Tân Sơn Nhất đến các thành phố lớn tại Châu Âu như Paris, Frankfurt, London… Hoặc hành khách có thể di chuyển đến các sân bay ở Châu Á để từ đó tiếp tục đến Châu Âu Ví dụ, Vietnam Airlines cung cấp các chuyến bay trực tiếp từ Tân Sơn Nhất đến Tokyo (Nhật Bản) và Seoul (Hàn Quốc), từ đây hành khách có thể đến Châu Âu bằng các chuyến bay kết nối từ các sân bay này
❖ Kết nối với Nội Á
Trang 23Với các nước ở trên đất liền, đường bộ sẽ là phương thức tối ưu nhất, đặc biệt là với các nước giáp biên như Lào, Campuchia, Trung Quốc Với các nước ngoài biển như Hàn Quốc, Nhật Bản hay giáp biển như Trung Quốc, hàng hóa từ thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết hợp đường bộ với đường biển Đường bộ để vận chuyển đến các cảng quốc tế, sau đó dùng đường biển vận chuyển hàng hóa đến cảng đích Tuyến đường sắt Bắc - Nam: Tuyến đường sắt này cũng kết nối với các nước Nội Á như Trung Quốc và Kazakhstan thông qua cửa khẩu đường sắt ở Lào Cai, Hữu Nghị và Móng Cái Tuyến đường sắt này được nối liền với các tuyến đường sắt khác ở Trung Quốc và Kazakhstan, tạo thành một mạng lưới giao thông đường sắt quốc tế quan trọng
❖ Kết nối với Châu Mỹ
Tuyến đường đi qua kênh đào Suez: Tàu sẽ chạy qua qua eo Singapore, Malacca, chuyển hướng đến phía Nam Srilanca thuộc Ấn Độ Dương, vào Hồng Hải, qua kênh đào Suez, đi trên biển Địa Trung Hải, qua eo Gibralta, vượt Đại Tây Dương đến Châu Mỹ Độ dài tuyến đường này khoảng 11.600 hải lý Với tuyến đường này tàu sẽ phải đi qua một phần của bờ Đông Thái Bình Dương, qua phía Bắc của Ấn Độ Dương, Hồng Hải, Địa Trung Hải và Đại Tây Dương
Hình 1.3: Lộ trình qua Kênh đào Suez
Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng: Từ đi thẳng xuống Indonesia, cắt ngang qua eo Jakarta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (thuộc Nam Phi) Sau đó tiếp tục qua Đại Tây Dương đến Đông Mỹ (hoặc Trung Mỹ/vùng biển Ca-ri-bê) Độ dài tuyến đường này đến Cuba khoảng 12.850 Hải lý
Trang 24Hình 1.4: Lộ trình qua Mũi Hảo Vọng
Tuyến đường đi qua kênh Panama : Tàu chạy về phía Đông, qua Philippines, vượt Thái Bình Dương, tiếp đến qua kênh đào Panama để đến các cảng dỡ hàng ở Cuba hay các nước Trung Mỹ Nếu đi đến Cuba, độ dài quãng đường khoảng 10.850 hải lý
Hình 1.5: Lộ trình qua Thái Bình Dương
Mạng lưới giao thông đường hàng không quốc tế từ Hồ Chí Minh đến Châu Mỹ được phát triển khá phong phú và đa dạng trong những năm gần đây Các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Air Canada, China Southern Airlines, United Airlines đều có các chuyến bay từ Tân Sơn Nhất đến các sân bay tại Mỹ như Los Angeles, New York và Canada
Trang 251.3 Tổ chức VTĐPT lô hàng xuất nhập khẩu tại TP Hồ Chí Minh
1.3.1 Các loại hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu của TP Hồ Chí Minh
❖ Các loại hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1.1: Các loại hàng xuất khẩu chủ lực của TP.HCM Loại hàngThị trường xuất khẩu chủ yếu
Máy móc thiết bị phụ tùng, hàng điện tử
Trung Quốc,Nhật Bản,Hoa Kỳ, ASEAN, Hàn Quốc, Hồng Kông
Nguyên phụ liệu dệt may, dệt may
Hoa Kỳ,Trung Quốc,Nhật Bản,EU, ASEAN
Nông sản, thuỷ sản Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,EU Lương thực Đức, Thụy Sĩ, Trung Quốc, EU
Giày dép Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN
Cafe EU, Đức, Bỉ, Italia, Nhật Bản, Angieri, Thái Lan,Hoa Kỳ, Philippines, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc
(Nguồn: www.customs.gov.vn)
Dựa vào bảng trên, ta thấy mặt hàng cà phê thuộc loại mặt hàng ưa được xuất khẩu đi nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc Do đó, nhóm tác giả lựa chọn cà phê làm mặt hàng cho chuyến xuất khẩu này
❖ Các loại hàng nhập khẩu chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1.2: Các loại hàng nhập khẩu chủ lực của TP.HCM Loại hàngThị trường nhập khẩu chủ yếu
Máy móc thiết bị phụ tùng, hàng điện tử
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Đài Loan
Trang 26Nguyên phụ liệu dệt may, dệt may, giày da
Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ , ASEAN
Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và Thụy Điển.
Lan
Nhóm hàng lúa mì, ngô, đậu
Loan, Indonesia, Nga
(Nguồn: www.customs.gov.vn)
Dựa vào bảng trên, ta thấy mặt hàng máy móc thiết bị thuộc loại mặt hàng ưa được nhập khẩu vào nước ta trong đó có TP.HCM Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng là một trong những nước mà TP.HCM nhập khẩu hàng máy móc thiệt bị nhiều nhất Do đó, nhóm tác giả lựa chọn loại hàng này (cụ thể là máy in) làm mặt hàng cho chuyến nhập khẩu từ Hoa Kỳ về Tp Hồ Chí Minh
1.3.2 Tổ chức VTĐPT cho lô hàng từ TP Hồ Chí Minh đến Trung Quốc
❖ Thông tin của lô hàng xuất khẩu
+ Người gửi hàng: Công ty 90S Coffee
+ Địa chỉ: 8C Đường số 2, P Trường Thọ, TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
+ Người nhận hàng: Zhejiang luckin Coffee Co., Ltd
+ Địa chỉ: 69 Gou Yun Lu, Yuhang District, Hangzhou, Zhejiang, China + Hàng hóa: cà phê Robusta hạt rang xay (coffee)
+ Trọng lượng: 13.200 Kgs; Thể tích: 26,4 CBM
Trang 27+ Giá trị hàng: USD 35.200 DAP 69 Gou Yun Lu, Zhejiang, China, Incoterms 2020 tức tương đương USD 4/ 1 bịch cà phê
❖ Tuyến 1: Road - Sea – Road
Mô tả phương án vận chuyển: Lấy 1 container 20’DC rỗng từ ICD Transimex đến kho người bán ở TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh để xếp 440 thùng carton vào container Từ kho người bản vận chuyển container đến ICD Transimex bằng đường bộ Từ ICD Transimex vận chuyển container đến cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh bằng đường bộ Từ cảng Cát Lái vận chuyển container đến cảng Ningbo do hãng tàu Interasia thực hiện bằng đường biển Rút hàng hóa tại cảng Ningbo và vận chuyển tới kho người mua tại Zhejiang, China bằng đường bộ
Hình 1.6: Tuyến đường vận chuyển từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 1
Chuỗi vận tải:
+ Composition: ICD Transimex + Interchange: Cảng Cát Lái + Decomposition: Cảng Ningbo
Khoảng cách và thời gian hao phí cho tuyến 1 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3: Khoảng cách, thời gian hao phí tuyến 1
Hành trình Khoảng cách (Km) Thời gian
TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - ICD
ICD Transimex - Cảng Cát Lái (bao gồm
Trang 28Cảng Cát Lái - Cảng Ningbo (bao gồm
Cảng Ningbo - Zhejiang, China (bao
Chi phí vận chuyển cho tuyến 1 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.4: Chi phí vận chuyển của phương án 1
Tại kho người bán (TP Thủ Đức)
Trang 29❖ Tuyến 2: Road - Sea – Road
Mô tả phương án vận chuyển: Lấy 1 container 20’DC rỗng từ ICD Tân Cảng Sóng Thần-Thuận An, tỉnh Bình Dương đến kho người bán ở TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh để xếp 440 thùng carton vào container Từ kho người bán vận chuyển container đến ICD Tân Cảng Sóng Thần bằng đường bộ Từ ICD Tân Cảng Sóng Thần vận chuyển container đến cảng Cái Mép - Vũng Tàu bằng đường bộ Từ cảng Cái Mép vận chuyển container đến cảng Ningbo do hãng tàu Interasia thực hiện bằng đường biển Rút hàng hóa tại cảng Ningbo và vận chuyển tới kho người mua tại Zhejiang, China bằng đường bộ
Hình 1.7: Tuyến đường vận chuyển từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 2
Trang 30Bảng 1.5: Khoảng cách, thời gian hao phí tuyến 2
Hành trình Khoảng cách (Km) Thời gian
Kho người bán - ICD Tân Cảng Sóng Thần (bao gồm thời gian xếp dỡ)
12 1 giờ 30 Phút
ICD Tân Cảng- Cảng Cái Mép (bao gồm thời gian xếp dỡ)
71 4 giờ 30 phút
Cảng Cái Mép- Cảng Ningbo (đã bao bao gồm thời gian xếp dỡ)
Cảng Ningbo - kho người mua (đã bao gồm thời gian xếp dỡ)
Chi phí vận chuyển của tuyến 2 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.6: Chi phí vận chuyển của tuyến 2
Tại kho người bán(TP Thủ Đức)
Tại ICD Tân Cảng
Trang 31❖ Tuyến 3: Road - Rail – Rail – Road
Mô tả phương án vận chuyển: Xếp hàng lên xe tải tại kho người bán tại Tp Thủ Đức và vận chuyển hàng đến ICD Sóng Thần bằng đường bộ Tại ICD Sóng Thần thuê 1 container 20 feet rỗng và xếp hàng vào container Sau đó, container sẽ được vận chuyển bằng đường bộ đến ga Sóng Thần Thuê tàu hỏa vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường sắt Bắc - Nam đến ga Yên Viên Hàng hóa sẽ được chở đến nhà ga Nam Ninh và rút hàng tại ga Cuối cùng, sử dụng xe tải để chở hàng về kho người mua tại Hangzhou, Zhejiang, China
Hình 1.8: Tuyến đường vận chuyển từ TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - Zhejiang, China theo phương án 3
Chuỗi vận tải:
+ Composition: ICD Sóng Thần
Trang 32+ Interchange: Ga Sóng Thần + Decomposition: Ga Nam Ninh
Khoảng cách và thời gian hao phí của tuyến 3 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.7: Khoảng cách và thời gian hao phí tuyến 3
Hành trình Khoảng cách (Km) Thời gian
TP Thủ Đức, Hồ Chí Minh - ICD Sóng
ICD Sóng Thần - Ga Sóng Thần (bao gồm thời gian chuyển container sang tàu hỏa)
Ga Sóng Thần đến ga Yên Viên (bao
Ga Yên Viên - Ga Nam Ninh (bao gồm
Ga Nam Ninh - Zhejiang, China (bao
(Nguồn: https://baochinhphu.vn)
Chi phí vận chuyển tuyến 3 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.8: Chi phí vận chuyển của tuyến 3
Tại kho người bán (TP Thủ Đức)
Tại ICD Sóng Thần
Trang 33Tại ga Yên Viên
Tại ga Nam Ninh
13 Thủ tục thông quan nhập khẩu tại ga Nam Ninh 25
Căn cứ vào tính chất của hàng hóa và yêu cầu của chủ hàng về thời gian
và chi phí Chúng tôi đã đưa ra tuyến vận tải phù hợp nhất với các tiêu chí là tuyến số 1 - Kho người bán -> ICD Transimex -> Cảng Cát Lái -> Cảng Ningbo -> Kho người mua Dựa vào bảng 1.3 ta thấy thời gian vận chuyển của tuyến là 8 ngày 10,5 giờ (nhỏ hơn 15 ngày) Tuyến 1 cũng đạt yêu cầu về tính chất của hàng hóa Chi phí vận tải của tuyến này là thấp nhất trong hai tuyến và đáp ứng yêu cầu của chủ hàng
Trang 341.3.3 Tổ chức VTĐPT cho lô hàng từ Mỹ đến TP Hồ Chí Minh
❖ Thông tin của lô hàng xuất khẩu
+ Người gửi hàng: Computing And Printing Mexico S + Địa chỉ: 12480 Northwest 25th Street, Miami, FL, USA + Người nhận hàng: Công ty TNHH Công Nghệ Chính Nhân
+ Địa chỉ: 245 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM, VN + Hàng hóa: Máy in HP LaserJet Pro 4003dw (Printer)
+ Trọng lượng: 2.400 Kgs; Thể tích: 27,3 CBM
+ Giá trị hàng: USD 79.800 EXW 12480 Northwest 25th Street, Miami, FL, USA, Incoterms 2020 tức tương đương USD 399/ 1 máy in
❖ Tuyến 1: Road – Sea – Road:
Mô tả phương án vận chuyển: Xếp hàng lên xe tải tại kho người bán và vận chuyển hàng đến cảng Everglades bằng đường bộ Tại cảng Everglades thuê container 20 feet rỗng và xếp hàng vào container Sau đó, vận chuyển container đến cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải, Hồ Chí Minh bằng đường biển do hãng tàu ONE thực hiện (Tuyến đường đi qua kênh đào Panama) Từ cảng Cái Mép vận chuyển container đến ICD Phước Long 3 bằng đường bộ Rút hàng hóa tại ICD Phước Long 3 và vận chuyển tới kho người mua tại Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, bằng đường bộ
Hình 1.9: Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán ở Miami, Hoa Kỳ đến kho người mua ở quận 1, TP HCM, Việt Nam theo phương án 1
Chuỗi vận tải:
+ Composition: Cảng Everglades + Interchange: Cảng Cái Mép
+ Decomposition: ICD Phước Long III
Khoảng cách và thời gian hao phí của tuyến 1 được thể hiện trong bảng sau:
Trang 35Bảng 1.9: Khoảng cách và thời gian hao phí tuyến 1
Hành trình Khoảng cách (Km) Thời gian
Kho người bán - Cảng Everglades (bao gồm thời gian xếp dỡ)
Cảng Everglades - cảng Cái Mép (bao gồm thời gian xếp dỡ)
21.232 42 ngày 17 giờ
Cảng Cái Mép - ICD Phước Long 3 (bao gồm thời gian xếp dỡ)
Chi phí vận chuyển của tuyến 1 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.10: Chi phí vận chuyển của tuyến 1
Tại kho người bán ở Miami
Trang 36Tại ICD Phước Long III
❖ Tuyến 2: Road - Sea – Road
Mô tả phương án vận chuyển: Lấy 1 container 20’DC rỗng đến kho người bán ở Miami, FL, USA để xếp 200 thùng carton vào container Từ Florida vận chuyển container đến cảng Miami bằng đường bộ Từ cảng Miami vận chuyển container đến cảng Cát Lái do hãng tàu ONE thực hiện bằng đường biển (Tuyến đường đi qua kênh đào Panama) Sau khi đến cảng Cát Lái container được vận chuyển đến ICD Transimex bằng đường bộ Rút hàng hóa tại ICD Transimex và vận chuyển hàng bằng xe tải tới kho người mua tại Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hình 1.10: Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán ở Miami, Hoa Kỳ đến kho người mua ở quận 1, TP HCM, Việt Nam theo phương án 2
Trang 37Chuỗi vận tải:
+ Composition: Cảng Miami + Interchange: Cảng Cát Lái + Decomposition: ICD Transimex
Khoảng cách và thơi gian hao phí của tuyến 2 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.11: Khoảng cách và thời gian hao phí tuyến 2
Hành trình Khoảng cách (Km) Thời gian
Miami, FL, USA - Cảng Miami (bao
Cảng Miami - Cảng Cát Lái (bao gồm
Cảng Cát Lái -ICD Transimex(bao gồm
ICD Transimex- kho người mua( bao
(Nguồn: www.searates.com)
Chi phí vận chuyển của tuyến 2 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.12: Chi phí vận chuyển của tuyến 2
Tại kho người bán(Miami, FL, USA)
Trang 38❖ Tuyến 3: Road – Sea – Road:
Mô tả phương án vận chuyển: Lấy 1 container 20’DC rỗng đến kho người bán ở Miami, FL, USA để xếp 200 thùng carton vào container Từ kho người bán vận chuyển container đến cảng Miami bằng đường bộ Từ cảng Miami vận chuyển container đến cảng Cái Mép do hãng tàu Maersk thực hiện bằng đường biển Sau khi đến cảng Cái Mép container được vận chuyển đến ICD Phước Long 3 bằng đường bộ Rút hàng hóa tại ICD Phước Long 3 và vận chuyển hàng bằng xe tải tới kho người mua tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trang 39Hình 1.11: Tuyến đường vận chuyển từ kho người bán ở Miami, Hoa Kỳ đến kho người mua ở quận 1, TP HCM, Việt Nam theo phương án 3
Chuỗi vận tải:
+ Composition: Cảng Miami + Interchange: Cảng Cái Mép
+ Decomposition: ICD Phước Long 3
Khoảng cách và thời gian hao phí của tuyến 3 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.13: Khoảng cách và thời gian hao phí tuyến 3
Hành trình Khoảng cách (Km) Thời gian
Kho người bán - Cảng Miami (bao gồm thời gian xếp dỡ)
Cảng Miami - cảng Cái Mép (bao gồm thời gian xếp dỡ)
Cảng Cái Mép - ICD Phước Long 3 (bao gồm thời gian xếp dỡ)
Chi phí vận chuyển của tuyến 3 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.14: Chi phí vận chuyển của tuyến 3
Tại kho người bán ở Miami
Trang 40Tại ICD Phước Long 3