1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing

84 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing
Tác giả Lê Hà Phú An, Triệu Quốc Hải, Nguyễn Đắc Mạnh Hùng, Huỳnh Quốc Thái
Người hướng dẫn TS. Lê Ngọc Hải
Trường học Trường Đại học Tài chính Marketing
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Thể loại Bài thi kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.3.2. Đối tượng khảo sát (13)
      • 1.3.3. Phạm vi thời gian (13)
      • 1.3.4. Phạm vi không gian (13)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (13)
    • 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu (13)
    • 1.6. Bố cục đề tài (14)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (15)
    • 2.1. Khái niệm nghiên cứu (15)
      • 2.1.1. Khái niệm về việc làm thêm (15)
    • 2.2. Khái niệm về ra quyết định (15)
    • 2.3. Lý thuyết nền tảng (16)
      • 2.3.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (16)
      • 2.3.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (16)
    • 2.4. Các nghiên cứu liên quan (18)
    • 2.5. Đề xuất mô hình liên quan (23)
      • 2.5.1. Chọn lọc biến nghiên cứu (23)
      • 2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề cứu (25)
      • 2.5.3. Giả thuyết nghiên cứu (26)
  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (28)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (28)
    • 3.2. Dữ liệu trong nghiên cứu (29)
      • 3.2.1. Dữ liệu thứ cấp (29)
      • 3.2.2. Dữ liệu sơ cấp (30)
    • 3.3. Quy trình nghiên cứu định tính (30)
      • 3.3.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu (31)
      • 3.3.2. Giới thiệu khái niệm nghiên cứu (31)
      • 3.3.3. Điều chỉnh câu hỏi nghiên cứu (31)
    • 3.4. Quy trình nghiên cứu định lượng (34)
      • 3.4.1. Kích thước mẫu (34)
      • 3.4.2. Phương pháp chọn mẫu (35)
      • 3.4.3. Mã hóa thang đo (35)
    • 3.5. Phương pháp phân tích số liệu (38)
      • 3.5.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (38)
      • 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (38)
      • 3.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính (39)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (41)
    • 4.1. Thống kê mô tả (41)
      • 4.1.1. Giới tính (41)
      • 4.1.2. Năm đang học (41)
      • 4.1.3. Khoa/Ngành đang theo học (42)
      • 4.1.4. Chương trình đào tạo (42)
      • 4.1.5. Thu nhập (43)
      • 4.1.6. Chi tiêu (43)
      • 4.1.7. Đi làm thêm (44)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo (44)
      • 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo cho biến độc lập (44)
      • 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc (46)
    • 4.3. Đánh giá độ hội tụ thang đo (46)
      • 4.3.1. Kết quả đánh giá độ hội tụ thang đo (46)
      • 4.3.2. Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích (48)
    • 4.4. Phân tích ma trận tương quan Pearson (49)
    • 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính (49)
    • 4.6. Phân tích khác biệt nhân khẩu học (52)
      • 4.6.1. Biến Giới tính (53)
      • 4.6.2. Biến Năm đang học (53)
      • 4.6.3. Biến Ngành/ Khoa đang học (54)
      • 4.6.4. Biến Chương trình đào tạo (54)
      • 4.6.5. Biến Thu nhập (55)
      • 4.6.6. Biến Chi tiêu (56)
      • 4.6.7. Biến Làm thêm (56)
  • CHƯƠNG 5. HÀM Ý QUẢN TRỊ (58)
    • 5.1. Kết luận (58)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (58)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (58)
  • KẾT LUẬN (14)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (14)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn thi: Phương pháp nghiên cứu kinh doanh ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊN

TỔNG QUAN

Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh kinh tế phát triển và toàn cầu hóa hiện nay, việc tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân là rất cần thiết Đối với sinh viên - thế hệ tương lai năng động và sáng tạo - không chỉ học lý thuyết trên lớp mà còn cần phát triển các kỹ năng cần thiết khác cho công việc sau này như: kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, tự tin thuyết trình, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, và cả kỹ năng làm việc nhóm Để học được các kỹ năng đó, ngoài thời gian học tập trên trường, sinh viên thường tham gia các hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm hoặc đi làm thêm Thông thường, sinh viên chọn làm thêm ngoài giờ (part-time work) vì công việc này không chỉ mang lại thu nhập mà còn giúp trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho tương lai Vì vậy, để nhận thức được tầm quan trọng của việc làm thêm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Tài chính - Marketing”.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu này là làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing

Mục tiêu cụ thể bao gồm:

Thứ nhất: Xác định được các yếu tố tác động đến việc ra quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing

Thứ hai: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, xác định chúng tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc ra quyết đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing

Thứ ba: Dựa vào cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất, phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến việc ra quyết định đi làm thêm của sinh viên

Thứ tư: Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để giúp sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing lựa chọn việc đi làm thêm hiệu quả hơn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong bài nghiên cứu này là các nhân tố và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing

1.3.2 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát chính là các bạn sinh viên đang có ý định đi làm thêm hoặc đã đi làm thêm hiện đang học tập tại các cơ sở của Trường Đại học Tài chính – Marketing

Thời gian phạm vi tài liệu: dữ liệu dùng để tham khảo trong bài nghiên cứu được nhóm chúng tôi sử dụng trong phạm vi từ năm 2019 đến 2023

Thời gian thu thập dữ liệu: Thời gian thu thập dữ liệu để tiến hành khảo sát được nhóm chúng tôi triển khai thu nhập trong 3 tuần, bắt đầu từ 6/7/2023 đến 27/7/2023

Toàn thể sinh viên hiện đang sinh sống và học tập trực thuộc các cơ sở của Trường Đại học Tài chính – Marketing tại Quận 7 và Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chính Minh.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chính được sử dụng trong bài nghiên cứu này chính phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính Việc kết hợp hai phương pháp trong bài nghiên cứu mang nhiều lợi ích, mang đến bức tranh toàn diện và sâu sắc hơn cho vấn đề nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính trong bài nghiên cứu này chính là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng “phi số” để có được các thông tin chung về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ mục đích phân tích hay đánh giá chuyên sâu Việc sử dụng phương pháp trên như một cách phân tích bước đầu của nghiên cứu, đây vốn dĩ là phương pháp mạnh về khả năng khám phá thông qua phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn sâu để tìm ra các dữ liệu đầy đủ, đa dạng, sâu sắc về cảm xúc, hành vi, động cơ của việc ra quyết định làm thêm của sinh viên Từ đó có thể có các khám phá bước đầu, đề xuất và điều chỉnh mô hình nghiên cứu ban đầu, hiệu chỉnh thang đo khảo sát Tùy nhiên, tính khái quát hóa của phương pháp này có thể bị hạn chế.

Ý nghĩa nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng trong bài nghiên cứu của tôi là phương pháp thu nhập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kế để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về các nhân tố tác động đến việc ra quyết định của sinh

3 viên Trường Đại học Tài chính – Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích Phương pháp nghiên cứu định lượng mạnh ở khả năng đo lường cung cấp những giải thích nhân quả chính xác có thể đo lường và truyền đạt bằng toán học Tuy nhiên, khả năng khám phá và cung cấp dữ liệu chi tiết về khía cạnh văn hóa, xã hội có thể hạn chế Phương pháp định lượng sử dụng trong bài nghiên cứu này dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết xoay quanh Dữ liệu khảo sát thu thập được phân tích bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 2019.

Bố cục đề tài

Bài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing” được nhóm chúng tôi thực hiện với bố cục gồm:

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm về việc làm thêm

Việc làm thêm hay công việc bán thời gian theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa là việc làm có số giờ làm việc ít hơn bình thường của những người lao động toàn thời gian tương đương của quốc gia, ngành hoặc nghề nghiệp (Organization, 1994) Sinh viên làm thêm trong thời gian còn đi học với số giờ lao động làm việc không quá 20 giờ/tuần (Muluk, 2017) Công việc bán thời gian hay còn gọi là việc làm thêm (part-time job) là các công việc bán thời gian thường là các công việc dưới 8 tiếng/ngày đồng thời cũng không theo quy định giờ giấc đi làm theo giờ hành chính đồng thời số ngày làm trong tuần có thể ít hoặc nhiều tùy theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động Đối tượng thường nhắm tới việc đi làm thêm bao gồm học sinh, sinh viên, nội trợ,

Họ muốn tranh thủ thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập chi trả các sinh hoạt phí, còn đối với học sinh, sinh viên đi làm thêm cũng là tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện CV hơn khi xin việc sau này Việc làm thêm có thể giúp sinh viên tự do hơn về giờ giấc, thời gian biểu linh hoạt hơn khiến sinh viên có thể cân bằng được việc học và việc làm, đồng thời giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình Tuy nhiên việc làm thêm còn có mặt bất lợi của nó như lương không thể bằng người làm full-time nên khó có thể tự độc lập tài chính và ít các chính sách đãi ngộ như lương thưởng bảo hiểm Nếu sinh viên đau ốm hay nghỉ phép thì không có chính sách trả tiền cho các trường hợp này Như vậy, đối với sinh viên, “việc làm thêm” được định nghĩa là sự tham gia làm việc một cách tự nguyện ở các công ty, các doanh nghiệp, tổ chức, các hộ gia đình, ngay khi vẫn còn học tại trường nhằm mục đích kiếm thêm nguồn thu nhập hoặc nhằm tiếp thu các kỹ năng sống, kỹ năng mềm phục vụ trong quá trình học cũng những làm việc sau này, nâng cao khả năng cọ sát của mỗi sinh viên.

Khái niệm về ra quyết định

Theo Yates và Zukowski (1976), ra quyết định là lựa chọn làm gì hoặc không làm gì để đặt được các mục tiêu đề ra Ra quyết định liên quan đến giải quyết các vấn đề và giải quyết vấn đề cần phải ra quyết định Ngoài ra, ra quyết định có thể hiểu là quyết định là một sự chọn có ý thức trong một tình huống cụ thể Ra quyết định là quá trình xác định và đưa ra sự lựa chọn hay một giải pháp khả thi cần được giải quyết trong một trường hợp nhất định (Duncan, 1973) Ra quyết định là việc chọn lựa một giải pháp cho vấn đề mà họ đang cần giải quyết, họ sẽ cân nhắc lựa chọn một phương án tốt nhất dẫn đến đạt được mục tiêu tốt nhất của họ Quyết định càng phức tạp thì việc cân nhắc lựa chọn thật thông minh,

5 khéo léo hơn đồng thời cần phải kết hợp với các công cụ, chiến lược cụ thể hơn Đối với sinh viên việc ra quyết định không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các hướng đi chính xác đơn thuần mà nó còn là một trong những kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần phải nắm được từ sớm đồng thời đây cũng là kỹ năng theo chân các sinh viên cho đến lúc trưởng thành

Ra quyết định giúp sinh viên tự tin hơn khi đối mặt với các tình huống phức tạp, sẵn sàng đối mặt với rủi ro, xác định được mục tiêu và sắp xếp hợp lý các hoạt động hợp lý Việc quyết định sử dụng quỹ thời gian còn lại sau khi tham gia học tập tại trường như thế nào cho hợp lý là một quá trình ra quyết định Họ phải suy nghĩ và hành động sao cho sử dụng thời gian đó hợp lý nhất để phát triển bản và tích lũy kinh nghiệm cho sau này Nhận thấy được lợi ích về kinh tế và kỹ năng mềm thu được, đã thúc đẩy sinh viên ra quyết định làm thêm.

Lý thuyết nền tảng

2.3.1 Lý thuyết hành vi hợp lý Đây là lý thuyết nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ Các cá nhân sẽ hành động dựa trên các kết quả mà họ mong muốn khi thực hiện các hành vi đó Được phát triển lần đầu tiên bởi Fishbein năm 1967, sau này được Ajzen & Fishbein sửa đổi và mở rộng năm 1975 Mục đích chính của thuyết này là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động Tác giả cũng khẳng định trong thuyết này là ý định thực hiện hành vi chịu sự chi phối của hai nhân tố là thái độ dẫn đến hành vi và chuẩn chủ quan

Hình 2.1 Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA)

2.3.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch

Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định ( The Theory of

Planning Behavior) là một lý thuyết được khởi xướng bởi Icek Ajzen năm 1991 nhằm thể hiện mối quan hệ về niềm tin và hành vi của một người nào đó, trong đó niềm tin được chia thành ba loại: niềm tin về hành vi, niềm tin về chuẩn mực chung và niềm tin về sự tự chủ Đồng thời tác giả cũng cho rằng ý định thực hiện hành vi cũng chịu tác động của ba yếu tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Tuy nhiên đây là lý thuyết được phát triển từ thuyết Hành vi hợp lý ( The Theory of Reasoned Actions - TRA) bởi Ajzen & Fishbein ( 1975) do lý thuyết này còn những hạn chế về việc cho rằng hành vi của con người hoàn toàn do kiểm soát lý trí

Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

Nguồn: Icek Ajzen (1991) 2.3.2.1 Thái độ đối với hành vi

Thái độ đối với hành vi là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ thể, ám chỉ mức độ đánh giá thuận lợi hay bất lợi về một hành vi của một cá nhân Thái độ đối với hành vi là mức độ biểu hiện của hành vi đó được bản thân đánh giá là tích cực hay tiêu cực Đối với sinh viên thì việc đi làm thêm chính là một việc có thể giúp bản thân có thêm được nhiều lợi ích đến họ đồng thời cũng là một phương án tốt cho bản thân nếu họ đi làm thêm và khi mong muốn ấy càng ngày càng lớn mạnh và họ thấy nó thật sự việc đi làm thêm thật sự có nhiều lợi ích cho bản thân thì họ dễ dàng nảy sinh quyết định đi làm thêm hơn

Ajzen và Fishbein (1975) định nghĩa chuẩn chủ quan là sức ép xã hội về mặt nhận thức để tiến hành hoặc không tiến hành hành vi nào đó Theo nghiên cứu của Taylor và Told (1995) thì sức ép này đến từ thái độ ủng hộ hay không ủng hộ việc thực hiện hành vi

7 của gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác Thế nên, khi sinh viên càng nhận được nhiều sự ủng hộ từ nhiều nguồn thì ý định hành vi sẽ càng dễ phát sinh

2.3.2.3 Nhận thức kiểm soát hành vi

Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi được Ajzen (1985) thêm vào để điều chỉnh mô hình TRA Nhận thức kiểm soát hành vi có vai trò quan trọng như sự tự đánh giá của mỗi cá nhân về sự khó khăn hay dễ dàng trong việc thực hiện một hành vi Càng nhiều nguồn lực và cơ hội, họ nghĩ rằng sẽ càng có ít cản trở và việc kiểm soát nhận thức đối với hành vi sẽ càng lớn Yếu tố này xuất phát từ sự tự tin của cá nhân người dự định thực hiện hành vi Họ có đầy đủ thông tin cho quyết định của mình và cả sự quyết đoán.

Các nghiên cứu liên quan

(1) Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy và các cộng sự trong bài nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên: Thực nghiệm từ Đại học Vinh”, nhằm nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Theo tác giả, các yếu tố ảnh dùng trong nghiên cứu là nơi cư trú, năm đang học, ngành học, chi tiêu cá nhân, trợ cấp của gia đình, kinh nghiệm - kỹ năng sống, thời gian rảnh, áp lực kinh tế, đam mê, tâm lý, thu nhập, quan hệ xã hội Nghiên cứu được thực hiện khảo sát trên 400 sinh viên khoa kinh tế- trường đại học vinh chỉ ra kết quả cho thấy 74,45% sinh viên tham gia khảo sát đã từng đưa ra quyết định đi làm thêm Các yếu tố quyết định theo kết quả bài nghiên cứu trên bao gồm nơi cư trú, trợ cấp từ gia đình, tâm lý đám đông và thu nhập từ công việc làm thêm, mức chi tiêu cá nhân (sinh hoạt phí), mong muốn tích lũy kinh nghiệm

- kỹ năng sống Bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra các hạn chế ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên, đồng thời đã đưa ra các đề xuất giải quyết chúng trên các phương diện cá nhân, gia đình, trường học và doanh nghiệp

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Vinh

Nguồn: Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy và các cộng sự (2021)

(2) Dựa trên bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn

Hà Nội” của nhà nghiên cứu Vũ Thị Thu Hà (2023) được xuất bản trên Journal of Science and Technology - HaUI, nghiên cứu nhằm góp phần đưa ra các giải pháp giúp các bạn sinh viên nhìn nhận vấn đề dễ hơn, nhà trường có những biện pháp giúp đỡ sinh viên trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm…doanh nghiệp sẽ có những giải pháp thu hút sinh viên cộng tác Bằng việc thực hiện khảo sát nghiên cứu trên 193 sinh viên đã từng đi làm thêm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên bao gồm: Kinh nghiệm - kỹ năng, Thái độ cá nhân, thu nhập, chuẩn chủ quan tác động cùng chiều đến làm thêm và tính cách tác động ngược chiều Trong đấy tác giả kết luận rằng Chuẩn chủ quan tác động mạnh nhất đến việc làm thêm của sinh viên, sau đó đến kinh nghiệm, tiếp đến là thu nhập cuối cùng là thái độ cá nhân Tuy nhiên nghiên cứu này có một số hạn chế sau: Một số yếu tố quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên; nghiên cứu này chỉ thực hiện đối với các sinh viên cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội; khả năng tổng quát hoá

9 của mô hình nghiên cứu sẽ cao hơn, nếu nghiên cứu với mẫu được chọn ngẫu nhiên trên nhiều địa phương khác

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Theo Vũ Thị Thu Hà (2023)

(3) Theo các tác giả Phạm Thị Ngọc Anh và các cộng sự (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương Mại), trong bài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học thương mại" Mục tiêu nhằm thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trong bối cảnh hiện nay và cụ thể là ở trường đại học Thương Mại Nghiên cứu được dựa trên các yếu tố: thu nhập, chỉ tiêu, thời gian, kỹ năng – kinh nghiệm, mỗi trường làm việc, kết quả học tập và được dữ liệu khảo sát được thu thập từ sinh viên trường đại học Thương Mại Từ kết quả nghiên cứu ta thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại bao gồm: thu nhập, chi tiêu, thời gian, kỹ năng kinh nghiệm, môi trường làm việc, kết quả học tập Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân chủ yếu muốn tự chủ về tài chính ngoài ra còn có một phần do hoàn cảnh gia đình Bắt kịp xu hướng tuyển dụng yêu cầu kỹ năng- kinh

10 nghiệm nên các bạn có xu hướng làm thêm các công việc chuyên ngành đặc biệt các bạn năm 3,4 Tuy nhiên vẫn còn các yếu tố hạn chế chưa được đề cập trong quá trình nghiên cứu như những tác động xấu mà việc làm thêm chưa phù hợp đem lại

Hình 2.5 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại

Nguồn: Theo tác giả Phạm Thị Ngọc Anh và các cộng sự (2020)

(4) Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Nên, tác giả bài nghiên cứu “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu này tập trung đo lượng sự tác động của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên dựa trên kết quả khảo sát 405 mẫu quan sát ngẫu nhiên trên địa bàn thành phố Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên cần lựa chọn những công việc có mức độ linh hoạt cao, liên quan đến ngành học, khoảng cách di chuyển phù hợp và đặt ra giới hạn về lượng thời gian làm thêm phù hợp để có thể đạt được những kết quả học tập tốt hơn khi tham gia các công việc làm thêm trong quá trình học tập Bên cạnh đó, yếu tố hỗ trợ từ gia đình và cơ sở vật chất của trường học cũng được đưa vào mô hình như là những biến bổ sung để tăng tính phù hợp của mô hình

Hình 2.6 Mô hình việc làm thêm tác động đến kết quả học tập (GPA)

Nguồn: Thạc sĩ Nguyễn Văn Nên (2019)

[5] Theo bài nghiên cứu của Carl Evans và Zatun Najahah Yusof trong “ The importance of part-time work to UK university students” đã cho ta thấy tầm quan trọng của việc làm thêm đối với sinh viên đại học đồng thời để họ có được những kỹ năng quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc nộp đơn xin việc sau khi tốt nghiệp Nhấn mạnh tính hữu ích của việc thực tập trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên tốt nghiệp về nhu cầu của nhà tuyển dụng, tầm quan trọng của việc sinh viên đại học có được một số kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp dường như là một điều cần ưu tiên Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng kinh nghiệm làm việc không chỉ giúp hỗ trợ đảm bảo một vị trí thích hợp, thành công trong công việc sau khi tốt nghiệp mà còn giúp các công việc được đảm bảo có chất lượng cao hơn Sự tăng trưởng về số lượng sinh viên đi làm thêm khi còn đang đi học chủ yếu là muốn đáp ứng được khoản sinh hoạt phí thường ngày Sử dụng kinh nghiệm làm việc bán thời gian đó để kết hợp các kỹ năng được chỉ định cho công việc thích hợp sau khi tốt nghiệp, họ sẽ ở vị thế cạnh tranh tốt hơn ở giai đoạn tuyển dụng và ở vị thế tốt hơn để thuyết phục nhà tuyển dụng về khả năng đóng góp ngay lập tức khi ở nơi làm việc Cho thấy tầm quan trọng của giao tiếp hiệu quả, cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và khả năng kết nối với đồng nghiệp và làm việc trong môi trường làm việc nhóm Cuộc nghiên cứu sử dụng 100 công việc liên quan và 47 chỉ tiêu được để ra cho ta thấy xu hướng phát triển các kỹ năng như làm việc nhóm hoặc kỹ năng giao tiếp

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu vì sao sinh viên lại ra quyết định đi làm thêm

Đề xuất mô hình liên quan

2.5.1 Chọn lọc biến nghiên cứu

Kết quả học tập (KQHT) là một trong những thước đo phản ánh năng lực học tập và nghiên cứu của sinh viên, cũng như năng lực giảng dạy của giảng viên trong các trường đại học (Võ Văn Việt, 2017) Đây cũng là một trong các yếu tố hàng đầu tác động đến khả năng ra quyết định của sinh viên Nếu như bản thân không biết điều chỉnh một cách hài hòa giữa việc đi học và đi làm thì chuyện xao nhãng, ảnh hưởng tới kết quả học tập sẽ là một điều sớm muộn Không có kế hoạch, thời gian biểu cho từng công việc cụ thể thì bản thân khó có thể hoàn thành tốt việc học ở trường Trên giảng đường đại học, sinh viên luôn phải ý thức được rằng mục tiêu học tập là số 1 và luôn là như vậy Vì nếu cân bằng được

13 giữa việc đi làm và việc học, sinh viên sẽ có lợi rất nhiều Những bài học trên lớp sẽ giúp sinh viên áp dụng được vào thực tế công việc mà mình đang theo làm, cũng như những kinh nghiệm mà sinh viên có được sau khi đi làm sẽ hỗ trợ trong bài học trên lớp khá nhiều, tính áp dụng cao Giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, hiệu quả và đúng thời đại

Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh Với mong muốn ngày càng độc lập về tài chính, tăng quyền tự chủ cá nhân, sinh viên ngày càng muốn kiếm tiền nhiều hơn (Robinson,

1999) Khi bản thân sinh viên có thêm một công việc bán thời gian, bản thân sinh viên đó sẽ kiếm thêm thu nhập cho chính mình Đồng thời giảm bớt gánh nặng tài chính cho bố mẹ, sinh viên đi làm thêm có thể tiết kiệm hoặc sử dụng thu nhập từ công việc làm thêm đó cho các mục đích riêng Từ đó, vấn đề tài chính của bản thân trở nên thoải mái hơn, dư dả hơn không bị áp lực bởi gánh nặng kinh tế ảnh hưởng đến kết quả học tập, cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống Vì thế, yếu tố thu nhập có tác động tích cực đến việc ra quyết định đi làm thêm của sinh viên

Quỹ thời gian của mỗi người là có giới hạn nên ta cần phải hiểu và quý trọng giá trị của thời gian và biết cách sử dụng quỹ thời gian cho thật hợp lý Việc phân bổ quỹ thời gian trong ngày một cách hợp lý không chỉ cải thiện hiệu suất công việc mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống Vì vậy, sinh viên cần phải biết sử dụng một phần quỹ thời gian của mình để tập trung vào việc nâng cao chất lượng bản thân, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc, đồng thời giúp cho sinh viên nắm bắt được nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, thực hiện được ước mơ của mình

Làm thêm giúp bạn áp dụng kiến thức học tập vào thực tế, rèn luyện kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực bạn theo học Kinh nghiệm thực tế cùng với kỹ năng nghề nghiệp hay kỹ năng mềm là khả năng hay năng lực của một cá nhân có thể thực hiện tại tổ chức, nơi người đó làm việc (Mitchell, 2010) Quá trình làm thêm giúp sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng thực tế Những kỹ năng này giúp sinh viên có nhiều cơ hội việc làm hơn đồng thời tạo nên một khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc Đây là một yếu tố cần quan tâm khi khai thác về quyết định đi làm thêm của sinh viên

Chi tiêu tiêu dùng là tổng số tiền chi cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các cá nhân và hộ gia đình cho việc sử dụng và hưởng thụ của các cá nhân trong nền kinh tế.Mức chi tiêu càng cao, nhu cầu kiếm thêm thu nhập càng lớn Đề cập đến vấn đề chi tiêu của sinh viên là số tiền mà sinh viên chi ra để trả các khoản phí như tiền trọ, tiền học phí, sinh học phí, các phí phát sinh,… Mức thu nhập hiện tại của một người cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm hay không Nếu thu nhập hiện tại của họ không đủ trang trải chi tiêu, họ có thể cần đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập

Tâm lý đám đông có tác động mạnh mẽ đến hành vi và quyết định của cá nhân, đặc biệt là trong môi trường nhóm Sinh viên, là một nhóm xã hội, dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông khi ra quyết định làm thêm Họ có thể bị tác động bởi hành vi, ý kiến và lựa chọn của những người xung quanh, dẫn đến việc lựa chọn làm thêm vì "mọi người đều làm vậy nên mình cũng phải làm vậy" Khi mọi người xung quanh ai cũng đi làm thêm, bạn có thể cảm thấy áp lực và nghĩ rằng mình cũng cần phải làm vậy để hòa nhập hoặc không bị tụt hậu Áp lực này có thể khiến bạn đưa ra quyết định đi làm thêm mà không thực sự cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố khác như nhu cầu bản thân, khả năng sắp xếp thời gian,…

2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề cứu

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đi làm thêm của sinh viên của nhóm 7

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Giả thuyết H1: Yếu tố “Kết quả học tập” có tác động tích cực đến việc sinh viên ra quyết định đi làm thêm

Giả thuyết H2: Yếu tố “Thu nhập” có tác động tích cực đến việc sinh viên ra quyết định đi làm thêm

Giả thuyết H3: Yếu tố “Quỹ thời gian” có tác động tích cực đến việc sinh viên ra quyết định đi làm thêm

Giả thuyết H4: Yếu tố “Kinh nghiệm – Kỹ năng thực tế” có tác động tích cực đến việc sinh viên ra quyết định đi làm thêm

Giả thuyết H5: Yếu tố “Chi tiêu” có tác động tích cực đến việc sinh viên ra quyết định đi làm thêm

Giả thuyết H6: Yếu tố “Tâm lý đám đông” có tác động tích cực đến việc sinh viên ra quyết định đi làm thêm

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Bài nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 5 bước:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu được xác định ban đầu trong bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi là phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing

Bước 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Từ tổng quan các bài nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhóm chúng tôi đã xác định tất cả các yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Kết quả của quá trình tổng hợp các bài nghiên cứu giúp tìm được khoảng trống của bài nghiên cứu Từ đó, có thể

18 xem xét và cân nhắc lựa việc sử dụng các yếu tố để hình thành mô hình nghiên cứu phù hợp để áp dụng đối với sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing

Bước 3: Nghiên cứu định tính

Sau khi thiết lập được mô hình nghiên cứu ban đầu từ kết quả của việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tiếp theo chúng tôi tiến hành nghiên cứu định tính Mục đích của việc nghiên cứu định tính là để xác định, kiểm tra sự phù hợp của mô hình lý thuyết trong bối cảnh nghiên cứu thực tế trong phạm vi sinh viên sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing từ đó hình thành nên được bộ câu hỏi khảo sát ban đầu Nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm Kết quả của cuộc thảo luận nhóm được ghi chép và trình bày ở mục 3.3 của bài nghiên cứu

Bước 4: Nghiên cứu định lượng Ở bước này, chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát thông qua google form và tiến hành phân tích lượng trên dữ liệu thu thập được bằng phần mềm IBM SPSS statistics

19 Các phương pháp kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha nhằm phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố Phân tích nhân tố khám phá EFA để thu nhỏ và gom các biến lại thành các nhân tố, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố Phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản là nhằm cung cấp một công thức toán học dễ giải thích để đưa ra các dự đoán

Bước 5: Hoàn thiện báo cáo

Dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập từ tổng quan các bài nghiên cứu và kết quả của mô hình nghiên cứu đề xuất, kết hợp với kết quả phân tích với mẫu thực tế, nhóm chúng tôi đã đưa ra được giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu được trình bày trong Chương 1 Ngoài ra, tác giả cũng xác định những hạn chế và đề xuất ra những phương án đối với các nghiên cứu tiếp theo.

Dữ liệu trong nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp (Secondary Data) là các thông tin diễn dịch, giải thích của các dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan

19 trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác Dữ liệu thứ cấp bao gồm: dữ liệu thứ cấp văn bản, dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn, dữ liệu thứ cấp từ khảo sát Đối với nhiều câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, lợi điểm chính của dữ liệu thứ cấp là tiết kiệm được nhiều về nguồn nhân lực, đặc biệt là thời gian và tiền bạc (Ghauri & Grứnhaug, 2005) Núi chung sử dụng dữ liệu thứ cấp sẽ ớt tốn kộm hơn tự đi thu nhập dữ liệu Tuy nhiên, để kết quả khảo sát đúng với thực tế hiện tại, nhóm chúng tôi quyết định không sử dụng dữ liệu thư cấp mà thay vào đó sử dụng dữ liệu thứ cấp trong bài nghiên cứu này

Dữ liệu sơ cấp (Primary data) là các kết quả nguyên thủy của các nghiên cứu hoặc các dữ liệu thô chưa được giải thích hoặc phát biểu đại diện co một quan điểm hoặc vị trí chính thức nào đó Dữ liệu sơ cấp hầu hết có căn cứ đích xác vì các thông tin này chưa được lọc hoặc diễn giải bởi một người thứ hai (Khải, 2012) Thu nhập dữ liệu sơ cấp thường được thu nhập qua ba phương pháp cơ bản: (1) điều tra bằng bảng hỏi; (2) phỏng vấn và

(3) quan sát Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng phổ biến nhất trong các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (Hoàng, 2021) và để phục vụ cho công trình nghiên cứu của nhóm, chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp trên để tiến hành thu thập dữ liệu Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách yêu cầu đối tượng điều tra trả lời cùng một bộ câu hỏi được thiết kế trước theo thứ tự cố định (Hoa và Hiếu, 2012).

Quy trình nghiên cứu định tính

Trong bài nghiên cứu này phương pháp định tính được chúng tôi sử dụng là phương pháp thảo luận nhóm nhằm kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đề xuất từ tổng quan và hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu Quy trình nghiên cứu định tính được nhóm tôi thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 3.2 Mô hình quy trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

3.3.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Xin chào Anh/Chị/Bạn, nhóm chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về “Các yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên” Trong đó hành vi ra quyết định làm thêm được định nghĩa là sinh viên ra quyết định làm thêm là những sinh viên lựa chọn tham gia vào hoạt động lao động có thu nhập ngoài giờ học tập chính thức tại trường đại học Việc làm thêm có thể diễn ra trong kỳ học hoặc kỳ nghỉ, với thời gian và mức độ tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của mỗi cá nhân

Nếu Anh/Chị/Bạn là người đã và đang có ý định đi làm thêm xin vui lòng đóng góp ý kiến và đánh giá vào bảng câu hỏi bên dưới Những ý kiến đóng góp và đánh giá của anh chị là tư liệu giá trị và quan trọng đối với nghiên cứu của chúng tôi Tất cả đóng góp của Anh/Chị chỉ với mục đích nghiên cứu và sẽ đảm bảo bí mật tuyệt đối

3.3.2 Giới thiệu khái niệm nghiên cứu

Việc làm thêm được định nghĩa là sự tham gia làm việc một cách tự nguyện ở các công ty, các doanh nghiệp, tổ chức, các hộ gia đình, ngay khi vẫn còn học tại trường nhằm mục đích kiếm thêm nguồn thu nhập hoặc nhằm tiếp thu các kỹ năng sống, kỹ năng mềm phục vụ trong quá trình học cũng những làm việc sau này, nâng cao khả năng cọ sát của mỗi sinh viên

3.3.3 Điều chỉnh câu hỏi nghiên cứu

Bảng 3.1 Bảng khảo sát điều chỉnh sau khi tiếng hành thảo luận nhóm

YẾU TỐ CÂU HỎI CŨ CÂU HỎI ĐIỀU CHỈNH

Sinh viên sẵn sàng đi làm thêm nếu kết quả học tập tụt dốc

Tôi sẽ đi làm thêm nếu kết quả học tập tốt hơn Khi đã đạt được mục tiêu về điểm số, sinh viên mới quyết định đi làm thêm

Tôi ra quyết định đi làm thêm khi đạt được mục tiêu về điểm số

Sinh viên cân bằng được việc đi làm thêm với hiệu quả học tập (Không chọn)

Sinh viên chỉ cần ra trường, không quan trọng điểm số nên quyết định đi làm thêm (Không chọn)

Phải nghỉ học trên lớp khi lịch làm thêm trùng với lịch học

Tôi sẽ nghỉ học trên lớp nếu trùng với lịch (ca) làm thêm của tôi

Việc làm thêm giúp tôi bổ trợ kiến thức cho việc học trên lớp

(Nhóm tác giả đề xuất) (Mới)

Việc làm thêm giúp tôi bổ trợ kiến thức cho việc học trên lớp

(Phạm Thị Ngọc Anh và cộng sự, 2020)

Công việc làm thêm giúp tôi có công việc ổn định, chi trả các khoản phí một cách thuận tiện

Tôi đi làm thêm để có nguồn thu nhập ổn định

Công việc làm thêm đỡ đần gánh nặng cho gia đình tôi

Tôi đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình

Công việc làm thêm giúp tôi có thêm 1 khoản tiết kiệm nhỏ (Không chọn)

Công việc làm thêm giúp tôi học cách kiểm soát chi tiêu (Không chọn)

Tôi trở nên tự chủ tài chính hơn nhờ đi làm thêm

(Nhóm tác giả đề xuất) (Mới)

Tôi sẵn sàng làm nhiều việc một lúc để có thu nhập cao hơn

(Phạm Thị Ngọc Anh và cộng sự, 2020)

Sinh viên sẽ thường chọn các công việc làm thêm vào thời gian rảnh

Tôi thường chọn các công việc làm thêm vào thời gian rảnh

Sinh viên sẵn sàng nghỉ một số buổi, đi sinh hoạt câu lạc bộ, để đi làm thêm

Tôi sẵn sàng nghỉ một số buổi, đi sinh hoạt câu lạc bộ, để đi làm thêm

Vì thấy thời gian rảnh nhiều nên sinh viên đi làm thêm

Vì cảm thấy nhiều thời gian rảnh nên tôi quyết định đi làm thêm

Xu hướng sinh viên nhận việc làm online ngày càng tăng do muốn linh động về thời gian làm việc

Xu hướng sinh viên nhận việc làm online ngày càng tăng do muốn linh động về thời gian làm việc

Làm thêm giúp tôi tăng khả năng sắp xếp thời gian một cách hợp lý

(Uông Thị Nga và cộng sự, 2023)

Sinh viên thường sẽ chọn công việc để thiện kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm

Tôi thường sẽ chọn công việc làm thêm có thể cải thiện kỹ năng mềm của bản thân

Sinh viên chọn làm thêm đúng chuyên ngành để học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm cho công việc tương lai

Tôi đi làm thêm vì nhà tuyển dụng yêu cầu phải có kinh nghiệm và kỹ năng

Sinh viên nhận việc làm thêm không quan trọng đã có kinh nghiệm do có thể học hỏi sau khi làm

Sinh viên có xu hướng chọn các ngành dễ kiếm việc như gia sư, telesale,… (Điều chỉnh)

Tôi có xu hướng chọn các ngành dễ kiếm việc như gia sư, telesale,…

Công việc làm thêm giúp tôi trau dồi sự tự tin, mài giũa ngôn từ khéo léo

Công việc làm thêm trang bị cho tôi nhiều kỹ năng mềm mà các môn học trên trường không có

Sinh viên quyết định đi làm thêm vì chi tiêu vượt mức gia đình chu cấp

Tôi quyết định đi làm thêm vì chi tiêu vượt mức gia đình chu cấp

Gia đình có điều kiện chu cấp, sinh viên sẽ ít đi làm thêm

Tôi sẽ không đi làm thêm nếu gia đình tôi có điều kiện

Gia đình không thể chu cấp nên sinh viên phải đi làm thêm (Không chọn)

Sinh viên không quyết định đi làm thêm vì chi tiêu do có thể cân đối dễ dàng (Không chọn)

Tôi biết chi tiêu thông minh và quản lý tài chính hiệu quả

(Nhóm tác giả đề xuất) (Mới)

Chi tiêu thấp nên tôi không cần đi làm thêm

(Nhóm tác giả đề xuất)

Gia đình ủng hộ tôi làm thêm (Điều chỉnh)

Tôi thường xuyên được mọi người khuyên nên đi làm thêm

Sinh viên bè ủng hộ việc tôi đi làm thêm

Tôi thấy nhiều sinh viên đi làm thêm (Điều chỉnh)

Tôi đi làm thêm vì áp lực đồng trang lứa khi các bạn ai cũng đi làm thêm

Tôi hứng thú tham gia các công việc làm thêm đang theo xu hướng, tuyển nhân sự nhiều,…

Tôi đi làm thêm vì được bạn bè giới thiệu rất nhiều về nó

Tôi sẽ ra quyết định đi làm thêm trong tương lai

Tôi sẽ chủ động ra quyết định đi làm thêm trong tương lai

Làm thêm giúp cá nhân đó mở rộng được cơ hội việc làm cho tương lai

Làm thêm giúp tôi mở rộng được cơ hội việc làm cho tương lai

Tôi muốn được tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp với điều kiện sống và học tập của bản thân

Tôi muốn được tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp với điều kiện sống và học tập của bản thân

(Thúy Hường và cộng sự, 2021) (Mới)

Tôi chỉ làm những nghề có liên quan đến ngành học của tôi

(Nhóm tác giả đề xuất) (Mới) Đi làm thêm giúp tôi tạo profile cho bản thân tốt hơn

(Nhóm tác giả đề xuất)

Quy trình nghiên cứu định lượng

3.4.1 Kích thước mẫu Đối với mỗi loại kiểm định thì yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu là khác nhau Kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên (Hair và cộng sự, 2014) Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1 Như vậy đối với nghiên cứu này có

32 câu hỏi khảo sát tức cỡ mẫu tối thiểu nếu xét với tỉ lệ 5:10 là 32 * 5 = 160 Tuy nhiên nếu cỡ mẫu được tính theo phương pháp hồi quy, thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8m (m là số lượng biến độc lập) (Green & Salkind, 2003) Trong bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi,

24 sử dụng tổng cộng 6 biến độc lập Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần phải khảo sát là 50 + 8 * 6 98 Tóm lại, với một số yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu như trên nhưng thực tế nghiên cứu khảo sát thu thập được 160 mẫu quan sát đáp ứng được hai yêu cầu số mẫu tối thiểu ở trên

Chọn mẫu phi xác suất là một phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu mà ở đó, việc lựa chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu không dựa trên cơ sở xác suất thống kê

Cụ thể hơn, nhóm chúng tôi đã tiến hành thực hiện kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện

3.4.3 Mã hóa thang đo Để thuận tiện cho quá trình nhập dữ liệu, chúng tôi đã tiến hành mã hóa các biến trong thang đo theo bảng dưới

BẢNG MÃ HÓA CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC

STT BIẾN CẦN MÃ HÓA KÝ HIỆU MÃ HÓA

Biến 3 Khoa đang theo học tại trường C3

Biến 4 Chương trình đào tạo C4

Chương trình chất lượng cao 2

Biến 5 Thu nhập mỗi tháng C5

Biến 6 Chi tiêu mỗi tháng C6

Biến 7 Bạn đã từng đi làm chưa C7 Đã từng 1

Bảng 3.2 Bảng mã hóa các yếu tố nhân khẩu học

BẢNG MÃ HÓA CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kết quả học tập KQ

Tôi sẽ đi làm thêm nếu kết quả học tập tốt hơn KQ1

Tôi ra quyết định đi làm thêm khi đạt được mục tiêu về điểm số KQ2 Việc làm thêm giúp tôi bổ trợ kiến thức cho việc học trên lớp KQ3 Tôi đi làm thêm vì không thấy ảnh hưởng đến kết quả học tập KQ4 Tôi sẽ nghỉ học trên lớp nếu trùng với lịch (ca) làm thêm của tôi KQ5

Tôi đi làm thêm để có nguồn thu nhập ổn định TN1

Tôi đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình TN2 Tôi trở nên tự chủ tài chính hơn nhờ đi làm thêm TN3 Tôi sẵn sàng làm nhiều việc một lúc để có thu nhập cao hơn TN4

Tôi quyết định đi làm thêm vì chi tiêu vượt mức gia đình chu cấp CT1 Tôi sẽ không đi làm thêm nếu gia đình tôi có điều kiện CT2

Chi tiêu thấp nên tôi không cần đi làm thêm CT3

Tôi biết chi tiêu thông minh và quản lý tài chính hiệu quả CT4

Tôi thường chọn các công việc làm thêm vào thời gian rảnh QTG1 Tôi sẵn sàng nghỉ một số buổi, đi sinh hoạt câu lạc bộ, để đi làm thêm QTG2

Vì cảm thấy nhiều thời gian rảnh nên tôi quyết định đi làm thêm QTG3

Xu hướng sinh viên nhận việc làm online ngày càng tăng do muốn linh động về thời gian làm việc QTG4

Làm thêm giúp tôi tăng khả năng sắp xếp thời gian một cách hợp lý QTG5

Kinh nghiệm – Kỹ năng thực tế KN

Tôi thường sẽ chọn công việc làm thêm có thể cải thiện kỹ năng mềm của bản thân KN1

Tôi đi làm thêm vì nhà tuyển dụng yêu cầu phải có kinh nghiệm và kỹ năng KN2

Tôi có xu hướng chọn các ngành dễ kiếm việc như gia sư, telesale,… KN3 Công việc làm thêm giúp tôi trau dồi sự tự tin, mài giũa ngôn từ khéo léo KN4

Công việc làm thêm trang bị cho tôi nhiều kỹ năng mềm mà các môn học trên trường không có KN5

Tâm lý đám đông TLDD

Tôi thường xuyên được mọi người khuyên nên đi làm thêm TLDD1 Tôi đi làm thêm vì áp lực đồng trang lứa khi các bạn ai cũng đi làm thêm TLDD2

Tôi đi làm thêm vì được bạn bè giới thiệu rất nhiều về nó TLDD3 Tôi chọn đi làm những công việc đang là xu hướng hiện nay TLDD4

Tôi chỉ làm những nghề có liên quan đến ngành học của tôi RQD1 Tôi sẽ chủ động ra quyết định đi làm thêm trong tương lai RQD2 Làm thêm giúp tôi mở rộng được cơ hội việc làm cho tương lai RQD3

Tôi muốn được tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp với điều kiện sống và học tập của bản thân.

RQD4 Đi làm thêm giúp tôi tạo profile cho bản thân tốt hơn RQD5

Bảng 3.3 Bảng mã hóa câu hỏi khảo sát.

Phương pháp phân tích số liệu

Dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS với các phân tích thống kê và kiểm định như sau:

3.5.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Trọng và Ngọc, 2008)

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA để thu nhỏ và gom các biến lại thành các nhân tố, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố Các biến có hệ số tải nhân tố < 0.5 đều bị loại Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau

Sử dụng kiểm định Bartlett để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể Nói cách khác, ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị trong đó tất cả các giá trị trên đường chéo đều bằng 1, còn các giá trị nằm ngoài đường chéo đều bằng 0 Đại lượng kiểm định này dựa trên sự biến đổi thành đại lượng chi bình phương (Chi-square) từ định thức của ma trận tương quan Đại lượng này có giá trị càng lớn thì ta càng có khả năng bác bỏ giả thuyết này Nếu giả thuyết H0 không thể bị bác bỏ thì phân tích nhân tố rất có khả năng không thích hợp (Trọng & Ngọc, 2008)

Trong phân tích nhân tố, chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của việc phân tích nhân tố Trị số của KMO lớn (từ 0.5 đến 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp, ngược lại nếu trị số này 0.5 Tiêu chuẩn khác biệt trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố Phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên Ngoài ra trị số Eigenvalue phải > 1 Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích Những những nhân tố nào có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc (Trọng & Ngọc, 2008)

Sau khi phân tích nhân tố xong sẽ hiệu chỉnh mô hình lý thuyết theo kết quả phân tích nhân tố và tiến hành phân tích mô hình hồi quy tuyến tính

3.5.3 Phân tích hồi quy tuyến tính

Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan Theo đó, điều kiện để phân tích hồi quy là phải có tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc Tuy nhiên, khi hệ số tương quan < 0.85 thì có khả năng đảm bảo giá trị phân biệt giữa các biến Nghĩa là, nếu hệ số tương quan > 0.85 thì cần xem xét vai trò của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (một biến độc lập này có được giải thích bằng một biến khác)

Bước 2: Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy

Y = β1X1+β2X2+ β3X3+ β4X4+ + βkXk Được thực hiện thông qua các thủ tục:

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình bằng hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square), hệ số này có đặc điểm không phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mô hình được sử dụng thay thế R2 để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: (không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập β1=β2=β3=βK= 0) Nếu giá trị thống kê F có Sig rất nhỏ (< 0.05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc Nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được

- Xác định các hệ số của phương trình hồi quy, đó là các hệ số hồi quy riêng phần βk đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên Tuy nhiên, độ lớn của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, vì thế việc so sánh trực tiếp chúng với nhau là không có ý nghĩa Do đó, để có thể so sánh các hệ số hồi quy với nhau, từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến độc lập cho biến phụ thuộc, người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệnh chuẩn beta

Bước 3: Kiểm tra vi phạm các giả định hồi quy

Mô hình hồi quy được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm các giả định Vì thế, sau khi xây dựng được phương trình hồi quy, cần phải kiểm tra các vi phạm giả định cần thiết sau đây:

- Phần dư của biến phụ thuộc có phân phối chuẩn (đồ thị tần số Histogram, hoặc đồ thị tần số P-P plot)

- Phương sai của sai số không đổi (đồ thị phân tán của phần dư Scatter)

- Không có tương quan giữa các phần dư (đại lượng thống kê d - Durbin Watson)

- Không có tương quan giữa các biến độc lập (hệ số phóng đại phương sai – VIF Trong đó, qui tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến.)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Tổng số phiếu khảo sát thu về là 160, tổng số phiếu hợp lệ là 160 phiếu Thông tin sơ bộ đã được thu nhập bao gồm: (1) Giới tính; (2) Năm đang học; (3) Khoa/Ngành đang học; (4) Chương trình đào tạo; (5) Thu nhập; (6) Chi tiêu và (7) Đi làm thêm

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả nhóm “Giới tính”

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Kết quả thống kê tần suất cho thấy giới tính nữ xuất hiện nhiều hơn (chiếm 68,1%), gấp 2,137 lần giới tính nam Phân bổ giới tính có phần mất cân đối nhẹ

Bảng 4.2 Bảng thống kê nhóm “Năm đang học”

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Kết quả thống kê cho thấy giữa 4 khóa đang học tại Trường Đại học Tài chính – Marketing, số lượng sinh viên tham gia khảo sát giảm dần theo thời gian học tại trường Năm nhất xuất hiện nhiều nhất, chiếm 68,1% Trong khi sinh viên năm 4 lại chỉ chiếm 6,3% Dựa vào bảng 4.2, dễ dàng nhìn thấy phân bổ “Năm đang học” rất mất cân đối

4.1.3 Khoa/Ngành đang theo học

Bảng 4.3 Bảng thống kê nhóm “Khoa/Ngành đang theo học”

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Bảng 4.3 cho ta thấy, 81 sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, 18 sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng, 18 sinh viên khoa kinh tế Luật, 13 sinh viên khoa Thương Mại, 11 sinh viên khoa Marketing và 19 sinh viên khoa khác Với phần trăm tương ứng lần lượt là 50,6%, 11,3%; 11,3%; 8,1%; 6,9% và 11,9% Qua đó cho thấy sinh viên khoa Quản Trị Kinh doanh tham gia khảo sát nhiều nhất

Bảng 4.4 Bảng thống kê nhóm “Chương trình đào tạo”

Chương trình chất lượng cao 22 13,8

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Dựa vào kết quả khảo sát, nhận thấy giữa các biến khảo sát phân bổ không đều, chỉ chủ yếu tập trung vào hệ Đại trà (Chương trình chuẩn) và Chương trình chất lượng cao Theo học hệ Chương trình chuẩn có 129 sinh viên tham gia khảo sát (chiếm 80,6%) gấp

5,86 lần sinh viên theo hệ Chất lượng cao, chỉ xuất hiện 22 lần (chiếm 13,8%)

Bảng 4.5 Bảng thống kê nhóm “Thu nhập”

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Theo bảng 4.5, ta thấy sinh viên tham gia khảo sát có mức thu nhập từ dưới 3 triệu VND là nhiều nhất (chiếm 65%), tiếp theo là các sinh viên có mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu VND (chiếm 27,5%) Hai mức thu nhập này xuất hiện thường xuyên so với 2 mức thu nhập còn lại là từ 5 đến 7 triệu VND và trên 7 triệu VND

Bảng 4.6 Bảng thống kê nhóm “Chi tiêu”

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Tương tự như bảng 4.5, bảng 4.6 thể hiện mức độ chi tiêu của sinh viên Đa số mức chi tiêu của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing thường rơi vào 2 phạm vi là dưới 3 triệu VND (chiếm 51,3%) và từ 3 đến 5 triệu VND (chiếm 38,1%)

Bảng 4.7 Bảng thống kê nhóm “Đi làm thêm”

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Là biến chủ chốt của nghiên cứu, đây là biến thể hiện rõ nhất về vấn đề nghiên cứu Dựa vào bảng thống kê tần số 4.7, ta dễ dàng nhận thấy sinh viên trường UFM đã từng đi làm thêm chiếm tới 114 phiếu, tức chiếm 71,3% gấp 3,13 lần sinh viên chưa từng đi làm thêm ngoài giờ.

Đánh giá độ tin cậy thang đo

Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) Như đã nêu ở chương 3, nếu hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng

> 0,3 thì để lại làm biến quan sát phù hợp Ngược lại, những biến không thỏa mãn hai yêu cầu trên thì sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo cho biến độc lập

Bảng 4.8 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo cho biến độ lập

STT KÝ HIỆU HỆ SỐ TƯƠNG QUAN

Biến KQ – kết quả học tập Hệ số cronbach’s Alpha = 0,832

Thỏa điều kiện hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Biến TN – Thu nhập Hệ số cronbach’s Alpha = 0.821

2 TN2 ,677 Thỏa điều kiện hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Biến CT - Chi tiêu Hệ số cronbach’s Alpha = 0,742

Thỏa điều kiện hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Biến QTG – Kết quả học tập Hệ số cronbach’s Alpha = 0,858

Thỏa điều kiện hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Biến KN – Kỹ năng Hệ số cronbach’s Alpha = 0,879

Thỏa điều kiện hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Biến TLĐ – Tâm ký đám đông Hệ số cronbach’s Alpha = 0,845

Thỏa điều kiện hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Sau khi chạy phân tích EFA đã loại ra các biến: KQ5, TN4, QTG2, KN3 Biến KQ5 và QTG2 phải loại ra là bởi vì hệ số Cronbach’s Alpha của chúng không thỏa yêu cầu đã đề ra ở chương 3 (tức < 0,3) Trong khi biến TN4 và KN3 là thỏa điều kiện trên (hệ số Cronbach’s Alpha > 0,3) nhưng phải loại ra do Cronbach’s Alpha lớn hơn nếu loại biến

(Cronbach’s Alpha if Item Deleted > Cronbach’s Alpha chung) Chi tiết từng bước phân tích được nhóm chúng tôi trình bày ở Phụ lục 2

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc

Bảng 4.9 Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc

Biến RQD – Ra quyết định Hệ số cronbach’s Alpha = 0,890

Thỏa điều kiện hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Tương tụ như trường hợp của biến TN4 và KN3, nhóm chúng tôi loại biến RQD1 do hệ số Cronbach’s Alpha chung sẽ lớn hơn nếu loại biến RQD1 ra Chi tiết phân tích được nhóm chúng tôi trình bày ở phụ lục 1.

Đánh giá độ hội tụ thang đo

4.3.1 Kết quả đánh giá độ hội tụ thang đo

Bảng 4.10 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá hộ tụ thang đo

Trị số KMO = 0,884 Hệ số Sig = 0,000

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Sau 4 lần thực hiện phân tích độ hội tụ thang đo đã loại ra 4 biến theo thứ tự là TLDD1, CT4, QTG1, QTG3 Các biến TLDD1, CT4 và QTG3 là do hệ số Factor Loading không hiển thị trên bất kỳ tải nhân tố nào Biến còn lại là QTG1 bị loại do có hệ số tải nhân tố cùng nằm trên 2 nhân tố Sau khi tiến hành đánh giá độ hội tu thang đo, từ 5 yếu tố ban đầu cho ra kết qua cuối cùng gồm có 4 yếu tố, như sau:

Nhóm nhân tố đầu tiên bao gồm cái nhân tố KN1, KN2, KN4, KN5, QTG4, QTG5 được hình thành từ hai nhóm nhân tố ban đầu là Kinh nghiệm – Kỹ năng thực tế (KN) và Quỹ thời gian (QTG) Nội dung của biến QTG4 là “Xu hướng sinh viên nhận việc làm online ngày càng tăng do muốn linh động về thời gian làm việc.” và QTG5 là “Làm thêm giúp tôi tăng khả năng sắp xếp thời gian một cách hợp lý” Cả hai biến này này thể hiện sinh viên cần phải biết vận dụng, sắp xếp linh động thời gian của bản thân cho việc làm thêm của mình Đây chính là kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian Vì vậy cùng với các biến thuộc nhóm kỹ năng, nhóm tác giả quyết định đặt tên nhóm này là Kỹ năng mềm (KNM)

Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các nhân tố là TLDD2, TLDD3, TLDD4, CT1, CT2, CT3, cũng được gộp thành từ hai nhân tố ban đầu là Tâm lý đám đông (TLDD) và Chi tiêu (CT) Nội dung lần lượt của hai biến CT1 và CT2 là “Tôi quyết định đi làm thêm vì chi tiêu vượt mức gia đình chu cấp”; “Tôi sẽ không đi làm thêm nếu gia đình tôi có điều kiện” đã thể hiện sự ảnh hưởng của gia đình đến với việc ra quyết định đi làm thêm của mỗi cá nhân Còn biến CT3 “Chi tiêu thấp nên tôi không cần đi làm thêm” cho biết thái độ của cá

37 nhân nếu chi tiêu mỗi tháng không quá cao, đủ trang trải được Chính vì thế, cùng với các biến thuộc nhóm Tâm lý đám đông nên nhóm chúng tôi quyết định đặt tên cho nhóm mới này là Chuẩn chủ quan (CCQ)

Nhóm nhân tố thứ ba bao gồm các nhân tố thuộc biến Kết quả học tập (trừ biến KQ5 đã bị loại), nội dung của các biến KN1, KN2, KN3, KN4 đã thể hiện đúng hàm ý của biến

KQ nên nhóm chúng tôi tiếp tục sử dụng tên Kết quả học tập (KQ) để mô tả nhóm nhân tố này

Nhóm nhân tố thứ tư bao gồm TN1, TN2, TN3, ba biến này đều thuộc nhóm Thu nhập (TN), đã nói lên hàm ý chính xác mà nhóm chúng tôi muốn truyền tải Tương tự biến

KQ ở nhóm nhân tố thứ 3, nhóm chúng tôi tiếp tục sử dụng tên Thu nhập (TN) để đề cập nhóm nhân tố này

4.3.2 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích đánh giá độ hội tụ thang đo

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Phân tích ma trận tương quan Pearson

Bảng 4.11 Kết quả phân tích ma trận tương quan Pearson

KNM CCQ KQ TN QD

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Vì hệ số Sig < 0,05 nên dự đoán phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Phân tích hồi quy tuyến tính

Std Error of the Estimate Durbin-Watson

1 ,831 a ,690 ,682 ,48958 1,931 a Predictors: (Constant), TNTT, CCQ, KQHT, KNM

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Giá trị R 2 Hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,682 > 0,5 có ý nghĩa Tức là trong mô hình nghiên cứu của nhóm chúng tôi, mô hình các yếu tố độc lập giải thích được 68,2% biến phụ thuộc

Squares df Mean Square F Sig

Total 119,998 159 a Predictors: (Constant), TN, CCQ, KQ, KNM b Dependent Variable: QD

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Giá trị Sig của kiểm định F được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình

Do hệ số Sig < 0,05, ta có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội phug hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được

B Std Error Beta Tolerance VIF

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Giá trị Sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy Nếu Sig của kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0,5 thì ta có thể kết luận biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc Dựa vào bảng Coefficient a , ta dễ dàng nhận thấy rằng hệ số Sig của kiểm định t của các biến KNM (0,000); CCQ (0,043); TN (0,048) đều nhỏ hơn 0,05 Còn biến KQ thì có hệ số Sig lớn hơn 0.05 là 0.610 nên biến KQ không có sự tác động đến biến phụ thuộc

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

Quyết định đi làm thêm = 1,994 * Thu nhập

+ 0,106 * Kinh nghiệm – Kỹ năng thực tế

Sau khi thực hiện phân tích hồi quy, tiến hành kiểm tra các giả định của hồi quy là phân phối chuẩn của phần dư thông qua biểu đồ Histogram và Normal P-P Plot phần dư và liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập thông qua biểu đồ phân tán Scatter Plot

Hình 4.2 Biểu đồ Histogram dùng để kiểm tra các giả định của hồi quy

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Hình 4.3 Biểu đồ Normal P-P Plot dùng để kiểm tra các giả định của hồi quy

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm Hình 4.4 Biểu đồ phân tán Scatter dùng để kiểm tra các giả định của hồi quy

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm.

Phân tích khác biệt nhân khẩu học

Bảng 4.15Bảng kết quả One Sample T-test của biến Giới tính

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm

Ta thấy: Hệ số Sig của Giới tính là 0,400 > 0,05 Hệ số Sig.(2 – tailed) = 0,601 > 0,05

Kết luận: Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc ra quyết định đi làm thêm

Bảng 4.16 Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Năm đang học

Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm.

Sum of Squares df Mean Square F Sig

Ta có hệ số Sig varriance = 0,470 > 0,05 và Hệ số Sig Anova = 0,175 > 0,05

Kết luận: Không có khác biệt trong ra quyết định đi làm thêm giữa năm sinh viên đang học tại trường

4.6.3 Biến Ngành/ Khoa đang học

Bảng 4.17 Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Ngành/khoa đang học

Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm.

Ta có hệ số Sig varriance = 0,027 < 0,05 và Hệ số Sig Anova = 0,028 < 0,05

Kết luận: Có khác biệt trong ra quyết định đi làm thêm giữa năm sinh viên đang học tại trường

4.6.4 Biến Chương trình đào tạo

Bảng 4.18 Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Chương trình đào tạo

Levene Statistic df1 df2 Sig

Sum of Squares df Mean

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm.

Ta có hệ số Sig varriance = 0,968 > 0,05 và Hệ số Sig Anova = 0,114 > 0,05

Kết luận: Không có khác biệt trong ra quyết định đi làm thêm giữa chương trình đào tạo mà sinh viên đang học tại trường

Bảng 4.19 Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Thu nhập

Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm.

Ta có hệ số Sig varriance = 0,421 > 0,05 và Hệ số Sig Anova = 0,922 > 0,05

Kết luận: Không có khác biệt trong ra quyết định đi làm thêm giữa thu nhập của sinh viên

Bảng 4.20 Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Chi tiêu

Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm.

Ta có hệ số Sig varriance = 0,161 > 0,05 và Hệ số Sig Anova = 0,577 > 0,05

Kết luận: Không có khác biệt trong ra quyết định đi làm thêm giữa chi tiêu của sinh viên

Bảng 4.21 Bảng kết quả One Sample T- Test cho biến Làm thêm

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm.

Ta thấy: Hệ số Sig của Đi làm thêm là 0,272 > 0,05 Hệ số Sig.(2 – tailed) = 0,733 > 0,05 Kết luận: Không có sự khác biệt giữa trong việc ra quyết định đi làm thêm

HÀM Ý QUẢN TRỊ

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu các yếu ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu các yếu ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của (Trang 19)
Hình 2.6. Mô hình việc làm thêm tác động đến kết quả học tập (GPA) - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Hình 2.6. Mô hình việc làm thêm tác động đến kết quả học tập (GPA) (Trang 22)
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu vì sao sinh viên lại ra quyết định đi làm thêm. - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu vì sao sinh viên lại ra quyết định đi làm thêm (Trang 23)
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đi làm - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đi làm (Trang 26)
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả. - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của nhóm tác giả (Trang 28)
Hình 3.2. Mô hình quy trình nghiên cứu định tính. - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Hình 3.2. Mô hình quy trình nghiên cứu định tính (Trang 31)
Bảng 3.3. Bảng mã hóa câu hỏi khảo sát. - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Bảng 3.3. Bảng mã hóa câu hỏi khảo sát (Trang 38)
Bảng 4.5. Bảng thống kê nhóm “Thu nhập” - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Bảng 4.5. Bảng thống kê nhóm “Thu nhập” (Trang 43)
Bảng 4.7. Bảng thống kê nhóm “Đi làm thêm” - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Bảng 4.7. Bảng thống kê nhóm “Đi làm thêm” (Trang 44)
Bảng 4.14.  Coefficients a - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Bảng 4.14. Coefficients a (Trang 50)
Hình 4.2.  Biểu đồ Histogram dùng để kiểm tra các giả định của hồi quy. - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Hình 4.2. Biểu đồ Histogram dùng để kiểm tra các giả định của hồi quy (Trang 51)
Hình 4.3. Biểu đồ Normal P-P Plot dùng để kiểm tra các giả định của hồi quy - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Hình 4.3. Biểu đồ Normal P-P Plot dùng để kiểm tra các giả định của hồi quy (Trang 52)
Bảng 4.15Bảng kết quả One Sample T-test của biến Giới tính. - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Bảng 4.15 Bảng kết quả One Sample T-test của biến Giới tính (Trang 53)
Bảng 4.19. Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Thu nhập. - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Bảng 4.19. Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Thu nhập (Trang 55)
Bảng 4.20. Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Chi tiêu. - Đề tài nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định Đi làm thêm của sinh viên trường Đại học tài chính marketing
Bảng 4.20. Bảng kết quả One - Way ANOVA cho biến Chi tiêu (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w