1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường việt nam của công ty nestlé

33 31 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 582,83 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NESTLÉ (6)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển (6)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành (6)
      • 1.1.2. Quá trình phát triển của Nestlé tại Việt Nam (6)
    • 1.2. Tổng quan về tình hình kinh doanh quốc tế của Nestlé (7)
      • 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh (7)
      • 1.2.2. Tổng quan thực trạng của Nestlé tại thị trường Việt Nam và nước ngoài (7)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ (9)
    • 2.1. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh (2)
      • 2.1.1. Tổng quan về thị trường Việt Nam (9)
      • 2.1.2. Môi trường vĩ mô (PESTEL) (9)
      • 2.1.3. Môi trường vi mô (5 áp lực cạnh tranh) (12)
    • 2.2. Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế theo quá trình thâm nhập (2)
      • 2.2.1. Chiến lược quốc tế (15)
      • 2.2.2. Chiến lược xuyên quốc gia (16)
      • 2.2.3. Chiến lược đa nội địa (2)
    • 2.3. Phân tích phương thức thâm nhập thị trường quốc tế (2)
    • 2.4. Phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy tương thích với chiến lược kinh doanh quốc tế 19 1. Sơ đồ cấu trúc hiện tại của Nestlé theo phòng ban (2)
      • 2.4.2. Nhận xét cấu trúc tổ chức theo phòng ban của doanh nghiệp (23)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (28)
    • 2.1. Chiến lược nhân sự quốc tế (28)
    • 2.2. Chiến lược sản xuất quốc tế (29)
    • 2.3. Chiến lược tài chính quốc tế (30)
    • 2.4. Chiến lược marketing quốc tế (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Lê Thành Trung Chủ đề: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA CÔNG TY NESTLÉ 5... Với các chiến lược kinh doanh liên tục thay đổi để thích nghi

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NESTLÉ

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Nestle có một quá trình phát triển và lịch sử hình thành dài từ khi công ty được sáng lập cho đến ngày nay Dưới đây là một tóm tắt về quá trình này:

- Năm 1866: Henri Nestlé, một nhà hóa học người Thụy Sĩ, sáng lập công ty Nestlé và ra mắt sản phẩm đầu tiên là "Farine Lactée Nestlé", một loại thức ăn dành cho trẻ em không thể được nuôi bằng sữa mẹ

- Năm 1947: Nestlé mua lại Maggi, một công ty nổi tiếng sản xuất mì gói và gia vị, mở rộng thêm dòng sản phẩm thực phẩm tiêu dùng

- Năm 1974: Nestlé mua lại thương hiệu cà phê nổi tiếng Nescafe, mở rộng vào lĩnh vực cà phê và nước giải khát

- Năm 1988: Nestlé mua lại công ty Thụy Sĩ Nestea, mở rộng vào lĩnh vực đồ uống không cồn

- Năm 2001: Nestlé mua lại thương hiệu nước khoáng Perrier, mở rộng vào lĩnh vực nước uống đóng chai

Hiện nay, Nestlé là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, với một danh mục rộng các thương hiệu nổi tiếng và hoạt động tại hơn 180 quốc gia trên toàn cầu

1.1.2 Quá trình phát triển của Nestlé tại Việt Nam

- Năm 1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc Tập đoàn Nestlé) và Công ty thương mại Long An

- Năm 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Năm 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, Tỉnh Đồng Nai

- Năm 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên

- Năm 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam

- Năm 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ

- Năm 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà máy Trị An

- Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phòng TP.HCM

Tổng quan về tình hình kinh doanh quốc tế của Nestlé

Tập đoàn Nestlé được mệnh danh là công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới Cho nên những sản phẩm có tên thương hiệu của Tập đoàn rất được người tiêu dùng ưa chuộng Những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng Nestlé đang được sản xuất và bán trên thị trường của Việt Nam mà không thể không kể đến:

Nestlé MILO: chiết xuất dinh dưỡng vượt trội từ mầm lúa mạch nguyên cám, sữa, bột ca cao…, được bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp dưỡng chất cân bằng và đầy đủ, giúp trẻ từ 6 – 12 tuổi luôn tràn đầy năng lượng và mạnh khỏe

NESCAFÉ: nhận được sự tín nhiệm và tin yêu của người 6 tiêu dùng trên toàn thế giới bởi NESCAFÉ cùng chia sẻ một tình yêu và niềm say mê cà phê để đem đến những ly cà phê thơm ngon nhất cho bạn những giây phút thưởng thức cà phê tuyệt vời nhất KitKat: Là bánh xốp mang hương vị sô-cô-la vô cùng quyết rũ

MAGGI: bao gồm các sản phẩm như Nước tương MAGGI được sảnxuất theo công nghệ lên men tự nhiên, Dầu hào MAGGI được cô đặc từ hào nguyên chất, hạt nêm MAGGI Nấm hương đậm đà thơm ngon đem đến cho bạn bữa chay nhẹ nhàng, ngon miệng

Sữa MOM&me: Sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú

1.2.2 Tổng quan thực trạng của Nestlé tại thị trường Việt Nam và nước ngoài

1.2.2.1 Tại thị trường Việt Nam

Ngày 8/1, Nestlé Việt Nam thông báo đầu tư thêm 100 triệu USD vào nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai, nâng tổng vốn đầu tư lên hơn 500 triệu USD với Mục đích

4 là tăng công suất sản xuất cà phê, đáp ứng nhu cầu tăng và biến Việt Nam thành trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao toàn cầu

Dự án là minh chứng cho cam kết đầu tư dài hạn của Nestlé tại Việt Nam Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, công suất của nhà máy sẽ tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và khai thác hiệu quả dư địa xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho thế giới Đồng thời, thông qua dự án này, Nestlé cũng mong muốn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng của đất nước

1.2.2.2 Tại thị trường nước ngoài

Theo Báo cáo thường niên về ngành thực phẩm và đồ uống năm 2023 của Brand Finance Nestlé tiếp tục là thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất thế giới, với giá trị thương hiệu được định giá lên đến 22,4 tỷ đô la Mỹ, đồng thời đứng vị trí số 1 về bền vững trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu thực phẩm Trong đó, giá trị nhận thức về tính bền vững của Nestlé được định giá lên đến 1,35 tỷ đô la Mỹ

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh

2.3 Phân tích phương thức thâm nhập thị trường quốc tế

Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế theo quá trình thâm nhập

tế theo quá trình thâm nhập

Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

2.4 Phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy tương thích với chiến lược kinh doanh quốc tế

Phân tích phương thức thâm nhập thị trường quốc tế

Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế theo quá trình thâm nhập

Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

Phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy tương thích với chiến lược kinh doanh quốc tế 19 1 Sơ đồ cấu trúc hiện tại của Nestlé theo phòng ban

Chương 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG THÂM NHẬP THỊ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NESTLÉ 2

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 2

1.1.2 Quá trình phát triển của Nestlé tại Việt Nam 2

1.2 Tổng quan về tình hình kinh doanh quốc tế của Nestlé 3

1.2.2 Tổng quan thực trạng của Nestlé tại thị trường Việt Nam và nước ngoài 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 5

2.1 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh 5

2.1.1 Tổng quan về thị trường Việt Nam 5

2.1.2 Môi trường vĩ mô (PESTEL) 5

2.1.3 Môi trường vi mô (5 áp lực cạnh tranh) 8

2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế theo quá trình thâm nhập 11

2.2.2 Chiến lược xuyên quốc gia 12

2.2.3 Chiến lược đa nội địa 12

2.3 Phân tích phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 17

2.4 Phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy tương thích với chiến lược kinh doanh quốc tế 19 2.4.1 Sơ đồ cấu trúc hiện tại của Nestlé theo phòng ban 19

2.4.2 Nhận xét cấu trúc tổ chức theo phòng ban của doanh nghiệp 19

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 24

2.1 Chiến lược nhân sự quốc tế 24

2.2 Chiến lược sản xuất quốc tế 25

2.3 Chiến lược tài chính quốc tế 26

2.4 Chiến lược marketing quốc tế 28

Giao thương quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia hội nhập, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Trong quá trình hội nhập này, các tập đoàn đa quốc gia đóng vai trò then chốt, góp phần quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa và thúc đẩy giao thương giữa các nền kinh tế Nestlé, một trong những tập đoàn đó, đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh doanh toàn cầu sau hơn một thế kỷ hoạt động Với các chiến lược kinh doanh liên tục thay đổi để thích nghi với thị trường, Nestlé đã tạo ra ảnh hưởng lớn và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia

Trong quá trình phát triển, Nestlé cũng không tránh khỏi những sai lầm và thất bại tại một số thị trường trên thế giới Tuy nhiên, với nỗ lực không ngừng và chiến lược linh hoạt, tập đoàn này vẫn không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động sang các thị trường mới, đóng góp vào sự thành công của mình và sự phát triển kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam

Với những lý do trên, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Nestlé” nhằm góp phần đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NESTLÉ 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Nestle có một quá trình phát triển và lịch sử hình thành dài từ khi công ty được sáng lập cho đến ngày nay Dưới đây là một tóm tắt về quá trình này:

- Năm 1866: Henri Nestlé, một nhà hóa học người Thụy Sĩ, sáng lập công ty Nestlé và ra mắt sản phẩm đầu tiên là "Farine Lactée Nestlé", một loại thức ăn dành cho trẻ em không thể được nuôi bằng sữa mẹ

- Năm 1947: Nestlé mua lại Maggi, một công ty nổi tiếng sản xuất mì gói và gia vị, mở rộng thêm dòng sản phẩm thực phẩm tiêu dùng

- Năm 1974: Nestlé mua lại thương hiệu cà phê nổi tiếng Nescafe, mở rộng vào lĩnh vực cà phê và nước giải khát

- Năm 1988: Nestlé mua lại công ty Thụy Sĩ Nestea, mở rộng vào lĩnh vực đồ uống không cồn

- Năm 2001: Nestlé mua lại thương hiệu nước khoáng Perrier, mở rộng vào lĩnh vực nước uống đóng chai

Hiện nay, Nestlé là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, với một danh mục rộng các thương hiệu nổi tiếng và hoạt động tại hơn 180 quốc gia trên toàn cầu

1.1.2 Quá trình phát triển của Nestlé tại Việt Nam

- Năm 1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc Tập đoàn Nestlé) và Công ty thương mại Long An

- Năm 1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Năm 1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, Tỉnh Đồng Nai

- Năm 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên

- Năm 2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam

- Năm 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ

- Năm 2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà máy Trị An

- Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phòng TP.HCM

1.2 Tổng quan về tình hình kinh doanh quốc tế của Nestlé

Tập đoàn Nestlé được mệnh danh là công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới Cho nên những sản phẩm có tên thương hiệu của Tập đoàn rất được người tiêu dùng ưa chuộng Những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng Nestlé đang được sản xuất và bán trên thị trường của Việt Nam mà không thể không kể đến:

Nestlé MILO: chiết xuất dinh dưỡng vượt trội từ mầm lúa mạch nguyên cám, sữa, bột ca cao…, được bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp dưỡng chất cân bằng và đầy đủ, giúp trẻ từ 6 – 12 tuổi luôn tràn đầy năng lượng và mạnh khỏe

NESCAFÉ: nhận được sự tín nhiệm và tin yêu của người 6 tiêu dùng trên toàn thế giới bởi NESCAFÉ cùng chia sẻ một tình yêu và niềm say mê cà phê để đem đến những ly cà phê thơm ngon nhất cho bạn những giây phút thưởng thức cà phê tuyệt vời nhất KitKat: Là bánh xốp mang hương vị sô-cô-la vô cùng quyết rũ

MAGGI: bao gồm các sản phẩm như Nước tương MAGGI được sảnxuất theo công nghệ lên men tự nhiên, Dầu hào MAGGI được cô đặc từ hào nguyên chất, hạt nêm MAGGI Nấm hương đậm đà thơm ngon đem đến cho bạn bữa chay nhẹ nhàng, ngon miệng

Sữa MOM&me: Sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú

1.2.2 Tổng quan thực trạng của Nestlé tại thị trường Việt Nam và nước ngoài

1.2.2.1 Tại thị trường Việt Nam

Ngày 8/1, Nestlé Việt Nam thông báo đầu tư thêm 100 triệu USD vào nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai, nâng tổng vốn đầu tư lên hơn 500 triệu USD với Mục đích

4 là tăng công suất sản xuất cà phê, đáp ứng nhu cầu tăng và biến Việt Nam thành trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao toàn cầu

Dự án là minh chứng cho cam kết đầu tư dài hạn của Nestlé tại Việt Nam Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, công suất của nhà máy sẽ tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và khai thác hiệu quả dư địa xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho thế giới Đồng thời, thông qua dự án này, Nestlé cũng mong muốn có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm và tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng của đất nước

1.2.2.2 Tại thị trường nước ngoài

Theo Báo cáo thường niên về ngành thực phẩm và đồ uống năm 2023 của Brand Finance Nestlé tiếp tục là thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất thế giới, với giá trị thương hiệu được định giá lên đến 22,4 tỷ đô la Mỹ, đồng thời đứng vị trí số 1 về bền vững trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu thực phẩm Trong đó, giá trị nhận thức về tính bền vững của Nestlé được định giá lên đến 1,35 tỷ đô la Mỹ

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 2.1 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh

2.1.1 Tổng quan về thị trường Việt Nam

Thị trường Việt Nam là một trong những thị trường nổi bật và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á Với dân số hơn 97 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, Việt Nam thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp toàn cầu Kinh tế Việt Nam đã trải qua một quá trình đổi mới và phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, dẫn đến sự đa dạng hóa ngành công nghiệp và sự mở cửa thị trường Thị trường tiêu thụ của Việt Nam cũng đang trở nên ngày càng đa dạng và phong phú, với sự tăng trưởng nhanh chóng của lớp trung lưu và sự tăng cường của sức mua của người dân Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và quốc tế trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường

2.1.2 Môi trường vĩ mô (PESTEL)

Tầm nhìn của nhà nước đối với sự phát triển của đất nước

Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với sự ổn định về chính trị và trật tự an ninh cùng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, giúp các doanh nghiệp còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi liên quan đến đầu tư và kinh doanh, tạo điều kiện để Nestlé đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Chiến lược nhân sự quốc tế

Đối với chiến lược nhân sự của mình, Nestle áp dụng chiến lược nhân sự địa tâm cho doanh nghiệp của họ, thông qua việc họ tuyển nhân sự và bổ nhiệm và luân chuyển các chức vụ quan trọng cho những cá nhân có năng lực xuất sắc đến từ các quốc gia khác nhau để đảm nhiệm tại các chi nhánh trên toàn cầu, Nestle chú trọng vào năng lực, không phân biệt quốc tịch cũng như mở ra cơ hội việc làm rộng mở ở khắp các chi nhánh của họ trên toàn thế giới Một vài trường hợp có thể kể đến như:

- Năm 2015, Nestle chính thức bổ nhiệm ông Ganesan Ampalavanar (người Malaysia) trở thành tổng giám đốc cho Nestle Việt Nam Ông Ganesan đã dẫn dắt Công Ty Nestlé Việt Nam tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ tháng 2/2015 đến hết tháng 3/2020 Được biết, thời gian trước đó ông từng làm Giám đốc kinh doanh của Nestlé Malaysia vào năm 2003, Giám đốc kinh doanh của Nestlé Ấn Độ vào năm 2008 Năm 2013, ông Ganesan nắm vai trò lãnh đạo Nestlé Sri Lanka

- Năm 2020, ông Binu Jacob thay thế ông Ganesan Ampalavanar, người vừa trở thành Tổng giám đốc Nestlé Indonesia Trước khi đến Việt Nam, ông Binu Jacob đã kinh qua các vị trí lãnh đạo gồm Giám đốc kinh doanh Vùng và Phó chủ tịch Cấp cao, phụ trách kinh doanh các dòng sản phẩm Dinh dưỡng cho Trẻ nhỏ của Tập đoàn Nestlé tại Trung Quốc

Có thể thấy, tại các vị trí cấp cao và các vị trí làm việc khác, Nestle luôn lấy năng lực của nhân viên làm trọng tâm Bà Trương Bích Đào, Giám đốc Nhân sự tại Nestlé Việt Nam khẳng định: “Đối với Nestlé Việt Nam, nhân viên chính là tài sản có giá trị nhất Đó là lý do tại sao công ty muốn đảm bảo rằng mỗi nhân viên của công ty đều có cơ hội đóng góp, phát triển và thăng tiến lâu dài tại Nestlé” Dù sở hữu lực lượng nhân sự đông đảo, Nestlé luôn nỗ lực tạo động lực cho tất cả nhân viên của mình, đánh giá cao giá trị và tiềm năng của mỗi người, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, giới tính, quốc tịch, tôn giáo, tuổi tác và những khác biệt khác

Chiến lược sản xuất quốc tế

Nestle áp dụng chiến lược sản xuất trên toàn cầu thông qua việc tự sản xuất bằng việc xây dựng các nhà máy sản xuất riêng cho chính thương hiệu của họ

Nestlé đã sử dụng một chiến lược diện rộng cho châu Á bao gồm việc sản xuất các sản phẩm khác nhau ở mỗi quốc gia để cung cấp cho khu vực một sản phẩm nhất định từ một quốc gia Ví dụ: Nestlé sản xuất sữa đậu nành ở Indonesia, máy pha cà phê ở Thái Lan, bột đậu nành ở Singapore, kẹo ở Malaysia và ngũ cốc ở Philipin, tất cả đều phân phối trong khu vực Liên kết với General Mills vào những năm 1990, đưa ra thị trường loại ngũ cốc ăn sáng là một ý tưởng sáng tạo của Nestlé, vì đây là một tập đoàn lớn, nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm ngũ cốc và đặc biệt có lượng khách hàng ổn định Năm 2010, Nestlé có trong tay 29,7% cổ phần của LOreal - liên minh chiến lược để tạo ra kem dưỡng chăm sóc da mặt, mở ra một thị trường mới, đánh vào phân khúc thị trường mới và đồng thời tạo ra khách hàng mới Nhìn chung, Nestlé không những phát triển về khâu tự sản xuất, mà còn về các mối quan hệ liên kết với các tập đoàn khác để làm cho các sản phẩm thêm phong phú và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đó cũng là lý do vì sao hơn 20 năm qua, Nestle không ngừng phát triển lớn mạnh và vươn ra toàn thế giới, đè bẹp nhiều đối thủ cạnh tranh Điển hình như ở Việt Nam, tính đến nay, Tập đoàn Nestlé đã đầu tư gần 830 triệu USD thông qua Công ty TNHH Nestlé Việt Nam với 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối Riêng tại tỉnh Đồng Nai, công ty đang vận hành 3 nhà máy, trong đó Nestlé Trị

An là một trong những nhà máy sản xuất lớn nhất của Nestlé tại Việt Nam Đây cũng là một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trong khu vực của Tập đoàn Hiện nay, nhà máy đang sản xuất các sản phẩm cà phê với các thương hiệu quen thuộc bao gồm NESCAFÉ, NESCAFÉ Dolce Gusto, NESPRESSO, Starbucks và Blue Bottle

Một lý do mà Nestle nên thực hiện chiến lược tự sản xuất là vì khi chủ động trong khâu sản xuất thì doanh nghiệp chủ động kiểm soát được chất lượng, giữ được bí quyết kỹ thuật và công nghệ, có khả năng thích ứng với thay đổi nhu cầu khách hàng Bên cạnh đó, doanh nghệp còn có thể tránh được các rủi ro như:

- Rủi ro về chất lượng: Sản phẩm mua ngoài có thể không đạt yêu cầu về chất lượng

- Rủi ro về nguồn cung: Nhà cung cấp có thể không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai

- Rủi ro về chi phí: Chi phí mua ngoài có thể tăng lên trong tương lai

- Rủi ro về bảo mật thông tin: Thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp có thể bị rò rỉ khi mua ngoài.

Chiến lược tài chính quốc tế

Kiểm soát tài chính tập trung: Các công ty con rất lớn của Nestlé được phân quyền hoạt động Tuy nhiên, các vấn đề tài chính được tập trung ở Vevey, Thụy Sỹ Chỉ có 12 người nhưng phòng tài chính thực hiện tất cả các quyết định tài trợ, quản lý rủi ro, xác định lợi tức, tính toán cấu trúc nợ/ vốn cổ phần toàn cầu và đánh giá kết quả hoạt động của tất cả các công ty con

Chức năng tài chính tập trung của Nestlé có một vai trò then chốt trong mạng lưới phức tạp bao gồm hoạt động chuyển tiền từ chi nhánh về đại bản doanh và các dòng vốn đầu tư từ đại bản doanh tới các chi nhánh của tập đoàn Lợi nhuận và tiền nhàn rỗi được tập hợp bởi Phòng tài chính ở Vevey, sau đó được rót trở lại cho các công ty con dưới dạng vốn cổ phần và các đầu tư nợ Nestlé cho rằng đây là một giải pháp đầu tư tốt nhất có thể đối với giá trị của tập đoàn Đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro tài chính:

- Quản lý hàng tồn kho

+ Hàng tồn kho dưới dạng nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm được dự trữ để tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất bằng việc đảm bảo nguồn cung cấp sẵn có khi cần

+ Nâng tỷ lệ sản xuất cao hơn khi đảm bảo hàng hóa có sẵn để giao hàng vào lúc bán

+ Chuyển sản xuất trong nước ra nước ngoài để tận dụng lợi thế về lao động rẻ và cơ hội được miễn giảm thuế, các khoản vay lãi suất thấp và các ưu đãi khác của Chính phủ nước sở tại

Rủi ro giao dịch: Một rủi ro giao dịch xuất hiện bất cứ lúc nào khi một công ty tham gia vào một giao dịch bằng đồng ngoại tệ Vì giao dịch đó sẽ tạo ra một dòng tiền ngoại tệ vào hoặc ra nên bất cứ một thay đổi nào về tỷ giá có liên quan giữa thời điểm có hiệu lực so với thời điểm quyết toán của giao dịch sẽ gây ra một thay đổi về quy mô của dòng tiền, có các biện pháp sau:

+ Sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, các điều khoản điều chỉnh giá

+ Các hợp đồng quyền chọn về tiền tệ và các nghiệp vụ vay hoặc cho vay ngoại tệ

+ Công ty có thể cố gắng viết hóa đơn tất cả các giao dịch bằng đồng nội tệ hoặc bằng một loại ngoại tệ mạnh như Đôla Mỹ để có thể tránh rủi ro giao dịch một cách triệt để

Rủi ro kinh doanh: là những rủi ro do sự biến động về ngoại hối có thể làm thay đổi doanh thu và chi phí trong tương lai của doanh nghiệp – đó chính là luồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, đo lường rủi ro kinh doanh cần phải tính trong dài hạn, xem xét doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh mà khả năng cạnh tranh về chi phí và giá của doanh nghiệp có thể chịu tác động của sự thay đổi tỷ giá, có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Tăng sản lượng ở những nước mà đồng bản tệ đang trong tình trạng mất giá và giảm sản lượng ở những nước mà đồng bản tệ đang trong tình trạng tăng giá + Điều chỉnh không phải chỉ những quyết định về mặt tài chính mà phải điều chỉnh cả quá trình sản xuất hoặc hoạt động marketing tổng hợp sao cho phù hợp với thay đổi của giá cả

+ Tài trợ một phần tài sản của công ty nhằm tạo lợi nhuận xuất khẩu, như vậy bất cứ khoản thâm hụt nào trong khoản tiền mặt từ hoạt động kinh doanh do sự thay đổi về tỷ giá sẽ được bù trừ bằng việc giảm chi phí thanh toán các khoản nợ

Do vậy, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro kinh doanh khi doanh nghiệp này đầu tư vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho một thị trường có sự cạnh tranh từ phía các công ty nước ngoài, hoặc khi hàng hóa và yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất có nguồn gốc nước ngoài Sự đầu tư này có thể là: Phát triển sản phẩm mới, xây dựng mạng

28 lưới phân phối, ký hợp đồng cung cấp với đối tác nước ngoài hoặc đầu tư vào máy móc sản xuất, rủi ro giao dịch xuất hiện sau đó trong trường hợp công ty ký kết các hợp đồng mua bán được thanh toán bằng ngoại tệ.

Chiến lược marketing quốc tế

Cải tiến sản phẩm không chỉ là việc cải thiện bao bì, tính năng và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường đang thay đổi mà còn giúp doanh nghiệp kéo dài vòng đời của sản phẩm hoặc dịch vụ Đây là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để thâm nhập thị trường

Mở rộng kênh phân phối

Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và đa dạng của các kênh phân phối đang đặt áp lực lớn lên các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Chiến lược mở rộng kênh phân phối giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch phù hợp để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng một cách hiệu quả nhất

Tăng cường quảng cáo và tiếp thị

Chiến lược tăng cường quảng cáo và tiếp thị là một phương tiện để thâm nhập thị trường bằng cách triển khai quảng cáo đa dạng trên nhiều phương tiện, nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận đối với nhóm khách hàng mục tiêu Phương pháp áp dụng thường bao gồm quảng cáo qua băng rôn, banner, biển quảng cáo, báo in, truyền thông, quảng cáo trên truyền hình, v.v Đồng thời, khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, các nhà tiếp thị cũng cần áp dụng các kỹ thuật đột phá và sáng tạo để đảm bảo hiệu quả quảng cáo đạt đến mức tối đa

Chiến lược khuyến mãi là một phần của chiến lược Marketing, nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng và thu hút khách hàng mới Chiến lược này có nhiều hình thức như giảm giá sản phẩm, quà tặng kèm, v.v nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và được áp dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực kinh doanh

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ - Chủ Đề phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường việt nam của công ty nestlé
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (Trang 2)
Hình 1: Sơ đồ cấu trúc hiện tại theo phòng ban của Nestlé - Chủ Đề phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường việt nam của công ty nestlé
Hình 1 Sơ đồ cấu trúc hiện tại theo phòng ban của Nestlé (Trang 23)
Hình 2:  Cấu trúc theo bộ phận sản phẩm toàn cầu - Chủ Đề phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường việt nam của công ty nestlé
Hình 2 Cấu trúc theo bộ phận sản phẩm toàn cầu (Trang 24)
Hình 3: Cấu trúc theo khu vực mang tính toàn cầu - Chủ Đề phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường việt nam của công ty nestlé
Hình 3 Cấu trúc theo khu vực mang tính toàn cầu (Trang 25)
Hình 4: Mô hình cấu trúc kết hợp - Chủ Đề phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường việt nam của công ty nestlé
Hình 4 Mô hình cấu trúc kết hợp (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w