1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch marketing cho ví điện tử alipay thâm nhập thị trường việt nam bằng việc sáp nhập lazada

51 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Hoạch Marketing Cho Ví Điện Tử Alipay Thâm Nhập Thị Trường Việt Nam Bằng Việc Sáp Nhập Lazada
Tác giả Cao Mỹ An, Nguyễn Lưu Hoàng Anh, Nguyễn Thanh Hồng Ân, Trần Quốc Bảo, Nguyễn Gia Hào, Nguyễn Hoàng Như Hiếu, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Đào Anh Khoa, Nguyễn Long Quý Phụng, Bùi Cao Diễm Quỳnh
Người hướng dẫn Phạm Thị Châu Quyên
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Marketing quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Sự thành công của Alipay đến từ việc là mộttrong những dịch vụ thanh toán điện tử xuất hiện sớm trên thị trường, khai thác cơ sởngười dùng rộng lớn từ Alibaba, liên tục cập nhật tính năn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-*** -TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ: KẾ HOẠCH MARKETING CHO VÍ ĐIỆN TỬ ALIPAY

THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM BẰNG VIỆC SÁP NHẬP LAZADA

Môn: Marketing quốc tế

Mã môn học: ML135

Lớp: K60D

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

Người hướng dẫn: Phạm Thị Châu Quyên

Nhóm thực hiện: THE MASK MARKETER

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ALIPAY 2

1.1 Giới thiệu chung về Alipay 2

1.2 Tầm nhìn của Alipay 2

1.3 Sứ mệnh của Alipay 2

1.4 Triết lý kinh doanh của Alipay 3

1.5 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp 4

1.6 Dấu ấn thâm nhập thị trường quốc tế của Alipay (Đông Nam Á) 5

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 6

2.1 Đánh giá thị trường Việt Nam 6

2.2 Yếu tố chính trị ở Việt Nam 6

2.3 Yếu tố kinh tế ở Việt Nam 6

2.4 Yếu tố văn hoá – xã hội ở Việt Nam 8

2.5 Yếu tố công nghệ ở Việt Nam 9

2.6 Yếu tố môi trường ở Việt Nam 10

2.7 Yếu tố pháp lý ở Việt Nam 10

2.8 Tổng quan thị trường ví điện tử tại Việt Nam 10

2.9 Toàn cảnh thị trường ví điện tử tại Việt Nam 10

2.10 Nhu cầu thị trường ví điện tử tại Việt Nam 12

2.11 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường vi diện tử tại Việt Nam 13

CHƯƠNG III: THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 17

3.1 Phân tích khách hàng mục tiêu 17

3.2 Đối tượng khách hàng mục tiêu 19

Trang 4

3.2.1 Nhân khẩu học của đối tượng khách hàng mục tiêu 19

3.2.2 Hành vi tiêu dùng của đối tượng khách hàng mục tiêu 19

3.2.3 Tâm lý học của đối tượng khách hàng mục tiêu 20

3.3 Đánh giá cơ hội và thách thức trong thị trường mục tiêu 20

3.3.1 Cơ hội trong thị trường mục tiêu 20

3.3.2 Thách thức trong thị trường mục tiêu 20

CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC MARKETING THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 22

4.1 Phương thức thâm nhập thị trường của Alipay 22

4.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22

4.3 Tiềm năng của doanh nghiệp 22

4.4 Chính sách về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của chính phủ và ảnh hưởng đến Alipay 23

4.5 Phương thức xâm nhập của Alipay vào thị trường Việt Nam 24

4.6 Mục tiêu Marketing của Alipay 28

4.7 Phân tích mô hình Marketing 4P của Alipay 29

4.7.1 Positioning của Alipay 29

4.7.2 Phân tích 4Ps của Alipay 29

4.8 Chiến lược 5 năm tiếp theo và yêu cầu về nguồn lực cho Alipay 33

4.8.1 Chiến lược 5 năm tiếp theo của Alipay 33

4.8.2 Yêu cầu về nguồn lực cho chiến lược 5 năm của Alipay 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay, sự tiến bộ của công nghệ cùng với cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa trên phạm vi toàn cầu.Đồng thời, đại dịch Covid-19 đã thay đổi cách mà người tiêu dùng mua sắm và thanhtoán, khiến cho việc sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổbiến hơn Xu hướng này đã trở thành một phương tiện thông dụng ở nhiều quốc gia pháttriển trên thế giới, với số lượng người dùng ngày càng tăng

Thay vì sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống, người tiêu dùng tại ViệtNam ngày nay đang dần chuyển sang sử dụng các ứng dụng ví điện tử do tính đa dạng,tiện ích và tính tiện lợi của chúng Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy rằng cókhoảng 43 ứng dụng ví điện tử và tổ chức trung gian thanh toán không phải ngân hànghoạt động chính thức tại thị trường Việt Nam Đến cuối quý I năm 2020, đã có khoảng 13triệu tài khoản ví điện tử được kích hoạt và sử dụng, với tổng số dư khoảng 1,36 nghìn tỷđồng và tổng cộng 225 triệu giao dịch được thực hiện

Tổng thể, thị trường Việt Nam được xem là một thị trường tiềm năng với quy mô đủlớn để thu hút sự quan tâm trong chiến lược mở rộng quốc tế của Alipay trong những nămsắp tới Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài "Nghiên cứu kế hoạch Marketing cho công

ty Alipay khi mở rộng vào thị trường Việt Nam thông qua việc sáp nhập EMonkey và ramắt ví điện tử Lazada Pay." Mục tiêu của chúng tôi là đánh giá tổng quan về các ứng dụng

ví điện tử tại thị trường nội địa để từ đó đưa ra các đề xuất trong việc xây dựng chiến lượccủa Alipay khi bước vào thị trường Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ALIPAY 1.1 Giới thiệu chung về Alipay

Alipay là một ví điện tử được thành lập và phát triển bởi tập đoàn Alibaba (AlibabaGroup), một tập đoàn đa ngành cung cấp dịch vụ bán hàng C2C, B2C, B2B, và dịch vụbán hàng trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử Alibaba cũng cung cấp dịch vụthanh toán điện tử, công cụ tìm kiếm mua sắm và dịch vụ điện toán đám mây Hiện nay,Alibaba là một trong hai tập đoàn công nghệ lớn nhất châu Á và nằm trong top 10 tậpđoàn có thương hiệu mạnh nhất thế giới, cùng với Amazon và Apple

Alipay được ra mắt vào năm 2004 và tính đến nay đã chiếm lĩnh thị trường với sốlượng người dùng lớn Vào năm 2019, Alipay đã đạt mốc 1 tỷ người dùng, trở thành dịch

vụ thanh toán di động lớn nhất trên thế giới Sự thành công của Alipay đến từ việc là mộttrong những dịch vụ thanh toán điện tử xuất hiện sớm trên thị trường, khai thác cơ sởngười dùng rộng lớn từ Alibaba, liên tục cập nhật tính năng và ưu đãi mới cho ngườidùng, cùng với hệ thống chính sách linh hoạt và khả năng tích hợp với nhiều nền tảng thứ

ba để hỗ trợ người bán hàng nâng cao hiệu suất kinh doanh

1.1.1 Tầm nhìn của AliPay

“To build the future infrastructure of commerce

To be a company that lasts at least 102 years”

Là một công ty xuất phát từ tập đoàn Alibaba Alibaba mong muốn trở thành mộtcông ty tồn tại ít nhất 102 năm Alibaba hình dung rằng khách hàng của họ sẽ gặp gỡ, làmviệc và sinh sống tại đây Tầm nhìn của Alibaba cho năm tài chính 2036 là phục vụ 2 tỷngười tiêu dùng toàn cầu, cho phép 10 triệu doanh nghiệp sinh lời và tạo ra 100 triệu việclàm Đồng thời Alibaba mong muốn được xây dựng cơ sở hạ tầng về thương mại trongtương lai

1.1.2 Sứ mệnh

Alipay là một tập đoàn công nghệ về tài chính, một trong những sứ mệnh mang

tính chiến lược mà doanh nghiệp này hướng đến đó là: “To make it easy to do business anywhere”, công ty này đã tạo sự khác biệt chính là tin tưởng và thúc đẩy lực lượng lao

Trang 7

động tạo nên những điều phi thường với những giá trị cốt lõi Họ mong muốn mang đến

Trang 8

cho những doanh nghiệp kinh doanh những tiện ích, giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn baogiờ hết.

1.1.3 Triết lý kinh doanh

Sản phẩm Kiên trì, nhất quán và tập trung tối ưu hóa các chức năng của ví điện

tử nhằm mang lại cho khách hàng những giá trị tối ưu nhất

Khách hàng và

đối tác

Doanh nghiệp luôn quán triệt tinh thần theo tôn chỉ “Khách hàngtrọn đời” Vì thế họ hướng đến những giá trị dài hạn hơn trong tươnglai

Nhân sự

Nhân sự là bộ phận quan trọng nhất, mang giá trị cốt lõi của doanhnghiệp vì thế mà để có thể lựa chọn những tài năng phù hợp với vănhóa làm việc của công ty, Alipay luôn có những tiêu chí tuyển nhân

sự rõ ràng và phát triển họ theo định hướng của công ty

Văn hóa doanh

nghiệp

Ứng dụng “Quyền năng tư tưởng” để tạo nên những cộng sự trungthành, cùng chung lý tưởng và cống hiến để xây dựng nên một doanhnghiệp thành công

Trách nhiệm xã

hội

Sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng tới là tối đa hóa tiềm năng của các

tổ chức và cá nhân trên thế giới, tạo ra sự thuận tiện trong cuộc sốngcủa mọi người Vì thế họ muốn mang lại những giá trị cao nhất chocộng đồng và góp phần thay đổi nhận thức, tư duy toàn cầu…

Trang 9

1.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp

Bảo mật: Mật khẩu đăng nhập và mật khẩu thanh

toán của Alipay khác nhau Số lần nhập mật khẩu bị

giới hạn, được chấp nhận là phương thức thanh toán

hợp pháp

Nhanh chóng: Người bán sẽ nhận được tiền nếu

người dùng Alipay chọn phương án “Thanh toán

ngay”

Đảm bảo quyền lợi khách hàng: Không có trường

hợp tiền bị “đóng băng” hoặc “tiền treo” mà sẽ

chuyển ngay đến ví của người bán khi mua hàng

Tỷ giá thấp: Tỷ giá thanh toán bằng Alipay sẽ thấp

hơn tỷ giá thanh toán trực tiếp bằng thẻ, nhất là với

các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard

Chấp nhận trên nhiều trang thương mại điện tử

tại Trung Quốc: Có mặt trên hầu hết các trang

thương mại điện tử tại Trung Quốc như Taobao,

Tmall, 1688 với hơn 300 triệu người sử dụng

Vốn tài chính lớn: Alibaba Group có thị phần

khổng lồ tại TQ (53,7%, cao hơn cả WeChat pay

đứng thứ 2 với 38,8%) → Khả năng sống sót để tạo

dựng thương hiệu cũng như cạnh tranh lâu dài với

đối thủ Kho dữ liệu khổng lồ về người dùng Việt

Nam: Alibaba group mua lại LAZADA tại Đông

Nam Á → Big data base

Cách thức xác thực tài khoản phức tạp: Đối với khách hàng Việt Nam, khá

khó khăn để kết nối tài khoản Alipay vớithẻ ngân hàng Vì tính bảo mật cao nênngười dùng phải trải qua nhiều bước:chụp ảnh gương mặt, nhập ID hộ chiếu(passport), tài khoản ngân hàng, chờ đợixác thực từ phía ngân hàng…

Quy định sử dụng khắt khe: Quy định

sử dụng rất khắt khe, đặc biệt là vớingười nước ngoài Người tiêu dùngthường bị khoá tài khoản nếu thao tác sai

vì họ vi phạm không tuân thủ quy địnhcủa nhà phát hành

Mức độ liên kết với các ngân hàng nội địa: Chưa liên kết với hầu hết các ngân

hàng tại Việt Nam

Độ nhận diện thấp: Đa số người tiêu

dùng Việt Nam chưa có sự nhận diện vớiAlipay

Trang 10

Alipay hợp tác với Napas: Tăng sự nhanh chóng

và tiện lợi cho các giao dịch Việt Nam - Trung

Quốc.để tạo dựng thương hiệu cũng như cạnh tranh

lâu dài với đối thủ

Kho dữ liệu khổng lồ về người dùng Việt Nam:

Alibaba group mua lại LAZADA tại Đông Nam Á

=> Big data base

Alipay hợp tác với Napas: Tăng sự nhanh chóng và

tiện lợi cho các giao dịch Việt Nam - Trung Quốc

THAM KHẢO THÊM: Điểm mạnh của Alipay:

Quy mô người dùng lớn: Alipay có một lượng người dùng đáng kể, với hàng tỷ người dùng trên toàn cầu, giúp tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Tiện ích và tính linh hoạt: Alipay cung cấp nhiều tính năng tiện ích và linh hoạt, từ thanh toán, chuyển khoản đến các dịch vụ tài chính khác, thu hút người dùng.

Hệ thống bảo mật: Alipay đầu tư mạnh vào bảo mật thông tin và giao dịch, giúp người dùng cảm thấy an tâm khi sử dụng dịch vụ.

Điểm yếu của Alipay:

Cạnh tranh gay gắt: Trong lĩnh vực thanh toán điện tử, Alipay đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt

từ các đối thủ cùng ngành như WeChat Pay, Apple Pay.

Phản ứng từ pháp luật: Do quy định pháp lý khắt khe và thay đổi nhanh chóng, Alipay có thể phải đối mặt với thách thức trong việc tuân thủ các quy định mới.

Phụ thuộc vào hệ sinh thái Alibaba: Mặc dù hệ sinh thái Alibaba là điểm mạnh, nhưng cũng tạo

ra rủi ro khi Alipay phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ khác trong tập đoàn.

1.3 Dấu ấn thâm nhập thị trường quốc tế của Alipay (Đông Nam Á)

Với tầm nhìn quốc tế, tất nhiên Alipay sẽ không dừng chân ở thị trường Trung Quốcđại lục mà sẽ vươn đến thế giới, đầu tiên là Đông Nam Á Lý do đầu tiên có lẽ là vì doanhnghiệp này nhận thấy những nét tương đồng trong đặc điểm hình thành và phát triển củathương mại điện tử ở đất nước của họ cách đây 8 năm, khi mà văn hoá thanh toán bằng

Trang 11

tiền mặt còn chiếm trên 70% giao dịch.

Tháng 4/2016, Alibaba chi 1 tỷ USD mua Lazada (một trong những kênh mua sắmtrực tuyến phổ biến nhất tại một số nước Đông Nam Á) Tháng 4/2017, HelloPay - dịch

vụ thanh toán trực tuyến của Lazada - đã hợp nhất với Ant Financial, nền tảng thanh toántrực tuyến của Alibaba Sau đó đổi tên HelloPay thành Alipay Singapore, AlipayMalaysia, Alipay Indonesia và Alipay Philippines theo từng thị trường mà Lazada đanghoạt động

Ant Financial đầu tư vào Ascend Money (Thái Lan) cuối 2016 nhằm loại bớt đối thủcạnh tranh Ant Financial nắm giữ 20% cổ phần

Alipay ký kết thỏa thuận hợp tác với Napas - Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc giaViệt Nam Việc này giúp Alipay mở rộng hoạt động trong thị trường Fintech và thanhtoán trực tuyến ở Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1 Đánh giá thị trường Việt Nam

2.1.1 Yếu tố chính trị

a Phương diện nước sở tại (Việt Nam)

Trong bối cảnh mà chuyển đổi số đã và đang là xu hướng công nghệ luôn đượchầu hết các quốc gia theo đuổi thì Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ Minhchứng cụ thể là việc Chính phủ Việt Nam đã không ngừng khắc phục những khuôn khổpháp lý trong Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2006) qua từngnăm Điển hình nhất chính là ấn phẩm Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm

2022 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Thêm vào đó, Viện Quản trị Chandler(Singapore) vừa công bố "Chỉ số chính phủ tốt Chandler" năm 2022, trong đó ViệtNam đứng thứ 3

Ngày 21/05/2020 , Bộ Tài chính cho biết, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&PGlobal Ratings (“S&P”) tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ởmức BB, triển vọng Ổn định, nước ta đứng thứ 64/163 quốc gia cchỉ số hòa bình toàncầu 2020 Tất cả đã chứng minh cho luận điểm Việt Nam luôn là một quốc gia hoàntoàn không có xung đột, đặc biệt là xung đột chính trị Rào cản chính trị gần như bằngkhông đối với các doanh nghiệp FDI

b Phương diện quan hệ song phương (Việt - Trung)

Với cam kết giải quyết tranh chấp bằng hòa bình - Dispute settlement - khi gianhập WTO, cả Trung Quốc và Việt Nam luôn đề cao tính công bằng trong các thoảthuận thương mại Đặc biệt, một cường quốc lớn mạnh như Trung Quốc, đối tác trọngđiểm cho nhiều ngành của Việt Nam, luôn đặt ra yêu cầu lớn về sách lược linh hoạt,mềm dẻo nhưng kiên quyết tạo bước chuyển lớn trong giao thương mà nhà nước ViệtNam đối mặt

2.1.2 Yếu tố kinh tế

a Nền kinh tế nói chung

10 năm trở lại đây (2012 - 2022), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn

ở mức cao và chuyển biến đúng như mong đợi từ Chính phủ Đặc biệt trong thời kỳkinh

Trang 13

tế ảm đạm sau đại dịch Covid, khi các chuyên gia đều dự báo về tình trạng suy thoái vàlạm phát ở hầu hết các nước thì vẫn có một số nền kinh tế ghi nhận những diễn biếnkhả quan, trái ngược với bức tranh bi quan bao trùm Báo Financial Times (Anh) vừađăng bài viết của tác giả Ruchir Sharma (2022) với nội dung đánh giá cao những kếtquả hoạt động kinh tế của 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng so với cùng kỳ năm trước 2011 - 2022 (%)

(Nguồn: VnEconomy)

Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới (7%) Minh chứng cho các chính sách

vĩ mô, công cuộc kiểm soát lạm phát, cân bằng các cân thanh toán…đang phát huy hiệuquả Kết quả vượt mong đợi khi GDP quý 3/2022 có sự phục hồi rõ nét với mức tăngtrưởng ước tính 13,67% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục trưởng Tổng cụcThống kê

b Phương diện ngành nói riêng

Báo cáo “Digital in Vietnam 2021” ghi nhận chi tiêu thương mại điện tử tạiViệt Nam trong năm 2020 cho từng ngành hàng Trong đó, ngành hàng điện tử với tổngdoanh thu đạt 1,57 tỉ USD, bằng 1/2 so với ngành dẫn đầu Có thể nói quyết định xâmnhập thị trường thương mại điện tử trong thời điểm này là một quyết định mở ra nhiều

cơ hội phát triển về tiêu thụ

Trang 14

Theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2021 làhơn 20%, với quy mô 16 tỷ USD Đến năm 2025, tốc độ phát triển của thương mại điện

tử ở nước ta có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD

2.1.3 Yếu tố văn hoá – xã hội

Sự phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua đã nâng cao đời sống củangười dân Đại dịch rõ ràng đã thúc đẩy hành vi của người dùng trên nền tảng kỹ thuật

số và khuyến khích việc mua sắm và thanh toán trên các ứng dụng thanh toán trựctuyến, khiến cho các ví điện tử thông minh trở thành người bạn đồng hành thân thiết,thuận tiện và an toàn cho người dùng, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội

Mô hình các chiều văn hóa của Hofstede giúp Alipay nhìn nhận những mặt

khác biệt về văn hoá - xã hội khi xâm nhập thị trường quốc tế Biết cách cô lập SRCtránh phạm phải những sai lầm không đáng có trong lĩnh vực kinh doanh tại thị trườngmới

Chỉ số các chiều văn hoá theo mô hình Hofstede

(Nguồn: VnEconomy)

Về môi trường văn hóa, Việt Nam được đánh giá qua các khía cạnh như sau:

- Việt Nam có Power Distance - khoảng cách quyền lực tương đối cao (70

điểm) thể hiện thông qua việc “Tiếng nói góp ý chính sách của một người giàu sẽ được

ưa chuộng hơn người nông dân nghèo - bất kể tính đúng đắn”

Trang 15

- Individualism - Chỉ số chủ nghĩa cá nhân của Việt Nam tương đối thấp (20 điểm) Vì thế, nước ta được xem là một quốc gia với chủ nghĩa tập thể Sự đoàn kết và

đồng tình giúp giữ vững mối quan hệ hòa hợp trong tập thể

- Masculinity - Nam quyền (40 điểm): Việt Nam có nền văn hóa Nữ quyền –

nơi cả Nam giới và Nữ giới đều chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫnnhau và quan tâm đến những người may mắn hơn Hệ thống phúc lợi phát triển cao vànhà nước thường có những chế độ trợ cấp phục vụ cho y tế và giáo dục cho mọi đốitượng

- Uncertainty Avoidance – Mức độ e ngại rủi ro (30 điểm): tương đối thấp.

Khác với những quốc gia có mức độ e ngại rủi ro cao, con người thường thiết lập nêncác tổ chức để tối thiểu hóa rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính, các nhà quản lý ở ViệtNam thoải mái chấp nhận rủi ro nên họ ra quyết định rất nhanh từ đó có thể tạo ra sựkhác biệt đột phá và phát triển các chiến lược táo bạo, thu hút khách hàng mới

- Long Term Orientation – Định hướng dài hạn ở mức trung bình (57 điểm)

với các giá trị mấu chốt là tiết kiệm và kiên trì Nước ta duy trì các truyền thống vănhóa tốt đẹp, giữ được nét đặc trưng của văn hóa nhưng cấp tiếp nhận được những điềumới mẻ để phát triển định hướng dài hạn với phương châm: “ Hòa nhập mà không hòatan ’’

- Indulgence - Yếu tố tự do tương đối thấp ( 35 điểm): Việt Nam được xem là

có các đặc điểm thuộc nền văn hóa hạn chế Những cá nhân trong xã hội hạn chế luôncảm thấy hành động của mình bị giới hạn bởi các chuẩn mực, quy tắc và thường hạnchế thể hiện mong muốn của bản thân hơn

2.1.4 Yếu tố công nghệ

Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà nước với các chính sáchphát triển khoa học công nghệ đã đầu tư mỗi năm khoảng 1 tỷ USD cho nghiên cứu.Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước đã đưa ra rất nhiều nhữngchính sách ưu đãi cho nghiên cứu

Các công nghệ mới được phát triển sẽ tạo ra những ứng dụng và sản phẩm mới

có chất lượng, giá thành thấp, mẫu mã đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu và thịhiếu người tiêu dùng Mặt khác, công nghệ mới sẽ sản xuất ra sản phẩm mới, công

Trang 16

dụng sản phẩm đa dạng tiện lợi cho người sử dụng và tiêu dùng.

Trang 17

2.1.5 Yếu tố môi trường

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với trữ lượng tài nguyên dồi dào, đây

là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các ngành nghề phi công nghiệp Từ đó, cácngành nghề chiếm tỷ lệ trình độ tri thức không cao đã hình thành rào cản lớn đến quy

mô tiếp cận khách hàng của các sàn thương mại điện tử Kết quả thống kê cho thấy,người sử dụng ví điện tử tham gia khảo sát có trình độ học vấn ở bậc đại học và caođẳng là cao nhất (chiếm 69,2%); số người có trình độ sau đại học chiếm 11,1%

Xu hướng tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường đang được Việt Namhưởng ứng trong các năm gần đây Việc in tiền mặt không những hạn chế sự phát triểnkinh tế mà còn gây ô nhiễm môi trường, tàn phá cây cối… Alipay thâm nhập vào mạnglưới ví điện tử tại Việt Nam sẽ có được triển vọng phát triển và sự hưởng ứng tích cực

từ người dân

2.1.6 Yếu tố pháp lý

Để có thể phát triển toàn diện thì mọi doanh nghiệp bất kể có nguồn gốc hìnhthành từ đâu, khi đã gia nhập thị trường thì bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các luật lệ,yêu cầu mà Chính phủ nước sở tại đề ra

Về chính sách ưu đãi: Thương mại điện tử nói chung và dịch vụ ví điện tử nói

riêng luôn nằm trong danh mục ngành nghề ứng dụng công nghệ cao đặc biệt nhận ưuđãi đầu tư của Chính phủ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Về luật pháp: Nhằm bảo vệ người tiêu dùng dịch vụ, ngân hàng Nhà nước Việt

Nam đã ban hành những thông tư quy định chặt chẽ trong việc sử dụng trung gianthanh toán như: Thông tư 39/2014/TT-NHNN, 23/2019/TT-NHNN,… Các quy định vềhạn mức giao dịch, tài khoản nạp tiền, thủ tục đăng ký, cần được tuân thủ nghiêm túc

2.2 Tổng quan thị trường ví điện tử tại Việt Nam

2.2.1 Toàn cảnh thị trường

Sau đại dịch COVID - 19, ngành công nghiệp Fintech của Việt Nam đã pháttriển mạnh mẽ hơn bao giờ hết Các sàn thương mại điện tử liên tục phát triển mạnh mẽqua từng năm và đem về doanh thu khổng lồ tại thị trường gần 100 triệu dân này Điềunày bao gồm thị trường ví điện tử bởi vì tính chất bổ trợ của nó

Trang 18

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, thanh toán kỹ thuật số đangtrở nên phổ biến và dự kiến đạt 143 tỷ USD tổng giá trị giao dịch tại Việt Nam vào năm2025.Từ năm 2020 đến năm 2025, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CARG) của giá trịgiao dịch qua ví điện tử tại Việt Nam có thể lên tới 29% (theo Roku) Năm 2022, ViệtNam cũng đang nằm trong top 2 quốc gia có tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động ởchâu Á với 33,2% (theo statista)

Xếp hạng tỷ lệ người dùng thanh toán qua di động trên thế giới

(Nguồn: VnEconomy)

Theo Allied Market Research, với tốc độ tăng trưởng kép lên tới 30,2% hàngnăm trong giai đoạn 2020-2027, thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thểcán mốc 2.732 tỷ USD vào năm 2027

Theo J.P.Morgan dự đoán tỷ trọng phương thức thanh toán trong mua sắm trựctuyến sẽ có sự thay đổi: Thanh toán bằng tiền mặt giảm mạnh thay thế là 2 hình thứcthanh toán chính bằng ví điện tử E-wallet và chuyển khoản Dự đoán cho thấy ví điện

tử sẽ ngày càng được chấp nhận và phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam

Trang 19

Tỉ lệ phương thức thanh toán khi mua hàng trực tuyến ở Việt Nam

(Nguồn: VnEconomy)

2.2.2 Nhu cầu thị trường

Nhu cầu của thị trường về ví điện tử ngày càng lớn với những yêu cầu khó tínhhơn đòi hỏi phải liên tục cải thiện dịch vụ để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu khách

hàng.Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy hiện Việt Nam có 89 triệu tàikhoản thanh toán cá nhân, tương đương gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngânhàng, nhưng chỉ mới có 13 triệu tài khoản ví điện tử Đây chính lý do nhiều công tyđang bắt đầu tham gia vào thị trường này và tổ chức các hoạt động truyền thông tiếpcận nhóm người dùng chưa biết đến ví điện tử, tận dụng khoảng trống lớn này

Theo bà Đinh Hồng Hạnh, lãnh đạo Dịch vụ tư vấn tài chính, Công ty Tư vấnPwC Việt Nam cho biết: “Thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến từ trước COVID-19.Tuy nhiên, đại dịch đã tạo ra cú huých thúc đẩy thanh toán điện tử bùng nổ, nhanh hơn3-5 năm về tốc độ áp dụng Đây chính là cơ hội mới cho toàn bộ hệ sinh thái thanh toán

kỹ thuật số, bao gồm các ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và víđiện tử phát triển”

Như vậy, với một thị trường béo bở như thanh toán điện tử, rất nhiều cácstartup đang gia nhập ngành và cuộc chơi đốt tiền của các ông lớn đang khiến cho

Trang 20

ngành ví điện

Trang 21

tử tại Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết Tuy nhiên, đây là thách thức lớn dành chocác ví điện tử mới gia nhập thị trường, chưa có nhận biết thương hiệu cao khi các víđiện tử hàng đầu đã đủ thời gian xây dựng user base vững chắc với mức độ sử dụngthường xuyên cao.

2.3 Đối thủ cạnh tranh

Tên thương

hiệu Sứ mệnh và tầm nhìn Chiến lược marketing (4P)

Số lượng khách hàng

Momo Sứ mệnh:

sử dụng công nghệ đểmang đến cơ hội bìnhđẳng cho tất cả ngườidân Việt Nam trongviệc tiếp cận các dịch

vụ và sản phẩm tàichính

Tầm nhìn:

Mong muốn nâng caochất lượng cuộc sốngcủa người Việt Nambằng dịch vụ tài chínhtrên thiết bị di động

Product:

Cung cấp dịch vụ thanh toán, cho phép

người dùng chuyển tiền nội bộ sang cácngân hàng, thanh toán tiêu dùng tại cácbên đối tác liên kết

Cung cấp các sản phẩm tài chính

Về mảng giải trí, Momo hỗ trợ kháchhàng đặt vé xem phim, phòng khách sạn

và vé máy bayThanh toán hóa đơn điện, nước, việnphí,

Price: Momo hướng theo tiêu chí chất

lượng tốt nhưng giá cả phải chăng, ápdụng chiến lược định giá xâm nhập để lôikéo và giữ chân khách hàng

Place: hợp tác với các đối tác lớn như

FPT Shop, Circle K, Ministop, Cheers,

cho phép người dùng nạp/rúttiền trực tiếp tại hơn 4.000 điểm giaodịch

Promotion:

Chi tiền cho các chiến dịch quảng cáonhư TVC trên đài truyền hình quốc gia(VTV1, VTV3, )

Vận dụng nền tảng xã hội bằng các clipviral

Trong năm

2021, víđiện tửMoMo cóthêm 11triệu kháchhàng đăng

ký sử dụngmới và hàngchục ngàndoanhnghiệp thamgia hệ sinhthái, nângtổng ngườidùng ví nàylên tới 31triệu

Trang 22

Tầm nhìn:hạt nhân tàichính số, thúc đẩy nềnkinh tế số và toàn xãhội số phát triển, đưađất nước ngày càng trởnên thông minh và hiệnđại hoá hơn.

Product: đáp ứng hầu hết các nhu cầu

trong cuộc sống hằng ngày của ngườiViệt như chuyển tiền, thanh toán hóađơn điện, nước, internet, viễn

thông, mua sắm, du lịch, mua vé tàu xe,đặt khách sạn…

Price:Các quyết định về giá được phốihợp cùng những quyết định về mẫu mã,phân phối của sản phẩm để hình thànhđược một chiến dịch marketing nhấtquán và có hiệu quả cao Nhờ chiến lượcđịnh giá thấp rất phù hợp, giá cả của cácdịch vụ và các sản phẩm giúp Viettel cóthể cạnh tranh được các đối thủ lớn

Place:

Phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành trên cảnước, tiếp cận được đến các khách hàng

kể cả những khu vực miền núi hay hảiđảo

Hợp tác với Cake, Be, VP Bank với kỳvọng sẽ phát triển sâu rộng trên nhiềulĩnh vực, góp phần thúc đẩy thanh toánkhông tiền mặt và khả năng tiếp cận tàichính số của người dân trên cả nước

Promotion:

Tiếp cận khách hàng bằng cách triển khaicác chiến dịch truyền thông qua cácchiến dịch

Hợp tác với các Influencer với format nộidung sáng tạo như trên nền tảng

Facebook, TikTok, bằng các videoreview và Game on app

Tính đếntháng10/2022,22triệu ngườidùng, trong

đó có gần1,4 triệu tàikhoản đãkích hoạt và

sử dụngViettelMoney

Shopee Pay Sứ mệnh: ví điện tử

thanh toán di động giúpthanh toán trực tuyếnkhi mua hàng hoặc sử

Product: Cung cấp dịch vụ thanh toán di

động liên kết với Shopee, dùng để thanhtoán các hóa đơn trực tuyến, được liênkết với các ngân hàng

Trang 23

dụng các dịch vụ củaShopee, và cho phépthanh toán hóa đơn,nạp điện thoại, chuyểntiền và thanh toán bằngcách quét mã QR ngaytại các cửa hàng.

Tầm nhìn: là sản phẩm

hợp tác giữa AirPay vàShopee, nằm trongchiến lược dài hạnnhằm xây dựng một hệsinh thái tích hợp, gópphần thúc đẩy sự pháttriển của thanh toán sốtại Việt Nam nói riêng

và trên toàn khu vựcnói chung

Dùng để giao dịch, thanh toán các khoảnchi tiêu: đặt đồ ăn online trên ShopeeFood, nạp tiền điện thoại trả trước hoặcsau, thanh toán các phí sinh hoạt và dulịch

Price: Với mục đích là mang đến cho

khách hàng những trải nghiệm thanh toántốt nhất khi sử dụng ví, nên Shopee Paymiễn phí rất nhiều dịch vụ cũng như cónhiều mức chiết khấu vô cùng hấp dẫn

Place: Hợp tác với các app đặt đồ ăn,

app đặt vé máy bay – khách sạn nhưAgoda, Traveloka, app mua vé xemphim, app đi chợ online như Grab Mart,BigC,…

Promotion: Dùng nhiều mã ưu đãi,

khuyến mãi, miễn phí ship hay hoàn xucho khách hàng khi sử dụng shopee pay

để giao dịch thanh toán Có các sự kiệnlớn như 8.8, 11.11 siêu sale, tung nhiềuchương trình ưu đãi hấp dẫn, tổ chứchoạt động voucher với nhiều mức giá trịkhác nhau đáp ứng đa dạng nhu cầu củangười tiêu dùng

ZaloPay Sứ mệnh: Hướng đến

sự phát triển bền vững,lớn mạnh và trở thànhđiểm đến mua sắm tiêudùng được tin tưởnghàng đầu tại Việt Namvới chất lượng dịch vụtốt nhất, làm hài lòngtất cả khách hàng trênkhắp cả nước

Tầm nhìn: Với một

sản phẩm cần nhiềuniềm

Product: ZaloPay được sáng tạo và phát

triển để nâng cao chất lượng dịch vụnhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của ngườidùng Mỗi chức năng của ứng dụng được

đi kèm với nhiều tính năng khác nhau để

có thể cung cấp trải nghiệm tốt nhất Cácchức năng của ứng dụng bao gồm: thanhtoán các phí sinh hoạt nói chung

Price: Thống kê của NHNN cho thấy,

hiện thị trường Việt Nam có khoảng 43

ví điện tử và tổ chức trung gian thanhtoán không phải ngân hàng được chính

Số người gửitiền ZaloPayhàng thángtăng 10 lầntrong 6tháng cuốinăm 2020.Một số liệu

từ tháng1/2019 đếntháng6/2021 cho

Trang 25

tin từ người sử dụng

như thanh toán, thì chất

lượng sản phẩm cần

được đặt lên ưu tiên

hàng đầu trước khi đặt

vấn đề mở rộng thị

trường

thức cấp phép hoạt động Vì vậy để cóthể thu hút khách hàng về phía mình,ZaloPay đã chọn chiến lược đưa ra mộtsản phẩm với chất lượng cao ở một mứcgiá thấp

Place: ZaloPay có thể sử dụng ngay cả

trên 2 nền tảng iOS và Android Hơnnữa, ZaloPay có dịch vụ chăm sóc kháchhàng 24/7

Promotion: Chiến lược quan trọng của

ZaloPay là khuyến mãi và đẩy mạnhtruyền thông để thu hút khách hàng ZaloPay cũng là cổng thanh toán cực kỳ thấuhiểu tâm lý và luôn làm hài lòng kháchhàng Không chỉ có những ưu đãi hấpdẫn trên để thu hút khách hàng sử dụngứng dụng, Zalo Pay còn nổi bật vớichương trình lì xì online như “Zalo Pay

đi – Lì xì đầy ví”

thấyZaloPay có:4,165,979tổng lượt càiđặt

9,661,376tổng lượt càiđặt tích lũy11,830,469

số ngườidùng hoạtđộng

Ngày đăng: 24/02/2024, 08:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w